1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia hà nội trong điều kiện hiện nay

25 483 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 709,31 KB

Nội dung

Sự cần thiết của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay .... Vai trò của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG THÁI

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN NGỌC ÁNH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS Phạm Hồng Thái, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo phản biện đã góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn này của tôi được hoàn thiện hơn, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Triết học và Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này theo đúng kế hoạch Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các anh chị em đồng nghiệp trong Khoa Lý luận chính trị, Học viện Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, trao đổi, góp ý những ý kiến bổ ích để

bản nội dung của luận văn này chặt chẽ và hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

1.1 Một số lý luận về giáo dục thị hiếu thẩm mỹError! Bookmark not defined

1.1.1 Khái niệm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ Error! Bookmark not defined 1.1.2 Một số nguyên tắc về giáo dục thị hiếu thẩm mỹError! Bookmark not defined

1.2 Sự cần thiết của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

1.2.1 Đặc điểm của thị hiếu sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Error! Bookmark not defined

1.2.2 Vai trò của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

1.2.3 Nội dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay

Error! Bookmark not defined

Kết luận Chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI

2.1 Thực trạng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

Trang 6

2.1.1 Thành tựu của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

2.1.2 Hạn chế của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

hiện nay Error! Bookmark not defined

2.2.1 Yêu cầu thực tiễn về tăng cường giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội hiện nay Error! Bookmark not defined

2.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội hiện nay Error! Bookmark not defined Kết luận Chương 2 Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành ý thức thẩm mỹ của con người, là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ Thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh có vai trò to lớn trong xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ở nước ta mà mục tiêu trọng tâm là tạo cơ sở đúng đắn cho mọi hoạt động sống cũng như mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá

Thế hệ trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng là lực lượng quan trọng quyết định đến vận mệnh, tương lai của dân tộc Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một bộ phận hữu cơ của chỉnh thể ấy Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước Người khẳng định tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc

Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?" và Người nói về nguyên tắc giáo dục thanh niên: "Trường học, gia đình

và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn

Trang 9

2

nắn, sửa chữa" Về bản thân người thanh niên, Người căn dặn: "Thanh niên càng phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự du nhập ngày một gia tăng các sản phẩm văn hóa, lối sống từ bên ngoài vào khiến cho nhu cầu, thị hiếu và lí tưởng của người dân, đặc biệt là tầng lớp trẻ càng trở nên phức tạp Văn kiện Hội nghị lần thứ

V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng khi đề cập tới văn hóa nghệ thuật đã cảnh báo: “xu hướng thương mại hóa, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm” “Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng” [21,46]

Trước thưc tế đó, vấn đề giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhất là giáo dục nhu cầu và thị hiếu, lí tưởng thẩm mỹ ở nước ta càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đặc biệt với sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tương lai sẽ là những đội ngũ tuyên truyền đường lối, chính sách văn hóa, xã hội cơ bản cho Đảng, Nhà nước, góp phần củng cố và làm giàu mỹ quan cho dân tộc Vì thế, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Như vậy, có thể nói, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên là một vấn đề hết sức thời sự, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên các bình diện lý luận và thực tiễn nhằm hướng tới xây dựng quan điểm thẩm mỹ đúng đắn cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng trong điều

kiện hiện nay Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 10

3

2 Tình hình nghiên cứu

Đánh giá cao vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách con người cho nên từ lâu trong lịch sử phát triển của Mỹ học, nhiều nhà Mỹ học nổi tiếng đã đề cập, nghiên cứu vấn đề này Sự nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ở lớp tuổi trẻ ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các giai đoạn về sau này, nhất

là khi vấn đề xây dựng mẫu con người lí tưởng cho xã hội mới xã hội chủ nghĩa được đặt ra Có thể tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ

đề của luận văn ở 3 khía cạnh chính là: Về giáo dục thẩm mỹ, Về thị hiếu

thẩm mỹ và Về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

Về giáo dục thẩm mỹ: Các nghiên cứu nước ngoài về giáo dục thẩm

mỹ và vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống con người

có thể kể đến các công trình sau:

Vào thời khai sáng ở châu Âu, G.Sinlơ đã đề xuất một cương lĩnh giáo dục thẩm mỹ nổi tiếng với mục tiêu tạo ra cái lợi sẽ gắn với cái chân, cái

thiện, cái mỹ với tác phẩm Những bức thư về giáo dục thẩm mỹ

Ở Đức, người nghiên cứu về các vấn đề thẩm mỹ một cách khá đầy đủ

và công phu là I.Kant Kant đã coi nghệ thuật và các hoạt động của thị hiếu có ảnh hưởng tới các quá trình tự giác giáo dục thẩm mỹ

Ở Nga, qua hai tác phầm “Giáo dục thẩm mỹ cho con người” của Ph.Sinle và “Nhu cầu thẩm mỹ” của I.A.Giđrian, hai tác giả đã chứng minh

hai quan niệm khác nhau về thị hiếu thẩm mỹ Ph.Sinle cho thị hiếu thẩm mỹ

là cái không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ xã hội, còn ngược lại I.A.Giđrian lại bảo vệ quan điểm cho rằng mọi thị hiếu thẩm mỹ đều bắt nguồn từ những mối quan hệ xã hội nhất định

Trong các bài giảng mỹ học của Hegel, ông đã đưa ra quan điểm về nghệ thuật và sự tự sản sinh ra nhân cách văn hóa Lần đầu tiên trong lịch sử

Trang 11

4

phát triển của mỹ học, Hegel đã coi nghệ thuật là sản phẩm của quá trình vận động của tinh thần tuyệt đối và đến lượt mình, nghệ thuật trở thành chiếc chìa khóa mở ra các vấn đề lớn lao của con người

Mỹ học của các nhà dân chủ cách mạng Nga đã quan tâm sâu sắc đến các vấn đề giáo dục thẩm mỹ Khi coi cái đẹp là cuộc sống, Tsecnưsepxki đưa

ra quan điểm cho rằng nghệ thuật làm cho con người yêu cuộc sống hơn

Trong các tư tưởng về mỹ học của mình, Mác, Ăngghen đã đề cập sâu sắc đến vai trò của nghệ thuật đối với cuộc đấu tranh của nhân loại vì cái đúng, cái tốt, cái đẹp Mác - Ăngghen đã đưa ra những quan điểm cơ bản nhất

về văn hóa thẩm mỹ trong xã hội tương lai Các ông đặc biệt nêu lên vai trò của các quan điểm thẩm mỹ trong việc hình thành con người mới, thế giới quan mới và cá tính con người

Các nhà mỹ học Xô viết và Việt Nam đã đề cập nhiều về giáo dục thẩm

mỹ Các bộ giáo trình mỹ học của Nhêđôsivin, Xcacherơsicốp, Lukin, Ôpxiannhicôp đều có chương đưa ra các vấn đề liên quan đến nghệ thuật thẩm mỹ và vai trò của nó đối với giáo dục thẩm mỹ

Ở Việt Nam, giáo dục thẩm mỹ có thể coi là mảnh đất thu hút khá nhiều tâm huyết của các nhà mỹ học, triết học, văn học cũng như nghệ thuật học Một trong số đó có thể kể đến các công trình: Lê Anh Trà đã có cuốn

Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới, Đỗ Huy với Giáo dục thẩm

mỹ - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Đỗ Văn Khang với Nghệ thuật học

Ngoài ra, các giáo trình mỹ học của Hoài Lam, Lê Ngọc Trà, Vũ Minh Tâm, Huỳnh Như Phương…đều có chương viết về giáo dục thẩm mỹ Các nghiên cứu này đều đề cao giáo dục thẩm mỹ trong vai trò thiết lập những lý tưởng thẩm mỹ cho con người mới XHCN “Chúng ta đều biết giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận, một hình thức của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa Nó bao gồm một nội dung rộng lớn: giáo dục sự hình thành những khả năng và thị

Trang 12

5

hiếu thẩm mỹ đúng đắn, giúp cho con người hiều biết, cảm xúc, hành động đúng trước cái đẹp của đời sống xã hội, của cảnh vật thiên nhiên, của tác phẩm nghệ thuật và điều quan trọng hơn hết là biết sáng tạo những cái đẹp ngày càng phong phú và đa dạng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhất là trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Bên cạnh đó, gần đây, một số công trình khoa học cũng đã bàn tới vấn

đề này như: Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 của tác giả Trần Túy; Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, 1996 của tác giả Lê Quang Vinh; Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2001 của tác giả Trần Ngọc Tăng… đã tập trung đề cao vai trò của các yếu tố liên quan đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường giáo dục thẩm mỹ Các nghiên cứu kể trên đều khẳng định rằng giáo dục thẩm mỹ là một nội dung trọng tâm trong sự nghiệp giáo dục nói chung ở nước ta hiện nay, và thành quả các hoạt động giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố vệ tinh như nghệ thuật, văn học, truyền thông đại chúng…Các tác giả đã đưa ra những đóng góp nhất định và đi sâu nghiên cứu nội dung lý luận của giáo dục thẩm mỹ và quan hệ biện chứng giữa giáo dục thẩm mỹ với các hình thức biểu hiện của đời sống thẩm mỹ

Về thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ là vấn đề đã được đề cập nhiều

trong lịch sử mỹ học

Ngay từ thế kỷ XVII – XVIII, một số nhà mỹ học Anh, Pháp đã quan tâm nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ như: A.Sepxberi (1671-1713), G.Rútxô, S.L.Môngtexkiơ vv…Ở Đức, triết gia nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ một cách công phu và khá đầy đủ là I.Kant Nhà mỹ học Đức này gọi thị hiếu thẩm mỹ

là phán đoán thẩm mỹ Bằng các công trình của mình, ông đã vạch ra các đặc

Trang 13

6

điểm của thị hiếu thẩm mỹ như tính vô tư, không mục đích, không khái niệm

và ở một mức độ nhất định, ông cũng đề cập đến vai trò của các phán đoán thị hiếu trong đánh giá và sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là trong đánh giá cái đẹp Tuy vậy, I.Kant đã không giải quyết được mối quan hệ giữa tính đặc thù và tính phổ biến của thị hiếu thẩm mỹ

Ở Liên Xô, các bộ giáo trình mỹ học của V.Xcachersiccốp, I.Lukin, M.Ôspxianhicốp và tập thể các nhà mỹ học đều có phần bàn về thị hiếu thẩm

mỹ Riêng V.Raziumnưi đã có một cuốn sách ngắn là Bàn về thị hiếu nghệ thuật tốt thể hiện rõ quan điểm của tác giả về sự khác biệt giữa các thị hiếu

thẩm mỹ tầm thường, thiếu lành mạnh và các thị hiếu thẩm mỹ tốt, các thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh

Ở Việt Nam, thị hiếu thẩm mỹ cũng được các nhà nghiên cứu mỹ học, văn học và nghệ thuật học đặc biệt quan tâm Tiêu biểu trong đó có tác phẩm của hai tác giả hàng đầu trong lĩnh vực mỹ học hiện nay là PGS.TS Đỗ Văn

Khang và GS Đỗ Huy với các tác phẩm viết chung Mỹ học Mác – Lênin, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985; Giáo trình mỹ học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011 và các tác phẩm khác như Giáo trình mỹ học đại

cương của PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2004, Mỹ học đại cương của Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh, Huỳnh Như

Phương Các công trình này nhìn chung đã lột tả được bản chất của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và đều coi thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành năng lực thẩm mỹ của con người

Ngoài các công trình nêu trên, một số nghiên cứu khác như: Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, Văn hóa nghệ thuật 9/1999, 7-10, luận án Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội, 2000 của tác giả Nguyễn Chương Nhiếp và các bài viết được in trong cuốn Thỏa mãn

Ngày đăng: 27/10/2016, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w