1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội

110 609 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 719 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam khởi xướng và thực hiện từ những năm 1990 nhằm thay đổi cơ chế vận hành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mục tiêu CCHC là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và hướng tới một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Nội dung cải cách hành chính được tiến hành tương đối toàn diện, thể hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: cải cách thể chế; cải cách bộ máy nhà nước; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Cải cách thủ tục hành chính là một trong các nhiệm vụ của cải cách thể chế hành chính; Do vậy, việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm và lựa chọn là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá. Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, đơn vị; một cấp chính quyền, mà còn liên quan trực tiếp đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào về cơ bản đều phải thông qua TTHC do các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị của Nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC; Do đó, Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII và VIII, đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước”. Theo đó, Ngày 04/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của tổ chức, công dân; đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Đáp ứng đòi hỏi thiết yếu của cuộc sống từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN và phù hợp với tiến trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, yêu cầu hội nhập toàn diện và sâu rộng, công tác CCHC đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn và là công việc hết sức cần thiết, quan trọng đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước (HCNN). Công tác CCHC đạt kết quả tốt tạo điều kiện cho công việc được thực hiện đúng, chuẩn mực chính là sự mong đợi của mọi tổ chức, công dân đối với nền hành chính hiện nay. Lấy sự hài lòng của tổ chức, công dân khi đến cơ quan nhà nước thực hiện các TTHC làm nền tảng và thước đo, đây là mục tiêu mà nền HCNN đang hướng tới. Quận Ba Đình là một trong 30 quận, huyện của thành phố Hà Nội, được xác định là trung tâm Chính trị - Hành chính của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước, quận Ba Đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là quận trung tâm chính trị, hành chính quốc gia. Quận Ba Đình nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Tây Hồ, phía đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba Đình trải rộng trên diện tích 9,3km2 được chia thành 14 phường với dân số khoảng 25 vạn. Quận Ba Đình - thành phố Hà Nội luôn đi đầu về việc thực hiện chủ trương CCHC của Nhà nước nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Quận Ba Đình là một trong những đơn vị thực hiện điểm của thành phố Hà Nội về việc thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “Một cửa, Một dấu” từ năm 1996. Tiếp theo đó, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về thực hiện Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, quận Ba Đình triển khai thực hiện đồng bộ tại quận và 14/14 phường thuộc quận. Trong các cấp chính quyền cấp quận hiện nay thì UBND quận Ba Đình đang giải quyết một khối lượng TTHC rất lớn, đây là mắt xích quan trọng, đồng thời cũng là khâu trung gian truyền tải và thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân trên địa bàn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc CCHC theo hướng công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan HCNN. Từ những lý do trên cùng với sự quan tâm của bản thân về công tác CCHC và trong đó trọng tâm là thực hiện TTHC tại cơ quan HCNN cấp huyện. Tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Cải cách CCHC trong đó vấn đề thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì TTHC có thể nói là vấn đề mà bất kỳ ai cũng có thể gặp thấy bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, nó đã gây cho đại bộ phận người dân bức xúc cứ mỗi khi có việc liên quan đến cơ quan công quyền. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đảm nhận công việc này sách nhiễu, gây phiền hà và thậm chí là nguyên nhân của các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng... Vấn đề TTHC và một số nội dung của cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” không còn là một vấn đề mới. Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu và đề tài nghiên cứu đề cập đến CCHC và thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” ở Việt Nam. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập một cách trực diện về vấn đề này. Trong đó, đáng chú ý là cuốn sách chuyên khảo về TTHC: “Thủ tục hành chính-Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn biên soạn. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến TTHC, những vấn đề lý luận đó đã được minh chứng bằng thực tiễn không chỉ ở nước ta mà cả ở một số nước khác trên thế giới. Ngoài cuốn sách mang tính chuyên khảo trên, còn có nhiều luận văn quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Luận văn Thạc sỹ của Đào Thị Hồng với đề tài “Nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo” đã đi sâu tìm hiếu thực trạng các nhóm quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tác giả luận văn đã miêu tả thực tế trình tự, cách thức giải quyết một số nhóm TTHC và đánh giá thực trạng triển khai cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để tìm hiểu hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tác giả Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu đề tài “Cải cách TTHC nội bộ Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội”. Luận văn đề cập đến quá trình cải cách TTHC và miêu tả phương thức hoạt động, cơ chế vận hành giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Văn phòng UBND thành phố Hà Nội. Mỗi luận văn, công trình đã nghiên cứu, đề cập đến cơ chế “một cửa” ở từng lĩnh vực cụ thể, từng cấp, từng cơ quan, địa phương. Mỗi địa phương, mỗi cấp có những đặc thù riêng khi thực hiện công tác CCHC nói chung và thực hiện cơ chế “Một cửa” nói riêng; Từ đó, mỗi luận văn có một cách tiếp cận và hướng giải quyết khác nhau. Đến nay, như tác giả tìm hiểu thì chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để tìm hiểu một cách toàn diện và có hệ thống việc thực hiện TTHC tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội với mong muốn góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” ở các cơ quan HCNN cấp huyện nói chung và tại UBND quận Ba Đình nói riêng để mang lại cho tổ chức, công dân những dịch vụ công có chất lượng tốt nhất và hài lòng cao nhất. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận nhằm vận dụng lý luận về thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” để đánh giá tìm ra những kết quả đã đạt được, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội, góp phần nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình cải cách TTHC Nhà nước ngày càng hiệu quả. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận chung vềTTHC và thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa”. Đánh giá thực trạng việc thực hiện, triển khai, giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội để xác định những kết quả đạt được và cả những tồn tại, hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện, điều kiện, cách thức tổ chức, vận hành của việc thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” trên một số lĩnh vực liên quan mật thiết đối với đời sông của công dân, tổ chức, và doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, Tài nguyên-môi trường, Quản lý đô thị; Quản lý Hộ tịch- Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận. Không gian: Tác giả chọn UBND quận quận Ba Đình- thành phố Hà Nội để nghiên cứu. Thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2014. 5.Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp khảo cứu tài liệu, nghiên cứu cơ sở; các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu và luận giải các kết quả nghiên cứu. Thông tin, tư liệu nghiên cứu chủ yếu được tác giả thu thập từ các báo cáo tổng kết, các số liệu lưu trữ của bộ phận chuyên môn thực hiện ghi chép theo dõi quá trình thực hiện công việc hàng ngày, chương trình hoạt động liên quan đến thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” đang áp dụng trong thời gian qua. Ngoài ra, để có thông tin độc lập nhằm lý giải cho các kết quả tổng hợp được từ các tư liệu thứ cấp, tác giải thực hiện thu thập thông tin trực tiếp theo phương pháp trực quan, trực tiếp ghi lại các diễn biến thực tế hoạt động giải quyết TTHC tại bộ phận “một cửa”. Bên cạnh những phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm trao đổi thông tin, tham vấn và tiếp thu có chọn lọc các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy cô giáo và những người có kinh nghiệm thực tiễn đã tham gia giải quyết TTHC để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ là một công trình khoa học nghiên cứu đánh giá một cách tương đối hệ thống việc giải quyết TTHC tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. Những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể sử dụng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy HCNN nói chung, bộ phận “một cửa” nói riêng trong công tác CCHC và cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Ba Đình - thành phố Hà Nội trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sẽ đóng góp được những sáng kiến có giá trị trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại các cơ quan HCNN ở cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội. Những kết quả khảo sát, nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học chung về thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội.

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 8

1.1 Những vấn đề chung về thủ tục hành chính 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa thủ tục hành chính 8

1.1.2 Phân loại các thủ tục hành chính 13

1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 15

1.2 Thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 18

1.2.1 Cải cách thủ tục hành chính 18

1.2.2 Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính 22

1.2.3 Thực hiện thủ tục hành chỉnh theo cơ chế “một cửa” 25

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản để thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH -THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30

2.1 Khái quát về quận Ba Đình và bộ phận “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội 30

2.1.1 Khái quát về quận Ba Đình 30

2.1.2 Khái quát về bộ phận “một cửa” tại UBND quận Ba Đình 37

2.2 Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội 45

2.2.1 Thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh 49

2.2.2 Thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” trong lĩnh vực tài nguyên -môi trường 52

2.2.3 Thực hiện thủ TTHC theo cơ chế “một cửa” trong lĩnh vực quản lý đô thị 56

2.3 Đánh giá chung về thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội 62

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 62

2.3.2 Hạn chế, tồn tại 66

Trang 3

NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 74

3.1 Phương hướng cải cách TTHC và hoàn thiện thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận 74

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu cải cách TTHC trong thời gian tới 74

3.1.2 Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận “Một cửa” tại UBND quận 76

3.1.3 Tiếp tục đơn giản hóa TTHC 76

3.1.4 Tăng cường năng lực và quan tâm chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức 78

3.1.5 Tăng cường cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của quận với cơ quan ngành dọc của cấp trên 80

3.2 Nhóm giải pháp triển khai cụ thể tại bộ phận “Một cửa” của UBND quận Ba Đình 82

3.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC 82

3.2.2 Tăng cường cơ chế, thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cải cách công tác CCHC và giải quyết TTHC 85

3.2.3 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách TTHC 88

3.3 Điều kiện khả thi của các giải pháp 90

3.3.1 Cần có sự quyết tâm cao trong thực thi nhiệm vụ 90

3.3.2 Áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 4

BQLDA Ban quản lý dự án

CCHC Cải cách hành chính

UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 5

Bảng 2.1: Cán bộ, công chức tại bộ phận "Một cửa" quận Ba Đình 41 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả thực hiện TTHC quận Ba Đình 61 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận “Một cửa” UBND

quận Ba Đình (từ năm 2009-2014) 63

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của UBND quận Ba Đình 35

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy và mối quan hệ giữa bộ phận một của 39

Sơ đồ 2.3: Khái quát chung về thực hiện các TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại

Trang 7

tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước Nhằm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các vănbản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào về cơbản đều phải thông qua TTHC do các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vịcủa Nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết Nhận thức rõ mục đích, ýnghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC; Do đó, Nghị quyết của Đại hộiĐảng cộng sản Việt Nam khóa VII và VIII, đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8 củaBan chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “tiếp tục xây dựng và hoànthiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cáchmột bước nền hành chính Nhà nước” Theo đó, Ngày 04/5/1994, Chính phủ

đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính

mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việccủa tổ chức, công dân; đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Đáp ứng đòi hỏithiết yếu của cuộc sống từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tếthị trường XHCN và phù hợp với tiến trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóađang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

Quận Ba Đình - thành phố Hà Nội luôn đi đầu về việc thực hiện chủtrương CCHC của Nhà nước nói chung và cải cách TTHC nói riêng Quận BaĐình là một trong những đơn vị thực hiện điểm của thành phố Hà Nội về việcthực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “Một cửa, Một dấu” từ năm

Trang 8

1996 Tiếp theo đó, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTgngày 22/6/2007 về thực hiện Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, quận Ba Đình triểnkhai thực hiện đồng bộ tại quận và 14/14 phường thuộc quận

Trong các cấp chính quyền cấp quận hiện nay thì UBND quận Ba Đìnhđang giải quyết một khối lượng TTHC rất lớn, đây là mắt xích quan trọng, đồngthời cũng là khâu trung gian truyền tải và thực hiện chủ trương, đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước đến với người dân trên địa bàn một cách nhanhnhất, hiệu quả nhất Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao chất lượnggiải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình là cần thiếttrong giai đoạn hiện nay Góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc CCHC theohướng công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan HCNN

Từ những lý do trên cùng với sự quan tâm của bản thân về công tácCCHC và trong đó trọng tâm là thực hiện TTHC tại cơ quan HCNN cấp

huyện Tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.

Chương 1: Trong những năm qua Đảng và Chính phủ ta đã có những nỗ

lực mạnh mẽ trong CCHC và cải cách TTHC được xem là giải pháp hữu hiệutrong việc triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” Cơ chế “Một cửa” nhằmđơn giản hóa quy trình giải quyết TTHC, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhànước với Nhân dân được kiểm chứng qua thực tế ở các địa phương trong cảnước và đã mang lại những thành công nhất định trong quá trình CCHC ởnước ta góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền HCNN, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức, chấm dứt quan niệm “xin - cho” trong các cơ quan HCNN Nó đãtạo ra được chuyển biến đáng kể trong hoạt động của cơ quan HCNN, tạođược sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân Tuy nhiên, công cuộc CCHC nói

Trang 9

chung và cải cách TTHC nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế chưa đạt đượcmục tiêu đã xác định; Do đó, tiếp tục thực hiện công tác CCHC nói chung vàcải cách TTHC nói riêng được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và tính pháp lý về TTHC, cảicách TTHC theo cơ chế “Một cửa” làm cơ sở tiền đề cho việc phân tích, đánhgiá quá trình triển khai thực hiện cơ chế này tại UBND quận Ba Đình - Thànhphố Hà Nội trong chương 2

Chương 2: Cải cách TTHC theo cơ chế "‘Một cửa” đã và đang được

triển khai áp dụng tại UBND quận quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội đãmang lại những kết quả tích cực, tạo động lực cho quá trình CCHC nói chung

và cải cách TTHC nói riêng

Trong thời gian qua, việc triển khai giải quyết TTHC của tổ chức, côngdân theo cơ chế “Một cửa” của UBND quận đã đi vào nề nếp, trật tự kỷcương, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn được nâng cao, thái độ, tinh thần phục

vụ Nhân dân của công chức ngày càng tốt hơn Qua khảo sát các đơn vị, hầuhết người dân đều hài lòng trước những bước cải tiến đột phá trong công tácCCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng cũng như sự hài lòng về thái

độ, phương thức làm việc mới của đội ngũ cán bộ, công chức Kết quả đạtđược đó là sự quyết tâm và nỗ lực không nhỏ của UBND quận Tuy nhiên,quá trình triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình vẫncòn bộc lộ nhiều hạn chế cần được nghiêm túc nhìn nhận và rút kinh nghiệm

để việc thực hiện TTHC trên các lĩnh vực nói chung và một số lĩnh vực như:tài nguyên-môi trường, quản lý đô thị còn khó khăn, gây bức xúc cho ngườidân Do đó, nghiên cứu những giải pháp để hoàn thiện cơ chế này là nhiệm vụquan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cơ quan HCNN ở quận

Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Trang 10

C hương 3: Cải cách TTHC là nội dung quan trọng của chương trình cải cách nền HCNN và là chương trình hoạt động có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Trong thời gian qua, việc cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức.

Tuy nhiên, từ những cải cách TTHC chúng ta đã chỉ ra được những bấtcập đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND quận từ hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật, quy trình thực hiện không thống nhất, sự yếu kémcủa đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ Để nâng cao hiệu quả thựchiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - Thành phố HàNội trong thời gian tới đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và kết hợp chặt chẽ cácnhóm giải pháp chung và nhóm các giải pháp riêng Bản thân tác giả tin tưởngrằng nếu các giải pháp trên được thực hiện sẽ góp phần giải quyết một cáchtriệt để những vấn đề còn bất cập trong quá trình thực hiện TTHC theo cơ chế

“Một cửa” tại UBND quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội Đồng thời, sẽ gópphần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động

có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc cải cách hành chính (CCHC) đã được Đảng và Nhà nước ViệtNam khởi xướng và thực hiện từ những năm 1990 nhằm thay đổi cơ chế vậnhành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước trong xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Mục tiêu CCHC là xây dựngmột nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và hướng tới một Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân Nội dung cải cách hành chính được tiến hànhtương đối toàn diện, thể hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: cải cách thể chế;cải cách bộ máy nhà nước; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức;cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là một trong các nhiệm vụ của cải cách thểchế hành chính; Do vậy, việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được Đảng

và Chính phủ Việt Nam quan tâm và lựa chọn là nhiệm vụ trọng tâm và khâuđột phá Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ củamột cơ quan, đơn vị; một cấp chính quyền, mà còn liên quan trực tiếp đến các

tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước Nhằm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các vănbản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào về cơbản đều phải thông qua TTHC do các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vịcủa Nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết Nhận thức rõ mục đích, ýnghĩa và tầm quan trọng của công tác CCHC; Do đó, Nghị quyết của Đại hộiĐảng cộng sản Việt Nam khóa VII và VIII, đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8 củaBan chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “tiếp tục xây dựng và hoànthiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cáchmột bước nền hành chính Nhà nước” Theo đó, Ngày 04/5/1994, Chính phủ

đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính

Trang 13

mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việccủa tổ chức, công dân; đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Đáp ứng đòi hỏithiết yếu của cuộc sống từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tếthị trường XHCN và phù hợp với tiến trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóađang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN, yêu cầu hội nhập toàn diện và sâu rộng, công tác CCHC đangđứng trước những thách thức vô cùng to lớn và là công việc hết sức cần thiết,quan trọng đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước(HCNN) Công tác CCHC đạt kết quả tốt tạo điều kiện cho công việc đượcthực hiện đúng, chuẩn mực chính là sự mong đợi của mọi tổ chức, công dânđối với nền hành chính hiện nay Lấy sự hài lòng của tổ chức, công dân khiđến cơ quan nhà nước thực hiện các TTHC làm nền tảng và thước đo, đây làmục tiêu mà nền HCNN đang hướng tới

Quận Ba Đình là một trong 30 quận, huyện của thành phố Hà Nội, đượcxác định là trung tâm Chính trị - Hành chính của Thủ đô nói riêng và cảnước nói chung, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan Trung ương Đảng và Nhànước, quận Ba Đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là quận trung tâm chínhtrị, hành chính quốc gia Quận Ba Đình nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.Phía bắc giáp quận Tây Hồ, phía đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Namgiáp quận Đống Đa, phía tây giáp quận Cầu Giấy Quận Ba Đình trải rộngtrên diện tích 9,3km2 được chia thành 14 phường với dân số khoảng 25 vạn.Quận Ba Đình - thành phố Hà Nội luôn đi đầu về việc thực hiện chủtrương CCHC của Nhà nước nói chung và cải cách TTHC nói riêng Quận BaĐình là một trong những đơn vị thực hiện điểm của thành phố Hà Nội về việcthực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “Một cửa, Một dấu” từ năm

1996 Tiếp theo đó, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg

Trang 14

ngày 22/6/2007 về thực hiện Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, quận Ba Đình triểnkhai thực hiện đồng bộ tại quận và 14/14 phường thuộc quận

Trong các cấp chính quyền cấp quận hiện nay thì UBND quận Ba Đìnhđang giải quyết một khối lượng TTHC rất lớn, đây là mắt xích quan trọng, đồngthời cũng là khâu trung gian truyền tải và thực hiện chủ trương, đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước đến với người dân trên địa bàn một cách nhanhnhất, hiệu quả nhất Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao chất lượnggiải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình là cần thiếttrong giai đoạn hiện nay Góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc CCHC theohướng công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan HCNN

Từ những lý do trên cùng với sự quan tâm của bản thân về công tácCCHC và trong đó trọng tâm là thực hiện TTHC tại cơ quan HCNN cấp

huyện Tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.

đề tài nghiên cứu đề cập đến CCHC và thực hiện TTHC theo cơ chế “mộtcửa” ở Việt Nam Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu

Trang 15

đề cập một cách trực diện về vấn đề này Trong đó, đáng chú ý là cuốn sách

chuyên khảo về TTHC: “Thủ tục hành chính-Lý luận và thực tiễn” của

Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn biên soạn Cuốn sách đã đề cập đếnnhững vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến TTHC, những vấn đề lý luận đó

đã được minh chứng bằng thực tiễn không chỉ ở nước ta mà cả ở một sốnước khác trên thế giới

Ngoài cuốn sách mang tính chuyên khảo trên, còn có nhiều luận văn quantâm nghiên cứu về vấn đề này Luận văn Thạc sỹ của Đào Thị Hồng với đề tài

“Nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo” đã đi sâu tìm hiếu thực trạng các nhóm quy trình

giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.Tác giả luận văn đã miêu tả thực tế trình tự, cách thức giải quyết một số nhómTTHC và đánh giá thực trạng triển khai cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để tìm hiểu hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”tại Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tác giả Nguyễn Thanh Tùng nghiên

cứu đề tài “Cải cách TTHC nội bộ Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội”.

Luận văn đề cập đến quá trình cải cách TTHC và miêu tả phương thức hoạtđộng, cơ chế vận hành giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liênthông” tại Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Mỗi luận văn, công trình đã nghiên cứu, đề cập đến cơ chế “một cửa” ởtừng lĩnh vực cụ thể, từng cấp, từng cơ quan, địa phương Mỗi địa phương,mỗi cấp có những đặc thù riêng khi thực hiện công tác CCHC nói chung vàthực hiện cơ chế “Một cửa” nói riêng; Từ đó, mỗi luận văn có một cách tiếpcận và hướng giải quyết khác nhau

Đến nay, như tác giả tìm hiểu thì chưa có công trình, đề tài nào nghiêncứu thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành

Trang 16

phố Hà Nội Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để tìm hiểu một cách toàn diện và

có hệ thống việc thực hiện TTHC tại UBND quận Ba Đình- thành phố Hà Nộivới mong muốn góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của bộphận “một cửa” ở các cơ quan HCNN cấp huyện nói chung và tại UBNDquận Ba Đình nói riêng để mang lại cho tổ chức, công dân những dịch vụcông có chất lượng tốt nhất và hài lòng cao nhất

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận nhằm vận dụng lý luận về thực hiệnTTHC theo cơ chế “Một cửa” để đánh giá tìm ra những kết quả đã đạt được,tồn tại, nguyên nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện vànâng cao chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận

Ba Đình - thành phố Hà Nội, góp phần nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình cảicách TTHC Nhà nước ngày càng hiệu quả

3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận chung vềTTHC và thực hiện TTHC theo cơchế “một cửa”

Đánh giá thực trạng việc thực hiện, triển khai, giải quyết TTHC theo cơchế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội để xác địnhnhững kết quả đạt được và cả những tồn tại, hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyênnhân của những hạn chế đó

Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHCtheo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện, điều kiện, cáchthức tổ chức, vận hành của việc thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tạiUBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội

Trang 17

3.1. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện giải quyếtTTHC theo cơ chế “một cửa” trên một số lĩnh vực liên quan mật thiết đối vớiđời sông của công dân, tổ chức, và doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh,Tài nguyên-môi trường, Quản lý đô thị; Quản lý Hộ tịch- Tư pháp thuộc thẩmquyền giải quyết của UBND quận

Không gian: Tác giả chọn UBND quận quận Ba Đình- thành phố Hà Nội

để nghiên cứu

Thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2014

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp các phương phápkhảo cứu tài liệu, nghiên cứu cơ sở; các phương pháp tổng hợp, phân tích, sosánh số liệu và luận giải các kết quả nghiên cứu

Thông tin, tư liệu nghiên cứu chủ yếu được tác giả thu thập từ các báocáo tổng kết, các số liệu lưu trữ của bộ phận chuyên môn thực hiện ghi chéptheo dõi quá trình thực hiện công việc hàng ngày, chương trình hoạt động liênquan đến thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận Trên cơ sở

đó, tác giả sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra những ưu điểm,tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cơ chế “một cửa” đang áp dụng trongthời gian qua

Ngoài ra, để có thông tin độc lập nhằm lý giải cho các kết quả tổng hợpđược từ các tư liệu thứ cấp, tác giải thực hiện thu thập thông tin trực tiếp theophương pháp trực quan, trực tiếp ghi lại các diễn biến thực tế hoạt động giảiquyết TTHC tại bộ phận “một cửa”

Bên cạnh những phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương phápchuyên gia nhằm trao đổi thông tin, tham vấn và tiếp thu có chọn lọc các ýkiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy cô giáo và những người

Trang 18

có kinh nghiệm thực tiễn đã tham gia giải quyết TTHC để phục vụ cho quátrình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ là một công trình khoa học nghiên cứu đánh giá một cáchtương đối hệ thống việc giải quyết TTHC tại UBND quận Ba Đình - thànhphố Hà Nội Những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể sử dụng đểhoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy HCNN nói chung,

bộ phận “một cửa” nói riêng trong công tác CCHC và cải cách TTHC theo cơchế “một cửa”, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận BaĐình - thành phố Hà Nội trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc

tế Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sẽ đóng gópđược những sáng kiến có giá trị trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượngviệc giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại các cơ quan HCNN ở cấphuyện thuộc thành phố Hà Nội

Những kết quả khảo sát, nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệutham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học chung về thủ tục hành chính theo cơ chế

“Một cửa”

Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một

cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố Hà Nội

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện

thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND quận Ba Đình - thành phố

Hà Nội

Trang 19

cơ quan nhà nước cần thực hiện những nguyên tắc pháp lý nhất định mà khoahọc pháp lý gọi đó là những quy phạm về thủ tục Vậy thủ tục, TTHC là gì?Tại sao vấn đề này lại luôn được các chủ thể trong xã hội quan tâm và đangtrở thành vấn đề thời sự được nhắc đến nhiều trong các Nghị quyết quan trọngcủa Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

Theo nghĩa chung nhất: “Thủ tục (procedure) là phương thức, cách thứcgiải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm mộtloạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn”

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nướchoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan HCNN được thựchiện theo những trình tự nhất định với những nguyên tắc riêng cho từngnhiệm vụ quản lý nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra Những trình tựnhư vậy được gọi là TTHC

Hiện nay, một trong những vấn đề về TTHC gây nhiều tranh luận trongkhoa học hành chính là việc xác định phạm vi của TTHC Có nhiều quanniệm khác nhau về TTHC:

Trang 20

Thứ nhất, TTHC là trình tự mà các cơ quan QLNN giải quyết trong lĩnhvực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật;

Thứ hai, TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thểnào trong lĩnh vực quản lý HCNN Quan niệm này tuy đã có phạm vi rộnghơn quan niệm trên nhưng vẫn chưa thật đầy đủ, hợp lý, bởi vì ngoài trình tựgiải quyết bất kỳ vụ việc cá biệt, cụ thể nào thì hoạt động ban hành các quyếtđịnh quản lý mang tính chủ đạo và mang tính quy phạm đều phải tuân thủnghiêm ngặt những trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lýcác quyết định

Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ thì, “TTHC là một loại quy phạm phápluật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩmquyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc củacác cơ quan HCNN trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhâncông dân”

TTHC được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọi hìnhthức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập cáccông sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập quy, ápdụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể và xử lý vi phạm, trình tựđiều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính Đó chính là các quytắc phải tuân thủ theo trong quá trình ra các quyết định hành chính của các cơquan QLNN

TTHC do các cơ quan nhà nước ban hành để thực thi Hiến pháp và phápluật nhằm thực hiện chức năng quản lý của nền HCNN và hoàn thành nhiệm vụcủa mình, đồng thời các cơ quan HCNN có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó

1.1.1.2 Đặc điểm, vai trò thủ tục hành chính

TTHC là một bộ phận cấu thành của Luật hành chính Nhà nước, là mộtthành tố của nền hành chính nhà nước TTHC được coi là một công cụ đắc lực

Trang 21

và được thiết lập trên mọi lĩnh vực trong quản lý HCNN, giúp các cơ quanhành chính nhà nước thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ quản lý và lập trật tựtrong hoạt động quản lý của mình Nhìn chung TTHC có các đặc điểm sau:Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bởi các quy phạm TTHC; Các quyphạm TTHC được đặt ra là để điều chỉnh các hành vi xử sự của các cơ quanHCNN, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công vụ, đồng thời điềuchỉnh các hành vi hoạt động của người dân và tổ chức trong việc thiết lập hồ

sơ hành chính TTHC phải được thống nhất trên toàn quốc bằng những vănbản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh pháp luật Do vậy, TTHC được ban hành rất chặt chẽ và luôn đảm bảotính thống nhất TTHC là một nhân tố bảo đảm cho hoạt động quản lý chặtchẽ, thuận lợi và đúng chức năng của cơ quan nhà nước Theo đó, các quyền

và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, công dân và tổ chức do pháp luật quy định;nếu không đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ sẽ khó thực hiện được trong đờisống xã hội

Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý HCNN:cần phân biệt TTHC với thủ tục tư pháp, thủ tục tố tụng tại tòa án; kể cả tốtụng hành chính cũng không thuộc khái niệm TTHC, ở một số nước, tòa ánhành chính là một hệ thống xét xử trực thuộc ngành lập pháp, trình tự xét xửcác khiếu kiện có những điểm riêng so với trình tự xét xử tư pháp và có liênquan đến hành động quản lý Đồng thời, trình tự xét xử của tòa án hành chính

ở các nước này cũng có nhiều điểm khác biệt với TTHC Tuy nhiên, ở nước taPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được Uỷ ban Thường vụQuốc hội thông qua ngày 21/5/1996, thì trình tự và thủ tục thuộc phạm vi điềuchỉnh của Pháp lệnh này được gọi là “Tố tụng hành chính” Tố tụng hànhchính theo Pháp lệnh là một trong các loại thủ tục tư pháp được thực hiện đểgiải quyết các tranh chấp pháp luật hay áp dụng chế tài mang tính pháp lý

Trang 22

Nếu TTHC được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính thì thủ tục tưpháp được thực hiện trong hoạt động xét xử của tòa án Như vậy, không nênxem tố tụng hành chính là hình thức thuộc TTHC.

Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp: Tính đa dạng, phức tạp này thểhiện ở chỗ hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnhvực của đời sống xã hội Bộ máy hành chính bao gồm nhiều cơ quan từ Trungương đến địa phương và mỗi cơ quan thực hiện hoạt động quản lý trong thẩmquyền của mình đều phải tuân theo những thủ tục nhất định

Hiện nay, nền HCNN ta đang chuyển từ nền hành chính cai trị sang nềnhành chính phục vụ, làm dịch vụ công; từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước làm cho hoạt độngquản lý hành chính ngày càng đa dạng về nội dung và phong phú về hìnhthức, biện pháp; đồng thời với xu hướng hợp tác quốc tế, đối tượng quản lýkhông chỉ nội bộ công dân trong nước mà còn liên quan đến các yếu tố nướcngoài Trong quản lý HCNN có những công việc được giải quyết thuận lợi,nhanh chóng, nhưng có những việc phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều chủthể tham gia cho nên thủ tục thực hiện rất phức tạp Sự đa dạng, phức tạptrong các lĩnh vực quản lý kéo theo sự đa dạng, phức tạp của TTHC Với mụctiêu xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nềnkinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàncầu thì việc đa dạng hóa các TTHC là yếu tố tất yếu

Thứ tư, so với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, TTHC cótính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh, kịp thời khi thực tế cuộcsống đã có những yêu cầu mới TTHC do các cơ quan nhà nước có thẩmquyền đặt ra để giải quyết công việc Trong phạm vi nào đó, nó lệ thuộc vàonhận thức chủ quan của chính người xây dựng nên Nếu nhận thức đó phùhợp với thực tế khách quan thì TTHC sẽ tiến bộ, thiết thực phục vụ cho cuộc

Trang 23

sống Nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽxuất hiện những TTHC lạc hậu Khi áp dụng vào quá trình điều hành của bộmáy nhà nước, chúng sẽ gây khó khăn cho đối tượng thực hiện, gây cản trởcho hoạt động của các đối tượng tham gia, làm chậm bước phát triển đời sống

xã hội

Có thể nói TTHC là một phần rất cùng quan trọng của thể chế HCNN,

nó giữ vai trò rất lớn trong việc thiết lập trật tự trong quản lý HCNN trêncác lĩnh vực Vai trò của TTHC đối với hoạt động hành chính thể hiện ởcác mặt sau:

Một là, những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và công chức, viên chứchành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặtchẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính

Hai là, tạo điều kiện để thực hiện luật pháp, lợi ích hợp pháp của côngdân và các tổ chức

Ba là, giúp cho việc thực hiện dân chủ trong quản lý, tính công khai và

sự kiểm tra của dư luận xã hội, tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia quản lýNhà nước

Bốn là, tiết kiệm được công sức, thời gian của công dân và công chức,viên chức

Năm là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan quản lý và đội ngũcông chức, viên chức

Có thể nói, TTHC là công cụ đắc lực mà các cơ quan quản lý nhà nước

sử dụng để thực hiện chức năng quản lý của mình Do đó, nếu TTHC đơngiản, minh bạch, thuận tiện, hiệu quả thì sẽ thúc đẩy hoạt động quản lýHCNN có hiệu quả, hiệu lực; nhưng ngược lại nếu TTHC rườm rà, phức tạpthì sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển các mối quan hệ xã hội nói chung

và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức nói riêng từ đó sẽ ảnh

Trang 24

hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

1.1.2 Phân loại các thủ tục hành chính

Phân loại TTHC là một hoạt động khoa học hành chính, nhằm phân chiacác loại thủ tục theo từng nhóm và theo những tiêu chí nhất định Việc phânloại trước hết là phục vụ các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong khoa họchành chính, nhất là Luật Hành chính Ngoài ra, phân loại TTHC còn có ýnghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện và áp dụng TTHC tại bộ máy chínhquyền các cấp

TTHC có thể được phân loại thành nhiều nhóm theo những căn cứ khácnhau, tùy thuộc vào phạm vi của đối tượng nghiên cứu Trên thực tế thì việcphân loại TTHC có thể dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, phân loại theo đối tượng quản lý HCNN;

Thứ hai, phân loại theo loại hình công việc cụ thể của các cơ quan nhànước;

Thứ ba, phân loại theo chức năng cung cấp dịch vụ trong quản lýHCNN;

Thứ tư, phân loại dựa trên quan hệ công tác

Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu đề tài, trên cơ sở xem xét các quan

hệ trong hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước, TTHCđược phân loại dựa trên quan hệ công tác chia thành các nhóm sau:

Thủ tục hành chính nội bộ Là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý

nhà nước được thực hiện nội bộ trong một cơ quan, một hệ thống cơ quan nhànước nói chung Nó bao gồm các thủ tục về quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của cơquan nhà nước cấp trên đối với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước cùng cấp, quan hệ công tác giữa chính quyền các cấp vớicác bộ, cơ quan chuyên môn của UBND cấp trên Các hoạt động này nhằmhình thành, hoàn thiện, vận hành bộ máy quản lý, nên TTHC nội bộ chủ yếu

Trang 25

phục vụ cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo phâncông, phân cấp, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận, các cán

bộ, công chức trong một cơ quan nhà nước TTHC nội bộ liên quan chặt chẽđến vấn đề tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Có nhiều TTHCnội bộ như: thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục thành lập,sáp nhập, giải thể cơ quan nhà nước; thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm, khenthưởng, kỷ luật cán bộ, công chức Hiện nay, việc ban hành thủ tục này cònthiếu chặt chẽ, có những thủ tục chưa được thi hành nghiêm túc Bên cạnh đócòn nhiều thủ tục rườm rà, không có trật tự và thậm chí sai nguyên tắc củaquan hệ hành chính Các quan hệ nội bộ trong bộ máy nhà nước chưa xácđịnh rõ ràng, đây là nguyên nhân chính làm cho công việc nhiều khi khôngđược giải quyết kịp thời, thậm chí còn tùy tiện Loại thủ tục này trong thờigian tới cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm đảm bảo tính thống nhất và thôngsuốt trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến cơ sở

Thủ tục liên hệ Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc có liên

quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm phòng ngừa, ngănchặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, trưng mua, trưng thu các độngsản và bất động sản của công dân, tổ chức khi nhà nước có nhu cầu giải quyếtmột nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng Việc xây dựng và thực hiện cácthủ tục này phụ thuộc vào quan niệm về mối quan hệ giữa nhà nước với nhândân, về vai trò nhà nước trong quản lý TTHC liên hệ ảnh hưởng rõ rệt tớihiệu quả quản lý và người dân đánh giá thái độ, năng lực hoạt động của chínhquyền chủ yếu thông qua việc thực hiện các thủ tục này TTHC liên hệthường được thể hiện dưới một số dạng sau: Thủ tục cho phép; Thủ tục cưỡngchế; Thủ tục trưng thu, trưng dụng

Thủ tục văn thư Toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp cácloại giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản liên quan chặt

Trang 26

chẽ với hoạt động văn thư, tạo thành thủ tục văn thư trong hoạt động hànhchính nhà nước Hai nội dung cơ bản của thủ tục văn thư là: Nhà nước đượcquyền quy định các loại giấy tờ cần thiết cho việc giải quyết một yêu cầucủa tổ chức hay của công dân nhằm xác định mối quan hệ pháp lý rõ ràng;Nhà nước quy định những loại giấy tờ được xem là hợp lệ có thể dùng đểgiải quyết công việc.

Thủ tục văn thư khá tỷ mỷ, phức tạp và tính chất của thủ tục này tùythuộc vào từng công việc cần giải quyết Có những vụ việc đòi hỏi ít loại giấy

tờ và được giải quyết nhanh chóng Nhưng cũng có những vụ việc khi giảiquyết nó đòi hỏi phải nhiều loại giấy tờ cần đăng ký, chứng nhận, công chứngnhà nước một cách thận trọng và trình tự Vì vậy, cải cách TTHC không cónghĩa là trong mọi trường hợp đều giảm bớt văn bản, giấy tờ mà là bảo đảm

đủ giấy tờ cần thiết làm căn cứ cho giải quyết công việc

Trong hoạt động của mỗi cơ quan có mối quan hệ nhất định và ảnhhưởng lẫn nhau nên việc phân loại TTHC theo các quan hệ đó là rất cần thiết

và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vựckhác nhau Việc phân loại các TTHC như trình bày ở trên mang tính chấttương đối, phục vụ yêu cầu cụ thể của từng cơ quan hành chính trong hoạtđộng quản lý nhằm cung cấp những thông tin khái quát cho loại thủ tụcchuyên biệt để nâng cao hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu hợp pháp củangười dân

1.1.3 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Việc xây dựng các TTHC được đặt trên nguyên tắc cơ bản do Hiến phápquy định, có thể trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các TTHC (Ví dụ: nhưquy định về các loại văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền trình tự banhành chúng), nhưng cũng có thể chỉ được quy định trên nguyên tắc chung vàđòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác Ví

Trang 27

dụ: để triển khai thực hiện các Bộ luật như Luật Giao thông đường bộ, LuậtDoanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Giáo dục , các cơ quan nhà nước có thẩmquyền đều phải xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật trong đó cónhững hướng dẫn cụ thể về TTHC.

Xây dựng TTHC còn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khác Dướiđây là một số nguyên tắc chủ yếu cần được áp dụng thống nhất:

Thứ nhất, thực hiện đúng pháp luật, tăng cường pháp chế nhằm tạo

được công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước Với nguyên tắc này thì

chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành TTHC vàTTHC phải tuân theo pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,phải thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện pháp và hình thức đượcpháp luật cho phép

Một thực tế hiện nay vẫn tồn tại là nhiều cơ quan chính quyền tự đặt ra cácTTHC không đúng thẩm quyền dẫn đến tình trạng rối loạn kỷ cương Bên cạnh

đó, lại có không ít trường hợp thực hiện các TTHC đã hết hiệu lực do căn cứ vàocác quy định đã hết hiệu lực pháp luật Chính phủ đã yêu cầu bãi bỏ các TTHCnày nhưng các ngành, các cấp vì lợi ích cục bộ vẫn thực thi theo những căn cứ

đã hết hiệu lực Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và cá nhân khi banhành TTHC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thẩm quyền và tính hợppháp của TTHC

Thứ hai, phù hợp với thực tế và nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước Đây là một nguyên tắc quan trọng của việc xây

dựng các TTHC, nói cách khác TTHC phải được xây dựng trên cơ sở nhậnthức đầy đủ yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Hiệntại, Đất nước ta đã bước vào thời kỳ mới trong các văn kiện quan trọng củaĐảng và Nhà nước đề cập nhiều đến sự nghiệp đổi mới đất nước Theo đó, đểthực hiện nhiệm vụ trên cần xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, một nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối

Trang 28

ngoại Cơ chế thị trường đòi hỏi quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực phảingăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực ngày càng xuất hiệnnhiều trong đời sống xã hội Từ những thực tiễn đó đòi hỏi phải kịp thời xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và công cụ pháp lý, những thiết chếmới phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội TTHC phải được xâydựng phù hợp đáp ứng được thực tiễn các hoạt động của xã hội và công cụphục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế - xã hội được thực thi hiệu quả và thuhút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước phục vụ, góp phần phát triểnkinh tế đất nước mạnh mẽ.

Cùng với việc xây dựng các TTHC mới, cần kịp thời sửa đổi, bãi bỏnhững TTHC không phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn.Theo ý nghĩa như vậy, nguyên tắc này bao gồm cả tính kịp thời của cácTTHC

Thứ ba, đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện Đây là nguyên

tắc phản ánh yêu cầu và nguyện vọng bức xúc của Nhân dân, xuất phát từ bảnchất Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” Những thủ tụcrườm rà, phức tạp vừa làm cho đội ngũ cán bộ, công chức và Nhân dân khóhiểu, khó áp dụng, từ đó tạo điều kiện cho bệnh quan liêu, cửa quyền của độingũ thực thi công vụ phát triển TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng tạo điềukiện tiết kiệm sức lực, tiền của Nhân dân, hạn chế việc quan liêu, cửa quyền,lợi dụng quyền hạn chức vụ của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi công

vụ Do vậy, theo nguyên tắc TTHC khi ban hành phải rõ ràng về nội dung,phạm vi áp dụng, các quy định, yêu cầu của TTHC; tránh tình trạng TTHCkhi ban hành không có điều kiện để thực thi do đối tượng thực hiện TTHCkhông hiểu các quy định, yêu cầu của thủ tục không phù hợp với thực tế.Cần đảm bảo mọi TTHC đều được công khai, minh bạch cho mọi ngườibiết nghiên cứu, tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định trước khi thực hiệnquyền và nghĩa vụ quả mình Việc công khai còn có ý nghĩa hết sức quan

Trang 29

trọng là để các cơ quan nhà nước cấp trên, tổ chức, công dân kiểm tra, giámsát hoạt động của cơ quan nhà nước khi giải quyết các công việc liên quanđến tổ chức, công dân Khi tổ chức thiếu thông tin quy định và TTHC, thiếu

sự kiểm tra, giám sát cơ quan quản lý các cấp, Nhân dân đây sẽ là cơ hội chonhững cán bộ không tốt lợi dụng để gây phiền hà, sách nhiễu đến tổ chức,công dân nhằm mưu lợi cho bản cá nhân

Thứ tư, có tính hệ thống chặt chẽ TTHC của một lĩnh vực không được

mâu thuẫn, chồng chéo với các TTHC của các lĩnh vực có liên quan Đây lànguyên tắc rất quan trọng vì nếu mâu thuẫn với nhau thì khi thực hiện TTHC

sẽ tạo ra sự rối loạn, không kiểm soát được và tùy tiện trong quá trình giảiquyết công việc; Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp tạo ra sự tùy tiện trongquá trình giải quyết công việc Ví dụ: hai cơ quan cùng có trách nhiệm trongviệc xét duyệt một dự án đầu tư, nếu thủ tục không thống nhất thì dự án cókhả năng không được thông qua mặc dù đã đủ điều kiện và yêu cầu

Có thể thấy những nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ với nhau, trongtừng trường hợp cụ thể khi vận dụng chúng để xây dựng các TTHC, cần tínhđến yêu cầu thực tế để nhấn mạnh một nguyên tắc nào đó, nhằm xây dựngđược những TTHC mới có hiệu quả cáo phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn

1.2 Thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

1.2.1 Cải cách thủ tục hành chính

Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giảiquyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể vàyêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định

Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổinhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ vàphương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chínhmới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy HCNN Cải cách TTHC là điều kiện

Trang 30

cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân,tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của Nhân dân Cải cách TTHCđược coi là khâu đột phá trong cải cách nền HCNN, nghĩa là để tạo sựchuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính Quốc gia; TTHC là khâuđược chọn đầu tiên, cải cách TTHC sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệthống khi bị tác động.

Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ “về cải cáchmột bước TTHC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” đãchỉ rõ những nguyên nhân cơ bản TTHC ở nước ta trong giai đoạn xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước XHCN còn bộc lộ những nhược điểm sau: trước hết

là TTHC chồng chéo do nhiều ngành, nhiều cấp quy định, vừa thiếu tính đồng

bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan

có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyệnvọng của Nhân dân Nhiều cơ quan nhà nước chưa chấp hành đúng các quyđịnh về việc tiếp nhận và giải quyết các công việc hoặc “đùn đẩy tráchnhiệm” giải quyết công việc giữa các cơ quan thực thi nhiệm vụ, không cụ thểtrách nhiệm thuộc về một cơ quan; Thậm chí cán bộ, công chức có biểu hiệntùy tiện, cửa quyền, sách nhiễu, tự đặt ra một số các yêu cầu: bổ sung giấy tờ,các khoản phí, lệ phí không đúng quy định; Các cơ quan thực hiện TTHCkhông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ niêm yết công khai các quy định về TTHCcho tổ chức, công dân biết như: Quy định hồ sơ, mẫu biểu, thời gian giảiquyết…; Không bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chấtchính trị, đạo đức công vụ làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ Thực

tế một số đơn vị còn có trường hợp công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụtiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức, công dân có thái độ thiếu tôntrọng, cửa quyền, ban ơn, thậm chí gây phiền hà, sách nhiễu công dân Tìnhtrạng giải quyết công việc như vậy không những làm mất nhiều thời gian, sức

Trang 31

lực, tiền bạc của cơ quan, đơn vị, của Nhân dân mà còn là nguyên nhân dẫnđến nạn tham nhũng, làm mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Từ những yếu kém của đội ngũ thực thi và các quy định của TTHC đã gây ranhiều hiện tượng tiêu cực, sách niễu Vì vậy cải cách TTHC chính là một đòihỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của tổ chức và côngdân Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hànhchính Quốc gia

Trong chiến lược cải cách TTHC, mục tiêu cải cách TTHC được xácđịnh rất cụ thể và yêu cầu của cải cách TTHC là phải đạt được chuyển biến

căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết công việc giữa nội bộ các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong việc tiếp nhận, giải quyết công việc Đứng trước những yêu cầu đó, trong giai đoạn hiện nay các mục tiêu của cải cách TTHC được xác định: “Phát hiện và xóa

bỏ về cơ bản các TTHC thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã vàđang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan vàgiữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân; Xây dựng và hoàn thiện cácTTHC theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho tổ chức,công dân, đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong quá

trình giải quyết các công việc của các cơ quan HCNN.

Chính vì vậy, cải cách TTHC là yêu cầu bức thiết của các nền hànhchính Nhà nước nhằm phục vụ tổ chức, công dân và nhà đầu tư trong và nướcngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách HCNN Trong quá trình pháttriển và hội nhập, cải cách TTHC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng NếuTTHC nói riêng, nền hành chính nói chung không được cải cách hay chậm cảicách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ là khâu đột phá trong cải cách nềnHCNN đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời

Trang 32

gian qua Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng trong nềnkinh tế quốc tế, theo xu hướng toàn cầu hoá, TTHC cần phải cải cách mạnh

mẽ hơn nữa

Để thực hiện nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 Phê duyệt chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Nghị quyết 30c/NQ-CPngày 08/11/2011 về việc Ban hành chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Trong đó, nội dung cải cách TTHCđược đặt ra với mục tiêu cơ bản: “Tiếp tục cải cách TTHC nhằm bảo đảmtính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết côngviệc hành chính Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng

để tham nhũng, gây khó khăn cho tổ chức, công dân Thực hiện cải cáchTTHC trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ những quy định không cần thiết vềcấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định” Nhữngmục tiêu cơ bản trên của cải cách TTHC vừa là mục tiêu trước mắt, vừa làmục tiêu lâu dài bởi việc ban hành và thực hiện nghiêm túc, có hệt thông cácTTHC đồng bộ, sát với thực tế cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu của tổchức, công dân là điều kiện cơ bản để người dân tin tưởng vào các cơ quanHCNN, tạo cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả và tránhnhững hiện tượng nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực

Trên tinh thần đó, những năm qua công tác cải cách TTHC trở thànhnhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong chương trình công tác của Chính phủ vàcác bộ, ngành, địa phương

Tóm lại, cải cách hành chính, trong đó cải cách TTHC được xác định làkhâu đột phá và là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhànước Việt Nam trong thời gian qua Trong tiến trình phát triển và hội nhậpkinh tế quốc tế, TTHC ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng, những

Trang 33

yêu cầu mới sẽ tiếp tục đặt ra cho công tác CCHC nói chung và cải cáchTTHC, những thách thức mới cần phải vượt qua, đáp ứng yêu cầu của thựctiễn, vượt qua những thách thức đó, cải cách TTHC sẽ góp phần tích cực pháttriển đất nước và hội nhập thành công trong nền kinh tế quốc tế và xu thểtoàn cầu hóa Một giải pháp đã được nêu ra và được Chính phủ chỉ đạo trongthời gian qua là thực hiện thí điểm mô hình “một cửa” trong việc giải quyếtcông việc của tổ chức, công dân là một minh chứng điển hình.

1.2.2 Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính

Cải cách TTHC là một yêu cầu có tính khách quan, là khâu quan trọngcủa quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước Để thực hiện thành công yêucầu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, việc cải cách TTHC phải tuân thủ một sốyêu cầu sau:

Thứ nhất, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống TTHC Đây là một yêucầu quan trọng nhằm giữ được tính thống nhất của hệ thống cơ quan HCNN

từ Trung ương đến cơ sở Điều này không những được chú ý khi xây dựng,điều chỉnh các TTHC mà còn phải bảo đảm tuân thủ trong quá trình triển khaitrong thực tiễn đời sống xã hội

Thứ hai, bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống TTHC Quy trình xây dựng

và thực hiện TTHC cần được tuân thủ một cách nghiêm khắc, chặt chẽ theođúng pháp luật Nếu xây dựng và thực hiện TTHC thiếu tính chặt chẽ sẽ lànguyên nhân tạo ra sự tùy tiện của các cơ quan HCNN trong việc giải quyếtcác yêu cầu của công dân, là điều kiện làm cho các tệ quan liêu, cửa quyền,phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân của bộ phận thực thi công vụ của các

cơ quan quản lý HCNN phát triển; theo đó cần phải kịp thời có những biệnpháp khắc phục những tình trạng nêu trên Một thực tế nữa xảy ra là một sốvăn bản pháp luật cần có các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành về nhữngnội dung cụ thể Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hướng dẫn không kịp

Trang 34

thời, nhiều lúc ban hành rất chậm, hoặc rất lâu Đó cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện cácquy định trong TTHC.

Thứ ba, bảo đảm tính hợp lý của TTHC Tính hợp lý của các TTHC góp

phần tạo điều kiện cho việc thực hiện TTHC đạt hiệu quả cao Tính hợp lýcủa TTHC có thể biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: Hợp lý về môitrường chính trị, kinh tế, xã hội; Hợp lý về tâm lý công dân Ngoài ra, TTHCcòn phải phù hợp với các yếu tố khác do thực tế của đời sống chính trị, kinhtế-xã hội trong giai đoạn mới đặt ra

Thứ tư, bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện TTHC đã ban

hành Tính khoa học của quy trình thực hiện TTHC được hiểu là sự tính toán

các bước đi cần thiết, hợp lý cho việc thực hiện một thủ tục, một công việcnhất định Đây là một đòi hỏi tất yếu của nền hành chính hiện đại, là một yêucầu quan trọng nhằm đảm bảo cho hệ thống các TTHC có hiệu quả

Thứ năm, bảo đảm tỉnh rõ ràng và công khai của các TTHC Tính rõ

ràng của TTHC đòi hỏi các thủ tục phải được xây dựng trên cơ sở xem xétmột cách cụ thể các bước của toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện TTHCtrong giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức mà thời gian quanhiều công dân hoặc đại diện các tổ chức đến cơ quan quản lý nhà nước đểyêu cầu giải quyết một vấn đề, một công việc thường gặp nhiều khó khăn Họkhông biết mình phải thực hiện những quy định gì, các quy định đó được giảiquyết ở đâu?

Công khai hóa một cách đầy đủ các quy định của TTHC, đặc biệt làTTHC trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, tổ chức(khách hàng) là điều kiện để góp phần tăng hiệu quả quá trình giải quyết cácyêu cầu của khách hàng Khách hàng biết rõ được họ cần phải làm gì, cầnchuẩn bị loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc

Trang 35

Mặt khác, công chức thực thi công vụ không có điều kiện để lợi dụng, gâysách nhiễu, phiền hà cho tổ chức, công dân Công khai là cơ sở đế kiếm traquá trình thực hiện thủ tục; do vậy đây cũng là căn cứ để đánh giá tráchnhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ với công dân.

Thứ sáu, các TTHC phải dễ hiểu, dễ tiếp cận Đây là một tiêu chí quan

trọng để hoàn thiện các TTHC phục vụ yêu cầu của tổ chức, công dân Trongnhiều năm qua, các cơ quan nhà nước luôn giành những thuận lợi về chomình trong khi ban hành văn bản, ban hành các TTHC nhưng lại không quantâm đúng mức đến đối tượng tiếp cận và thực hiện các thủ tục đó như thếnào? Chính vì vậy, cần xem xét ban hành những quy định TTHC đảm bảođược đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận có những quy định rõ từng bước đi cụ thể

và phải đặt trong quy trình quản lý khoa học các TTHC để giải quyết, tạo điềukiện để tổ chức, công dân hiểu một cách dễ dàng từng quy định, yêu cầu đặt

ra thuộc thẩm quyền của cơ quan, thậm chí của cá nhân trực tiếp giải quyếtcho đến khi đạt mục tiêu cuối cùng của khách hàng Khi những TTHC đượcban hành đảm bảo tính khoa học, cụ thể, dễ hiểu, dễ tiếp cận tạo điều kiệnthuận lợi cho cá nhân tổ chức khi thực hiện các TTHC

Thứ bảy, các thủ tục ban hành phải có tính khả thi cao TTHC phải có

tính khả thi nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân và có thể kiểm soátcác hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai thủ tục,đồng thời công dân, tổ chức phải đảm bảo thực thi đúng quy định của phápluật Tính khả thi của các TTHC được xem xét trên các giác độ sau:

Tính cụ thể, khoa học, rõ ràng của văn bản, thủ tục được ban hành vàyêu cầu thực hiện trên thực tế

Phân công rõ người có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các TTHC quyđịnh, không để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiệnTTHC

Trang 36

Các quy định trong trình tự thực hiện không mâu thuẫn lẫn nhau.

Thứ tám, đảm bảo tỉnh ổn định của quy trình TTHC Tính ổn định của

các loại TTHC quy định giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với côngdân, tổ chức, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, tổ chức.TTHC bị thay đổi tùy tiện làm cho công dân, tổ chức không có đủ điều kiện

để kịp thời tiếp cận, theo dõi các quy định của pháp luật, quy định củaTTHC Ngoài ra, sự thay đổi cũng là yếu tố để tạo ra những sơ hở, dễ lợidụng để sách nhiễu dân Việc thay đổi một cách tùy tiện thực chất là một

hệ thống thủ tục thiếu khoa học ổn định hệ thống TTHC là một vấn đềkhông đơn giản Bản thân sự ổn định đòi hỏi việc xây dựng các loại vănbản quy định TTHC phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và phản ánhtính nghiêm túc của các cơ quan nhà nước trong quan hệ với tổ chức, côngdân Sự ổn định của hệ thống TTHC được quan tâm và trong các trườnghợp cần thay đổi cũng cần phải mang tính chất kế thừa của các loại văn bảnTTHC đã ban hành trước đó

Từ những yêu cầu trên, nhiệm vụ đề ra tiếp tục cải cách hành chính vàcải cách TTHC được đưa ra trong các văn kiện tiếp theo của Đảng tại Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ VIII, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX với nội dung trọng tâm là cải cách hành chính, lấy cải cách TTHC làmkhâu đột phá Vì thực chất, TTHC là bộ mặt, phương thức giao tiếp của Nhànước với công dân, tổ chức; thể hiện cụ thể bản chất nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

1.2.3 Thực hiện thủ tục hành chỉnh theo cơ chế “một cửa”

Cơ chế “một cửa” được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cảicách TTHC nhằm chuyển từ cơ chế “nhiều cửa” trong quan hệ và trình tự giảiquyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước với tổ chức, công dân cũng nhưgiữa nội bộ các cơ quan Nhà nước

Trang 37

Với cơ chế “nhiều cửa” công dân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết côngviệc phải trực tiếp đến từng bộ phận, từng nơi để giải quyết từng công đoạntrong công việc của mình hay gọi là “đi lại nhiều lần”, đến một hoặc nhiều cơquan chuyên môn có liên quan để liên hệ giải quyết công việc của cá nhân, tổchức Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân được tiến hành theo những thủtục phức tạp, qua nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau làm cho tổ chức vàcông dân mất nhiều thời gian, công sức, tiền của và nhiều trường hợp vẫnkhông giải quyết được công việc Cơ chế “nhiều cửa” trong giải quyết quan

hệ hành chính được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khi công dân, tổ chức có yều cầu giải quyết công việc liên quan

đến TTHC như: đăng ký kinh doanh, cấp giấp phép xây dựng, thủ tục chứngthực , thì họ đến liên hệ và tìm hiểu thủ tục cần giải quyết tại cơ quan chuyênmôn thuộc lĩnh vực mà công dân, tổ chức muốn thực hiện

Bước 2: Cơ quan chuyên môn có chức năng tiếp nhận và thụ lý hồ sơ,

hoàn chỉnh hồ sơ thụ lý TTHC đó như: đăng ký kinh doanh, cấp giấp phép xâydựng, thủ tục chứng thực , trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, phê duyệt, sau đó

cơ quan chuyên môn hòan thành hồ sơ theo quy định của quy trình văn thưnhư: điền số văn bản, sao in, đóng dấu, phát hành hoặc xác nhận vào hồ sơ

Bước 3: Trả kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân tại cơ quan chuyên

môn

- Các bước giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”

Tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” trình tự các bướctiếp nhận và giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức về nguyên tắc, quy trìnhtiếp nhận, giải quyết TTHC được thể hiện ở các bước sau:

Bước 1: Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc được quy

định liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quanhành chính nhà nước theo quy định

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ

Trang 38

sơ của tổ chức, công dân đến các cơ quan chuyên môn có liên quan đểgiải quyết.

Bước 3: Các cơ quan chuyên môn liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ

sơ của tổ chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến,trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, phê duyệt, cơ quan chuyên môn hoàn thiệnquy trình văn thư để phát hành kết quả như: điền số, sao in, đóng dấu sau đóchuyển kết quả về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ theo đúng thời gianquy định

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả giải quyết

công việc, lưu trữ kết quả giải quyết, thu phí, lệ phí theo quy định và trả lạicho tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn

Trường họp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộphận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo đến tổ chức, công dân

lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả

Toàn bộ các bước giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa” diễn ra trong

cơ quan hành chính, công dân, tổ chức không phải đến từng cơ quan chuyênmôn để giải quyết từng công đoạn trong công việc

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản để thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa”

Để đảm bảo thực hiện thống nhất, chính xác và có hiệu quả cơ chế “Mộtcửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, tại Điều 2 Quy chế thực hiện

“Một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngtheo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chínhphủ đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong thực hiện cơ chế “Một cửa”như sau:

Thứ nhất, TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

Cần phải nhận ra rằng mọi sự trở ngại phát sinh đều bắt nguồn từ TTHC

do chính cơ quan nhà nước đặt ra, cơ chế “Một cửa” ra đời cũng xuất phát từ

Trang 39

thực tế là TTHC của nước ta còn quá nhiều bất cập, rườm rà Do đó, để thựchiện cơ chế “Một cửa” đạt được hiệu quả cao, các cơ quan HCNN cần thựchiện rà soát, đơn giản hóa những quy định không cần thiết của từng TTHC và

áp dụng đúng quy định của pháp luật TTHC càng đơn giản càng tiết kiệmđược chi phí cho tổ chức, công dân, giúp cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.Theo nguyên tắc này, TTHC thực hiện theo cơ chế “Một cửa” phải rõ ràng vềnội dung, đảm bảo mọi tổ chức, công dân đều có thể hiểu được yêu cầu hồ sơ,điều kiện, trình tự, ở các khâu trong quá trình giải quyết phải chặt chẽ, không

để tình trạng mập mờ, chồng chéo và do cơ quan có thẩm quyền ban hànhtheo đúng quy định của pháp luật

Thứ hai, công khai các TTHC, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân

Nguyên tắc này đảm bảo mọi TTHC thực hiện theo cơ chế “Một cửa” đềuđược công khai để mọi tổ chức, công dân biết và tuân thủ Những nội dung cầncông khai của TTHC như: các loại hồ sơ giấy tờ tổ chức, công dân phải nộp,các mẫu biểu áp dụng trong hồ sơ, phí, lệ phí, thời gian giải quyết của từng loạicông việc Việc công khai các quy định về TTHC phải được thực hiện bằngnhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,niêm yết tại trụ sở của từng cơ quan, đơn vị và một số hình thức khác

Việc công khai như vậy còn có ý nghĩa là để kiểm tra được tính nghiêmtúc của cơ quan hành chính Nhà nước khi giải quyết công việc có liên quanđến tố chức, công dân để tổ chức, công dân biết, làm đúng sẽ hạn chế đượctình trạng phiền hà, sách nhiễu với mục tiêu vì lợi ích riêng của cán bộ, côngchức khi thực thi công vụ

Thứ ba, việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong bộ máy cơ quan HCNN nhằm giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan HCNN

Sự phối hợp giữa các cơ quan HCNN là một hoạt động cần thiết xuất

Trang 40

phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và tính thống nhất của hệ thống Phối hợp ởđây được hiểu là cách thức, phương thức theo đó các cơ quan và những người

có trách nhiệm cùng nhau tiến hành giải quyết công việc theo một trình tự thủtục nhất định

Tổ chức, công dân khi có nhu cầu giải quyết công việc chỉ nộp hồ sơ vànhận kết quả tại cùng một nơi Nếu nội dung công việc đó có liên quan đếnnhiều cơ quan, bộ phận thì sẽ do một cơ quan, bộ phận đứng ra chủ trì phốihợp với các cơ quan, bộ phận khác để giải quyết Do đó, giữa các bộ phậnchuyên môn trong một cơ quan HCNN phải có sự phối hợp chặt chẽ về tráchnhiệm giải quyết, thời gian giải quyết để đảm bảo kết quả phải được trảđúng hẹn cho công dân, tổ chức

Thứ tư, cán bộ, công chức nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tất cả thủ tục giải quyết theo cơ chế “Một cửa” đều được tiếp nhận vàtrả tại bộ phận này và đặt tại trụ sở của cơ quan hành chính Công dân, tổchức không phải đến trực tiếp các bộ phận chuyên môn Theo đó, làm giảmkhó khăn cho tổ chức, công dân khi liên hệ với cơ quan HCNN, đồng thờitránh các hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra khi tổ chức côngdân trực tiếp phải gặp các cơ quan chuyên môn

Thứ năm, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân.

Đây cũng là yêu cầu của cải cách TTHC; Giải quyết công việc nhanhgọn, kịp thời đòi hỏi phải tính toán thời gian cần thiết, hợp lý của quy trìnhthực hiện TTHC và được công khai trong quá trình thực hiện Với tinh thầngiải quyết công việc nhanh nhất, tránh trình trạng “ngâm” hồ sơ, kéo dài thờigian xử lý Bên cạnh đó, cơ quan HCNN tổ chức địa điểm tiếp nhận hồ sơ của

tổ chức, công dân theo cơ chế “Một cửa” đảm bảo thuận tiện và đáp ứng đầy

đủ các phương tiện, điều làm việc và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w