1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới - Văn minh Ai Cập

88 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,86 MB

Nội dung

Một phần kiến trúc của Kim tự tháp, CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC được trang trí bằng HÌNH VẼ, ĐIÊU KHẮC ĐÁ, CHỮ TƯỢNG HÌNH, và CÁC TƯỢNG KHỐI 3D.. Một giả thuyết cho rằng đường dốc đã được s

Trang 1

“tặng phẩm của sông Nile”

(Herodotos)

Trang 3

1.1 Điều kiện tự nhiên

-Nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu

-Điểm nối của 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ

Dương, Thái Bình Dương

→ Thuận lợi cho giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa

Trang 4

Phía Nam, Đông và Tây giáp sa mạc khô cằn

Phía Bắc giáp biển

→ Ai Cập phát triển theo một hướng riêng, độc đáo

Trang 5

- Bắt đầu: xích đạo châu Phi, Kết thúc: Địa Trung Hải

- Dài 6.700km, phần chảy qua Ai Cập dài 700km

- Phần đất đai được bồi đắp rộng 15 – 25km, phía Bắc có nơi rộng 50km

- Mùa nước: tháng 6 – 11

- 2 miền Ai Cập: Thượng Ai Cập (miền Nam), Hạ Ai Cập (miền Bắc)

Trang 6

Trong nhiều thế kỷ, nước sông Nile tràn ngập thung lũng, che phủ một lớp phù sa màu mỡ trên sa mạc Lũ lụt xảy ra từ tháng Bảy đến tháng Chín là kết quả của

những cơn mưa nhiệt đới ở vùng cao nguyên Ethiopia Con sông đạt mức cao nhất trong tháng Mười, sau đó bắt đầu giảm tới mức thấp nhất vào khoảng giữa tháng Tư

và tháng Sáu

Trang 7

Sông Nile gần như là con đường giao thông duy nhất nối liền các vùng miền của Ai Cập với nhau Chao đến tận thế kỷ XIX, giao thông đường bộ gần như vẫn chưa được biết đến

Trang 8

Sông và sa mạc là hai yếu tố quan trọng tạo nên thế giới quan của người Ai Cập, trong đó

sự sống và cái chết là là nội dung chủ yếu

Trang 9

1.2 Đặc điểm dân cư

• Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới

• Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng

• Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang:

hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản

• Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh Họ cần cù chăm chỉ

• Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh Họ là những người

tháo vát và lanh lợi.

Trang 10

2 Các thời kỳ lịch sử

của Ai Cập cổ đại

• Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN)

• Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN)

• Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN)

• Thời kỳ Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN)

• Thời kỳ bị chia cắt và ngoại tộc thống trị (TK X – I TCN)

Trang 12

vẽ biểu hiện âm tiết Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng

1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái Loại chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.

• Chữ viết cổ này thường được viết trên

đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus Bút được làm từ thân cây sậy Mực được làm

từ bồ hóng

-

Trang 14

KIẾN TRÚC: Người Ai Cập

cổ đại xây dựng các kim tự tháp, đền đài và lăng tẩm của họ bằng đá – vật liệu bền vững nhất

Các công trình xây dựng đều rất kỳ vĩ, cao lớn, đòi hỏi một sự hiểu biết rất cao về đo đạc, xây dựng và huy động một số lượng

khổng lồ nhân lực, vật lực

Trang 15

Một phần kiến trúc của Kim tự tháp, CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC được trang trí bằng HÌNH VẼ, ĐIÊU KHẮC ĐÁ, CHỮ TƯỢNG HÌNH, CÁC TƯỢNG KHỐI 3D Các tác phẩm nghệ thuật này diễn tả các câu chuyện liên quan đến các Pharaoh, thần linh, cuộc sống cộng đồng, các loại cây lương thực, chim và động vật.

Trang 19

Một trong những bí ẩn cổ xưa nhất của Ai Cập xoay quanh các kim tự tháp

Trang 20

- Nơi chôn cất vua, quý tộc

- Nơi tích cữ của cải, lương thực (kho thóc và kho bạc)

Kim tự tháp để làm gì?

Trang 21

Kim tự tháp được xây dựng như thế nào?

Trang 22

Một giả thuyết cho rằng đường dốc đã được sử dụng để chuyên chở các khối đá trên xe trượt bằng gỗ lên mặt bên của kim tự tháp Các đường dốc đã được bôi trơn bằng nước để giảm ma sát khi vận

chuyển các khối đá Người ta tính toán chỉ cần khoảng 10 người là

có thể kéo được một tảng đá lên một đoạn dốc, và sẽ có nhiều đoạn dốc quấn quanh các mặt bên của kim tự tháp Người ta cũng sử

dụng các thanh gỗ để bẩy đá vào vị trí

Lý thuyết về mặt phẳng nghiêng

Trang 23

Các mặt phẳng nghiên để vận chuyển đá xây dựng kim tự tháp

Trang 24

Đá trên các thanh trượt

Trang 25

Đổ nước để bôi trơn mặt phẳng nghiêng

Trang 26

Bẩy một khối đá vào vị trí

Trang 27

LÝ THUYẾT CẦN CẨU GỖ: vận dụng nguyên tắc đòn bẩy, với một đối trọng

để nâng khối đá lên cao

→ không thuyết phục vì ở Ai Cập khó tìm được cây gỗ có khả năng làm đòn bẩy và chịu được sức nặng của khối đá (trung bình 2,5 tấn)

LÝ THUYẾT SỬ DỤNG RÒNG RỌC: sử dụng ròng rọc treo trên các dốc để nâng các khối đá lên

Các giả thuyết xây dựng

kim tự tháp khác

Trang 28

Các Kim tự tháp có lẽ không sử dụng nhiều NÔ LỆ, bởi lúc đó nô lệ không được dùng nhiều ở Ai Cập Lực lượng chính có lẽ là NÔNG DÂN CÔNG XÃ, họ được yêu cầu phục dịch trong một khoảng thời gian nhất định Tiền công kiếm được cũng rất khá để bổ sung cho nguồn thu nhập của gia đình

Trang 29

Các Kim tự tháp không đứng đơn lẻ, nó là một bộ phận trong một phức hợp công trình liên quan đến việc chôn cất của gia đình nhà vua và quý tộc

Trang 31

NHÀ NƯỚC TÔN GIÁO là hai yếu tố gắn liền với nhau trong Ai Cập cổ địa Các PHARAOH là người đứng đầu quốc gia, đồng thời cũng là đại diện thiêng liêng trên trái đất của các vị thần

• Tôn giáo và nhà nước mang lại trật tự cho xã hội thông qua:

– Việc xây dựng các ĐỀN THỜ

– Việc tạo ra LUẬT PHÁP

– THUẾ

– Các TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

– THƯƠNG MẠI với các nước láng giềng

– Tổ chức QUÂN ĐỘI bảo vệ lợi ích của đất nước

Trang 32

hệ thống pháp luật, và các tài liệu lưu trữ

QUAN TƯ TẾ: đại diện va quản lý các hoạt động tế lễ, giao tiếp với thần linh

THẦY TU

THỢ THỦ CÔNG, NGHỆ SĨ, KỸ SƯ

NÔNG DÂN CÔNG XÃ, NÔ LỆ

HOÀNG GIA

• NOMARCH: đứng đầu các nome (cả nước chia thành 42 nome, đơn vị hành chính cơ bản)

Trang 33

Trên các bức chạm khắc ở đền đài, các Phoraohs thường được miêu tả như những chiến binh dũng mãnh, là người đại diện của thần linh.

Trang 34

Không phải tất cả

Pharaohs là nam giới Có

ít nhất 3 phụ nữ lên ngôi, như nữ hoàng Hatshepsut,

nữ hoàng Cleopatra

Trang 35

PHỤ NỮ HOÀNG GIA: Mẹ, vợ, con gái vua và họ hàng của vua Vua có nhiều vợ nên GIA TỘC rất lớn

Nhiều nhất là vua Rameses II, có 8

vợ và hơn 100 người con

Để giữ sự tinh khiết của dòng máu hoàng gia, thường KẾT HÔN NỘI TỘC, vua kết hôn với chị em gái của mình

Trang 36

Tiếp theo Pharaohs, người đứng đầu

bộ máy phục tùng vua là các QUAN TỂ TƯỚNG

Người ở vị trí này thường là các hoàng

tử hoặc là một người có khả năng đặc biệt và rất trung thành

Họ trực tiếp điều khiển và giải quyết các vấn đề đưa lên TÒA ÁN TỐI CAO

Họ là người tiếp nhận và tổ chức thực hiện các MỆNH LỆNH HOÀNG GIA.

Họ truyền mệnh lệnh đến các thị trấn, làng mạc, điều hành việc XÂY DỰNG

THU THUẾ

Trang 37

Người Ai Cập cổ đại vẫn rất ý thức về xã hội phân tầng, và các rào cản giữa các lớp khá cứng nhắc.

Leo lên bậc thang xã hội là khó khăn, nhưng nó có thể đạt được thông qua những thành tích xuất sắc trong các ngành nghề như của các thầy thông giáo và quân đội

Quân đội đã tham gia vào các nhiệm vụ chiến tranh và thương mại, giúp duy trì chủ quyền của Ai Cập và mở rộng lãnh thổ của mình

Trang 39

Chữ viết Ai Cập là một trong những loại chữ viết đầu tiên của thế giới loài người (sau chữ Sumer)

Xuất hiện lần đầu trên đá và đồ gốm có niên đại từ 3100 TCN đến 3000 trước công nguyên, nó vẫn được sử dụng trong gần 3.000 năm

Dòng chữ tượng hình cuối cùng được viết vào năm sau Công nguyên 394

Trang 40

Chữ tượng hình trong tiếng là tinh là

HIEROGLYPH (sự chạm khắc thiêng liêng)

Thường được thể hiện trên

Trang 41

Các ngôn ngữ cổ xưa đã được viết bởi KÝ LỤC Từ nhỏ họ đã phải tập trung học tập rất gian khổ

Khi đạt được các thành tích xuất sắc họ có thể được thăng tiến nhanh

chóng

“Tầng lớp váy trắng” (một sự ám chỉ đến việc sử dụng quần áo bằng vải lanh màu trắng như là một dấu hiệu cho địa vị của họ)

Trang 42

Hãy là một người ghi chép

Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những việc mệt nhọc và bảo

vệ bạn khỏi tất cả các loại công việc phục dịch

Trích từ một văn bản của thầy thông giáo thời cổ đại ở Ai Cập.

Trang 44

Quy tắc vẽ 1 người đàn ông

Được chia thành 18 ô và phải tuân thủ tuyệt đối, làm cho hình

vẽ trở nên cứng nhắc và ít được sáng tạo

Đôi mắt và vai, tay được thể hiện không đúng thực tế

Trang 45

Các văn bản chạm khắc trên vách kim tự tháp, lăng mộ, được coi như là phương tiện để giúp các vua đi qua hai thế giới, đảm bảo tái sinh và sự sống đời đời

Các kim tự tháp được coi là các tác phẩm tôn giáo lâu đời nhất trong lịch sử loài người

Trang 46

SỰ PHÁN XÉT là một cách để đạt được cuộc sống mới sau khi chết đi Người thực hiện việc này là thần Osiris với chiếc lông đà điểu đội trên mũ – biểu tượng của sự thật và công lý

Những người tốt được đi qua để đến với thế giới bên kia

Những người độc ác, xấu xa bị ném cho Amemet – quái thú có hình dạng lưng của một con hà mã, bờm của một con sư tử, và đầu của một con cá sấu

Trang 47

QUYỂN SÁCH CỦA CÁI CHẾT chứa khoảng 190 chương phép thuật để hỗ trợ những người đã chết trên hành trình sang thế giới bên kia.

Các nội dung ban đầu được viết trên giấy cói và đặt gần người chết

Một câu thần chú được trong tim của người chết Sau đó, các phép thuật được viết trên mảnh vải được quấn quanh xác ướp

Trang 49

TÔN GIÁO là chất keo gắn kết các cộng đồng địa phương với nhau để hình thành dân tộc Nó tạo ra sự hiểu biết chung và giá trị chung là rất cần thiết cho sự phát triển của một nền văn minh.

Trang 50

Trong giai đoạn đầu của tư tưởng con người, khái niệm về THẦN LINH không tồn tại.

Người Ai Cập thuở ban đầu quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên

và các thế lực kiểm soát các hiện tượng này

Họ không tôn thờ một hình thức

cá nhân thần linh nào cả

Giai đoạn này của sự phát triển tôn giáo được gọi là HUYỀN THOẠI.

Trước khi các khái

niệm về thần linh

tồn tại, quyền lực

huyền diệu được

biểu hiện qua

quyền trượng

Trang 51

Khi xã hội loài người phát triển, người dân dần dần đạt được một mức độ của bản sắc cá nhân.Với một cảm giác cao hơn của

cá nhân, con người bắt đầu hình thành các vị thần trong một hình thức cá nhân

giai đoạn phát triển này được gọi

THẦN THOẠI

Tại Ai Cập, quá trình này bắt đầu trong thời kỳ tiền sử muộn, khi chữ viết được phát minh ra được

và huyền thoại đã được xây

dựng

Trang 52

Ở giai đoạn này, mỗi thành phố Ai Cập có vị thần riêng của nó đại diện bởi một động vật (chẳng hạn như một con mèo, chó rắn hổ mang).

Cuối cùng, các vị thần đã được nhân hóa và có được các thuộc tính và các hoạt động của con người

Các ngôi đền ở các thành phố lớn trên khắp đất đã được xây dựng để tôn kính các vị thần địa phương

Sau đó hình thành một mô hình thần thoại chung, dựa trên gia đình huyền thoại của OSIRIS, ISIS và HORUS

Trang 53

Giống như tất cả các tôn giáo, ở Ai Cập là đa thần giáo Nó phát triển qua nhiều thế kỷ từ đó nhấn mạnh

vị thần địa phương thành một tôn giáo quốc gia với một số lượng nhỏ của các vị thần chính

Một số nhà thần học cho rằng vị thần có quyền lực nhất và phổ biến

ở Ai Cập là thần Mặt Trời

Không có hệ thống niềm tin duy

nhất, nhưng người Ai Cập chia sẻ

sự hiểu biết chung về sự sáng tạo thế giới và khả năng quay trở lại thế giới hỗn mang nếu các lực lượng phá hoại của vũ trụ được giải

phóng

Trang 54

Bên trong một ngôi đền

Trang 57

Người Ai Cập cổ đại tin vào SỰ HỒI SINH và sự sống đời đời Niềm tin này được bắt nguồn từ những gì họ quan sát mỗi ngày.

Mặt trời rơi xuống chân trời phía tây mỗi buổi tối và được tái sinh vào sáng hôm sau ở phía đông

Cuộc sống mới nảy mầm từ hạt gieo xuống đất, và mặt trăng mọc rồi lặn

Họ cho rằng, có cuộc sống mới sau khi chết đi và có thể hồi sinh Nhưng có những điều kiện nhất định

Ví dụ, cơ thể phải được bảo tồn qua ướp xác và đưa ra một ngôi mộ trang bị đúng với tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống trong thế giới bên kia

Trang 58

Khoảng 450 trước công nguyên, sử gia Hy Lạp Herodotus đã ghi chép về nghệ thuật ướp xác.

Não được lấy ra qua cá lỗ mũi bằng một cái móc sắt, và

những gì các móc không thể lấy ra được thì dùng thuốc để

hòa tan Tiếp theo toàn bộ nội tạng được lấy ra, các khoang

của cơ thể được rửa sạch… Sau đó họ đưa vào trong cơ

thể các loại hương liệu (ngoại trừ trầm hương) Cuối cùng

khâu xác chết lại, ướp bằng natron, đậy kín toàn trong 70

ngày Khi giai đoạn này kết thúc, cơ thể được rửa sạch và

sau đó bọc từ đầu đến chân trong vải lanh đã được cắt

thành các dải và bôi lên mặt một chất sáp, được tô vẽ thành

hình mặt người- Herodotus

Trang 59

Natron, một chất khử trùng, là thành phần chính được sử dụng trong quá trình ướp xác Đây là hợp chất natri cacbonat và natri bicarbonate (muối và baking soda), natron.

Trang 60

Nguyên liệu ướp xác

Trang 61

CÔNG CỤ ƯỚP XÁC

Việc ướp xác sử dụng rất ít công

cụ Bộ công cụ cơ bản bao gồm một con dao, móc đồng, mtooj công cụ như rìu nhỏ mỏng dẹt để nạo bỏ nội tạng, một kênh gỗ để

đổ nhựa vào khoa sọ não qua đường mũi

Trang 62

Akh là đại diện của ánh sáng linh hồn sau khi chết

Trang 63

Cuộc hành trình đến thế giới bên kia được coi là đầy nguy hiểm Qua lớp vỏ trái đất, xác ướp đi qua thế giới bên kia, nơi sinh sống của những con rắn khổng lồ, rồng phun lửa và bò sát có năm cái đầu Khi đến cõi chết, người chết phải đi qua bảy cửa, đọc chính xác một câu thần chú ma thuật tại mỗi điểm dừng Nếu thành công, họ đến gặp OSIRIS, nơi phán xét.

Trang 64

Ở đây, các Thần Chết cân trái tim để đánh giá con người trên trần thế có sống tốt hay không

Trái tim người bị phán xét được đặt trên một đĩa cân, được cân bằng bởi một chiếc lông gắn với hình ảnh của Maat – nữ thần của sự thật và công lý

Nếu cán cân thăng bằng, thì đó là người tốt và sẽ được bất tử Nếu không, đó

là người xấu và sẽ bị nữ thần Amemet nuốt chửng Điều này có nghĩa là người xấu sẽ không được sang thế giới bên kia

Trang 65

Khi một Pharaoh qua được sự kiểm tra của các vị thần, ông được nhập với thần Osiris, sau đó đi xuyên qua thế giới bên kia bằng thuyền mặt trời, sống cùng các vị thần ở Thiên Đường và đạt được sự bất tử.

Trang 67

Lũ lụt của sông Nile khiến cho dải đất hẹp ở hai bên sông rất màu mỡ Người nông dân sớm làm nông nghiệp thâm canh Họ trở thành lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội Khi nước lũ rút đi, họ bắn đầu gieo hạt và cày cấy, họ sớm biết sử

dụng lưỡi cày bằng gỗ đầu, sử dụng máy cày bằng gỗ nguyên thủy

Ngoài lúa mạch và lúa mì, một lượng lớn các loại rau được trồng như: hành tây, tỏi, tỏi tây, đậu, củ cải, bắp cải, dưa chuột, và rau diếp Cũng có những trái cây như

chà là, sung, lựu, dưa hấu và nho

Hoa ở Ai Cập cũng rất nhiều, vì vậy họ nuôi ong để lấy mật Lanh được trồng để làm khăn trải, và Papyrus là nguyên liệu để làm giấy, dây thừng, chiếu, dép và chiếc xuồng nhẹ

Trang 68

Làm đất bằng cày và cuốc Găt, gieo hạt Xát lúa

Mặc dù đất được canh tác bởi những người nông dân, nhưng nó lại thuộc sở hữu của vua, các quan chức và những ngôi đền Nông dân phải nộp tô thuế

Họ được phép giữ lại một phần thu hoạch của mình Nếu họ không sản xuất đủ để nộp thuế họ sẽ bị trừn phạt nghiêm khắc

Trang 69

Vào giữa tháng Chín, nông dân chặn kênh rạch để giữ lại nước cho đồng ruộng.

SHADUF là một công cụ thủy lợi hữu dụng mà ngày nay vẫn còn duy trì để lấy nước từ kênh rạch và ruộng

Một người có thể sử dụng nó bằng các đong đưa gàu nước

từ kênh vào ruộng

Trang 70

CHĂN NUÔI rất quan trọng đối với nền kinh tế Ai Cập, cung cấp thịt, sữa, da, và phân làm chất đốt.

Các vật nuôi gồm gia súc, bò, cừu, dê, lợn, vịt và ngỗng

Bò được sử dụng làm sức kéo để tăng năng suất nông nghiệp

Người chăn gia súc sống một cuộc sống bán du mục, chăn súc vật của họ trong các đầm lầy của sông Nile

Trang 71

Lúa mạch và lúa mì được sử dụng để làm bia và bánh mì – những món ăn chính của người Ai Cập Ngũ cốc được thu hoạch và bảo quản trong kho thóc.

Số lượng thu hoạch mỗi mùa đã vượt xa nhu cầu của đất nước, một số

lượng lớn đã được xuất khẩu sang các nước lân cận, đem về một nguồn lợi không nhỏ cho ngân khố

Ngày đăng: 26/10/2016, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w