Ngay đoạn đầu của xa lộ Đại Hàn là làng Đại học, đây là nơi tập trung nhiều trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh như đai học thể dục thể thao, đại học kinh tế, đại học khoa học xã hộ
Trang 1THUYẾT MINH VỀ TUYẾN ĐIỂM VŨNG TÀU
Từ trung tâm thành phố chúng ta chạy ra ngã tư hàng xanh và đi theo đường Điện Biên Phủ qua cây cầu đầu tiên đó là cầu Văn Thánh Qua khỏi cây cầu này nhìn về phía bên phải là khu du lịch Văn Thánh
Khu du lịch Văn Thánh
Vị trí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, về phía đông thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quận Bình Thạnh, hướng ra thành phố Vũng Tàu Đặc điểm: Khu du lịch Văn Thánh hay còn gọi là công viên Văn Thánh là nơi thường tổ chức những đêm lễ, trình diễn thời trang, thi sắc đẹp để tuyển diễn viên điện ảnh Khu du lịch Văn Thánh có tổng diện tích diện tích 77.000 m2, phần hồ chiếm khoảng 2 ha, khu du lịch mát mẻ, rộng rãi phù hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn Nằm trong khu vực rộng rãi bên bờ sông Thị Nghè, nhánh của sông Sài Gòn - Văn Thánh là nơi vui chơi giải trí của dân chúng Sài Gòn Buổi tối Văn Thánh luôn rộn rã tiếng nhạc và sàn nhảy trong không khí mát rượi của sông nước, của vườn cây bạch đàn
Tiếp tục chuyến đi chúng ta sẽ đi qua một trong những cây cầu lớn của thành phố Hồ Chí Minh Đó chính là cầu Sài Gòn Trong hành trình xe sẽ đi qua cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Cầu được công ty Johnson_Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành Cầu dài 1010m, gồm 22 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996 Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí
54 triệu fancs từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng 430-XB80, có 4 làn xe,
có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh
Ngay bên cạnh cầu Sài Gòn là khu Tân Cảng Đi qua hết cầu Sài Gòn chúng ta sẽ đi trên một con đường có tên là Xa Lộ Hà Nội Qua khỏi cầu khoảng 1 km nhìn về bên phải chúng ta sẽ thấy một Metro khá lớn
MêTro
Metro làm việc 7 ngày trong tuần kể cả ngày lễ, thời gian mở cửa từ 6 giờ sáng đến 9 giờ 30 tối Metro là 1 hình thức kinh doanh được biến đổi nhằm mục đích tiết kiệm tiền bạc
và thời gian của bạn Là 1 tập đoàn được phép hoạt động theo phương thức thanh toán tiền mặt & tích trữ hàng tại Việt Nam
Đi khoảng 3 km nữa chúng ta sẽ đi qua trạm thu phí Cách trạm thu phí không xa là ngã ba Cát Lái, đi quận 2 Tại đây đang còn xây dựng cầu vựơt có quy mô khá lớn và hiện đại nhằm giải quyết phần nào tình hình ảnh tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố
Đi qua ngã 3 này một đoạn nhìn về bên phải chúng ta sẽ thấy quán cơm tấm Ninh Giang Cơm ở đây khá ngon, giá cả cũng phải chăng Qua khỏi cầu Rạch Chiếc chúng ta đã đến với địa phận của quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức
Diện tích: 47,46 km², dân số năm 2006 hơn 250.000 người
Quận Thủ Đức là một quận phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1997, phía nam của Huyện Thủ Đức đã được chia thành hai quận mới là Quận 9 và Quận Thủ Đức Quận
Trang 2Thủ Đức có 12 phường: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình Trên địa bàn của quận này có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, Công viên nước Sài Gòn Sau khi đi qua cầu Rạch Chiếc, đi thêm một đoạn đường nữa, nhìn về bên trái các bạn sẽ thấy nhà máy xi măng Hà Tiên
Công ty xi măng Hà Tiên
Công ty xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại Miền Nam Hơn 40 năm qua, Công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng
Công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế 1.500.000 tấn
xi măng/năm
Cách nhà máy xi măng Hà Tiên không xa chúng ta sẽ thấy nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức nằm ở phía Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 12 km, có tổng diện tích 15,5 ha
Địa chỉ: km thứ 8 Xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là một trong những nhà máy điện lâu đời nhất ở miền Nam hiện vẫn còn hoạt động tốt, và vẫn phát điện lên lưới điện Quốc gia
Nhà máy điện Thủ Đức đã được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức với chức năng chính là phát điện lên lưới điện quốc gia Công ty này trực thuộc Tập đoàn Điện lực
Đi qua nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, chúng ta sẽ tới ngã tư Bình Thái, rẽ qua bên tay trái đi chừng 3 km sẽ tới chợ Thủ Đức và bưu điện Thủ Đức Tiếp tục chạy trên xa lộ Hà Nội chúng ta sẽ đi qua một ngã tư nữa, đó là ngã tư Thủ Đức Ngay bên góc phải cuả ngã tư là siêu thị Coopmart và bên góc trái là trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật và nhà máy nước
Qua ngã 4 Thủ Đức, xuôi theo một con dốc khá dài, đến khoảng giữa của con dốc nhìn
về bên tay trái của quý khách là nhà máy Cocacola và đi thêm khoảng 500 m nữa nhìn về bên phải là khu công nghệ cao Đây là khu công nghệ vừa mới đựơc xây dựng vào năm 2002 với quy mô khá lớn và hiện đại
Khu Công Nghệ Cao Thành Phố Hồ Chí Minh
Được thành lập từ tháng 10-2002, đến nay Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh
có diện tích trên 573,4 ha và đã xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản
lý hoạt động trên 300 ha và hiện nay đang đầu tư xây dựng 46 dự án, trong đó có 11 dự án cơ
sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông…; 31 dự án xây dựng khác trong đó có các hạng mục công trình phục vụ, quản lý, điều hành, xây dựng và có 2 phòng thí nghiệm - công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ nano, trung tâm đào tạo
Trải qua gần 5 năm hình thành và phát triển, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển thành một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong nước
Đây sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển Công nghiệp cao và là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và sản xuất công nghiệp cao
Trang 3Tiếp tục chuyến đi, qua khu công nghệ cao chúng ta sẽ đi qua gầm cầu vựơt Đây gọi
là ngã ba trạm hai là diểm giao nhau giữa xa lộ Hà Nội và xa lộ Đại Hàn Ngay đoạn đầu của
xa lộ Đại Hàn là làng Đại học, đây là nơi tập trung nhiều trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh như đai học thể dục thể thao, đại học kinh tế, đại học khoa học xã hội va tự nhiên…
Cách ngã 3 trạm 2 không xa theo chiều của chuyến đi về bên phải là khu du lịch Suối Tiên một điểm vui chơi, giải trí có quy mô lớn và thu hút khá đông du khách trong nước và quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh
Suối Tiên
Vào năm 1987 Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm, và đã từng là căn
cứ địa cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ… Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp Suối Lồ Ô (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục Km qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt đất này , để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai Lúc đó, Suối Tiên còn cả một khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại Tại đây còn
có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu Dân trong vùng kể lại : “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, thờ phụng” Phải chăng bảy cô gái đã qui tiên trở nên linh thiêng thành Tiên, cứu
độ cho đời, nên suối này có tên gọi là “Suối Tiên” và được lưu truyền đến ngày nay Từ khung cảnh thiên nhiên và truyền thuyết ấy, ý tưởng xây dựng nơi đây thành một khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia đã bắt đầu
Ông Đinh Văn Vui đã bắt tay xây dựng "Lâm Trại Suối Tiên" với mục đích lâu dài ẩn chứa bên trong : Lâm trại là tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai Quá trình sản xuất của lâm trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra, nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du lịch
Ngày 02 tháng 09 năm 1995, nhân kỷ niệm Quốc Khánh Nước CHXHCN Việt Nam,
Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan
Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với chủ đề chính là trở về cội nguồn văn hóa dân tộc, đã tạo dựng các công trình qui mô, độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử, khơi gợi trong mỗi du khách đến tham quan lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào là Con Rồng Cháu Tiên
Tính đến nay, DLVH Suối Tiên đã cho ra đời hơn 150 điểm tham quan, vui chơi và giải trí để phục vụ du khách, trên diện tích rộng hơn 55 ha, với tổng trị giá tài sản 1200 tỷ đồng Hiện nay công ty đang mở rộng giai đoạn 2 với diện tích 50 ha, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, nâng tổng diện tích của DLVH Suối Tiên lên 105 ha, với tổng vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng
Qua hết khu du lịch Suối Tiên sẽ có một con đường dẫn vào sân golf Thủ Đức cũng nằm về bên tay phải Chạy thêm một đoạn nữa là nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh
Đi thêm một đoạn đường nữa là chúng ta tới Hàm Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương Đi một đoạn nữa là gặp ngã 3 Tân Vạn đi Dĩ An và cầu Đồng Nai, một cây cầu huyết mạch dãn vào thành phố Hồ Chí Minh Đi trên cầu Đồng Nai, nhìn ngược về bên phải là cảng Bình Dương
và xa xa về bên trái là cù lao Phố
Cù lao Phố
Từ thác Trị An chảy ra biển đông, dòng chảy sông Đồng Nai để lại nhiều cù lao lớn nhỏ trong đó ở địa phận Biên Hòa dòng chảy bỗng chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất
Đó chính là Cù Lao Phố hay còn gọi là Nông nại Đại Phố- nay là xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa với diện tích 6,93km2
Trang 4Sử sách chép : năm 1679, Tổng binh Trần Thượng Xuyên dẫn theo một đoàn người xin cư trú tại việt Nam và được Chúa Nguyễn chấp thuận cho vào đất Đông Phố (nay là Cù Lao Phố) khẩn hoang Khi đến Cù Lao Phố, Ông đã cùng người dân địa phương xây dựng nơi đây thành thương cảng lớn Đường xá được mở rộng, phố xá được xây dựng, chợ búa được thành lập, hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu ngoại quốc lui tới buôn bán.Trong lịch sử phát triển của mình cù Lao Phố phát triển nhiều ngành nghề như : dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, nghề gốm, đúc đồng, làm mộc, làm pháo, nấu mía lấy đường
Thế nhưng cuộc chiến năm 1776 giữa Tây Sơn và Nguyễn ánh đã tàn phá đi kiến trúc phong quang của Cù Lao phố, nay không còn dấu vết Thời kỳ hoàng kim của Cù Lao Phố đi vào dĩ vãng, hoàn thành sứ mạng của đô thị cổ, một thương cảng sầm uất nhất phương Nam
Từ sau ngày giải phóng, người dân Cù Lao Phố đã biến cải vùng đất này thành vựa lúa lớn của Biên Hòa ở Cù Lao Phố hiện nay còn 5 ngôi chùa, 3 tịnh xá, 11 ngôi đình, 3 ngôi miếu Có thể nói Cù Lao Phố còn tồn tại nhiều dạng hình thức tín ngưỡng, tạo thành một cơ cấu đan xen hòa trộn lẫn nhau
Tiếp tục chuyến đi, chúng ta sẽ tới ngã 3 Vũng Tàu Tai đây chúng ta sẽ chạy theo quốc lộ 51 để đến với Vũng Tàu Còn nếu các bạn chạy thẳng thì sẽ đến với khu công nghiệp Biên Hoà 1 và 2 Ngay góc ngã 3 có siêu thị Big C Và chúng ta sẽ đi theo quốc lộ 51 để đến Vũng Tàu Nhìn về bên trái của quốc lộ là khu công nghiệp Long Bình Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đến với địa phận huyện Long Thành
Huyện Long Thành
Nằm ở phía Tây nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp TP Biên Hòa và huyện Thống Nhất; Phía Nam-Đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tây nam giáp huyện Nhơn Trạch; Tây giáp TP HCM
Tổng diện tích tự nhiên: 534,82 km2, chiếm 9,07% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh Dân số năm 2006: 211.801 người, mật độ dân số 396,02 người/km2
Huyện có 19 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Long Thành và 18 xã
Trước khi tới dốc 47, phía bên quốc lộ có tượng phật và cách đó không xa là ngã 3 Thái Lan Từ ngã 3 này chúng ta sẽ đến với trường sĩ quan Lục Quân II
Trường sĩ quan Lục Quân II
Trường Sĩ quan Lục quân 2 là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) ở khu vực phía Nam, Việt Nam Bắt đầu từ năm 1998, nhà trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học quân sự
Tiền thân là Trường Quân chính trung, sơ cấp Quân Giải phóng miền Nam, thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1961 tại Hòa Hiệp, Tân Biên, Tây Ninh, , vào thời điểm khởi đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Để bảo đảm yếu tố bí mật, an toàn, từ năm 1961 đến năm 1975, nhà trường đã 5 lần thay đổi phiên hiệu, 9 lần chuyển địa điểm đóng quân
Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, chúng ta sẽ nghĩ và thưởng thức sữa tươi tại Bò Sữa Long Thành ở đây còn bán một số sản phẩm làm từ sữa bò và các sản phẩm khác như các loại cá khô, các loại bánh kẹo…
Qua khỏi sữa bò Long Thành là tới thị trấn Long Thành
Long Thành là một thị trấn của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Long Thành có vị trí địa lý chiến lược và thuận lợi phát triển kinh tế; giáp Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Long Thành đang được đầu tư với qui mô lớn: sân bay quốc tế Long Thành dự kiến lớn nhất Việt Nam
Trang 5Cách thị trấn Long Thành không xa , phía bên tay phải là con đường dẫn vào đô thị, khu công nghiệp Nhơn Trạch
Khu công nghiệp Nhơn Trạch
Khu công nghiệp có diện tích là 430 ha
Khu công nghiệp cách trung tâm TP.HCM 50 Km (đường dự kiến đường xây mới là 20Km), cách ga Biên Hòa 20 Km, Tp Bà Rịa – Vũng Tàu 70 Km, cách cảng Gò Dầu 20 Km, Cảng Vũng Tàu 60 Km, cảng Phú Mỹ 27 Km, cách Sân bay Quốc tế Long Thành 7 Km (năm
2008 xây dựng)
Qua hết huyện Long Thành là chúng ta tới địa phận của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông
Năm 2005 dân số của tỉnh là 913.100 người, với diện tích là 1.982,2 Km²
Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa
Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A 2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép
Chúng ta sẽ đi qua huyện Tân Thành
Huyện Tân Thành
Tân Thành là một huyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Huyện Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, giáp thị xã Bà Rịa và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai Tại huyện này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại thị trấn Phú
Mỹ (huyện lỵ)
Ngay đầu huyện, về phía bên tay phải là nhà máy Vedan và đi thêm một đoạn nữa các bạn nhìn về bên tay trái là núi Thị Vãi
Núi Thị Vãi
Núi Thị Vãi là một địa danh ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngọn núi cao
470 m, con sông sâu 20 m, cảng lớn (tương lai 20 triệu tấn/năm), cây cầu ngay cửa ngõ vào tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên Quốc lộ 51
Trong nhiều văn bản hành chính, trên báo, đài địa phương từ trước đến nay địa danh này được viết là Thị Vải (dấu hỏi) Nếu suy nghĩa của từ thì có thể hiểu "Thị Vải" là "chợ vải", dù rằng từ trước đến nay vùng này không có chợ vải nào nổi tiếng đến mức trở thành tên đất như thế
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, viết đầu thế kỷ 19, cho biết: "Núi
Nữ Tăng (tức núi Thị Vãi) tục gọi núi Bà Vãi, trước có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, kén chọn lỡ thời Sau khi cha mẹ chết mới lấy chồng, không bao lâu người chồng chết, thề quyết không đi bước nữa, khổ vì bọn thế hào cứ sai người mối lái đến quấy nhiễu, bèn trốn
Trang 6đời, cắt tóc đi tu, dựng am ở đỉnh núi, tự làm sư thầy tụng niệm tu trì, bèn nên chánh quả Người ta nhân đó mà gọi tên núi" Sách Đại Nam nhất thống chí, viết nửa sau thế kỷ 19, cũng
có những lời tương tự và ca tụng bậc chân tu Lê Thị Như vậy, tên gọi Thị Vãi đã có 200 năm nay Từ tên núi, Thị Vãi được dùng để gọi tên sông, tên cầu và gần đây là cảng nước sâu trên vùng đất này Theo các sách trên, chữ "vãi" nguyên gốc ban đầu của địa danh có nghĩa là
"người đàn bà đi tu theo Phật giáo" (chứ không phải "vải", là đồ dệt bằng sợi bông)
Nằm kề quốc lộ 51 thuộc địa phận thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rại - Vũng Tàu, kề bên núi Thị Vãi là Núi Dinh
Núi Dinh
Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía
Đầu thế kỷ XX ở đây là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ Dưới tán rừng giá là nơi cư trú của các loài động vật : hổ, khỉ, nai, dọc, gấu, heo, hoẵng, sóc, chồn, cây hương, kỳ đà Lợi dụng địa hình hiểm trở ở đây, cuối năm 1952 Thị uỷ
Bà Rịa đã bí mật chuyển căn cứ hoạt động từ rừng Sác, xã Long Sơn vê Núi Dinh Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường Đông Nam bộ
Căn cứ núi Dinh trải dài trên một diện tích rộng có địa hình phức tạp, địch biết nhưng chúng không thể nào tìm được nơi hoạt động cụ thể của lực lượng cách mạng Có thể nói mỗi hốc đá, mỗi lùm cây, một bờ suối đều tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chiến sĩ lập nên những kỳ tích anh hùng Năm tháng qua đi, những địa danh Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang Mai, Chùa Diệu Linh, Bưng Lùng, Hang Dơi mỗi lần nhắc đến đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động
Khu công nghiệp Mỹ Xuân
Quy mô : 301 ha
Khu công nghiệp thuộc vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương Thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không
Khu công nghiệp nằm cạnh Quốc lộ 51, cách thành phố Hồ Chí Minh 55km, Vũng Tàu 45km, cảng Gò Dầu 2 km, cảng Phú Mỹ 6km
Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Thuỵ Sĩ, Malaysia, Nhật, Mỹ đầu tư phát triển các nhà máy tại khu công nghiệp, điển hình là các Công ty: Công ty TNHH thép không rỉ QianDing, Công ty TNHH Công nghiệp gốm sứ Bạch Mã, Công ty Gạch men Hoàng Gia, Công ty TNHH Công nghiệp kính Việt Nam, Công ty Xay lúa mì Việt Nam, Công ty Park Austraylia
Gần đó là Nhà máy Nhiệt điện phú mỹ Ngành nghề - sản phẩm: Cung cấp điện năng cho hệ thống điện quốc gia; bảo trì, sửa chữa, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp và tương tự
Nhà máy điện Phú Mỹ
Nhà Máy Điện Phú Mỹ là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), được chính thức thành lập ngày 15/02/1997
Nhà máy hiện đang quản lý vận hành sửa chữa các tổ máy phát điện tua bin khí thuộc
dự án Phú Mỹ 2.1, 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 1 chu trình hỗn hợp với tổng công suất hiện nay là 1.655 MW, và đang tiếp tục xây dựng, phát triển các dự án mới để nâng tổng công suất Nhà máy lên tới 2.420 MW vào năm 2004-2005, và thực hiện chức năng bảo trì sửa chữa các tổ máy tua bin khí chu trình hỗn hợp trong tương lai gần
Trang 7Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ tới thị xã Bà Rịa
Thị xã Bà Rịa
Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trước kia Bà Rịa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.) Thị xã được thành lập từ ngày 2 tháng 6 năm 1994, do chia huyện Châu Thành thành huyện Châu Đức, Tân Thành, thị xã Bà Rịa Nhiều cơ quan quan trọng của tỉnh đã chuyển từ Vũng Tàu đến đây, từ sau khi thị xã được nâng lên làm tỉnh
lỵ Nó được tách ra từ huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km
về phía Đông Bắc, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Tây Bắc Phía bắc thị xã giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành; phía nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía đông giáp huyện Long Đất; phía tây giáp huyện Tân Thành Diện tích tự nhiên là 1975 km²; gồm 7 phường (Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung, Long Hương, Kim Dinh), 3 xã (Hòa Long, Long Hương, Long Phước)
Ngay đầu của thị xã là con đường dẫn vào nhà máy turbin khí Bà Rịa
Núi Nứa, Đảo Long Sơn, Đạo Ông Trần
Xuôi quốc lộ 51, ngay địa phận Phước Hoà nhìn về tay phải ta sẽ thấy một dãy núi thấp nằm xoải dài trên sông nước, cỏ cây xanh rờn Đó là Núi Nứa hay còn gọi là đảo Long Sơn Long Sơn ngày nay là một xã (xã đảo) thuộc TP vũng tàu Đây là vùng đất đã có lịch sử lâu đời với những di tích, thắng cảnh, truyền thuyết tôn giáo rất lạ Tên gọi là Núi Nứa do trước kia (hiện nay vẫn còn số ít) trên khắp đảo có nhiều cây nứa (một họ với tre) mọc thành rừng Hòn đảo lại không lớn lắm (dài 6km, ngay chỗ rộng nhất không lớn hơn 2km) nên các rừng nứa nói trên đã phủ đầy mặt đảo, trở thành cây đặc trưng của đảo Còn tại sao gọi là núi Long Sơn? chính do hình dáng của đảo, mới thoạt trông từ xa giống như một con rồng xanh khổng lồ đang giỡn mình trên sóng biến Núi rồng (Long Sơn) là thế Nhưng núi Nứa hay Long Sơn sẽ không được nhiều người nhắc tới nếu nó không gắn liền với những truyền thuyết
về Đạo ông Trần ông Trần là tên dân gian để gọi một người tên là Lê Văn Hưu gốc Hà Tiên (Kiên Giang), từng tu hành theo phái Tứ ân Hiếu Nghĩa ở Núi Thất Sơn (An Giang) Năm
1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn và định cư hẳn ở đây khai hoang và truyền đạo
Tóm lại, những gì còn lưu dấu lại ở đảo Long Sơn, cho thấy một khía cạnh trong bức tranh đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, về nghệ thuật dân gian rất phong phú của dân tộc ta Đảo Long Sơn càng ngày thu hút cao du khách thập phương
Sau khi vào thị xã Bà Rịa, qua khỏi chợ Bà Rịa không xa, nhìn bên tay phải là đường
đi Bình Châu còn tiếp tục chạy thẳng thì sẽ tới Vũng Tàu
Chạy dọc theo quốc lộ 53 chúng ta sẽ đến với huyện Long Điền tại thị trấn Long Điền
có 1 con đường dẫn các bạn tới Dinh Cô và biển Long Hải Chạy doc theo bờ biển Long Hải các bạn sẽ tới núi Minh Đạm
Dinh Cô
Dinh Cô thuộc thị trấn Long hải (huyện Long Điền) nằm bên sườn ngọn đồi nhỏ, trước mặt là bãi cát dài và biển khơi mênh mang sóng nước với diện tích 1000m²
Lúc đầu Dinh Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ được làm đơn sơ, nhưng theo thời gian, cùng với sự “linh thiêng” của Cô được chứng nghiệm Năm 1930, Dinh Cô được xây dựng khá khang trang Năm 1987, Dinh Cô bị hoả hoạn, sau đó được xây dựng lại như hiện nay
Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thuỳ Vân, đắp nổi "Long hổ hội", phía trên có “Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu, lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp Chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 mét, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh đội mũ gắn
Trang 8ngọc Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), ông Địa, Thần Tài Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà
Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hoả Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế âm Bồ Tát
Liên quan đến Dinh Cô và là một bộ phận quan trọng của di tích là Mộ Cô, nằm trên đồi “Cô Sơn", cách Dinh Cô chừng l km Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp lễ hội Nghinh Cô Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch ngư dân Long Hải mở lễ hội Dinh Cô (còn gọi là vía Cô) Lễ hội Nghinh Cô là một trong những lễ hội quốc gia lớn nhất ở Nam Bộ
Nằm cách TP.HCM chỉ khoảng 120km về hướng Đông Nam (gần Vũng Tàu), biển Long Hải đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến nghỉ mát vào những ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ
Long Hải
Khu du lịch Long Hải thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được nhiều khách tham quan ưa chuộng và tìm đến, bởi Long Hải khá gần Sài Gòn, đường sá rộng rãi và bãi biển Long Hải có nhiều vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, chưa bị bàn tay con người can thiệp nhiều
Du khách đến Long Hải nếu muốn còn có dịp thăm khu ruộng muối, tìm hiểu kỹ thuật làm muối của người dân vùng này
Về phía bên phải Dinh Cô đó là núi Minh Đạm - điểm sinh thái về nguồn
Núi Minh Đạm
Núi Minh Đạm thuộc địa phận huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Tp
Hồ Chí Minh khoảng 150km, cách thị xã Bà Rịa khoảng 30km Núi Minh Đạm – nơi có rừng cây um tùm, nhiều hang đá và là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Năm 1948, để nhớ ơn hai vị Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền là Bùi Công Minh
và Mạc Thanh Ðạm đã anh dũng hy sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên núi là Minh Ðạm Minh Đạm còn là tên gọi căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Núi Minh Ðạm có rừng cây um tùm xanh tươi Trên núi có nhiều hang đá là nơi ăn ở, sinh hoạt, làm việc an toàn cho cán bộ, bộ đội Mỗi hang đá mang tên của đơn vị đóng quân như: hang Huyện uỷ, hang Quân y, hang Quân giới
Năm 1993, Khu căn cứ Minh Ðạm được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử cách mạng
Sau khi đi qua huyện Long Điền thì sẽ tới huyện Đất Đỏ có thị trấn Đất Đỏ Tại đây có nhà lưu niệm Võ Thị Sáu
Đất Đỏ
Đất Đỏ là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, có trung tâm hành chính đặt tại xã Phước Long Thọ Nó được thành lập khi Chính phủ chia huyện Long Đất cũ thành hai huyện Đất Đỏ và Long Điền Dân số là 62.830 người
Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, tây giáp huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa, nam giáp biển Đông, và bắc giáp huyện Châu Đức
Nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu
Nhà lưu niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu Nằm ở ngã tư Đất Đỏ, thuộc xã Phước Long Thọ - Huyện Long Đất Đây vốn là dãy nhà 8 gian do dân làng xây cất từ dầu thế kỷ XX tại
Trang 9trung tâm Đất Đỏ để các gia đình thuê ở Ngôi nhà là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm tuổi thơ (từ lúc lên 4 tuổi) cho đến khi chị bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái nhà lợp ngói âm dương, nền đất Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ Phòng ngoài dài 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kê sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ Từ năm 1980, Uỷ ban nhân dân huyện Long Đất đã tu bổ lại căn nhà lưu niệm nữ liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Võ Thị sáu
Cách nhà lưu niệm chừng 100m là công viên tượng đài và nhà trưng bày Võ Thị Sáu Tượng đài nằm trong công viên bốn mùa ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima Tượng được đúc bằng đồng, cao 7m, do nghệ sĩ Thanh Thanh Võ Thị Sáu làm liên lạc viên cho đội Công
an xung phong Đất Đỏ Năm 1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt tên Cai tổng Tòng, tay sai của Pháp, nhưng lựu đạn không nổ Chị bị bắt giam tại nhà lao Bà Rịa, sau đó chuyển lên khám Chí Hòa (Sài Gòn), rồi đày ra Côn Đảo Chị bị kết án tử hình khi chưa đến tuổi thành niên Ngày 23-1-1952, thực dân Pháp đã xử bắn chị Võ Thị Sáu được xếp vào danh sách một trong 1.000 phụ nữ nổi tiếng
Đi hết huyện Đất Đỏ thì sẽ đến huyện Xuyên Mộc có tị trấn Phước Bửu Đến với huyện này, Đầu tiên chúng ta se đi qua một con đường dẫn vào khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu và biển hồ Cốc và tiếp theo là con đường dẫn vào suối nước nóng Bình Châu
Hết huyện Đất Đỏ, chúng ta sẽ đi qua huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, khoảng 642,18km2, phía Đông giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), phía Tây giáp huyện Châu Đức và Long Đất, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) Dân số năm 2000 khoảng 122.500 người, có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn
Gần ngay đầu huyện là thị trấn Phước Bửu
Thị trấn Phước Bửu
Có tổng diện tích đất tự nhiên 920,16ha với dân số khoảng 13.938 người Phía Đông tiếp giáp Xã Xuyên Mộc; phía Tây tiếp giáp Xã Phước Thuận; phía Nam giáp rừng nguyên sinh Phước Bửu Bình Châu; phía Bắc giáp Xã Phước Tân
Đi tới khoảng giữa của huyện Xuyên Mộc,, bên tay phải có con đường đi vào khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được thành lập vào năm 1984, thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lạI ở Miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt Trong khu bảo tồn có nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào Sách Đỏ của thế giới
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có diện tích 11.392 héc ta (không kể diện tích vùng đệm), trong đó có 7.224 héc ta đất có rừng, còn lạI là đất trồng cây công nghiệp và đất trống Trong khu bảo tồn thiên nhiên này còn có mặt 661 loài thực vật thuộc
408 chi, 113 họ vớI các loài thực vật khác nhau, và 178 loài động vật có xương sống, gồm các lớp lưỡng thê, bò sát, chim và thú Đây là một trong rất ít các khu bảo tồn trên Thế giớI còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ như Báo Hoa Mai, Gấu Chó, Khỉ đuôi lợn, Voọc xám, Hoẵng, Trút, Trăn Gấm và Rùa vàng… Đặt biệt ở đây còn có loài Gà Lôi hông tía
Từ khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu đi thêm một đoạn đường nữa là tới bãi biển
Hồ Cốc
Trang 10Bãi biển Hồ Cốc
Bãi biển Hồ Cốc khá đẹp, nó như một vùng hoang sơ mới được khai thác Nước biển trong xanh, khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp lên nhờ các tảng đá nằm ngay trong bãi tắm, tạo nên những đợt sống biển tung bọt trắng xóa Dọc bãi tắm là các nhà lều che bằng cót trông rất vui mắt lại không bị nắng nóng của vải bạt của dù che
Tiếp tục đi trên quốc lộ 53, bên tay trái là đường đi vào suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi tiếp khoảng 30 km sẽ tới khu Suối Khoáng nóng Bình Châu Giữa ngút ngàn hơn 7.000 ha rừng nguyên sinh, rừng cấm quốc gia thì ở đây nổi lên một Bàu nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên Vùng
có nước nóng hoạt động rộng khoảng hơn 1 km2, gồm có nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng nhỏ Vùng hồ rộng nhất là một ao nước rộng khoảng 100 m2 với độ sâu hơn một mét, đây là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi, tạo thành một nồi hơi thiên nhiên khổng lồ Nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 640C, đáy nước là 840C, có thể luộc chín trứng gà theo kiểu hồng đào Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng 400C – 420C,
có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh Điều hấp dẫn, thú vị là ngay tại khu vực nước sôi này thì rừng Tràm lại vẫn xanh tươi.Thành phần hóa học của nước nóng Bình Châu được các nhà khoa học đánh giá là tốt, rất có lợi cho việc phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ ngơi, chữa bệnh
Nếu tiếp tục đi theo quốc lộ 53 chúng ta sẽ tới huyện Hàm Tân của tỉnh Binh Thuận Đoạn đường tại thị xã Bà Rịa, chúng ta không rẽ đi Bình Châu mà đi thẳng theo quốc lộ 51 thì chúng ta sẽ đến với thành phố biển Vũng Tàu Đoạn cuối của thị xã Bà Rịa, phía bên phải của quốc lộ là nhà máy nước Bà Nà và tiếp tục chúng ta sẽ đến thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu
Vũng Tàu là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Vũng Tàu cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên và
có cả đảo Long Sơn
Diện tích Vũng Tàu: 140,1 km², gồm 13 phường và 1 xã (Long Sơn) Dân số Vũng Tàu: 241.500 người (năm 2003)
Tiếp tuc đi theo quốc lộ 51 chúng ta sẽ tới khu du lịch Paradise , sau đó tới bãi biển Bãi Sau
Bãi Sau
Bãi Sau nằm ở phía đông nam và còn có tên gọi “Bãi Thùy Vân" Bãi Sau dài 8 km, là bãi biển dài và thơ mộng nhất của Vũng Tàu Nếu như biển ở Bãi Trước có nét đẹp lộng lẫy
và rực rỡ thì Bãi Sau có nét đẹp dịu dàng của một vùng biển quanh năm đầy nắng ấm Đại lộ Thùy Vân con đường đầy hoa chạy dọc theo Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu
du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi Đặc biệt
có một sân golf rộng hơn 100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế
Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ tới khu du lịch Biển Đông
Khu du lịch Biển Đông
Khu du lịch Biển Đông nằm trên đường Thùy Vân, đây là diểm du lịch khá đẹp với có nhiều các dịch vụ và tiện nghi như: canô kéo dù, canô kéo phao, jetski, thuyền buồm, câu cá
Quốc lộ 51 đoạn đi qua thành phố Vũng Tàu có tên là đường Hạ Long Dọc theo con đường Hạ Long này, lần lượt chúng ta sẽ qua các điểm: mũi Nghinh Phong, Tượng Chúa, núi