1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến vietcombank

10 731 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 38,53 KB

Nội dung

Nhân tố văn hóa - xã hội: Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán q

Trang 1

Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VN Tên giao dịch : Vietcombank

Tên viết tắt tiếng Anh : Vietcombank – VCB

Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1 Môi trường vĩ mô

a Nhân tố chính trị - pháp luật:

 Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng

và nên kinh tế Việt Nam nói chung

Nhân tố văn hóa xã hội Nhân tố công nghệ

Nhân tố chính trị pháp

doanh nghiệp

Trang 2

 Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà NHNN đã đưa ra như:

 Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992

 Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995)

 Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000)

 Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002)

 Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006)

b Nhân tố văn hóa - xã hội:

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng,

và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng

Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…

Tốc độ đô thị hoá cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng

c Nhân tố công nghệ

Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam Các Ngân hàng nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các Ngân hàng trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các Ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình

Trang 3

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả

d Nhân tố kinh tế

Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VCB:

 Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến ngành Ngân hàng cũng như đến nền kinh tế

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán cùng phản ứng khá tiêu cực của thị trường tín dụng Việt Nam như: khan hiếm nguồn tín dụng, lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của VCB

 Đầu cơ và biến động giá cả

Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu cơ quốc tế Một số nhà đầu cơ và tập đoàn tài chính đa quốc gia với tài sản hàng nghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vào sản xuất quan trọng lần lượt là dầu thô, lương thực và vàng, tiếp đến là tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng nói chung và VCB nói riêng

 Lạm phát và tăng trưởng:

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người của VN cũng

Trang 4

tăng khoảng 10%/năm trong vòng 5 năm qua Những con số này phản ánh cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại VN

Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 Cuối tháng 6-2008, chỉ số giá

so với kỳ gốc 2005 là 144,30%; trong quý III-2008, tốc độ tăng CPI giảm dần Dẫn đến

cả quý III-2008, CPI chỉ tăng 4,18% Từ tháng 10-2008, xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của tháng trước

 Đầu tư nước ngoài:

Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu là các nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong các năm qua

 Sụt giảm trên thị trường chứng khoán

Sự vận động lên xuống của các chỉ số chứng khoán cũng như giá các loại cổ phiếu

có tác động ngày càng lớn hơn tới đời sống xã hội Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI (- 84%) và FPT (-78%)

2.MÔI TRƯỜNG NGÀNH

a.Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Với giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất năm 2014” cho các quốc gia khu vực châu Á -Thái Bình Dương do Tạp chí Alpha Southeast Asia (Alpha SEA) tổ chức và nhiều giải thưởng khác, và trong quá trình tái cơ cấu, VCB càng cần phải thận trong để cạnh tranh với các ngân hàng khác

Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của VCB như ACB, Eximbank, BIDV, Sacombank… trong nỗ lực gia tăng thị phần, đối thủ của VCB cũng là các ngân hàng sở hửu 100% vốn nước ngoài, có lợi thế về chất lượng và dịch vụ do đó VCb cần tận dụng ưu thế sẵn có của mình về mối tương quan với khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch

Trang 5

vụ để giữ chân khách hàng trung thành và có then những khách hàng mới, thu hút khách hàng tiềm năng

b Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn:

Rào cản gia nhập của ngân hàng nội địa được tăng lên sau khi chính phủ tạm ngưng cấp phép thánh lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008

Với doanh nghiệp nước ngoài: sau khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng mở cửa theo lộ trình 7 năm, dẫn đến sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài Cường độ canh tranh tăng cao khi ngân hàng 100% vốn nước ngoài xuất hiện, ngân hàng trong nước cần trang bị hệ thống hạ tầng, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự… khá quy mô và chuyên nghiệp

Tùy từng phân khúc thị trường nhân hàng chọn gia nhập mà rào cản là khác nhau Sau thời khì hậu khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng mới vẫn còn khá non yếu, nhiều ngân hàng nhỏ đi đến phá sản

c Phân tích sức ép của nhà cung ứng:

VCB có nguồn vốn huy động từ khách hàng, cổ đông, doanh nghiệp, nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác…do đó VCb cúng phải chịu không ít tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng

d Phân tích áp lực của khách hàng:

- Khách hàng là nguồn cung cấp: đòi hỏi quyền đàm phán cao vì cho rằng nguồn lợi của ngân hang phụ thuộc nguồn vốn của họ nếu ngân hàng không đáp ứng được họ sẽ đầu tư vào ngân hàng khác do tính canh tranh cao và sản phẩm ít khác biệt hóa

- Khách hàng đi vay: thường không nhiều áp lực từ khách hàng này Song có nguy

cơ doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn thua lỗ sẽ không trả được nguồn đi vay

e Phân tích nguy cơ của sản phẩm thay thế:

Trang 6

- Khách hàng là doanh nghiệp: nguy cơ bị thay thế không cao do các đối tượng này cần sự rõ rang cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm, dịch vụ Nếu

có vấn đề, họ sẽ tìm đến ngân hàng khác thay vì tím tới dịch vụ thay thế

- Khách hàng tiêu dùng: đễ thay đổi hơn Chính phủ và doanh nghiệp khuyến khích

sử dụng tài khoản ngân hàng trong trả lương… để minh bạch tài chính song các địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn rất ít Thêm đó, nếu lãi suất không cao và gặp nhiều rủi ro thì họ sẽ tìm đến các sản phẩm thay thế khác

f Các bên liên quan: bao gồm chính phủ, các quỹ tín dụng… các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và VCb đều phải đối mặt với những áp lực ấy

4 Phân tích nội bộ doanh nghiệp

4.1 Hoạt động chính:

a Hậu cần nhập (huy động vốn):

Là hình thức huy động vốn mà VCB sử dụng Đó là: tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế; vay của NHNN và các tổ chức tài chính, tín dụng khác

b Hậu cần xuất (cho vay):

VCB chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính cũng từ việc huy động vốn và cho vay VCB cho các khách hàng vay vốn với mức lãi suất thích hợp cho từng đối tượng khách hàng Những biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy, việc chỉ đứng trên một chân tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này, ngân hàng đã chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ để có thể đứng vững trên cả "hai chân" Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường vốn Việt Nam

c Marketing và bán hàng:

Trang 7

Có thể thấy rằng trong thời gian qua Ngân hàng Ngoại Thương đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet ) Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ Bên cạnh

đó với mạng lưới rộng khắp sẽ giúp cho khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch

vụ

d Dịch vụ:

VCB hiện được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối Bên cạnh đó là vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, VCB đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v thông qua các công ty con và công ty liên doanh

4.2 Hoạt động hỗ trợ

Trang 8

a Cơ sở hạ tầng

Địa bàn hoạt động bao gồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, 79 Chi nhánh, 333 Phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con trực thuộc trên toàn quốc

Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thuế và các khoản phải nộp Tỉ đồng 2.066 2.027

NHÀ ĐẦU TƯ LỚN

Tên nhà đầu tư Cổ phần sở hữu Tỉ lệ sở hữu

Ngân hàng nhà nước việt nam 1787.023116 77.11%

b Quản trị nhân lực

Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc, cán bộ được tuyển dụng theo đúng vị trí công việc

» Tích cực xây dựng các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ, nhân viên

để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong năm 2013 có hàng nghìn lượt cán bộ được tham gia đào tạo về các lĩnh vực như quản lý rủi ro, xử lý nợ, thanh toán quốc tế, kế toán,

Trang 9

kiểm toán Chế độ lương, thưởng được xây dựng gắn với kết quả công việc, không cào bằng, tạo được động lực cho người lao động, hiệu quả công việc mang lại là cao hơn

» Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo là những người có kiến thức hiện đại và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và quản lý điều hành

c Phát triển kỹ năng công nghệ

Với gần 20 triệu USD đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng 200 cán

bộ IT quản lý các đề án công nghệ hiện đại, VCB luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại

KẾT

Với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh, VCB đã và đang khẳng định, duy trì vai trò chủ đạo của mình tại Việt Nam đồng thời định vị uy tín thương hiệu VCB trên thị trường quốc tế; Sớm trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB Financial Holdings) và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á, có phạm vi hoạt động quốc tế vào năm 2015 – 2020

tài liệu tham khảo

1.Giáo trình quản trị kinh doanh

2.123doc.org

3.cafef.vn

5.vnexpress.net

Ngày đăng: 25/10/2016, 19:50

w