Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
1,91 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ********* CẨM NANG SINH VIÊN NĂM HỌC 2010 ‐ 2011 Hà Nội ‐ 2010 CẨM NANG SINH VIÊN NĂM HỌC 2010‐2011 Thư của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội gửi sinh viên nhân dịp năm học mới 2010‐2011 Các em sinh viên thân mến! Nhân dịp đầu năm học mới, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ viên chức của nhà trường, thầy gửi tới các em lời chào thân ái. Thầy cũng chia sẻ niềm vui lớn với các em tân sinh viên đã nỗ lực vượt qua kỳ thi đại học đầy khó khăn và thử thách để trở thành sinh viên dưới mái Trường Đại học Kinh tế , Đại học Quốc gia Hà Nội. Các em thân mến! Trường Đại học Kinh tế − ĐHQGHN với sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại, qua đó chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội. Chính vì vậy, là sinh viên của Nhà trường hẳn các em đều ấp ủ hoài bão trở thành những chuyên gia phân tích chính sách kinh tế hay các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi. Giảng đường đại học chính là nơi sẽ chắp cánh ước mơ và hoài bão cho các em. Các em sẽ được Nhà trường trang bị hành trang kiến thức vững vàng, các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của các doanh nghiệp và thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các em sẽ được học tập và nghiên cứu trong một môi trường học thuật, giàu tính nhân văn và thực tiễn. Nhà trường sẽ tạo những điều kiện tốt nhất và luôn hỗ trợ để các em đạt được ước mơ của mình. Tuy nhiên, những ước mơ và hoài bão đó có trở thành hiện thực hay không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính bản thân các em. Một mặt, các em sẽ phải học tập siêng năng hơn nữa; cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà trường và ĐHQGHN. Mặt khác, các em phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và trao dồi các kỹ năng sống để sáng tạo và hoàn thiện bản thân. Các em thân mến, hiểu rõ về môi trường mình đang học tập sẽ giúp các em thực hiện tốt những quy định và nắm bắt được những cơ hội của Nhà trường để từng bước hòa nhập, gặt hái thành công và thực hiện hoài bão. Chính vì vậy, cuốn “Cẩm nang sinh viên 2010‐2011” sẽ là tài liệu rất hữu ích trong hành trang học tập của các em. Chúc các em sớm đạt được thành công trên con đường học tập và trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 6 tháng 09 năm 2010 PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ − ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI………………………………………………… 7 PHẦN II: HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 9 I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC 9 Cử nhân 1.1. Chương trình cử nhân ngành Quản trị kinh doanh đạt trình độ quốc tế 1.2. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao 10 1.3. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chuẩn 12 1.4. Chương trình cử nhân ngành Tài chính ‐ Ngân hàng hệ chuẩn 13 1.5. Chương trình cử nhân ngành Kế toán hệ chuẩn 14 1.6. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế phát triển 15 1.7. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế chính trị .16 Thạc sĩ 17 2.1. Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh .17 2.2. Chương trình thạc sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế 18 2.3. Chương trình thạc sĩ Tài chính ‐ Ngân hàng 18 2.4. Chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế 19 Tiến sĩ 20 3.1. Chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh 20 3.2. Chương trình tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế .20 3.3. Chương trình tiến sĩ Kinh tế chính trị .21 II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ 21 Cử nhân 21 1.1 Cử nhân Kinh doanh 2+2, Đại học Massey ‐ New Zealand 22 1.2. Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ 24 Thạc sĩ 29 2.1. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Benedictine ‐ Hoa Kỳ 29 2.2. Thạc sĩ Quản lý công, Đại học Uppsala ‐ Thụy Điển 32 2.3. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ 35 2.4. Chương trình Thạc sĩ Thẩm định kinh tế và Quản lý dự án quốc tế liên kết với Đại học Paris XII, Pháp .38 Tiến sĩ 40 3.1. Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Northcentral ‐ Hoa Kỳ 40 PHẦN III: QUY CHẾ, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…………………43 I. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO (đợi Quy chế mới) 43 Khóa học, học kỳ 43 Tổ chức lớp học 44 Đăng ký môn học (chờ Quy chế mới) 44 II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO 44 Tuyển chọn 44 Nguyên tắc tuyển chọn 44 Chuyển đổi sinh viên giữa hệ chất lượng cao và hệ đào tạo chính quy 45 Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần 45 Khóa luận tốt nghiệp 45 Điều kiện tốt nghiệp chương trình 46 III. CHUYỂN TIẾP SAU ĐẠI HỌC 46 Điều kiện chuyển tiếp sinh 46 Mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học 49 IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SINH VIÊN 50 Quyền của sinh viên (trích Điều 4 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 50 Nghĩa vụ của sinh viên (trích Điều 5 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 52 Các hành vi sinh viên không được làm (trích Điều 6 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 53 Quy định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 54 Chính sách đối với sinh viên 59 PHẦN IV: KẾ HOẠCH NĂM HỌC……………………………………………. 69 I ĐÀO TẠO (TRONG NƯỚC) 69 II. QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 76 Giới thiệu một số văn bản quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2010 76 Các quy định về nghiên cứu khoa học của sinh viên 77 Trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên 78 Các chính sách khen thưởng đối với sinh viên đạt giải thưởng 79 PHẦN V: CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CỦA SINH VIÊN…………………. 81 I. ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 81 Một số nét khái quát 81 Ban Chấp hành 81 Chức năng, nhiệm vụ 81 Các hoạt động chính 81 II. HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 85 Một số nét khái quát 85 Chức năng, nhiệm vụ 85 Các hoạt động chính 86 III. CÁC CÂU LẠC BỘ TRỰC THUỘC HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 88 Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC) 88 Câu lạc bộ Tiếng Anh 89 Câu lạc bộ Truyền thông trẻ 90 Câu lạc bộ Chứng khoán 91 PHẦN VI: MỘT SỐ KỸ NĂNG HỮU ÍCH…………………………………… 93 Các khóa học kỹ năng mềm truyền thống 93 Chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm 94 PHẦN VII: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP …………………………… 95 PHỤ LỤC: MỘT SỐ BIỂU MẪU DÀNH CHO SINH VIÊN……………… 97 PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ − ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: University of Economics and Business ‐ Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ‐TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. Những mốc lịch sử quan trọng: 11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 9/1995: Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ ĐHQGHN. 7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN. 3/2007: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đai học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Tới nay, Nhà trường đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao. Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển đột phá theo hướng chất lượng và hiệu quả: Về đào tạo, đã tiến hành đánh giá, phân tích, rà soát chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới, chú trọng Chương trình chất lượng cao, Chương trình đẳng cấp quốc tế (16+23), sau đại học, phát triển đào tạo liên kết với nước ngoài chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên. Năm 2009, Trường đã được Ban Tổ chức Trung ương và ĐHQGHN tin cậy, giao nhiệm vụ phối hợp với Đại học Uppsala (Thụy Điển) đào tạo Thạc sĩ Quản lý công của Chương trình tạo nguồn lãnh đạo cho Đảng và Nhà nước (Đề án 165). Về nghiên cứu khoa học, Trường ĐHKT đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới. Hoạt động NCKH của Trường ĐHKT có một số đặc thù như: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Hoạt động nghiên cứu của Trường ĐHKT phát triển theo định hướng “nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế ‐ xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng như những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN nói riêng.” Trường đã có những đề tài và chương trình nghiên cứu khoa học lớn (3 đề tài cấp nhà nước, 3 chương trình nghiên cứu lớn) và số lượng và chất lượng đề tài các cấp tăng nhanh. Và đặc biệt, năm 2009 Trường ĐHKT được Hội đồng Lý luận Trung ương ʺđặt hàngʺ Báo cáo Kinh tế Việt Nam thường niên, và tháng 8/2010 lãnh đạo Trường ĐHKT đã chuyển giao kết quả nghiên cứu này cho Hội đồng Lý luận Trung ương. Trường ĐHKT đã tổ chức hoặc tham gia tổ chức thành công một số hội thảo quốc gia và quốc tế. Với sự tham gia của các học giả nổi tiếng thế giới như GS. Tom Cannon ‐ nhà hoạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới; GS. TS. Susan Schwab ‐ Nguyên Đại sứ thương mại Hoa Kỳ Trường ĐHKT đang dần trở thành điểm đến của tri thức thế giới. Trường ĐHKT hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc 12 nước và vùng lãnh thổ. Trường đã xây dựng một hệ thống các đối tác chiến lược trong nước gồm hơn 20 tập đoàn kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp và các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như: Tập đoàn Gami, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Liên Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội… Với những thành tích đã đạt được kể từ khi thành lập, Trường ĐHKT đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý, bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN. PHẦN 2 HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC Cử nhân 1.1. Chương trình cử nhân ngành Quản trị kinh doanh đạt trình độ quốc tế Lợi ích khi tham gia chương trình Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: ‐ Trang bị kiến thức tổng hợp về các khái niệm cơ bản trong quản trị kinh doanh như quản trị nhân lực, chiến lược, marketing, tác nghiệp, tài chính ‐ kế toán, kinh doanh quốc tế để điều hành doanh nghiệp; giúp đưa ra quyết định có tính chiến lược của doanh nghiệp như chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững; phân tích và dự báo những thay đổi về môi trường kinh doanh, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; áp dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng như kinh tế lượng, xác suất ‐ thống kê kinh tế, các mô hình ra quyết định trong quản lý để đưa ra các quyết định sáng tạo, logic, mang tính đạo đức cho doanh nghiệp. ‐ Rèn luyện khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm hiệu quả; vận dụng thuần thục một số kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo như đàm phán, giải quyết xung đột, kết nối con người và tìm nguồn tài trợ; tiến hành nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp, soạn thảo bài thuyết trình, văn bản, báo cáo kinh doanh một cách logic, rõ ràng; sử dụng thành thạo các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) tiếng Anh như một công cụ đắc lực để giao tiếp tự tin với các đối tác nước ngoài hoặc làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, công ty đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam (tương đương IELTS 6.0); sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng như Microsoft Office, phần mềm thống kê Eview, Internet, các công cụ tìm kiếm… để giải quyết vấn đề trong quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất cá nhân và hoàn thành công việc trong thời gian nhanh nhất. Giảng viên: Đội ngũ giảng viên uy tín, trình độ chuyên môn cao đến từ các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Giáo trình, học liệu: Sinh viên được sử dụng cơ sở học liệu hiện đại nhập khẩu từ các trường đại học và viện nghiên cứu tốt nhất ở nước ngoài. Thực tập chuyên môn: Trong quá trình học tập, sinh viên được tham gia các đợt thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp lớn có quan hệ hợp tác với Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. Học bổng: Sinh viên có cơ hội nhận học bổng từ chương trình và các tổ chức tài trợ trong, ngoài nước. Văn bằng tốt nghiệp: Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên được nhận bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, hệ đào tạo đẳng cấp quốc tế của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. Chương trình đào tạo Chương trình là kết quả hợp tác giữa Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN và Trường Kinh doanh Hass thuộc Đại học Berkeley, Hoa Kỳ (Haas School of Business ‐ University of California, Berkeley) ‐ trường đại học đứng thứ ba thế giới về đào tạo Quản trị kinh doanh. Chương trình gồm 146 tín chỉ. (Chi tiết xem trên website của Trường ĐHKT: http://www.ueb.edu.vn). Triển vọng nghề nghiệp Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm đương vị trí chuyên viên hoặc trợ lý về kế hoạch, tài chính, sản xuất, nhân sự, marketing ở các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong nước và quốc tế. Sau khoảng 2‐3 năm làm việc, sinh viên có thể phát triển hướng tới những vị trí làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế sau: trưởng bộ phận/quản lý các đơn vị như phòng kế hoạch, tài chính, sản xuất, marketing… trong các doanh nghiệp; chuyên gia tư vấn về quản trị chiến lược, quản trị dự án, quản trị nhân sự, phát triển thị trường… cho các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ; giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp; đại diện thương mại, trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh của các công ty nước ngoài. 1.2. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao Lợi ích khi tham gia chương trình Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: ‐ Trang bị kiến thức hiện đại về kinh tế học, kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế, tiếng Anh thông thạo, kỹ năng chuyên nghiệp trong đánh giá, dự báo, xử lý các vấn đề của nền kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và các doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu. ‐ Trang bị các kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề kinh tế/kinh doanh như phát hiện và hình thành vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị. ‐ Tư duy theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề nói chung và thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại (kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế) nói riêng. ‐ Tham gia nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. 10 Một số hoạt động tiêu biểu - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hai tuần một lần - Tổ chức buổi ra mắt Câu lạc bộ Be1 - Tổ chức meeting giới thiệu về văn hóa giao tiếp của người phương Tây - Tổ chức Christmas Party Câu lạc bộ Truyền thông trẻ Thông tin chung Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Truyền thông trẻ Tên tiếng Anh: Media & Communications Club (MCC) Slogan: Sẵn sàng vươn cao Ngày thành lập: 29/08/2009 Điện thoại: 0984986988, E‐mail: mcc.ueb@gmail.com Website: http://www.truyenthongtre.org Cơ cấu tổ chức Số lượng thành viên: 16 thành viên Cơ cấu tổ chức: CLB Truyền thông trẻ hiện tại được chia thành 4 ban làm việc • Ban Tin tức ‐ Thời sự • Ban Sự kiện • Ban Cộng đồng • Ban Truyền thông đa phương tiện Nhiệm vụ, mục tiêu - Xây dựng kênh thông tin hiệu quả cho sinh viên, góp phần gắn kết sinh viên với nhà trường - Xây dựng và tổ chức diễn đàn cộng đồng sinh viên Kinh tế - Nâng cao kiến thức của sinh viên trong trường về công nghệ, Internet - Hỗ trợ Đoàn Thanh niên ‐ Hội Sinh viên tổ chức các chương trình sự kiện cho sinh viên Một số hoạt động ‐ sản phẩm tiêu biểu - Diễn đàn sinh viên Đại học Kinh tế E‐VNU Forum: Thu hút khoảng hơn 30.000 thành viên là sinh viên trong và ngoài trường, số lượng bài gửi lên tới hơn 80.000. 90 E‐VNU Forum không chỉ trở thành một cộng đồng trực tuyến lớn cho sinh viên Kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông của Đoàn Thanh niên ‐ Hội Sinh viên trường. - Chương trình Radio Online. Phát sóng hai tuần một lần, ES Radio đã và đang ngày càng chiếm cảm tình và thu hút người nghe nhờ nội dung tập trung hướng tới đối tượng sinh viên Kinh tế. - Chương trình Hội thảo đầu tư vàng. - Hỗ trợ Đoàn trường tổ chức chương trình Gala “Chào Tân sinh viên”. Câu lạc bộ Chứng khoán Thông tin chung Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Chứng khoán Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN Tên tiếng Anh: COE SECURITIES CLUB (CSC) Slogan: Your change, your challenge Ngày thành lập: 14/09/2009 Điện thoại: 0979051989, E‐mail: csc.coe@gmail.com Website: http://forum.e‐vnu.com/forumdisplay.php?f=198 Cơ cấu tổ chức Số lượng thành viên: 100 thành viên Cơ cấu tổ chức: Hiện tại Câu lạc bộ Chứng khoán có cơ cấu tổ chức chia làm 3 ban: - Ban Chuyên môn và Đầu tư: Phụ trách các vấn đề về giảng dạy, phổ biến kiến thức chứng khoán và giải đáp các vấn đề chuyên môn. - Ban Kế hoạch và Tài chính: Phụ trách các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch hoạt động và tổ chức các sự kiện, quản lý vấn đề tài chính của Câu lạc bộ. - Ban Đối ngoại và Truyền thông: Phụ trách các vấn đề liên quan đến vấn đề truyền thông và đối ngoại của Câu lạc bộ. Nhiệm vụ, mục tiêu - Nâng cao kiến thức về lý thuyết, thực hành chứng khoán cho các thành viên trong và ngoài Câu lạc bộ. - Tạo ra sân chơi mới cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt là các bạn sinh viên đam mê chứng khoán. - Tư vấn về công việc, nghề nghiệp liên quan đến chứng khoán và đầu tư chứng khoán cho các thành viên. - Góp phần quảng bá hình ảnh Trường Đại học Kinh tế thông qua nâng cao các hoạt động giao lưu với các tổ chức bên ngoài. 91 - Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ và am hiểu chứng khoán, thị trường chứng khoán. - Là cầu nối giữa sinh viên trong trường với các công ty chứng khoán . Một số hoạt động tiêu biểu - Tổ chức các buổi giảng dạy về kiến thức chứng khoán cho thành viên của Câu lạc bộ định kỳ vào buổi chiều thứ 4 hàng tuần tại khu giảng đường NTC. Các buổi giảng dạy của Câu lạc bộ đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các thành viên là sinh viên trong trường. - Cử hai đội thi tham gia cuộc thi về chứng khoán do Học viện Tài chính tổ chức, cùng lọt vào top 10 đội mạnh nhất, trong đó có một đội thi lọt vào top 3. - Tổ chức cuộc thi trong nội bộ Câu lạc bộ để các thành viên giao lưu học hỏi nhau và làm quen với hoạt động đầu tư. 92 PHẦN 6 MỘT SỐ KỸ NĂNG HỮU ÍCH Trong thời đại hội nhập và mở cửa hiện nay, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao với những đãi ngộ xứng đáng ngày càng được nâng cao và chú trọng, trong các doanh nghiệp bao gồm các Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Công ty nước ngoài và kể cả các cơ quan Nhà Nước. Sự chuyển mình, đổi thay mạnh mẽ của đất nước đã tạo ra những cơ hội cũng như thử thách to lớn cho sinh viên hôm nay ‐ những ứng viên tuyển dụng ‐ tương lai. Bên cạnh đó, ngày nay, phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đều đã được trang bị những kiến thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng do thiếu các “kỹ năng mềm” cơ bản. Nhiều sinh viên chưa nhận ra được vai trò, vị trí của mình trong công việc, họ chưa có kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân, vì vậy họ không phát huy được hết năng lực của mình để trở thành người thành đạt. Với môi trường học tập năng động, sáng tạo, sinh viên thế hệ mới của Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN không những được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tham gia học hỏi những kỹ năng mềm cần thiết. Vậy sinh viên chúng ta hiểu “Thế nào là kỹ năng mềm”? Kỹ năng ʺmềmʺ (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Kỹ năng sống, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng làm việc theo nhóm, Kỹ năng quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên được BGH Trường Đại học Kinh tế giao nhiệm vụ hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên, giúp các bạn sinh viên phát triển các kỹ năng mềm của mình. Trung tâm hỗ trợ sinh viên đã và đang thường xuyên tổ chức những khóa học kỹ năng mềm với dưới nhiều hình thức khác nhau: Các khóa học kỹ năng mềm truyền thống Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên đã và đang tổ chức các khóa học kỹ năng mềm truyền thống với nội dung giảng dạy phong phú, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và thời gian học linh động, hợp lý cho sinh viên trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN như sau: Kỹ năng học và tự học Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin 93 Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục hiệu quả Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy khởi nghiệp Kỹ năng đặt mục tiêu và tạo động lực làm việc Kỹ năng phát triển cá nhân Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ công chúng Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng đàm phán thương lượng Kỹ năng quản lý và tổ chức công việc hiệu quả Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả Kỹ năng phỏng vấn và xin việc Kỹ năng sống và học tập lành mạnh Kỹ năng Tư duy phản biện Chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm Với những kiến thức được trang bị qua các khóa học kỹ năng mềm truyền thống, mỗi học kỳ sinh viên toàn trường còn được tham gia chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Các bài tập bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm được thiết kế ngoài trời vui nhộn, sôi nổi và hấp dẫn, chương trình là cơ hội giúp sinh viên học tập, vui chơi và bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết sau: ‐ Kỹ năng phối hợp nhóm, phân công công việc hợp lý cũng như rèn luyện sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm vì mục tiêu chung của cả nhóm. ‐ Kỹ năng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề trong điều kiện khó khăn, sự kiên nhẫn giải quyết công việc và rèn luyện lòng tự tin. ‐ Kỹ năng bố trí nhân lực hợp lý, tăng cường sự tin tưởng của người thực hiện công việc vào nhóm và góp phần tìm ra người lãnh đạo nhóm. ‐ Kỹ năng hòa đồng với tập thể, sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp trong nhóm. Các khóa học kỹ năng này còn là nơi cho sinh viên các Khoa gặp gỡ, kết nối bạn bè và tăng cường tình đoàn kết qua các trò chơi vân động tập thể. Kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu đối với bất kỳ ai, là phương thức mà mỗi người tương tác với mọi người xung quanh và với chính bản thân người đó. Kỹ năng mềm cần trong mọi mặt của cuộc sống, khi bạn diễn đạt bất cứ điều gì cho người khác hiểu được, hợp tác cùng làm việc hay khi tự khơi gợi sự liên tưởng, sáng tạo của bản thân. 94 PHẦN 7 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Điều kiện để sinh viên Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN được học các chương trình đào tạo bằng kép ngành Tài chính ‐ Ngân hàng tại Trường ĐHKT và ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ? a. Điều kiện để học bằng kép ngành Tài chính ‐ Ngân hàng - Là sinh viên hệ chính quy từ năm thứ 2 trở lên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế phát triển của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN - Có điểm trung bình chung tích lũy từ 2,0 trở lên - Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu b. Điều kiện để học ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Là sinh viên hệ chính quy từ năm thứ 2 trở lên (trừ ngành Quản trị kinh doanh) của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN - Có điểm trung bình chung tích lũy từ 2,0 trở lên - Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu 2. Trong đợt thi kết thúc môn học (thi cuối kỳ), em bị ốm phải nghỉ thi, như vậy em có được thi lại hay không? Nếu trong kỳ thi, em bị ốm thì cần phải làm đơn xin nhà trường cho phép nghỉ thi vì lý do ốm (kèm theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền). Sau đó em sẽ được thi vào kỳ thi phụ và kết quả thi được tính là thi lần 1. 3. Điều kiện để sinh viên hệ chính quy được cấp học bổng khuyến khích học tập? ‐ Là sinh viên học ngành 1. ‐ Tại kỳ xét học bổng, sinh viên phải hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ và đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (tính điểm thi lần 1), không có môn học nào bị điểm F và đạt điểm rèn luyện từ khá trở lên. Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào quỹ học bổng, mức học bổng sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết quỹ học bổng. 95 4. Sinh viên chương trình bằng kép có được cấp học bổng khuyến khích học tập không? Sinh viên chương trình bằng kép không được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên học ngành 1. Tuy nhiên, hàng năm nhà trường đều có các suất học bổng cho những sinh viên học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường. Học bổng này sẽ được cấp vào đầu năm học. 5. Sinh viên phải học lại môn học trong trường hợp nào? Khi sinh viên không được dự thi kết thúc môn học hoặc điểm môn học không đạt điểm tích lũy (điểm F). 6. Khi đăng ký học lại cần phải làm những thủ tục gì? Việc đăng ký học lại được tiến hành cùng với việc đăng ký môn học cho học kỳ kế tiếp và đăng ký trực tiếp trên Portal sinh viên. 7. Sinh viên có được đăng ký học môn học ở các đơn vị khác trong ĐHQGHN không? Sinh viên được đăng ký học tại các trường khác với môn học có cùng mã môn học, số tín chỉ. Tuy nhiên, khi đăng ký sinh viên cần có giấy giới thiệu của Phòng Đào tạo Trường ĐHKT, đảm bảo môn học đó không trùng với lịch học các môn mà sinh viên đã đăng ký tại Trường ĐHKT. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên phải nộp giấy chứng nhận kết quả học tập về Phòng Đào tạo Trường ĐHKT. 8. Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí có phải nộp học phí không? Sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí vẫn phải đóng học phí đầy đủ theo mức quy định của nhà trường. Nhà nước sẽ cấp trực tiếp tiền hỗ trợ học phí cho sinh viên. 96 PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU DÀNH CHO SINH VIÊN ************ Mẫu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc ĐƠN XIN HỌC LẠI Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………………………………………… Ngày sinh: ………………… Nơi sinh: …………………………………… .………. Hiện đang học lớp:………… Ngành: ………………………………………………… Khóa: …………………… …Hệ đào tạo:….………………………………… ………. tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. Trong năm học: 200… ‐ 200… tôi có làm đơn xin tạm nghỉ học kỳ…… vì lý do……………………. và đã được Ban Giám hiệu đồng ý theo Quyết định Số:…/QĐ‐ CTSV ngày… tháng… năm…. Nay đã hết thời gian xin tạm nghỉ học, kính xin Ban Giám hiệu cho phép tôi được trở lại trường tiếp tục học. Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. Hà Nội, ngày… tháng… năm… Người làm đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên) 97 Mẫu 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc ĐƠN XIN TẠM NGHỈ HỌC Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………………………………………… Ngày sinh: ………………… Nơi sinh: …………………………………………… …. Hiện đang học lớp:………… Ngành: ………………………………………………… Khóa: …………………… …Hệ đào tạo:….…………………………………… ……. tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. Nay tôi làm đơn này gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế cho phép tôi được tạm nghỉ học tại Trường Đại học Kinh tế kể từ học kỳ…. Năm học…… đến học kỳ……. Năm học…… Lý do tạm nghỉ học…………………………………………… Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. Hà Nội, ngày……tháng…… năm…… Ý kiến của phụ huynh Người làm đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN (của địa phương hoặc bệnh viện)* (*) Nếu tạm nghỉ học/thôi học vì hoàn cảnh khó khăn thì xác nhận ở địa phương, nếu thôi học vì lý do sức khỏe thì kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. 98 Mẫu 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc ĐƠN XIN THÔI HỌC Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………… ………… ………… ……… Ngày sinh: ………………… Nơi sinh: …………………. ………… ………… ……… Hiện đang học lớp:………… Ngành: ………………… ………… ………… ……… Khóa: …………………… …Hệ đào tạo:….……………. ………… ………… ……… tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. Nay tôi làm đơn này gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế cho phép tôi được thôi học tại Trường Đại học Kinh tế kể từ học kỳ…………. Năm học…… Lý do thôi học:……………………………………………. Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. Hà Nội, ngày……tháng……năm…… Ý kiến của phụ huynh Người làm đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN (của địa phương hoặc bệnh viện)* (*) Nếu tạm nghỉ học/thôi học vì hoàn cảnh khó khăn thì xác nhận ở địa phương, nếu thôi học vì lý do sức khỏe thì kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. 99 Mẫu 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm GIẤY THANH TOÁN Họ tên sinh viên:………………………………………………………………………… Sinh ngày:…………………………Lớp:………………Khóa học:…………………… Lý do thanh toán:………………………………………………………………………… Tình trạng thanh toán như sau: Đơn vị Xác nhận không nợ (sách, học phí) Thư viện ĐHQGHN Thư viện Trường Đại học Kinh tế Phòng Kế hoạch‐Tài chính TL. HIỆU TRƯỞNG KT. TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ThS. Nguyễn Thị Thư 100 Mẫu 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc ĐƠN XIN XÁC NHẬN Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………… ………… ………… ……… Ngày sinh: ………………… Nơi sinh: …………………. ………… ………… ……… Hiện đang học lớp:………… Ngành: ………………… ………… ………… ……… Khóa: …………………… …Hệ đào tạo:….……………. ………… ………… ……… tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế xin xác nhận tôi hiện là sinh viên của Trường, năm học ……… Lý do xác nhận:………………………………… .……………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG Người làm đơn TL. HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO 101 Mẫu 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN SINH VIÊN NGOẠI TRÚ (Học kỳ…… năm học ……………) Công an Phường (xã, thị trấn): Quận (huyện): Thành phố (tỉnh): Chứng nhận anh (chị): Sinh ngày: Là sinh viên lớp:………………………………………… Trường Đại học Kinh tế ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội. Đăng ký tạm trú (thường trú) tại nhà ông (bà) Địa chỉ:……… . Từ ngày . đến ngày Chúng tôi nhận xét về sinh viên . trong thời gian cư trú tại địa phương như sau: 1. Ý thức chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của địa phương: 2. Những thành tích đóng góp cho địa phương: 3. Những khuyết điểm vi phạm: …… Hà Nội, ngày tháng năm Cảnh sát khu vực Trưởng Công an Phường (xã, thị trấn) (Ký tên và đóng dấu) 102 Mẫu 7 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc Ảnh 3x4 THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN Họ và tên sinh viên: .… Ngày sinh: Nơi sinh: Lớp: Khoa: Hệ: Mã sinh.: . Nam: Nữ: Đoàn viên: Đảng viên: Dân tộc: Tôn giáo: Quê quán: Hộ khẩu thường trú (Ghi rõ: số nhà, đường phố, tổ, thôn, xã, phường, tỉnh): …. . Đối tượng (Con dân tộc, vùng cao, thương binh, bệnh binh, mồ côi, tàn tật ): … Điện thoại liên hệ của sinh viên: Nơi ở hiện tại của sinh viên: Nội trú (Ký túc xá, phòng số): Ngoại trú (Ghi rõ: tên chủ hộ, số nhà, đường phố, tổ, thôn, xã, phường, tỉnh): Điện thoại liên hệ của chủ nhà trọ: . Gia đình: 103 Họ tên bố: Nghề nghiệp: Cơ quan công tác: . Chức vụ: Họ tên mẹ: .Nghề nghiệp: Cơ quan công tác: Chức vụ: Nơi ở hiện nay: Điện thoại liên hệ: .…… Em xin cam đoan bản khai trên là đúng sự thật, nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm Người khai (Ký và ghi rõ họ tên) 104