1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng chuẩn mực kế toán số 03 tài sản cố định hữu hình vào công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần dệt may huế

101 611 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 852,05 KB

Nội dung

Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tài sản cốđịnh hữu hình có ý nghĩa thiết thực, đòi hỏi các nhà quản lý và đặc biệt là người kếtoán trong các doanh nghiệp nói chung và trong C

Trang 1

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀO CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT - MAY HUẾ

Sinh viên: Nguyễn Thị Diễm Phương GVHD: NGUT Phan Đình Ngân Lớp: K46B Kế toán doanh nghiệp

Khóa học: 2012 – 2016

Huế, tháng 05 năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Trải qua thời gian học tập tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giáo Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến:

Các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế Toán – Kiểm Toán đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo, Nhà Giáo Ưu Tú Phan Đình Ngân, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi trong quá trình thực tập tại Công ty.

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm

2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Diễm

Phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 3

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH .4

1 Đặc điểm chung về kế toán tài sản cố định hữu hình 4

1.1 Khái quát chung về tài sản cố định hữu hình 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình 4

1.1.3 Phân loại tài sản cố định 4

1.1.4 Vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp 6

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐ HH 6

1.2.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ HH 6

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐ HH 7

2 Nội dung kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03 8

2.1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH 8

2.2 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ HH 9

2.3 Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu 10

2.4 Giá trị sau ghi nhận ban đầu 11

2.5 Khấu hao 11

2.6 Thời gian sử dụng hữu ích 13

2.7 Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hữu hình 13

2.8 Trình bày báo cáo tài chính 14

3 Phương pháp khấu hao TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03 15

3.1 Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ HH 15

3.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ HH 15

4 Kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03 16

4.1 Kế toán tổng hợp TSCĐ HH 17

4.1.1 Tài khoản sử dụng 17

4.1.2 Kế toán tình hình tang TSCĐ HH 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

4.1.3 Kế toán tình hình giảm TSCĐ HH 22

4.2 Kế toán hao mòn luỹ kế và trích khấu hao TSCĐ HH 25

4.2.1 Tài khoản sử dụng 25

4.2.2 Hạch toán khấu hao TSCĐ 25

4.2.3 Hạch toán sữa chữa lớn TSCĐ 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 -TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN -TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ .29

1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Dệt - May Huế 29

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 31

1.2.1 Chức năng 31

1.2.2 Nhiệm vụ 32

1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32

1.3.1 Cơ cấu tổ chức 32

1.3.2 Bộ máy quản lý tại Công ty 32

1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán tài chính của Công ty 36

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tài chính 36

1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 38

1.5 Tình hình hoạt động của công ty qua ba năm 2013 – 2015 40

1.5.1 Tình hình lao động qua ba năm 2012 – 2014 40

1.5.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn qua ba năm 2013 – 2015 44

1.5.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua ba năm 2013 - 2015 48 2 Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 03 vào công tác kế toán tài sản cố định tại CTCP Dệt May Huế 50

2.1 Phân loại tài sản cố định tại CTCP Dệt May Huế 50

2.2 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ HH theo Chuẩn mực kế toán số 03 tại CTCP Dệt May Huế 51

2.3 Phương pháp trích khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ HH tại CTCP Dệt May Huế 52

2.4 Thực trạng công tác kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực 03 tại CTCP Dệt May Huế 54

2.4.1 Kế toán tổng hợp TSCĐ 54

2.4.2 Kiểm kê TSCĐHH cuối năm tài chính 72

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO CHUẨN MỰC SỐ 03 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ .73

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

1 Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán số 03 vào công tác kế

toán TSCĐHH tại CTCP Dệt May Huế 73

1.1 Đánh giá chung 73

1.2 Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mực số 03 73

1.2.1 Ưu điểm 74

1.2.2 Nhược điểm 75

2 Giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả Chuẩn mực kế toán số 03 vào công tác kế toán TSCĐ HH tại CTCP Dệt May Huế 77

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 79

2.1 Kiến nghị đối với đơn vị thực tập 79

2.2 Kiến nghị đối với nhà trường 80

2.3 Kiến nghị đối với đề tài nghiên cứu 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ 16

Bảng 2.1 Tình hình lao động của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2012 - 2014 43

Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2013 - 2015 44

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2013 - 2015 48

Bảng 2.4: Sổ chi tiết TK 211 (Nghiệp vụ nhập TSCĐ HH) 62

Bảng 2.5: Sổ chi tiết TK 211 (Nghiệp vụ thanh lý thiết bị) 65

Bảng 2.6: Sổ chi tiết TK 214 (Nghiệp vụ thanh lý thiết bị) 66

Bảng 2.7: Sổ chi tiết TK 2413 71

DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Hoá đơn GTGT Công ty TNHH TM&DV Dũng Hùng số 0000431 57

Biểu 2.2: Hoá đơn GTGT Công ty TNHH TM&DV Dũng Hùng số 0000430 58

Biểu 2.3: Biên bản nghiệm thu và bàn giao máy 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 - Bộ máy tổ chức quản lý công ty Cổ phần Dệt May Huế 33

Sơ đồ 1.2 - Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Dệt May Huế 36

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty .39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Trang 10

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụquan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về vi mô lẫn vĩ mô Cơ chế thịtrường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt chất lượng sản phẩm và mục tiêu lợi nhuậnlên hàng đầu.Để làm được điều đó, bên cạnh các yếu tố đầu vào, nguồn lực cơ sở vậtchất sản xuất sản phẩm và cơ sở hạ tầng cũng là đối tượng cần được chú trọng đầu tư,nắm bắt thông tin và kiểm soát chúng Đối với các doanh nghiệp có quy mô xí nghiệplớn, việc quản lý tài sản cố định, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình trong doanhnghiệp càng hết sức quan trọng Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tài sản cốđịnh hữu hình có ý nghĩa thiết thực, đòi hỏi các nhà quản lý và đặc biệt là người kếtoán trong các doanh nghiệp nói chung và trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế nóiriêng phải vận dụng hợp lí và khoa học các lý luận kế toán vào thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng chuẩn mực IAS 16, vào ngày 31/12/2001,

Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình - theoQuyết định số 149/2001/QĐ-BTC quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phươngpháp kế toán tài sản cố định, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Cácquy định trong chuẩn mực, Thông tư hướng dẫn 89/2002/TT-BTC và Thông tư45/2013/TT-BTC làm cho công tác kế toán được rõ ràng hơn, đồng thời đánh dấu mộtbước tiến mới trong quá trình hội nhập với thế giới về kế toán Tuy nhiên, tại cácdoanh nghiệp hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất trong việc hạch toán các tài sản cốđịnh hữu hình Bởi vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu để vận dụngchuẩn mực này để đảm bảo quá trình quản lý tài sản cố định hữu hình, phục vụ sảnxuất đạt trạng thái tốt nhất

Từ những lí do trên, trong quá trình thực tập cuối khóa, tôi đã chọn đề tài:“Vận dụng chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình vào công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” để làm đề tài khóa luận

của mình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Đây là một công ty cổ phần được thành lập bởi tập đoàn Dệt May Việt Nam,hoạt động khá ổn định trên thị trường, hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinhdoanh các mặt hàng về Sợi, vải và các sản phẩm May mặc, ngoài ra công ty còn cungcấp các sản phẩm phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài nên sẽ có nhiều biến động về tìnhhình tài chính để phân tích Hơn thế nữa, nguồn thông tin phong phú, đầy đủ của công

ty sẽ đảm bảo cho quá trình phân tích được chính xác và hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được lựa chọn và thực hiện với 3 mục tiêu chính

Thứ nhất, khái quát được những vấn đề cơ bản về kế toán TSCĐ HH và cácnguyên tắc, phương pháp hạch toán TSCĐ HH theo Chuẩn mực số 03 - Tài sản cốđịnh hữu hình

Thứ hai, Tìm hiểu và phân tích thực trạng của công tác kế toán TSCĐ HH tạicông ty để rút ra sự khác biệt giữa thực tế so với các hướng dẫn về nguyên tắc vàphương pháp kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03

Thứ ba, đánh giá ưu nhược điểm của công tác kế toán TSCĐ HH tại công ty.Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ

HH theo các quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán số 03

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán TSCĐ HH và cách thức vận dụngChuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình vào công tác kế toán TSCĐ HHtại CTCP Dệt May Huế

+ Số liệu thu thập để viết đề tài: Quý IV năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thấp các thông tin liên quan đến đề tàitrong giáo trình, sách báo, chuẩn mực kế toán, thông tư, nhằm hệ thống hoá các kiếnthức cơ bản về cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát quy trình, cách thức tiến hànhcông việc của các nhân viên trong phòng kế toán nhằm tìm hiểu thêm về thực trạngcông tác kế toán của công ty Trên cơ sở đó xác minh lại những thông tin quan sátđược bằng cách phỏng vấn kế toán trưởng, các nhân viên phụ trách từng phầnhành Đồng thời đó cũng là phương pháp để thu thập những thông tin cần thiết và sốliệu thô có liên quan đến đề tài

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượngkinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định

xu hướng và biến động của các chỉ tiêu đó

- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: thu thập số liệu thô, những thôngtin liên quan khác, từ đó tiến hành xử lý, phân tích, và hệ thống hoá những thông tinthu thập được một cách khoa học và chính xác

- Phương pháp trong hạch toán kế toán: nghiên cứu hệ thống phương pháp kế toánbao gồm phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản đối ứng, phương pháptính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán Từ đó, tiến hành tìm hiểu các cách thức

và thủ tục cụ thể để thực hiện các nội dung trong công tác kế toán TSCĐ HH

6 Kết cấu đề tài

Đề tài được thực hiện với ba phần chính:

Phần I: Đặt vấn đềPhần II: Nội dung và kết quả nghiên cứuChương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán Tài sản cố định hữu hình theoChuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình

Chương II: Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố địnhhữu hình - vào công tác kế toán TSCĐ HH tại CTCP Dệt May Huế

Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ HHtheo Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình tại CTCP Dệt May Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03

- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.

1 Đặc điểm chung về kế toán tài sản cố định hữu hình.

1.1 Khái quát chung về tài sản cố định hữu hình

1.1.1 Khái niệm

Theo Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình, thuật ngữ tài sản cốđịnh hữu hình được hiểu như sau: "Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hìnhthái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanhphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình"

Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003, Tài sản cốđịnh hữu hình được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từngđơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liênkết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêuchuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫngiữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

- Về mặt hiện vật: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưngkhông thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng

- Về mặt giá trị: Giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ HH bị giảm dần khi thamgia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh do sự hao mòn Giá trị hao mòn của TSCĐ HHđược chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng ngày dưới hình thức chi phíkhấu hao TSCĐ HH

1.1.3 Phân loại tài sản cố định

- Phân loại theo hình thái biểu hiện: bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

+ TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắmgiữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả mãn những tiêu chuẩn ghinhận sau:

a Chắc chắn có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

b Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

c Có thời gian sử dụng trên 1 năm

d Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hànhTrong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp vớinhau, mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và cả hệ thống không thểhoạt động bình thường nếu thiếu một trong các bộ phận Nếu do yêu cầu quản lý riêngbiệt, các bộ phận đó có thể được xem như những TSCĐ HH độc lập

+ TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác địnhđược giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

vô hình tại Chuẩn mực kế toán số 04 (giống 4 tiêu chuẩn đối với TSCĐ hữu hình)

- Phân loại theo quyền sở hữu: bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài

+ TSCĐ tự có: là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằngnguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hànghoặc do nguồn vốn liên doanh

+ TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ màdoanh nghiệp thuê ngoài của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng

đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn vàđược bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữuTSCĐ)

- Phân loại theo nguồn hình thành tài sản: bao gồm,+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn liên doanh

+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn nhà nước cấp+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung

+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay

- Phân loại theo công dụng và tình trạng sử dụng: bao gồm,+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ thực tế đang được sửdụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là những TSCĐ

mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ TSCĐ sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ màdoanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

+ TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi công cộngnhư nhà trẻ, nhà văn hoá, câu lạc bộ

+ TSCĐ chờ xử lý: bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do

bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ

- Phân loại TSCĐ hữu hình theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sửdụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc+ Máy móc, thiết bị+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn+ Thiết bị, dụng cụ quản lý

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm+ TSCĐ hữu hình khác

1.1.4 Vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

TSCĐ HH là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủyếu của quá trình sản xuất Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội

và phát triển nền kinh tế quốc dân Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình côngnghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanhnghiệp Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân có vững mạnh hay không Chính vì vậy, trong sản xuất kinhdoanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung,TSCĐ HH là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng Việc cải tiến, hoàn thiện,đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ HH nói riêng và sử dụng hiệu quả TSCĐ nóichung là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp và của nền kinh tế

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐ HH.

1.2.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ HH

Trong cơ chế thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại đòi hỏichất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao Bên cạnh nguồn nguyên vật liệu đạtchất lượng, việc nâng cấp, cải thiện và thay đổi dây chuyền sản xuất góp phần làm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.Vì vậy cần phải quản lý tốt các nhàxưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị cụ thể là TSCĐ HH tại doanh nghiệp để đảmbảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao

Quản lý tốt nguồn máy móc, thiết bị dùng để sản xuất sẽ giúp cho hiệu quả sảnxuất được nâng cao, dây chuyền sản xuất thường xuyên được nâng cấp, thay đổi vàtheo dõi thường xuyên sẽ giúp cho chất lượng sản phẩm được cải thiện, góp phần làmtăng kết quả kinh doanh

Với ý nghĩa đó, việc quản lý TSCĐ HH trong doanh nghiệp đòi hỏi phải chặtchẽ ở tất cả các khâu, từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu sử dụng

- TSCĐ HH phải trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòngquay của số vốn ban đầu để mua sắm Do đó, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐ HH cả

về giá trị và hiện vật

- Mọi TSCĐ HH trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng Tài sản cố địnhphải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từngđối tượng ghi tài sản cố định hữu hình và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cốđịnh hữu hình

- Mỗi TSCĐ HH phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giátrị còn lại trên sổ kế toán

- Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ HH vào các đối tượngchịu chi phí khác nhau theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ HH đã khấu haohết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ HH bình thường

- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kêTSCĐ

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán TSCĐ HH

Xuất phát từ yêu cầu quản lý cũng như vai trò của TSCĐ HH trong doanhnghiệp, thì kế toán TSCĐ HH trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt nhữngnhiệm vụ sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

- Tổ chức thực hiện đầy đủ việc ghi chép ban đầu như: lập biên bản bàn giao tàisản cố định, căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan lập thẻ TSCĐ và đăng ký vào sổTSCĐ HH

- Cùng với phòng kỹ thuật, các phòng ban có chức năng khác lập kế hoạch và

dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ HH, theo dõi quá trình sửa chữa lớn, thanh toán,quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ HH và có kế hoạch phân bổ hợp lý

- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổimới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ, cũng như tình hìnhthanh lý, nhượng bán TSCĐ

2 Nội dung kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03.

2.1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH

TSCĐ HH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quantrọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xác địnhmột tài sản có được ghi nhận là TSCĐ HH hay là một khoản chi phí sản xuất kinhdoanh trong kì sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Do đó, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH phải thoả mãn đồng thờitất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửa dụng tài sản đó.Khi xác định tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải xác đinh mức độ chắc chắncủa việc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng chứng hiện có tạithời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

Đối với tiêu chuẩn này, thông thường đều đã được thoả mãn vì nguyên giá tàisản được xác định thông qua mua bán trao đổi hoặc tự xây dựng

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Thực hiện theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013,một tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH khi nguyên giá tài sản phải được xác định mộtcách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) trở lên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

2.2 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ HH

TSCĐ HH phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá Đối với cáctrường hợp hình thành TSCĐ HH khác nhau sẽ có cách xác định nguyên giá khác nhaucho TSCĐ HH đó

- TSCĐ HH mua sắm:

Nguyên giá (NG) = Giá mua - Các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các chi phí trực tiếp liên quan (Chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt )

+ Đối với TSCĐ HH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giaothầu: NG = giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng + các chi phí liên quan trựctiếp khác + lệ phí trước bạ (nếu có)

+ Trường hợp mua TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và được ghi nhận

là TSCĐ vô hình

+ TSCĐ HH mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, NG TSCĐ

đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua

- TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự chế:

NG = Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế + chi phí lắp đặt chạy thử

Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất để chuyển thành

TSCĐ thì: NG = Chi phí sản xuất sản phẩm + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc

đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

- TSCĐ HH thuê tài chính ( đối với bên đi thuê ):

NG = Giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính (không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã phải trả khi mua TSCĐ để cho thuê)

- TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi:

+ TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH không tương tựhoặc tài sản khác:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

NG = Giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận về ( hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về)

+ TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH tương tự hoặc cóthể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự:

NG = Giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

- TSCĐ HH được tài trợ biếu tặng:

NG = Giá trị hợp lý ban đầu

Hoặc :NG = Giá trị danh nghĩa + các chi phí liên quan trực tiếp đến việc

đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

2.3 Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ HH được ghi tăng nguyêngiá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do

sử dụng tài sản đó Các chi phí không thoả mãn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ

- Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ HH được ghi tăngnguyên giá tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêuchuẩn ban đầu của tài sản đó, như:

+ Thay đổi bộ phận của TSCĐ HH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làmtăng công suất sử dụng của chúng

+ Cải tiến bộ phận của TSCĐ HH làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sảnxuất ra

+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tàisản so với trước

- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ HH nhằm mục đích khôi phục hoặcduy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩnban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ HH phải căn

cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Khi giá trị còn lại của TSCĐ HH đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tếthì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tínhvào nguyên giá TSCĐ HH nếu giá trị còn lại của TSCĐ HH không vượt quá giá trị cóthể thu hồi từ tài sản đó

Trường hợp trong giá mua TSCĐ HH đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệpphải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việcvốn hoá các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí Ví dụkhi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sửa chữa trước khi sử dụng thì chiphí sửa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá của tài sản nếu giá trị đó có thể thuhồi được từ việc sử dụng ngôi nhà trong tương lai

Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ HH đòi hỏi phải được thay thế thườngxuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủ bốn tiêuchuẩn quy định cho TSCĐ HH Ví dụ, máy điều hòa nhiệt độ trong một ngôi nhà có thểphải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của ngôi nhà đó thì các khoảnchi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôi phục máy điều hòa được hạch toán thànhmột tài sản độc lập và giá trị máy điều hòa khi được thay thế sẽ được ghi giảm

2.4 Giá trị sau ghi nhận ban đầu

Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ HH được xác địnhtheo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ HH được đánhgiá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lạiphải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ HHđược xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước

2.5 Khấu hao

- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ HH được phân bổ một cách có hệ thống trongthời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi íchkinh tế mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ được hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị củacác tài sản khác, như: khấu hao TSCĐ HH dùng cho các hoạt động trong giai đoạntriển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ HH dùng cho quá trình

tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác

- Lợi ích kinh tế do TSCĐ HH đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằngcách sử dụng các tài sản đó Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: sự lạc hậu về kỹ thuật,

sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợiích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại Do đó, khi xác địnhthời gian sử dụng hữu ích của các TSCĐ HH phải xem xét các yếu tố sau:

+ Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó Mức độ sửdụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính

+ Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụngtài sản như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tàisản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động

+ Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây chuyền côngnghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đósản xuất ra

+ Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợpđồng của tài sản thuê tài chính

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH do doanh nghiệp xác định chủ yếudựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản đó Tuy nhiên, do chính sách quản lý tàisản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắnhơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó.Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụnghữu ích của một TSCĐ HH còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối vớicác tài sản cùng loại

- Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ HH, gồm:

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao năm không thay đổitrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao năm giảm dầntrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản

Theo phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vịsản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra

Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từngTSCĐHH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sửdụng tài sản đó

Doanh nghiệp không được phép tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ

HH đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phương pháp khấu hao TSCĐ HH phải được xem xét lại theo định kỳ, thường

là cuối năm tài chính, nếu có sự thay dổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản đểdem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mứckhấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo

2.6 Thời gian sử dụng hữu ích

- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH phải được xem xét lại theo định kỳ,thường là cuối năm tài chính Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian

sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao

- Trong quá trình sử dụng TSCĐ, khi đã xác định chắc chắn là thời gian sửdụng hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệkhấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và được thuyết minh trong báo cáotài chính Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể kéo dài thêm do việc cải thiện trạngthái của tài sản vượt trên trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của nó, hoặc các thay đổi về hỹthuật hay thay đổi về nhu cầu sản phẩm do máy móc sản xuất ra có thể làm giảm thờigian sử dụng hữu ích của nó

- Chế độ sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ HH có thể kéo dài thời gian sử dụnghữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưng doanh nghiệpkhông được thay đổi mức khấu hao của tài sản

2.7 Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hữu hình

- TSCĐ HH được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

- Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ HH được xác định bằng

số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng giá trị còn lại củaTSCĐ HH Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báocáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

2.8 Trình bày báo cáo tài chính

- Trong báo cáo tài chính (BCTC), doanh nghiệp phải trình bày theo từng loạiTSCĐ HH về những thông tin sau:

+ Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ HH+ Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao+ Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối năm+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ HH) phải trình bày các thông tin:Nguyên giá TSCĐ HH tăng, giảm trong kỳ

Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳGiá trị còn lại của TSCĐ HH đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vayChi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang

Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ HH có giá trị lớn trong tương laiGiá trị còn lại của TSCĐ HH tạm thời không được sử dụng

Nguyên giá của TSCĐ HH đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụngGiá trị còn lại của TSCĐ HH đang chờ thanh lý

Các thay đổi khác về TSCĐ HH

- Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu íchcủa TSCĐHH là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán Vì vậy, việc trình bày cácphương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính của TSCĐ HHcho phép người sử dụng BCTC xem xét mức độ đúng đắn của các chính sách do banlãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để so sánh với các doanh nghiệp khác

- Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính

kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo Cácthông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quantới giá trị TSCĐ HH đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu ích vàphương pháp khấu hao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

3 Phương pháp khấu hao TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03

3.1 Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ HH

- Đối với tài sản còn mới (chưa sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khungthời gian trích khấu hao TSCĐ (Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 45/2013/TT-BTC)

để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ HH

- Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ HH đượcxác định như sau:

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ HH là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trongtrường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của

tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng,được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác

- Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối vớimột tài sản Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ HH bảo đảm không vượt quátuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi Trường hợp doanh nghiệp thayđổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuếtrực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định

3.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ HH

Có các phương pháp trích khấu hao:

- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: là phương pháp khấu hao mà tỉ lệkhấu hao và số khấu hao hàng năm không thay đổi theo suốt thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương) trên thị trường)

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo phụ lục I (ban hành kèm theo

45/2013/TT-BTC)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Mức khấu hao năm của TSCĐ = NG của TSCĐ/Số năm sử dụngMức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/12 tháng

Có thể xác định mức khấu hao năm của TSCĐ theo công thức:

Mức khấu hao năm = NG của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao nămTrong đó: tỉ lệ khấu hao năm = 1/Số năm sử dụng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: là phương phápkhấu hao mà mức trích khấu hao hàng năm giảm dần theo thứ tự những năm sử dụng

Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao nhanhTrong đó: Tỉ lệ khấu hao nhanh = (1/số năm sử dụng) x Hệ số điều chỉnh

Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ

Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Trên 4 đến 6 năm ( 4 < T < 6) 2

- Phương pháp khấu hao theo lượng sản phẩm, dịch vụ: là hương pháp khấu hao

mà mức khấu hao hàng tháng, hàng năm thay đổi phụ thuộc vào lượng sản phẩm, dịch

4 Kế toán TSCĐ HH theo chuẩn mực kế toán số 03

TSCĐ là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuất kinhdoanh của một danh nghiệp.TSCĐ luôn biến đổi liên tục và phức tạp đòi hỏi yêu cầu

và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ Việc tổ chức tốtcông tác hạch toán TSCĐ nhằm mục đích theo dõi một cách thường xuyên tình hình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

tăng giảm TSCĐ về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ Việc hạchtoán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng đầy đủ, hợp lý côngsuất TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, đổi mớiTSCĐ

4.1 Kế toán tổng hợp TSCĐ HH

4.1.1 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán TSCĐ HH, kế toán sử dụng tài khoản sau:

Tài khoản (TK) 211 - TSCĐ HH dùng để phản ánh số hiện có và tính hình biếnđộng của TSCĐ HH

+ TK 2118 - TSCĐ khác

Kế toán TSCĐ HH phải được thực hiện với giá trị ban đầu ghi nhận của TSCĐ

HH được xác định theo nguyên giá, quy định trong Chuẩn mực kế toán số 03 TSCĐHH

Nguyên giá TSCĐ HH tăng do mua sắm,hoàn thành xây dựng cơ bản bàn giao,nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng

- Điều chỉnh tăng nguyên giá do xây lắp,cải tạo nâng cấp

- Nguyên giá giảm do thanh lý,nhượng bán hoặc điều động tài sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn xây dựng cơ bản

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữuHoặc đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ nếu TSCĐ donguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đầu tư

Nợ TK 211

Nợ TK 133

Có TK 461

Có TK 111,112,331Đồng thời ghi:

Nợ TK 161

Có TK 466Hoặc ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ:

Trang 28

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

- Trường hợp 2: Kế toán mua TSCĐ theo phương pháp trả chậm, trả góp

Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toánvào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giáTSCĐ HH (vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực Chi phí đi vay

Nợ TK 331

Có TK 111,112Đồng thời tính vào chi phí theo số trả lãi chậm, trả góp phải trả của từng kỳ:

Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước

- Trường hợp 3: Kế toán mua TSCĐ HH dưới hình thức trao đổi

+ TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ HH tương tự đưa vào sửdụng ngay cho sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 211 (nguyên giá TSCĐ HH nhận về)

Nợ TK 214 (Hao mòn TSCĐ HH đưa đi trao đổi)

Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ HH đưa đi trao đổi)+ TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ HH không tương tự đưavào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh:

Khi giao TSCĐ HH cho bên trao đổi:

Nợ TK 811 (giá trị còn lại của TSCĐ HH đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 (giá trị hao mòn tích luỹ)

Có TK 211 (nguyên giá TSCĐ HH đưa đi trao đổi)Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐHH

Nợ TK 131 (tổng gia thanh toán)

Có TK 711 (giá trị hợp lý của TSCĐ HH đưa đi trao đổi)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Có TK 3331 (nếu có)Khi nhận TSCĐ HH do bên trao đổi:

Nợ TK 131

Có TK 111,112 (số tiền chi trả lại)Nếu TSCĐ HH mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng, đưavào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 211 (nguyên giá chi tiết về nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 (nguyên giá chi tiết về quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111,112,331

- Trường hợp 4: TSCĐ HH tự xây dựng hoặc tự chế tạo

+ Khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng cho sảnxuất kinh doanh:

Nợ TK 211

Nợ TK 152, 153 (nếu có)

Có TK 241 - XDCB dở dang+ Khi sử dụng các sản phẩm tự chế để chuyển thành TSCĐ HH sử dụng chohoạt động sản xuất kinh doanh:

Giảm sản phẩm:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155Đồng thời ghi tăng giá trị TSCĐ HH theo giá trị tiêu thụ nội bộ:

Nợ TK 211

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụNếu có thuế GTGT khấu trừ:

Nợ TK 1332

Có TK 3331Nếu có chi phí lắp đặt chạy thử phát sinh:

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Trường hợp 7: TSCĐ HH nhận lại từ vốn góp của chủ liên doanh

Nợ TK 211

Có TK 222 - Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

- Trường hợp 8: Doanh nghiệp được tài trợ biếu tặng TSCĐ HH đưa vào sửdụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Nợ TK 211

Có TK 711

- Trường hợp 9: TSCĐ HH phát hiện thừa:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

+ Do để ngoài sổ sách, thì căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để ghi

Nợ TK 211

Có TK 3381, 711Đồng thời, nếu TSCĐ HH đang sử dụng thì phải phân bổ khấu hao:

Nợ TK 154, 631, 642

Có TK 2141

4.1.3 Kế toán tình hình giảm TSCĐ HH

- Trường hợp 1: Nhượng bán TSCĐ HHTSCĐ HH nhượng bán là những tài sản không cần dùng hoặc xét thấy sử dụngkhông hiệu quả

+ Kế toán tiền thu vầ nhượng bán ghi vào thu nhập bất thường

Nợ TK 111,112,131

Có TK 711+ Kế toán đồng thời gian giảm TSCĐ HH về nguyên giá và kết chuyển số đãkhấu hao (nếu có)

Nợ TK 214

Nợ TK 811

Có TK 211Hoặc ghi giảm nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án, quỹ phúc lợi đãhình thành TSCĐ HH

Nợ TK 214

Nợ TK 466 (giá trị hiện còn)

Có TK 211Hay: Nợ TK 214

Nợ 4313 (giá trị hiện còn)

Có TK 211+ Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhượng bán TSCĐ HH trên:

Nợ TK 811

Có TK 111,112,331

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

+ Nếu TSCĐ HH đã nhượng bán nhưng còn nợ vốn vay để hình thành nên nóthì khi doanh nghiệp hoàn vốn vay, hạch toán:

Nợ TK 341

Có TK 111, 112

- Trường hợp 2: Thanh lý TSCĐ HHTSCĐ HH thanh lý là những tài sản không cần dùng hoặc xét thấy sử dụngkhông hiệu quả, lạc hậu về kỹ thuật, không thể tiếp tục sử dụng được nữa

+ Kế toán ghi giảm TSCĐ HH về nguyên giá và kết chuyển số đã khấu hao(nếu có):

Nợ TK 214

Nợ TK 811

Có TK 211Hoặc ghi giảm nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án, quỹ phúc lợi,quỹ phát triển khoa học và công nghệ dã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 214

Nợ TK 466

Có TK 211Hay:

Nợ TK 214

Nợ TK 3533, 3562

Có TK 211+ Tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh lý TSCĐ HH:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Nợ TK 341

Có TK 111,112

- Trường hợp 3: Kế toán TSCĐ HH thiếu, mất phát hiện khi kiểm kê

+ Nếu chưa rõ nguyên nhân:

Nợ TK 2141

Nợ TK 1381 (giá trị còn lại)

Có TK 211+ Nếu đã rõ nguyên nhân, xử lý ngay:

Nợ TK 2141, 1388, 411, 811

Có TK 211

- Trường hợp 4: Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ HHNhững TSCĐ HH của doanh nghiệp đưa đi góp vốn liên doanh không cònthuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, được coi như đã trích khấu hao 1 lần vớinguyên giá còn lại của TSCĐHH đó, ghi thành giá trị tài sản tài chính

Nợ TK 2141

Nợ TK 222 - đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 811 - nếu giá ghi sổ lớn hơn giá liên doanh

Có TK 211Hoặc:

Nợ TK 2141 (số đã khấu hao)

Nợ TK 627,641,642 (nếu giá trị khấu hao còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 (nếu giá trị còn lại lớn, phải phân bổ dần)

Có TK 211 (nguyên giá)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

4.2 Kế toán hao mòn luỹ kế và trích khấu hao TSCĐ HH

4.2.1 Tài khoản sử dụng

Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụngtài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn củatoàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê hoạt động)

Bên Nợ: phản ánh nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐBên Có: phản ánh nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn TSCĐ

Dư Có: giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có

4.2.2 Hạch toán khấu hao TSCĐ

- Hạch toán các nghiệp vụ tăng hao mòn TSCĐĐịnh kỳ (hàng tháng, hàng năm), khi doanh nghiệp tính trích khấu hao TSCĐvào chi phí sản xuất kinh doanh liên quan, đồng thời số hao mòn các TSCĐ:

Nợ TK 627,641,642,635

Có TK 214Nếu doanh nghiệp phải nộp vốn khấu hao cho nhà nước, hoặc cho cấp trên hoặcđiều chuyển đi nơi khác:

+ Nếu không được hoàn lại

Nợ TK 411

Có TK 111,112

Có TK 338+ Nếu doanh nghiệp được hoàn lại số khấu hao đã nộp, đã bị điều chuyển, khixuất tiền để giao nộp:

Khi nhận lại vốn khấu hao đã cho vay kế toán ghi ngược lại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

+ Doanh nghiệp đã nhận TSCĐ từ các đơn vị nội bộ (tổng công ty)

Nợ TK 211

Có TK 411 (giá tị còn lại)

Có TK 214 (giá trị hao mòn)TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp được đánh giá lại theo quyết định của cáccấp có thẩm quyền, nếu tăng nguyên giá:

Nợ TK 214

Có TK 154, 631, 642,635Trong trường hợp giảm các TSCĐ HH thì sẽ ghi giảm số hao mòn (phần kếtoán giảm TSCĐ HH)

4.2.3 Hạch toán sữa chữa lớn TSCĐ

Sữa chữa lớn là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinhtrong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoặt động theo trạng thái hoạtđộng tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ nhằm thay thế, đổi mới những bộ phận quan trọngcủa TSCĐ, chi phí lớn, trong quá trình sửa chữa TSCĐ phải ngừng hoạt động, thờigian giữa hai lần sửa chữa lớn thường dài, sửa chữa lớn đòi hỏi phải dự toán chi hí,phải phân bổ chi phí cho nhiều kỳ hạch toán

- Kế toán các nghiệp vụ sửa chữa lớn theo phương pháp trích trước chi sauKhi trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí hoạt động:

Nợ TK 154, 631, 642

Có TK 335 - Chi phí phải trảKhi sửa chữa lớn hoàn thành, TSCĐ đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chiphí thực tế:

Nợ TK 154,631,642

Có TK 335

- Kế toán các nghiệp vụ sửa chữa lớn theo phương pháp phân bổ dần chi phí+ Trường hợp chi phí sửa chữa lớn quy mô nhỏ, chỉ mang tính chất phục hồinăng lực:

Nợ TK 154,631,642

Nợ TK 335

Có TK 241,336,331+ Trường hợp chi phí lớn, liên quan đến nhiều vụ, nhiều năm thì khi phát sinhchi phí sửa chữa lớn:

Nợ TK 242

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Có TK 241, 336, 331+ Khi tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn các TSCĐ vào chi phí liên quan:

Trang 38

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

SỐ 03 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀO CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.

1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Dệt - May Huế.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

- Tên tiếng anh: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628

- Vốn điều lệ: 49.995.557.000 ( Bốn mươi chín tỷ chín trăm chín mươi lămtriệu năm trăm năm mươi bảy nghìn đồng chẵn)

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 109.173.067.940 ( Một trăm lẻ chín tỷ một trămbảy mươi ba triệu không trăm sáu mươi bảy nghìn chín trăm bốn mươi đồng)

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Số điện thoại: 054 3864 337

- Số fax: 054 3864 338

- Website:www.huegatex.com.vn

- Mã cổ phiếu: HDMCông ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May ViệtNam.Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạtđộng, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này trở thành ngày truyềnthống của công ty Dệt May Huế

Tháng 04/1994, nhà máy Sợi Huế tiếp nhận nhà máy Dệt Thừa Thiên Huế vàchuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành công ty Dệt Huế theo Quyết định số140/QĐ-TCLĐ

Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, Công ty Dệt Huế được đổi tênthành công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 củaTổng công ty Dệt May Việt Nam

Tháng 04/2002, Công ty Dệt May Huế tiếp nhận và sáp nhập công ty May xuất khẩu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

Thừa Thiên Huế, chuyển gia và thành lập thêm 1 đơn vị thành viên là nhà máy may II

Tháng 11/2005 đến nay, do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, công tyDệt May Huế thực hiện phương án Cổ phần hóa công ty, chuyển tên Công ty Dệt MayHuế thành Công ty Cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN

Niêm yết trên sàn Upcom ngày 29/12/2009 Ngày giao dịch chính thức21/01/2010 theo Thông báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở Giao dịchchứng khoán Hà Nội

Công ty thành lập công ty con Thiên An Phát với ngành nghề kinh doanh là sảnxuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, các sản phẩm Sợi, dệt nhuộm, may mặc, các mặthàng tiêu dùng…

*Những thành tích được ghi nhận:

- Năm 1993: Nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Cờ thi đua Đơn vị xuấtsắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

- Năm 1995: Nhận Huân chương Lao động hạng nhì

- Năm 1998: Nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Cờ thi đua Đơn vị xuấtsắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

- Năm 2003 - 2006: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt MayViệt Nam

- Năm 2008: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, Bằngkhen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịchHĐQT, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Năm 2009: Nhận Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thươngmại Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

- Năm 2010: Nhận Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, CờĐơn vị sản xuất dẫn đầu Khối Doanh nghiệp tỉnh

- Năm 2011: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May ViệtNam, Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại Công nghiệpViệt Nam

- Năm 2012: Nhận Huân chương Độc lập Hạng ba, Cờ Đơn vị dẫn đầu phongtrào thi đua của Chính phủ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: NGUT Phan Đình Ngân

- Năm 2013: Nhận huân chương Lao động Hạng Ba, cờ Đơn vị dẫn đầu phongtrào thi đua xuất sắc của Chính phủ, Giải thưởng Đơn vị sử dụng lao động hài hòa củaTập đoàn Dệt May Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanhnghiệp Việt Nam

*Thành tựu trong hoạt động SXKD:

Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam,được thành lập từ năm 1988 Đến nay, Công ty đã hoàn thiện mô hình sản xuất khépkín từ sợi, dệt nhuộm đến may mặc

Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 03 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức,Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 60.000 cọc sợi, sản lượng 12.000 tấn sợi/năm, trong đó chủ yếu

là các loại sợi PE, sợi TC, sợi Cotton chải thô và chải kỹ chỉ số từ Ne16 đến Ne 60

Nhà máy Dệt Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàntất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng vải dệt kim 1.200 tấn/năm

Nhà máy May: Với 50 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhậpkhẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket,quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệtthoi Sản lượng đạt 10 triệu sản phẩm/năm

Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành chuyển tải trạm điện 110/6 KV, gia công

cơ khí; sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên

Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU,Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đốivới sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa Sản phẩm Công tynhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng ĐấtViệt và các giải thưởng khác

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

1.2.1 Chức năng.

Công ty Cổ phần Dệt May Huế hoạt động với các chức năng chính sau:

- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, sản phẩm may mặc cung cấpcho thị trường trong và ngoài nước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Kế toán tài chính 1, Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính 1
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
Năm: 2015
3. Phan Thị Minh Lý (2008), Nguyên lý kế toán, NXB Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán
Tác giả: Phan Thị Minh Lý
Nhà XB: NXB Đại Học Huế
Năm: 2008
4. Phan Đình Ngân, Hồ Phan Minh Đức (2009), Kế toán tài chính 1, Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính 1
Tác giả: Phan Đình Ngân, Hồ Phan Minh Đức
Năm: 2009
10. Một số website tham khảo:- http://voer.edu.vn - http://centax.edu.vn Link
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình Khác
5. Quyết định 15/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
6. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003, về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Khác
7. Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Khác
8. Thông tư 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002, hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, ngày 31-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
9. Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w