1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CÔNG tác kế TOÁN CÔNG nợ tại CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

113 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Với đề tài này tôi muốn tìm hiểu khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phải trả cho người bán, từ đó đưa ra các đánh giá về công tác kế toán công nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Trang 2

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên ThS Hoàng Thùy Dương đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bia Carlsberg Việt Nam cùng toàn thể các cô chú, anh chị phòng Kế toán - Tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm,

sự động viên, khích lệ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này.

Do thời gian thực tập không nhiều và kinh nghiệm bản thận còn hạn chế nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong Quý thầy cô đóng góp ý kiến

để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu 3

I.6 Kết cấu đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP 4

1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ tại Doanh nghiệp 4

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ 4

1.1.2 Các mối quan hệ trong thanh toán 6

1.1.3 Phương thức thanh toán 6

1.1.4 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của công tác kế toán công nợ 7

1.2 Nội dung công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phải trả cho người bán 7

1.2.1 Nội dung công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng 7

1.2.2 Nội dung công tác kế toán khoản Phải trả cho người bán 11

1.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 15

1.3.1.Vai trò, ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 15

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ 15

1.3.3 Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM 21

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 21

2.1.1 Giới thiệu chung 21

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển 24

2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Công ty 25

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 28

2.1.7 Tình hình nguồn lực của Công ty 34

2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 47

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán Phải thu của khách hàng 47

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán Phải trả cho người bán 56

2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2013-2015 66

CHƯƠNG 3: MỘT SÔ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TYTNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM 75

3.1 Đánh giá về công tác Khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phải trả cho người bán 75

3.1.1 Đánh giá về công tác tổ chức và bộ máy kế toán 75

3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phải trả cho người bán 79

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại các Doanh nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam nói riêng 87

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán công nợ 87

3.2.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 87

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia

Carlsberg Việt Nam 88

3.3.1 Đối với công tác tổ chức và bộ máy kế toán 88

3.3.2 Đối với công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng 89

3.3.3 Đối với công tác kế toán khoản Phải trả cho người bán 92

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

III.1 Kết luận 94

III.2 Kiến nghị 95

III.3 Hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2- Sơ đồ hạch toán TK 331 – Phải trả cho người bán 14

Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 26

Sơ đồ 2.2 - Tổng quan về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH 28

Bia Carlsberg Việt Nam .28

Sơ đồ 2.3 - Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 31

Sơ đồ 2.4 – Trình tự ghi sổ trên phần mềm NAVISION 31

Sơ đồ 2.5 - Lưu đồ quy trình lưu chuyển chứng từ kế toán phải thu của khách hàng tại Công ty .50

Sơ đồ 2.6 - Lưu đồ quy trình lưu chuyển chứng từ kế toán phải trả cho người bán tại Công ty 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 - Hệ số các Khoản phải thu 66

Biểu đồ 2.2 - Hệ số các Khoản phải trả .67

Biểu đồ 2.3 - Số vòng quay các Khoản phải thu và Kỳ thu tiền bình quân .69

Biểu đồ 2.4- Số vòng quay các Khoản phải trả và Thời gian quay vòng các Khoản phải trả 70

Biểu đồ 2.5 - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ tổng quát .72

Biểu đồ 3.1- Báo cáo quản trị Công nợ Phải thu cúa khách hàng .92

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 - Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam .25

Bảng 2.2 - Một vài tài khoản của Carlsberg 33

Bảng 2.3 - Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam 34

qua ba năm 2013 -2015 34

Bảng 2.4 - Cơ cấu và biến động của tài sản tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2013-2015 37

Bảng 2.5 - Cơ cấu và biến động của nguồn vốn tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2013-2015 42

Bảng 2.6 - Kết quả hoạt động SXKD của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2013-2015 45

Bảng 2.7 - Các chỉ số phân tích tình hình công nợ tại Công ty 66

Bảng 2.8 - Các chỉ số phân tích tình hình khả năng thanh toán tại Công ty .72

Biểu 2.1 - Phiếu Đề nghị đặt hàng 53

Biểu 2.2 - Hóa đơn GTGT 54

Biểu 2.3 - Sổ cái TK Phải thu của khách hàng 55

Biểu 2.4- Phiếu nhập kho 62

Biểu 2.5 - Hóa đơn GTGGT 63

Biểu 2.6 - Sổ chi tiết TK Phải trả cho người bán 64 Biểu 2.7 - Sổ cái TK Phải trả cho người bán 65ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lý do chọn đề tài

Nhờ chính sách mở rộng trong hợp tác kinh tế, thành phần kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài ngày càng được Nhà nước khuyến khích đầu tư và phát triển lâu dài Dựavào đó, Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện hơn để thu hút vốn, đẩy mạnh pháttriển cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ Điều này góp phần không nhỏ trongviệc khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vàthúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, cũng làm phát sinh nhiều thách thức nếukhông biết nỗ lực, tận dụng tốt thì chính điều này sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế

Trước những cơ hội và thách thức đặt ra của nền kinh tế, các Doanh nghiệpViệt Nam nhận thức được rằng muốn tồn tại, phát triển vững mạnh thì Doanh nghiệpphải không ngừng xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị Đi liền với sựphát triển của nền kinh tế là các quan hệ tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phứctạp cho nên công tác kế toán, quản lý công nợ trở thành một trong những mối quantâm hàng đầu của Doanh nghiệp Tình trạng nợ và việc kiểm sóat nợ nần nếu khôngđược quản lý tốt sẽ gây tổn thất lớn đến Doanh nghiệp, nguy hiểm hơn còn đe dọa khảnăng hoạt động của Doanh nghiệp Do đó, nhiệm vụ cấp thiết của Doanh nghiệp là làmthế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý công nợ hiệu quả nhất CarlsbergViệt Nam là một trong những Công ty đa quốc gia đầu tiên của Đan Mạch đầu tư vàoViệt Nam từ năm 1993 thông qua hình thức liên doanh với bia nội địa Với quy mô

lớn, Công ty đã có nhiều đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước Trong những năm

qua Công ty luôn xây dựng hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, giảiquyết việc làm cho số lượng lớn lao động, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnhThừa Thiên Huế Để đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đòi hỏiCông ty phải có những chính sách quản lý công nợ hiệu quả Vì vậy, việc theo dõi, xâydựng các chính sách quản lý công nợ đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểmkhách hàng; ứng dụng các công cụ quản lý công nợ sao cho kịp thời và hiệu quả nhất

là vấn đề then chốt, đáng được quan tâm hàng đầu tại đơn vị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên tôi quyết định chọn đề tài:

“Đánh giá công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam”

làm đề tài khóa luận Với đề tài này tôi muốn tìm hiểu khoản Phải thu của khách hàng

và khoản Phải trả cho người bán, từ đó đưa ra các đánh giá về công tác kế toán công

nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu của đề tài nhằm ba mục đích:

- Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản về công tác kế toán công nợ tạiDoanh nghiệp

- Thứ hai, tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam vàphân tích thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty này

- Thứ ba, so sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế công tác kế toán công nợ để đưa

ra các đánh giá chung và chi tiết Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiệncông tác kế toán này tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nộidung, phương pháp, quy trình kế toán khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phảitrả cho người bán tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ,tập trung đi sâu vào Khoản phải thu của khách hàng và Khoản phải trả cho người bántại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

Về không gian nghiên cứu: Được tiến hành tại Công ty TNHH Bia CarlsbergViệt Nam

Về thời gian nghiên cứu: Số liệu dùng để phân tích chủ yếu là số liệu qua 3 năm2013-2015 tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tất cả những tài liệu liên quanđến đề tài từ các giáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, tạp chí, Internet,… nhằm

hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ trong Doanh nghiệp

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Trong quá trình thực tập tại Công ty, tôi đãtiến hành quan sát quy trình hạch toán của nhân viên kế toán đồng thời hỏi, trao đổitrực tiếp những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu với nhân viên để thu thập thông tin

về tình hình thực tại của Công ty, tìm hiểu công việc cụ thể của họ

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phương pháp này dùng để phân tíchtình hình sử dụng lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ sốcông nợ và chỉ số thanh toán của Công ty qua 3 năm 2013-2015

- Phương pháp so sánh, tổng hợp: Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hànhtổng hợp có hệ thống để có những nhận xét, đưa ra những nhận định riêng về công tác

kế toán nói chung và công tác kế toán công nợ nói riêng tại Công ty

- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu: Tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa sổ sách kếtoán về tính chính xác và đúng đắn; đối chiếu thực tế và lý thuyết

I.6 Kết cấu đề tài

Đề tài thiết kế gồm có 3 phần

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán công nợ tại Doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Bia

Carlsberg Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại

Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC

KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ tại Doanh nghiệp

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ

1.1.1.1 Khái niệm về kế toán công nợ

Các mối quan hệ thanh toán đóng vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp,chúng xuất phát từ các giao dịch có tính chất mua – bán, các nghiệp vụ trong nội bộđơn vị; kể cả các giao dịch không mang tính chất thương mại, không hề liên quan đếnmua bán, Các mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt độngkinh tế tài chính của Doanh nghiệp Căn cứ vào nội dung kinh tế mà các mối quan hệthanh toán trong Doanh nghiệp được phân loại làm các Khoản phải thu và các Khoảnphải trả Kế toán các khoản phải thu và các khoản phải trả được gọi là kế toán công nợ

Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán trong đó người kế toán phảiđảm bảo theo dõi và quản lý khoản phải thu, phải trả an toàn và hữu hiệu nhất xuyênsuốt quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Doanh nghiệp

1.1.1.2 Khái niệm về Khoản phải thu

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp luôn diễn ra xung quanh mốiquan hệ phổ biến với hoạt động của Doanh nghiệp khác, với các tổ chức, các cá nhân

và các cơ quan quản lý Nhà nước Mối quan hệ thanh toán này là nguồn gốc dẫn đếnhình thành các khoản phải thu trong Doanh nghiệp

Theo Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Hưng (2008), Giáo trình Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà xuất bản Giao thông vận tải “Trong quá trình kinh doanh, khi

Doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưađược khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản nợ phải thu Ngoài ra khoản nợ phải

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

thu còn phát sinh trong các trường hợp như bắt bồi thường, cho mượn vốn tạm thời,khoản ứng trước tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, kýcược,…”

Theo Võ Văn Nhị (2009), Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất

bản Tài chính “Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của Doanh nghiệp,phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tàisản của Doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời.”

Các khoản phải thu trong Doanh nghiệp bao gồm: phải thu của khách hàng,phải thu nội bộ và phải thu khác Theo Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Hưng (2008),

Giáo trình Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà xuất bản Giao thông vận tải “Trong các

khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp, khoản phải thu của khách hàng thường phát sinhnhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất.” Trên bảngcân đối kế toán, phải thu của khách hàng là tài sản của Doanh nghiệp và được thể hiệnqua tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

1.1.1.3 Khái niệm về Khoản phải trả

Trong phạm vi Doanh nghiệp cũng như giữa các Doanh nghiệp với nhau, giữaDoanh nghiệp với các đơn vị, các tổ chức xã hội phát sinh các quan hệ kinh tế rấtphong phú và đa dạng Trong các quan hệ đó, Doanh nghiệp có thể là chủ nợ hoặccũng có thể là khách nợ Theo đó các khoản nợ mà Doanh nghiệp phải trả cho ngườibán, các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội chính là nguồn hình thành nên tài sản củaDoanh nghiệp

Theo VAS 01- Chuẩn mực chung (2002), Chuẩn mực kế toán, Bộ Tài chính ban

hành “Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch

và sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.”

Theo Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2008), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà

xuất bản Tài chính “Nợ phải trả: Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh mà Doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội, hoặc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

cá nhân như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhànước, cho công nhân viên, cho cơ quan cấp trên và các khoản phải trả khác.”

Các khoản nợ phải trả bao gồm: phải trả cho người bán, phải trả nội bộ và phảitrả khác Do tính chất, phạm vi và thời hạn huy động các khoản nợ phải trả và quyền

sử dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu khác nhau, mặt khác trong quá trình hoạt động cáckhoản nợ phải trả luôn luôn biến động, do đó cần phải quản lý một cách chặt chẽ, cóhiệu quả và theo dõi chi tiết riêng cho từng khoản, đặc biệt là khoản Phải trả cho người

bán Theo Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Giáo trình Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà

xuất bản Giao thông vận tải “Khoản Phải trả cho người bán là nghĩa vụ hiện tại củaDoanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch như mua chịu về vật tư, thiết bị, dụng cụ,hàng hóa, dịch vụ,… của nhà cung cấp mà Doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồnlực của mình.” Trên bảng cân đối kế toán, phải trả cho người bán là nguồn vốn củaDoanh nghiệp và được thể hiện qua tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

1.1.2 Các mối quan hệ trong thanh toán

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp thường phát sinhnhiều giao dịch với các đối tượng khác nhau, do đó làm phát sinh nhiều mối quan hệtrong thanh toán:

- Thanh toán với khách hàng là Doanh nghiệp, cá thể

- Thanh toán với nhà cung cấp

- Thanh toán với Ngân sách Nhà nước

- Thanh toán với nội bộ Công ty

- Thanh toán với ngân hàng

1.1.3 Phương thức thanh toán

Quan hệ thanh toán có thể thực hiện bởi một trong hai phương thức sau:

- Thanh toán bằng tiền mặt: Người mua xuất tiền mặt ra khỏi quỹ để thanh toántrực tiếp cho bên bán khi nhận vật tư hàng hóa

- Thanh toán không bằng tiền mặt: Người mua và người bán không thanh toántrực tiếp với nhau mà thanh toán khoản nợ qua tài khoản được mở tại ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

1.1.4 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của công tác kế toán công nợ

Hầu hết các Doanh nghiệp đều phát sinh khoản phải thu và khoản phải trả, cáckhoản này tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà theo đó tồn tại ởcác mức độ khác nhau Nhằm mục đích đưa ra những chính sách quản lý công nợ thậthợp lý hạn chế nợ phải thu ở mức thấp nhất cũng như sử dụng một cách có hiệu quảnguồn vốn Công ty, kế toán công nợ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản thanh toán phát sinhtheo đối tượng, từng nội dung, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi, hoàn trả

- Tổng hợp và xử lý nhanh chóng thông tin về tình hình công nợ Đối với cáckhoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi nguyên tệ, quy đổi ra đồng Việt Namđồng thời tiến hành đánh giá lại tại tất cả các khoản công nợ này tại các thời điểm lậpBáo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

- Kiểm soát, thúc đẩy trong quá trình thu hồi nợ với các khoản nợ khó đòi, nợxấu và các khoản ứng trước cho khách hàng đã quá thời hạn nhập hàng hay cung cấpdịch vụ

- Lập báo cáo công nợ, thông báo thanh toán công nợ, lập biên bản xác nhậncông nợ cho khách hàng, nhà cung cấp

- Đề xuất, tham mưu ban lãnh đạo về xây dựng hạn mức thanh toán, chính sáchchiết khấu biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

1.2 Nội dung công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng và khoản Phải trả cho người bán

1.2.1 Nội dung công tác kế toán khoản Phải thu của khách hàng

1.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán

Khoản Phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng,từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá

12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán

Doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trảđúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, làm căn cứ xácđịnh số trích lập dự phòng phải thu khó đòi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Đối với khoản Phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ, Doanh nghiệp phảitheo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ, quy đổi ra Đồng Việt Nam và tiến hành đánhgiá lại tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

 Phiếu chi, Phiếu thu

 Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

1.2.1.3 Sổ sách kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ sách kế toán chủ yếu sau đây:

- Chứng từ ghi sổ: Do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép cácnghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian Sổ này vừa dùng để đăng kí các nghiệp vụkinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra và đối chiếu số liệu Bảngcân đối phát sinh

- Sổ Cái tài khoản Phải thu của khách hàng: Dùng để ghi chép các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán của tài khoảnPhải thu của khách hàng được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng choDoanh nghiệp

Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Phải thu của khách hàng: Dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán của Phải thucủa khách hàng cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

1.2.1.4 Tài khoản sử dụng

Để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phảithu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư,TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ chính là TK 131 – Phải thu củakhách hàng

TK 131 – Phải thu của khách hàng

- Số tiền phải thu của khách hàng phát

sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng

hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các

khoản đầu tư tài chính;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng

- Doanh thu của số hàng đã bán bị ngườimua trả lại;

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiếtkhấu thương mại cho người mua;

- Đánh giá lại các khoản phải thu bằngngoại tệ

SDCK: Số tiền còn phải thu của khách

hàng

Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhậntrước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đốitượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượngphải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

1.2.2 Nội dung công tác kế toán khoản Phải trả cho người bán

1.2.2.1 Nguyên tắc hạch toán

Nợ phải trả cho người bán cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phảitrả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, Doanh nghiệp phải phản ánh cả số tiền đãứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhậnđược sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theotừng loại nguyên tệ, quy đổi ra đồng Việt Nam và tiến hành đánh giá lại tất cả các thờiđiểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạchcác khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của ngườibán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

 Phiếu chi, Phiếu thu

 Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

Trang 20

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép cácnghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian Sổ này vừa dùng để đăng kí các nghiệp vụkinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra và để đối chiếu số liệuBảng cân đối phát sinh.

- Sổ Cái tài khoản Phải trả cho người bán: Dùng để ghi chép các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán của tài khoảnPhải trả cho người bán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng choDoanh nghiệp

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Phải trả cho người bán: Dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán của Phải trảcho người bán cần thiết phải theo dõi chi tiết

1.2.2.4 Tài khoản sử dụng

Tài khoản dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả củaDoanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bánTSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết là

TK 331 – Phải trả cho người bán

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

TK 331 – Phải trả cho người bán

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư,

hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người

nhận thầu xây lắp;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người

cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng

chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch

vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn

thành bàn giao;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá

hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp

đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu

thương mại được người bán chấp thuận

cho Doanh nghiệp giảm trừ vào khoản

nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém

phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người

bán

- Đánh giá lại các khoản Phải trả cho

người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ

giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt

Nam)

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư,hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và ngườinhận thầu xây lắp;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạmtính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hànghoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặcthông báo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản Phải trả cho ngườibán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại

tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

SDCK: Số tiền còn phải trả cho người bán,

người cung cấp, người nhận thầu

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền

đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bántheo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dưchi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” vàbên “Nguồn vốn”

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

1.2.2.5 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2- Sơ đồ hạch toán TK 331 – Phải trả cho người bán

TK 515

Trả tiền hàng NK

Chiết khấu thanh toán

Giá trị của hàng nhập khẩu Thuế GTGT

hàng cho đơn vị nhận UTNK

Thuế GTGT (nếu có)

Ứng trước cho người bán

Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết khấu thương mại

Thanh toán các khoản phải trả

TK 151, 152, 153, 156

Thuế NK

Đưa TSCĐ vào

sử dụng Mua vật tư, HH nhập kho

TK 333

cho đơn vị nhận ủy thác NK

TK 111, 112, 131 Nhận dịch vụ cung cấp

Khi nhận hàng bán đại lý hưởng hoa hồng

Nhà thầu chính xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ

Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản phải trả bằng ngoại tệ cuối kì

Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải trả bằng ngoại tệ cuối kì

Trả trước tiền ủy thác mua

Phí ủy thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận ủy thác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

1.3 Phân tích tình hình nnvcông nợ và khả năng thanh toán

1.3.1.Vai trò, ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Theo PGS TS Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam “Phân tích tình hình công nợ tại Doanh

nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc đánh giá đượctình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của Doanh nghiệpcũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn thanh toán.”

Theo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế Doanh nghiệp, Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội: “Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là một nội dung

cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin giúp các cấp quản lý đưa racác quyết định đúng đắn cho Doanh nghiệp Các quyết định cho Doanh nghiệp vay baonhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu có nên bán cho Doanh nghiệp không, Tất cả các quyếtđịnh đó đều dựa vào khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.”

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêuphản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính của Doanh nghiệp: Nếu hoạtđộng tài chính tốt, Doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả, thu hồikịp thời các khoản nợ phải thu Ngược lại, khi một Doanh nghiệp phát sinh tình trạng

nợ nần kéo dài không rõ ràng, chắc chắn tình hình tài chính của có vấn đề, an ninh tàichính thấp, Doanh nghiệp đang gặp khó khăn Vì thế, có thể nói phân tích tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toán là một nội dung cơ bản nhằm cung cấp thông tin chocác nhà quản trị có thể đánh giá được thực trạng tài chính hiện tại của Doanh nghiệp

1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ của Doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản màcác nhà quản trị quan tâm, không dây dưa nợ nần, tình hình thanh toán nợ phải thu, nợphải trả hết sức sáng sủa sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của Doanh nghiệp Đểphân tích tình hình công nợ của Doanh nghiệp, nhà phân tích thường sử dụng các chỉtiêu cơ bản sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.3.2.1 Hệ số các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp

Công thức tính:

Nếu trị số của hệ số này càng lớn, chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn càngnhiều Dựa vào đó Doanh nghiệp có thể nhận biết được khả năng quản lý khoản phảithu và có các biện pháp quản lý đối với vốn bị chiếm dụng

Ý nghĩa: Trong 1 đồng tài sản hiện có của Doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêuđồng từ nợ phải trả

1.3.2.3 Hệ số giữa nợ phải thu của khách hàng so với nợ phải trả cho người bán

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản Doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản

Trang 25

Công thức tính:

Nếu trị số của hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ số vốn của Doanh nghiệp bị chiếmdụng lớn hơn số vốn mà Doanh nghiệp đi chiếm dụng Ngược lại, nếu trị số của chỉtiêu này nhỏ hơn 1, chứng tỏ số vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.Trên thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếmdụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng nợ phải thu của khách hàng được đảm bảo bao nhiêu đồng

từ nợ phải trả cho người bán

1.3.2.4 Số vòng quay các Khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu phải quay baonhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó

Công thức tính:

Trong đó:

Số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoảnphải thu (nợ phải thu ngắn hạn, nợ phải thu dài hạn) và hiệu quả của việc thu hồi nợphải thu Tỷ số này càng lớn chứng tỏ Doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bịchiếm dụng vốn hay tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Tuy nhiên, số vòng quaycác khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàngtiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán trong thời gianngắn), gây khó khăn cho khách hàng nên hàng khó tiêu thụ Do đó,quan sát số vòngquay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của Doanh nghiệp haytình hình thu hồi nợ của Doanh nghiệp

Hệ số giữa nợ phải thu KH so với nợ phải trả NB = Phải thu khách hàng

Phải trả cho người bán(lần)

Số vòng quay các Khoản phải thu = Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quân (vòng)

Khoản phải thu bình quân =Khoản phải thu đầu kỳ + Khoản phải thu cuối kỳ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng doanh thu thuần được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng từKhoản phải thu bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân (DOS): Là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu hồi

tiền hàng bán ra

Công thức tính:

Thời gian thu hồi tiền hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càngnhanh, Doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, thời gian thu hồi tiền hàngcàng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn của Doanh nghiệp bịchiếm dụng càng nhiều Tuy nhiên, thời gian thu hồi tiền hàng ngắn quá sẽ gây khókhăn cho người mua, không khuyến khích việc mua hàng nên nó sẽ ảnh hưởng đến tốc

độ bán hàng Trên thực tế, chỉ tiêu này được so sánh với thời gian bán chịu do Doanhnghiệp quy định với khách hàng Nếu thời gian thu hồi tiền hàng lớn hơn thời gian bánchịu quy định cho khách hàng thì thu hồi các khoản phải thu là chậm; ngược lại, sốngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu hồi tiền hàng bán ra,chứng tỏ việc thu hồi sớm hơn kế hoạch đề ra

1.3.2.5 Số vòng quay các Khoản phải trả

Chỉ tiêu số vòng quay các Khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinhdoanh, các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng

Công thức tính:

Trong đó:

DOS = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu(ngày)

Các khoản phải trả bình quân=Khoản phải trả đầu kỳ + Khoản phải trả cuối kỳ

2

Số vòng quay các Khoản phải trả=Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) HTKCác khoản phải trả bình quân (vòng)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Số vòng quay các khoản phải trả cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoảnPhải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ Nếu số vòng quay các khoản phải trả lớn,chứng tỏ Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn Tuy nhiên,nếu số vòng quay các khoản phải trả quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanhtrong kỳ của Doanh nghiệp do Doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ(kể cả vay, bán rẻ hàng hóa, dịch vụ, )

Thời gian quay vòng của các khoản phải trả: Là chỉ tiêu phản ánh thời gian

bình quân mà Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho chủ nợ trong kỳ

Công thức tính:

Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càngnhanh, Doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại Trên thực tế, chỉ tiêu nàyđược so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho Doanh nghiệp Nếuthời gian thanh toán thực tế lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việc thanhtoán chậm trễ và ngược lại thì chứng tỏ việc thanh toán nợ sớm hơn so với kế hoạch

1.3.3 Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của Công ty được quyết định bởi tính thanh khoản của tàisản Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản nếu nó dễ dàng chuyển đổi sang tiềnmặt, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu Trong khi đó, một khoản nợ phải trả

có tính thanh khoản là khoản nợ đó cần được thanh toán trong tương lai gần Các hệ sốthông dụng dùng để phân tích tính thanh khoản của tài sản trong mối quan hệ với cáckhoản nợ trong Doanh nghiệp bao gồm:

1.3.3.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Doanh nghiệptrong kì báo cáo

Công thức tính:

Thời gian quay vòng của các khoản phải trả = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải trả(ngày)

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả(lần)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Chỉ tiêu này chi biết: Với tổng số tài sản hiện có, Doanh nghiệp có đảm bảotrang trải các khoản nợ hiện có hay không Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, Doanhnghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; hệ số này nhỏ hơn 1chứng tỏ Doanh nghiệp không đảm bảo khả năng trang trải các khoản nợ Trên thực tế,mặc dù lượng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhưng khi nợ đến hạn trả, nếukhông đủ tiền và tương đương tiền, hiếm khi các Doanh nghiệp đem bán tài sản củamình để trả nợ Do đó, thông thường trị số của chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán hiệntại phải lớn hơn hoặc bằng 2, các chủ nợ mới có khả năng thu hồi nợ khi đáo hạn.1.3.3.2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số này còn được gọi là hệ số thanh toán hiện hành, phản ánh tổng quát nhấtkhả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN

Công thức tính:

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đượcthanh toán càng kịp thời Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lạikhông tốt vì nó phản ánh Doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so vớinhu cầu của Doanh nghiệp hay nói cách khác số vốn đầu tư không hiệu quả

Nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bé hơn 1 thể hiện tài sản ngắn hạnkhông đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng 1 thểhiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho Doanh nghiệp và Doanhnghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ởmức 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN cũng vẫn rất mong manh

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng NNH được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.Tuy nhiên, để nhận xét một cách chính xác hơn, nhằm tìm hiểu nguyên nhân vàđưa ra những giải pháp cụ thể và chính xác, ta cần xem xét và so sánh độ lớn các chỉtiêu này giữa các kì và với các Doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc trung bình ngành

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn (lần)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

TẠI CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên Công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bia Carlsberg Việt NamTên tiếng Anh: CARLSBERG VIETNAM BREWERIES LIMITED

Địa chỉ : Lô B8, Khu Công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã

Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên HuếLoại hình : Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài

Người đại diện: TAYFUN UNER Chức vụ: Tổng Giám đốc

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốngóp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh Số vốn đầu tư ban đầu của Nhàmáy là 2,4 triệu USD và công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm

Ngay sau khi được thành lập vào cuối tháng 11 năm 1990, sản phẩm đầu tiêncủa Nhà máy là Bia Huda được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của hãngDANBREW CONSULT (Đan Mạch) đã nhanh chóng có mặt trên thị trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Năm 1992 công suất của Nhà máy đã được nâng lên gấp đôi là 6 triệu lít/năm.Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International(TIAS) và Quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) theo Giấyphép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ vốn góp Việt Nam 50% Đan Mạch 50% Từđây, Nhà máy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế.

Đến năm 1998, năng lực sản xuất của Công ty Bia Huế đã được nâng lên 50triệu lít/năm, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty

Từ công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm, năm 2007 công suất đã lên đến gần 110triệu lít/năm Năm 2008, Công ty Bia Huế xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tạiKhu công nghiệp Phú Bài với công suất 80 triệu lít/năm Ngày 29/4/2008, Nhà máychính thức được khánh thành đưa công suất của Công ty lên 150 triệu lít/năm

Để đáp ứng nhu cầu tiếp tục tăng của thị trường, Công ty đã khởi công xâydựng giai đoạn II Nhà máy bia Phú Bài với sự chứng kiến của các cơ quan ban ngànhtrong tỉnh, Nữ hoàng và Hoàng gia Đan Mạch, góp phần nâng tổng công suất của toànCông ty lên 230 triệu lít/năm

Cuối tháng 11/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định bán 50% phầnvốn sở hữu còn lại cho Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) Sự chuyển giao này xuất phát

từ bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nền kinh tế thế giới cũng nhưtrong nước gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các Doanh nghiệp ViệtNam, trong đó có Công ty TNHH Bia Huế Với quyết định bán đi 50% phần vốn sởhữu của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bia Huế chính thức trở thành Công ty 100% vốnnước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Calrsberg (Đan Mạch) Đây sẽ là một mốc son mớitrong quá trình phát triển của Bia Huế

Kể từ khi trở thành Doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Carlsberg, theo thống

kê, cả năm 2012, sản lượng Bia Huế tăng 19% so với năm trước, có được điều đó lànhờ những thay đổi về chất lượng, mẫu mã các sản phẩm của Bia Huế

Huda trong những năm qua đã giành được những giải thưởng quốc tế uy tín nhưgiải thưởng World Beer Championship ở Chicago, Mỹ vào năm 2013 cùng với đánhgiá của các chuyên gia bia hàng đầu thế giới là “đáng để thưởng thức” Trong năm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

2014 và 2015, Huda Gold đã liên tiếp xuất sắc giành giải thưởng Chất lượng vượt trội

từ Viện Nghiên cứu chất lượng bia Quốc tế (ITQI) đặt tại Vương quốc Bỉ

Tháng 9/2015: Công ty TNHH Bia Huế chính thức đổi tên thành Công tyTNHH Bia Carlsberg Việt Nam

Bia Carlsberg Việt Nam đã và đang tăng cường ứng dụng các công nghệ, kinhnghiệm sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu: Công ty vừa đưa vào hoạt độngdây chuyền chiết bia lon với công suất hơn 48.000 lon/một giờ Đây là hệ thống robotđầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và giải khát tại Việt Nam

Ngày 14/1/2016, Công ty Carlsberg Việt Nam chính thức khánh thành dâychuyền bia lon mới (số 4) tại Nhà máy bia Huế, Khu công nghiệp Phú Bài Tại sự kiện,Công ty cũng đồng thời công bố về việc thương hiệu Huda Gold lần thứ hai đạt huychương Bạc cuộc thi vô địch Bia Thế giới 2015

Tháng 1/2016, để kỷ niệm 25 năm Huda hình thành và phát triển Carlsberg ViệtNam đã khai trương Tour tham quan Nhà máy bia tại Khu Công nghiệp Phú Bài, thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Những thành tích mà Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đạt được là nhờvào sự phấn đấu không ngừng của ban điều hành cũng như tinh thần làm việc chuyêncần của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Công ty TNHH Bia CarlsbergViệt Nam xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong ngành Công nghiệp nhẹ của tỉnh ThừaThiên Huế qua nhiều năm, luôn cố gắng phấn đấu để giữ đứng vững vào Top 4 Công

ty Bia hàng đầu của Việt Nam Công ty đã liên tiếp nhận được bằng khen, cúp, danhhiệu,… do Đảng và Nhà nước, các cơ quan – ban ngành trao tặng và người tiêu dùngbình chọn như: Thương hiệu Việt bền vững năm 2012, Top 20 sản phẩm và dịch vụ tincậy vì người tiêu dùng, Chứng nhận Tin và Dùng do người tiêu dùng bình chọn, Những thành quả từ việc sản xuất – kinh doanh đã tạo điều kiện để Công ty đẩy mạnhcông tác đóng góp cho ngân hàng Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động an sinh

xã hội, vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa,… Đây chính là sự khích lệ, cổ vũ, động viênCông ty tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên chặng đường dài phía trước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển

2.1.3.1 Chức năng của Công ty

Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn, chứcnăng chủ yếu của Công ty là sản xuất và phân phối bia tại Việt Nam và xuất khẩu.2.1.3.2 Nhiệm vụ của Công ty

Để hoàn thành kế hoạch là đưa Công ty trở thành một trong những Nhà máysản xuất hàng đầu của Việt Nam, cũng như trên toàn Thế giới, nhiệm vụ đặt ra choCông ty là:

- Sản xuất bia có chất lượng tốt và phù hợp với yêu cầu của xã hội

- Không ngừng nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng của sảnphẩm, công suất sản xuất, thực hiện tốt trong khâu quản lý chi phí nhằm hạ giáthành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cho các dòng sản phẩm, đem lại lợinhuận tối ưu cho Công ty

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt các chínhsách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại theoquy định của Pháp luật

- Thực hiện tốt công tác quản lý lao động, chú trọng đến công tác bồi dưỡng đểkhông ngừng nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ côngnhân viên

2.1.3.3 Định hướng phát triển của Công ty

Nhận thấy tầm quan trọng của Việt Nam đối với chiến lược phát triển của Công

ty tại khu vực châu Á Carlsberg kỳ vọng Việt Nam sẽ là một trong những thị trườngbia lớn nhất trên thế giới và tại châu Á vào năm 2017 Do đó, Carlsberg sẽ đầu tưnhiều hơn vào Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam để nắm bắt cơ hội phát triển vàtheo đuổi mục tiêu đã đề ra là nỗ lực trở thành Công ty bia có tốc độ tăng trưởng nhanhnhất tại Việt Nam, mở rộng Nhà máy, tăng công suất hoạt động và thị trường tiêu thụ

để cạnh tranh với các hãng bia nổi tiếng trong và ngoài nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Công ty

Đặc điểm ngành nghề của Công ty là kinh doanh trong ngành công nghệ thựcphẩm – giải khát Mọi sản phẩm của Công ty đều được sản xuất từ những nguyên vậtliệu có chất lượng cao,việc sản xuất do đó cũng được dựa trên nền công nghệ tiên tiến

và tuân thủ nghiêm ngặt Công ty sản xuất bia lon, bia đóng chai với mẫu mã, chấtlượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoàinước Đặc điểm chủng loại sản phẩm của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Namđược thể hiện thông qua bảng 2.1

Bảng 2.1- Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam.

(ml)

Số lượng (chai, lon/thùng)

9 Bia tươi Huda 50L Bom

10 Bia tươi Huda 20L Bom

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam là một Công ty hạch toán độc lập, có

tư cách pháp nhân Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất và phân phối bia tạiViệt Nam và để xuất khẩu Những thành tựu mà Công ty đạt được trong thời gian qua

là nhờ Công ty có sự đổi mới, không ngừng sáng tạo trong công tác quản lý Bộ máyquản lý của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Nhìn chung, bộ máy tổchức quản lý của Công ty khá đơn giản, chặt chẽ, bảo đảm tính độc lập, thống nhất.Được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Giám đốcNhân Sự

Giám đốcHành Chính

Kho NVL, thành phẩm

GĐ NMPhú Bài

Giám đốcCung ứng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban được thể hiện cụ thể như sau:

 Hội đồng quản trị: Đứng đầu Công ty, là bộ phận có quyền lợi cao nhất do đạihội đồng cổ đông bầu ra có quyền miễn nhiễm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty,hoạch định các chính sách,chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty

 Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu ra, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện vềcông tác sản xuất kinh doanh, quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền vềquản lý hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị

 Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về cácquyết định tài chính của Công ty, tổ chức hướng dẫn, thực hiện nghiêm chỉnh chế độbáo cáo kế toán tài chính, xác định kết quả kinh doanh của Công ty

 Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm Nhà máy Phú Bài, đảm bảo tất cả máymóc thiết bị của Công ty hoạt động tốt phục vụ cho sản xuất một cách hiệu quả, đảmbảo sản phẩm ổn định và đạt tiêu chuẩn về chất lượng Thực hiện các chức năng vànhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như: mua nguyên vật liệu, quản lýnấu, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kho bãi, Tổ chức nghiên cứu sản phẩm,thí nghiệm đưa ra sản phẩm mới Tổ chức sửa chữa, đề nghị mua mới hay thanh lýmáy móc thiết bị, dây chuyền khi cần thiết Giám đốc kỹ thuật phụ trách Nhà máy PhúBài với 5 bộ phận chính: Phân xưởng Chiết, Công nghệ, Thí nghiệm, Cơ điện và Kho

 Giám đốc cung ứng: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác hoạch định

kế hoạch mua hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Xemxét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ trên cơ sở Ban giámđốc đã phê duyệt

 Giám đốc bán hàng: Vạch ra các kế hoạch chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá và

mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của Công ty, chịu trách nhiệm trướcTổng giám đốc Công ty và pháp luật về toàn bộ công tác kinh doanh của Công ty Tổchức, quản lý lực lượng bán hàng, theo dõi quản lý mạng lưới phân phối, mở rộngquan hệ khách hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

 Giám đốc nhân sự: Tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho Công ty.

 Giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan hành chính.Phối hợp các phòng ban và các Công ty bên ngoài tổ chức các sự kiện của Công tyđồng thời đảm bảo cho các cá nhân, bộ phận trong Công ty thực hiện đúng chức năngcủa mình

Trong Tổng Công ty mức độ phân cấp quản lý cho các phòng ban tương đốicao, bảo đảm tính tự chủ, linh hoạt cho các bộ phận, cho phép nâng cao tính chuyênmôn của từng bộ phận và gắn trách nhiệm với kết quả cuối cùng đạt được Cơ cấu tổchức bộ máy này mặc dù mỗi bộ phận đều có chức năng riêng biệt, tuy nhiên chúng lại

có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau cùng tham mưu cho Tổng giám đốc ra quyếtđịnh đúng đắn

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty

Bộ phận kế toán là một bộ phận lớn thuộc phòng tài chính kế toán Và đây cũng

là một phòng lớn trong Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, đảm nhiệm nhữngphần hành rất quan trọng về tài chính và công tác kế toán trong Công ty Cơ cấu tổchức của phòng tài chính kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Bộ phận nhân sự)

Sơ đồ 2.2 - Tổng quan về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH

Bia Carlsberg Việt Nam.

Trang 37

Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 9 người, hầu hết có trình độ đại học, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc tài chính Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:

 Giám đốc tài chính: Là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Tổng giámđốc của Công ty về chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán, là người tham mưu cho Tổnggiám đốc về các quyết định tài chính của Công ty, chỉ đạo việc tổ chức bộ máy, tổchức việc tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốnkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp ngân sách lên cấp trên

 Phó giám đốc tài chính (Kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm trước Giám đốc tàichính về công tác kế toán tại đơn vị Bên cạnh đó, Phó giám đốc tài chính còn chịutrách nhiệm kiểm tra kiểm soát và giúp đỡ các nhân viên trong phòng kế toán hoànthành tốt nhiệm vụ của mình Đồng thời tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghiêm chỉnhchế độ báo cáo kế toán tài chính và xác định kết quả kinh doanh của Công ty, chịutrách nhiệm về tính chính xác của báo cáo đó

 Kế toán tổng hợp: Hằng ngày kiểm tra, đối chiếu - căn cứ vào các nghiệp vụphát sinh đã phản ánh trên các chứng từ gốc… để lập chứng từ ghi sổ Định kỳ vàocuối tháng, quý, năm, kế toán này tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chi phí, lập cácbảng phân bổ chi phí, tổng hợp doanh thu để xác định kết quả sản xuất kinh doanhtrong kỳ của Công ty

 Kế toán doanh thu, thuế GTGT, TSCĐ, Phải thu của khách hàng: Phần hành kếtoán này do một người đảm nhận, hằng ngày căn cứ vào báo cáo của kho đưa lên, kếtoán viên này có nhiệm vụ theo dõi việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng và hạchtoán chứng từ ban đầu, đăng ký hóa đơn và ghi nhận doanh thu định kỳ hoặc vàonhững thời điểm bất kỳ theo yêu cầu của các nhà quản lý Công ty mà kế toán này tổnghợp số liệu về tình hình doanh thu thành phần Công ty Đồng thời, theo dõi và hạchtoán TSCĐ của Công ty, bao gồm: phản ánh tình hình biến động TSCĐ, trích lập khấuhao theo dõi tổng vốn khấu hao, giá trị còn lại của tài sản để từ đó có ý kiến đề xuấtsữa chữa, đại tu hoặc thanh lý hoặc mua mới TSCĐ cho Công ty Bên cạnh đó, cuối

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

tháng, quý hay năm tài chính kế toán này có nhiệm vụ tổng hợp, phản ánh các khoảnthuế GTGT phải nộp cho Nhà nước để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 Kế toán quản trị: Ngoài nhiệm vụ của kế toán tài chính nói chung kế toán quảntrị còn phải tính toán, đưa ra nhu cầu vốn cho một hoạt động hay quyết định cụ thể; đolường, tính toán chi phí cho hoạt động hoặc quyết định cụ thể; tìm ra các giải pháp tácđộng lên chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

 Kế toán phải trả, thủ quỹ: Phần hành này do một người đảm nhiệm, nhân viên

kế toán này có nhiệm vụ theo dõi một phần khoản phải trả như: Vận chuyển, bốc xếp,đơn hàng có giá trị nhỏ,các khoản lệ phí ngân hàng, Bên cạnh đó, hằng ngày, căn cứvào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ, phải có đầy đủ chữ ký của những người có tráchnhiệm, kế toán này kiêm luôn thủ quỹ tiến hành việc thu chi tiền mặt Cuối cùng, lậpbáo cáo tình hình thu chi tiền mặt trong ngày, gồm: tồn quỹ đầu ngày, tổng thu trongngày, tổng chi trong ngày và tồn quỹ cuối ngày để đối chiếu với số liệu của kế toán và

số tiền mặt còn tại quỹ

 Kế toán kho: Tính giá nhập xuất vật tư hàng hóa, thành phẩm, theo dõi lượng nhậpxuất, tồn vật tư ở các khâu, kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý cáctrường hơp thiếu hụt vật tư, hàng hóa, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn

 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với ngânhàng trên các sổ chi tiết tiền gửi, các khoản thanh toán liên ngân hàng giữa Công tyvới khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác khác,…

 Kế toán chi phí sản xuất và phải trả nhà cung cấp: Hằng ngày, nhân viên kếtoán này có nhiệm vụ theo dõi phần khoản phải trả còn lại và căn cứ vào các phiếuxuất nhập kho nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh.Tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm Đồng thời, kế toánviên này cũng có nhiệm vụ theo dõi các hóa đơn đến hạn thanh toán, lập kế hoạch trảtiền hàng cho nhà cung cấp Để đảm bảo Công ty không đi chiếm dụng vốn trái phép

và ảnh hưởng tới uy tín của Công ty

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

2.1.6.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chứccông tác kế toán tập trung: Áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hìnhthức Chứng từ ghi sổ Phần mềm kế toán của Công ty đang sử dụng là phần mềmNAVISION Trình tự ghi sổ được thể hiện như sau:

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Sơ đồ 2.4 – Trình tự ghi sổ trên phần mềm NAVISION Chú thích

Nhập số liệu hằng ngày

Kiểm tra đối chiếu

In sổ, in báo cáo cuối kỳ

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán

Phần mềm kế toánNAVISION

KTQuảntrị

KTKho

KTThanhtoán

KTCPSX,Phải trảGiám đốc tài chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

 Phương pháp kế toán công nợ:

- Phương pháp hạch toán ngoại tệ:

 Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ là tỷ giá ký kết trong hợp đồngmua bán ngoại tệ giữa Công ty và ngân hàng thương mại

 Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua ngoại tệ củaNgân hàng nơi Công ty nhận tiền từ khách hàng hoặc đối tác

 Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán ngoại tệ củaNgân hàng nơi Công ty dự kiến thanh toán khoản phải trả đó

- Phương pháp hạch toán các khoản phải thu: Các khoản Phải thu của khách hàng

và các khoản phải thu khác được phản ánh theo giá gốc trừ đi dự phòng phải thu khó đòi

- Phương pháp hạch toán các khoản phải trả: Các khoản phải trả cho người bán

và khoản phải trả khác được thể hiện theo nguyên giá

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: Được xác định theo phương phápbình quân gia quyền

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán TSCĐ: Được ghi nhận theo giá gốc và được khấu hao theophương pháp đường thẳng

Các chế độ kế toán được Công ty áp dụng cụ thể như sau:

 Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Thông

tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫnChuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính

 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc ngày 31/12/N

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)

 Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính

 Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được banhành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính Ngoài ra, Công ty còn sửdụng hệ thống tài khoản của Carlsberg, là tài khoản sử dụng thống nhất của TổngCông ty sản xuất bia rượu Đan Mạch Do vậy, số hiệu của các tài khoản được chi tiết

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w