1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học dự án: sản xuất giấm

20 2K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 146,5 KB
File đính kèm du an.rar (23 KB)

Nội dung

thiết kế hoạt động dạy học dự án sản xuất giấm. Đây là dự án nhỏ dành cho học sinh trong bài học về vận dụng những điều đã học, có thể tổ chức sản xuất quy mô nhỏ để gây quỹ cho các hoạt đông của câu lạc bộ

Trang 1

DỰ ÁN SẢN XUẤT GIẤM ĂN THEP PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG; TÌM HIỂU TÁC DỤNG THỰC

TIỄN CỦA MỘT SỐ LOẠI GIẤM

Bước 1: Đặt vấn đề, xác định mục tiêu dự án

Trong quá trình dạy học chương 2 - Cacbohidrat (hóa học 12 cơ bản), giáo viên đề xuất một số đề tài:

- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất đường từ mía và củ cải đường

- Các phương pháp nấu rượu truyền thống; những tác hại cơ bản của rượu

- Các phương pháp sản xuất giấm bằng phương pháp lên men truyền thống

- Một số ứng dụng của giấm

- Tìm hiểu về vấn đề an ninh lương thực

- Gỗ và hiện trạng sử dụng rừng hiện nay

Tuy nhiên qua vấn đề thực tiễn của địa phương, điều kiện của nhà trường, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận các mẫu vật thật, tìm hiểu thông tin, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, quyết định chọn đề dự án: "Sản xuất giấm ăn theo phương pháp truyền thống, tìm hiểu tác dụng thực tiễn của một số loại giấm."

Qua đó HS nắm được nguyên tắc chung trong sản xuất giấm là sử dụng lên phương pháp lên men vi sinh

Từ tinh bột, hoặc đường saccarozo (có trong cơm gạo, nước mía ) - chuyển thành Glucozo - sau đó chuyển hóa thành rượu etylic - cuối cùng là chuyển hóa thành giấm ăn (CH3COOH)

Bước 2: Phác họa về project

Trang 2

Đối tượng thực hiện là học sinh lớp 12A1 trường THPT Yên Dũng số 2

Mục tiêu project: HS thông qua tìm hiểu về các phương pháp sản xuất giấm ăn bằng phương pháp truyền thống và tác dụng của giấm ăn sẽ nắm được kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về kiến thức, khả năng làm việc và hợp tác theo nhóm

HS sẽ tìm hiểu về nguyên tắc sản xuất giấm ăn bằng phương pháp lên men truyền thống; một số loại giấm ăn

thường sản xuất và hay sử dụng Từ đó tìm các nguồn nguyên liệu thích hợp (cơm gạo, rượu nhạt, rượu vang; đường; bia; hoa quả; men bia; cái giấm); tìm một số dụng cụ làm và chai lọ để chứa sản phẩm Tìm hiểu một số tác dụng trong đời sống thực tiễn của giấm, giấm hoa quả Cao hơn nữa sẽ là thiết kế giới thiệu và bán sản phẩm tới các thầy cô giáo và học sinh toàn trường.

Địa điểm thực hiện: tại phòng thí nghiệm hóa học và sinh học của nhà trường.

Kinh phí thực hiện: xin tài trợ từ kinh phí hỗ trợ hoạt động ngoại khóa của tổ Hóa sinh.

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện Project

- Dự án được thực hiện trong thời gian 4 tuần

- Phân công nhóm

nhóm

vụ

Ghi chú

phá

- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giấm

- Thẩm định, quyết định các loại giấm sẽ làm.

Anh - Nhóm trưởng Cảnh; Chi- thư kí

Trang 3

- Trợ giúp về mặt kiến thức chuyên môn cho các nhóm Hằng; Hân; Uyên;Mai

Mai

2 Hậu cần - Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giấm

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất

Hiếu Hòa - NT Hùng - TK Ngân; Ngọc; Vân Vân; Nam

3 Da vinci - Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giấm

- Tìm hiểu tác dụng của một số loại giấm ăn với sức khỏe và cuộc sống

Phương - TN Quỳnh; Quỳnh Thảo; Thảo Thắm - TK

4 Người

bán hàng

vĩ đại

- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giấm

- Tìm các phương pháp giới thiệu sản phẩm

Thiện - TK Tùng; Sơn Sơn - NT Sỹ; Lan; Lan; Long

động

- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất giấm - Tiến hành làm các thí nghiệm

Trang; Trang Trang - NT Trung - TK Huy; Kiên; Lộc; Sinh

Trang 4

Stt Tuầ

n

hoàn thành

Sản phẩm

dự kiến

Kinh phí

nhóm

Nghiên cứu pp sản xuất - Tài liệu giáo viên

cung cấp

- SGK, TLTK

- máy tính, Mạng internet

- Tìm hiểu kinh nghiệm của những người xung quanh

3 ngày sau khi bắt đầu

Bài viết về các

phương pháp sản xuất giấm truyền thống

Không

phá

- Giúp việc nhóm hậu cần trong chuẩn

bị các nguyên liệu cần thiết

Mua sắm các nguyên liệu cần thiết

230,000

Hậu cần

- Tiếp tục cung cấp mượn các dụng cụ thiết bị cần thiết: bình, hộp, lọ, phễu, thìa,

100,000

Da vinci

Tiếp tục tìm hiểu tác dụng với sức khỏe, với thực tiễn cuộc sống của một

số loại giấm gạo và giấm hoa quả

- Máy tính nối mạng

- Các bài báo, công trình

Báo cáo 15,000

Người bán

Tiếp tục lên các phương án giới thiệu

dự án và sản phẩm của dự án

Máy tính nối mạng

Tờ rơi

Báo cáo, danh sách

Trang 5

hàng

vĩ đại

ủng hộ

Hành

động

thí nghiệm

phá

Trợ giúp các nhóm

Hậu

cần

Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, vệ sinh phòng thí nghiệm

Chổi, giẻ lau nhà

Da

vinci

Tiếp tục tìm hiểu tác dụng với sức khỏe, với thực tiễn cuộc sống của một

số loại giấm gạo và giấm hoa quả

Bài báo

Người

bán

hàng

vĩ đại

Lên các phương án giới thiệu dự án và sản phẩm của dự án trên mạng

Máy tính

Tờ rơi

Báo cáo

Hành

động

tiến độ, kết quả

phá

Trợ giúp nhóm hành động

Hậu

cần

- Chuẩn bị các hồ sơ thu chi, chuẩn bị các chai, lọ, dụng cụ chứa

Hồ sơ thu chi

Trang 6

Da

vinci

Báo cáo kết quả tìm kiếm ứng dụng của giấm

Báo cáo

Người

bán

hàng

vĩ đại

Hành

động

Hoàn thiện các thí nghiệm, kiểm tra độ thành công các thí nghiệm, dự đoán và báo cáo giáo viên hướng dẫn

phá

- Kiểm tra kết quả thí nghiệm Kiểm tra thực tiễn,

thử kết quả Hậu

cần

- thu thập báo cáo tiến độ, lập kế hoạch báo cáo dự án trước tổ chuyên môn Hóa học,

- cùng GV hoàn thiện báo cáo và đánh giá dự án, công bố sản phẩm

Báo cáo 100,000

Da

vinci

poster Người

bán

hàng

Trình bày kết quả tiếp thị sản phẩm, danh sách khách hàng

Hệ thống

tờ rơi, danh sách

Trang 7

vĩ đại khách

hàng cam kết ủng hộ

dự án Hành

động

Thu hoạch bàn giao sản phẩm và chuẩn

bị cho đợt làm tiếp theo

Sản phẩm

Bước 4: Thực hiện project

- HS hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch và báo cáo định kì với GV kết quả từng giai đoạn GV thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhóm và điều chỉnh nếu cần GV kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các phương án đề xuất trước khi HS thực hiện nhiệm vụ.

Mẫu cáo cáo các nhóm

1

2

3

4

- Các nhóm tập trung vào các phương pháp sản xuất một số loại giấm sau:

1 Làm giấm chuối, dứa, mít công thức 1

a) Nguyên vật liệu

Trang 8

- Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít - 1 lít nước dừa tươi

- Nước lọc nấu sôi để nguội - 100 ml rượu trắng trên 30 độ

- 5 hay 6 trái chuối sứ, chuối tiêu chín - khoảng 500 - 700 gram Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối

b) Cách làm

- Cho nước dừa tươi + chuối (đặt lên thớt ép cho dẹt ra) + rượu vào hũ thủy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch Để trong khoảng 3-5 ngày (có thể lâu tới 45 -

60 ngày, tùy thời tiết) trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm" Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua,

để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra

- Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên

- Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nứơc đường vào, sẽ có thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày

- Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choáng hết thể tích

hũ Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm

Trang 9

- Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được

- Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu

- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng

- Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục Có thể thay chuối chín bằng dứa thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng dứa thường có màu vàng

2 Làm giấm chuối, dứa, mít công thức 2:

a) Nguyên vật liệu

- Nước lọc: 1 lít - Rượu trắng ngon: 0,5 lít

- Đường trắng: 200 gram - Hoa quả (1 trong các loại trên): 1 ít

b) Cách làm

Hoà tan đường trong nước lọc, sau đó đổ rượu vào (đựng trong bình thuỷ tinh miệng rộng) Để ở nơi thoáng mát, sau 1 tuần thì phải vớt hoa quả ra, ko nó sẽ bị đục và mùi ko được thơm Dấm được lọc bằng vải hoặc bông

c) Yêu cầu thành phẩm: dấm nuôi phải trong, vị chua nhẹ chứ không gắt như dấm CN

3 Làm từ rượu vang nhẹ tạo dấm hồng có màu bắt mắt.

Đối với những loại rượu vang có độ cồn dưới 20% ta có thể làm dấm bằng cách thái hành tây miếng lớn, ngâm vào cùng với rượu vang, để trong bình thủy tinh 20 ngày, có thể làm thành dấm hồng rất ngon

4 Làm giấm táo đặc biệt

Trang 10

a) Nguyên liệu: Táo mèo là tốt nhất (không thì bạn có thể dùng táo xanh hoặc táo đỏ)

b) Cách làm: Ngâm trong nước muối loãng 15 phút, rửa sạch chúng trong nước lạnh và tráng qua với nước sôi rồi để ráo cho hết

nước

Tiếp đó, lấy dao thái lát mỏng táo, đổ thêm nước sôi để nguội vào ngập hỗn hợp thịt, vỏ táo khoảng 1cm

Sau đó, hãy bao phủ chiếc tô bằng một chiếc khăn trắng mỏng sạch, ngâm trong vòng 1 tháng

Cuối cùng, bạn hãy đổ nước giấm táo từ tô vào một chiếc lọ thủy tinh xinh xắn, sạch sẽ là xong rồi nha! Giấm táo bạn có thể dùng trong 1 năm đó nhé!

* Hoặc cũng có thể lấy1kg táo, lấy riêng hạt ra cho vào sau bỏ hạt, xay nhuyễn cùng 2,5 lít nước Cho vào bình thủy tinh, để khoảng 15 ngày là có giấm táo.

5 Làm giấm táo nhanh

a) Nguyên liệu

- 3 quả táo - 500ml giấm gạo

- 300g đường phèn - Lọ thủy tinh dung tích 1 lít

b) Cách làm

Bước 1:

Ngâm táo vào chậu nước Chà xát vỏ táo với một chút muối cho sạch bụi bẩn và lớp vỏ rám bên ngoài Do thực phẩm bây giờ có nhiều chất bảo quản, đặc biệt là táo và lê nên việc rửa sạch táo bằng muối rất quan trọng

Trang 11

Sau đó, cho táo ra rổ, tráng qua một lần nước sôi rồi để ráo cho hết nước, để lớp vỏ táo khô tự nhiên Trong lúc chờ táo khô, bạn rửa sạch lọ thủy tinh và tráng qua nước sôi, sau đó cũng để lọ khô tự nhiên ngoài nắng Nếu chờ lâu thì bạn có thể dùng máy sấy sấy khô bên trong cũng được, sau đó cắt lát mỏng

Bước 2:

Xếp táo vào trong lọ thủy tinh theo từng lớp Kế đến là một lớp đường Lần lượt cho đến khi hết táo và kết thúc bằng một lớp đường ở trên cùng Nhớ để cách miệng lọ khoảng 2cm chứ không xếp đầy bạn nhé!

Bước 3:

Đổ giấm gạo ngập táo (Giấm trắng trong các cửa hàng bán rất nhiều, giá lại rẻ nhưng hầu hết có chứa axit acetic, khi dùng lâu sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ruột gan và dạ dày)

Bước 4:

Sau đó bọc kín lọ, để vào nơi ấm áp khoảng 3 tháng trở lên là dùng được (nhưng để càng lâu giấm càng ngon) Khi đó táo sẽ ngả màu nâu, quắt lại gần như trôi nổi ở trong giấm, còn giấm cũng đổi màu vàng nâu

Để sử dụng cần phải lọc bỏ táo khoảng 2 lần để tách bỏ bã còn lại trong giấm trước khi uống Đổ phần giấm táo vào lọ thủy tinh sạch khác, và đặt một miếng vải hình vuông mỏng trên miệng rồi đậy lại Điều này cho phép giấm thông thoáng hơn cũng như giữ

nó không có cơ hội tiếp xúc với kim loại trên nắp hộp Hãy tiếp tục để lọ giấm táo đã đậy kín này ở nơi ấm áp trong nhà khoảng 6 tuần, sau đó sẽ có 1 chai giấm táo

6 Làm giấm từ gạo

a) Nguyên vật liệu:

+ Gạo đã nấu thành cơm + Miếng vải mịn để bọc

Trang 12

+ Đường trắng + Men bia

+ Lòng trắng trứng + Nồi nấu + Lọ thủy tinh

b) Cách làm

+ Ngâm cơm trong nước sạch ít nhất 4 giờ Tuy nhiên, cách tốt nhất là để cơm ngâm này qua đêm trong tủ lạnh

+ Sau khi ngâm đủ thời gian, dùng miếng vải mịn bọc hỗn hợp cơm này, lọc bỏ xác và chỉ lấy phần nước

+ Tính theo tỷ lệ, pha mỗi chén nước cơm này với ¾ chén đường thành hỗn hợp đến khi tan

+ Cho hỗn hợp này vào nồi và bắt lên bếp nấu trong khoảng 20 phút với mức lửa vừa Sau đó nhắc xuống để nguội

+ Bước tiếp theo là cho hỗn hợp đã nguội trên với men bia theo tỷ lệ 1: 1 Hỗn hợp lên men trong vòng từ 4 đến 7 ngày và dậy hương thơm sau 4 tuần

+ Bước cuối cùng trước khi lấy ra sử dụng, bạn nên đun sôi hỗn hợp này với lòng trắng trứng với tỷ lệ 40 cốc hỗn hợp: 2 lòng trắng trứng

7 Làm giấm từ bia

a) Nguyên liệu :

b) Cách làm :

- Rửa sạch bình thuỷ tinh, đổ bia hơi vào, cho vào bình 3 thìa đường quấy đều cho tan đường, sau đó đậy kín bình Để trong thời gian từ 10 – 15 ngày tuỳ theo thời tiết Khi bia đã lên men và thành dấm, lấy chuối, dứa chín cắt vát cho vào bình dấm

Để từ 1 -2 ngày sau chúng ta đã được bình dấm bia có hương thơm của chuối hoặc dứa quện với mùi dấm bia rất tuyệt

Trang 13

Khi lượng dấm ăn vơi, ta có thể tiếp tục chế thêm bia hơi vào và có thể cho thêm chuối hoặc dứa, giai đoạn này gọi là nuôi dấm Muốn có bình dấm khác, chỉ việc lấy ít dấm cũ cho sang bình mới và cho thêm bia hơi vào, chế thêm chút đường là được c) Yêu cầu

Dấm được làm từ bia có hương vị rất quyến rũ, dấm bia có hương thơm của bia, vị chua thanh nhẹ nhàng không gắt, có vị thơm của chuối, dứa hòa lẫn với bia

Bước 5: Trình bày kết quả

- Thời gian: 3h (nghỉ giải lao giữa giờ 20 phút)

- Thành phần tham gia:

+ GV tổ Hóa Sinh;

+ Cán bộ quản lí phòng thí nghiệm

+ BGH; Đoàn TN

+ Đại diện một số lớp

+ Toàn bộ HS tham gia dự án

+ Mời nhóm tư vấn: đại diện BGH, ĐTN, GV hóa, sinh, 1 HS lớp 12A2 đóng vai trò như những phản biện

- Chuẩn bị: phòng máy chiếu; âm thanh; nước uống; nhóm hậu cần chịu trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tổng hợp; các nhóm phụ trách trình bày ngắn gọn và kết quả nghiên cứu của mình.

- Đại diện nhóm tư vấn trao đổi; các nhóm trả lời

- Nhóm 1 phải chỉ được tác dụng, tính khả thi của dự án.

Trang 14

- GV hướng dẫn kết luận, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên và đề xuất hướng hoạt động tiếp theo của dự án.

+ Ý thức học sinh tham gia

+ Dự án thành công vì những lí do sau: đơn giản; dễ tiến hành; chi phí thấp; học sinh hào hứng tham gia và được phát triển nhiều kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thí nghiệm; có được sự ủng hộ cao từ nhiều phía; tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền; giải quyết được đầu ra; là 1 điển hình cần phát triển; Sản phẩm thu được có nhiều ý nghĩa, có thể sử dụng được ngay, dễ tiêu thụ

+ Một số khóa khăn của dự án: Cần tính kế hoạch, kỉ luật, độc lập làm việc cao; bước đầu chỉ áp dụng được ở lớp chọn; Tốn khá nhiều thời gian và công sức; Các phương tiện phục vụ còn hạn chế

Trang 15

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

I Người thực hiện : Mai Đình Nhường – Lớp cao học lí luận và phương pháp dạy học Hóa học (K8 lớp 3)

II Thời gian thực hiện: 1 tiết học (45 phút)

III Chủ đề: Bài 40; Ancol (tiết 1; hóa học 11 cơ bản)

IV Đặc điểm đối tượng người học: HS lớp 11 ban cơ bản, lực học trung bình

IV Các mục tiêu cần đạt

Biết được :

− Định nghĩa, phân loại ancol.

− Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc − chức và thay thế).

− Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro

Kĩ năng

− Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

− Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C − 5C)

− Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.

Trọng tâm:

− Đặc điểm cấu tạo của ancol

Trang 16

− Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan)

V Chuẩn bị

Giáo viên: - Soạn kế hoạch bài giảng trên Word và bản trình chiếu Powerpoind, xây dựng hệ thống câu hỏi khoa

học, phát huy tính tích cực của động của học sinh

- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chât: Ống nghiệm, cồn khan; máy chiếu đa vật thể, hoặc máy chiếu hắt

Học sinh: Nghiên cứu bài học trước ở nhà

VI Phương pháp dạy học chủ đạo:

Một số phương pháp điển hình: Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm, công não, xây dựng sơ đồ tư duy

VII Kế hoạch bài giảng

MT1: Kiểm tra bài

GV chiếu slide bài tập dãy chuyển hóa;

gọi HS lên bảng

- Sau khi gọi 1 HS lên bảng làm, GV sử dụng pp vấn đáp để kiểm tra sự đúng sai;

nêu các phương pháp viết PT khác

- HS làm bài

- HS trả lời và nhận xét

- HS đề xuất các PT khác

5p

MT2: Tìm hiểu định

nghĩa và cấu tạo

- pp thuyết trình và đàm thoại tái hiện: Đưa ra một số 1 ancol khác (những - HS đưa ra các ancol mà mình biết

5

Ngày đăng: 17/10/2016, 05:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w