1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng Thương mại Việt Nam

28 326 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 10,45 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC 430

Trang phy bia

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, đồ thị Mục lục

PHAN MO DAU 3

CHUONG 1: LAI SUAT CHO VAY VA VAI TRO CUA LAI SUAT CHO VAY DOI

VỚI HOẠT BONG CUA CAC NHTM 6

1.1 Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nền kinh tế thị trường ở VN: 6

1.1.1 Định nghĩa NHTM 6

1.1.2 Các chức năng truyền thông của NHTM: 6

1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yêu của NHTM: 6

1.1.4 Lợi nhuận của NHTM: 8

1.2 Lãi suất cho vay và vai trò của lãi suất cho vay đối với hoạt động kinh doanh

của NHTM 8

1.2.1 Bản chất của lãi suất : 8

1.2.2 Các nhân tô ảnh hưởng đên lãi suât cho vay: e -csseeerieeeeeirrreer 11 1.2.3 Vai trò của lãi suất trong nên kinh tê thị trường: . <-«<<c<<<=<ee 12 1.3 Ý nghĩa của việc đánh giá tín dụng doanh nghiệp vay vốn 4 1.3.1 Bản chất của việc đánh giá tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn 14

1.3.2 Phương pháp đánh giá 14

1.3.3 Ý nghĩa của việc đánh giá 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT

CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 16

2.1 Nghiệp vụ tín dụng một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

NHTM 16

2.1.1 Sự hình thành và phát triễn hệ thống NHTM Việt Nam qua các thời kỳ 16 2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam: - - 21 2.2 Thực trạng về việc xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 24

2.2.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992: 24

2.2.2 Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000: nhe 25 2.2.3 Giai đoạn từ tháng 7/2000 đên tháng 5/2002 - -cceeseeseerree 27

2.3.4 Giai đoạn từ tháng 5/2002 đên nay 28

2.3 Những kết quả đạt được và những tồn tại, thách thức trong vấn đề xác định lãi

suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 30

2.3.1 Kết quả đạt được: 30

2.3.2 Những tôn tại, thách thức: 30

Nguyên nhân tôn tại: 31

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUÁT CHO VAY QUA ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI NHTM VIỆT NAM

33

3.1 Mục tiêu và quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua

đánh giá tín dụng DN: 33

3.2 Khách hàng và phân loại khách hàng vay vốn là doanh nghiệp: 34

3.2.1 Khái niệm khách hàng doanh nghiệp: 34

3.2.2 Phân loại khách hàng DN: 35

3.3 Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: 37

3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá DN: 37

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: 44

3.4 Các thang điễm đánh giá: 50

3.4.1 Điểm chỉ tiêu tài chính và tiêu chuẩn đánh giá: -cc5cccccccrcrrrs 50 3.4.2 Điểm chỉ tiêu phi tài chính và tiêu chuẩn đánh giá: - 22s cceecxerrre 51

3.4.3 Điểm chỉ tiêu về rủi ro khoản vay và tiêu chuẩn đánh giá: 52

3.4.4 Trọng số của từng chỉ tiêu và điêm tơng hợp: «scsc se eveeeseseree 53 3.5 Xây dựng phương pháp xếp hạng DN, xếp loại loại khoản vay và xác định lãi

suất cho vay: 53

3.5.1 Xếp hạng DN theo chỉ tiêu đánh giá DN: 53

3.5.2 Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay: 34

3.5.3 Công thức xác định lãi suất cho vay: 56

3.5.4 Xác định lãi suat cho vay đôi với DN theo mô hình phân tích rủi ro tin dụng: 57 3.5.5 Các chính sách lãi suât cho vay của NHTÌMM: - -ccscxseeererrsrsrrrrsrer 58

PHAN KET LUAN 62

Trang 2

PHAN MO DAU

SS kk& >

1/ Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây vai trò của lãi suất ngân hàng rất mờ nhạt, lãi suất thường được đưa ra bởi các quyết định mang tính chất chủ quan Sau khi chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, NHNN đã từng bước sử đụng và điều hành công cụ lãi suất ngày một phù hợp, chuyển từ kiểm soát lãi suất trực tiếp sang cơ chế lãi suất thỏa thuận

Cơ chế tự đo hóa lãi suất làm cho lãi suất thực sự là giá cả tiền tệ hình thành chủ yếu thông qua quan hệ cung cầu vốn trên thị trường Lãi suất là yếu tố quan trọng, tác động từ yếu tố "đầu vào" đến yếu tố "đầu ra" trong hoạt động của NHTM, là công cụ quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh theo đặc điểm riêng có của từng NHTM Việc tự do hóa lãi suất giúp NHTM nâng cao tính chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đồng thời đòi hỏi NHTM phải nâng cao trình độ quản lý vì tính phức tạp và biến động thường xuyên của lãi suất

Thực tế hiện nay, việc quản lý lãi suất tại NHTM còn bất cập do nhiều NHTM

còn thiếu quan tâm đến việc xây đựng một quy trình quản trị lãi suất thích hợp, trong đó đặc biệt là việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng thơng qua đánh giá tín dụng Nguyên nhân là do môi trường pháp lý về lĩnh vực tín đụng ngân hàng đang trong q trình hồn thiện cộng với tính chất phức tạp và nhạy cảm của lãi suất

Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp xác định lãi suất cho vay tại các NHTM một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp thiết Do đó, tác giả chọn đề tài “Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích; ý nghĩa của việc nghiên cứu: 2.1 Mục đích:

Trên cơ sở lý luận về lãi suất, phương pháp xác định lãi suất cho vay và thực tiễn hoạt động tại các NHTM để đưa ra mơ hình xác định lãi suất cho vay phù hợp đối với từng nhóm khách hàng tương ứng với từng khoản vay cụ thể Qua đó, NHTM

có thể tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu rủi ro lãi suất và phục vụ một cách linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng

2.2 Ý nghĩa:

— Đối với Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tư liệu để Nhà nước hoàn thiện hơn các chính sách, các quy định pháp luật về hoạt động tín đụng,

vê lãi suât cho vay của các NHTM

— Đối với các NHTM: Giúp các NHTM Việt Nam nhìn lại những mặt cịn tồn tại trong việc xác định lãi suất cho vay của mình Việc nghiên cứu một cách

có hệ thống sẽ giúp các bộ phận liên quan trong NHTM biểu rõ về bản chất, các nhân tố câu thành lãi suất cho vay cũng như phương pháp xác định lãi

suất cho vay một cách hợp lý, khoa học để vận dụng trong thực tiễn

—_ Đối với các nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của đề tài góp phần tạo thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản trị lãi suất trong hoạt động kinh đoanh NHTM

3 Phạm vỉ nghiên cứu:

Lấy chính sách lãi suất cho vay của hệ thống NHTM, các cơ sở lý luận về lãi suất làm tiền đề và các khoản cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp làm phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp luận nghiên cứu:

Trang 3

định lãi suất vay phù hợp và mang tính ứng đụng thực tiễn cao trong hoạt động của các NHTM Việt Nam

5 Kết cầu của luận văn:

Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, luận văn gồm 61 trang (chưa

tính phần phụ lục), có 3 phần: mở đầu, nội dung va kết luận, trong đó phần ndi dung

được chia làm 03 chương lớn:

A Phần mở đầu - giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài

B Phần nội dung — bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lãi suất cho vay và vay trò của lãi suất cho vay đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và xác định lãi suất cho vay tại

các NHTM Việt Nam

Chương 3: Xây đựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng doanh nghiệp phù hợp với NHTM Việt Nam

C Phần kết luận — một số van dé rit ra sau quá trình nghiên cứu và điểm mới

của đề tài

CHUONG 1: LAI SUAT CHO VAY VA VAI TRO CUA LAI SUAT CHO VAY DOI VOI HOAT DONG CUA CAC NHT™M 1.1 Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nền kinh tế thị trường ở VN: 1.1.1 Định nghĩa NHTM:

Theo luật tín đụng do Quốc hội khố X thơng qua ngày 12 tháng 12 năm 1997,

định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tơ chức tín dụng được thực hiện

toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan

Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành

lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội đung nhận tiền gửi và sử đụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các địch vụ thanh toán

1.1.2 Các chức năng truyền thống của NHTM:

NHTM có nhiều chức năng, tuy nhiên có thê tóm tắt ba chức năng chính như sau: - Chức năng trung gian tín dụng, tức làm trung gian giữa người thừa vốn và

người cần vốn

- Chức năng trung gian thanh toán

- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối

tiền tệ cho nền kinh tế

1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM: 1.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn:

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau Ì

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các hình thức khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động

A

von

Trang 4

- Vay vốn của các tổ chức tin đụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức

tín dụng nước ngoài

- _ Vay vốn ngắn hạn của Ngân hảng Nhà nước

- _ Các hình thực huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 1.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh đoanh và

phục vụ đời sống

Cho vay trung hạn, dài hạn để phục vụ các dự án đầu tư

- Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh

- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tô chức cá nhân và có thé tai chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tô chức tín dụng khác - Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải

thành lập công ty cho thuê tài chính riêng 1.1.3.3 Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ:

Nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các hoạt động chính như sau: - Cưng cấp các phương tiện thanh toán

- = Thực hiện các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở trong nước và ngoài nước đối với khách hàng

- _ Thực hiện các địch vụ thu hộ và chỉ hộ

- Thực hiện các địch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

1.1.3.4 Các nghiệp vụ khác:

Ngoài các nghiệp vụ chính như trên, ngân hàng thương mại còn thực hiện các

nghiệp vụ khác như:

- Nghiép vy kinh doanh ngoai té

- Neghiép vu kinh doanh chứng khoán - _ Nghiệp vụ ngân hàng điện tử

- _ Nghiệp vụ cho thuê tài chính

- _ Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 1.1.4 Lợi nhuận của NHTM:

Từ những nghiệp vụ của NHTM, chúng ta có thể thấy rằng lợi nhuận của NHTM được mang lại từ nhiều nguồn Có thê từ cho vay, thu từ những dịch vụ hay cũng có thể là từ kinh đoanh chứng khoán, gớp vốn mua những doanh nghiệp khác

Đối với các ngân hàng nước ngoài, hoạt động dịch vụ của họ rất mạnh chính vì lẽ

đó nguồn thu từ địch vụ chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập Bên cạnh đó, thơng qua

hoạt động địch vụ họ thu hút được nhiều nguồn vốn có gia ré trong tai khoản của khách hàng tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp, đây cũng chính là điểm mạnh của các NHTM nước ngoài

Trong khi đó, nguồn thu chính của các NHTM Việt Nam vẫn là từ huy động và cho vay Theo tính tốn nguồn thu từ tín dụng chiếm từ 80 —- 90% tổng nguồn thu của các NHTM Qua đó, có thế thấy được tầm quan trọng của lãi suất cho vay trong thời gian hiện nay đối với kết quả hoạt động của các ngân hàng

1.2 Lãi suất cho vay và vai trò của lãi suất cho vay đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1 Bản chất của lãi suất:

Trang 5

suất cho vay .với những cách thức đo lường khác nhau Lãi suất là một phạm trù giá cả, sự biến động của lãi suất chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu

Lãi suất hội tụ nhiều mối quan hệ, các mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất trong xã hội Nhà kinh tế học người Pháp A Poial khẳng định "Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm

của chính sự phát triển ay, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay kho dai trong viéc str

dung ching" +

Khi bàn về bản chất của lãi suất, người ta thường đề cập đến quan niệm của Mác: Thông qua hình thức biểu hiện, lãi suất là giá cả của vốn cho vay như một loại hàng hóa, giá cả của hàng hóa biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa cịn giá cả của vốn cho vay biểu hiện trực tiếp bằng lãi suất Như vậy, lợi tức tín đụng là một phần của

giá trị thặng dự mà nhà tự bản sản xuất phân chia cho nhà tự bản tài chính dưới hình

thức giá cả vốn cho vay nhằm chuyên địch vốn tiền tệ sang hàng hóa trong thời gian

cho vay Như là một hình thái đặc biệt của lợi nhuận, lợi tức tín dụng có một độ lớn

nào đó và độ lớn này được biểu hiện thông qua tỷ lệ % mà người ta quen gọi là lãi suất Lãi suất được hình thành từ tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất và trong mối quan hệ tỷ lệ với sự phân chia tổng số lợi nhuận giữa người vay và người cho vay Vì vậy lãi suất có thể mở rộng đến một giới hạn tối đa gần bằng với tỷ suất lợi

nhuận bình quân của nhà sản xuất hoặc đến một giới hạn tối thiểu mà nhà tư bản cho vay có thể chấp nhận Nguồn gốc của lãi suất là giá trị thặng đư, lãi suất là giá trị của quyền sử đụng vốn

Theo các nhà kinh tế học hiện đại trên quan điểm kinh tế ứng đụng thì lãi suất là giá mua và giá bán quyền sử đụng vốn, như lãi suất tiền gởi tiết kiệm chính là phần thưởng cho sự tiết chế tiêu đùng trong hiện tại để có một sự tiêu đùng lớn hơn trong tương lai Quan niệm này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của tín đụng là tính hồn trả, dù người đi vay trong hoạt động có tạo được gia tri thăng dư hay khơng thì việc trả nợ gốc và lãi vay là trách nhiệm của người đi vay Khái niệm này có ý nghĩa về

? Ngân hàng thương mại-GS.TS Lê Văn Tư

mặt kinh tế hết sức quan trọng, nó bổ sung về mặt lý luận cho khái niệm về lãi suất cla Mac trong diéu kién hién nay

Theo quan điểm của P.Samuelson va David Begg * thi "Lai suat 1a giá cả của

việc sử dụng một số tiền vay trong một thời gian nhất định"

Theo quan điểm của nhà kinh tế học David S.Kiđwell * thì "Lãi suất là giá cả của sự thuê tiền, là giá cả của sự vay tiền cho quyền sử dụng sức mua và thường được biểu hiện bằng một tỷ lệ % của số tiền vay",

Tuy nhiên, quan niệm coi lãi suất chính là một phần thưởng dành cho những ai biết tiết chế tiêu dùng trong hiện tại để kỳ vọng có được một sự tiêu dùng lớn hơn trong tương lai khơng hẳn chính xác hồn tồn Khơng phải tất cả hành vi tiết chế

tiêu dùng hiện tại đều có thể có được tiêu dùng lớn hơn trong tương lai Bởi vì khoảng thời gian giữa tiết kiệm ở hiện tại và tiêu đùng trong tương lai bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể làm biến đạng hoặc triệt tiêu hoàn toàn khoản chênh lệch đương này ví dụ như lạm phát làm giảm sức mua của tiền tệ, rủi ro về khả năng hoàn trả

Trong quan hệ vay vốn: lãi suất đối với người cho vay là mức lãi suất mà người cho vay đồng ý để giao quyền sử dụng vốn cho người vay; lãi suất đối với người đi vay là mức lãi suất mà người đi vay sẵn lòng trả cho người cho vay để được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gợi là chỉ phí sử dụng vốn Có 2 cách diễn giải như sau:

- _ Lợi tức hay số tiền phải trả (interest) là chỉ phí biểu hiện bằng số tuyệt đối Ví dụ như số tiền cho vay là là 500 triệu đồng, thời hạn cho vay là 1 năm và số tiền lãi phải trả là 60 triệu đồng

- — Lãi suất (interest rate) là chỉ phí phải trả thể hiện theo tỷ lệ phần trăm (%), đây là quan hệ giữa tiền lãi phải trả, số tiền cho vay và thời hạn cho vay Ví dụ trên cho thấy lãi suất cho vay là 0,12 hay 12%/năm, lãi suất là tỷ lệ giữa tổng số tiền lãi thu được so với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian

nhất định,

? Kinh tế học 1992-Nhà xuất bản giáo dục Hà nội

Trang 6

Lãi suất được thê hiện trên thị trường là lãi suất đanh nghĩa, trong khi đó lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại đúng theo những thay đổi dự tính về giá Theo Fisher thì: lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Như vậy, lãi suất thực = lãi suất đanh nghĩa - tỷ lệ lạm phát Việc phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ảnh chỉ phí thực của việc vay tiền CSLS thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, tái phân phối thu nhập giữa người vay, người cho vay và sự lưu thơng của dịng vốn 1.2.2 Các nhân tố ảnh hướng đến lãi suất cho vay:

Lãi suất đối với một khoản cho vay nào đó được xác định trên cơ sở thị trường

thơng qua q trình tác động qua lại giữa cung và cầu tiền vay Do đó, trong nền

kinh tế thị trường, lãi suất hay giá cả của khoản vay được xác định tại mức giao

nhau của đường cung vôn vay và đường câu von vay

Đường cung vấn Điểm cân Lãi suất Đường cầu vến 0 Lượng vốn

Đồ thị 1.1: Lãi suất theo cung-cầu vốn

Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trên quan điểm NHTM thì 4 yếu tố được xem là quan trọng nhất không thẻ thiếu khi xác định lãi suất cho vay là:

- _ Bao gồm tất cả các chỉ phí huy động vốn - Bu dap cdc chỉ phí quản lý và thực hiện khoản vay - Trang trải được các rủi ro trong hoạt động cho vay - _ Mang lại phần lợi nhuận hợp lý cho NHTM

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: sự

cạnh tranh của các ngân hàng khác hoặc các TCTD phi ngân hàng; mối quan hệ, uy tín giữa ngân hàng và người đi vay; mục đích sử dụng tiền vay (vay công thương

nghiệp, vay đầu tư kinh doanh bất động sản, vay sản xuất nông nghiệp, vay tiêu dùng ); kỳ hạn cho vay (kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay gia tăng); tình hình điễn biến của nền kinh tế (tăng trưởng GDP, lạm phát, that nghiép )

Thực tế ở các nước cho thấy lãi suất cho vay thường chịu sự chi phối của thị

trường tiền tệ ngắn hạn và của các NHTM lớn Bên cạnh đó, lãi suất thị trường còn chịu sự can thiệp của NHTW, tủy theo chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ có biện pháp điều tiết để gián tiếp tăng lãi suất thị trường nhằm hạn chế tín dụng, tăng lượng tiền gởi tiết kiệm; và

ngược lại khi muốn mở rộng tiền tệ NHTW sẽ điều tiết để giản tiếp giảm lãi suất thị trường nhằm thu hút người vay, giảm lượng tiền gởi tiết kiệm

1.2.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường: 1.2.3.1 Vai trò đối với các NHTM

Có thể thấy rằng lãi suất cho vay đóng một vai trị quan trọng đối với các NHTM ở Việt Nam, nguồn thu từ tín đụng chiếm khoản 80 -90% doanh thu của các Ngân hàng Chính vì lẻ đó lãi suất cho vay có vai trị quyết định đối với kết quả kinh

doanh của khối NHTM Việt Nam

Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam vẫn tập trung chủ yếu vào huy động và cho vay Do đó, để người dân gửi tiết kiệm thì các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm, mà lãi suất tiết kiệm tăng thì tăng theo lãi suất vay cũng tăng theo Trước đây, các ngân hàng cho vay với lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay Tuy nhiên, với tình hình hình hiện nay lãi suất cho vay thông thường chỉ cố định trong năm đầu, các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng + (cộng) biện độ (hiện nay biên độ chừng 0,3 — 0,5%/tháng),

Trang 7

chừng 0,8 — 0,9%/tháng Họ cho vay với lãi suất thấp một phần vì vốn lớn nhưng chủ yếu vẫn là do thu hút nguồn vốn do họ cung cấp dịch vụ rất đa dạng

1.2.3.2 Vai trò đối với nền kinh tế

Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: Lãi suất hợp lý và mang tính chất ơn định giúp DN tính tốn được lợi nhuận dự kiến thu về từ các phương án sản xuất kinh đoanh, đự án đầu tư vì vậy nắm bắt và triển khai kịp thời các cơ hội kinh doanh Đồng thời với một lãi suất hợp lý, các DN sẽ có lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí trả lãi tiền vay, kích thích các DN mở rộng đầu tr, thực hiện tái sản xuất, đây mạnh hoạt động kinh doanh Trái lại, lãi suất bất hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh đoanh của DN: lãi suất quá thấp làm cho DN đây mạnh vay vốn quá mức, dẫn đến một số trường hợp không đảm bảo khả năng trả nợ vay; lãi suất quá cao dẫn đến DN dè dặt, không đám vay vốn, mất cơ hội kinh doanh và NHTM bị ứ đọng nguồn vốn

Lãi suất là phương tiện trung gian trong điều hành kinh tế vĩ mô: sự thay đổi của lãi suất tác động đến cân đối cung cầu hàng hóa

Điều 16-Luật Ngân hàng nhà nước: “Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

NHNN sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, đự trữ bắt buộc,

nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định” Như vậy lãi suất cũng là một trong những công cụ đề điều hành chính sách tiền tệ quốc gia

Lãi suất là công cụ tác động mạnh mẽ đến lạm phát-thất nghiệp: Để kéo giảm mức lạm phát trong trường hợp nền kinh tế đang lạm phát cao, NHNN có thể can thiệp gián tiếp vào các NHTM (quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn) thông qua đó NHTM nâng lãi suất tiền gởi để thu hút vốn vào NHTM làm tiền trong lưu thông giảm —> nhu cầu tiêu dùng giảm —> giá cả hàng hóa giảm Trái lại, việc giảm

lãi suất sẽ đây mạnh tiêu dùng —> kích thích sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới —> giảm thiểu thất nghiệp

Lãi suất là công cụ đễ đo lường sức khỏe của nền kinh tế: Căn cứ các biến động của lãi suất để dự báo các yếu tố khác như tính sinh lời của cơ hội đầu tư, lạm phát dự tính, thiếu hụt ngân sách

1.3 Ý nghĩa của việc đánh giá tín dụng doanh nghiệp vay vốn 1.3.1 Bản chất của việc đánh giá tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn

Như đã đề cập ở trên, lãi suất cho vay đóng một vai trò quan trọng trơng kết quả hoạt động kinh đoanh của các NHTM trong giai đoạn hiện nay Nếu như lãi suất cho vay thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, trong trường hợp lãi suất cho vay quá cao khách hàng sẽ chuyển qua các ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn

Do đó, việc đánh giá tín dụng vay vốn là hết sức cần thiết Việc đánh giá tín dụng doanh nghiệp như là một tắm gương nhằm phản ánh thực tế hoạt động khách hàng vay vốn, xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, rủi ro của khoản vay nằm ở chỗ nào để quản lý

1.3.2 Phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá tín dụng doanh nghiệp vay vốn được xác định một cách cụ thể đối với từng loại khách hàng, tửng lĩnh vực hoạt động, đảm bảo mang tính hợp lý đối với từng khoản vay

Việc đánh giá tín dung doanh nghiệp vay vốn dựa trên hai căn cử chính: đánh giá

bản thân doanh nghiệp vay vốn và đánh giá rủi ro khoản vay Vấn đề quan trọng ở đây là xác định các yếu tố phân tích cho phù hợp (bao gồm cả định tính và định lượng) và tùy theo mức độ quan trọng mà gán cho nó những trọng số phù hợp

Sau khi đã đánh giá doanh nghiệp và rủi ro khoản vay, tủy theo tình hình hoạt động xác định được lãi suất cho vay đối với từng khách hàng, làm sao vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa hợp lý đối với khách hàng

1.3.3 Ý nghĩa của việc đánh giá

Đánh giá tín dụng doanh nghiệp vay vốn giúp cho ngân hàng biết được đâu là rủi ro có thé phat sinh từ đó quản lý khách hàng hiệu quả hơn, đồng thời giúp cho ngân hàng xác định được lãi suất cho vay phù hợp đối với từng khách hàng

Trang 8

cầu, khuyến cáo để khách hàng điều chỉnh những điểm chưa đạt trong hoạt động kính doanh của mình

Đánh giá khách hàng giúp xác định lãi suất cho vay một cách khoa học, đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình kinh doanh, giúp cho ngân hàng phát triễn bền vững

TOM TAT CHUONG 1:

Có nhiều khái niệm về lãi suất cho vay nhưng tổng quát lãi suất cho vay là chỉ phi thé hiện theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay đề được sử đụng số vốn vay trong một thời gian nhất định

Trên quan điểm NHTM, lãi suất cho vay cần bao gồm: chỉ phí huy động vốn, chỉ phí quản lý và thực hiện khoản vay, bù đắp được các rủi ro trong hoạt động cho vay,

đem lại lợi nhuận hợp lý cho NHTM,

Khi cho vay các NHTM luôn mong muốn cho vay với lãi suất cao để bù đắp hoàn toàn rủi ro liên quan Tuy nhiên, việc xác định lãi suất cho vay không thể tuỳ tiện theo ý chủ quan của ngân hàng Xác định lãi suất cho vay phải căn cứ trên tình hình của từng khách hàng, từng món vay cụ thẻ Do đó, việc xây dựng một phương pháp để xác định lãi suất cho vay là một việc làm hết sức cần thiết

Be

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ XÁC ĐỊNH LÃI SUAT CHO VAY TAI CAC

NHTM VIET NAM

wg KKK >5

2.1 Nghiệp vụ tín dụng một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

2.1.1 Sự hình thành và phát triễn hệ thống NHTM Việt Nam qua các thời kỳ 2.1.1,1 Lịch sử về NHTM:

NHTM được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hang tổ chức, cá nhân bằng cách nhận tiền gởi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng tiền đó để cho vay; chiết khấu; cung cấp các dịch vụ thanh toán và các địch vụ ngân hàng khác

Theo Peter S.Rose ” “Ngân hàng là một trong những tô chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng và với hầu hết các Cơ quan, Chính quyền địa phương Khi DN và người tiêu

dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa, địch vụ, họ thường sử dụng séc,

thẻ tín dụng, tài khoản điện tử của Ngân hàng Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhất trên thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các cơng trình cơng cộng, từ những hội trường, sân bóng đá, sân bay đến đường cao tốc Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động quan trọng nhất cho các DN”

Theo Edward W.Reed va Edward K.Gill ° thi "NHTM 14 mét tổ chức kinh đoanh được điều hành một cách chặt chẽ nhất Ít có lĩnh vực kinh doanh nào bị kiểm tra thường xuyên và quản trị chặt chẽ bởi các nhà chức trách và các nhà quản trị để xem chúng có hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp và những quy định hay khơng Sở đĩ có điều đó là do bản chất cộng đồng của nó"

5 Commercial bank management-International Edition 2002

Trang 9

Theo quy định trong luật các Tổ chức tín dụng 1997 thì "Ngân hàng là loại hình

TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng

gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử đụng số tiền nay dé cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán"

Như vậy, có thể nói NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều mặt và sâu rộng trong nền kinh tế thị trường Thông qua hệ thống định chế tài chính trung gian này mà những nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác

trong xã hội được tập trung lại và được sử dụng để cho các tổ chức, cá nhân vay phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

2.1.1.2 Sự hình thành và phát triễn hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam 2.1.1.2.1 Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đến trước năm 1986

Khoảng thời gian từ trước Chiến tranh thế giới lần I, tại Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng nước ngoài hoạt động là Hương Cảng ngân hàng (1865), Đông Dương ngân hàng (1875), và chí nhánh Chartered bank (1904)

Sau Chiến tranh thế giới lần I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập là Đông Á ngân hàng (1921), NHTM Pháp (1922) Năm 1927 một số nhà tư sản Việt Nam phối hợp góp vốn thành lập Ngân hàng Việt Nam-là ngân hàng thuần túy của người Việt Nam và phục vụ người Việt Nam

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, có thêm 3 ngân hàng nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam là Trung Quốc ngân hàng (1946), Giao thông ngân hàng- Quốc gia thương mãi (1947) và Kỹ nghệ ngân hàng (1947)

Từ sau 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miễn:

Miền Bắc: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 05/06/1951 theo sắc lệnh số 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có hệ thống tổ chức thống

nhất từ Trung ương đến địa phương theo địa giới hành chính đo Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý

Miền Nam: Ngày 31/12/1954 Bảo Đại ký đụ số 48 thành lập Ngân hàng Quốc gia cho Miền Nam Từ 1954 đến 1975 hệ thống ngân hàng ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam Bao gồm:

-_ NHTW thành lập 1954 với tên Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam

- Ngân hàng phát triển thuộc sở hữu quốc doanh gồm Ngân hàng Phát triển nông nghiệp có 25 chỉ nhánh ở khắp Miền Nam và Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ được thành lập năm 1971

- Các cơ sở tín đụng và tiết kiệm công lập, bao gồm Quỹ tiết kiệm Sài Gòn, Tổng nha ngân khố và Ty ngân khố toàn quốc, Quỹ tiêu thương tín dụng, các Trung tâm

- Các NHTM: gồm 17 NHTM tư và 2 NHTM công với tổng cộng 144 chỉ nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh

- _ Các ngân hàng nước ngoài, bao gồm 14 ngân hàng với 21 chỉ nhánh ở khắp Miền Nam

Sau ngày thống nhất đất nước 30/04/1975, hệ thống mạng lưới Ngân hàng tại miền Nam được Nhà nước ta tiếp nhận và hoạt động giống mơ hình ngân hàng tại miền Bắc Đây là hệ thống ngân hàng một cấp: NHNN Việt Nam -> Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố — Chỉ nhánh NHNN quận huyện —> khách hảng

2.1.1.2.2 Thời kỳ nền kinh tế chuyên sang kinh tế thị trường - từ 1986 đến nay: Có thê nói rằng từ năm 1986 trở đi là các đợt cải tô ngân hàng, có thé chia ra các

đợt cải tổ như sau:

Đợt cải tổ lần thứ 1 (từ năm 1987 đến năm 1990):

Bắt đầu từ năm 1987 nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thích ứng với

Trang 10

- _ Thứ nhất: tách bộ phận Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước ra khỏi NHNN và hình thành Hệ thống Kho bạc Nhà nước

- _ Thứ hai: thành lập hệ thống Ngân hàng chuyên đoanh và tách chức năng kinh doanh của NHNN giao về cho các ngân hàng chuyên doanh

Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng

2 cấp bao gồm: NHNN và các Ngân hàng chuyên đoanh (Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam) kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng tên gọi

Tuy nhiên, Nghị định 53/HĐBT vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm: độc quyền Nhà nước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân

hàng; chưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một NHTW của NHNN; hệ thống ngân hàng tô chức theo kiểu này còn khác nhiều so với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường

Đợt cải tổ lần thứ 2 (từ năm 1990 đến năm 2000):

- _ Yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh đoanh tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần đã tạo nên áp lực phải tiếp tục cải tổ hệ thống ngân hàng Ngày 23/05/1990 Hội Đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các NHNN đóng vai trò NHTW

- _ Các TCTD (gồm NHTM, ngân hàng đầu tư phát triển, cơng ty tài chính và hợp tác xã tín dụng) đóng vai trò ngân hàng trung gian

Những điểm cải tiến:

- _ Xóa bỏ được tính chất độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hang bang cách cho phép thành lập NHTM thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau Đã

có sự hiện diện và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân

hàng nước ngồi góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như truyền bá công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam

Bắt đầu chú trọng đến vai trò NHTW của NHNN thể hiện ở chỗ quy định và quản lý dự trữ bắt buộc đối với các NHTM Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, tránh những sự có đỗ vỡ như đã từng xảy ra.TCTD đánh dấu thời kỳ cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai Hệ thống ngân hàng Việt Nam lúc này được tổ chức gần giống hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế

thị trường:

Đợt cải tổ lần thứ 3 (từ năm 2000 đến nay):

Rút kinh nghiệm sau 7 năm thực hiện, Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh các TCTD đã được sửa đổi và trở thành Luật NHNN 06/1997/QHX và Luật sửa đổi bổ sung 10/2003/QH11; Luật các TCTD 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung 20/2004/QH11 Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:

- NHNN dong vai tro NHTW

- C&c TCTD đóng vai trị định ché tai chinh trung gian TCTD 14 DN duge thành lập theo quy định của luật pháp để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, với nội dung nhận tiền gui va si dụng tién ĐỬI để cấp tín

dụng và cung ứng các địch vụ thanh toán TCTD bao gồm:

+ Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan

+ TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt

động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán TCTD phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, và các TCTD phi ngân hàng khác

Trang 11

Bảng 2.1: Phát triển NHTM giai đoạn từ năm 1991 đến nay LOẠI HÌNH 1991 | 1993 | 1995 | 1997 | 1999 | 2001| 2006 NH TM Quốc doanh 4 4 4 5 5 5 5 NH Chính sách xã hội 1 1 1 1 NH TMCP 4 41} 48| 51| 48] 39 37 NH Lién doanh 1 3 4 4 4 4 5

Chi nhánh NH nước ngoài 0 8 18 24 26 26 31

CỘNG 9 56| 74| 85| 84| 75 79

Nguồn: website NHNN (www.sbv.gov.v) Mặc dù có sự gia tăng mạnh số lượng NHTM Việt Nam kế từ năm 1993, đặc biệt là NHTM cổ phần, nhưng nhìn chung quy mơ ngân hàng cịn nhỏ bé nên hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh không cao Đứng trước tình hình đó, một số NHTM cổ phần đã sáp nhập lại Từ năm 2001 đến nay, các NHTM Việt Nam bước vào thời kỳ củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng nhằm gia tăng sức

cạnh tranh, chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng

2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam: 2.1.2.1 Huy động vốn nhàn rỗi

Với thực tế hoạt động tín dụng vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động huy động vốn chiếm một vị trí rất quan trọng Để hoạt động cho vay mang lại hiệu quả cao thì một trong những nhân tố chính là nguồn vốn huy động phải đồi dào

Với các hình thức đa dạng, tình hình huy động vốn của hệ thống NHTM tăng dần qua các năm, năm 2004 tổng huy động đạt trên 481 ngàn tỷ đồng, sang năm 2005 đạt trên 611 ngàn tỷ, năm 2006 ước lượng đạt trên 783 ngàn tỷ, có thể tơng kết tình hình huy động trong thời gian qua như sau:

800.000 2 700.000 600.000 500.000 400.000 Dl Tydong 300.000 200.000 100.000 0 2002 2003 2004 2005 2006

Nguôn: website NHNN (www.sbv.gov.vn)

Đồ thị 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm

Để có cái nhìn tổng thể về nguồn vốn, chúng ta cùng phân tích nguồn vốn huy động năm 2005 và 2006 theo tính chất tiền gửi

Bảng 2.2: Phân tích nguồn vốn huy động theo tính chất tiền gửi

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006

tư A Ty A

Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi của các TCKT và cá nhân | 320.896,00 52,50% | 393.129,00 50,20%

Tiền gửi tiết kiệm 270.164,00 44,20% | 331.262,00 42,30%

Phát hành giấy tờ có giá 20.170,00 3,30% 58.734,00 7,50%

Tổng cộng 611.230,00 | 100,00% | 783.125,00 | 100,00%

Nguén: website NHNN (www.sbv.gov.vn)

Trang 12

Bảng 2.3: Lãi suất huy động năm 2006

Tỷ lệ nợ xấu cao, tập trung ở khối NHTM quốc doanh Theo tiêu chuẩn kế toán

Việt Nam, nợ quá hạn so với tổng dư nợ đến cuối năm 2004 ở mức 5%, nhưng theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ sẽ cao hơn nhiều

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại các TCTD

Chỉ tiêu Lãi suất VNĐ Lãi suất ngoại tệ

Mức lãi

Mức lãi suất | Tăng so với suat phd Tăng so với đầu

phổ biến năm 2005 biến năm

Loại kỳ hạn 3 tháng 7,8-8,52 0,02 3,8-4,25 0,75

Loai ky han 6 thang 7,8-9,06 0,06-0,4 4-4,4 0,6

Loai ky han 12 thang 8,4-9,48 0,16-0,32 4,52-5,2 0,47-1

Loai ky han 24 thang 9,3-10,02 0,18-0,9 4,8-5,3 0,3-0,4

DANH MUC 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dư nợ (tỷ đông) 232.026 | 283.535 | 364.088 | 462.028 | 578.456 Dư nợ quá hạn (tỷ đồng) 20.186 | 22.683 21117| 23.563 | 31.815 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 8,7% 8,0% 5,8% 5,1% 3,5% Don vi tinh: %/nam

Nguén: website NHNN (www.sbv.gov.vn)

2.1.2.2 Thực trạng tín dụng:

Thời gian gần đây, các NHTM bat đầu chú ý nâng cao chất lượng tín dụng, khơng cịn chạy đua tăng trưởng du nợ vay như giai đoạn trước Vào thời điểm cuối năm 2005 tỷ lệ tăng tín dụng có giảm so với các năm trước nhưng nhìn chung mức cầu tín dụng vẫn đang trên đà gia tăng cùng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Trong năm 2005, tổng đư nợ/nguồn vốn huy động chiếm chừng 93%, tỷ lệ này trong năm 2006 là 84% Qua đó cho thấy việc sử dụng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đã có sự đa đạng hoá, bên cạnh cho vay các ngân hàng còn đầu tư để phân tán rủi ro

Dư nợ cho vay Dvt: tỷ đồng

364.088 283.535 232.026 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Đồ thị 2.2: Dư nợ cho vay qua các năm

Nguén: website NHNN (www.sbv.gov.vn)

Nguon: website NHNN (www.sbv.gov.vn) Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về “phân loại nợ, trích lập và sử đụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” là bước đột phá để việc đánh giá các khoản nợ tiến dần đến thông lệ quốc tế Tỷ lệ nợ quá hạn sau khi phân loại theo quyết định mới này đang có đấu

hiệu gia tăng mạnh Việc phân loại nợ và trích dy phịng rủi ro theo tiêu chuẩn mới đòi hỏi các NHTM phải có một cách nhìn lĩnh hoạt hơn trong việc xác định lãi suất cho vay nhằm bảo dam bu đắp được rủi ro và có lợi nhuận

2.2 Thực trạng về việc xác định lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam: 2.2.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 6/1992:

NHNN quy định cụ thể các mức lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay để các

NHTM thực hiện Trong giai đoạn này, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là nhằm mục tiêu đây lùi lạm phát nên lãi suất tiền gởi tiết kiệm danh nghĩa được qui định tương đối cao nhằm thu hồi bớt tiền trong lưu thông Lãi suất trong thời kỳ này là lãi suất thực âm, với đặc điểm: lãi suất tiền gửi < lạm phát và lãi suất cho vay < lãi suất huy động

Trang 13

Bảng 2.5: Lãi suất ngân hang theo quyết định 202 tháng 10/1991 của NHNN 1,00 2,10 2,10 3,50 Lai cho Kinh doanh 10-2,40 Kinh tế tự nhân 2,70-3,70 kinh doanh 4,00-5,00 Nguồn: NHNN 2.2.2 Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000:

Khi lạm phát đã được kiềm chế và đây lùi tương đối thấp, ngân hàng bắt đầu có điều kiện thực hiện CSLS thực đương, tức là lạm phát < lãi suất huy động < lãi suất cho vay Từ tháng 10/1992, NHNN bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất thực dương, tuy nhiên NHNN vẫn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể Lãi suất giữa các thành phần kinh tế vẫn có sự phân biệt: lãi suất cho vay đối với DN quốc doanh thấp hơn DN ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất

cho vay trung đài hạn,

Từ tháng 9/1993, NHNN cho phép thêm các TCTD được cho vay theo lãi suất thỏa thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể Theo quyết định 184/QĐÐ-NHI ngày 28/09/1993 thì lãi suất cho vay đối với DNNN là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc đoanh là 2,1%/tháng Tuy nhiên, nếu vốn huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất quy định mà không đủ để cho vay thì các TCTD được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa 0,2%/tháng và cho vay với lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng Các NHTM đã phát huy tích cực yếu tố này làm cho mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động khá cao, phổ biến từ 0,7- 1,0%/thang, cho nên hầu hết các NHTM đều đạt lợi nhuận cao, trong khi các DN lại

gặp khó khăn về tài chính vì gánh nặng trả lãi lớn Từ thực trạng này, Quốc hội khóa

IX, kỳ họp tháng 8/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chỉ phí dé giảm lãi suất cho vay, khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân tối đa là 0,35%/tháng

NHNN chuyển sang áp dụng CSLS trần Lãi suất cho vay được quy định nhiều

mức trần khác nhau xuất phát từ yêu cầu thực tiễn: có nhiều TCTD hoạt động trên

các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, quy mô khác nhau và đo đó chỉ phí hoạt động khác nhau Thời gian đầu có 4 mức trần như sau:

— Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (áp dụng cho khu vực thành thị) — Trần lãi suất cho vay trung dài hạn (cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn) — Trần lãi suất áp đụng cho các TCTD cho vay trên địa bàn nông thôn (cao

hơn cho vay ngắn hạn và trung đài hạn)

— Trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với thành viên (cao hơn 3 trần lãi suất trên)

Cơ chế lãi suất trần là một bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất gắn liền với tín hiệu thị trường hơn Tuy nhiên, việc qui định khống chế mức chênh lệch 0,35%/tháng giữa mức lãi suất cho vay bình quân và mức lãi suất huy động bình quân là chưa hợp lý vì nó làm giảm sút khả năng cạnh tranh cũng như động lực phát triển của các NHTM

Trang 14

Bảng 2.6: Các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 1999

Các loại trần lãi suất (%/tháng) dài

thôn

TNND và HTX

Nguồn: NHNN Như vậy trong lần điều chỉnh đầu năm 1999 NHNN lại đưa ra tới 4 trần lãi suất, cao nhất là 1,5%/tháng và thấp nhất là 1,1%/tháng, những lần điều chỉnh sau đó theo hướng hạ thấp dần trần lãi suất Lần cuối cùng vào tháng 10/1999, NHNN đưa ra 3 trần lãi suất và được áp dụng cho đến giữa năm 2000

2.2.3 Giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 5/2002

Thời kỳ từ năm 2000 trở đi là thời kỳ đổi mới thực sự về lãi suất, CSLS đã phù hợp với thực tế thị trường Cụ thể ngày 02/08/2000 NHNN ban hành 4 quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất:

— _ Đối với lãi suất cho vay đồng Việt Nam: NHNN bỏ quy định lãi suất trần cho vay, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản cộng % biên độ dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng cho khách hàng tốt nhất (có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, rủi ro tín đụng thấp) Lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD gắn với lãi suất cơ bản Lãi suất cho vay cao nhất bằng lãi suất cơ bản + biên độ NHNN công bố lãi suất cơ bản và biên độ hàng tháng, trong trường hợp cần thiết NHNN sẽ điều chỉnh kịp thời — Đối với lãi suất ngoại tệ: bỏ quy định lãi suất trần cho vay, áp dụng theo lãi

suất trên TTTT liên ngân hàng Singapore (Sibor) Lãi suất cho vay ngắn hạn của các TCTD cao nhất bằng lãi suất Sibor 3 tháng + biên độ 1,00%/năm; lãi suất cho vay trung đài hạn cao nhất bằng lãi suất Sibor 6 tháng cộng biên độ 2,50%/năm Riêng đối với cho vay bằng ngoại tệ khác USD, các NHTM

tự xem xét quyết định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay đựa trên lãi suất trên thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ này Lãi suất cho vay đã được điều chỉnh theo đúng bản chất của nó là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn do chỉ phí sử đụng vốn vay trung đài hạn cao hơn cũng như mức độ rủi ro của khoản vay trung dài hạn thông thường cao hơn khoản vay ngắn hạn

Các NHTM cung cấp thông tin cho NHNN tham khảo gồm: NH Ngoại thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH TMCP Quân Đội, NH TMCP Á Châu, Chi nhánh NH ANZ, Chỉ nhánh NH HSBC, NH TMCP các doanh nghiệp

ngoài quốc đoanh

Có thể nói, quyết định chuyển sang CSLS cơ bản là sự đổi mới rất gần với tự do hóa lãi suất Kể từ 01/06/2001, NHNN đã tiếp tục cho áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất cho vay bằng USD, hay nói cách khác lãi suất cho vay bằng ngoại tệ đã được tự do hóa hồn tồn

Bảng 2.7: Điều chỉnh lãi suất cơ bán VNĐ của NHNN từ 2000 đến 2002 SO VAN BAN _ |NGAY HIEU LUC| LAI SUAT CO BAN (%/THANG)

241/2000/QĐ-NHNN 02.08.2000 0,750 397/2001/QD-NHNN 10.03.2001 0,725 557/2001/QD-NHNN 26.08.2001 0,700 1078/2001/QD-NHNN 27.08.2001 0,650 1098/2001/QD-NHNN 29.11.2001 0,600 547/2002/QD-NHNN 30.05.2002 0,600 Nguồn: NHNN 2.3.4 Giai đoạn từ tháng 5/2002 đến nay

Ngày 30/05/2002, NHNN ra quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN theo đó: "TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và các nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam" Như vậy lãi suất cho

Trang 15

Co thé nói đây là một quyết định đúng đắn và hợp thời, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng đang đến gần, bảo đảm lãi suất cho vay do cung cầu vốn trên thị trường quyết định, các NHTM thực sự được "cởi trói" và hồn

tồn chủ động đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp với đặc thù hoạt động của chính ngân hàng mình, NHNN tác động vào lãi suất cho vay tại NHTM bằng cách chuyển dần sang các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ Lãi suất được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu vốn trên thị trường, làm cho các nguồn vốn được tự do luân

chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao Các TCTD buộc phải nâng cao chất lượng quản trị và phục vụ khách hàng, từ đó hình thành lãi suất bình quân hợp lý theo tín hiệu thị trường

Với cơ chế này, NHNN vẫn xác định và công bố lãi suất cơ bản song nó chỉ có giá trị tham khảo khi ấn định lãi suất cho vay của các TCTD Hàng tháng, NHNN công bố lãi suất cơ bản đựa trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất

Thực tế sau khoảng thời gian thực hiện, đến nay lãi suất cơ bản do NHNN công bố hầu như không còn ý nghĩa tham khảo khi xác định lãi suất cho vay đối với các TCTD do lãi suất cơ bản được công bố liên tục thoát ly lãi suất cho vay bình quân thực tế của các TCTD và khoảng cách này ngày càng xa Chẳng hạn tại thời điểm tháng 11/2005 lãi suất cơ bản là 0,65%/tháng trong khi lãi suất cho vay bình quân của các TCTD phổ biến ở mức 0,85%-1,25%/tháng Trong khi lãi suất cho vay của TCTD luôn luôn được điều chỉnh phủ hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường thì lãi suất cơ bản vẫn én định hoặc có thay đổi ở mức không đáng kể

Theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển, lãi suất cơ bản là lãi suất đo một nhớm NHTM lớn, thậm chí do một NHTM lớn riêng lẻ định ra, trên cơ sở đó tính tốn lãi suất các khoản cho vay khác nhau Lãi suất cho vay được ấn định bằng cách cộng thêm vào lãi suất cơ bản một biên độ tùy thuộc vào tín nhiệm của khách hàng và mức rủi ro của khoản tín dụng Mặt khác lãi suất cơ bản được các

NHTM này ấn định thường xuyên và công bố hàng ngày

2.3 Những kết quả đạt được và những tồn tại, thách thức trong vấn đề xác định lãi suât cho vay tại các NHTM Việt Nam:

2.3.1 Kết quả đạt được:

— NHNN đã từng bước giảm can thiệp trong việc xác định lãi suất cho vay tại các NHTM phù hợp điễn biến thực tế nền kinh tế qua từng thời kỳ nhằm đảm bảo kinh tế phát triển ổn định

— Việc tự đo hóa hồn tồn lãi suất cho vay từ tháng 5/2002 đã tạo điều kiện để từng NHTM chủ động trong việc đưa ra chính sách lãi suất cho vay phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình

— Lãi suất cho vay tại các NHTM ngày càng linh hoạt, và phù hợp điễn biến lãi

suất trên thị trường: hiện nay chỉ cịn rất Ít các khoản vay mới của DNNN tại

các NHTM quốc doanh được áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với các

loại hình DN khác 2.3.2 Những tồn tại, thách thức: Tén tại:

—_ Việc xác định lãi suất cho vay tại NHTM vẫn còn mang nhiều cảm tính chủ quan

— Chưa có chênh lệch đáng kể giữa các khách hàng khác nhau về lãi suất cho vay Phần chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay của cùng một khách hàng chưa được quan tâm đúng mức

— Thực tế các NHTM lớn tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng để xác định lãi suất cho vay một cách khoa học,

Thách thức:

- NHTM đối mặt với sự thay đổi thường xuyên của lãi suất thị trường, nếu lãi suất không được điều hành tốt sẽ đễ dẫn đến rủi ro lãi suất

— Tại các khu vực Ít có môi trường cạnh tranh (vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa) thì lãi suất cho vay sẽ bị day lên cao dẫn đến không tạo động lực phát

Trang 16

— Các NHTM lớn, với nguồn vốn đồi dào, chỉ phí huy động thấp sẽ cạnh tranh, mở rộng thị trường bằng cách cho vay lãi suất thấp làm các NHTM quy mơ nhỏ khó cạnh tranh dẫn đến khả năng phải sáp nhập, hợp nhất với nhau —_ Hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng đang đến gần đòi hỏi NHTM VN

phải xác định lãi suất cho vay một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo lợi nhuận

cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài Nguyên nhân tồn tại:

— Giai đoạn cho vay của NHTM với lãi suất cho vay khống chế bị chi phối trực tiếp bởi NHNN kéo dài quá lâu

— Các NHTM quốc doanh chiếm phần lớn thị phần tín dụng nhưng trong một thời gian đài áp dụng chính sách lãi suất cho vay với các DNNN ưu đãi hơn

so với các loại hình DN khác

— Các NHTM chưa quan tâm đúng mức về các rủi ro tín dụng khi xác định lãi suất cho vay, trong đó một phần đo khả năng phân tích đánh giá của đội ngũ cán bộ ngân hàng

Tham khảo Phụ lục 5: Lãi suất cho vay thực tế tại 1 chỉ nhánh ngân hàng thương mai quoc doanh qua các năm

TOM TAT CHUONG 2:

NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng, giao địch trực tiếp với tổ chức, cá nhân bằng cách nhận tiền gởi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số tiền đó để cho vay; chiết khấu; cung cấp các địch vụ thanh toán và các địch vụ ngân hàng khác NHTM có ảnh hưởng về nhiều mặt và sâu rộng trong nền kinh tế thị trường

Hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các lần cải tô, đến nay đang đây mạnh cơ cấu lại hoạt động từ hoàn thiện hành lang pháp lý, thay đổi cơ cấu tổ chức điều hành, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị hội nhập quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu đa đạng của khách hàng vay, các loại hình và phương thức cho vay ngày càng đa dạng Cùng với sự tăng trưởng khá ổn định của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, dư nợ cho vay trong hệ thống NHTM gia tăng mạnh Hoạt

động cho vay vẫn là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho NHTM

Nhằm đảm bảo tăng tính an tồn trong hoạt động cho vay, đảm bảo thu nhập và bù đắp được rủi ro tín dụng, các NHTM cần được tự chủ động trong xác định lãi suất cho vay Để đáp ứng nhu cầu này, từ giữa năm 2000 NHNN bắt đầu tự do hóa

lãi suất cho vay ngoại tệ và đến tháng 5/2002 việc xác định lãi suất cho vay đã được tự do hóa hồn tồn

Như vậy, từ tháng 5/2002, các NHTM đã được cởi trói trong xác định lãi suất

cho vay nhưng cũng đối mặt thường xuyên với sự biến đổi của lãi suất thị trường

Thực tế xác định lãi suất cho vay tại các NHTM hiện nay vẫn còn nhiều cảm tính,

Trang 17

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP

VỚI NHTM VIỆT NAM ws kee >»

3.1 Mục tiêu và quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng DN:

Lãi suất cho vay cần đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động của NHTM, tao ra sự cạnh tranh lành mạnh Việc xác định lãi suất cho vay nếu quá cứng nhắc để bảo đảm chỉ tiêu lợi nhuận dự tính của NHTM có thể làm cho lãi suất cho vay không phù hợp với thực tế thị trường Chẳng hạn do chỉ phí đầu vào của NHTM quá cao

dẫn đến việc NHTM phải định lãi suất cho vay cũng cao theo để đảm bảo lợi nhuận, trong khi đó mức lãi suất cao này có thể khơng được thị trường chấp nhận Trái lại ở

một số NHTM chỉ tập trung định giá lãi suất cho vay hướng vào cạnh tranh trên thị trường nên có thể đẫn đến hoạt động cho vay không mang lại lợi nhuận, thậm chí khơng bù đắp đủ chỉ phí, rủi ro tin dung

Do vậy, NHTM cần kết hợp xác định lãi suất cho vay hướng vào chỉ phí nhưng vẫn bảo đảm cạnh tranh được trên thị trường Việc xác định lãi suất hướng vào chỉ phí khơng có nghĩa đơn thuần là xác định lãi suất căn cứ theo mức chỉ phí đầu vào mà cần phải kết hợp với các địch vụ ngân hàng đi kèm như các địch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tiền gởi mà từng khách hàng mang lại NHTM có thể đưa ra một mức lãi suất cho vay thấp hơn với những đối tượng khách hàng mà NHTM xét thấy đó là những khách hàng mục tiêu

Lãi suất cho vay luôn thay đổi theo hướng đa dạng hóa, linh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo điều kiện để NHTM đáp ứng tốt nhất đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu

Mục đích của việc xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay là nhằm cung

cấp phương pháp luận một cách khoa học, phù hợp thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM đưa ra mức lãi suất đảm bảo lợi nhuận

trong kinh doanh, bù đắp được rủi ro và mang tính cạnh tranh Như đã phân tích ở

Chương 1, đù có nhiều phương pháp xác định lãi suất cho vay nhưng về cơ bản lãi suất cho vay luôn bao gồm các thành phần: chỉ phí huy động vốn, chỉ phí hoạt động, phần bù rủi ro tín đụng, phần bù rủi ro kỳ hạn và mức lợi nhuận dự kiến Chỉ phí huy động vốn, chỉ phí hoạt động và mức lợi nhuận dự kiến là đễ xác định đối với

NHTTM Phần bù rủi ro kỳ hạn xác định đựa vào thời gian vay (càng dai thi phần bù rủi ro kỳ hạn càng lớn) và có thể được đánh giá thông qua các chỉ số thống kê về định hạng rủi ro quốc gia, được áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng vay Trong khi đó, phan bù rủi ro tín đụng là phức tạp và khó xác định nhất đo nó có mối quan hệ trực tiếp và thay đổi đối với từng khách hàng cũng như từng khoản vay Cho nên, yếu tố quan trọng nhất cần đánh giá khi xác định lãi suất cho vay chính là phần bù rủi ro tín dụng Trong chương nảy, tác giả sẽ tập trung phân tích để đưa ra mơ hình xác định phần bủ rủi ro tin đụng làm cơ sở xác định lãi suất cho vay 3.2 Khách hàng và phân loại khách hàng vay vốn là doanh nghiệp: 3.2.1 Khái niệm khách hàng doanh nghiệp:

Theo Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN thì khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài gồm:

— (1) Các pháp nhân: DNNN, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác [thỏa mãn 4 điều kiện: (a) được cơ quan nhà nước có thâm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; (b) Có cơ cấu tổ chức chặt chế; (c) Có tài sản

độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (đ) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập];

—_ (2) Cá nhân; (3) Hộ gia đình; (4) Tổ hợp tác; (5) DNTN; (6) Công ty hợp đanh

Theo quyết định 127/2005 ngày 03/02/2005 của NHNN về việc sửa đổi bố sung quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN thì khách hàng vay là các tổ chức, cá nhân Việt

Trang 18

sống ở trong nước và nước ngoài Như vậy, hiện nay phạm vi cho vay của NHTM

đã được mở rộng

Theo quan điểm của NHTM, DN vay vốn là một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập (hoặc cho phép thành lập, đăng ký, cơng nhận), có cơ cấu tổ chức chặt chế, có nhu cầu vay vốn, có khả năng để thực hiện các dự án đầu tư,

phương án sản xuất kinh đoanh, địch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích nhóm khách hàng DN, là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng cao về đư nợ cho vay của NHTM 3.2.2 Phân loại khách hàng DN:

3.2.2.1 Theo loại hình DN:

Phân theo loại hình DN thì khách hàng DN bao gồm:

— _ Các DN hoạt động theo Luật DNNN với mục đích kinh doanh hay các DNNN hoạt động công ích, đơn vị hành chính sự nghiệp tự cân đối thu chị;

— _ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần, DNTN, công ty hợp danh hoạt

động theo Luật DN;

— _ Các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

— _ Các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự (trừ các

TCTD)

Tổng công ty, công ty mẹ, các đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán độc lập

được xác định là một khách hàng 3.2.2.2 Theo quy mô hoạt động:

Việc phân loại theo quy mô hoạt động dựa vào 2 tiêu chí là vốn chủ sở hữu và số lượng lao động trung bình Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì DN nhỏ và vừa có vốn chủ sở hữu không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Như vậy có thể hiểu DN lớn là DN có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ và số lượng lao động sử dụng trung bình hàng năm lớn hơn 300 người

Tuy nhiên, đứng trên góc độ NHTM thì tiêu chí số lao động bình quân trong năm không thực sự mang nhiều ý nghĩa trong việc phân loại để xét cho vay Trong khi đó chỉ tiêu vốn chủ sở hữu lại liên quan nhiều đến các chỉ tiêu đánh giá phân tích, xếp loại tín dụng Vấn chủ sở hữu được xem như là một "vùng đệm” nhằm bảo đảm an toàn đối với vốn vay Do đó, việc phân loại DN theo quy mô hoạt động được căn cứ vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của DN căn cứ theo báo cáo tài chính, Cụ thẻ:

—_ DNnhỏ: vốn chủ sở hữu < 5 tỷ đồng,

—_ DN vừa: 5 tỷ đồng < vốn chủ sở hữu < 10 tỷ đồng —_ DN lớn: vốn chủ sở hữu >10 tỷ đồng

3.2.2.3 Theo lĩnh vực hoạt động:

Theo quyết định số 143/TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tống cục thống kê thì các DN có thể được chia theo hệ thống ngành kinh tế như sau: (a) Ngành nông lâm nghiệp; (b) Ngành thủy sản; (c) Ngành công nghiệp khai thác mỏ; (đ) Ngành công nghiệp chế biến; (e) Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; (f) Ngành xây dựng (g) Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; (h) Ngành khách sạn và nhà hàng: (¡) Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; (J) Ngành tài chính tín dụng; (k) Ngành hoạt động khoa học và công nghệ; (1) Ngành hoạt động liên quan đến kinh đoanh tài sản và dich vụ tư vấn; (m) Ngành giáo đục và đào tạo; (n) Ngành y tế; (o) Ngành văn hóa, thể thao

Một số nhóm ngành trên đây có những đặc điểm về hoạt động kinh doanh, tài

chính tương đối giống nhau Do đó, để khơng q phức tạp trong đánh giá, theo quan điểm tác giả, đưới góc độ NHTM có thể phân các DN thành 4 nhóm ngành chính yếu sau đây:

— _ Nhóm các DN hoạt động trong ngành nông, lâm ngư nghiệp

— Nhóm các DN hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ

Trang 19

3.3 Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá:

Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá đòi hỏi phải đầy đủ, khoa học và hợp lý Một hệ thống chỉ tiêu phân tích quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả đánh giá: hoặc khơng chính xác, hoặc quá phức tạp mà trong quá trình tác nghiệp cán bộ tín dụng sẽ khó thực hiện khơng thể xử lý hết được

Để phục vụ công tác đánh giá đòi hỏi NHTM phải có thơng tin càng đầy đủ và càng chính xác càng tốt Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn: từ nguồn thông tin lưu trữ hiện có tại NHTM, qua báo cáo tài chính, qua phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo DN, qua các khách hàng có quan hệ mua bán trực tiếp với DN, trên

các phương tiện thông tin đại chúng, từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC)

3.3.1 Chỉ tiêu đánh gid DN: 3.3.1.1 Nhóm các chỉ tiêu tài chính: (1) Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn:

Đây là một trong những thước đo khả năng thanh tốn, nó được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá khả năng thanh toán chưng của DN Cơng thức tính như sau:

Tài sản lưu động Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác Tuy nhiên, khi tính tốn tài sản lưu động cần loại trừ hàng tồn kho mất phẩm chất và các khoản phải thu khó địi chưa trích dự phịng Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, vay đài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác

Hệ số thanh toán ngắn hạn thông thường yêu cầu lớn hơn hay bằng I Hệ số thanh toán ngắn hạn cao có nghĩa DN luôn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ (2) Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này được tính tốn giữa các tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền so với Nợ ngắn hạn Do đó, hệ số thanh tốn nhanh có thể kiểm tra

tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh tốn ngắn hạn Cơng

thức tính như sau:

Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu

Khả năng thanh toán nhanh -

Nợ ngăn hạn

Các khoản phải thu trong công thức trên khơng tính phải thu khó địi chưa trích dự phịng Cơng thức tính khả năng thanh toán nhanh đã loại trừ hàng tồn kho và phần tài sản lưu động khác trong "Tài sản lưu động" nhằm đánh giá một cách xác

thực hơn tính sẵn sảng trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN Tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh mà hệ số này có thể có yêu cầu khác nhau, tuy nhiên thông thường hệ số này cần đạt từ 0,5 trở lên

(3) Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả trong quản trị hàng tồn kho của DN Công thức:

` Giá vốn hàng bán

Vòng quay hàng tôn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Tỷ số này cho biết trơng một năm hàng tồn kho tại DN được luân chuyển bao nhiêu lần, lượng hàng tồn kho cần thiết, hàng tồn kho được quản lý tốt hay xấu Việc lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn được sử đụng kém hiệu quả Điều này làm tăng chỉ phí lưu giữ hàng tồn kho và tăng rủi ro trong việc tiêu thụ một khi nhu cầu tiêu dùng thay đổi hay tình hình thị trường kém đi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc và đặc điểm ngành kinh doanh

(4) Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu:

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về đo DN thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chựa thanh toán, các khoản trả trước cho

Trang 20

Doanh thu thuần Vong quay các khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quân Thời gian thu hồi cơng nợ rất ngắn có thể cho ta những thông tin sau: DN hạn chế trong chính sách bán trả chậm cho khách hàng Công tác thu hồi công nợ của

DN hoạt động có hiệu quả Khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của các khách hàng là tốt DN chỉ hoặc thường bán hàng thu tiền ngay

Thời gian thu hồi công nợ rất dài có thé cho ta những thông tin sau: Chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp là dễ dàng Việc luân chuyển vốn lưu động khá khó khăn và nếu nguồn tài trợ tài sản lưu động là từ các khoản vay ngân hàng thì gánh nặng trả lãi sẽ tăng lên

(5) Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ảnh tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản lưu động thông qua việc xem xét rằng trong 1 năm tài chính thì tài sản lưu động đã chuyển hóa bao nhiêu lần so với đoanh thu Công thức:

Doanh thu thuan

Vịng quay vơn lưu động =

Tài sản lưu động bình quân (6) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản:

Chỉ tiêu nảy đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một năm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nếu tỷ số này thấp thì có thể là vốn đang không được sử đụng hiệu quả và có khả năng DN thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hay vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực sự Công thức:

Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng tài sản =

Tổng tài sản bình quân (7) Chỉ tiêu khả năng tự tài trợ:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tự chủ và cấu trúc tài chính của DN Một mức độ

quá thấp của chỉ tiêu này cho thấy hoạt động của DN đựa quá nhiều vào nợ, điều

này không hẳn là không tốt vì DN có thể thơng qua tỷ số đòn cân nợ cao để đạt

được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn Một cấu trúc vốn tối ưu giúp DN tối đa hóa lợi nhuận thu được đồng thời cũng dung hòa được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, đứng trên quan điểm NHTM thì mức độ tự chủ tài chính của DN càng cao càng tốt vì vốn chủ sở hữu như là một "vùng đệm” nhằm bảo đảm an toàn đối với vốn vay Công thức:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Khả năng tự tài trợ = ——————— XI0%

Tông tài sản (8) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cảng cao thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh đoanh của DN Công thức:

Lợi nhuận sau thuế

Ty suất lợi nhuan trén doanh thu 4= —————————————- x 100%

Doanh thu thuan (9) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả của việc sử đụng các tài sản hiện hữu của DN, nó đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư Công thức:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suât lợi nhuận trên tông tàisắn == —_————————_—_ xI100%

Tổng tài sản (10) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này đo lường mức độ tạo lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu, nó như một thước

đo hiệu quả đầu tư nếu đứng trên quan điểm của các cổ đông và được so sánh với mức sinh lời chung về quản lý vốn Công thức:

Lợi nhuận sau thuế

Ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ———————— X]00%

Trang 21

(11) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng trưởng của DN Bên cạnh đó, nó cịn cho thấy

sự mở rộng hay thu hẹp về mặt thị trường, khả năng thâm nhập của sản phẩm, tính

ồn định của thị trường cũng như sản phẩm của DN dang ở trong giai đoạn nào của

chu kỳ sản phẩm Công thức: ` `

Doanh thụ thuân kỳ hiện tại — Doanh thu thuần kỳ

Tốc độ tăng trưởng doanh _ ~ x 100%

thu Doanh thu thuần kỳ trước

(12) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận:

Nếu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về mặt số lượng thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động Công thức:

Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại —

Lợi nhuận sau thuê kỳ trước

Tôc độ tăng trưởng lợi nhuận _ ¬ x 100%

Lợi nhuận sau thuê kỳ trước 3.3.1.2 Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính:

(13) Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là toàn bộ số đư nợ gốc của hợp đồng tín dụng khơng trả được nợ

(gốc và/hoặc lãi vay) đã đến hạn mà ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu (điều chỉnh kỳ hạn/gia han ng) lai thoi hạn trả nợ

Chỉ tiêu này được tính theo tiêu thức có hay khơng có phát sinh nợ quá hạn trong vòng 6 tháng gần nhất tính từ thời điểm đánh giá trở về trước

(14) Chỉ tiêu tỷ lệ điều chỉnh, gia hạn nợ gốc:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ trả nợ đúng theo lịch trả nợ của DN đã được xác

định trong hợp đồng tín dụng Cơng thức: ,

Dư nợ gốc đã điều chỉnh, gia han

Tỷ lệ điều chỉnh, gia hạnnợgốc | = - x 100%

Tông dư nợ

Nợ được điều chỉnh kỳ hạn là khoản nợ được ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi Nợ được gia hạn là khoản nợ được ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian

trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó

trong hợp đồng tín dụng

Tỷ lệ điều chỉnh, gia hạn nợ gốc được lấy theo tý lệ điều chỉnh, gia hạn nợ gốc tại thời điểm cao nhất trong vòng 6 tháng gần nhất tính từ thời điểm đánh giá trở về trước và tông dư nợ cùng thời điểm

(15) Chỉ tiêu tỷ lệ lãi quá hạn:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả lãi vay đúng hạn của DN Công thức: Lai trong ky chua tra

Ty lélaiquahan - " x 100%

Lãi trong kỳ phải trả

Lãi trong kỳ là số tiền lãi phát sinh trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm đánh giá

(16) Chỉ tiêu sử đụng vốn vay đúng mục đích:

Nhằm xem xét các khoản vay mà NHTM đã cho vay ra có được DN sử đụng đúng mục đích Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo DN thực hiện theo nội dung phương án/dự án đã đề ra để tạo nên nguồn tiền trả nợ vay cũng như phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay

(17) Vòng quay vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng:

Chỉ tiêu này cho thấy vốn vay ngắn hạn của DN tại ngân hàng đã luân chuyển được bao nhiêu vòng trong 1 năm Tùy theo tính chất kinh doanh của từng ngành nghề mà chỉ số vòng quay này cao hay thấp, ví đụ các DN kinh doanh thương mại thường có số vòng quay cao hơn nhiều lần so với DN hoạt động trong ngành xây dựng Công thức:

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Vò A 2 h ~———————

Trang 22

(18) Mức độ quan hệ vay vốn với ngân hàng:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung quan hệ vay vốn của DN tại ngân hàng, được tính toán bằng tỷ lệ giữa dư nợ vay bình quân của DN tại một ngân hàng cụ thé so với tổng du nợ vay bình quân của DN tại tất cả các TCTD Công thức:

Dư nợ bình quân tại ngân hàng

Mức độ quan hệ vay vốn với ngân hàng — — x 100%

Tông dư nợ bình quân tại các TCTD Các mức dư nợ vay tại ngân hàng cụ thể và tổng dư nợ vay các TCTD được tính bình quân theo tháng nếu có thể được hoặc nếu không thì tính theo số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trong báo cáo tài chính

(19) Tỷ lệ chuyên doanh thu qua ngân hàng:

Việc tập trung chuyển doanh thu thông qua tài khoản của DN mở tại ngân hàng cho vay nhằm tạo điều kiện để ngân hàng kiểm tra giám sát luồng tiền của DN, qua đó ngân hàng chủ động trong vấn đề thu nợ gốc, lãi vay Công thức:

Doanh thu chuyển qua ngân hàng

Tỷ lệ chuyển đoanh thu qua ngân hàng = x 100%

Tổng doanh thu

Đối với DN có quan hệ tại ngân hàng chưa đến 1 năm thì đoanh thu được tính là doanh thu thực hiện của quý gần nhất Đối với DN có quan hệ từ 1 năm trở lên thì

doanh thu được tính là doanh thu thực hiện nắm trước (20) Số dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng:

Số dư tiền gửi được tính bình quân theo các tháng trong kỳ xếp loại, thông qua số dư tiền gởi bình quân có thể đánh giá tính sẵn sàng về nguồn tiền thường xuyên để DN trả nợ vay Qua đó, cũng đánh giá được sự hợp tác trong việc chuyển đoanh thu của DN

(21) Lợi nhuận khách hàng mang lại cho ngân hàng:

Ngân hàng chủ động thu thập các thông tin cần thiết về mức độ quan hệ dịch vụ

cua DN với ngân hàng nhự mua, bản ngoại tệ; thanh toán (trong nước, quốc tế); dịch vụ ngân quỹ (kiểm đếm tiền mặt, chỉ hộ lương) để đánh giá thu nhập ngân hang thu được từ các dịch vụ này

(22) Sự rõ ràng, trung thực của báo cáo tài chính:

Chỉ tiêu này xem xét liệu báo cáo tài chính của DN gởi tới ngân hàng có rõ ràng,

trung thực, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hay được cơ quan thuế, cơ quan

chủ quản kiểm tra, xác nhận hay chưa và các báo cáo tài chính có được gởi tới ngân hàng đầy đủ và đúng định kỳ hay không? Đây là chỉ tiêu phi tài chính khá quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh giá đối với các chỉ tiêu tài chính 3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay:

3.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường ngành kinh doanh: (1) Chu kỳ kinh doanh:

Chu kỳ kinh doanh của một ngành thường gắn liền với mức gia tăng hay giảm sút của GDP một quốc gia và các yếu tố khác tùy theo đặc thù của mỗi ngành Tuy nhiên, về tổng thể hoạt động của nhiều ngành thường tương đồng với chu kỳ kinh tế Chỉ tiêu này nhằm đánh giá DN đang nằm ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh doanh của mình

(2) Triển vọng tăng trưởng của ngành:

Một ngành kinh doanh đang tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các DN trong

ngành những cơ hội thuận lợi Các cơ hội này chính là tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế của DN Trái lại một ngành kinh doanh đã và đang

có dấu hiệu suy giảm sẽ là nguy cơ dẫn đến sự giảm sút trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với DN

(3) Áp lực cạnh tranh trong ngành:

Cạnh tranh giữa các DN thông thường diễn ra trên các phương điện: giá cả; chất

lượng; mẫu mã kiểu đáng; hậu mãi, quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm Sự cạnh

Trang 23

lực cung ứng của toàn ngành, sức chịu đựng của sản phẩm DN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là vấn đề cắt giảm thuế quan) Cạnh tranh về giá thường dẫn đến sự suy yếu, thậm chí phá sản của các DN nhỏ, trái lại sẽ mang lại lợi thế hơn nữa đối với các DN giữ vai trò chủ đạo thị trường

(4) Các nguồn cung ứng đầu vào đối với ngành:

Chỉ tiêu này đánh giá tính ơn định của các nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc của DN vào những nhà cung cấp chính Vị thế của DN với vai trò là khách hàng trong mối quan hệ với nhà cung cấp

() Các chính sách của nhà nước:

Đặc điểm của luật lệ hiện hành, cũng như các chính sách kinh tế định hướng của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển ngành có ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển trong đài hạn của DN Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng chịu đựng của DN một khi có những yếu tố thay đổi trong nền kinh tế vĩ mơ (ví dụ sự gia tăng đột biến về tỷ giá hỗi đoái, lạm phát tăng cao, sự thay đổi đột ngột của giá nhiên liệu ) 3.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh:

Việc đánh giá các điều kiện kinh đoanh của một DN cần được xem xét trên nhiều yếu tố Tuy nhiên, một số yếu tố chính và quan trọng thường gặp và được sử dụng để phân tích điều kiện kinh doanh của DN theo như đưới đây:

(6) Vấn đề đa dạng hóa kinh doanh:

Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể giúp DN vẫn ổn định kinh doanh xét trên bình diện tơng thế một khi có sự suy giảm trong hoạt động ở một sản phẩm cụ thể nào đó Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu bổ sung thêm một sản phẩm kinh doanh mới nào đó cũng có thê làm giảm tổng lợi nhuận thu được vì một sản phẩm mới cần có thời gian để được thị trường chấp nhận

(7) Thời gian hoạt động của DN:

Chỉ tiêu này đánh giá về quá trình hoạt động của DN thông qua số năm hoạt động DN đã có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ ổn định cũng như vững chắc càng cao Đối với các DN chuyên đổi hình thức thì thời gian hoạt động tính cả thời gian trước khi chuyên đổi

(8) Quy mô thị trường:

Quy mô thị trường tiềm năng là tổng mức cầu có khả năng thanh tốn đối với sản phẩm trong một giai đoạn cụ thể hay cũng có thể hiểu là tổng doanh thu tối đa mà tất cả các DN trong ngành có thể đạt được Quy mô thị trường tiềm năng được đánh giá dựa trên những số liệu ước tính về số người có nhu cầu sử dụng nhân với mức mua hàng bình quân của số người đó Độ lớn của thị trường tương ứng tỷ lệ thuận độ ổn định cũng như khả năng thâm nhập thị trường của một sản phẩm

(9) Thị phần của DN:

Thị phần của DN là tỷ số giữa doanh số bán của DN so với tổng doanh số bán của ngành Do việc thống kê thị trường về tổng doanh số bán của ngành là khá khó khăn nên thị phần của DN được xác định có độ chính xác ở mức tương đối DN chiếm được thị phần cảng cao càng cho thấy mức độ chấp nhận của thị trường về

sản phẩm càng tốt

(10) Các hoạt động nghiên cứu, phát triển:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, sản phẩm của DN có thể nhanh chóng bị lỗi thời hay lạc hậu Do đó, có thể DN hiện đang ở một vị trí tốt trong ngành nhưng nếu khơng có sự đầu tư thích đáng trong cơng tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ thì vị trí của nó chắc chắn sẽ sụt giảm trong tương lai (11) Thương hiệu sản phẩm:

Chỉ tiêu này đánh giá sự ổn định cũng như sự biết đến về thương hiệu sản phẩm của DN trên thị trường (gồm cả trong nước và ở nước ngoài) Các tiêu chí đánh giá như: mức độ phô biến của sản phẩm đối với công chúng, sản phẩm được công nhận

là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt chứng chỉ ISO, được chứng nhận là Sao vàng Đất Việt hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác như HACCP, GMP Trong trường hợp DN kinh đoanh nhiều mặt hàng thì đánh giá theo sản phẩm chính có doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất

3.3.2.3 Nhóm các chỉ tiêu về nhân sự, quản trị điều hành:

Trang 24

của người quản lý trong việc đưa ra những chính sách thích hợp nhằm ổn định tình hình là vơ cùng cần thiết Các chiến lược, chính sách kinh doanh của DN đưa ra liệu có phù hợp hay không? Đội ngũ người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc

đến mức độ nào? Các chỉ tiêu cụ thể:

(12) Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của một DN dựa vào tính hữu hiệu của mơ hình tổ chức và bộ máy quản trị DN Mỗi DN đều có những đặc thù về ngành nghề, sản phẩm, bản sắc kinh doanh của riêng mình nên khơng có một mơ hình lý tưởng để áp đụng chung cho tất cả các DN Căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà DN đang triển khai để đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu tổ chức của một DN

(13) Ban lãnh đạo DN:

Đội ngũ lãnh đạo có vai trị hết sức quan trọng trong DN Họ là người đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại hay suy vong của DN Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng có thể mắc sai lầm, trong quyết định của mình đơi khi bị tình cảm chỉ phối Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá ban lãnh đạo DN thường là trình độ, uy tín, năng lực, đạo đức, khả năng đảm đương chức vụ, học vấn, sức khỏe, tuổi tác, đội ngũ lãnh đạo kế thừa

(14) Sự 6n định của đội ngũ người lao động:

Xem xét các chính sách về tuyển chọn nhân sự, đào tạo, chính sách thu nhập, đãi

ngộ người lao động Qua đó, thấy được khả năng thụ hút, đào tạo, giữ ổn định và

nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động Mức độ thỏa mãn và tỉnh thần làm việc của nhân viên cao hay không thể hiện qua số ngày nghỉ việc, số người rời bỏ DN hàng năm, năng suất lao động Trong đa số các trường hợp, việc có được đội ngũ lao động giỏi, ơn định đóng góp một phần khá lớn trong sự thành công của DN (15) Chính sách, chiến lược kinh đoanh của DN:

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường địi hỏi DN ln phải cạnh tranh để tồn tại

và phát triển Bên cạnh đó, với nền kinh tế càng phát triển thì cung thường có xu hướng lớn hơn cầu, cho nên để chiến thắng trong cạnh tranh địi hởi DN phải có các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm riêng có của DN mình

3.3.2.4 Nhóm chỉ tiêu đự kiến hiệu quả dự án hoặc phương án vay vốn:

Khác với phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính sử dụng số liệu thực tế đã diễn ra trong kỳ quá khứ của khách hàng vay để đánh giá xếp loại DN, nhóm chỉ tiêu này dự kiến những gì sẽ xảy ra trong tương lai đựa trên đự án hoặc phương án vay vốn của DN Đề đánh giá các chỉ tiêu này một cách tương đối sát thực tế đời hỏi sự tin cậy trong bảng kế hoạch kinh doanh của DN và nhân viên tín dụng của NHTM cần

có năng lực, kinh nghiệm trong công tác thấm định, đánh giá hiệu quả của đự án

hoặc phương án Các chỉ tiêu cụ thể:

(16) Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án hoặc phương án kinh doanh:

Chỉ tiêu này là khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dự kiến hiệu quả khác của dy án/phương án kinh đoanh Một đự án/phương án kinh đoanh rất cụ thé và rõ ràng giúp DN khi triển khai trong thực tế được thuận lợi với khả năng thành công cao, trái lại một đự án/phương ắn sơ sài tiềm ẩn nhiều nguy co that bai (17) Dự kiến lợi nhuận/đoanh thu:

Cũng tương tự như trong phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính, tuy nhiên chỉ tiêu

này là dự kiến lợi nhuận DN sẽ thu được qua dự án/phương án sản xuất kinh đoanh

trong tương lai Đánh giá chỉ tiêu này thông qua việc so sánh với tiêu chí lợi nhuận/doanh thu kỳ quá khứ Một sự tăng lên so với những gì đã đạt được trong quá khứ cho thấy khả năng DN sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai

(18) Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn (không phân biệt là từ vốn tự có hay vốn đi

vay) bỏ ra dự kiến sẽ mang về bao nhiêu lợi nhuận trong một năm,

Đối với các phương án kinh doanh ngắn hạn trong vịng 1-2 năm thì đơn giản chỉ cần tính tốn mức lợi nhuận thu được so với tổng mức đầu tư trong một năm Tuy

nhiên, đối với các đự án có thời gian đài hạn địi hỏi khi tính toán chỉ tiêu này cần

kết hợp với kỹ thuật chiết khấu đòng tiền để quy đổi mức lợi nhuận ở các năm trong

Trang 25

(19) Mức vốn tự có tham gia:

Dựa trên các kỹ thuật phân tích, các DN thường xác định được một cấu trúc vốn tối ưu cho đự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của mình, tức là cần tham gia vốn tự có, vốn vay tương ứng với tỷ lệ cụ thê để đạt được lợi nhuận tối đa Thực tế

hiện nay, các DN Việt Nam chưa quan tâm lắm cũng như chưa đủ khả năng đẻ tìm

ra một cấu trúc vốn tối ưu của riêng mình mà thường lựa chọn cơ cấu vốn một cách

chủ quan: khi có đủ khả năng tham gia vốn tự có thì sẽ tham gia ở một tỷ lệ cao, trái lại thì cố gắng vay nợ tối đa Công thức:

Vốn tự có tham gia

Tỷ lệ vốn tự có tham gia = — XI10W%

Tông chi phí thực hiện

dự án hoặc phương án

Đứng trên quan diém NHTM thi ty lé von tự có tham gia càng cao cang tot nham giảm gánh nặng trả lãi vay cũng như áp lực trả nợ gốc Do đó, khả năng hoàn trả nợ, lãi vay cho ngân hàng tỷ lệ thuận với mức vốn tự có tham gia Với một tỷ lệ vốn vay thật nhỏ trong tổng vốn đầu tư thì khả năng trả nợ vay của DN sẽ khá chắc chắn cho dù dự án hoặc phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả như mong đợi (20) Trạng thái lưu chuyển dòng ngân lưu thuần (net cashflow) từ hoạt động:

Chỉ tiêu này cho thấy xu hướng cũng như tính chắc chắn của đòng tiền trong đự án/phương án kinh doanh của DN Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng trả nợ vay Đứng trên quan điểm NHTM, dòng tiền thuần của DN không những cho thấy tính kha thi trong việc hoàn trả nợ vay mà chỉ tiêu này còn giúp ngân hàng xác định thời gian vay trả một cách phù hợp Trong một số trường hợp, một dự

án/phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao theo hạch toán trên báo cáo kế

tốn nhưng khơng có đủ tiền để trả nợ vay, trái lại có những trường hợp kết quả kinh đoanh không có lợi nhuận nhưng DN vẫn có đầy đủ nguồn tiền để trả nợ gốc cũng như lãi vay đầy đủ, đúng hạn

(21) Các nội đung về phương diện kỹ thuật:

Chỉ tiêu này đánh giá về tính hợp lý, khả thi về phương điện kỹ thuật của dự ắn/phương án thơng qua các tiêu chí: sự phù hợp của địa điểm xây dựng/nơi sản

xuất, quy mô sản xuất tối ưu, các tác động xấu đến môi trường và biện pháp áp

dụng để giảm thiểu tác động xấu Có đảm bảo được các nội dung này thì DN mới

chủ động cũng như ổn định được trong sản xuất (22) Ty lệ TSBĐ/dư nợ:

Các khoản vay có TSBĐ nợ vay nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của DN trong việc trả nợ vay TSBĐ như là "cái phao" cuối cùng để các ngân hàng thu hồi nợ trong trường hợp DN khơng cịn nguồn trả nơ nào khác Công thức:

Tổng giá trị TSBĐ

Tỷ lệ dưnợcó TSBĐ _ - x 100%

Tông dư nợ

Theo quy định của NHNN các khoản vay khi phân loại nợ để trích dự phịng thi số tiền tính tốn để nhân với tỷ lệ trích dự phòng cụ thé sé bang du ng vay — giá trị qui đổi của TSBĐ Do đó, tỷ lệ TSBĐ/đư nợ càng cao càng giảm nhẹ thiệt hại cũng như giúp ngân hàng chủ động đối với việc trích đự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng một khi khoản vay chuyển thành nợ xấu

3.4 Các thang điểm đánh giá:

3.4.1 Điểm chỉ tiêu tài chính và tiêu chuẩn đánh giá:

Giả định Ei là giá trị đạt được cụ thể đối với từng chỉ tiêu của một DN từ chỉ tiêu

tài chính 1 đến chỉ tiêu tài chính 12 Gọi al, a2, a3, a4 lần lượt là các mức gia tri

mốc trên miền giá trị của từng chỉ tiêu

Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu tài chính

MIỄN GIÁ TRỊ DIEM

al <Fi 10 a2< Fi<al 8 a3 < Fi<a2 6 a4 < Fi < a3 4 0<Fi<a4 2 Fi<0 0

Các giá trị mốc al, a2, a3, a4 được lựa chọn để sao cho phù hợp với từng lĩnh

Trang 26

Bảng tiêu chuẩn đánh giá các giá trị mốc al, a2, a3, a4 phan chi tiêu tài chính được trình bày trong Phụ lục 1

Việc phân loại khách hàng để đưa ra thang điểm thích hợp đối với từng nhóm khách hàng là vô cùng quan trọng và đảm bảo tính khoa học trong việc đánh giá vì:

— _ Mỗi khách hàng hoạt động trong 1 lĩnh vực khác nhau sẽ có các chỉ số trung bình ngành khác nhau

—_ Mỗi khách hàng có quy mơ hoạt động khác nhau (thông qua mức vốn chủ sở

hữu) sẽ có các chỉ số và các đặc điểm hoạt động khác nhau

Như phần trên đã trình bày, trong phân tích sẽ chia DN ra thành các nhóm ngành như sau: (1) nhóm ngành cơng nghiệp, (2) nhóm ngành xây dựng, (3) nhóm ngành thương mại dịch dụ, (4) nhớm ngành nơng-lâm-ngư-nghiệp Tương ứng trong mỗi nhóm ngành sẽ chia ra DN quy mô lớn, DN quy mô vừa và DN quy mô nhỏ để đưa

ra các chỉ số a1, a2, a3, a4 phù hợp

Dựa vào các chỉ số trung bình ngành do Tổng Cục thống kê hoặc một Cơ quan chuyên cung cấp thông tin tông hợp hàng năm làm tiêu chuẩn đẻ so sánh và đưa ra

các mức al, a2, a3, a4 cụ thể Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kho đữ liệu này vẫn

chưa hình thành, đo đó tác giả tạm sử đụng các chỉ số trung bình ngành do các NHTM xây dựng, về lâu đài để bảo đảm tính chính xác, các chỉ số trung bình ngành này vẫn cần phải lấy từ nguồn số liệu tổng hợp của cả nước

3.4.2 Điểm chỉ tiêu phi tài chính và tiêu chuẩn đánh giá:

Giả định Ni là giá trị đạt được cụ thể đối với từng chỉ tiêu của một DN từ chỉ tiêu phi tài chính 13 đến chỉ tiêu phi tài chính 22 Tương tự như phần chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, gọi al, a2, a3, a4 lần lượt là các mức giá trị mốc trên miền giá trị của từng chỉ tiêu Ta đánh giá thang điểm đối với từng chỉ tiêu phi tài chính như sau:

— _ Tổng số điểm tối đa mỗi chỉ tiêu là 10 điểm

— _ Chỉ tiêu 13: khơng có nợ q hạn 10 điểm; có nợ quá hạn 0 điểm,

— Chi tiéu 14, 15:

Bảng 3.2: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 14, 15

MIỄN GIÁ TRỊ DIEM

al <Ni 0 a2< Ni < al 2 a3 < Ni < a2 4 a4 < Ni < a3 6 0<Ni<a4 8 Ni=0 10

— Chi tiéu 16: sử dụng vốn vay đúng mục đích 10 điểm; có trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích đã kiếm tra phát hiện và lập biên bản 0 điểm

— Chi tiéu tir 17 dén 20:

Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá chỉ tiêu phi tài chính 17 đến 20

MIEN GIA TRI DIEM

al < Ni 10 a2< Ni < al 8 a3 <N¡i< a2 6 a4 < Ni< a3 4 0<Ni<a4 2

— _ Chỉ tiêu 21: cho điểm từ 2 đến 10 đựa vào mức độ thực hiện các địch vụ tiền tệ nhự mua, bán ngoại tệ; thanh toán (trong nước, quốc tế); dich vụ ngân quỹ (kiểm đếm tiền mặt, chỉ hộ lương) của khách hàng tại ngân hàng — _ Chỉ tiêu 22: báo cáo tài chính trong kỳ đã được kiểm toán hoặc cơ quan thuế,

cơ quan chủ quản kiểm tra xác nhận: tối đa 6 điểm; gửi đầy đủ, chính xác báo cáo tài chính theo định kỳ đến ngân hàng: tối đa 4 điểm

Bảng tiêu chuẩn đánh giá các giá trị méc al, a2, a3, a4 phần chỉ tiêu phi tài chính được trình bày trong Phụ lục 2

3.4.3 Điểm chỉ tiêu về rủi ro khoản vay và tiêu chuẩn đánh giá:

Trang 27

3.4.4 Trọng số của từng chỉ tiêu và điểm tổng hợp:

Mỗi chỉ tiêu có một mức độ quan trọng, ảnh hưởng khác nhau, do đó việc áp dụng trọng số đối với từng chỉ tiêu khi tính tốn là cần thiết Theo quan điểm của tác giả có thể chia ra 3 mức độ để đánh giá các chỉ tiêu với các trọng số tương ứng

Bảng 3.4: Trọng số tính tốn và số lượng chỉ tiêu tương ứng

MỨC ĐÔ TRONG| SỐ LƯỢNG CHỈ TIỂU _

° SỐ ĐÁNH GIÁ DOANH | ĐÁNH GIÁ KHOẢN

NGHIỆP VAY

lẢnh hưởng mạnh 1,5 6 6

lẢnh hưởng khá mạnh | 1,2 6 6

Bình thường 1,0 10 10

Điểm tông hợp là tổng điểm mà mỗi khách hàng đạt được của từng chỉ tiêu x (nhân) trọng số từng chỉ tiêu Tổng số điểm tối đa-tối thiểu sau khi quy đổi theo trọng số tương ứng của phần đánh giá DN lần lượt là 262 điểm-12 điểm và của phần đánh giá khoản vay lần lượt là 262 điểm-0 điểm Trọng số và điểm số tối đa-tối thiểu cụ thể của từng chỉ tiêu được nêu trong Phụ lục 4

3.5 Xây dựng phương pháp xếp hạng DN, xếp loại loại khoản vay và xác định

lãi suât cho vay:

3.5.1 Xếp hạng DN theo chỉ tiêu đánh giá DN:

Thông qua các điểm số tài chính và phi tài chính mà DN đạt được, xếp hạng DN theo 7 nhóm Điểm cận trên và điểm cận đưới của từng nhóm được xác định bằng cách quy đổi điểm tương ứng thang điểm 10

Bảng 3.5: Thang điểm xếp hạng DN

HẠNG THEO THANG Ð CHU ĐẠTĐ oc

1 DOI

Nhóm AA: Là nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt

động kinh doanh rất khả quan, có nhiều khả năng mở rộng và phát triển DN loại này có vị thế vững mạnh trong một ngành kinh doanh, thường đây là DN chiếm thị phần lớn trong ngành kinh doanh Các sản phẩm của DN mang tính cạnh tranh rất cao Đây là nhóm khách hàng đáng tin cậy nhất, có tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng

Nhóm A: Là nhóm khách hàng có tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao DN có khả năng phát triển ôn định Đây là nhóm khách hàng được đánh giá là có tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng

Nhóm BB: Nhóm khách hàng này có tình hình tài chính và kết quả hoạt động

kinh doanh bình thường, có một số mặt mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của mình,

tuy nhiên một số chỉ tiêu chưa đạt được như nhóm khách hàng A Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng tương đối tín nhiệm

Nhóm B: Nhóm khách hàng này có tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trung bình Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng có khả năng phải gia hạn

hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ

Nhóm CC: Nhóm khách hàng này có tình hình tài chính kinh doanh không tốt Các khoản cho vay có rủi ro tín đụng hoặc xuất hiện những yếu tố bất lợi dẫn đến

nguy cơ không trả được nợ đúng hạn, phải gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ

Nhóm C: Nhóm khách hàng nảy có tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh xấu Việc quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng này chứa đựng nhiều rủi ro không hồn trả được nợ

Nhóm D: Nhóm khách hàng này có tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh rất xấu Việc quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng này chứa đựng rất

nhiều rủi ro khơng hồn trả được nợ

3.5.2 Xếp loại khoản vay theo chỉ tiêu đánh giá rủi ro khoản vay:

Trang 28

Bang 3.6: Thang diém xép loai khoan vay

XEP LOAI | THEO THANG DIEM CHUAN | DIEM ĐẠT ĐƯỢC QUY

KHOAN VAY (DIEM 10) DOI

TU DEN TU DEN Loại 1 9,00 10,00 236 262 Loại 2 7,50 8,99 197 235 Loai 3 6,50 7,49 170 196 Loại 4 5,00 6,49 131 169 Loại 5 4,00 4,99 105 130 Loại 6 2,00 3,99 52 104 Loại 7 0,00 1,99 0 51

Loại 1: Khoản vay có rủi ro thấp nhất với chất lượng khoản vay về các mặt được

đánh giá rất tốt, khả năng hoàn trả từ đự án hoặc phương án là chắc chấn Loại 2: Khoản vay có rủi ro thấp với chất lượng khoản vay về các mặt được đánh giá tốt, khả năng hoàn trả từ dự án hoặc phương án là gần như chắc chắn

Loại 3: Khoản vay có rủi ro chấp nhận được với chất lượng khoản vay về các mặt được đánh giá khá tốt, khả năng hoàn trả từ đự án hoặc phương án khá chắc chắn

Loại 4: Khoản vay có rủi ro ở mức trung bình với chất lượng khoản vay về đa số các mặt được đánh giá trung bình và có một số yếu tố khá rủi ro, khả năng hoàn trả từ đự án hoặc phương án là bình thường Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi diễn biến thị trường có chiều hướng xấu đi thì khả năng trả nợ vay có thể bị ảnh hưởng

Loại 5: Khoản vay có rủi ro khá cao, có xấp xỉ 50% các chỉ tiêu đều đưới trung bình, khả năng hoàn trả từ dự án hoặc phương án là tương đối khó khăn Một khi diễn biến thị trường có chiều hướng xấu đi hoặc có những yếu tế bất lợi xuất hiện thì khả năng hoàn trả nợ vay dễ bị ảnh hưởng

Loại 6: Khoản vay có rủi ro cao, đa số các chỉ tiêu đều dưới trung bình, khả năng

hoàn trả nợ vay đúng hạn từ dự án hoặc phương án là khó khăn, cần có các nguồn trả nợ khác ngoài dự án/phương án hỗ trợ

Loại 7: Khoản vay có rủi ro rất cao, các chỉ tiêu đều có điểm đánh giá rất thấp, khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn từ dự án hoặc phương án gần như là không thể nếu khơng có các nguồn trả nợ khác ngoài đự án hoặc phương án hỗ trợ

3.5.3 Công thức xác định lãi suất cho vay:

Tùy chính sách tín dụng và khả năng chấp nhận rủi ro, mỗi NHTM sẽ đưa ra các ngưỡng giới hạn tối thiểu cần đạt về xếp loại khách hàng và xếp loại khoản vay khi xem xét cho vay Thông thường, các khách hàng vay xếp hạng CC đến D hoặc các khoản vay xếp Loại 5 đến Loại 7 sẽ không được xem xét để cho vay mới Trong trường hợp khoản vay đề nghị đủ điều kiện để cho vay, lãi suất cho vay được xác

định như sau:

Lãisuấc LÃI suất huy Tỷ suất Phần bù Phan bd Tỷ suất lợi

chovav độnvơn + chiphí + rủi rotín + rủirokỳ + nhuận

y bình quân hoạt động dụng hạn mục tiêu

Lãi suất huy động vốn bình quân: được tính theo phương pháp tích số, bằng số dư Nợ chịu lãi nhân với từng mức lãi suất chia cho đư nợ tương ứng và chỉ tiết đến từng giao dịch ứng với từng lãi suất cụ thể Lãi suất huy động vốn bình quân được xác định thơng qua việc tính toán xử lý hệ thống đữ liệu tại ngân hàng

Tỷ suất chỉ phí hoạt động: Bằng tổng chỉ phí quản lý và các chỉ phí khác phân bổ đối với hoạt động cho vay chia tổng Tài sản bình quân phục vụ cho vay Chỉ phí hoạt động gồm các khoản mục chỉ phí liên quan đến khoản vay, cụ thé: chi phí nộp thuế, các khoản phí và lệ phí; chỉ phí lương nhân viên; chỉ phí hoạt động quản lý và công cụ; chỉ về tài sản; chỉ về bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng: chỉ phí bat thường

Phần bù rủi ro kỳ hạn: được xác định theo tỷ lệ % tương ứng với thời gian vay, thời gian vay càng dài thì phần bù rủi ro kỳ hạn càng cao

Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: là mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thụ nhập

Ngày đăng: 15/10/2016, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w