V.I.Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Nga cũng như của giai cấp vô sản thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến một trong những cống hiến đặc biệt của Người cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đó là con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) thông qua chính sách kinh tế và văn hoá của CNXH chưa phát triển đủ mức, thậm chí còn kém phát triển.
Trang 1CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA LÊ-NIN VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
V.I.Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Nga cũng như của giai cấp vô sản thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến một trong những cống hiến đặc biệt của Người cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
đó là con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) thông qua chính sách kinh tế và văn hoá của CNXH chưa phát triển đủ mức, thậm chí còn kém phát triển
Sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga xô-viết phải đương đầu với cuộc nội chiến và cuộc can thiệp vũ trang của cả chủ nghĩa đế quốc thế giới Trong tình thế bắt buộc của chiến tranh, Đảng Cộng sản (B) Nga đã phải sử dụng
“chính sách cộng sản thời chiến” mà nội dung đặc trưng của nó là xoá bỏ mọi
sự trao đổi hàng hoá, cấm tư nhân kinh doanh, thực hiện chế độ bao cấp trong phân phối
“Chính sách cộng sản thời chiến” tỏ ra có tác dụng tích cực trong việc tổ chức cuộc chiến chống lại các thế lực phản động, bảo vệ thành công Nhà nước xô-viết non trẻ Thế nhưng, chính sách đó lại không thích hopự trong điều kiện đất nước chuyển sang thời kỳ hoà bình, xây dựng Việc duy trì
“chính sách cộng sản thời chiến” quá điểm dừng cần thiết và với ý tưởng về một sự quá độ trực tiếp sang chế độ cộng sản chủ nghĩa đã đẩy nền kinh tế nước Nga xô-viết vốn đã kiệt quệ sau 7 năm chiến tranh vào tình trạng khủng hoảng chính trị và kinh tế nghiêm trọng Sản lượng nông nghiệp năm 1920 chỉ bằng 2/3 trước chiến tranh (1913) Nạn đói xảy ra ở các trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn, nhưng nông dân lại bất mãn với biện pháp
“trưng thu lương thực thừa”, một nội dung chủ yếu của “chính sách cộng sản thời chiến”, nên họ không muốn sản xuất Tình hình công nghiệp và tài chính cũng rất tồi tệ Sản lượng công nghiệp năm 1920 giảm 7 lần so với năm 1913
Trang 2Do không có việc làm, công nhân công nghiệp nặng giảm 25% Lạm phát tăng vọt Bội chi ngân sách từ 31tỷ rúp năm 1918 đã tăng lên thành 21.937 tỷ rúp vào năm 1921 Tất cả những khó khăn đó cộng với sự phá hoại của bọn phản cách mạng trong và ngoài nước đã làm tăng tâm lý bất mãn của người dân đối với chính quyền xô-viết Liên minh công-nông có nguy cơ tan rã Tính dao động tiểu tư sản trong xã hội tăng lên đe doạ sự tồn vong của chế độ xô-viết
Phân tích tình hình trên, nhận thấy nước Nga vẫn còn là nước “tiểu nông” và sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế vẫn là một thực tế khách quan nhưng vị trsi và vai trò của chúng đã có nhiều thay đổi, Lê-nin cho rằng, việc xây dựng CNXH ở một nước nông dân còn chiếm đa số cần phải đi qua những bước quá độ gián tiếp, những hình thức trung gian, chứ không thể thực hiện được dưới hình thức quá độ trực tiếp theo kiểu “xung phong” Tinh thần
đó được thể hiện trong một chính sách kinh tế khác về chất với “chính sách cộng sản thời chiến”, đó là NEP, NEP đã được Đại hội X của Đảng Cộng sản (B) Nga thông qua vào mùa Xuân 1921 So với “chính sách cộng sản thời chiến” thì NEP là một sự thay đổi căn bản trong tư duy của Lê-nin và Đảng Cộng sản (B) Nga về mô hình và con đường xây dựng CNXH ở một nước kinh tế còn chưa phát triển Mục tiêu của NCXH không thay đổi, nhưng cách thức xây dựng CNXH thì đã có sự thay đổi Trong NEP, Lê-nin chủ trương tập trung sức phát triển lực lượng sản xuất, sử dụng kinh tế hàng hoá để xây dựng hàng hoá giữa Nhà nước với nông dân, coi thương nghiệp là “đòn xeo”
để phát triển kinh tế hàng hoá và cho phép chủ nghĩa tư bản (CNTB) tồn tại, phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Lê-nin
đã khẳng định rằng: “Thực chất thật sự của chính sách kinh tế mới, chính là ở chỗ: một là, nhà nước vô sản đã cho phép những người sản xuất nhỏ được tự
do buôn bán, và hai là, đối với những tư liệu sản xuất của đại tư bản, nhà nước vô sản áp dụng một số nguyên tắc của cái mà trong kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) người ta gọi là CNTB nhà nước”(1) Lênin cũng thừa nhận, thực
Trang 3hiện NEP không thể không dẫn đến phục hồi các nhân tố TBCN Tuy nhiên, theo Người, “Ở đây không có gì nguy hiểm đối với chính quyền vô sản cả, chừng nào mà giai cấp vô sản còn nắm chắc chính quyền trong tay, chừng nào
mà giai cấp vô sản còn nắm vững ngành vận tải và đại công nghiệp” (1), tức là những vị trí kinh tế then chốt Có thể xem đây là khởi đầu của mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước XHCN Quá trình thực hiện NEP cũng là quá trình đấu tranh quyết liệt trong nội
bộ Đảng, cũng như trong toàn bộ xã hội xô-viết lúc đó, nhằm thống nhất tư tưởng và hành động cho một tư duy và cách làm mới trong xây dựng CNXH ở nước Nga xô-viết Mặc dù mô hình này chưa được Lê-nin hoàn thiện, nhưng sức sống của nó đã được chứng minh Chỉ sau một năm rưỡi thực hiện, đồng Rúp và chế độ tài chính của đất nước xô-viết đã được ổn định: nạn đói được chấm dứt Nhà nước Xô viết bội thu thuế lương thực mà không cần dùng đến biện pháp cưỡng bức; công nghiệp phát triển; đời sống của nông dân và công nhân được cải thiện; liên minh kinh tế giữa công nhân và nông dân, công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn được thiết lập Nhờ đó, chính quyền xô-viết được củng cố về mọi mặt Đến năm 1925, sản xuất công nghiệp
đã tăng 66% so với năm 1913; nông nghiệp hoàn toàn phục hồi, diện tích gieo trồng đạt tới 99,3% so với năm 1913 và sản lượng đạt 112% so với chiến tranh
Nói về ý nghĩa của NEP, Lê-nin cho rằng, nó không chỉ có ý nghĩa đối với nước Nga mà còn có ý nghĩa quốc tế Người đã từng nhắn nhủ các đồng chí cộng sản ở các nước cộng hoà vùng Cáp-ca-dơ, những nước còn “nông dân hơn nước Nga” phải tỏ ra mềm dẻo hơn, thận trọng hơn, nhượng bộ hơn đối với giai cấp tư sản, nhất là đối với nông dân; phải lợi dụng các nước tư bản phương Tây về mặt kinh tế, bằng cách thực hiện chính sách tô nhượng và trao đổi hàng hoá; phải lợi dụng mậu dịch đối với Ý, Mỹ và các nước khác để tận lực phát triển lực lượng sản xuất của mình Người đã từng căn dặn:
Trang 4“Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu cho vững chắc, đi xuyên qua CNTB nhà nước, tiến lên CNXH"(1)
80 năm đã trôi qua, kể từ khi NEP được đưa vào thực hiện (tháng 3 năm 1921) ở nước Nga xô-viết, bối cảnh nước ta và quốc tế đã có nhiều thay đổi, song những tinh thần cơ bản NEP vẫn còn nguyên giá trị với nước ta, một nước đi lên CNXH trong điều kiện còn “tiểu nông” hơn nước Nga thời NEP
Ở nước ta, sau một thời gian dài thực hiện mô hình quá độ trực tiếp lên CNXH theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, trong thời kỳ cả nước đi vào xây dựng CNXH, những khuyết tật của mô hình này đã đẩy nền kinh tế nước ta vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng Trên cơ sở
tư tưởng xây dựng CNXH của nước ta, vận dụng sáng tạo những tư tưởng cơ bản của NEP vào điều kiện lịch sử mới, Đảng ta đã từng bước tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng: xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân phát triển trong những ngành,nghề mà luật pháp không cấm song song với việc đổi mới và củng cố kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể Từ những đổi mới cục bộ, từng phần vào cuối thập kỷ 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta (1986) đã quyết định thực hiện
sự đổi mới toàn diện về kinh tế, lựa chọn dứt khoát mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước XHCN, mà ngày nay gọi là kinh
tế thị trường định hướng XHCN Điều đó đánh dấu bước ngoặt trong tư duy
và hành động chỉ đạo công cuộc xây dựng CNXH của Đảng ta, từ quá độ trực tiếp lên CNXH sang sử dụng những bước quá độ trung gian, gián tiếp Theo
đó, Đảng ta không từ bỏ mục tiêu XHCN như một số nước ở Châu Âu đã làm,
mà chỉ đoạn tuyệt với cách thức cũ trong xây dựng CNXH chuyển sang cách làm mới để xây dựng một xã hội XHCN đã được nhận thức lại, một mô hình CNXH có thể dung hợp với kinh tế thị trường Trong mô hình này, Đảng ta không đối lập sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường với CNXH một cách giản
Trang 5đơn, mà ngược lại, xem nó “là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng” (1) Đối với các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu
tư nhân, mô hình kinh tế mới cũng không đối lập một cách “rừu tượng” giữa CNTB và CNXH, mà ngược lại, Đảng ta chủ trương duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữa gt chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tang vững chắc của nền kinh tế này, mọi thành phần kinh tế đều tồn tại bình đẳng trước pháp luật và là những bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dâ thống nhất, hướng tới mục tieu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đó cũng chính là con đường quá độ gián tiếp lên CNXH mà NEP đã chỉ ra
Sau 15 năm đổi mới theo mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta không chỉ đứng vững trước sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, mà còn phát triển năng động hơn Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 đã gấp 2,5 lần năm 1985, trong đó những năm 1990-2000 đạt tốc độ tăng trưởng gần 7,5%/năm Hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước đều đạt được kết quả vượt chội Đời sống của đa số nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 theo chuẩn năm 1995 giảm xuống còn 10% Văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển Chỉ số phát triển con người (HDI) từ vị trí thứ 122/174 nước vào năm
1995 đã tăng lên 110/174 nước vào năm 1999 Chính trị ổn định, quốc phòng được củng cố, thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều Lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ XHCN được tăng lên Tất cả những thực tế đó đã và đang chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn Nó cũng chứng tỏ sức sống của NEP vẫn còn nguyên cho đến ngày nay
Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, đất nước ta tiếp tục cuộc hành trình đổi mới vì độc lập dân tộc và CNXH Chúng ta phải ra sức phát huy sức mạnh
Trang 6toàn dân tộc để thực hiện thành công đường lối kinh tế và chiến lược phát triển mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định
Học thuyết Mác – Lênin trong bản chất của nó là học thuyết mở, chứ không phải là giáo điều, khô cứng buộc mọi người phải tuân theo từng câu, từng chữ Nó là kim chỉ nam cung cấp thế giới quan và phương pháp luận cho những người cộng sản cùng nhân dân lao động lựa chọn và thực thi các giải pháp tối ưu để giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn xây dựng CNXH của mỗi nước Do vậy, NEP của Lê-nin cũng không phải là đáp
án có sẵn cho mọi bài toán lịch sử Vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng cơ bản của NEP phù hợp với điều kiện lịch sử mới Chính là góp phần bảo vệ một cách tốt nhất chủ nghĩa Mác - Lênin, NEP của Lê-nin sẽ còn soi sáng công cuộc đổi mới của nước ta trên con đường xây dựng thành công CNXH
(1) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mác xcơ va, 1978, tr 309
(1) Sách đã dẫn, tập 43, tr 295
(1) V.I.Lênin, toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ va, 1979, tr 189
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr 97