Nguồn gốc sự xung đột giữa người Palestine và người IsraelTrong nhiều thập kỷ qua, LHQ và nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia, quốc tế cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới
Trang 1Nguồn gốc sự xung đột giữa người Palestine và người Israel
Trong nhiều thập kỷ qua, LHQ và nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia, quốc tế cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế, cùng nhau thương lượng hòa bình, không biến Thánh địa thành sân khấu chiến tranh và tất cả hãy bằng mọi
nỗ lực để cứu vãn nền hòa bình ở Trung Đông Người Ả-rập muốn được sinh sống hòa bình với mọi dân tộc khác nhau trên toàn thế giới Sau nhiều năm chiến tranh liên miên, người dân Israel
đã mệt mỏi và theo hướng của LHQ cũng như dư luận quốc tế, đã chịu “đổi đất lấy hòa bình” nên lần lượt trả lại đất cho các nước Ả-rập mà Israel đã chiếm đóng vào năm 1967 nhưng hòa bình vẫn chưa mỉm cười với họ Phải chăng số phận đã cột chặt hai dân tộc Do Thái và Ả-rập với nhau, hòa trộn những ham muốn, những tín ngưỡng và những bi kịch của họ Sự tranh chấp mang màu sắc kinh thánh trên mảnh đất Palestine có quá nhiều hứa hẹn này thật hiếm có Người
ta tranh nhau không chỉ từng sườn đồi, từng con suối mà cả Thánh và Lịch sử Mảnh đất này là thánh địa của ba tôn giáo: Ki-tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo Cả ba tôn giáo này đều coi Jerusalem là Đất Thánh của mình Theo Thánh tích của người Ki-tô giáo, Jerusalem là nơi qua đời của Chúa Jêsus; đối với người Hồi giáo đây là nơi nhà Tiên tri Mohammad bay lên trời; còn đối với người Do Thái giáo, với Đền Salomon là thành phố thiêng liêng nhất, là cội nguồn bản sắc của họ
Chính xung quanh cái lòng chảo sôi sục này, người Palestine và người Israel bằng súng đạn, đã và đang tìm cách khẳng định nguồn gốc và tính hợp pháp của họ trong việc kiểm soát mảnh đất nhỏ bé nằm giữa Địa Trung hải và sông Jordan Đó là sự xung đột giữa hai chủ nghĩa dân tộc, giữa người Do Thái với người Ả-rập bắt nguồn từ xa xưa
Chưa bao giờ có một sự kiện tương tự xảy ra trên trái đất này từ xưa tới nay: hai nước cùng tranh giành một thủ đô Ngày 01/01/1996, tại Tekoa cách Jerusalem 12 km, Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) Araphat từ trên máy bay trực thăng bước ra với lời tuyên bố đầu tiên: “Một nước Palestine đang hình thành với thủ đô là Jerusalem” và sau khi lần đầu tiên bầu
cử Quốc hội Palestine vào ngày 20/01/1996, Chủ tịch Quốc hội cũng tuyên bố: “Lấy Jerusalem làm thủ đô của Nhà nước Palestine” Trước đó, vào ngày 30/7/1980, Quốc hội Israel đã đơn phương tuyên bố: “Lấy Jerusalem làm thủ đô vĩnh viễn của Israel” Cả hai nước đều đã được quốc tế thừa nhận: Israel được gia nhập LHQ vào năm 1949, còn Palestine hiện mới đệ đơn xin gia nhập mặc dù được LHQ và nhiều quốc gia thừa nhận, ủng hộ nhưng chưa là thành viên chính thức của LHQ và như vậy quốc tế phải công nhận Jerusalem là thủ đô của một nước thôi, vậy là nước nào vì cả hai đều công bố Jerusalem là của nước mình? Liệu ai sẽ nhường cho ai? Đây là vấn đề mà nhiều nhà quân sự, nhiều chính khách trên thế giới đã ví vùng Trung Đông như là một nồi thuốc súng đang nổ chậm! Ngọn lửa chiến tranh ở Trung Đông khi nào mới bị dập tắt?
Đặng Thanh An (Ban tôn giáo chính phủ)
Trang 2Gaza - máu và nước mắt Bài 1: Nguồn gốc xung đột Palestine-Israel
Đến nay, lịch sử về vùng đất bao gồm lãnh thổ trên thực tế của Palestine và của Israel ngày nay vẫn còn chưa có cách nhìn thống nhất của các nhà sử học
Vùng lãnh thổ Palestine ngày nay gồm ba khu vực lớn: Bờ Tây sông Jordan, một phần phía đông Jerusalem, và phần lãnh thổ tách rời- Dải Gaza
Lịch sử tranh chấp đất đai và hận thù giữa người Do Thái Israel và người Arập Palestine ngày nay có nguồn gốc rất xa từ thời hình thành các tôn giáo lớn trên thế giới
Tại vùng đất này, người Hồi giáo Arập và người Do Thái giáo chưa có thời nào chịu chung sống hòa bình với nhau, khiến lịch sử vùng Trung Đông trở nên vô cùng phức tạp
Từ năm 1517-1920, toàn bộ vùng lãnh thổ thuộc Palestine và Israel ngày nay do Đế chế Ottoman cai quản Sau Thế chiến I, Đế chế Ottoman sụp đổ, các bên thắng trận gồm Anh, Pháp,
Ý, Nhật Bản tổ chức hội nghị Sanremo (Ý) từ ngày 19-26/4/1920 để chia quả thực
Thực dân Anh được ủy trị cai quản phần đất trước kia thuộc về Đế chế Ottoman, bắt đầu
từ 1920-1948 Đến năm 1948 vùng đất này vẫn chỉ có tên gọi là Palestine dưới sự cai quản của thực dân Anh
Thời kỳ chiến tranh tôn giáo trước Đế chế Ottoman, người Do Thái ở vùng đất này phải
ly hương sống lưu vong tại nhiều nước châu Âu khá nhiều.Tuy nhiên đến thời kỳ Đế chế Ottoman và thực dân Anh, vùng đất này được xác định là có số người Do Thái phải di cư sang ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhiều nhất là châu Âu
Người Do Thái nổi tiếng là thông minh nên rất thành đạt trong các ngành kinh tế, đặc biệt
là ngân hàng, tài chính ở châu Âu tại các nước họ nhập cư Quốc trưởng Đức Adolf Hitler của nhà nước Đức Quốc xã không thể chấp nhận trên thế giới có một dân tộc nào thông minh và thành đạt hơn dân tộc German nên ra lệnh tàn sát hủy diệt người Do Thái
Suốt thời kỳ trước và trong Thế chiến II, người Do Thái ở châu Âu bị Đức Quốc xã săn đuổi, giết hại Hơn năm triệu người Do Thái sinh sống ở châu Âu bị phát xít Đức bắt dồn vào các trại tập trung lao động khổ sai và giết hại dã man bằng cách xả hơi độc vào trong trại tập trung
Do Thái ở Ba Lan và Đức để giết tập thể
Do bị săn đuổi ở châu Âu, người Do Thái lần theo kinh thánh của họ tự xác định quê cha đất tổ của mình là vùng đất thuộc Israel ngày nay Từ đó, trên thế giới có phong trào phục quốc, kêu gọi tất cả những ai là người Do Thái đang sống ly hương trở về đất tổ
Giữa người Do Thái hồi hương và người Palestine ở vùng đất này liên tục xảy ra xung đột tranh chấp đất đai Các cuộc tranh chấp này đều đẫm máu cho cả hai bên Tình hình tranh chấp giữa người Arập và Do Thái ở đây càng gay gắt sau khi kết thúc Thế chiến II năm 1945 có
Trang 3làn sóng lớn người Do Thái trở về chiếm đất của người Arập tại vùng đất ủy trị của thực dân Anh
Hai năm sau khi kết thúc Thế chiến II, ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết 181 không ràng buộc để chấm dứt quyền ủy trị của Anh đối với vùng đất này kể từ ngày 1/8/1948
Nghị quyết 181 của Đại hội đồng LHQ cũng chia vùng đất Palestine trước đó dưới sự ủy trị của Anh thành hai phần gần bằng nhau cho cả người Palestine lẫn người Do Thái
Phần cho Israel gồm 20.770 km2 và cho Palestine 26.320 km2 Nghị quyết nói rằng nếu
cả Palestine và Israel đều thực thi Nghị quyết 181 của Đại hội đồng và thành lập nhà nước của mình trên vùng đất được chia, LHQ sẽ công nhận đó là những nhà nước độc lập
Với Nghị quyết 181 Đại hội đồng LHQ, những người Do Thái chớp ngay cơ hội để lập ra nhà nước Israel và được LHQ công nhận như ngày nay Trong khi đó, những người Arập Palestine bác bỏ Nghị quyết 181 vì cho rằng như thế là công nhận bị mất gần một nửa lãnh thổ của ông cha họ
Người Arập Palestine không thành lập nhà nước của mình nên đã lỡ cơ hội Đó là vì sao cho đến nay người Palestine vẫn còn mơ ước thành lập một nhà nước độc lập Palestine
Khái quát về Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam
A KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO
I Khái quát sự ra đời và quá trình truyền bá Hồi giáo vào Việt Nam
1 Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo
1.1 Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad - người mạc khải, khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo Mohammad được tín đồ Hồi giáo thế giới tôn vinh là "tinh thần", "duy nhất",
"toàn năng", "độ lượng", "siêu việt" và "vĩnh cửu" là thiên sứ và Giáo chủ
1.2 Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt động chính trị và ngoại giao, Mohammad và những người Hồi giáo đã chinh phục được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo đến vùng này Mohammad cùng những người anh em Hồi giáo xây dựng Mecca thành "Thánh địa " - trung tâm Hồi giáo thế giới cho tới ngày nay Sau khi chinh phục thành Mecca, Hồi giáo đã trở thành một
đế quốc bành trướng thế lực, tiếp tục mở rộng "thánh chiến" tấn công để mở rộng thế giới Hồi giáo Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc
từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
Trang 41.3 Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ tín đồ),
có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục Quốc gia có đông người Hồi giáo nhất hiện nay không phải là nước ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số của đất nước này
2 Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam
Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành
Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong
xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm
Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng
kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc
đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam
bộ Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập
cư vào đất này đông hơn Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm
Trang 5nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh cho tới ngày nay
II Đức tin và giáo luật của Hồi giáo
Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ảrập Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Mohammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur'an và luật Sariat
Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo, được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập Theo Hồi giáo, kinh Qur'an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632) Thực ra, kinh Qur'an là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay Kinh Qur'an được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người
B HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng:
- Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thuỷ gọi
là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước
và Thủ đô Hà Nội
- Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni, sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước
Trần Thị Minh Thu (Chuyên viên Vụ Các tôn giáo khác - Ban Tôn giáo Chính phủ)