1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chu de bao quan nong san sau thu hoach

26 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,73 MB

Nội dung

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH(RAU HẠT CỦ QUẢ)I. TÊN CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH Đối tượng tham gia thực hiện chủ đề: học sinh lớp 10. Thời điểm thực hiện: học kỳ 2. Thời lượng thực hiện: 3 tiết trong kế hoạch dạy học và 1 tuần thực hiện ở gia đình cộng đồng, ngoài giờ chính khóa. Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: phương pháp dạy học theo dự án.II. NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ1. Mối liên hệ giữa nội dung dạy học nội môn và liên môn Nội môn: Chủ đề này được xây dựng dựa trên chương trình Công nghệ 10 với các nội dung sau đây: Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông sản Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm Liên môn: Trong chương trình môn Sinh học 10 có: Môn tích hợpBài họcKiến thức tích hợpSinh họcPhần 2: Sinh học tế bàoBài 3Vai trò của nước đối với tế bàoBài 4, 5Chức năng của cabohydrat, lipit, proteinBài 14Các yếu tố ảnh hưởng đến enzymPhần 3: Sinh học vi sinh vậtBài 22Hô hấp và lên menBài 23Quá trình phân giải polisaccarit ở vi sinh vậtBài 27Các yếu tố lí học ảnh hưởng đến VSV Học sinh cần sử dụng những kiến thức phần 2 Sinh học 10: về thành phần hóa học của tế bào để làm rõ chất lượng nông sản lệ thuộc vào thành phần hóa học có trong nông sản, nên cần phải có công tác bảo quản chất lượng nông sản. Học sinh có những kiến thức về vi sinh vật ở phần 3 Sinh học 10 để làm rõ nguyên nhân và nguyên lý hoạt động của tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn vai trò của công tác bảo quản nông sản là cần thiết. Phần tích hợp trên, tích hợp vào đặc điểm của các loại nông sản vào bài 41.Với kiến thức liên môn hỗ trợ giúp cho học sinh hiểu được công tác bảo quản nông sản và ứng dụng được vào đời sống. Từ những xác định trên, nội dung chính của chủ đề được xác định như sau: + Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông sản, biết được đặc điểm của nông sản. Hiểu được mục đích, phương pháp và quy trình bảo quản hạt giống, củ giống. Biết được quy trình bảo quản nông sản sau thu hoạch.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy học dự án Học sinh có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và liên kết các kiến thức, kỹ năng liên quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án trên. Học sinh có điều kiện trải nghiệm, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày.Việc tích hợp với môn Sinh học 10 giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm của nông sản. Từ đó, các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc tìm hiểu các phương pháp bảo quản trong cộng đồng, đưa ra phương pháp bảo quản phù hợp với từng loại nông sản để hạn chế kinh phí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và địa phương. Biết phản ánh những vấn đề về bảo quản nông sản trong kinh doanh. Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh:  Năng lực tự học.  Năng lực tìm tòi và giải quyết vấn đề.  Năng lực hợp tác và làm việc nhóm.  Năng lực sáng tạo.  Năng lực tự giác, tự chủ, tự lập, kiên trì.III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ1. Kiến thức Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản. Hiểu được đặc điểm của nông sản. Biết được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ giống, lương thực, thực phẩm. Hiểu được quy trình bảo quản hạt giống, củ giống, lương thực, thực phẩm. Phân biệt được quy trình bảo quản nông sản làm giống với quy trình bảo quản nông sản dùng làm lương thực, thực phẩm tiêu dùng. 2. Kĩ năng Phân biệt được một số loại kho bảo quản thóc, ngô. Phân biệt được một số phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm. Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống bảo quản lương thực thực phẩm trong thực tế. 3. Thái độ Ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất. Ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí lương thực, thực phẩm. Ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. Tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án. Yêu thích môn học.4. Định hướng năng lực được hình thành Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Trang 1

Giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT TRUNG AN

TỔ: Sinh học – Công nghệ - Hóa học

Tháng 1 năm 2016

Trang 2

Tiểu chủ đề 1: Mục đích ý nghĩa của công tác bảo quản

nông sản và đặc điểm của nông sản

Tiểu chủ đề 2: Các phương pháp và phương tiện bảo

quản nông sản

Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu quy trình bảo quản nông sản

Phân công thực hiện:

 Chia học sinh trong lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm

Trang 3

1.1 Mục đích

- Duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm

- Bảo quản giống để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng

- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

1.2 Ý nghĩa

- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng của nông sản

Trang 4

1.3 Yêu cầu

a Yêu cầu đối với kho bảo quản

- Phải là rào chắn tốt các ảnh hưởng của môi trường đến nông sản  Kho phải chắc nhắn.

- Phải thuận lợi giao thông  Kho được cơ giới hóa.

- Phải chuyên dụng.

b Yêu cầu về phẩm chất nông sản

- Thu hoạch đúng độ chín, đúng thời điểm, phân loại đúng theo chất lượng quy định.

Trang 6

1.4 Đặc điểm của nông sản

- Chứa nhiều chất dinh dưỡng

- Đa số chứa nhiều nước

- Dễ bị vsv xâm nhiễm gây thối hỏng

1.5 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến công tác bảo quản

- Độ ẩm: Làm sản phẩm ẩm  Vsv xâm nhiễm

- Nhiệt độ: Tăng tốc độ phản ứng sinh – hóa

- Sinh vật gây hại nông sản: Chuột, sâu bọ, côn trùng,…

Trang 8

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 1: Mục đích của công tác bảo quản nông sản là

A duy trì những đặc tính ban đầu B để làm giống

C buôn bán D để nâng cao giá trị

Câu 2: Để bó rau trong điều kiện ẩm độ thấp, sau một thời

gian bó rau đó sẽ như thế nào? Vì sao?

Câu 3: Thóc sấy khô cất giữ trong kho, nếu điều kiện ẩm

độ cao thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Vì sao?

A

Trang 9

2.1 Các phương pháp bảo quản nông sản

a Các phương pháp bảo quản hạt

- Theo thời gian bảo quản, có ba phương pháp:

- Theo cách thức thực hiện và phương tiện bảo quản:

+ Phương pháp đỗ rời + Phương pháp đóng bao.

+ Phương pháp truyền thống + Phương pháp hiện đại.

Điều kiện Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Nhiệt độ Bình thường Lạnh (0 o C) Lạnh đông (- 10 0 C)

Độ ẩm Bình thường 35% - 40% 35% - 40%

Thời gian < 1 năm < 20 năm > 20 năm

Trang 10

Bố trí nguyên liệu trong kho.

Giá đỡ và giá lót

1m 1m

Trang 11

Các cách xếp bao trong nhà kho

Trang 12

2.1 Các phương pháp bảo quản nông sản

b Bảo quản củ

-Bảo quản sắn (khoai mì) lát khô

-Bảo quản khoai lang tươi

c Bảo quản rau, hoa, quả tươi (gồm 5 phương pháp)

-Bảo quản ở điều kiện bình thường

-Bảo quản lạnh

-Bảo quản trong môi trường khí biến đổi

-Bảo quản bằng hóa chất

-Bảo quản bằng chiếu xạ

Trang 13

2.2 Các phương tiện bảo quản nông sản

a Các phương tiện bảo quản hạt

-Nhà kho

-Kho silô  Ở các nước phát triển

-Các phương tiện gia dụng: chum vại, thùng phuy, thùng sắt, bồ cót, silô mini,…

b Các phương tiện bảo quản rau, củ, quả

-Kho lạnh

-Các phương tiện gia dụng: Tủ lạnh, thùng ướp đá,…

Trang 14

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 1: Hạt giống có những phương pháp bảo quản nào?

A Phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại

B Phương pháp bảo quản bằng kho mát, kho lạnh với các thiết bị tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp

C Phương pháp bảo quản trung hạn, bảo quản dài hạn

D Phương pháp bảo quản trong chum, vại, túi, bao

A

Trang 15

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của

nhà kho silô?

A dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh

B dưới sàn kho có gầm thông gió

C tường kho xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng

thép

D trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và thường được cơ giới hóa và tự động hóa

B

Trang 16

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 3: Để bảo quản quả dưa hấu, sầu riêng, bơ, phải lựa

chọn phương pháp nào sau đây?

A Phương pháp đổ rời, thông gió tự nhiên

B Phương pháp bảo quản lạnh

C Phương pháp chiếu xạ

D Phương pháp dùng chất hóa họcA

Trang 17

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 4: Người ta thường dùng các phương pháp nào để bảo

quản rau, hoa, quả tươi?

Câu 5: Vì sao khoai mì không được bảo quản tươi?

Trang 18

3.1 Bảo quản nông sản làm giống

a Bảo quản hạt giống

* Tiêu chuẩn hạt giống:

* Quy trình bảo quản hạt giống:

Thu hoạch  Tách hạt  Phân loại và làm sạch  Làm khô  Xử lí bảo quản  Đóng gói  Bảo quản

 Sử dụng

Trang 19

3.1 Bảo quản nông sản làm giống

b Bảo quản củ giống

* Tiêu chuẩn củ giống:

- Đồng đều, thuần chủng.- Không bị sâu, bệnh

- Còn nguyên vẹn - Khả năng nảy mầm cao

* Quy trình bảo quản củ giống:

Thu hoạch  Phân loại và làm sạch  Xử lí phòng chống vi sinh vật hại  Xử lí ức chế nảy mầm  Bảo quản  Sử dụng

Trang 20

3.2 Bảo quản nông sản thương phẩm

a Bảo quản lương thực

* Quy trình bảo quản thóc, ngô:

* Quy trình bảo quản sắn lát khô:

* Quy trình bảo quản khoai lang tươi:

b Bảo quản rau, hoa, quả tươi

* Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh:

Trang 21

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 1: Tiêu chuẩn hạt giống:

A Chất lượng cao, thuần chủng, sâu bệnh

B Chất lượng bình thường, thuần chủng, không sâu bệnh

C Chất lượng cao, không thuần chủng, không sâu bệnh

D Chất lượng cao, thuần chủng, không sâu, bệnh D

Trang 22

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 2: Thu hoạch  chặt cuống, gọt vỏ  làm sạch 

thái lát  làm khô  đóng gói  bảo quản kín, nơi khô ráo  sử dụng, là quy trình bảo quản:

A Thóc, ngô B Sắn lát khô

C Khoai lang tươi D Hạt giống

B

Trang 23

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 3: Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh

Trang 24

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 4: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt

giống là

A không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống

vi sinh vật (vsv) hại

B xử lí chống vsv gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm

C không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vsv gây hại, xử lí ức chế nảy mầm

D xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải

C

Trang 25

Một số câu hỏi đánh giá:

Câu 5: Nhà bác Ba vừa thu hoạch khoai lang Bác muốn

giữ lại một ít để làm giống Em hãy tư vấn giúp bác cách lựa chọn và cách bảo quản khoai lang làm giống

Ngày đăng: 13/10/2016, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w