1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp liên môn CONG NGHE 10 UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI

41 898 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 12,73 MB

Nội dung

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI Đối tượng tham gia thực hiện chủ đề: Học sinh lớp 10. Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1. Thời lượng thực hiện: 3 tiết trong kế hoạch dạy học và 1 tuần thực hiện ở gia đình và cộng đồng, ngoài giờ chính khóa. Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: Phương pháp dạy học theo dự án.2. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ1. Kiến thức Trình bày được khái niệm và phân tích được quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò. Hiểu được cơ sở khoa học và những lợi ích của công tác cấy truyền phôi trong chăn nuôi.2 . Kĩ năng So sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức. Vận dụng kiến thức môn Sinh học 10 và kết hợp kiến thức thực tế ở đời sống. Phân tích hình ảnh trình tự các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò. Tìm kiếm thông tin trên internet, sách, báo... và xử lý thông tin hợp lí. Thể hiện sự tự tin khi trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến cá nhân trước lớp. Lắng nghe các nhóm báo cáo một cách tích cực, trình bày suy nghĩ và ý tưởng cá nhân trong nhận thức vấn đề. Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.3. Thái độ Giúp học sinh có thái độ tích cực trong việc ứng dụng khoa học vào đời sống thực tiễn, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển và trở thành ngành sản xuất chính theo phương hướng và nhiệm vụ của ngành nông, lâm ngư nghiệp của nước ta. Ý thức việc sử dụng các loại hoocmôn trong chăn nuôi một cách hợp lí, không sử dụng các loại hoocmôn đã nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, tuyên truyền tác hại của hoocmôn trong chăn nuôi ở gia đình và cho địa phương.  Góp phần nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi. Tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án, chủ động nắm vững kiến thức trong học tập, cảm thấy tự tin, tự lập, tự chủ và có trách nhiệm thực hiện tốt công việc được phân công.  Các em cảm thấy yêu thích môn học hơn.4. Định hướng năng lực được hình thành Năng lực: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ và tính toán, tự quản lí.3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC3.1. Đối tượng và số lượng Học sinh lớp 10. Số lượng: 36 học sinh.3.2. Đặc điểm của đối tượng dạy học Có năng lực tự học tốt. Có tinh thần làm việc nhóm Học tốt các môn tự nhiên.4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC Học sinh có điều kiện và cơ hội:+ Tìm hiểu và liên kết các kiến thức, kỹ năng liên quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án.+ Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống.+ Phát triển những năng lực, phẩm chất của bản thân.5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU5.1. Chuẩn bị của giáo viên Tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin: Thiết bị:+ Máy vi tính.+ Máy chiếu projecter. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. Lập kế hoạch đánh giá.5.2. Chuẩn bị của học sinh Phiếu điều tra do giáo viên gợi ý. Máy ảnh, điện thoại di động. Nghiên cứu một số phương pháp bảo quản nông sản tại địa phương. 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC6.1. Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án6.2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề6.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án (Dựa vào câu hỏi ở cuối của chuyên đề)2. Đánh giá kết quả dự án (Dựa theo đánh giá RUBRIC)8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 8.1. Bài báo cáo bằng word 8.2 Bài báo cáo bằng PowerPoint

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT TRUNG AN

TỔ: SINH HỌC - CÔNG NGHỆ - HÓA HỌC

Địa chỉ: Trung An - Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ

Điện thoại: 07103 857377

Email: c3trungan@cantho.moet.edu.vn

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

Giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng Điện thoại: 0939 017315 Email: thaythang86@gmail.com

THÁNG 9 NĂM 2016

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT TRUNG AN

-O -PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

Địa chỉ cơ quan: Trung An - Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 07103 857377

Email cơ quan: c3trungan@cantho.moet.edu.vn

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng

Ngày sinh: 14 tháng 04 năm 1986

Môn: Công nghệ 10

Điện thoại: 0939.017315

Email: thaythang86@gmail.com

Trang 3

MỤC LỤC

I TÊN CHỦ ĐỀ 1

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI 1

II NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ 1

1 Mối liên hệ với nội dung dạy học nội môn và liên môn 1

2 Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy học dự án 2

III MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 3

1 Kiến thức 3

2 Kĩ năng 3

3 Thái độ 3

4 Định hướng năng lực được hình thành 3

SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ 4

IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN 4

V THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN 5

A Chuẩn bị 5

1 Chuẩn bị của giáo viên 5

2 Chuẩn bị của học sinh 6

B TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM 7

1 Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án 7

2 Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề 8

3 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án 9

4 Thực hiện dự án theo kế hoạch 14

5 Tổng hợp kết quả thực hiện dự án 14

6 Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án 14

VI ĐÁNH GIÁ 15

1 Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án 15

2 Đánh giá kết quả dự án 15

MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU ĐƯỢC SAU DỰ ÁN 17

1 Bảng mô tả các mức độ 17

2 Câu hỏi / bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả 18

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN I BẢNG DỰ THẢO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC TIỂU CHỦ ĐỀ II PHIẾU ĐIỀU TRA VI MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 1 VII MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 2 VÀ TIẾT 3 IX

Trang 4

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10

I TÊN CHỦ ĐỀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

- Đối tượng tham gia thực hiện chủ đề: Học sinh lớp 10

- Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1

- Thời lượng thực hiện: 3 tiết trong kế hoạch dạy học và 1 tuần thực hiện ở giađình và cộng đồng, ngoài giờ chính khóa

- Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: Phương pháp dạy học theo dự án

II NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ

1 Mối liên hệ với nội dung dạy học nội môn và liên môn

*Nội môn: Chủ đề này được xây dựng dựa vào chương trình Công nghệ 10 với

các nội dung sau đây:

- Bài 22 Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi.

- Bài 23 Chọn lọc giống vật nuôi.

- Bài 25 Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.

- Bài 26 Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản.

 Các kiến thức nội môn này nhằm để học sinh vận dụng vào việc chọn lọc cáthể cái cho phôi, cá thể cái nhận phôi và cá thể đực giống tốt đạt yêu cầu, góp phần làmtăng hiệu quả trong việc sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao từ công nghệ phôi, làmnổi bậc được ưu điểm, nhược điểm của cấy truyền phôi so với các phương pháp khác

*Liên môn: Các kiến thức liên môn có trong chương trình Sinh học 10 như sau:

Sinh học

10

Phần một Giới

thiệu chung về thế giới sống

Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống

 Xác định vị trí của phôi trong tổ

tế bào

Bài 4 Cacbohiđrat và lipit

 Thành phần cấu tạo glicôprôtêin

 Bản chất của hoocmôn là stêrôit

(một dạng lipit).

Bài 6 Axit nuclêic

 Chức năng axit nuclêic

Cấu trúc của

tế bào

Bài 10 Tế bào nhân thực (tiếp theo)

 Chức năng của màng sinh chất

(dấu chuẩn, glicôprôtêin)

Phân bào

Bài 18 Chu kì tế bào và quá trình nguyên

phân

 Quá trình phát triển phôi → cơ thể

Bài 19 Giảm phân

 Cơ chế sự hình thành giao tử ♂ và ♀

Trang 5

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống để

xác định vị trí của phôi trong các cấp tổ chức sống Từ đó, các em giải thích được: Vìsao công nghệ phôi được xem là công nghệ tế bào?

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức cấu trúc tế bào như: vai trò của glycoprotein trên cấu trúc màng sinh chất để xác định đối tượng vật nuôi sử dụng để cấy

truyền phôi là cùng loài

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức về vai trò axit nuclêic để hiểu rõ những

đặc tính tốt của cá thể con được tạo ra trong quy trình cấy truyền phôi là do cá thể cáicho phôi và đực giống tốt truyền lại, cá nhể nhận phôi không có sự đóng góp về vật chất

di truyền cho cá thể con được tạo ra, mà chỉ góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho sựphát triển phôi thành cơ thể con

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức phân bào như: thời gian chu kì tế bào, cơ chế và ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân để xác định cơ sở khoa học trong việc hình

phát triển của phôi, đặc điểm cần có của cá thể cái cho phôi, phải có phẩm chất rất tốt,sức sản xuất rất cao Còn cá thể cái nhận phôi phải là những con giống địa phương, cókhả năng thích nghi với môi trường địa phương và có khả năng đẻ tốt Từ đó, các emhiểu được ý nghĩa của công tác cấy truyền phôi

 Phần kiến thức trên được tích hợp vào cơ sở khoa học và quy trình công nghệcấy truyền phôi bò

Với kiến thức liên môn này, học sinh sẽ hiểu được cơ chế cấy truyền phôi và hiểuđược những lợi ích của ứng dụng này vào thực tiễn để sản xuất con giống trong chăn nuôi

Từ những xác định trên, nội dung chính của chủ đề được xác định như sau:

 Biết được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi

 Biết được các thành tựu đạt được từ công nghệ tế bào

 Hiểu được cơ sở khoa học của cấy truyền phôi

 Hiểu được các bước trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò

 Hiểu được những lợi ích của công tác cấy truyền phôi

2 Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy học dự án

- Học sinh có đủ thời gian, điều kiện và cơ hội để tìm hiểu, liên kết các kiến thức

và kỹ năng liên quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án.

- Học sinh có điều kiện trải nghiệm, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày.

Việc tích hợp với môn Sinh học 10 giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cơ sở khoa học

và quy trình công nghệ cấy truyền phôi Từ đó, các em cảm thấy hứng thú hơn trong việctìm hiểu cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi ở bò, các em có thể áp dụng nhữngkiến thức khoa học này để vận dụng vào việc giải thích cơ chế cấy truyền phôi ở nhữngđối tượng vật nuôi khác, hình thành ý tưởng sản xuất nhiều giống vật nuôi có sức sảnxuất cao, tăng nhanh số lượng giống vật nuôi có chất lượng cao cho địa phương

- Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh:

 Năng lực tự học, tìm tòi và giải quyết vấn đề

Trang 2

Trang 6

 Năng lực hợp tác và làm việc nhóm

 Năng lực sáng tạo

 Năng lực tự giác, tự chủ, tự lập, kiên trì

III MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

1 Kiến thức

- Trình bày được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi

- Hiểu được cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi

- Trình bày và phân tích được quy trình cấy truyền phôi ở bò

- Hiểu được những lợi ích của công tác cấy truyền phôi trong chăn nuôi

2 Kĩ năng

- So sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức

- Vận dụng kiến thức môn Sinh học 10 và kết hợp kiến thức thực tế.

- Phân tích hình ảnh trình tự các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò

- Tìm kiếm thông tin trên internet, sách, báo và xử lý thông tin hợp lí

- Thể hiện sự tự tin khi trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến cá nhân trước lớp

- Lắng nghe các nhóm báo cáo một cách tích cực, trình bày suy nghĩ và ý tưởng

- Giúp học sinh có thái độ tích cực trong việc ứng dụng khoa học vào đời sốngthực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học hướng dẫn và tư vấn cho những người xungquanh chọn được những giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, góp phần thúc đẩychăn nuôi phát triển và trở thành ngành sản xuất chính theo phương hướng và nhiệm vụcủa ngành nông, lâm ngư nghiệp của nước ta

- Qua hoạt động tìm hiểu các loại hoocmôn dùng trong chăn nuôi, các em hiểuđược vai trò của một số loại hoocmôn chăn nuôi Từ đó, hình thành ý thức sử dụng cácloại hoocmôn trong chăn nuôi một cách hợp lí Đặc biệt là không sử dụng các loạihoocmôn đã nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, các em đóng vai trò làmột tuyên truyền viên tích cực về tác dụng và tác hại của hoocmôn trong chăn nuôi ở

gia đình và cho địa phương  Góp phần nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi.

- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án, chủ động nắm vữngkiến thức trong học tập Từ đó, các em cảm thấy tự tin, tự lập, tự chủ và có trách nhiệm

thực hiện tốt công việc được phân công  Các em cảm thấy yêu thích môn học hơn.

4 Định hướng năng lực được hình thành

 Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề

 Năng lực sáng tạo

 Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trang 7

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ

 Năng lực tính toán, tự quản lí

SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ

 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, lợi ích và các thành tựu của việc cấy truyền phôi

 Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi

 Các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò

 Ưu, nhược điểm của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, cấy truyền phôi

 Ưu, nhược điểm của sản suất giống vật nuôi theo ứng dụng công nghệ phôi so vớicác phương pháp nhân giống khác (nhân giống thuần chủng và lai giống)

 Đề xuất được đối tượng vật nuôi khác ở địa phương cần ứng dụng cấy truyền phôi

IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

Thời gian thực hiện: 3 tiết và 7 ngày

Thời

gian

Nội dung Phương pháp Đồ dùng Kết quả/ sản phẩm

dự kiến Tiết 1

- Máy vi tính, laptop, máy chiếu projector

- Xác định được chủ

đề, tiểu chủ đề và các nội dung thực hiện dự án

- Giấy, bút - Bản kế hoạch thực

hiện dự án đã được các thành viên trong nhóm học sinh thảo luận xây dựng và thống nhất thông qua

cơ sở khoa học, cách thức phát hiện bò cái động dục, điều khiển động dục ở bò cái, quy trình công nghệ cấy truyền phôi,

…)

- Tài liệu, tham khảo

- Sổ ghi chép

- Máy vi tính, laptop, smartphone, tablet có kết nối internet

- Thông tin, kiến thức khoa học, ảnh, video clip,… của quátrình nghiên cứu, tìmhiểu từ các nguồn

Trang 4

Trang 8

- Tìm tài liệu

và nghiên cứu thêm trên internet

- Phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu

- Máy vi tính, laptop, smartphone, giấy,…

- Bản báo cáo kết quả thực hiện dự án của nhóm có minh họa bằng hình ảnh hoặc video clip

- Bản tóm tắt trình bày trước lớp, dạng Slide hoặc trên giấy

- Báo cáo thực hiện

dự án của nhóm đã được bổ sung

- Đánh giá của cá nhân, nhóm và giáo viên hướng dẫn

V THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

A Chuẩn bị

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin:

+ Sách giáo khoa và sách giáo viên của môn Công nghệ 10 và Sinh học 10.

+ Sách tham khảo liên quan đến chủ đề ứng dụng công nghệ tế bào trong

công tác giống vật nuôi

+ Nguồn thông tin về công nghệ cấy truyền phôi trên internet

- Thiết bị:

+ Máy vi tính, laptop,… có kết nối internet

+ Máy chiếu projector và các thiết bị kết nối khác

- Xác định những kiến thức đã biết và chưa biết của học sinh, những kiến thức có liên quan đến chủ đề.

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:

*Câu hỏi khái quát:

?: Cấy truyền phôi là gì? Cấy truyền phôi bò là gì?

?: Em hãy cho biết những thành tựu đạt được của công nghệ cấy truyền phôi? ?: Vì sao có thể nhân giống bò bằng phương pháp cấy truyền phôi?

?: Cấy truyền phôi mang lại những lợi ích gì trong chăn nuôi?

?: Trình tự các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò như thế nào?

Trang 9

?: Phương pháp cấy truyền phôi có những ưu điểm và nhược điểm gì so với các

phương pháp nhân giống khác trong chăn nuôi?

Trang 6

Trang 10

*Câu hỏi bài học:

?: Tại sao công nghệ cấy truyền phôi được coi là công nghệ tế bào?

?: Mục đích, ý nghĩa của việc cấy truyền phôi bò là gì?

?: Cần chọn lọc bò cho phôi và bò nhận phôi như thế nào?

?: Bò nhận phôi phải có đặc điểm gì quan trọng để có thể nhận được phôi từ bò

cho phôi?

?: Bò cho phôi thường là giống nội hay giống ngoại? Giải thích vì sao?

?: Bò nhận phôi thường là giống nội hay giống ngoại? Giải thích vì sao?

?: Bằng cách nào con người có thể điều khiển hoạt động sinh sản của vật nuôi

theo ý muốn?

?: Bằng cách nào để gây động dục đồng loạt bò cho phôi và bò nhận phôi?

?: Trình bày các phương pháp thu hoạch phôi mà em biết.

?: Bò con được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm di truyền như

thế nào?

?: Trong các phương pháp thu hoạch phôi, phương pháp nào hiệu quả nhất? Vì sao?

?: Ngoài cấy truyền phôi ở bò, ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi còn có thể áp

dụng được cho những đối tượng vật nuôi nào khác?

4 Kỹ năng tự học Đọc thông tin học sinh thu thập được từ các nguồn

tài liệu và tìm hiểu thông tin thực tế

5 Kỹ năng giải quyết vấn

đề

Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm

2 Chuẩn bị của học sinh

- Chủ động tìm hiểu kiến thức từ các nguồn theo các gợi ý của giáo viên như:thành tựu nổi bậc của ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống vật nuôi, đặcđiểm của vật nuôi trong ứng dụng cấy truyền phôi, các bước thực hiện của quy trình cấytruyền phôi ở bò,

- Tìm hiểu thông tin có liên quan trong sách giáo khoa Công nghệ 10, Sinh học

10 và một số tài liệu và sách tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung kiến thức

được phân công

- Thiết bị công nghệ thông tin như máy vi tính, laptop, smartphone, tablet có kếtnối internet, để chủ động hơn trong việc tìm kiếm các thông liên quan đến chủ đề

 Video clip: mô phỏng ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống vật nuôi

Trang 11

 Hình ảnh: một số loại vật nuôi và quy trình ứng dụng công nghệ tế bào trongcông tác giống vật nuôi.

- Điều tra tìm hiểu hiện nay, các con giống vật nuôi tại địa phương được tạo ra từphương pháp nào? Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đó như thế nào?

- Đề xuất được một số đối tượng vật nuôi tại địa phương cần phải ứng dụng côngnghệ tế bào để sản xuất con giống

B TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM

1 Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án

- Giáo viên nêu tên chủ đề như tên bài học bài 27, sách giáo khoa Công nghệ 10:

“Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống”, tổ chức học sinh phản biện để

thống nhất tên chủ đề và các tiểu chủ đề

- Giáo viên dùng kỹ thuật động não và kỹ thuật sơ đồ tư duy để học sinh xác định

tiểu chủ đề của chủ đề nêu trên dựa trên nội dung bài 27sách giáo khoa Công nghệ 10.

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 27 sách giáo khoa Công nghệ

10 và yêu cầu thực tế xác định được 3 tiểu chủ đề:

Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ

cấy truyền phôi.

Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.

Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.

- Chia học sinh trong lớp học thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm khoảng 6 học sinh,hai nhóm cùng thực hiện một tiểu chủ đề

Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ cấy truyền phôi.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò

Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò

Cơ sở khoa học của

việc cấy truyền phôi

Cơ sở khoa học của

việc cấy truyền phôi

Sơ đồ: Các tiểu chủ đề của chủ đề tích hợp liên môn vào Công nghệ 10

Trang 12

2 Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề

- Với mỗi tiểu chủ đề, giáo viên gợi ý cho các nhóm học sinh thảo luận đề xuấtnội dung, nhiệm vụ thực hiện dự án dựa vào mục tiêu và nội dung chính của chủ đề nêutrên Để xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ của từng tiểu chủ đề của dự án, giáo viên

gợi ý cho học sinh bằng cách sử dụng kỹ thuật 5W1H và sơ đồ tư duy như sau:

+ WHAT (cái gì?): Những công việc cần thực hiện của tiểu chủ đề là gì? + WHY (tại sao?): Tại sao phải thực hiện những công việc này?

+ WHERE (ở đâu?): Thực hiện công việc được đề xuất này ở đâu?

+ WHEN (khi nào?): Khi nào công việc được hoàn thành?

+ WHO (ai?): Ai sẽ thực hiện công việc này?

+ HOW (như thế nào?): Làm thế nào để công việc của tiểu chủ đề có hiệu quả?

- Các nhóm học sinh thảo luận và tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhómghi vào biên bản thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một trong hai nhóm thực hiện cùng tiểu chủ đề báo cáo,nhóm còn lại bổ sung, góp ý các nội dung, nhiệm vụ thực hiện dự án Ngoài ra, cácnhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác cũng có thể bổ sung ý kiến (nếu có) và có thể đặccác câu hỏi thắc mắc về nội dung mà nhóm đã vừa báo cáo

- Giáo viên kết luận: Mỗi tiểu chủ đề cần được xác định được các nội dung vànhiệm vụ sau:

Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ cấy

NỘI DUNG TIỂU CHỦ ĐỀ

Trang 13

Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.

Các nhiệm vụ cần thực hiện:

 Đọc tài liệu và sách giáo khoa Công nghệ 10 bài 22, 23, 27 và sách giáo khoa Sinh học 10 bài 10 để tìm hiểu đặc điểm của bò cho phôi và bò nhận phôi, điều kiện để

cấy truyền phôi thành công

 Thu thập tài liệu về vai trò của các hoocmôn dùng để điều khiển hoạt độngsinh dục của vật nuôi, nhằm gây động dục và gây rụng trứng nhiều ở vật nuôi theo ýmuốn Các loại hoocmôn dùng trong chăn nuôi, những hoocmôn nào đã cấm sử dụng

 Tổng hợp, phân tích, sắp xếp kiến thức

Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.

Các nhiệm vụ cần thực hiện:

 Nghiên cứu sách giáo khoa Công nghệ 10 bài 22, 23, 25, 26, 27 và sách giáo

khoa Sinh học 10 bài 18, 19 để tìm hiểu các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò.

 Thu thập tài liệu, so sánh được ưu điểm và nhược điểm của các phương phápthu hoạch phôi, bảo quản phôi và cấy truyền phôi

 Thu thập tài liệu, so sánh được ưu điểm và nhược điểm giữa cấy truyền phôi

và các phương pháp nhân giống vật nuôi khác trong chăn nuôi

 Điều tra, phỏng vấn về tình hình sản xuất chăn nuôi ở địa phương Đề xuấtphương thức sản xuất con giống có hiệu quả cho từng đối tượng vật nuôi ở địa phương

3 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của mỗi tiểu chủ đề, các nhóm xác định công việccần làm, dự kiến thời gian hoàn thành, phương tiện, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiếnhành và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm như sau:

Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ cấy

phí

Sản phẩm, thời hạn hoàn thành

Phân công thực hiện

- Hệ thống hóa kiến thức về sự tạothành và phát triểncủa phôi

- Vị trí của phôi trong các cấp tổ chức của thế giới sống

 Tích hợp kiến thức liên môn

- Thời gian: 1

Nhóm 1:

1 Trần Lan Anh

2 Võ Thị Tuyết Anh

Nhóm 2:

1 Nguyễn ThịCẩm Hường

2 Nguyễn ThịKim Lành

Trang 10

Trang 14

- Khái niệm cấy truyền phôi, khái niệm cấy truyền phôi bò.

- Thông tin về các thành tựu của công nghệ cấy truyền phôi ở vật nuôi

- Thời gian: 2 ngày

Nhóm 1:

1 Tạ Hà Hoàng Diệu

2 Nguyễn Thị

Mỹ Hoa

Nhóm 2:

1 Nguyễn ThịKim Lành

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút, sách, báo

- Ghi chép lại mụcđích, ý nghĩa và lợi ích của cấy truyền phôi

- Các yêu cầu kỹ thuật cần phải có đối với việc cấy truyền phôi

 Tích hợp nội môn

- Thời gian: 2 ngày

Nhóm 1:

1 Nguyễn Văn Hòa

2 Ngô Vĩnh Hưng

Nhóm 2:

1 Nguyễn Trần Thùy Linh

2 Lý Anh Khoa

- Phương tiện: máy vi tính, laptop và các thiết

bị kết nối như USB, wifi,

- Files báo cáo dạng word và in rachuẩn bị báo cáo

- Files báo cáo PowerPoint dùng

để thuyết trình

- Thời gian: 2 ngày

Nhóm 1, 2:

1 Nhóm trưởng

2 Tất cả thành viên trong nhóm

Trang 16

Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi

phí

Sản phẩm, thời hạn hoàn thành

Phân công thực hiện

- Tra cứu thông tin từ

sách giáo khoa Công nghệ 10 và trên internet.

- Tìm hiểu thông tin từ sách chăn nuôi, báo và trên internet,…

- Tra cứu tài liệu, thông tin từ sách giáo khoa

Công nghệ 10 bài 22, 23,

27 và trên internet

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút, sách, báo

- Các cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi

- Hình ảnh và các tài liệu về đặc điểm của một số giống bò phổ biến hiện nay

- Xác định được đối tượng bò dùng

để cấy truyền phôi Đặc điểm bòcho phôi và nhận phôi

 Tích hợp nội môn

- Thời gian: 1 ngày

Nhóm 3:

1 Nguyễn ThịKiều Ngân

2 Nguyễn Trọng Nghĩa

Nhóm 4:

1 Nguyễn ThịKim Ngọc

2 Nguyễn ThịNhanh

10 bài 10 và trên internet

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút,…

- Hình ảnh phươngtiện và các tài liệu

về cấy truyền phôi

 Tích hợp nội môn và liên môn

- Ghi chép điều kiện để cấy truyền phôi thành công

- Thời gian: 3 ngày

Nhóm 3:

1 Hồ Thị Mỹ Ngọc

2 Huỳnh Thị

Kim Ngọc Nhóm 4:

1 Lê P Nhã

2 Nguyễn Thanh Nhã

Nhóm 3:

1 Nguyễn Đỗ Tuyết Ngọc

2 Nguyễn Thị

Bích Ngọc Nhóm 4:

Trang 17

đã cấm sử dụng cho vật nuôi.

- Thời gian: 3 ngày

1 Trần ThanhNhã

2 Trần Ngọc Đông Nhi

- Phương tiện: máy vi tính, laptop và các thiết

bị kết nối như USB, wifi,

- Files báo cáo dạng word và in rachuẩn bị báo cáo

- Files báo cáo PowerPoint dùng

để thuyết trình

- Thời gian: 3 ngày

Nhóm 3, 4:

1 Nhóm trưởng

2 Tất cả thành viên trong nhóm

Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.

phí

Sản phẩm, thời hạn hoàn thành

Phân công thực hiện

- Các tài liệu, hìnhảnh, video clip về các bước trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi

- Thời gian: 2 ngày

Nhóm 5:

1 Đỗ Thị KimNhung

Nhóm 6:

1 Trần Anh Thư

thu hoạch phôi

- Tra cứu tài liệu, thông tin từ trên internet, giáo trình công nghệ phôi,…

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút, sách, báo

- Hình ảnh và các tài liệu về phương pháp thu hoạch phôi ở bò

- Ghi chép ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp thu hoạch phôi

-Thời gian: 2 ngày

Nhóm 5:

1 Lương Minh Nhựt

Nhóm 6:

1 Bùi Văn Tiếng

3 - So sánh được - Tra cứu tài liệu, thông - Hình ảnh, tài Nhóm 5:

Trang 14

Trang 18

ưu điểm,

nhược điểm

của các

phương pháp

bảo quản phôi

tin từ trên internet, giáo trình công nghệ phôi,…

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút, sách, báo

liệu, các phương pháp bảo quản phôi

- Thời gian: 3 ngày

1 Phan Thục Oanh

Nhóm 6:

1 Nguyễn ThịThiên Trang

- Phương tiện: Sách giáo khoa, máy vi tính, laptop,smarphone, giấy, bút, sách, báo

- Các tài liệu, hìnhảnh về các phươngpháp cấy phôi

- Ghi chép ưu điểm và nhược điểm các phương pháp cấy phôi

Nhóm 5:

1 Trịnh Thị ÁPhượng

Nhóm 6:

1 Nguyễn ThịThùy Trang

- Các tài liệu, hình ảnh về cấy truyền phôi và phương pháp nhângiống vật nuôi

 Tích hợp kiến thức nội môn

- Ghi chép đặc điểm về cấy truyền phôi và phương pháp nhângiống vật nuôi khác

- Thời gian: 3 ngày

Nhóm 5:

1 Nguyễn ThịTrúc Quỳnh

Nhóm 6:

1 Cao Thị MỹTuyền

- Phương tiên: xe đạp, phiếu điều tra, bút, máy chụp hình,

- Điền các nội dung cần thiết vào phiếu điều tra

- Đề xuất được cácgiống vật nuôi ở địa phương cần ápdụng công nghệ cấy truyền phôi trong công tác

Trang 19

- Phương tiện: máy vi tính, laptop và các thiết

bị kết nối như USB, wifi,

- Files báo cáo dạng word và in rachuẩn bị báo cáo

- Files báo cáo PowerPoint dùng

để thuyết trình

- Thời gian: 3 ngày

Nhóm 5, 6:

1 Nhóm trưởng

2 Tất cả các thành viên trong nhóm

4 Thực hiện dự án theo kế hoạch

- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được nhóm phân công, theo phương pháp,phương tiện, vật liệu, kinh phí, sản phẩm, thời gian hoàn thành và định hướng đã đưavào bảng kế hoạch chung của nhóm

- Trong quá trình thực hiện, học sinh nên tham vấn ý kiến của giáo viên để đảmbảo thực hiện được mục tiêu dự án

- Công việc thực hiện chủ yếu của học sinh khi thực hiện bước này là

+ Tìm hiểu và thu thập thông tin từ sách, báo, tài liệu có liên quan, trênmạng internet theo nguồn hướng dẫn của giáo viên

+ Tìm hiểu, điều tra phỏng vấn những vấn đề thuộc nhiệm vụ của nhóm đãphân công Ghi chép, chụp hình lại những điều quan sát, điều tra, phỏngvấn được

+ Phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án

+ Tổng hợp để đưa thông tin vào báo cáo (thông tin có thể kênh chữ, sơ

+ Một bài thuyết trình ở dạng word: bao gồm nội dung báo cáo có kèm

hình ảnh, video clip  Để làm rõ vấn đề đang trình bày

+ Một bài trình chiếu powerpoint báo cáo trước lớp.

- Các thành viên trong nhóm phải hoàn tất các sản phẩm của dự án và chuẩn bịtrình bày kết quả thực hiện, phân công người báo cáo kết quả của dự án

- Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh để hướng dẫn

và hỗ trợ kịp thời khi các em bị vướng mắc, đồng thời thu thập được thông tin cần thiết

để có chứng cứ đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trang 16

Trang 20

6 Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án

- Giai đoạn này thực hiện ở tiết 2 và 3 trong giờ chính khóa

- Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo như máy chiếu projecter,laptop, máy ảnh, bàn trưng bày sản phẩm và xem lại báo cáo, sản phẩm thực hiện dự áncủa các nhóm

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án và các sản phẩm của nhóm

- Giáo viên và các nhóm khác lắng nghe, quan sát, ghi chép nội dung của nhómđang báo cáo và đưa ra nhận xét, góp ý khi nhóm đã báo cáo xong

Ngày đăng: 03/10/2017, 13:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Cơ chế sự hình thành giao tử ♂ và ♀. - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
ch ế sự hình thành giao tử ♂ và ♀ (Trang 5)
 Điều tra, phỏng vấn về tình hình sản xuất chăn nuôi ở địa phương. Đề xuất phương thức sản xuất con giống có hiệu quả cho từng đối tượng vật nuôi ở địa phương. - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
i ều tra, phỏng vấn về tình hình sản xuất chăn nuôi ở địa phương. Đề xuất phương thức sản xuất con giống có hiệu quả cho từng đối tượng vật nuôi ở địa phương (Trang 13)
- Các tài liệu, hình ảnh, video clip về  các bước trong quy trình công nghệ  cấy truyền phôi. - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
c tài liệu, hình ảnh, video clip về các bước trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi (Trang 16)
- Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá như sau: - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
n cứ vào mục tiêu của chủ đề, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá như sau: (Trang 19)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 1 - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
1 (Trang 34)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 1 - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
1 (Trang 34)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 2 VÀ TIẾT 3 - Tích hợp liên môn CONG NGHE 10  UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI
2 VÀ TIẾT 3 (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w