1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học sự đối lập GIỮA CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN TRONG tác PHẨM CNDV và CNKNPP của lê NIN

15 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 169 KB

Nội dung

V.I. Lênin, nhà lý luận, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Quốc tế, tác giả của tác phẩm triết học chủ yếu “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán”. ý nghĩa lịch sử của tác phẩm này là đã phát triển triết học MácXít, giải đáp các vấn đề cơ bản của triết học lúc đó, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên. Trong tác phẩm này Lênin đã phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản phản động và chủ nghĩa xét lại trong triết học. Đây là tác phẩm kiểu mẫu về tính Đảng BônSêVích trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, kết hợp một cách hữu cơ tinh thần cách mạng nồng nhiệt và tính khoa học sâu sắc.

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Thu hoạch tác phẩm

SỰ ĐỐI LẬP GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VỚI CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN VỀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC TRONG “CHỦ NGHĨA

DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

V.I Lênin, nhà lý luận, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Quốc tế, tác giả của tác phẩm triết học chủ yếu “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán” ý nghĩa lịch sử của tác phẩm này là đã phát triển triết học Mác-Xít, giải đáp các vấn đề cơ bản của triết học lúc đó, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên Trong tác phẩm này Lênin đã phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản phản động

và chủ nghĩa xét lại trong triết học Đây là tác phẩm kiểu mẫu về tính Đảng Bôn-Sê-Vích trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, kết hợp một cách hữu cơ tinh thần cách mạng nồng nhiệt và tính khoa học sâu sắc

Trang 3

CẤU TRÚC NỘI DUNG

I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

II Nội dung của tác phẩm

1 Kết cấu tác phẩm

2 Một số nội dung chủ yếu của tác phẩm

III Ý nghĩa của tác phẩm

Trang 4

I Hoàn cảnh ra đời

Đây là tác phẩm Lênin viết từ tháng 02 đến tháng 9 năm 1908, được xuất bản lần đầu ở Mátxcơva với số lượng 2000 bản vào tháng 5 năm 1909 Trong tác phẩm này, Lênin đã phát triển một cách sáng tạo triết học Mác trong nhiều vấn đề : Vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận động, không gian, thời gian, khả năng nhận thức thế giới của con người đồng thời Lênin phê phán chủ nghĩa Ma-Khơ, thực chất là học thuyết triết học duy tâm phản động do Ma-Khơ khởi xướng

Ma-Khơ (1838-1916) là nhà triết học người Aó, là một trong những người khởi xướng những kinh nghiệm phê phán Khi đề xướng chủ nghĩa này, tác giả hy vọng đó là một học thuyết triết học có thể khắc phục cả hạn chế của triết học duy vật và triết học duy tâm

Hoàn cảnh quốc tế

Đến những năm 90 của thế kỷ 19, chủ nghĩa Mác cơ bản đã chiếm địa vị thống trị trong hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, cho nên kẻ thù của chủ nghĩa Mác không giám công khai chống lại, vì vậy chúng giả danh, lợi dụng chủ nghĩa Mác để chống chủ nghĩa Mác; vì vậy cuộc đấu tranh chống những

kẻ phản bội nằm ngay trong phong trào công nhân Năm 1895, khi Ăngghen qua đời, những người lãnh đạo quốc tế II (1889-1914) như Causki, Bectanh đã đưa Quốc tế II lùi xuống theo xu hướng cũ, tạo cơ hội xét lại đối với những kẻ

âm mưu thay thế chủ nghĩa Mác bằng chủ nghĩa Ma-Khơ

Hoàn cảnh Nước Nga

Cuộc cách mạng dân chủ Tư sản từ 1905 đến năm 1907 bị thất bại, vì vậy đã xuất hiện tư tưởng giao động bi quan và chủ nghĩa duy tâm phản động phục hồi, phát triển Lênin viết “Chủ nghĩa thần bí được dùng và che đậy tinh

Trang 5

thần phản cách mạng” Đảng Công nhân Dân chủ xã hội Nga bị phân hóa thành đảng Bôn- sê-vích và Men- sê- vích (1903)

Khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ: Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khoa học tự nhiên có nhiều phát triển mới: Đã tìm ra những dạng vật chất mới, những thuộc tính mới của vật chất Rơn-Ghen đã tìm ra tia X vào năm 1895, Bac-Cơ-Ren đã tìm ra hiện tượng phóng xạ vào năm 1896, Tom-Son đã phát hiện ra điện tử năm 1897 và đã chứng minh điện tử cấu thành nguyên tử, Anhxtanh đã đưa ra thuyết tương đối Các nhà triết học duy tâm rêu rao rằng nguyên tử đã tiêu tan, vật chất không còn nữa, đây là giai đoạn chủ nghĩa duy vật rơi vào khủng hoảng

Vì vậy nhiệm vụ của các nhà triết học duy vật là đưa chủ nghĩa duy vật

và khoa học tự nhiên thoát khỏi cuộc khủng hoảng này đồng thời chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Ma-Khơ Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vũ trang tư tưởng cho đảng Bôn-Sê-Vích trong cuộc đấu tranh chống lại triết học phản động, nhấn mạnh tính cân đối lôgíc triệt để của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 6

II Nội dung của tác phẩm

I Kết cấu tác phẩm

Tác phẩm được kết cấu với hai lời tựa (viết cho hai lần xuất bản) có phần thay lời mở đầu, 6 chương và kết luận

Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất, Lênin đặt ra nhiệm vụ: Chỉ ra sự sai lầm của những kẻ giả danh khoa học đã dùng chủ nghĩa Mác một cách lầm đường lạc lôí ở chỗ nào

Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai: Lênin mong muốn tác phẩm này trở thành sách giáo khoa của bộ môn triết học

Phần thay lời mở đầu Lênin đã khẳng định những sai lầm của Ma-Khơ

và chỉ rõ triết học Ma-Khơ chỉ là sự lặp lại những luận cứ của Bec-cơ-li

Chưong 1 chủ yếu trình bày mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chương 2 chủ yếu trình bày mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: Con người có thể nhận thức được thế giới không?

Chương 3 tập trung giải quyết một số phạm trù cơ bản của triết học: Không gian, thời gian, vận động

Lênin đặt tên chung cho cả 3 chương đầu là lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa duy vật biện chứng, dùng để so sánh quan điểm của chủ nghĩa Ma-Khơ với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Ăngghen

Chương 4 tập trung phân tích chủ nghĩa Ma-Khơ cùng quá trình phát triển các mối quan hệ của nó với các khuynh hướng triết học khác, phê phán những lập trường của Ma-Khơ

Trang 7

Chương 5 phê phán chủ nghĩa duy tâm thuần tuý, vạch ra nguyên nhân, thực chất và lối thoát cho cuộc khủng hoảng của vật lý học

Chương 6 phê phán chủ nghĩa Ma-Khơ trên lĩnh vực xã hội đồng thời nêu lên tính đảng trong triết học

Phần kết luận: Trình bày những quan điểm khi đánh giá chủ nghĩa Ma-Khơ

2 Một số nội dung chủ yếu của tác phẩm

Lý luận nhận thức

Trong tác phẩm của mình, Lênin đã bảo vệ và phát triển lý luận nhận thức Mác-Xít, coi lý luận nhận thức là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

Vấn đề cái nào có trước cái nào có sau đã được Lênin dùng phương pháp so sánh đưa ra quan điểm của Ma-khơ Ma-Khơ thừa nhận rằng vật hay vật thể là những phức hợp của cảm giác và ông đã đem quan điểm triết học của mình đối lập với lý luận cho rằng cảm giác là những tượng trưng của vật (là hình ảnh hay phản ánh của vật), đó chính là lý luận của chủ nghĩa duy vật Ăngghen người cộng tác nổi tiếng của Mác và là người sáng lập chủ nghĩa Mác đã luôn luôn khẳng định vật và những hình ảnh hoặc phản ánh của vật trong tư tưởng, và đương nhiên là những hình ảnh, tư tưởng đó chỉ bắt nguồn

từ cảm giác Hình như bất cứ ai nói đến triết học Mác-Xít đều phải biết đến quan điểm ấy, nhất là những người lấy danh nghĩa triết học, nhất là những người lấy danh nghĩa triết học đó để viết lách trên báo chí (Tr 37); từ đó đi đến kết luận chủ nghĩa Ma-Khơ là chủ nghĩa duy tâm chủ quan “Là sự nhại lại lý luận của Béc-cơ-li” Vì Ăng-ghen kiên trì với đường lối thứ nhất tức là đường

Trang 8

lối duy vật còn Ma-Khơ thì kiên trì với đường lối thứ hai, tức là đường lối duy tâm “Không một lối nói quanh co nào, không một lời nguỵ biện nào (mà chúng ta còn gặp nhan nhản) là sự che lấp rõ ràng không thể chối cãi được là: Học thuyết của Ma-Khơ coi vật chất là những phức hợp cảm giác, là chủ nghiã duy tâm chủ quan, là sự nhai lại lý luận của Béc-cơ-li” (Tr 39)

Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Ma-Khơ trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Ma-Khơ cho rằng: “Cảm giác phát sinh một cách đột nhiên trong cái lâu đài do vật chất cấu thành, hay

là nó phải tồn tại trong chính ngay nền móng của lâu đài đó Theo chúng tôi thì vấn đề ấy là sai lầm cơ bản, đối với chúng tôi vật chất không phải là cái có trước Nói cho đúng ra, cái có trước ấy chính là những yếu tố (mà người ta thường gọi là cảm giác theo ý nghiã xác định nào đó) ” Vậy là sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Ma-Khơ trong vấn đề này chung quy là như sau: “Chủ nghĩa duy vật, hoàn toàn nhất trí với khoa học tự nhiên, coi vật chất là cái có trước, coi ý thức, tư duy, cảm giác là cái có sau, vì cảm giác trong hình thái rõ rệt của nó chỉ gắn liền với những hình thái cao nhất của vật chất (vật chất hữu cơ) và người ta có thể giả định là (Trên nền móng của bản thân lâu đài vật chất, có sự tồn tại của một năng lực giống như cảm giác” (Tr 39) Từ những quan điểm, những vấn đề Ma-Khơ đưa ra chứng tỏ Ma-Khơ đã

đi lầm đường vì không hiểu hoặc không biết mối quan hệ giữa thuyết tương đối và phép biện chứng

Nhằm phê phán quan điểm của Ma-Khơ, Lênin nêu 2 vấn đề: Giới tự nhiên có trước loài người không và con người có suy nghĩ bằng óc không?

“Như chúng ta đã thấy vấn đề này đặc biệt là hiểm hóc đối vối triết học của Ma-Khơ và A-Vê-Na-Ri-út Các khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích cực rằng trái đất đã từng tồn tại trong trạng thái chưa có và cũng không thể có loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả Vật chất hữu cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài Như vậy tức

Trang 9

là hồi bấy giờ không có vật chất có năng lực cảm giác, không có những “phức hợp cảm giác”, không có cái tôi nào hình như gắn bó “khăng khít” với hoàn cảnh của A-Vê-Na-Ri-út đã nói Vật chất là cái có trước, tư duy, ý thức đều là sản phẩm của một sự phát triển cao Đó là nhận thức luận duy vật mà khoa học

tự nhiên đã chấp nhận một cách tự phát ”(Tr 81-82) Những thành tựu khoa học đã chứng minh: Những người Ma-Khơ chống lại cho rằng khi chưa có con ngưòi nhưng vẫn có về duy tâm nhưng là về trung tâm, tiềm tại Lênin đã chỉ rõ: khi chưa có con người, khi chưa có cái tôi, chưa có về trung tâm nhưng trái đất đã có

Con người có suy nghĩ bằng óc không?

A-Vê-Na-Ri-út “sẽ không bác bỏ” luận điểm cho rằng tư tưởng là một chức năng của óc, Ông cho rằng óc không phải là công cụ hoặc khí quan của

tư duy trái với kết luận của sinh lý học thần kinh chứng tỏ rằng triết học Ma-Khơ là triết học phản khoa học tự nhiên chứ không phải triết học của khoa học tự nhiên Chủ nghĩa Ma-Khơ đưa ra thuyết khẳng nhập, nhồi nhét tư duy vào óc người, đưa tư duy vào óc người) (Tr 98) cho chủ nghĩa duy vật chính là khẳng nhập

Đặt ra như vậy bởi vì khoa học tự nhiên đã giải quyết được hai vấn đề trên rồi từ đó phê phán quan điểm của Ma-Khơ

Tóm lại Lênin đã chứng minh vật chất có trước, ý thức có sau, (vật chất

là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai) Chủ nghĩa duy vật đi từ vật đến cảm giác, còn chủ nghĩa Ma-Khơ là chủ nghĩa duy tâm chủ quan đi từ cảm giác đến vật Con người có thể nhận thức được thế giới không? Lênin đã trình bày vấn

đề này và đã rút ra ba kết luận: “ Có những vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta, độc lập với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng ta Dứt khoát không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau về nguyên tắc giữa hiện tượng

và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được

Trang 10

nhận thức Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn và phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy

đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn thế nào” (Tr 117)

Lênin đã chỉ ra trong lý luận về nhận thức: cần phải suy luận một cách biện chứng, nhận thức là một quá trình biện chứng, qua đó khẳng định quan điểm biện chứng về nhận thức, chống quan điểm siêu hình về nhận thức, khẳng định nhận thức không phải là cái gì có sẵn bất di bất dịch, mà nó vận động phát triển, đi từ không biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ Lênin vạch ra bản chất của thuyết không thể biết, không thể vượt quá được cảm giác, ông cho rằng học thuyết này muốn dung hoà giữa duy tâm với duy vật Những người theo Ma-Khơ có xu hướng quan điểm của thuyết không thể biết

Lý luận phản ánh

Lý luận phản ánh biện chứng duy vật thừa nhận sự vật tồn tại khách quan ngoài ý thức con người Theo Lênin đây là tiền đề để phân biệt giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm Lênin viết: “Như vậy ở đây lý luận duy vật, lý luận cho rằng tư tưởng là phản ánh của đối tượng đã được trình bày hết sức rõ ràng, sự tồn tại ở ngoài chúng ta Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó ” Lênin trình bày lý luận phản ánh với tư cách là

cơ sở của lý luận nhận thức Nếu không hiểu được lý luận phản ánh thì không hiểu được lý luận nhận thức Lênin đưa ra hai khái niệm: cái được phản ánh và cái phản ánh Trong đó cái được phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh

“Đây là một điều hoàn toàn có thể thừa nhận được theo quan điểm của lý luận duy vật về nhận thức, cái được phản ánh thì khác không phụ thuộc vào cái

Trang 11

phản ánh (thế giới bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức) đó là tiền đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật” (Tr103)

Lênin cho rằng cảm giác, tri giác, biểu tượng của con người là hình ảnh của sự vật khách quan Đồng thời Lênin cũng nêu giả định “Phản ánh là thuộc tính của vật chất” (Tr104) Đặc biệt vấn đề nguồn gốc, bản chất của cảm giác được Lênin trình bày từ kết luận duy nhất và không tránh khỏi rút ra trong đời sống thực tiễn, mà chủ nghĩa duy vật lấy làm cơ sở cho nhận thức luận của mình một cách tự giác tức là có những đối tượng vật, vật thể tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào chúng ta, và cảm giác của chúng ta đều là nững hình ảnh của thế giới bên ngoài Lý luận ngược lại của Ma-Khơ (Vật thể là những phức hợp của cảm giác) “Là điều vô lý duy tâm thảm hại” (Tr 118) Cảm giác là một hình ảnh của vật chất đang vận động cảm giác lại do tác động của vật chất đang vận động vào giác quan của chúng ta gây nên Cảm giác của chúng ta phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là phản ánh cái đang tồn tại độc lập với loài người, với cảm giác của con người” (Tr137)

Vấn đề chân lý

- Chân lý khách quan

Lênin đặt vấn đề có chân lý khách quan không? Ngươì đã phê phán những kẻ theo chủ nghĩa Ma-Khơ phủ nhận chân lý khách quan Theo Lênin chân lý khách quan là chân lý, là nội dung của nó không phụ thuộc vào con người và loaì người Những người theo chủ nghĩa Ma-Khơ phủ nhận chân lý khách quan (Bô-Ga-Đa phủ nhận chân lý tuyệt đối) “Theo Lênin phủ nhận chân lý tuyệt đối tức là phủ nhận chân lý khách quan bằng cách này hay cách khác” (Tr 155) vì thừa nhận chân lý khách quan chính là thừa nhận chân lý

Trang 12

tuyệt đối bằng cách này hay cách khác Chân lý khách quan không phải do con người quy định mà do thực tại khách quan mà chân lý đó phản ánh quy định nên nội dung của chân lý không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì của con người, nó chỉ phụ thuộc vào sự vật khách quan mà nó phản ánh (mặc dù chân lý nằm trong nhận thức của con người)

- Quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối

Lênin thừa nhận chân tuyệt đối “Đã thừa nhận chân lý khách quan có nghĩa là thừa nhận chân lý tuyệt đối” (Tr155) “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát trển, chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại” (Tr 183) Theo Lênin, sự phân biệt chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

là xác định (tức là đủ để phân biệt đâu là chân lý đâu là sai lầm giữa quan điểm duy vật với quan điểm duy tâm và thuyết không thể biết).Theo Lênin, nguyên nhân sinh ra chủ nghĩa tương đối do sự phát triển của khoa học làm đổ

vỡ quan điểm cũ, do không hiểu biết phép biện chứng duy vật mà rơi vào chủ nghĩa tương đối Chủ nghĩa tương đối không chỉ phủ nhận tri thức mà còn phủ nhận tính khách quan của tri thức Theo Lênin, phép biện chứng duy vật của Mác-Ăngghen có bao hàm chủ nghĩa tương đối nhưng không quy về chủ nghĩa tương đối Phép biện chứng bao hàm chủ nghĩa tương đối, nó thừa nhận tính tương đối của tri thức của chúng ta chứ không phải là phủ nhận chân lý khách quan (nên không thể quy phép biện chứng duy vật thành chủ nghĩa tương đối

vì nó không phủ nhận chân lý khách quan) Đó là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa tương đối (Mặc dù chủ nghĩa tương đối có tính hợp lý ở chỗ thừa nhận tính tương đối của tri thức nhưng lại cường điệu tính tương đối đó nên đi đến sai lầm)

+ Phải phê phán chủ nghĩa giáo điều tuyệt đối hoá chân lý tuyệt đối, biến nhận thức của con người thành cái chết giáo điều

Ngày đăng: 13/10/2016, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w