1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn soạn bài giảng môn Địa lý theo chuẩn Elearning

39 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,3 MB

Nội dung

Ngày nay Ngành Giáo dục nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, chúng ta đang cố gắng học tập những mô hình giáo dục tiên tiến từ các nước phát triển và áp dụng linh hoạt vào thực tế giáo dục nước nhà. Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, truyền thông... và theo sau đó là sự ra đời những phần mềm ứng dụng của nhiều công ty phần mềm uy tín hỗ trợ cho ngành giáo dục. Hòa trong nền giáo dục từ những nước phát triển trên thế giới, nền giáo dục nước ta đã và đang đi theo chiều hướng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của con người mọi lúc, mọi nơi. Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, nhiều sản phẩm phền mềm ứng dụng trong giáo dục đã ra đời nhằm phục vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất cho người học, giúp người học chủ động hơn trong việc học tập và làm việc. Chúng ta có thể kể đến những cuộc thi của học sinh qua mạng Internet như Violympic môn Toán, Tiếng Anh... Cũng chính vì thế mà ngày nay nhiều người học chọn hình thức đào tạo từ xa, học trực tuyến (online), hình thức học tập này đã chứng tỏ những ưu thế nhất định của mình. Ngày nay người học đang có nhu cầu cao trong việc lĩnh hội tri thức nhân loại, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thầy cô giáo đang tỏ ra lúng túng về thuật ngữ ELearning vì chưa hiểu tên gọi đó là gì, hoặc chưa biết cách soạn một bài giảng theo chuẩn ELearning. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, bản thân tôi mong muốn được cùng quý thầy cô xây dựng một hình thức dạy học mới, chính vì lý do đó tôi viết đề tài có tên “Hướng dẫn soạn giảng môn Địa lí theo chuẩn ELearning”.

Trang 1

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1/ Họ và tên: TRỊNH VĂN THIỂN 2/ Giới tính: Nam

3/ Sinh ngày: 16 tháng 08 năm 1986 4/ Địa chỉ: Khu phố 7 - Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai

5/ Điện thoại:

6/ Fax: Email: trinhvanthien86@gmail.com 7/ Chức vụ: Giáo viên

8/ Đơn vị công tác: Trường THCS NGUYỄN DU

II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng: 2011

- Chuyên ngành đào tạo: ĐỊA LÍ III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy

- Số năm có kinh nghiệm: 09 năm

Trang 2

Ngày nay Ngành Giáo dục nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, chúng ta đang cố gắng học tập những mô hình giáo dục tiên tiến từ các nước phát triển và áp dụng linh hoạt vào thực tế giáo dục nước nhà Song song với

đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, truyền thông và theo sau đó là sự ra đời những phần mềm ứng dụng của nhiều công ty phần mềm uy tín

hỗ trợ cho ngành giáo dục

Hòa trong nền giáo dục từ những nước phát triển trên thế giới, nền giáo dục nước ta đã và đang đi theo chiều hướng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của con người mọi lúc, mọi nơi Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, nhiều sản phẩm phền mềm ứng dụng trong giáo dục đã ra đời nhằm phục vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất cho người học, giúp người học chủ động hơn trong việc học tập

và làm việc Chúng ta có thể kể đến những cuộc thi của học sinh qua mạng Internet như Violympic môn Toán, Tiếng Anh Cũng chính vì thế mà ngày nay nhiều người học chọn hình thức đào tạo từ xa, học trực tuyến (online), hình thức học tập này đã chứng tỏ những ưu thế nhất định của mình Ngày nay người học đang có nhu cầu cao trong việc lĩnh hội tri thức nhân loại, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thầy

cô giáo đang tỏ ra lúng túng về thuật ngữ E-Learning vì chưa hiểu tên gọi đó là gì, hoặc chưa biết cách soạn một bài giảng theo chuẩn E-Learning

Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, bản thân tôi mong muốn được cùng quý thầy cô xây dựng một hình thức dạy học mới, chính vì lý do đó tôi viết đề tài có tên “Hướng dẫn soạn giảng môn Địa lí theo chuẩn E-Learning”

1.2/ Phạm vi áp dụng đề tài

Đề tài được xây dựng nhằm hướng dẫn quý thầy cô giáo có thể tự mình thao tác, tạo ra một bài giảng theo chuẩn E-Learning, điều đó có nghĩa là đề tài không chỉ dừng lại ở môn Địa lí mà hầu hết các môn học trong nhà trường (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh ) đều có thể áp dụng hình thức dạy học E-Learning Riêng trong

đề tài này tôi xin trình bày việc hướng dẫn soạn một bài giảng E-Learning trong phạm vi môn Địa lí

2/ PHẦN NỘI DUNG

2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:

Trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát nhiều thầy cô trong đơn vị nơi tôi công tác với một số câu hỏi nhằm đánh giá các mức độ tiếp cận hình thức học tập E-Learning

Trang 3

Dưới đây là kết quả khảo sát với số lượng là 14 thầy cô giáo ở trường THCS Nguyễn Du, thời điểm cuối năm học 2015-2016:

Câu hỏi: Thầy cô đã

Tôi đã tự soạn được một bài giảng E-Learning

Thống kê kết quả thu về như sau:

Những mức độ đánh giá

Tôi đã hiểu về hình thức học tập E-Learning

Tôi đã tự soạn được một bài giảng E-Learning

Kết quả được dựng lên biểu đồ:

Căn cứ kết quả khảo sát từ bảng thống kê trên đây, chúng ta nhận thấy hầu hết thầy cô giáo đều đã hiểu về hình thức học tập này Riêng mức độ tự mình có thể soạn được một bài giảng E-Learning thì chưa có thầy cô giáo nào thực hiện được Kết quả trên đây đã phần nào cho chúng ta thấy nhiều thầy cô giáo chưa thể tự mình soạn một bài giảng theo chuẩn E-Learning, và nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do hình thức này chưa được phổ biến trong việc dạy học trong trường phổ thông nên sự tiếp cận của thầy cô giáo với hình thức này cũng trở nên mờ nhạt

Trang 4

• Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác

• Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập mà phát triển tại ở một nơi, bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác nhau

• Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống và từng cá nhân

• Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau

• Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại

• Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi phí

“Chuẩn” trong E-Learning phân thành các nhóm sau:

 Chuẩn đóng gói (một số chuẩn: SCORM, AICC,IMS,…)

 Chuẩn trao đổi thông tin

 Chuẩn meta-data

 Chuẩn chất lượng

 Một số chuẩn khác

(Sưu tầm trên Internet)

Như vậy nhờ có “Chuẩn” mà các bài giảng E-Learning được hoạt động một cách hiệu quả hơn, thể hiện được những nội dung cần truyền tải trong bài học, đồng thời giúp người học có thể sử dụng lại bài học bất cứ lúc nào và chia sẻ cho bất kỳ ai

Thuật ngữ “E-Learning”:

“E-Learning” là một thuật ngữ mới, có thể giải thích theo hai cách sau:

- Cách 1: Trong thuật ngữ “E-Learning” thì “E” được hiểu là “Electronic” (điện tử) Như vậy E-Learning tạm dịch là “Học tập điện tử”

- Cách 2: Theo quan điểm của Bernard Luskin - một chuyên gia trong lĩnh vực E-Learning, trong thuật ngữ “E-Learning” thì “E” được hiểu là exciting, energetic, enthusiastic, emotional, extended, excellent, và

educational” - tạm dịch là “học tập thú vị, năng động, nhiệt tình, cảm xúc,

Trang 5

mở rộng, tuyệt vời, và có giáo dục” - bên cạnh nghĩa truyền thống là

“Electronic” như ở cách 1

(Trích: E-Learning - phương pháp dạy và học hiệu quả trong thời đại công nghệ số - Đại học Văn hóa Hà Nội)

2.3/ Khái niệm E-Learning

Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học, sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy vi tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,… trong

đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng Internet dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…

(Trích: E-Learning - phương pháp dạy và học hiệu quả trong thời đại công nghệ số - Đại học Văn hóa Hà Nội)

2.4/ Giới thiệu một số phần mềm giúp soạn thảo bài giảng E-Learning

Trên thế giới, hình thức học tập và đào tạo từ xa đã được các nước phát triển áp dụng từ lâu, chính vì thế thư viện phần mềm giúp soạn thảo bài giảng E-Learning khá phong phú và đa dạng, có thể kể đến các phần mềm như:

Riêng trong đề tài này, tôi xin hướng dẫn quý thầy cô giáo soạn bài giảng môn

Địa lí theo chuẩn E-Learning trong khuôn khổ phần mềm Adobe Presenter, phiên bản 7.0.

Trang 6

năng như chèn và chỉnh sửa âm thanh, chèn và chỉnh sửa video, chèn Flash, chèn câu hỏi tương tác Hiện tại trên thị trường cũng xuất hiện nhiều ứng dụng tích hợp

trong PowerPoint để soạn thảo bài giảng E-Learning (như iSpring Suite…), nhưng

trong đề tài này tôi chỉ hướng dẫn quý thầy cô giáo từng bước về quá trình soạn

thảo một bài giảng E-Learning trong khuôn khổ ứng dụng Adobe Presenter Đến

nay, Adobe Presenter đã có các phiên bản 7, 8, 9, 10, 11, tùy theo nhu cầu của mình mà quý thầy cô có thể tải về các phiên bản mới nhất để soạn thảo Trong đề tài này tôi xin hướng dẫn thầy cô soạn thảo bài giảng E-Learning dựa trên phiên bản Adobe Presenter 7

Khi đã cài đặt thành công Adobe Presenter, lúc này chúng ta thấy ngoài các khay chức năng quen thuộc của PowerPoint thì bây giờ xuất hiện thêm một khay

chức năng mới của Adobe Presenter trên thanh Menu như hình dưới:

Để biên soạn bài giảng E-Learning nhanh chóng và thuận lợi, quý thầy cô cần đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu sau đây:

 Laptop cần có Webcam và Micro hoạt động được (tốt nhất nên sử dụng Headphone vì loại tai nghe này có tích hợp sẵn Micro thu âm)

 Nếu là máy tính bàn, quý thầy cô trang bị Webcam rời + Headphone

 Download và cài đặt thêm phần mềm QuickTime, K-Lite Codec Pack (bắt

buộc phải có) để hỗ trợ tính năng đa phương tiện (phim, ảnh, âm thanh…) của E-Learning

 Chuẩn bị sẵn tài liệu cho bài soạn như phim, ảnh, âm thanh…Tốt nhất thầy

cô nên tận dụng lại những bài PowerPoint có sẵn để soạn sẽ nhanh hơn

 Chuẩn bị hình ảnh của giáo viên dạy để làm hình đại diện

Khay công cụ Adobe Presenter

Trang 7

Dưới đây là giao diện chính của bài giảng khi đã được đóng gói và xuất bản để người học sử dụng:

 Khi khởi động PowerPoint xong, thầy cô lưu bài lại (đối với bài soạn mới, không có sẵn)

Để có được một bài giảng như hình trên, chúng ta tiến hành theo các bước sau:

BƯỚC 1: Thiết lập ban đầu cho bài giảng E-Learning

 Thầy cô vào khay “Presentation Settings”:

 Xuất hiện hộp thoại:

 Ở khung “Title” thầy cô có thể chỉnh sửa lại tên bài giảng nếu muốn

Trang 8

 Chuyển sang thẻ “Quality”, ở khung “Image Quality” thầy cô chọn vào mục

“High” (chất lượng hình ảnh trên bài E-Learning sẽ được giữ nguyên) như hình dưới:

 Chọn thẻ Attachments  Add để thêm tài liệu cần đính kèm cho người học tham khảo:

Trang 9

 Sau khi đính kèm tài liệu vào khung Attachments, ta nhấn thẻ OK để lưu lại Hoàn tất thiết lập ban đầu cho bài giảng

BƯỚC 2: Thiết lập thông tin của giáo viên, người thuyết trình bài giảng

 Nhấp vào khay “Preferences” như hình bên:

 Xuất hiện hộp thoại, nhấn “Add” để thêm thông tin giáo viên:

 Xuất hiện hộp thoại:

Nhấn vào đây để thêm File tài liệu (có thể là Link một Website)

Trang 10

 Name: Điền tên của người trình bày

 Job Title: Chức vụ (giáo viên, giảng viên…)

 Photo: Hình đại diện (nhấn “Browse…” để tìm hình của thầy cô trong máy)

 Logo: Biểu tượng cá nhân (nhấn “Browse…” để tìm logo)

 Email: Hộp thư điện tử của người trình bày

 Sau khi nhập đủ thông tin cần thiết, nhấn OK để lưu thông tin

 Thông tin của giáo viên đã được tạo như hình dưới:

 Tiếp tục nhấn “Add” để thêm vào người trình bày khác (trong trường hợp mỗi người trình bày một Slide nội dung trong bài giảng)

 Nhấn OK để hoàn tất thiết lập

Hoàn tất thiết lập thông tin giáo viên

Trang 11

BƯỚC 3: Hướng dẫn sử dụng khay công cụ âm thanh:

 CÔNG CỤ THU ÂM

 Thầy cô muốn thu âm cho Slide nào thì chọn vào Slide đó:

 Cắm dây của Headphone (gồm cả dây nghe và dây Mic)

 Nhấp vào biểu tượng chiếc Micro trên khay âm thanh

 Xuất hiện hộp thoại, thông báo đang kiểm tra ngõ âm thanh, sau khoảng 5 giây hộp thoại chuyển thông báo từ màu đỏ sang màu xanh “Input Level OK” thì

có nghĩa là âm thanh đã sẵn sàng, thầy cô nhấp thẻ “OK” để tiếp tục:

 Nếu đợi khoảng 10 giây mà hộp thoại vẫn hiện ô màu đỏ “Checking Input Level” như hình dưới thì quý thầy cô hãy kiểm tra lại ngõ vào của Micro đã kết nối tốt hay chưa

Trang 12

 Sau khi nhấn OK để bắt đầu thu âm, một hộp thoại nhỏ hiện lên trên Slide thu âm:

 Thầy cô nhấn vào nút “Record audio” để bắt đầu thu Nếu trang soạn thảo có chèn hiệu ứng thì nút “Next Animation” sẽ sáng lên như hình dưới:

Trang 13

 Trong quá trình thu âm, Slide soạn thảo cũng sẽ chạy trực tiếp cho chúng ta quan sát Thầy cô cần lưu ý: phải ghi nhớ lời thuyết trình để nói sao cho khớp với từng nội dung được chèn hiệu ứng (để tránh trường hợp lời giảng một đằng mà nội dung hiện ra một nẻo)

 Sau khi kết thúc nội dung thu âm thì thầy cô nhấn nút dừng thu âm, ngay lúc này thầy cô có thể nghe lại phần nội dung vừa thu âm bằng cách nhấn vào nút

về thu âm ở Slide trước đó (như hình trên)

 Không nhất thiết phải thu âm đến hết bài, xong Slide nào thì thầy cô có thể nhấn Ok để lưu và thoát ra

 CHÈN ÂM THANH

Để thực hiện việc chèn âm thanh (một bản nhạc, một lời thoại…) vào bài giảng, thầy cô thực hiện như sau:

 Từ giao diện của PowerPoint, nhấp vào biểu tượng ở khay “Audio”

Xuất hiện hộp thoại:

Trang 14

 Nếu muốn chèn âm thanh vào Slide 2 thì thầy cô nhấp vào Slide 2 như hình trên, nhấn “Browse…” rồi tìm âm thanh từ máy tính

 Nhấn “Open” để chèn:

Hộp thoại dưới đây cho ta thấy âm thanh đã được chèn vào Slide 2:

Âm thanh được chèn vào sẽ hiện

ở khung này

Nhấn để tìm âm thanh trên máy

Nhấn để lưu

Trang 15

 Nhấn Ok để lưu

 CHỈNH SỬA ÂM THANH

Nếu thầy cô muốn cắt bớt âm thanh trong Slide vì một lý do nào đó (quá dài, lược bỏ tạp âm…) thì thầy cô làm như sau:

 Từ giao diện của PowerPoint, muốn chỉnh sửa âm thanh Slide nào thì nhấp vào Slide đó

 Nhấn vào biểu tượng “Edit”

 Xuất hiện hộp thoại:

 Nếu muốn cắt đoạn nào thì thầy cô bật âm thanh bằng cách nhấn nút Play ( ) để nghe, đến đoạn nào cần cắt thì thầy cô nhấn nút tạm dừng ( )

 Nhấn chuột vào vùng màu xanh và kéo đến hết đoạn cần cắt bỏ như hình dưới:

 Nhấn phím “Delete” để xóa

 Nếu muốn chèn khoảng trắng vào đoạn âm thanh bôi đen hoặc bất cứ chỗ nào, thầy cô bôi đen đoạn âm thanh đó rồi vào Menu Insert  Silence:

Âm thanh được chèn vào

Số Slide được chèn âm thanh

Trang 16

 Xuất hiện hộp thoại:

 Tại mục Insert, thầy cô tùy chỉnh số thời gian (tính bằng “giây”) chèn vào đoạn bôi đen

Trang 17

 THU HÌNH VÀO BÀI GIẢNG

Nếu thầy cô muốn bài giảng của mình thể hiện được video mình đang giảng bài, thầy cô làm như sau:

PowerPoint, thầy cô nhấp

vào biểu tượng ở

khay Video

 Xuất hiện hộp thoại

và thầy cô tìm đến thư

mục chứa video cần chèn

(như hình bên):

Tại đây thầy cô có thể

thiết lập các thông số như

“Quality” (nên chọn chất

lượng “High 700kbps” để

cho chất lượng cao nhất),

các thiết lập khác cũng

Trang 18

 CHỈNH SỬA VIDEO

 Thầy cô chọn vào Slide có chứa video cần chỉnh sửa, sau đó nhấn

 Xuất hiện hộp thoại:

 Chỉnh sửa trên (Slide mấy)

Chọn vị trí chèn video

Hiệu ứng cho video

 Tốc độ hiệu ứng

 Chọn thời điểm bắt đầu chạy

 Thời gian chờ để chạy

 Chỉnh sửa xong, ta nhấn vào OK để lưu lại

Thầy cô có thể linh hoạt chỉnh sửa sao cho vừa với ý tưởng của mình Bên cạnh các chức năng chỉnh sửa của Presenter, thầy cô cũng có thể sử dụng những phần mềm chỉnh sửa khác với nhiều công cụ và chức năng, cắt ghép phim chuẩn xác và

có những hiệu ứng đẹp hơn

Hoàn tất bước 4

Trang 19

BƯỚC 5: Hướng dẫn sử dụng khay công cụ chèn Flash:

Đối với tập tin này, thầy cô cần tìm hiểu cách tải về các File Flash có đuôi

“.swf” từ Internet để sử dụng Tuy nhiên dạng file này không phổ biến, còn nghèo

nàn về tư liệu nên phần này thầy cô có thể tự mình khám phá thêm nếu cần

BƯỚC 6: Hướng dẫn chèn câu hỏi kiểm tra “Quiz”:

Trong bài giảng E-Learning, câu hỏi kiểm tra, đánh giá không phải là dùng để cho điểm người học, mà tác dụng của câu hỏi là nhằm kích thích tính tư duy của người học, khiến cho người học không cảm thấy nhàm chán, buộc người học phải động não, suy nghĩ và tương tác với bài học Từ quan điểm ấy, sau đây tôi xin hướng dẫn thầy cô từng bước soạn câu hỏi, bài tập trong Adobe Presenter

Thầy cô thực hiện theo các bước sau:

 Nhấp vào biểu tượng “Manager” và một hộp thoại hiện ra

 Chọn thẻ “Appearance” để thiết lập kiểu chữ, cỡ chữ…

Về kiểu chữ, bản thân tôi khuyên thầy cô nên chọn kiểu “Arial” cho tất cả các mục:

Ngày đăng: 13/10/2016, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w