Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một trong những biến số quan trọng được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất. Qua đó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Trong công cuộc đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ý thức được lãi suất là một trong những công cụ quan trọng, cần thiết để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Chính phủ, NHNN đã có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất ở nước ta – đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở vừa đảm bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằm phù hợp với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị trường tài chính trong nước đang là một bài toán khó luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về “Chính sách lãi suất” của NHNN VN từ năm 2011 đến nay”. Chương I : Cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất Chương II : Lý thuyết về NHNN Việt Nam Chương III: Thực trạng về việc áp dụng chính sách lãi suất từ năm 2011 đến nay CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất 1. Khái niệm về lãi suất Tư duy kinh tế hiện đại có nhiều cách định nghĩa về lãi suất, chẳng hạn Maynard Keynes cho rằng lãi suất là sự trả công cho số tiền vay, nó là phần thưởng cho sở thích chi tiêu hay sở thích thanh khoản, David Cox cho rằng lãi suất biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác, hoặc lãi suất có thể được coi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Cho dù lãi suất xuất hiện trong quan hệ tín dụng giữa các chủ thể với mục đích đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng hoặc trong quan hệ tín dụng giữa NHTW với các NHTM, với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô, thì khái niệm lãi suất được thừa nhận phổ biến là: Lãi suất là giá cả quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu. Về mặt định lượng, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu. 3. Cơ chế điều hành lãi suất Trong điều hành lãi suất NHTW có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên lãi suất. Cơ chế tác động trực tiếp: NHTW sử dụng lãi suất với vai trò là công cụ trực tiếp của CSTT. NHTW áp đặt một khung lãi suất , chênh lệch lãi suất tiền gửi cho vay hoặc trần – sàn lãi suất và buộc các TCTD phải tuân theo. Đặc trưng của cơ chế kiểm soát lãi suất, áp dụng cho những nước đang trong quá trình phát triển, nền kinh tế không ổn định. Cơ chế tác động gián tiếp: NHTW sử dụng các công cụ gián tiếp của CSTT tác động lên lãi suất thông qua hành vi của ngân hàng. Các công cụ đó là: • Dữ trữ bắt buộc ( theo điều 9 Luật NHNN) : DTBB là số tiền mà các TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện CSTT quốc gia. • Lãi suất tái chiết khấu : Là lãi suất mà NHTW (NHNN) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. • Nghiệp vụ thị trường mở : Là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. 3. Vai trò của lãi suất Đối với hộ gia đình Khi lãi suất huy động vốn tăng lên thì trước hết các hộ gia đình xem xét các khoản chi tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư vào ngân hàng, các quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào thị trường chứng khoán khi thấy có lợi. Đối với doanh nghiệp 1. Giới thiệu về NHNN VN NHNN VN thành lập vào ngày 651951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. • Thời kì 1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch 3. Các chính sách lãi suất ngân hàng sử dụng trong các thời kì Giai đoạn từ tháng 31989 trở về trước: Thực hiện điều hành lãi suất theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung với lãi suất thực âm . Giai đoạn từ tháng 31989 đến năm 51992: Chính sách lãi suất cố định Giai đoạn 1993 đến năm 2000: Lãi suất trần cho vay và sàn lãi suất huy động có linh hoạt Giai đoạn 2000 đến 2002: lãi suất cơ bản kèm biên độ dao động Giai đoạn từ 2002 đến 2010: Lãi suất thỏa thuận Mỗi thời kì phát triển kinh tế NHNN lại đưa ra những chính sách lãi suất phù hợp mang tính có lợi đối với nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Bước sang giai đoạn 2011 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, chính sách lãi suất của NHNN có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn. Chương III. Tình hình thực tiễn chính sách lãi suất của NHNN VN áp dụng từ 2011 đến nay Từ năm 2011 NHNN sử dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi suất cũng điều chỉnh theo hướng phù hợp. Với việc quy định lãi suất huy động vốn ngắn hạn, đối với lãi suất huy động vốn dài hạn thì áp dụng lãi suất thỏa thuận. Khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thông tư 022011 ngày 332011. Biện pháp mà NHNN áp dụng để điều chỉnh lãi suất có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ đã đề ra: kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Nhóm nghiên cứu chia từng năm để dễ dàng cho việc tìm hiểu và phân tích dựa trên tiêu chí chính: • NHNN VN áp dụng điều hành lãi suất nào ? • Chính sách đó tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế: Quá trình huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, lạm phát Tác động đến đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp Tăng trưởng kinh tế Tùy vào từng năm, với những đặc điểm năm kinh tế khác nhau nhóm phân tích nổi bật một trong các tiêu chí trên. 1. Chính sách lãi suất của NHNN năm 2011 Năm 2011 là năm NHNN vất vả nhất trong việc khống chế lạm phát . Mức lãi suất tiếp tục lên ở mức rất cao so với năm 2010, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 2530%, còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20% trong 2 tháng đầu năm. Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ . Để thực hiện mục tiêu trên NHNN vừa kết hợp giữa cơ chế tác động trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể ngày 08032011, NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm lên 12%. Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% của thời kỳ năm 2009. Cùng với việc nâng lãi suất chính sách, chỉ trong vòng tháng 2 và tháng 3 năm này NHNN đã hút về gần 80 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở. Bất chấp lãi suất cao và căng thẳng trên thị trường tiền tệ NHNN đang cân nhắc quyết định tăng dự trữ bắt buộc. Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng nội tệ chỉ là 1% và 3%, với mức kỳ hạn là trên và dưới 12 tháng, đây là mức rất thấp so với khoảng thời gian trước đó. Đối với ngoại tệ, ngày 09032011, NHNN vừa quyết định nâng dự trữ bắt kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 6% và kỳ hạn trên 12 tháng từ 2% lên 4%. Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14% với mục đích làm giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả khi gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ trong việc huy động vốn trên thị trường. Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãi suất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 12 tuần lên gần bằng mức trần. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt. Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và có những giao dịch lãi suất đã vượt mức 20%. Hình 1.1: Đồ thị tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng Qua đồ thị thể hiện tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng, chúng ta có thể thấy thế thượng phong đang thuộc về các ngân hàng lớn, đã có uy tín hoạt động nhiều năm, và có thể coi là “đại gia” trong ngành ngân hàng Việt Nam. Chỉ riêng 7 ngân hàng này đã chiếm 77,61% tỷ lệ vốn được huy động trong năm qua. Theo số liệu cập nhật đến cuối năm 2011, Việt Nam có tất cả 62 ngân hàng dưới tất cả các hình thức. Như vậy 55 ngân hàng còn lại chiếm tỷ lệ huy động vốn chỉ là 22,39%, chưa bằng ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (26, 09%). Các ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn lớn tiếp theo lần lượt là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV (14,21%), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB (13,66%), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank (10,58%), Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB (5,59%), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank (4,01%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank (3,47%). Theo Reuters, 372.000 tỷ đồng là tổng số tiền huy động của toàn hệ thống ngân hàng đến tháng 72011, trong đó huy động trong 7 tháng năm 2011 là 35.600 tỷ đồng. Các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của chính phủ. Lạm phát 2011 là vấn đề nóng cần giải quyết trên nhất .Việc đưa gia mức lãi suất trần cũng như tăng tỷ lệ bắt buộc đã góp phần tích cực trong công tác kiểm soát lạm phát của NHNN
Trang 1BÀI TẬP LỚN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ “CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT” CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I Cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất 4
1 Khái niệm về lãi suất 4
2 Phân loại lãi suất 5
3 Cơ chế điều hành lãi suất 6
3 Vai trò của lãi suất 7
Chương II Cơ sở lý luận về NHNN VN 8
1 Giới thiệu về NHNN VN 8
2 Chức năng 9
3 Các chính sách lãi suất ngân hàng sử dụng trong các thời kì 10
Chương III Tình hình thực tiễn chính sách lãi suất của NHNN VN áp dụng 2011 đến nay 10
1 Chính sách lãi suất của NHNN năm 2011 11
2 Chính sách lãi suất của NHNN năm 2012 14
3 Chính sách lãi suất của NHNN năm 2013 17
4 Chính sách lãi suất của NHNN năm 2014 18
Chương IV Đánh giá về chính sách lãi suất từ năm 2011 đến nay và đưa ra ý kiến chính sách lãi suất 2015 21
1 Đánh giá chính sách lãi suất từ năm 2011 đến nay 21
2 Một số dự báo của các chuyên gia về nền kinh tế và chính sách lãi suất 2015 ……… 22
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3Danh mục các chữ viết tắt
VN Việt NamNHTM Ngân hàng thương mạiNHTW Ngân hàng trung ươngNHNN Ngân hàng nhà nướcCSTT Chính sách tiền tệ
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Hình 1.1: Đồ thị tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng
Hình 1.2 Đồ thị thể hiện tăng CPI so với tháng trước năm 2010, 2011
Hình 2.1:Biến động lãi suất điều hành năm 2011 so với năm 2012
Hình 2.2: Biểu đồ lãi suất tiền gửi trung bình 12 tháng của năm 2012 Hình 2.3: Đồ thị CPI cả nước từ 12/2011- 12/2012
Hình 2.4: GDP các quý năm 2012
Hình 3.1: Đồ thị lãi suất điều hành năm 2013
Hình 3.2 :Đồ thị các loại lãi suất năm 2013
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một trong những biến số quan trọng được theodõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng cánhân, tổ chức trong xã hội Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu haytiết kiệm để đầu tư Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗidoanh nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất Qua đó ảnhhưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ý thức được lãisuất là một trong những công cụ quan trọng, cần thiết để điều hành chính sách tiền tệ quốcgia Chính phủ, NHNN đã có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự
do hoá hoàn toàn lãi suất ở nước ta – đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự
do hoá trên cơ sở vừa đảm bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằmphù hợp với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị trường tàichính trong nước đang là một bài toán khó luôn được các nhà hoạch định chính sách quantâm
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về
“Chính sách lãi suất” của NHNN VN từ năm 2011 đến nay”.
Chương I : Cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất
Chương II : Lý thuyết về NHNN Việt Nam
Chương III: Thực trạng về việc áp dụng chính sách lãi suất từ năm 2011 đến nay
Trang 5CHƯƠNG I Cơ sở lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất
1 Khái niệm về lãi suất
Tư duy kinh tế hiện đại có nhiều cách định nghĩa về lãi suất, chẳng hạn MaynardKeynes cho rằng lãi suất là sự trả công cho số tiền vay, nó là phần thưởng cho sở thích chitiêu hay sở thích thanh khoản, David Cox cho rằng lãi suất biểu hiện giá cả khoản tiền màngười cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho ngườikhác, hoặc lãi suất có thể được coi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền
Cho dù lãi suất xuất hiện trong quan hệ tín dụng giữa các chủ thể với mục đích đầu tư,kinh doanh, tiêu dùng hoặc trong quan hệ tín dụng giữa NHTW với các NHTM, với tư
cách là công cụ điều tiết vĩ mô, thì khái niệm lãi suất được thừa nhận phổ biến là: Lãi suất là giá cả quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu Về mặt định lượng, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần
tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu
2 Phân loại lãi suất
Căn cứ vào thời hạn tín dụng lãi suất chia làm 3 loại:
Lãi suất ngắn hạn: Được áp dụng với các khoản tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới mộtnăm
Lãi suất trung hạn: Áp dụng với các khoản tín dụng trung hạn Thời hạn phụ thuộc vàotừng nước có thể từ 1-3 năm hoặc 5 năm
Lãi suất dài hạn: Áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn, có thời gian trên 5 năm
Theo giá trị thực của lãi suất chia làm 2 loại:
Lãi suất danh nghĩa (i): Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểmnghiên cứu hay là lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát
Lãi suất thực tế (i r): Là lãi suất đã được điều chỉnh cho đúng với những thay đổi về lạmphát hay là lãi suất đã loại trừ tỷ lệ lạm phát
Phương trình Fisher:
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
Hay I = ir +П
Trang 6 Theo phương pháp tính lãi suất chia làm 4 loại:
Lãi suất đơn: Là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kỳ hạn vay Thường sửdụng đối với các hợp đồng có thời hạn ngắn và chỉ có một kỳ thanh toán
Công thức:
Trong đó thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất Loại lãi suất nàythường được áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn và việc trả nợ được thực hiện một lầnkhi đến hạn
Lãi suất kép: Là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thờihạn sử dụng tiền vay Thường áp dụng cho các khoản đầu tư có kỳ hạn thanh toán, trong
đó lãi của kỳ trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau
C=Co(1+i)n
C: Số tiền thu được sau
n kỳ
Co: Số tiền gốci: lãi suấtn: số kỳ hạn
ihq = ( 1 + n i )n -1
Trang 7Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhậpnhận được trong tương lai từ một khoản đầu tư với giá trị hôm nay của khoản đầu tư đó Ngoài những cách chia chính trên còn rất nhiều cách chia khác về lãi suất
3 Cơ chế điều hành lãi suất
Trong điều hành lãi suất NHTW có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên lãi suất
Cơ chế tác động trực tiếp: NHTW sử dụng lãi suất với vai trò là công cụ trực tiếp củaCSTT NHTW áp đặt một khung lãi suất , chênh lệch lãi suất tiền gửi- cho vay hoặc trần –sàn lãi suất và buộc các TCTD phải tuân theo Đặc trưng của cơ chế kiểm soát lãi suất, ápdụng cho những nước đang trong quá trình phát triển, nền kinh tế không ổn định
Cơ chế tác động gián tiếp: NHTW sử dụng các công cụ gián tiếp của CSTT tác động lênlãi suất thông qua hành vi của ngân hàng
Nghiệp vụ thị trường mở : Là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy
tờ có giá của chính phủ trên thị trường Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ cógiá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng,
từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường
3 Vai trò của lãi suất
Đối với hộ gia đình
Khi lãi suất huy động vốn tăng lên thì trước hết các hộ gia đình xem xét các khoản chitiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoảntiết kiệm trong tổng thu nhập Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư vào ngânhàng, các quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào thị trường chứng khoán khi thấy có lợi
Đối với doanh nghiệp
Trang 8Chính sách lãi suất là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm điều tiếtlưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vụ kinh tế Lãi suất phải trả cho khoản vay là khoản chi phí của doanh nghiệp Do vậy,lãi suất cho vay thấp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh Ngược lại, lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp Lãisuất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả nguồn lực
Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tácđộng đến đầu tư, tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểuhiện trong các trường hợp lãi suất thấp kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng tăng tổngcầu, sản lượng tăng, giá tăng, thấp nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoạitệ
Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các NHTM
Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng vốn huy động Đồng thời, để mở rộngmối quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể nâng mức lãi suất tiền gửi và hạlãi suất cho vay.Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, mỗi NHTM đều có chiến lược riêng củamình Chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi Muốn vậy các NHTM đều tìmmọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý Sự cạnh tranh lành mạnhgiữa các NHTM sẽ tạo lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ kinh tế quốc dân
Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế
Người ta thấy rằng trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng docung cầu quỹ cho vay đều tăng Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, lãisuất có xu hướng giảm xuống Do vậy, thông thường nhìn vào xu hướng biến động của lãisuất ta có thể thấy được tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Lãi suất là biến số thườngxuyên thay đổi trong nền kinh tế Căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất người ta có thể
dự báo được các yếu tố khác của nền kinh tế như tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mứclạm phát dự tính, mức thiếu hụt của ngân sách thì người ta có thể dựa vào lãi suất trongmột thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế tương lai
Trang 9Chương II Cơ sở lý luận về NHNN VN
1 Giới thiệu về NHNN VN
NHNN VN thành lập vào ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình pháttriển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trongthời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đấtnước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh,phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp
Thời kì 1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt độngđộc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Pháthành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạcNhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cườnglực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch
Thời kỳ 1955-1975: Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện nhữngnhiệm vụ cơ bản sau:
Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạođiều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoạibằng không quân của Mỹ ở miền Bắc
Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôiphục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụchiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miềnNam
Thời kỳ 1975-1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã
được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiềnmới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cảhai miền Nam- Bắc vào năm 1978 Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhànước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện cáchoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường
Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngânhàng Việt Nam
Trang 10Tính đến nay NHNN đã trải qua 63 năm đi vào hoạt động với nhiều giai đoạn thăngtrầm cùng đất nước mỗi giai đoạn có những mục tiêu và chính sách điều hành khác nhaunhưng đều góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
2 Chức năng
Theo nghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của NHNN VN
Thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động về tiền tệ và ngân hàng trong đó NHNN
có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đồng thời với chức năngthanh tra giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng
Hoạt động ngân hàng và ngoại hối
Thực hiện chức năng của NHTW là phát hành tiền
Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN
Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước: Thực hiện điều hành lãi suất theo cơ chế quản
lý kế hoạch hóa tập trung với lãi suất thực âm
Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến năm 5/1992: Chính sách lãi suất cố định
Giai đoạn 1993 đến năm 2000: Lãi suất trần cho vay và sàn lãi suất huy động có linhhoạt
Giai đoạn 2000 đến 2002: lãi suất cơ bản kèm biên độ dao động
Giai đoạn từ 2002 đến 2010: Lãi suất thỏa thuận
Mỗi thời kì phát triển kinh tế NHNN lại đưa ra những chính sách lãi suất phù hợpmang tính có lợi đối với nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Bướcsang giai đoạn 2011 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, chính sách lãi suất củaNHNN có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn
Trang 11Chương III Tình hình thực tiễn chính sách lãi suất của NHNN VN áp dụng từ 2011 đến nay
Từ năm 2011 NHNN sử dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi suất cũngđiều chỉnh theo hướng phù hợp Với việc quy định lãi suất huy động vốn ngắn hạn, đốivới lãi suất huy động vốn dài hạn thì áp dụng lãi suất thỏa thuận Khởi nguồn bằng chínhsách lãi suất trần huy động theo Thông tư 02/2011 ngày 3/3/2011
Biện pháp mà NHNN áp dụng để điều chỉnh lãi suất có tác động trực tiếp hoặc giántiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ đã đề ra:kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền quốc gia
Nhóm nghiên cứu chia từng năm để dễ dàng cho việc tìm hiểu và phân tích dựa trên tiêuchí chính:
NHNN VN áp dụng điều hành lãi suất nào ?
Chính sách đó tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế:
Quá trình huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, lạm phát
Tác động đến đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp
Tăng trưởng kinh tế
Tùy vào từng năm, với những đặc điểm năm kinh tế khác nhau nhóm phân tích nổi bậtmột trong các tiêu chí trên
1 Chính sách lãi suất của NHNN năm 2011
Năm 2011 là năm NHNN vất vả nhất trong việc khống chế lạm phát Mức lãi suấttiếp tục lên ở mức rất cao so với năm 2010, lãi suất cho vay tiêu dùng đã lên tới 25-30%,còn lãi suất cho vay sản xuất cũng quanh mức 20% trong 2 tháng đầu năm
Mặc dù lãi suất cao như vậy nhưng dưới sức ép của lạm phát cao Ngân hàng nhà nước
(NHNN) vẫn buộc phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ Để thực hiện mục tiêu trên
NHNN vừa kết hợp giữa cơ chế tác động trực tiếp và gián tiếp Cụ thể ngày 08/03/2011,NHNH ban hành quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vayqua đêm lên 12% Mức lãi suất tái chiết khấu chỉ còn kém 1% so với mức đỉnh 13% củathời kỳ năm 2009 Cùng với việc nâng lãi suất chính sách, chỉ trong vòng tháng 2 và
Trang 12tháng 3 năm này NHNN đã hút về gần 80 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở Bất chấp lãisuất cao và căng thẳng trên thị trường tiền tệ NHNN đang cân nhắc quyết định tăng dự trữbắt buộc Hiện tại tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng nội tệ chỉ là 1% và 3%, với mức kỳhạn là trên và dưới 12 tháng, đây là mức rất thấp so với khoảng thời gian trước đó Đốivới ngoại tệ, ngày 09/03/2011, NHNN vừa quyết định nâng dự trữ bắt kỳ hạn dưới 12tháng từ 4% lên 6% và kỳ hạn trên 12 tháng từ 2% lên 4%.
Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 02 trong đó luật hóa trần huy động lãi suất 14%với mục đích làm giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp Tuy nhiên nó vẫn chưathực sự phát huy hiệu quả khi gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng nhỏ trong việc huyđộng vốn trên thị trường Thực tế thể hiện qua việc các ngân hàng lại ”chạy đua” tăng lãisuất không kỳ hạn và lãi suất ngắn hạn 1-2 tuần lên gần bằng mức trần Lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng cũng lên cơn sốt Lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn dài hơn và
có những giao dịch lãi suất đã vượt mức 20%
Hình 1.1: Đồ thị tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng
Qua đồ thị thể hiện tỷ lệ huy động vốn giữa các ngân hàng, chúng ta có thể thấy thếthượng phong đang thuộc về các ngân hàng lớn, đã có uy tín hoạt động nhiều năm, và cóthể coi là “đại gia” trong ngành ngân hàng Việt Nam Chỉ riêng 7 ngân hàng này đã chiếm77,61% tỷ lệ vốn được huy động trong năm qua Theo số liệu cập nhật đến cuối năm
2011, Việt Nam có tất cả 62 ngân hàng dưới tất cả các hình thức Như vậy 55 ngân hàng
Trang 13còn lại chiếm tỷ lệ huy động vốn chỉ là 22,39%, chưa bằng ngân hàng có tỷ lệ huy độngvốn lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (26, 09%) Các ngânhàng có tỷ lệ huy động vốn lớn tiếp theo lần lượt là Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam BIDV (14,21%), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB(13,66%), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank (10,58%),Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB (5,59%), Ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn Thương Tín Sacombank (4,01%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thươngTechcombank (3,47%) Theo Reuters, 372.000 tỷ đồng là tổng số tiền huy động của toàn
hệ thống ngân hàng đến tháng 7/2011, trong đó huy động trong 7 tháng năm 2011 là35.600 tỷ đồng
Các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ
mô và chỉ đạo của chính phủ
Lạm phát 2011 là vấn đề nóng cần giải quyết trên nhất Việc đưa gia mức lãi suất trầncũng như tăng tỷ lệ bắt buộc đã góp phần tích cực trong công tác kiểm soát lạm phát củaNHNN
Hình 1.2 Đồ thị thể hiện tăng CPI so với tháng trước năm 2010, 2011