1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận khoán hộ và thể chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp

25 7,7K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 149,31 KB

Nội dung

LỜI CAM KẾT2LỜI MỞ ĐẦU3NỘI DUNG4I.GIỚI THIỆU KIM NGỌC41.Tiểu sử và gia đình42.Cuộc đời và sự nghiệp43.Những cống hiến54.Tôn vinh và ghi danh6II.TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KHOÁN HỘ71.Mô hình hợp tác xã và khoán việc72.Tình hình kinh tế xã hội83.Sự ra đời của khoán hộ94.Kết quả đạt được từ khoán hộ10III.KHOÁN HỘ BỊ PHÊ PHÁN VÀ CHẤN CHỈNH111.Khoán hộ bị phê phán gay gắt112.Trung ương chấn chỉnh khoán hộ123.Nông dân âm thầm khoán chui13IV.TRUNG ƯƠNG CÔNG NHẬN KHOÁN HỘ141.Trung ương thừa nhận khoán chui142.Khoán 100, thừa nhận khoán hộ143.Khoán 10, chính thức công nhận khoán hộ16V.CƠ CHẾ QUẢN LÝ MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP181.Vai trò của cơ chế quản lý182.Ý nghĩa của khoán 10, làm thay đổi nền nông nghiệp18VI.KẾT LUẬN20LỜI CẢM ƠN23TÀI LIỆU THAM KHẢO24LỜI MỞ ĐẦUQua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.Và một trong những thành tựu đáng tự hào đó phải kể đến bước nhảy vọt mạnh mẽ nghành nông nghiệp. Từ chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp với tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong nông nghiệp, với hình thức khoán việc, đến sự ra đời của hình thức khoán hộ. Từ khoán hộ ở một xã, huyện một cách công khai đến khoán chui, khoán lùi, rồi khoán sản phẩm, khoán lúa, khoán 100 và khoán 10 là cả một chặng đường ghệp ghềnh, gian nan, đi từ thử nghiệm này đến thử nghiệm khác và từng bước điều chỉnh để tìm ra con đường phát triển đúng đắn và phù hợp cho nông nghiệp nước ta. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên, chỉ sau vài năm đổi mới, Việt Nam đã tự lực được lương thực và vươn lên trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.Bài học về khoán hộ và sự thăng trầm của khoán hộ là một thực tế đáng suy ngẫm trong quá trình đi đến đổi mới ở Việt Nam. Khoán hộ không chỉ là vấn đề của quá khứ, nó còn nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chủ đề: Khoán hộ và thể chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Hà Văn Long

Mã sinh viên: 14101263 Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Tâm

Hà Nội, 24 tháng 9 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I GIỚI THIỆU KIM NGỌC 4

1 Tiểu sử và gia đình 4

2 Cuộc đời và sự nghiệp 4

3 Những cống hiến 5

4 Tôn vinh và ghi danh 6

II TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KHOÁN HỘ 7

1 Mô hình hợp tác xã và khoán việc 7

2 Tình hình kinh tế xã hội 8

3 Sự ra đời của khoán hộ 9

4 Kết quả đạt được từ khoán hộ 10

III KHOÁN HỘ BỊ PHÊ PHÁN VÀ CHẤN CHỈNH 11

1 Khoán hộ bị phê phán gay gắt 11

2 Trung ương chấn chỉnh khoán hộ 12

3 Nông dân âm thầm khoán chui 13

IV TRUNG ƯƠNG CÔNG NHẬN KHOÁN HỘ 14

1 Trung ương thừa nhận khoán chui 14

2 Khoán 100, thừa nhận khoán hộ 14

3 Khoán 10, chính thức công nhận khoán hộ 16

V CƠ CHẾ QUẢN LÝ MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP 18

1 Vai trò của cơ chế quản lý 18

2 Ý nghĩa của khoán 10, làm thay đổi nền nông nghiệp 18

VI KẾT LUẬN 20

LỜI CẢM ƠN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ths Nguyễn Thị Tâm – Giảng viên tại khoa triết học & khoa học xã hội, trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Các nội dung trong tiểu luận này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong tiểu luận phục vụ cho việc phân tích, chứng minh được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong tiểu luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồngốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung tiểu luận của mình Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nộikhông liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Hà Văn Long

Trang 4

Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường Văn hóa -

xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao

Và một trong những thành tựu đáng tự hào đó phải kể đến bước nhảy vọt mạnh mẽ nghành nông nghiệp Từ chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp với tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong nông nghiệp, với hình thức khoán việc, đến sự ra đời của hình thức khoán hộ Từ khoán hộ ở một xã, huyện một cách công khai đến khoán chui, khoán lùi, rồi khoán sản phẩm, khoán lúa, khoán 100 và khoán 10 là cảmột chặng đường ghệp ghềnh, gian nan, đi từ thử nghiệm này đến thử nghiệm khác

và từng bước điều chỉnh để tìm ra con đường phát triển đúng đắn và phù hợp cho nông nghiệp nước ta Từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên, chỉ sau vài năm đổi mới, Việt Nam đã tự lực được lương thực và vươn lên trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo

Bài học về khoán hộ và sự thăng trầm của khoán hộ là một thực tế đáng suy ngẫm trong quá trình đi đến đổi mới ở Việt Nam Khoán hộ không chỉ là vấn đề của quá khứ, nó còn nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay

Trang 5

I GIỚI THIỆU KIM NGỌC

1 Tiểu sử và gia đình

Ông Kim Ngọc tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10/10/1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc trong một gia đình nông dân nghèo Ông chỉ học hết lớp 5, rồi tự học để lên được lớp 7, nhưng những tư duy đổimới của ông vào thời đó có thể nói là ít người sánh kịp

Năm 1947, ông lấy bà Lê Thị Liên và sau đó lần lượt sinh được 6 người con (cả 6 người con của ông bây giờ đều thành đạt) Ông Ngọc tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, đến năm 1954 ông đã là Phó Chính uỷ Quân Khu Việt Bắc

Năm 1958 ông về làm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, quê hương ông Suốt 24 năm ông làm bí thư tỉnh uỷ đều gắn với hạt lúa của người nông dân, nhất là gắn với những thăng trầm của khoán hộ

Ông Nguyễn Thành Tô, thư ký riêng nhiều năm liền cho ông Kim Ngọc kể: Ngay từ hồi những năm 60, khi mà sự giáo điều trong nhận thức lúc đó còn hết sứcnặng nề về “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang” (đồng nghĩa với sự sùng bái vật chất tư bảnchủ nghĩa), nhưng ông Kim Ngọc phát biểu trong Đảng bộ tỉnh đã khẳng định một chân lý có thể nói là cực kỳ táo bạo về sự phấn đấu của người đảng viên là làm sao để: “Dân luôn được: ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền” Ông nói, đấy chính là mục tiêu của CNXH

Một con người chỉ học hành hết lớp 7, vậy mà tư duy đã thật đi rất xa so với thời gian Chính những năm 65-67, khi Vĩnh Phúc làm khoán hộ, đời sống của người dân khấm khá hẳn lên Ông Trường Chinh về thăm Vĩnh Phúc đã phải tặng bài thơ: “Phù Lập làm phân thật khác thường/Phương Trù thuỷ lợi đáng nêu

gương/Chăn nuôi tập thể Hoà Loan giỏi/Cây rợp bên đường bóng Lạc Trung” (các địa danh ở Vĩnh Phúc) (ký bút danh Sóng Hồng)

2 Cuộc đời và sự nghiệp

Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 1946 ông làm Bí thư Huyện ủy Tam Dương

Năm 1947 ông làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Yên

Trang 6

Năm 1950 ông làm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên.

Ông từng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, từng tham gia khu ủy Việt Bắc;Năm 1954 ông là Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc, Chính ủy Cục Công binh, sau

đó là Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ

Đến năm 1958 là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc (từ tháng 3 năm 1952 đến tháng

Năm 1978, Kim Ngọc chính thức về hưu

Ngày 26 tháng 5 năm 1979 Kim Ngọc mất ở tuổi 62 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội

Kim Ngọc là người khởi xướng việc "khoán hộ" trong nông nghiệp ở Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20 Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc

mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô, các nhân vật cấp cao trong đảng Cộng sản đã không đánh giá đúng về khoán hộ nên ra sức kìm hãm và hạn chế Kim Ngọc phải làm kiểm điểm và tự nhận "có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ" Tuy nhiên, ông vẫn được tiếp tục bầu làm bí thư tỉnh uỷ

Theo lời ông Nguyễn Thành Tô, thư ký riêng của Kim Ngọc, thì ông chưa bao giờ bị kỷ luật, kể cả trong khoán hộ mà "chỉ" bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc, sau khi có chỉ đạo trực tiếp của Trường Chinh, lúc bấy giờ là Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng

3 Những cống hiến

Cách khoán của Khoán hộ:

 Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài;

 Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ;

 Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm;

Trang 7

 Khoán trắng ruộng đất cho hộ - Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã.

Sáng kiến "khoán hộ" hay "Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã" năm 1966, đã dẫn đến "khoán 10" hay "Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộngsản Việt Nam năm 1988", tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới Nghị quyết 10 hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành Việt Nam đã âm thầm áp dụng khoán hộ của Kim Ngọc

4 Tôn vinh và ghi danh

Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Kim Ngọc

Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông

Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc.Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông

Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh

Năm 2009, Hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền hình 50tập "Bí thư Tỉnh ủy" lấy nguyên mẫu cuộc đời ông

Trang 8

II TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KHOÁN HỘ

1 Mô hình hợp tác xã và khoán việc

Với nhận thức: “…còn chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối

làm ăn riêng lẻ thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện xã hội cho khuynh hướng

tư bản chủ nghĩa tự phát nảy nở”, sau khi thực hiện cải cách ruộng đất và cải tạo

nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đề mục tiêu xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc Trong nông nghiệp chủ trương thực hiện phong trào hợp tác hoá, thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, hô hào nông dân tham gia hợp tác xã Tính đến cuối tháng 3-1959, toàn miền Bắc đã có 6.830 hợp tác xã sản xuất nôngnghiệp bao gồm 7% nông hộ và gần 70% nông hộ vào tổ đổi công (21% nông hộ vào tổ đổi công thường xuyên) Trong số 6.830 hợp tác xã đã có 119 hợp tác xã cấp cao và có một ít xã đã thu hút trên 90% nông hộ vào hợp tác xã Số xã viên củatừng hợp tác xã cũng đông hơn Trung bình mỗi hợp tác xã gồm 30 hộ Cá biệt

có hợp tác xã gồm tới 100 hộ và kinh doanh nhiều mặt: nông nghiệp, thủ công nghiệp, mua bán (như hợp tác xã Vũ La, Hải Dương)

Ở miền núi đã có 239 hợp tác xã nông nghiệp Dân đánh cá cũng hăng hái tham gia vào hợp tác xã ngư nghiệp; tính đến tháng 2-1959 số hợp tác xã ngư nghiệp và nông - ngư nghiệp đã lên tới 102 hợp tác xã

Đến cuối 1960, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã cơ bản thành công với 85,8% số hộ nông dân và 68,1% diện tích đất canh tác ở miền Bắc được đưa vào 40.422 hợp tác xã nông nghiệp Nguyên tắc của hợp tác xã là: tập thể hoá tư liệu sản xuất và sức lao động, quản lý theo cơ chế tập trung, phân phối tư liệu và sản phẩm một cách thống nhất

Khi vào hợp tác xã, hộ nông dân đóng góp tất cả tư liệu sản xuất mà mình cóđược bao gồm: ruộng đất, trâu, bò, cày, cuốc… để sơ hữu chung, dưới sự quản lý của Ban chủ nhiệm hợp tác xã và các Đội sản xuất Mọi việc làm và kết quả thu hoạch được đều do Ban chủ nhiệm và các Đội sản xuất quản lí, điều hành và phân phối Hình thức tổ chức sản xuất ở các hợp tác xã là khoán việc Đơn vị sản xuất là

tổ đội sản xuất chứ không còn là hộ gia đình, vai trò kinh tế hộ nông dân bị xoá bỏ.Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà mình sẽ được hưởng trên cánh đồng chung Xã viên làm việc theo tiếng kẻng, buổi sang theo kẻng đủng đỉnh ra đồng, làm việc cầm chừng đợi kẻng hết giờ ra về, không quan tâm đến chất lượng công việc

Trang 9

Theo chế độ khoán việc, công sức lao động của xã viên được qui thành công, điểm (công là ngày công, còn điểm là 1/10 ngày công) Từ cấy hái, chăm bónđến họp hành đều tính thành công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn, xã Cán

bộ thôn, xã được bầu theo quan điểm giai cấp nên hầu hết là những bần, cố nông – những người còn nhiều hạn chế về khả năng và trình độ quản lí Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn hợp tác xã đề ra.Cuối mỗi vụ đều dựa vào công điểm để chia hoa lợi Đây chính là điểm sơ hở đẻ rarất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở Kẻ ghi công điểm thì không phải lao động và có quyền ban phát công điểm cho nông dân Còn nông dân thì một nắng hai sương nhưng chẳng được bù đắp gì vì mọi thứ đều là của chung và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” Tình trạng “dong công, phóng điểm” ngày càng phát triển tràn lan

Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã, vì thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước Nạn đói diễn ra thường xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc cũng nằm trong hoàn cảnh trên

1965 Phần nghĩa vụ với nhà nước cũng giảm 22.000 tấn so với năm 1965”

Câu hỏi đặt ra là vì sao hợp tác xã (HTX) luôn luôn được coi là điển hình tiên tiến của xã hội chủ nghĩa vậy mà dân vẫn đói nghèo, chẳng ai thiết tha gì với đồng ruộng Nhà thơ Tố Hữu đã hình tượng hoá lãng mạn hợp tác xã bằng câu thơ:

“ Dân có ruộng dập dìu hợp tác, Lúa mượt đồng ấm áp làng quê “ Nhưng có sâu

Trang 10

sát với người nông dân mới thấu hiểu ra chúng ta áp dụng mô hình hợp tác “mọi thứ đều là của chung” là rất sai Hình thức khoán việc kiểu ấy đẻ ra bao thứ quan liêu, nạn cường hào mới, tệ rong công, phóng điểm, làm an gian dối Vậy sao người ta cứ thổi phồng lên là HTX no ấm, người dân phấn khởi?

3 Sự ra đời của khoán hộ

Trong lúc khó khăn, một số địa phương, hợp tác xã đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách làm ăn mới hiệu quả hơn Theo điều tra lúc bấy giờ, nông dân không mặn mà với đất đai của chung hợp tác xã vì hiệu quả ngày công không cao nên họ tập trung đầu tư vào mảnh đất 5% (thường được gọi là ruộng phần trăm), vì công lao chăm bón, cày cấy và thu hoạch trên mảnh ruộng này hoàn toàn thuộc về hộ gia đình, làm được bao nhiêu họ hưởng cả, vì thế mà họ

ra sức chăm bón, cày cấy, quay vòng để nuôi gia đình Tức là khi hộ nông dân được tự chủ, họ có thể toàn tâm, toàn ý, bỏ hết công sức để đạt được năng suất cao nhất có thể Vậy nếu khoán việc tới hộ nông dân thì sẽ khắc phục được những hạn chế trên và thúc đẩy người lao động hăng hái tham gia sản xuất, tăng năng suất lao động

Với nhãn quan nhạy cảm, ông Kim Ngọc đã nhìn thấy hướng đi cho hợp tác

xã qua việc thay đổi cách khoán của các hợp tác xã Việc thường xuyên gặp gỡ traođổi với nông dân, cộng với khảo sát của số cán bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng

Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn khá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên

để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác

xã, người ta coi hộ là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh…Nhưng trong quá trình sản xuất lại tách hộkhỏi tư liệu sản xuất cơ bản nhất, do vậy đã triệt tiêu động lực của sự phát triển nênsản xuất kém hiệu quả

Từ năm 1963 đến năm 1965, ở Vĩnh Phúc đã xuất hiện việc khoán hộ rải rác

ở các hợp tác xã Văn Quan, Đa Phúc, Hoà Loan, Tứ Kỳ dưới các hình thức khoán nuôi trâu, bò đẻ, nuôi lợn, khoán trồng rau… Đây chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu để hình thành chủ trương khoán hộ của Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 10/9/1966, nghị quyết 68 của Đảng bộ Vĩnh Phúc về một số vấn đề quản lí lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay đã ra đời, một nghị quyết mang

Trang 11

tính đột phá vào thành trì bảo thủ của nông nghiệp, dám thẳng thắn phê bình sự thụt lùi, yếu kém của mô hình HTX lúc ấy Nghị quyết mang số 68 do ông Trần Quốc Phi, phó bí thư tỉnh ủy, trưởng ban công tác nông thôn, ký Sau này bà con nông dân thường gọi tắt là nghị quyết 68 hoặc là nghị quyết khoán hộ

Theo nghị quyết này, đối với một số khâu trong quá trình canh tác mà xã viên có thể đảm nhiệm hiệu quả như cấy, chăm bón lúa (làm cỏ, bón phân, tát nước…) và thu hoạch, thì giao cho xã viên diện tích phải làm, kèm theo mức

khoán số công điểm được ăn chia, sản lượng phải đạt và nộp cho hợp tác xã Với cách làm như vậy, xã viên làm tốt, vượt mức khoán thì họ được hưởng lợi hoàn toàn, nên xã viên hăng hái, chăm chỉ tham gia sản xuất Khả năng tự chủ của hộ giađình lại được phát huy, mọi tiềm năng lao động lại được tận dụng

Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như:

 Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài

 Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ

 Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm

 Khoán trắng ruộng đất cho hộ Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã

 Khoán hộ là cách HTX trực tiếp giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ động canh tác HTX chỉ cung cấp giống, kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác

xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được

4 Kết quả đạt được từ khoán hộ

Chỉ sau 1 năm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng trải qua hai vụ sản xuất với hình thức khoán mới, nền nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc Năm 1967 tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 HTX (hơn 70% số HTX) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha Trong

Trang 12

đó có bảy xã, 23 HTX đạt trên 6 tấn, bốn HTX đạt trên 7 tấn Tổng sản lượng quy thóc năm 1967 toàn tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn.

Năm 1967, Vĩnh Phúc huy động thóc làm nghĩa vụ chỉ đạt 99,5% kế hoạch nhưng các loại nông sản khác lại vượt mức: hoa màu, rau xanh đứng thứ 3 toàn miền Bắc, thuốc lá thu mua vượt 14%, thịt bán cho nhà nước vượt 31,5% Một số

xã như Cao Trào, Yên Lập đàn trâu đã tăng gấp 3 lần so với năm 1963 Hợp tác xã Đông Nam năng suất lúa tăng từ 520kg vụ chiêm, 840 vụ mùa (năm 1967) lên 602kg vụ chiêm, 980 kg vụ mùa (năm 1968), diện tích canh tác tăng thêm 100 mẫubãi Năm 1967, tổng đàn lợn trong tỉnh là 307.000 con, tăng 20% so với năm 1966.Vĩnh Phúc là một trong 14 đơn vị ở miền Bắc vượt kế hoạch thu mua thịt lợn hơi

Kết quả đó cho thấy hiệu quả rõ rệt của khoán hộ ở Vĩnh Phúc, vì trong giai đoạn này khoán hộ chủ yếu được thực hiện với hoa màu, rau và chăn nuôi Với nhiều hình thức khoán khác nhau, phù hợp với tâm lý, khả năng lao động, trình độ quản lý điều hành của cán bộ và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ nên khoán hộ ở Vĩnh Phúc đã huy động và tận dụng được các lực lượng lao động, khuyến khích xã viên hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạn chế đáng kể các hiện tượng tiêu cực trong các hợp tác xã lúc bấy giờ

Nông dân hiểu và làm theo rất đơn giản, Cái gì mật thiết bới họ thì họ chọn

và họ đã chon đúng Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi người nông dân Nếu họ chăm chỉ làm việc thì lúa sẽ tốt hứa hẹn vụ mùa đó sẽ thu hoạch đựoc nhiều hơn cho mình và HTX Đó là một chân lí đơn giản

III KHOÁN HỘ BỊ PHÊ PHÁN VÀ CHẤN CHỈNH

1 Khoán hộ bị phê phán gay gắt

Ngày 26-1-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103km2 và gần 1,3 triệu dân Ông Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú

Phú Thọ lúc đó chưa có chủ trương “khoán hộ” Chỉ có một số hợp tác xã biết “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế nên bí mật làm theo Đứng trước tình hình khó khăn đó, tháng 10-1968 Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969

Ngày đăng: 08/10/2016, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Thái Duy, Từ “khoán” đến hộ nông dân tự chủ, Đổi mới ở Việt Nam-nhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức, H.2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Duy, Từ “khoán
Nhà XB: Nxb Tri thức
9. Vân Thảo - “Bí thư khoán hộ” ký sự báo Tuổi Trẻ tháng 4 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân Thảo - “Bí thư khoán hộ
10. Đức Trung - “Kim Ngọc và số phận khoán chui” ký sự báo Dân Trí tháng 3 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Trung - “Kim Ngọc và số phận khoán chui
1. Ban chấp hành Đảng bộ Vĩnh Phú, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, tập II Khác
2. Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II, từ ngày 16 đến 30 tháng 4 và ngày 1 đến 10 tháng 6 năm 1959 Khác
4. Vũ Thị Hoà, Tìm hiểu khoán hộ ở Vĩnh Phúc 1966-1968, Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2012 Khác
5. Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20 Khác
6. Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (1930-2005), Nxb CTQG. H.2007 Khác
7. Nghị quyết 10-NQ/TW 1988 đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Khác
8. Nguyễn Thị Hồng Mai –Tìm hiểu khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trước đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w