Trình bày nội dung yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển. Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân. PHẦN MỞ ĐẦU: Nguyên tắc phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép biện chúng duy vật của triết học Mác Lênin gồm có nguyên tắc về mối quan hệ phổ biến và nguyên tắc phát triển. Hai nguyên lý này là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan.Từ nguyên tắc phát triển chúng ta áp dụng vào cuộc sống để phát triển bản thân, xã hội và đất nước. Bài tiểu luận này sẽ nêu lên nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển, đồng thời vận dụng nguyên tắc phát triển để lập một bản kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân.Kết cấu nội dung bài tiểu luận sẽ được trình bày trong hai phần chính là chương I và II trong đó:Chương I: Trình bày nội dung, yêu cầu và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển. Trong phần này nêu lên khái niệm, nội dung đồng thời đi sâu phân tích ba quy luật cốt lõi của nguyên tắc phát triển và những yêu cầu và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển.Chương II: Vận dụng nguyên tắc phát triển, lập kế hoạch hoạt động hoàn thiện nhân cách bản thân. Trong phần này có ba phần bao gồm phần xác định mục tiêu, các hoạt động để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cuối cùng là các phương pháp để kiểm soát và kiểm tra những hoạt động đang thực hiện.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
Tiểu luận về phương pháp luận
Tên tiểu luận:
Trình bày nội dung yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân.
Họ và tên sinh viên thực hiện: Hà Văn Long Lớp: QL19.02 Mã sinh viên: 14101263 Giảng viên hướng dẫn: Ths Hán Thị Hồng Liên
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học nguyên tắc phát triển
3 Yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phát triển 13
4 Cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển 13 Chương II: Kế hoạch hoạt động hoàn thiện nhân cách bản thân 14
1 Mục đích chính và các mục tiêu cụ thể 15
2 Hoạt động cần làm để hoàn thiện nhân cách bản thân 15
3 Kiểm soát và kiểm tra đánh giá hoạt động 17
Trang 3Lời cam đoan
Em xin cam đoan và khẳng định bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ viết ra
Em không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ người viết hộ và không thuê người viết hộ
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyên tắc phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép biện chúng duy vật của triết học Mác - Lênin gồm có nguyên tắc về mối quan hệ phổ biến và nguyên tắc phát triển Hai nguyên lý này là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên
cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan
Từ nguyên tắc phát triển chúng ta áp dụng vào cuộc sống để phát triển bản thân, xã hội và đất nước
Bài tiểu luận này sẽ nêu lên nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển, đồng thời vận dụng nguyên tắc phát triển để lập một bản kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân
Kết cấu nội dung bài tiểu luận sẽ được trình bày trong hai phần chính là chương I và II trong đó:
Chương I: Trình bày nội dung, yêu cầu và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển Trong phần này nêu lên khái niệm, nội dung đồng thời đi sâu phân tích
ba quy luật cốt lõi của nguyên tắc phát triển và những yêu cầu và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển
Chương II: Vận dụng nguyên tắc phát triển, lập kế hoạch hoạt động hoàn thiện nhân cách bản thân Trong phần này có ba phần bao gồm phần xác định mục tiêu, các hoạt động để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cuối cùng là các phương pháp
để kiểm soát và kiểm tra những hoạt động đang thực hiện
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phát triển
1 Khái niệm về nguyên tắc phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không
có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy
ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Trang 6Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn
2 Nội dung của nguyên tắc phát triển
Nguyên tắc phát triển biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định Trong đó:
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động Những kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản
a Quy luật mâu thuẫn
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời
Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập
Trang 7Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ
và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập,
Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành những chất mới Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều
đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
● Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành
Trang 8● Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau
● Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới
ra đời thay thế
Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển
b Quy luật lượng - chất
Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của
sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”
Trang 9—Karl Marx
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo Cứ căn
cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo lên cách thức vận động, phát triển của sự vật
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,
là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của
sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn lượng là mặt biến đổi hơn
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật So với lượng thì chất thay đổi chậm hơn Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó
Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là điểm nút Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Ví dụ: 0c, 100c là điểm nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về chất)
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước ngoặt mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới
Trang 10Các hình thức cơ bản của bước nhảy Bước nhảy để chuyển hoá về chất của
sự vật hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau Những hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi
những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật Chẳng hạn, khối lượng Uranium 235(Ur 235)được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát Bước nhảy dần dần
là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật Bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng là
sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ,
có bước nhảy cục bộ Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn
bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật
Khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó qui định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một
độ mới Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng Sự quy định này có thê được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng
c Quy luật phủ định