- Ngân hàng nhà nước cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên tổ chức, cung cấp thông tin tín dụng và các quy định mới về đầu tư cho các ngân hàng.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thẩm định dựa án như đưa các chỉ tiêu kinh tế cần thiết trong thẩm định vào các chương trình phần mềm máy tính để có thể có kết quả thẩm định nhanh chóng và chính xác hơn.
- Các ngân hàng nên thành lập bộ phận chuyên trách công tác thu thập thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế, khoa học - kỹ thuật liên quan đến công tác thẩm định.
- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và ban hành quy trình, nội dung thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và đầu tư, của các ngân hàng thương mại cho phù hợp với thực tiễn của nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng
Để tạo điều kiện cho ngân hàng khi thẩm định dự án đầu tư, trước hết các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nên chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính , khả năng quản lý của mình.
Các dự án xin vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực để ngân hàng không mất thời gian, chi phí vào việc thẩm định những dự án không được phép hoạt động.
Các luận chứng kinh tế, các báo cáo tài chính, các thông tin và tài liệu có liên quan mà ngân hàng yêu cầu cần đảm bảo tính chính xác, trung thực để kết qủa thẩm định được chính xác. Điều này đòi hỏi khách hàng phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để đôi bên cùng có lợi. Căn cứ vào những số liệu này, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá chính xác tình hình tài chính của khách hàng, giúp cho quá trình thẩm định đạt kết quả tốt. Từ đó, ngân hàng có những quyết định hợp lý,tạo điều kiện cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng được thuận lợi, đạt kết quả cao, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng.
SVTH : Phạm Nguyễn Phương Oanh Trang 95
PHẦN KẾT LUẬN
Nền kinh tế đang trên đà phát triển, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Việt Nam.Trong khi đó, thị trường chứng khoán của chúng ta còn khá trẻ, việc tài trợ dự án đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Do đó, việc mở rộng tín dụng đối với các dự án đầu tư là một hướng đi cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Mở rộng qui mô đầu tư cho các dự án phải luôn đi đôi với tăng cường hiệu quả công tác thẩm định thì mới bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải luôn hoàn thiện qua thức tế chứ không chỉ dừng lại ở lí thuyết vì trên thực tế, đầu tư luôn biến động.
Trong chuyên đề này, em đã khái quát hoá được những vấn đề có tính lý luận về thẩm định dự án, phân tích và làm rõ được thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Khánh Hòa và đưa ra được một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Khánh Hòa.
Đây là một đề tài rộng, bài viết của em chỉ xin đóng góp thêm một cách nhìn khác về mảng này. Những đề xuất và những kiến nghị đưa ra chỉ là một đóng góp nhỏ cho việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Khánh Hòa .
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn , Ban giám đốc cùng các cô chú, anh chị NHĐT & PT Khánh Hòa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tài .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo Trình Lập Và Thẩm Định Dự Án Đầu Tư - Lý Thuyết Tình Huống Bài Tập - Tác giả: Đỗ Phú Trần Tình (NXB: Giao thông vận tải) - Phát hành: 28-02- 2009
2.Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư – Biên soạn: thầy Thái Ninh (tháng 8 – 2008)
3.Phụ lục VIII – Hướng dẫn thẩm định dự án tại NHĐT & PT Khánh Hòa 4.Tài liệu tập huấn nghiệp vụ tín dụng– thẩm định, NHĐT&PT VN (2008). 5. Văn bản về chức năng của phòng Thẩm định NHĐT & PT Khánh Hòa 6. http://bidv.com.vn/ 7. http://www.google.com 8. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn 9. http://www.saga.vn/ 10. http://vneconomy.vn/ 11. Một số tài liệu khác.
SVTH : Phạm Nguyễn Phương Oanh Trang 97
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa
NHĐT & PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa
TSLĐ Tài sản lưu động
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
NVL Nguyên vật liệu
VLĐ Vốn lưu động
DN Doanh nghiệp
NH Ngân Hàng
CHS Chủ sở hữu
HĐKD Hoạt động kinh doanh
PCCC Phòng cháy chữa cháy
CBCNV Cán bộ công nhân viên
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại Cổ phần
SXKD Sản xuất kinh doanh
Danh mục bảng biểu:
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý tại BIDV Khánh Hòa...51 Bảng Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh...59 Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư………...67 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá…………...74
SVTH : Phạm Nguyễn Phương Oanh Trang 99
Phụ lục đính kèm:
PHỤ LỤC VIII/TDDN
HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Phần chung
1. Mục tiêu của hướng dẫn
-Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư dự án.
-Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho Chủ đầu tư, tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
-Làm cơ sở để xác định giá trị cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.
2. Phương pháp sử dụng
Những nội dụng đưa ra tại Hướng dẫn này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định dự án, từy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư đề nghị vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tuỳ theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua hoặc bổ sung thêm một số nội dung thẩm định nếu không phù hợp hoặc chưa đầy đủ so với thực tế.
3. Yêu cầu
Ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án đầu tư đề nghị vay vốn của khách hàng để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần phải tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu, VBCĐ, các chính sách có liên quan đến dự án đầu tư thông qua các nguồn:
-Đi thực tế để tìm hiểu giá cả, tình hình cung - cầu chung của thị trường đối với sản phẩm của dự án;
-Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá giá cả, tình hình thị trường đầu vào - đầu ra của dự án;
-Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng Internet,…) từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,…
-Tìm hiểu thông qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về ngành nghề;
-Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại;
Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần thường xuyên kết hợp với nhau để trao đổi thông tin, đi khảo sát thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:
- Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng;
-Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng;
-Địa điểm hạ tầng cơ sở nơi sẽ thực hiện đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến đầu tư dự án mới;
-Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay bổ sung ngoài tài sản hình thành từ dự án (nếu có);
II. Thẩm định dự án đầu tư
Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khách như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích đánh giá gồm:
Sự cần thiết phải đầu tư
Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết
SVTH : Phạm Nguyễn Phương Oanh Trang 101 bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp.
Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược/quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá.
Ngoài ra, có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung:
Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường ntn?
Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trường trong thời gian nhất định hay không?
Quy mô: dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa?
Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng/trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơ hội đầu tư: SX VLXD (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tư bất động sản…
Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá/phân tích cụ thể tại các phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giá khái quát về dự án. Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không. Nếu hợp lý, tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong các
phần ở dưới đây.
1. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
1.1. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rotiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:
-Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; -Định dạng sản phẩm của dự án;
-Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án.
-Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên phương diện như:
-Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay; -Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm;
-Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).
SVTH : Phạm Nguyễn Phương Oanh Trang 103
1.2. Đánh giá về cung sản phẩm
-Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
-Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
-Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới;
-Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC; Hiệp định thương mại