Phân tích dự án vay vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 32)

1.2.3.1 Phân tích khả năng tạo doanh thu

Phân tích thị trường là một nội dung quan trọng đầu tiên của một dự án đầu tư. Trên cơ sở phân tích thị trường ta mới thấy rõ được sự cần thiết, mức độ cần thiết phải đầu tư, do đó mới quyết định chiến lược sản xuất. Phân tích thị trường phải xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh dịch vụ, quy mô thị trường, dự báo thị trường tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Phân tích thị trường là một vấn đề hết sức cần thiết của một dự án đầu tư. Nó có tính chất quyết định sự thành bại cuả dự án nhưng lại là một vấn đề phức tạp, nặng tính lý thuyết, ít thông tin.

Việc phân tích thị trường sản phẩm và dịch vụ của dự án là nhằm xác định rõ các vấn đề sau đây:

+ Sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà dự án sẽ sản xuất là cái gì? Nhằm thoả mãn nhu cầu gì cho sản xuất hoặc cho đời sống? Người ta sử dụng nó trong những trường hợp nào?

Việc lựa chọn sản phẩm (dịch vụ) cho dự án cần dựa vào một số cơ sở như: Sản phẩm định chọn có phù hợp với chính sách khuyến khích của Nhà nước hay không (hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu...).

Sản xuất sản phẩm đó có phù hợp với sở trường của doanh nghiệp không. Sản phẩm định chọn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM (DỊCH VỤ) CỦA DỰ ÁN

a. Xác định vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm b. Xác định cung cầu về sản phẩm (dịch vụ) hiện tại c. Dự báo cung cầu sản phẩm trong tương lai

e. Phân tích khả năng chiếm lĩnh thị trường

Khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án chỉ mới cho biết khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng xâm chiếm thị trường có thể đạt được. Nhưng có đạt được trong thực tế hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề nhất là khả năng tiếp thị. Vì vậy trong dự án người đi thẩm định cần phải xem xét bên đi vay đã nghiên cứu cả phần tiếp thị, xác định đối tượng khách hàng, các phương án giới thiệu sản phẩm, hệ thống kênh phân phối sản phẩm ... chưa.

Đối với những dự án có sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xem bên đi vay đã phân tích thị trường nước ngoài hay chưa. Và trong bảng phân tích thị trường nước ngoài, thẩm định viên cần lưu ý xem đã thêm các điểm sau chưa :

- Những thể chế nhập khẩu của nước ngoài đối với loại sản phẩm của dự án - Hệ thống bảo hộ mậu dịch của nước ngoài như thuế quan, hạn ngạch, rào cản kỹ thuật ...

- Phương thức, quãng đường và giá cước vận chuyển ra nước ngoài - Tỷ giá hối đoái dùng trong thanh toán

Khi xét đến khả năng cạnh tranh, xâm chiếm thị trường nước ngoài cần chú ý đến các nhà sản xuất của nước đó và của các nhà sản xuất ở các nước khác muốn xâm nhập vào thị trường của nước đang xét đã được xem trọng trong bài phân tích hay chưa.

1.2.3.2. Phân tích kỹ thuật – Công ngh

Công tác Phân tích kỹ thuật - công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành phân tích tài chính, kinh tế các dự án đầu tư. Phân tích kỹ thuật - công nghệ phụ thuộc vào các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, bên đi vay cần phả xem xét cẩn thận để lựa chọn được một mô hình chung thích hợp đối với tất cả các ngành.

- LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Cán bộ thẩm định của Ngân hàng cần xem xét quá trình phân tích các điều kiện và lợi ích để lựa chọn phương thức đầu tư đã được trình bày đầy đủ và rõ ràng chưa. Đối với các loại sản phẩm hoàn toàn mới thông thường đã có phương án đầu tư mới hay chưa. Khi năng lực sản xuất hiện có không đáp ứng được yêu cầu số

lượng sản phẩm hoặc đầu tư chiều sâu không có lợi, chi phí cao thì có nên đầu tư mới hay không, cũng cần được trình bày rõ trong bài phân tích.

Đánh giá địa điểm lựa chọn để thực hiện dự án. Địa điểm cụ thể là vị trí địa lý cụ thể để xây dựng công trình. Việc chọn địa điểm cụ thể quan trọng ở chỗ nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh phí đầu tư để xây dựng công trình.

Trong dự án liên quan đến địa điểm cụ thể cần phải nêu rõ những nội dung sau đây:

- Mô tả vị trí địa lý (vị trí nằm ở đâu, đông, tây, nam, bắc giáp...).

- Hiện trạng mặt bằng và hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước...).

- Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng cho dự án.

- Sơ đồ khu vực địa điểm và sơ đồ hiện trạng tổng mặt bằng.

- Chi phí giải phóng mặt bằng: di chuyển, đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng. - Địa hình, địa chất, thủy văn ....

- Công nghệ và trang thiết bị

a. Công nghệ

Để sản xuất một loại sản phẩm có nhiều công nghệ khác nhau. Nhiệm vụ của người thẩm định dự án là phải xem thử việc lựa chọn công nghệ thích hợp hay chưa. Công nghệ có tiên tiến, đồng bộ hay không.

b. Thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp theo là việc lựa chọn thiết bị phụ thuộc chặt chẽ vào công nghệ đã được lựa chọn. Phải xem xét xem việc lựa chọn thiết bị đã tiên tiến, đồng bộ và giá cả có cạnh tranh hay không.

- NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Tổ chức lãnh đạo, điều hành, quản lý quá trình thực hiện dự án là một nhân tố quan trọng có tính quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư.

Cần xem xét xem việc nghiên cứu tổ chức quản trị dự án đã bao gồm các yếu tố này chưa:

- Phân rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các cấp lãnh đạo, điều hành, thực hiện.

- Dự kiến số lượng, chất lượng lao động.

- Dự kiến tổng quĩ lương hàng năm, xem xét chi phí tiền lương xem dự án có khả thi hay không bao gồm lương công nhân trực tiếp, lương công nhân phục vụ, phụ trợ, lương bộ phận quản lý hay lương của nhân viên người nước ngoài.

- Dự kiến về phương thức tuyển dụng và đào tạo có quá tốn kém hay không, được chi ra hợp lý và thu lại hiệu quả thế nào, chất lượng đào tạo có xứng đáng với số tiền bỏ ra và khớp với số liệu trong bảng báo cáo không.

1.2.3.3 Phân tích tài chính d án :

Đối với bất kỳ một dự án nào, dù tiền khả thi hoặc khả thi người thẩm định dự án đều phải tiến hành xem xét thật kĩ phân tích tài chính của bên đi vay. Đây là một nội dung quan trọng của dự án nhằm đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư. Dự án có an toàn về mặt tài chính hay không, từ đó quyết định đưa ra quyết định đầu tư hay không. Ngoài ra phân tích tài chính còn là một cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội.

1.2.3.3.1. Dự trù tổng vốn đầu tư – Nguồn vốn

Phân tích nhu cầu vốn đầu tư vào dự án thường bao gồm phân tích nhu cầu vốn đầu tư cố định và vốn lưu động. Tuy nhiên có những dự án xây dựng cơ bản mà không xét đến giai đoạn vận hành trong sản xuất kinh doanh thì có thể hiểu vốn đầu tư là vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản.

a. Nhu cầu vốn cố định.

Nhu cầu vốn cố định của dự án là những khoản chi đầu tư ban đầu và những chi đầu tư vào tài sản cố định như tính khả thi của mặt bằng được thuê… . Các khoản chi này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao, thẩm định viên cần xem xét các chi phí này đã được tính đúng, tỉnh đủ hay chưa?

Nhu cầu vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn đầu tư như chi phí giải phóng mặt bằng... Các chuyên gia kỹ thuật của dự án thường tính toán chính xác các khoản đầu tư liên quan đến tài sản cố định nhưng lại thường quên tính toán các nhu cầu tài trợ mà chu kỳ kinh doanh đòi hỏi, đó là xác định nhu cầu vốn lưu động gồm tồn kho, vốn bằng tiền, các khoản phải thu trừ đi các khoản phải trả. Phải xem xét xem đã tính đúng tính đủ hay chưa.

c. Tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư (VĐT) = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động

Thẩm định viên cần xem xét kĩ các số liệu và xem thử đã tính đúng hay chưa.

d. Nguồn vốn.

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cần thiết ở trên, nhà phân tích dự án phải xem xét khả năng huy động vốn từ những nguồn ngân quỹ khác nhau để tài trợ cho việc đầu tư. Nguồn vốn đầu tư vào dự án có thể từ hai nguồn cơ bản sau:

- Vốn chủ sở hữu.

- Vốn vay.

1.2.3.3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu hàng năm và báo cáo thu nhập a. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm

Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm hoặc tổng giá thành bao gồm những khoản như chi phí trực tiếp, chi phí quản lý. chi phí bán hàng. Các chi phí này cần được kiểm tra kĩ lưỡng xem thử đã tính đủ và tính đúng hay chưa.

b. Tính toán doanh thu hàng năm

- Xác định giá bán của sản phẩm dự án đã được tính toán 1 cách hợp lý chưa, có khả năng thực hiện và cạnh tranh được hay không.

- Về tiêu thụ sản phẩm

Trong dự án cần phải nêu rõ các phương thức tiêu thụ sản phẩm như mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm; bán qua đại lý; bán theo hợp đồng...

c. Báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập của dự án rất quan trọng, nó phản ánh mức lãi hoặc lỗ của dự án cho từng thời kỳ hoạt động. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt tài chính đều dựa trên cơ sở bảng này. Cuối bảng cần phải tính một số chỉ tiêu tài chính của dự án.

Người thẩm định cần chú ý xem thử các phần miễn thuế hay chuyển lỗ đã được liệt kê vào bài hay chưa, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được tính đúng và đủ không…

1.2.3.3.3. Ước lượng ngân lưu (Dòng tiền)

Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và các khoản thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đều được xác định ở thời điểm cuối năm. Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận để đánh giá dự án. Khi xây dựng bảng ngân lưu cần phải chú ý xem xét đã đủ hết các yếu tố chưa, kiểm tra lại thật kĩ dòng ngân lưu đã tính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến NPV.

1.2.3.3.4. Suất chiết khấu

Khi phân tích các dự án đầu tư chúng ta thường nhận thấy chúng có một đặc tính chung đó là lợi ích và chi phí của các dự án thường xuất hiện ở các thời điểm khác nhau. Xuất phát từ quan điểm “1 đồng hôm nay có giá trị cao hơn 1 đồng nhận được vào ngày mai”, vì đồng tiền có được ngày hôm nay có thể được đem đầu tư và sinh lời ngay lập tức, các chi phí và lợi ích đến sớm hơn về mặt thời gian cần phải được đánh giá cao hơn và ngược lại. Điều đó có thể hiểu là lợi ích và chi phí ở hiện tại phải được đánh giá cao hơn lợi ích và chi phí tương lai, do tiền có được trong hiện tại được sử dụng để đầu tư có lãi hay tiêu dùng trong khoảng thời gian giữa hiện tại và tương lai. Chính vì vậy người đi vay sẵn sàng trả lãi để có quyền sử dụng số vốn vay đó, còn người cho vay đòi hỏi phải được trả lãi.

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ dự án vượt quá suất sinh lời yêu cầu đối với dự án. Suất sinh lời yêu cầu của một dự án phải bằng với suất sinh lời mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro

tương đương trên thị trường tài chính.Vì vậy suất sinh lời yêu cầu tối thiểu chính là chi phí vốn của dự án.

Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà công ty phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lợi mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng khoán của công ty, nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của công ty. Nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi ro của công ty thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lời đối với công ty. Chi phí sử dụng vốn sẽ được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của công ty hoặc rủi ro của dự án.

1.2.3.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá dự án

a. Hiện giá ròng (NPV: Net Present Value)

Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư đối với số vốn đầu tư của dự án.

Sử dụng NPV để ra quyết định lựa chọn dự án:

- Bác bỏ dự án khi NPV < 0

- Khi phải lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, chọn dự án nào có NPV cao nhất

- Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế, sẽ chọn tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất.

b. Suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR  Suất sinh lời yêu cầu.

c. Thời gian hoàn vốn (PP: Payback Period)

Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhân dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn.

Chỉ số lợi nhuận hay còn gọi là tỉ số lợi ích-chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án.

Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV. Tuy nhiên NPV là một số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối, biểu thị của cải tạo ra trên 1 đồng đầu tư.

1.2.3.4. Lc chn dự án trong điều kin gii hn ngân sách

Chỉ tiêu PI phù hợp trong trường hợp xếp hạng dự án khi ngân sách đầu tư bị giới hạn. Dùng chỉ tiêu này ta có thể lựa chọn một tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất, hay nói cách khác với một ngân sách bị giới hạn có thể tạo ra tổng của cải lớn nhất. Trình tự lựa chọn dự án như sau:

- Tính toán chỉ số PI cho tất cả các dự án

- Sắp xếp các dự án theo thứ tự PI từ cao đến thấp

-Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án sẽ được lựa chọn theo thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách vốn đầu tư được dùng hết

- Trong trường hợp ngân sách vốn đầu tư không dùng hết vì dự án cuối cùng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 32)