1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an 10 (thao giamg)

3 183 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

Trường THPT Lê Quý Đôn GV: Nguyễn Văn Trãi Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : Tuần : Tên bài dạy: §6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức  Giới thiệu cho học sinh biết cách dùng máy tính để giải bài toán.  HS hiểu rõ hơn về các khái niệm: bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình.  Học sinh biết được các bước cơ bản khi giải một bài toán trên máy tính: Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu. 2. Kỹ năng  Rèn luyện thêm về khả năng xây dựng thuật toán cho một bài toán. II. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp  Đặt vấn đề, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.  Trực quan, trao đổi, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên.  Tóm tắt và ghi ý chính. 2. Phương tiện  Giáo viên : Giáo án, bài giảng điện tử, máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu .  Học sinh : Xem trước nội dung bài học, sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp, điểm danh: - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ : - (Câu hỏi trắc nghiệm đã chuẩn bị trong bài giảng điện tử). 3.Giảng bài mới : - Chúng ta biết rằng máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Những bài toán mà con người muốn máy tính giải quyết ngày càng nhiều. Nhưng việc giải bài toán trên máy tính được tiến hành như thế nào bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH”. NỘI DUNG BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ  Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1. Xác định bài toán; Bước 2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3. Viết chương trình; Bước 4. Hiệu chỉnh; Bước 5. Viết tài liệu. 1. Xác định bài toán - Ta cần xác định rõ 2 thành phần: Input; Output. Ví dụ: Tìm ước số chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số nguyên dương M và N. + Input: M, N là 2 số nguyên dương + Output: ƯCLN(M, N). -Giới thiệu và nêu tên bài. -Việc giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua những bước nào? -Nhận xét, chốt lại ý chính. -Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung từng bước. -Việc xác định bài toán là ta cần xác định những thành phần nào? -Nhận xét, chốt lại ý chính, -Nêu VD. Hãy xác định bài toán. -Mở sách giáo khoa, ghi bài. -Lắng nghe, đọc sách, trả lời câu hỏi. -Chú ý lắng nghe, quan sát -Xác định input và output. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Xác định bài toán. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Giáo án Tin học lớp 10 1 Trường THPT Lê Quý Đôn GV: Nguyễn Văn Trãi - Từ đó, ta xác định được ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu thích hợp. 2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán a) Lựa chọn thuật toán - Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán, nhưng có thể có nhiều thuật toán cùng giải một bài toán. Nên cần chọn một thuật toán tối ưu nhất để giải bài toán cho trước. Thuật toán tối ưu là thuật toán đảm bảo các tiêu chí: + Ngắn gọn, dễ hiểu; + Tốn ít thời gian thực hiện; + Tốn ít bộ nhớ. b) Diển tả thuật toán Ví dụ: Tìm ƯCLN(M,N). Với M, N là 2 số nguyên dương.  Ý tưởng: - Nếu M = N thì ƯCLN(M, N) là M. - Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M, N - M). - Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M - N, N).  Thuật toán Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê: Bước 1. Nhập M, N; Bước 2. Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN à bước 5; Bước 3. Nếu M > N thì M ← M - N rồi quay lại bước 2; Bước 4. N ←N - M rồi quay lại bước 2; Bước 5. Đưa ra ƯCLN rồi kết thúc. Thuật toán diễn tả bằng sơ đồ khối: 3. Viết chương trình -Tại sao ta cần xác định rõ input và output? -Nhận xét và chốt lại ý chính. -Vì sao phảI lựa chọn thuật toán? -Nhận xét, chốt lại ý chính. -Thuật toán như thế nào thì được gọi là tối ưu? -Nhận xét, chốt lại ý chính. -Nêu ví dụ, trình bày ý tưởng giải bài toán. -Hãy hình thành nhóm để thảo luận cùng viết thuật toán theo cách liệt kê giải bài toán trên. -Quan sát và hướng dẫn. -Chốt lại nội dung thuật toán theo cách liệt kê. -Hãy vẽ sơ đồ khối diễn tả thuật toán giải bài toán này. -Quan sát, hướng dẫn, gợi mở. -Chốt lại nội dung sơ đồ khối mô tả thuật toán. -Thực hiện mô phỏng thuật toán với M=25 và N=10 -Đặt vấn đề: Bây giờ làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện -Đọc sách và trả lời. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Suy nghĩ và trả lời. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Trả lời câu hỏi. -Lắng nghe, ghi bài. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Thảo luận, viết thuật toán theo cách liệt kê. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Hs vẽ ra giấy nháp. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Chú ý quan sát, lắng nghe. -Lắng nghe, suy nghĩ. Giáo án Tin học lớp 10 2 Trường THPT Lê Quý Đôn GV: Nguyễn Văn Trãi Là việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. Cần lựa chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp với thuật toán để viết chương trình. 4. Hiệu chỉnh Sau khi viết xong chương trình cần phải chạy thử với một số bộ Input tiêu biểu. Nếu phát hiện thấy có sai sót thì phải sửa lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh. Ví dụ: Một số bộ Input tiêu biểu của bài toán tìm ƯCLN của 2 số nguyên dương M và N. M = 8; N = 8 → ƯCLN = 8 M = 25; N = 10 → ƯCLN = 5 M = 88; N = 121 → ƯCLN = 11 M = 17; N = 13 → ƯCLN = 1 5. Viết tài liệu Mô tả chi tiết về bài toán, thuật toán, chương trình và kết quả thử nghiệm, hướng dẫn cách sử dụng. Từ tài liệu này, người sử dụng đề xuất các khả năng hoàn thiện thêm. đúng thuật toán. -Máy tính hoạt động dựa vào đâu? -Vậy ta phải chuyển đổi thuật toán sang chương trình. -Có mấy loại ngôn ngữ lập trình? -Hiệu chỉnh là làm gì? -Nhận xét, chốt lại ý chính. -Nêu và phân tích ví dụ. -Viết tài liệu là làm gì? Nhận xét, chốt lại ý chính. -Trả lời: Máy tính hoạt động theo chương trình -Trả lời câu hỏi. -Đọc sách và trả lời câu hỏi. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Đọc sách và trả lời câu hỏi. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. 4. Củng cố :  Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính? 5. Dặn dò:  Trả lời các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 trang 51_sách giáo khoa.  Chuẩn bị bài mới: §7. Phần mềm máy tính; §8. Những ứng dụng của tin học. IV- RÚT KINH NGHIỆM : ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Giáo án Tin học lớp 10 3 . nghe, quan sát -Xác định input và output. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Xác định bài toán. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. Giáo án Tin học lớp 10 1 Trường. quan sát, ghi bài. -Trả lời câu hỏi. -Lắng nghe, ghi bài. -Lắng nghe, quan sát, ghi bài. -Thảo luận, viết thuật toán theo cách liệt kê. -Lắng nghe, quan

Ngày đăng: 08/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w