3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp Phạm vi nghiên cứu: Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ trung ương đến địa phương (Ban Tôn giáo Chính Phủ, Ban tôn giáo cấp tỉnh, công chức chuyên trách công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp huyện, công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp xã). 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp. Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp. Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng độ ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận chung của đề tài. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học để thu thập số liệu về thực trạng chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Phương pháp chuyên gia để tham khảo kinh nghiệm và đề xuất của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những người làm công tác quản lý nhà nước có kinh nghiệm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đóng góp một phần cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến côn tác quản lý nhà nước về tôn giáo hoặc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Đóng góp sở khoa học cho những thay đổi về chính sách đào tạo, bôi dưỡng, tyển dụng và các chế độ đối với công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang từ trung ương đến địa phương. Bổ sung kiến thức cho đội ngũ giảng viên trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Tài liệu tham khảo của các cơ quan quản lý nhà nươc về tôn giáo các cấp và giảng viên và các nhà nghiên cứu 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba chương: Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CÁC CẤP Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, quá trình hình thành và phát triển các tôn giáo ở Việt Nam gắn với lịch sử đất nước Đa số các tổ chức tôn giáo hoạt động ổn định, có đủ điều kiện đã thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động và công nhận về tổ chức; xây dựng, chỉnh lý Hiến chương, Điều lệ theo đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc Đến nay các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 38 tổ chức, 14 tôn
giáo, gồm: Phật giáo có Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Công giáo có Giáo hội
Công giáo Việt Nam; Tin lành có 10 tổ chức, hệ phái; Phật giáo Hòa Hảo có Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; Cao đài có 10 tổ chức, hệ phái và 01 pháp môn
tu hành; Hồi giáo có 6 tổ chức; Chăm Bàlamon có 2 tổ chức; Mormon có Ban Đại diện lâm thời Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của chúa Giê-su Ki-tô Việt Nam; Tứ Ân Hiếu Nghĩa có Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Tịnh độ Cư sĩ Phật Hội Việt Nam có Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam; Baha’i có Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam; Nam tông Minh Sư đạo có Giáo hội Nam tông Minh Sư đạo; Minh Lý đạo - Tam Tông miếu có Giáo hội Minh Lý đạo - Tam Tông miếu; riêng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không có hệ thống tổ chức hành chính đạo, chỉ công nhận Ban quản trị từng chùa
Ước tính hiện nay khoảng 95% dân số cả nước có tín ngưỡng, tôn giáo Trong đó có khoảng 24,3 triệu tín đồ chiếm 27% dân số, tăng 6,86 triệu tín đồ (tăng 39,4%) so với năm 2003; gần 53 ngàn chức sắc; 133,7 ngàn chức việc; 27,9 ngàn cơ sở thờ tự Trong đó, tăng nhanh nhất là Phật giáo, tăng 4,7 triệu tín đồ; Công giáo tăng 1,1 triệu tín đồ; Tin lành tăng 350 ngàn tín đồ; Cao đài tăng
275 ngàn tín đồ; Phật giáo Hoà Hảo tăng 174 ngàn tín đồ; các tôn giáo khác số lượng tín đồ phát triển ổn định hơn, chủ yếu tăng cơ học Đặc biệt đội ngũ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo đa số được đào tạo bài bản, trình độ cao (Đại chủng viện Công giáo tuyển sinh đầu vào phải tốt nghiệp ít nhất là 01 trường cao đẳng, nhưng phần lớn các ứng sinh đã tốt nghiệp 01 trường đại học)
Bên cạnh những tôn giáo hoạt động ổn định, có đủ điều kiện theo luật định đã được Nhà nước chấp thuận, cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ
Trang 3chức thì còn hàng chục "hiện tượng tôn giáo mới" tồn tại Trong đó có nhiều hiện tượng tôn giáo mới nặng tính mê tín, không có giáo lý, giáo luật hoặc vay mượn từ các tôn giáo khác hoặc thể hiện lối sống lệch lạc trái với các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc Chỉ tính riêng số hiện tượng tôn giáo mới liên quan đến tâm linh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có gần 20 nhóm Một số hiện tượng tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam có yếu tố lợi dụng chính trị như: Pháp Luân Công, Thanh Hải Vô Thượng Sư, ; một số hoạt động tà
đạo như “Y-Gyin”, “đạo Lưu Văn Ty”, “Dương Văn Mình”, ; một số hiện
tượng bị bọn phản động lợi dụng để hoạt động chính trị thực hiện âm mưu
chống phá chế độ, lật đổ chính quyền như “Tin lành Đề Ga”, “Y-Gyin hay Hà
Mòn”
Như vậy, với số lượng tín đồ, chất lượng đội ngũ chức sắc các tôn giáo như hiện nay, rất cần đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo số lượng để thực thi nhiệm vụ
Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, tổng số cán bộ làm công tác trong các ngành này từ Trung ương đến địa phương có 92.490 người; trong đó
ở Trung ương 120 người, cấp tỉnh 96 người, cấp huyện 6.610 người, cấp xã 85.664 người kiêm nhiệm1 Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của các ngành, các cấp, với sự tham gia của Học viện Chính trị Quốc gai Hồ Chi Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trường Đại học Quốc gia, trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua đã được chú ý quan tâm và đạt được những kết quả nhất định Từ năm 2003 đến nay đã đào tạo được 1016 cử nhân tôn giáo học và cử nhân chính trị chuyên ngành tôn giáo,
276 thạc sỹ và 57 tiến sỹ tôn giáo học2 Phần lớn học viên, cán bộ sau đào tạo tiếp tục công tác ở các cơ quan làm công tác tôn giáo và giảng dạy về tôn giáo
1 Lê Thị Liên, Thực trạng tổ chức và đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước các cấp hiện nay,
Kỷ yếu hội thảo: Đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tháng 12/2015
2 Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu tín ngướng, tôn giáo – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện
Nghiên cứu tôn giáo – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Trang 4ở các trường trong cả nước.
Trường nghiệp vụ đã mở 46 lớp bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 1.767 lượt người tham dự thuộc đối tượng là lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo của ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, giảng viên các trường chính trị và cán
bộ chủ chốt cấp huyện Các địa phương đã mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo với 10.786 lượt người thuộc đối tượng cán bộ kiêm nhiệm công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn3
Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW năm 2003, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo đã được quan tâm và có những chuyển biến đáng kể Song so với số lượng và chất lượng cán bộ hiện nay thì nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là bồi dưỡng nghiệp vụ cần được tăng cường hơn nữa
Hệ thống tổ chức làm công tác tôn giáo nói chung, công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng đã được quan tâm song chưa theo kịp tình hình, nhất là ở các địa phương và các cơ sở, nên công tác Quản lý nhà nước ở đây bị hạn chế trong khi đó công tác Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở cơ sở có đông đồng bào theo tôn giáo là rất quan trọng Mô hình tổ chức Bộ máy Quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp hiện nay là chưa phù hợp với tình hình tôn giáo và yêu cầu, nhiệm vụ Quản lý nhà nước vềi tôn giáo Tuy có những mặt tích cực nhất định nhưng trong thực tiễn công tác đã bộc lộ những bất cập, hạn chế
Nhận thức về tổ chức bộ máy làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, nhất là tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng cả ở trung ương và địa phương chưa có sự đồng thuận do không thống nhất được luận cứ, cơ sở, điều kiện để hình thành tổ chức bộ máy phù hợp có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ (thuộc Bộ Nội vụ như hiện nay, tách đứng độc lập như trước hay sáp nhập về Bộ khác)
Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ tiếp tục phát triển và có những diễn biến phức tạp trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, trong khi các thế lực
3 Theo báo cáo của Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ
Trang 5thù địch trong và ngoài nước luôn lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình thì việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng Không thể lấy mô hình Quản lý nhà nước về tôn giáo của một quốc gia khác vận dụng vào Việt Nam
mà không tính đến điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và văn hoá, bản sắc dân tộc
- Trình độ cán bộ làm công tác tôn giáo: Đa số cán bộ làm công tác tôn giáo không được đào tạo đúng ngành hoặc ngành gần Đối tượng quản lý mang tính tâm linh, văn hóa xã hội, nhưng nhiều cán bộ được đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật, tự nhiên sang làm tôn giáo Dẫn đến sự hiểu biết và ứng xử với tôn giáo chưa phù hợp Từ hạn chế về trình độ dẫn đến nhận thức trong giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo ở một số địa phương còn tồn tại lối tư duy vụ việc, thiếu tính toàn diện, chỉ thấy trước mắt
mà chưa thấy tính lâu dài Chương trình, kế hoạch công tác về tín ngưỡng, tôn giáo chưa thể hiện được ở tầm vĩ mô và vi mô Nhận thức của cán bộ, nhất là lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền của các địa phương, các bộ, ngành về vấn đề tôn giáo chưa có sự thống nhất; trình độ, năng lực cán bộ làm công tác tôn giáo không đồng đều dẫn đến nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo có sự khác nhau… Đây là những vấn đề đặt ra cần được khắc phục khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
Trình độ và nhận thức của một số cán bộ chưa theo kịp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới Còn lấy mặc cảm trong quá khứ để nhìn nhận tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo để giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo nên sự phản cảm của một bộ phận đồng bào theo tôn giáo
Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương coi công tác tôn giáo chỉ là vấn
đề “tuỳ thuộc” hay “đơn giản” trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, chưa thấy hết tính phức tạp cũng như vị trí, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong
xã hội hiện đại dẫn đến không chú ý tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đào tạo, quy hoạch cán bộ chủ chốt phụ trách công tác tôn giáo Ở một
Trang 6số địa phương còn có tình trạng những đồng chí được coi là có “vấn đề” sẽ được chuyển sang làm tôn giáo, làm Trưởng ban Tôn giáo để chờ về hưu, một
số đồng chí chuyển về tôn giáo để chờ chuyển công tác Từ đó, dẫn đến khi phải giải quyết vấn đề tôn giáo chỉ mang tính “chữa cháy” đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Một số nơi, nhất là cấp tỉnh, thành phố có thể dễ dàng với tôn giáo này nhưng lại khó khăn với các tôn giáo khác khi thực hiện một số nội dung quản lý
Công tác đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên làm công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo chưa được chú trọng Từ năm 2007 công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho cán bộ làm công tác tôn giáo được tăng cường một bước bằng việc thực hiện Quyết định số 83/2007/QĐ/TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ, công chức Quản
lý nhà nước về tôn giáo” được thực hiện đến năm 2013 Tuy nhiên, từ năm
2014 đề án này đã thực hiện xong và không còn kinh phí hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Chính sách cho cán bộ được đặt ra trong Nghị quyết số 25-NQ/TW đến nay vẫn chưa được giải quyết
Hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường đại học, các viện đã mở chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tôn giáo, hay các chuyên ngành tôn giáo Tuy nhiên về nội dung chủ yếu là đào tạo lý luận, chưa chú trọng đào tạo quản lý; điều kiện vào học (phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần), nhưng thực tế cán bộ làm tôn giáo được đào tạo đủ loại (ngoại ngữ, kinh tế, luật, toán hay các ngành khác) nên muốn đi học (đào tạo cơ bản hay đào tạo nâng cao) phải học chuyển đổi, dẫn đến khó khăn cho cán bộ vừa đi làm vừa đi học
Như vậy, công tác đối với tín ngưỡng, tôn giáo đã được đổi mới cơ bản với một hệ thống quan điểm, chính sách tương đối đồng bộ và đã giành được những thành tựu to lớn, song còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, trong đó vấn
đề bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo luôn là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác
Nhận xét về thực trạng này, PGS.TS Phạm Dũng- Thứ trưởng Bộ Nội
Trang 7vụ kiêm Trường Ban tôn giáo Chính phủ cho rằng: “Việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức ngành QLNN về Tôn giáo một cách thường xuyên là nhiệm
vụ cực kỳ quan trọng Khác với các ngành trong QLNN, ngành QLNN về Tôn giáo chưa có mã ngành đào tạo, tức là chưa có việc đào tạo chuyên ngành cán bộ làm công tác QLNN về Tôn giáo, vì vậy sau khi tuyển dụng, cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng nhu cầu công việc”4.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Các đề tài tiêu biểu như: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước" của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc gia, 2003; các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu lịch sử phát triển của các khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức; góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu.
"Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" của TS Thang Văn Phúc
và TS Nguyễn Minh Phương, 2004 Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới Từ đó xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà
4 PGS.TS Phạm Dũng (2014), Một số ý kiến về đổi trong công tác quản lý nhân lực ngành quản lý nhà
nước về tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, Số 1, tháng 6/2014, tr 14.
Trang 8nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
"Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới" của các tác giả TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương, Nguyễn
Thu Huyền, Nxb Chính trị quốc gia, 2004 Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức nhà nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức ở tám nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Mỹ Công trình giới thiệu chế độ, chính sách của mỗi nước nhằm cải cách nền công vụ như: chế độ tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, lương bổng, phụ cấp, sử dụng nhân tài, công tác chống tham nhũng
"Về chế độ công vụ Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Trọng Điều chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, 2007; đây là công trình nghiên cứu sâu về công chức, công vụ và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam hiện nay; đề tài phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, có tham chiếu các mô hình công vụ của các nhà nước tiêu biểu cho các thể chế chính trị khác Qua đó, luận giải và đưa ra lộ trình thích hợp cho việc hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề tài Thạc sĩ: "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay" của tác giả Trần Ánh
Dương (2006), đi vào nghiên cứu về công chức chính quyền cấp xã
"Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội)" của Thạc sĩ Cao Khoa Bảng,
Nxb Chính trị quốc gia, 2008; chuyên nghiên cứu về đối tượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội, từ đó đề ra luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay
Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở
lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và công chức hành chính nói riêng để tác giả tham khảo trong quá trình
Trang 9nghiên cứu đề tài của mình Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn
đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước
2.2 Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo
Các công trình bàn về những vấn đề lý luận công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo tiêu biểu như: Nguyễn Đức Lữ chủ biên (2007), Lý luận về tôn
giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; Đặng Nghiêm Vạn
(2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia; Nguyễn Đức Sự (2001), Mác, Ăngghen, Lênin bàn về vấn đề tôn
giáo, Nxb Tôn giáo; Nguyễn Chí Mỳ, "Tôn giáo và hiện thực - Một số vấn
đề đặt ra hiện nay", Tạp chí Triết học, Số 2, (1997) và gần đây nhất tác giả Đỗ Quang Hưng có 2 công trình liên quan đến đề tài, đó là Nhà nước, Tôn giáo,
Luật pháp (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền (2014), Nxb Đại học Quốc gia… Các công trình này đã làm rõ
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận chung cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo cũng được các tác giả làm rõ Trong một quốc gia, lợi ích tôn giáo bao giờ cũng nằm trong lợi ích chính trị, tôn giáo phải phục tùng chính trị Quản
lý nhà nước về tôn giáo là biểu hiện quan hệ giữa chính trị và tôn giáo Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chủ yếu được in trong kỷ yếu hôi thảo khoa học, các chuyên đề tổng hợp hay một số bài báo trên tạp chí chuyên ngành Các công trình tiêu biểu như: Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay,
Nxb KHXH; Đặng Nghiêm Vạn, “Tôn giáo và đời sống tôn giáo Tây
Nguyên”, Tạp chí Dân vận, Số Xuân Mậu Dần, 1998; Ngô Văn Thạo chủ biên (2008), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Nxb LĐXH; Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn
Trang 10hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXH; Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội (1995), Tôn giáo và đời
sống hiện đại (tập 1, 2), Thông tin chuyên đề, Lưu hành nội bộ.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập về các kỹ năng của người quản lý nhà nước trong hướng dẫn người có đạo thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và các quy định của địa phương về tôn giáo, tín ngưỡng Đặc biệt, một số tác giả như Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Thị Hoài Phương đã đề cập đến thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo như thiếu cán bộ, yếu năng lực, chế độ ưu đãi không phù hợp; thực trạng những người làm công tác quản
lý nhà nước về tôn giáo thiếu kỹ năng đối thoại tôn giáo như là vấn đề mang tính đặc thù trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
2.3 Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Nội dung này của đề tài được đề cập trong một số công trình, trong đó đặc
biệt có bài viết của tác giả PGS.TS Phạm Dũng: Đổi mới công tác quản lý nhân
lực ngành quản lý nhà nước về tôn giáo (số 12/2013, Tạp chí Tổ chức Nhà nước) Với kinh nghiệm công tác của mình, tác giả đưa ra 5 giải pháp hữu hiệu
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 1.Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; 2 Đổi mới công tác tuyển dụng công chức; 3 Đổi mới việc thi nâng ngạch công chức ngành QLNN
về tôn giáo như các cơ quan hành chính khác trên cơ sở cạnh tranh; 4 Cải cách đánh giá công chức ngành QLNN về tôn giáo; 5 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức ngành QLNN về tôn giáo Đây là một tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa đối với đề tài
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu khác như: Trần Xuân Dung, "Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo trong vùng dân tộc
thiểu số Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Số 3, (2000); Viện nghiên
cứu tôn giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb KHXH; Lê Quang Vịnh,“Chỉ thị số 37/CT-TW của BCT và Nghị định số 26/1999/NĐ- CP của
Chính phủ về các hoạt động tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 2,
Trang 11(1999); Đỗ Quang Hưng, “Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần X của
Đảng, cái đã có và cái chưa có”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Số 5, (2006)
Các công trình đã đi sâu vào phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian gần đây, những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo bài bản, chuyên nghiệp…Các công trình cũng đã đề cập đến
sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo hiện nay như phải đổi mới thi tuyển công chức, thay đổi chính sách đối với những người làm công tác tôn giáo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ công chức làm công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp
Phạm vi nghiên cứu: Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo từ trung ương đến địa phương (Ban Tôn giáo Chính Phủ, Ban tôn giáo cấp tỉnh, công chức chuyên trách công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp huyện, công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp xã)
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp
- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng độ ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp ở nước ta hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở
lý luận chung của đề tài
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để làm rõ cơ sở lý luận của
Trang 126 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đóng góp một phần cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến côn tác quản lý nhà nước về tôn giáo hoặc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
- Đóng góp sở khoa học cho những thay đổi về chính sách đào tạo, bôi dưỡng, tyển dụng và các chế độ đối với công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang từ trung ương đến địa phương
- Bổ sung kiến thức cho đội ngũ giảng viên trong công tác nghiên cứu
và giảng dạy tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
- Tài liệu tham khảo của các cơ quan quản lý nhà nươc về tôn giáo các cấp và giảng viên và các nhà nghiên cứu
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
ba chương:
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CÁC CẤP
Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÔN GIÁO CÁC CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY HIỆN NAY
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 1.1 Công chức, vị trí và vai trò của công chức
1.1.1 Khái niệm công chức
Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ công chức định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”5
Từ quan điểm trên đây, chúng ta có thể phân chia công chức thành các đối tượng như sau:
Thứ nhất: Công chức là công dân Việt Nam Muốn trở thành công chức thì phải là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định: Có quốc tịch Việt Nam, có nơi cư trú tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có lí lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn phù hợp, có sức khỏe để hoàn thành tốt công vụ, nhiệm vụ của chức danh, chức vụ, ngạch công chức được đảm nhận.
Thứ hai: Con đường hình thành công chức là do tuyển dụng, bổ
5 Quốc Hội, Luật Cán bộ, Công chức 2008, Điều 4
Trang 15nhiệm Việc tuyển dụng công chức do cơ quan có thẩm quyền tiến hành căn
cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 36 Luật cán bộ công chức thì được đăng ký
dự tuyển công chức Việc tuyển dụng công chức được thực hiện chủ yếu thông qua thi tuyển trừ quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật cán bộ công chức Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ công chức thì bổ nhiệm
là việc công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lí một ngạch theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Công chức đảm nhận chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
Đa số các trường hợp, công chức đảm nhận công vụ, chức danh không theo nhiệm kì Công chức đảm nhiệm chức danh công chức từ khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức Nếu không có thay đổi do yêu cầu công việc hoặc công chức không vi phạm pháp luật thì việc đảm nhận chức danh công chức có thể kéo dài đến tuổi nghỉ hưu Trong một số trường hợp cụ thể, công chức cũng có thể đảm nhận chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ Ví dụ: thẩm phán là công chức và có nhiệm kỳ là 5 năm.
Thứ tư: Chế độ lương và nguồn kinh phí trả lương cho công chức Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Vị trí, vai trò của công chức trong nền hành chính nhà nước
Đối với Việt Nam, hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói riêng và
Trang 16của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức Ngày nay, trong công cuộc cải cách hành chính, để có một nền hành chính công đạt được tiêu chí của một xã hội văn minh, một nền hành chính thực sự phục vụ nhân dân và xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, thực hiện công bằng, dân chủ, không thể không coi trọng, nâng cao chất lượng mọi mặt của nhóm công chức Họ chính là lực lượng nòng cốt để thực hiện chức năng công quản và công bộc của Nhà nước.
Vai trò của đội ngũ công chức thể hiện qua bốn mối quan hệ Một là, quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hai là, với bộ máy tổ chức lãnh đạo quản lý; ba là, với công việc; bốn là, với quần
chúng nhân dân
Công chức là lực lượng lao động nòng cốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của nhà nước Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ, thực thi pháp luật, thực thi quyền lực nhà nước Đồng thời chính họ đóng vai trò sáng tạo pháp luật, tham mưu, đề xuất, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tiến bộ của Nhà nước
Với chức năng cơ bản là thực thi công vụ, công chức nhà nước là người đem chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời nắm tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Ở đây, vị trí vai trò của người công chức như là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đội ngũ công chức có phẩm chất
và năng lực tốt mới có thể đề ra đường lối đúng, mới có thể cụ thể hóa, bổ sung hoàn chỉnh đường lối và thực hiện tốt đường lối Không có đội ngũ công chức vững mạnh thì dù cho có đường lối chính trị đúng đắn cũng khó có thể biến thành hiện thực Công chức chính là nhân tố quyết định sự thành bại của đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước
1.1.3 Chất lượng công chức, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Trang 17công chức và những giải pháp nâng cáo chất lượng công chức
1.1.3.1 Khái niệm chất lượng công chức
Khái niệm chất lượng công chức: các nhà khoa học dù có nhiều cách
tiếp cận khác nhau cũng đểu hướng đến nội hàm khái niệm chất lượng công chức là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc họ với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu công vụ cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của chính họ
Tùy theo ngành nghề mà nội hàm khái niệm công chức chức được định nghĩa khác nhau Ví dụ như ngành cảnh sát ở Mỹ, chất lượng công chức của
họ được định nghĩa là những người công hiến cho công đồng (Service to Our Communities), tôn kính pháp luật (Reverence for the Law), cam kết đối với lãnh đạo (Commitment to Leadership), toàn vẹn trong nói và làm (Integrity in All We Say and Do), tôn trong nhân dân (Integrity in All We Say and Do) và thông qua trau dồi bạn thân liến tục để nâng cao giá trị công việc (Quality Through Continuous Improvement)6
Nếu đứng trên quan điểm này thì nội hàm của khái niệm công chức bao gồm (phẩm chất chính trị, đạo đức; văn hóa; trí tuệ; trình độ chuyên môn hóa, hiện đại hóa) Cụ thể là:
- Phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, biết bảo vệ danh dự
và lợi ích quốc gia, có lối sống trong sạch, không tham nhũng và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân
- Phải có trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức,
kỹ năng hành chính, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh ngạch, bậc tương ứng với nhiệm vụ, yêu cầu công việc; đủ năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực thi công vụ theo chức trách, nhiệm vụ một cách khoa học và hiệu quả; có đạo đức công vụ, văn hóa công vụ và phong cách làm việc văn minh, lịch sự đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác nước ngoài và với nhân dân
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức
6 http://www.lapdonline.org/inside_the_lapd/content_basic_view/845
Trang 18Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, tiền thưởng, môi trường làm việc, đánh giá và cơ hội thăng tiến, trong đó tuyển dụng là khâu đầu tiên Tuyển dụng là quá trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất lượng nhân
sự cần thiết để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực Với bất cứ tổ chức nào, hoạt động tuyển dụng nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng Hoạt động tuyển dụng nhân lực vào làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước, hiện nay còn nhiều bất cập, khó đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong chu trình xây dựng đội ngũ công chức, có tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước Trong quá trình vận hành của nền công vụ, việc tuyển dụng được những công chức giỏi thì nhất định nền công vụ sẽ hoạt động đạt kết quả cao hơn vì công chức nhà nước là nhân tố quyết định đến sự vận hành của một nền công vụ.
Luật Công chức năm 2008 đã đổi mới căn bản việc quản lý công chức
về nội dung tuyển dụng công chức, đó là việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh Hình thức thi, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được những người
có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng7.
Chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ luôn gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ Chính sách cán bộ còn góp phần
7 Thạch Thọ Mộc, Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện
nay, Viện Khoa học tổ chức nhà nước
Trang 19ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát triển hài hòa
Các chính sách đối với công chức năm trong quan hệ tương hộ và thức đẩy nhằm giải quyết được hài hòa lợi ích vật chất và tinh thần cho họ Chính sách tuyển dụng không minh bạch, công khai sẽ không chọn được người giỏi Chính sách lương không phủ hợp sẽ dẫn đến tham nhũng Chính sách thăng tiến không minh bạch dẫn đến công chức ỷ lại, không phấn đấu Sau đây là các chính sách cơ bản:
Giải quyết tốt chính sách là cái gốc của vấn đề, là điều kiện tiên quyết
để nâng cao chất lương của công chức Trách nhiệm và quyền lợi là không thể tách rời, coi trọng hoặc xem nhẹ mặt nào cũng sẽ dẫn đến những sai lầm Chưa thể nói tới việc đòi hỏi một công chức hết lòng vì công việc khi Nhà nước chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách cho họ ở mức
đủ để sống Đây là giải pháp then chốt của chính phủ các nước để nâng cao tính tích cực lao động của công chức hiện nay
1.1.3.3 Khung đánh giá chất lượng công chức
Không có một quốc gia nào không quan tâm đến nâng cao chất lượng công chức nếu họ mong muốn có một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy sự phát triển xã hội Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có quan điểm riêng về chất lượng công chức và khung đánh giá chất lượng công chức Khung đánh giá công chức là cơ sở để nắm được thực trạng công chức theo định kỳ, là được xem như một khâu quan trong quá trình quản lý công chức Tuy nhiên, chất lượng công chức là yếu tố động vì nó phải thay đổi theo yêu cầu thay đổi của thực tiễn Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chất lượng công chức như sau:
Hội nhập quốc tế buộc các quốc gia phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đề đáp ứng và tương thích với môi trường quốc tế Sự trì trễ
do nền hành chính quan liêu mang lại đòi hỏi phải nâng cao chất lượng côn chưc Thực hiện những cam kết quốc tế, những hiệp ước đã ký kết trong cải
Trang 20cách hành chính đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công chức8.
Chất lượng công chức lệ thuộc vào nền hành chính của từng quốc gia, từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể Sự vận hành của một nền hành chính không chỉ phụ thuộc vào cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa của mỗi quốc gia Do đo, khôn thể lấy khung đánh giá chất lượng công chức của quốc gia này để áp dụng vào quốc giá khác Trong một quốc gia cũng vậy, không thể lấy khung đánh giá của ngành này, lĩnh vực này áp dụng vào ngành hay lĩnh vực khác9.
Các nhà nghiên cứu mặc dù đứng trên các quan điểm khác nhau nhưng họ đều đề cáo các chỉ số sau đây:
Quy trình tuyển dụng công chức theo nguyên tắc minh bạch, dân chủ, công khai Nội dung thi tuyển phải hội đủ yếu tố chuyên môn theo vị trí việc làm Bên cạnh đó còn phải thi thực hành để chấm điểm kỹ năng và các tình huống thực tế để kiểm tra năng lực thực tiễn.
Mỗi một quốc gia, ngành hay lĩnh vực có chỉ số đánh giá riêng Ví dụ như ngành hải quan của chính phủ Banglades đã đưa ra khung giá trị đánh giá chất lượng công chức (gồm 7 nội dung đi kèm với các chỉ số hành động
Trang 21Tỷ lệ
% điểm
dân và tổ chức được sinh ra dưới tác động
của hoạt động công vụ) Income generation
activities for clients
và bên ngoài) Internal/team capacity
việc) Management and productivity
improvement
Standard operation procedure
6 (Cải thiện năng lực nhận thức trong tổ
chức) Awareness raising in organizations
7 ( Năng lực cải thiện giá trị phụ vụ)
Customer service quality enhancement
Nguồn: Changing the mindset of Civil Servants on bringing Public Administration Reform:
Sharing the Bangladeshi experience Bảng 1.1 Khung năng lực tuyển dụng và đánh giá công chức ở Banglades
Trang 22Hay như ngành Hải quan của Liên hiệp châu Âu có khung đánh giá năng lực công chức như sau:
- Cải thiện đầu tư cho công tác đào tạo.
2 Tuyển dụng, lựa chọn - Phù hợp với chất lượng và năng lực được mô tả yêu cầu trong công việc mới
cần tuyển dụng trong tổ chức
3 Phát triển kế hoạch làm việc - Nâng cao năng lực làm việc cá nhân- độc lập
- Nâng cao năng lực của tổ chức
4 Sức ép làm việc hiệu quả - Nhận biết được các hành vi hiệu quả trong công việc
- Phối hợp tốt hơn trong công việc
5 Chiến lược, lực lượng lao động và
kế hoạch
- Giúp lãnh đạo vạch chiến lược khả thi
- Đưa ra những thông tin chiến lược mang tính quyết định cho lãnh đạo
6
Lập kế hoạch thành công - Nhận thấy được những chỗ trống quan trọng cần phải bù đắp
- Nhận thấy được khoảng trống lao động
và các ứng viên bổ sung 7
Cải thiện những lỗ hỏng về năng lực
đã đánh giá kỳ trước đó
- Đánh giá năng lực và hiệu quả đạt được gắn với vai trò trong tổ chức
- Đánh giá di chuyển (luân chuyển) vị trí làm việc tương tự hiệu quả trong các nước thuộc EU
Những chỉ số đánh giá trên không tách rời nhau mà nằm trong quan
hệ tượng hộ và đều hướng về mục tiêu nâng cao chất lượng công chức Những khung đánh giá trên được trình bày theo sơ đồ hóa như sau:
Trang 23Sơ đồ 1.1 Khung đánh giá chất lượng công chức
ngành Hải quan của EU10
Không giống như các quốc gia khác, ở Việt Nam lại có khung đánh hóa chung cho công chức các ngành theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức Nghị định này quy định rõ các việc đánh giá công chức theo 4 mức: (1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; (2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; (3) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế
về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức); (4) Không hoàn thành nhiệm vụ Khung chỉ số đánh giá nói chung không cụ thể Ví dụ như công chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài việc luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ
10 http://ec.europa.eu/taxation_customs/common/eu_training/competency/index_en.htm
Trang 24chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí còn phải hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận…Còn công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử
lý kỷ luật, hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ.
Từ những cơ sở trên đây, chúng tôi thấy rằng việc xây dựng khung đánh giá công chức là rất quan trọng- được xem như một khâu quan trọng trong quản lý công chức Tuy nhiên, việc xây dựng một khung đánh giá chung rồi áp dụng cho các ngành, các lĩnh vực là không phù hợp Lý do là khung đánh giá như vậy nói lên kiểu đánh giá chung chung, không mang tính đặc thù ngành nghề
1.2 Quản lý nhà nước về tôn giáo và đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
1.2.1 Đặc điểm của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Công tác tôn giáo là hệ thống công tác bao gồm nhiều nội dung như: Xây dựng chính sách; vận động quần chúng; Quản lý nhà nước; an ninh trong tôn giáo; xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo… trong đó công tác vận động quần chúng là cốt lõi, đặc biệt là công tác vận động, tranh thủ chức sắc tôn giáo Bởi đây là đối tượng công tác có tính đặc thù, nhạy cảm, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các ngành, các cấp phải có kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ riêng biệt về vận
Trang 25động quần chúng tôn giáo mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
Nghị quyết số 25-NQ/TW đã khẳng định “công tác tôn giáo thực chất
là công tác vận động quần chúng Công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chỉ thành công nếu làm tốt công tac vận động quần chúng” Những thành công
và hạn chế trong công tác đối với tín ngưỡng, tôn giáo những năm qua đều có nguyên nhân từ công tác vận động quần chúng, trong đó đội ngũ chuyên trách làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng
Công tác quản lý nhà nước vềi tôn giáo có những nhiệm vụ, đặc trưng chung của quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, nhưng lại có những đặc trưng riêng mang tính đặc thù mà ngành Quán lý nhà nước trong lĩnh vực khác không gặp phải, thể hiện ở các mặt sau:
Một là, việc xây dựng chính sách, pháp luật đối với tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề thực sự gặp nhiều khó khăn Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo; mỗi tín ngưỡng, tôn giáo lại có những đặc điểm riêng Hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm nhiều mặt tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội… Mục tiêu của chính sách tôn giáo không chỉ dừng lại ở việc phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn đưa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vào khuôn khổ chính sách, pháp luật Điều đó có tác dụng cơ bản, lâu dài trong việc đoàn kết dân tộc, phát huy nguồn lực của tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo tham gia xây dựng, phát triển đất nước
Hai là, quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ đơn thuần là quản lý bằng pháp luật mà phải kết hợp nhiều mặt, ngoài trình độ nghiệp vụ cơ bản được đào tạo để hiểu biết pháp luật, hiểu biết về các tôn giáo, đòi hỏi phải có những kỹ năng, nghiệp vụ riêng biệt về quản lý, trong đó
kỹ năng, nghiệp vụ vận động quần chúng tôn giáo có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Quản lý nhà nước, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp giữ vai trò then chốt
Ba là, đối tượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo mang tính “thiêng”, tính đặc thù, nhạy cảm, phức tạp, đồng thời lại là một đối
Trang 26tác của quản lý Chức sắc và đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo có niềm tin mang đặc điểm rất nhạy cảm "tâm linh", nếu nội dung và những kỹ năng quản
lý không phù hợp sẽ dễ dẫn đến nảy sinh những vấn đề phức tạp trong tín ngưỡng, tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến xã hội
“Quản lý nhà nước vềi tôn giáo ” là một dạng quản lý nhà nước, nó tổ chức và điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo của các pháp nhân tôn giáo
và các thể nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước Trong khái niệm này có hai điểm cần lưu ý: “pháp nhân tôn giáo” là những tổ chức giáo hội từ cơ sở trở lên đã được nhà nước cho phép hoạt động, có tư cách pháp nhân, được nhà nước bảo hộ; “thể nhân tôn giáo” là các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các
tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động bình thường (không thuộc diện đó thì không phải là pháp nhân tôn giáo)
Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thực hiện bằng các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với toàn bộ quá trình hoạt động tôn giáo nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng có tín ngưỡng, tôn giáo để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp đó đặt ra
Nghiên cứu khái niệm trên cần chú ý ba đặc điểm sau:
+ Quản lý nhà nước được thực hiện trên nhiều cấp độ, nhiều bộ phận khác nhau (Chính phủ, Bộ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo huyện, dọc và ngang)
+ Đại diện cho các cấp độ và các bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước vềi tôn giáo là chủ thể cầm quyền cấp tương ứng (Chính phủ có Ban Tôn giáo Chính phủ; tỉnh, thành có Ban Tôn giáo tỉnh, thành)
+ Chủ thể cầm quyền là nhân dân nhưng đại diện là Đảng, Nhà nước.Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm hoạt động của các tín
đồ, chức sắc, nơi thờ tự, đồ dùng việc đạo, cơ sở vật chất và xã hội của tôn giáo và địa điểm sinh hoạt, gồm 5 mặt quản lý:
- Ở mỗi tín đồ đều có hai mặt thống nhất với nhau: mặt công dân và mặt tín đồ (thống nhất chứ không đồng nhất) Đã là tín đồ trước hết phải là công dân, bình đẳng trước pháp luật, có quyền và nghĩa vụ công dân, còn mặt tín đồ thì có đặc điểm sau: là người có tín ngưỡng, tôn giáo, có niềm tin, tình cảm, đời sống tâm linh ở nhiều mức độ khác nhau (Việt Nam 80% dân số có đời sống tâm linh, 20% có tôn giáo), có nghĩa vụ và quyền lợi do Giáo hội
Trang 27quy định (trong giáo luật, trong lễ nghi - đó là cái riêng của họ) Trong quản
lý phải lưu ý hai điểm này
- Ở mỗi chức sắc tôn giáo có sự thống nhất giữa các mặt sau đây, nhưng
nó cũng không đồng nhất):
+ Mặt công dân, có hai đặc điểm: phần lớn họ là người chuyên lo việc đạo, không trực tiếp lao động sản xuất, họ bình đẳng trước pháp luật về quyền
và nghĩa vụ công dân
+ Mặt tín đồ, họ được giáo hội bổ nhiệm các phẩm trật khác nhau, có quyền uy khác nhau tùy theo phẩm trật, đạo hạnh, năng lực hành đạo
+ Mặt hành đạo, tùy thuộc vào giáo hội bổ nhiệm, các phẩm trật khác nhau, họ có quyền uy khác nhau trong hành đạo
+ Mặt đại diện, họ đại diện ở những mức độ khác nhau trong sứ mệnh của mình ở từng tôn giáo khác nhau (thay mặt cho Đấng tối cao, Giáo hoàng, Giáo xứ )
Về mặt quản lý, họ có đặc điểm: chăn dắt tín đồ thông qua quá trình là mục vụ, họ quản lý hành chính đạo theo thẩm quyền (giáo phận, giáo xứ )
Có sự thống nhất giữa 5 mặt nhưng không đồng nhất
- Đặc điểm nơi thờ tự phải thống nhất giữa bốn mặt sau:
Mặt vật chất: xây dựng theo kiểu kiến trúc nào
Mặt tôn nghiêm: nơi thờ tự phải tôn nghiêm Vì đây là nơi hiện diện của thần quyền, nơi bái vọng, nơi diễn ra hoạt động các nghi lễ, nên phải sạch
sẽ, văn minh Khi họ đề nghị cho tu bổ chính quyền phải tạo điều kiện
Mặt trụ sở: nơi diễn ra các hoạt động hành chính đạo
Mặt sinh hoạt cộng đồng: khác với trụ sở là nơi diễn ra các lễ hội, nghi
lễ, hoạt động chung, nơi sinh hoạt hội đoàn
Quản lý nhà nước phải chú ý bốn mặt này
- Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo: (đối tượng quản lý thứ tư) có hai đặc điểm thống nhất sau: có thể do thể nhân tôn giáo thực hiện đơn giản hoặc do pháp nhân tôn giáo thực hiện; diễn biến trong hoạt động tôn giáo theo lề luật
và tùy theo lễ nghi nhất định nào đó (lễ thường khác lễ trọng, các phép bí tích, các việc bồi linh khác nhau )
- Đặc điểm về đồ dùng việc đạo: Đồ dùng việc đạo có sự thống nhất hai mặt: Mặt vật chất (gồm kinh sách, tượng, bài vị, tranh ảnh, trống kèn, chuông mõ được làm bằng các chất liệu vật chất) và mặt biểu đạt (tức là biểu đạt một nội dung nào đó gắn với sinh hoạt tôn giáo)
Trang 28- Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo:
+ Mục tiêu quản lý nhà nước vềi tôn giáo :
Mục tiêu tổng quát: góp phần tích cực vào xây dựng những giá trị văn
hóa và chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những quan hệ lành mạnh giữa con người với con người (tôn giáo là thành tố của văn hóa) Thang giá trị mà tôn giáo để lại rất lớn, quản lý nhà nước là phát huy thêm những giá trị chuẩn mực tốt đẹp, nổi trội - nhất là giá trị đạo đức
Mục tiêu cụ thể gồm 6 bình diện sau đây:
- Bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của quần chúng được giải quyết một cách hợp lý
- Bảo đảm cho mọi chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước được thực hiện một cách nghiêm minh
- Phát huy nhân lực, khắc phục các tệ nạn xã hội và bảo đảm ổn định về mặt xã hội, góp phần cho ổn định chính trị
- Góp phần vào phát triển văn hóa, khoa học, nghệ thuật và phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của con người
- Góp phần tạo lập và hình thành lối sống mới, xây dựng giá trị mới phù hợp bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại
- Nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo đi ngược lợi ích dân tộc và phát triển xã hội nói chung
(Mỗi một mục tiêu là một bình diện xã hội)
+ Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước vềi tôn giáo :
Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho mọi công dân được bình đẳng trước pháp
luật
Nguyên tắc 2: Bảo đảm tự do tín ngưỡng của công dân.
Nguyên tắc 3: Thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn các giá trị
văn hóa
Nguyên tắc 4: Bảo đảm sự thống nhất và hài hòa lợi ích cá nhân, cộng
đồng, quốc gia, xã hội
Nguyên tắc 5: Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích hợp pháp của tín đồ
phải được bảo đảm; những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống lại nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật
- Cơ chế thực hiện, điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về
hoạt động tôn giáo phải căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được
Trang 29Uỷ ban thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004 và Nghị
định số 22 của Chính phủ về “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo” ngày 1 tháng 3 năm 2005.
Thông thường trước đây, trong tổng kết công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, Ban Tôn giáo Tỉnh, Thành thường cụ thể hóa 9 nội dung, sau Nghị định 22 có thay đổi, chia thành ba nhóm nội dung có đặc thù riêng:
- Quản lý nhà nước đối với lễ hội tín ngưỡng
- Quản lý nhà nước đối với tổ chức tôn giáo
- Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Nội dung thứ nhất: Xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo
Đây là quá trình nhà nước xem xét đối với trường hợp cụ thể và tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động của tổ chức pháp nhân tôn giáo đó
Nhà nước phân cấp và xem xét công nhận pháp nhân tôn giáo đó
Các pháp nhân tôn giáo - từ tổ chức giáo hội cơ sở trở lên - nhà nước cho phép mới được hoạt động; các thể nhân tôn giáo do các giáo hội, tổ chức tôn giáo công nhận
Nội dung thứ hai: Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự
(đây là nội dung quản lý nhà nước phải nắm, căn cứ vào quy định của pháp luật)
UBND cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương quản lý quyền cấp giấy sở hữu ruộng đất cho các cơ sở tôn giáo
Những cơ sở mà tôn giáo sử dụng đất nhưng đang có tranh chấp thì chỉ được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi giải quyết tranh chấp
Quá trình xây sửa nơi thờ tự phải tuân thủ quy định hiện hành trong pháp luật về đất đai, quy định xây dựng cơ bản
Trường hợp các cơ sở tôn giáo hoạt động hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới thì UBND tỉnh xem xét và quyết định
Các chức sắc tôn giáo, nhà tu hành muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải bảo đảm quy định theo Điều 711 của Bộ luật dân sự và Nghị định 17/CP/1999 của Chính phủ
Nội dung thứ ba: Xét duyệt chương trình mục vụ thường xuyên và đột
xuất
Những chương trình sinh hoạt thường xuyên, ổn định đăng ký 1 năm 1 lần
Sinh hoạt đột xuất, quy mô lớn phải xin ý kiến chính quyền
Nội dung thứ tư: Xét duyệt quá trình đào tạo chức sắc: có quy định
chung và quy định cụ thể
Trang 30Quy định chung: đào tạo chức sắc phải tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND các địa phương theo tinh thần Nghị định 26.
Quy định cụ thể có những điểm sau:
Mở trường đào tạo Đại chủng viện Công giáo, cao cấp Phật học, cơ bản Phật học, trường Thánh kinh của Tin lành do Trung ương quyết định, phải xin
ý kiến Chính phủ
Xem xét chủng sinh, tăng ni sinh do tỉnh, thành chịu trách nhiệm (tư cách công dân)
Các lớp bồi dưỡng hằng năm (như cấm phòng, bồi linh, an cư kiết hạ)
do tỉnh, thành duyệt Đi tu nghiệp nước ngoài do Trung ương quản lý
Nội dung thứ năm: Xét duyệt quá trình sản xuất, lưu thông các đồ dùng
việc đạo, có quy định rất cụ thể như in, xuất nhập khẩu, các quy định về vi phạm Nguyên tắc chung là phải chấp hành quy định chung về các sản phẩm xuất nhập khẩu văn hóa Vi phạm thì bị xử lý tùy mức độ: phạt tiền (điều 13, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh), tước quyền sử dụng giấy phép (điều 14), tịch thu tang vật (điều 15), cảnh cáo (điều 22), truy cứu trách nhiệm hình
sự (điều 215, Bộ Luật Hình sự)
Nội dung thứ sáu: Xét duyệt một số việc hành chính đạo, có những quy
định cụ thể: Việc tách và lập họ đạo do Ban Tôn giáo tỉnh thành quyết định
Tấn phong chức sắc: tùy theo trường hợp, phải có sự thỏa thuận giữa Nhà nước Trung ương và các tỉnh, thành
Điều chuyển chức sắc trung, cao cấp phải có sự thỏa thuận của Giáo hội và Nhà nước
Đăng ký mẫu con dấu và làm con dấu công an tỉnh, thành xem xét.Thành lập Hội đoàn phải tuân thủ theo pháp luật
Nội dung thứ bảy: Xét duyệt các hoạt động xã hội từ thiện của tôn giáo.
Theo quy định chung, khuyến khích hoạt động của các tổ chức tôn giáo theo hướng xã hội từ thiện Đây là nội dung quan trọng và đặc biệt của hầu hết các tôn giáo, là lãnh vực nhạy cảm đòi hỏi phải hết sức tế nhị, thận trọng Chủ trương chung là khuyến khích giáo sĩ, tín đồ tích cực tham gia
Nội dung thứ tám: Xử lý các khiếu nại, khiếu tố liên quan tôn giáo và vi
phạm chính sách tôn giáo (đây là một trong những nội dung hết sức phức tạp
và tế nhị)
Ở các địa phương phải dựa vào Pháp lệnh khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh
Trang 31tín ngưỡng, tôn giáo để giải quyết; cần hết sức thận trọng, có lý có tình, chú ý ngăn chặn khả năng dẫn đến điểm nóng tôn giáo (điểm nóng thông thường có hai yếu tố chính: cán bộ làm sai, có phần tử chủ mưu đứng sau kích động).
Nội dung thứ chín: Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại của
tôn giáo, phải tuân thủ theo pháp luật, căn cứ các điều 22,23,25,26 Nghị định
26 của Chính phủ
Về nguyên tắc, phải tuân thủ chính sách đối ngoại nói chung Người nước ngoài là tín đồ đang cư trú ở Việt Nam không được hoạt động truyền đạo Tín đồ chức sắc ra nước ngoài vì lý do tôn giáo phải được xem xét từng trường hợp Tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động
ở những lĩnh vực ngoài tôn giáo (kinh tế, ngoại giao, văn hóa) không được tổ chức điều hành các hoạt động tôn giáo
Từ vấn đề trên đặt ra nhiệm vụ cần xây dựng tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước phù hợp và đội ngũ cán bộ chuyên trách vừa "hồng vừa chuyên" làm công tác Quản lý nhà nước các cấp có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo trước mắt và lâu dài
Nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo hợp lý với một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực đảm nhiệm công việc khó khăn này có ý nghĩa quyết định đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo Nghị
quyết số 25-NQ/TW đã xác định “củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm
công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp, phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác tôn giáo”.
1.2.2 Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
1.2.2.1 Khái niệm công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Hiện chưa có khái niệm công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giao Theo chúng tôi, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo từ trung ương đến địa phương
Trang 32trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Ban Tôn giáo (hoặc Phòng Tôn giáo) thuộc Sở Nội vụ cấp tỉnh; chuyên trách tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ huyện Cấp xã không có chức danh quản lý nhà nước về tôn giáo Đối với những xã có tôn giáo, thường bố cán bộ thuộc chức danh khác phụ trách.
1.2.2.2 Khái niệm chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước làm công tác quản lý nhà nước về tôn
Chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là phẩm chất chính trị, đạo đức; văn hóa; trí tuệ; trình độ chuyên môn hóa của những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ trong Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Ban Tôn giáo (hoặc Phòng Tôn giáo) thuộc Sở Nội vụ cấp tỉnh; chuyên trách tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ huyện và những công chức kiêm nhiệm công tác quản lý tôn giáo cấp xã.
Chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thể hiện ở trình độ của họ (mức độ hiểu biết) những kiến thức về tôn giáo như lịch sử các tôn giáo, giáo lý, nghi lễ các tôn giáo, văn hóa các tôn giáo; mức
độ hiểu và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, luật pháp về tôn giáo; mức độ hiểu và vận dụng quy trình và thủ tục giải quyết các thủ tục hành hành chính cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
và xã Ngoài ra, chất lượng công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn thể hiện mức độ thuần thuc các nhóm kỹ năng như: Nhóm kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các phương pháp sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó Nhóm các kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ và động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm; Kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược (dành cho lãnh đạo, quản lý).
Trang 331.2.2.3 Đặc điểm của công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Có thề nói rằng, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
là những người làm việc trong ngành công tác đặc biệt Quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm nhiều nội dung và phương thức công tác quản lý khác nhau như: Công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ chức sắc, tín đồ; công tác đấu tranh chống các phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng… Đồng thời thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là góp phần thực hiện công tác An ninh - Quốc phòng, công tác Đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội
Trong các hoạt động của công chức làm công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo, công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo có vai trò vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa quyết định trong công tác tôn giáo Song, công tác tuyên truyền, vận động nếu không được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và đúng đắn sẽ trở nên lệch chuẩn, làm cho các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ hiểu lầm và quy chuẩn công tác vận động vào công tác an ninh gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước Do đó, để làm tốt công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo thì những người trực tiếp làm công tác tôn giáo phải tăng cường tiếp xúc, gần gũi với chức sắc, những vị đứng đầu các tổ chức tôn giáo để vận động, tranh thủ, tìm những điểm tương đồng, khích lệ, khơi dậy, phát huy, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực Việc này, ngoài sự tận tâm, tận lực của mỗi công chức thực thi công vụ cần phải có sự quan tâm thỏa đáng về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để động viên, bù đắp đối với họ
1.3 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức ở một số nước trên thế giới
1.3.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Ngay từ khi nước Mỹ trở thành một quốc gia, người Mỹ đã phân tách một cách thận trọng nhà thờ và Nhà nước, tôn giáo và Chính phủ Quan điểm
Trang 34của chính phủ Hoa Kỳ về tôn giáo thể hiện ở những nội dung sau đây:
Chính phủ Hoa Kỳ không thừa nhận tôn giáo “chính thức”, Hiến pháp cấm bất kỳ sự thừa nhận chính thức hay hợp pháp nào cho rằng một tín ngưỡng đặc biệt này là “chân chính” hơn hay kém hơn so với một tín ngưỡng khác Tất nhiên, ranh giới giữa tôn giáo và chính quyền không phải lúc nào cũng được phân định rõ ràng; trong một số trường hợp (đặc biệt liên quan đến người vị thành niên), nhà nước không can thiệp đến hoạt động tự do tôn giáo Chẳng hạn, tòa án tỏ ra không mấy thiện cảm với những giáo phái đòi hỏi quyền uy tuyệt đối của Kinh Thánh để áp đặt cho trẻ em một nền giáo dục thuần túy tôn giáo, không cho chúng tiêm chủng hoặc điều trị bằng y tế hay đánh đập chúng tàn nhẫn Tuy nhiên không tôn giáo nào bị tuyên bố là bất hợp pháp chỉ vì tín ngưỡng và cách hành đạo của nó
Hoa Kỳ là một đất nước thừa nhận đa nguyên tôn giáo Hoa Kỳ có lẽ là
xã hội có nhiều tôn giáo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng có chừng 90% dân chúng theo đạo Cơ đốc giáo, nhưng giáo phái lớn nhất là giáo hội Công giáo chỉ có 28% tổng số tín đồ Khoảng 54% người Mỹ là người Tin lành, nhưng Tin lành có nhiều giáo phái tới mức mà không giáo phái nào có thể có 1/10 tổng số tín đồ11 Chấp nhận sự đa dạng Người Mỹ chấp nhận sự đa dạng tôn giáo, đặc biệt giữa các giáo phái chính Nói chung, những tổ chức này tránh những tranh cãi công khai về các vấn đề thần học bất đồng và hiếm khi cố gắng cải đạo trong tín đồ của nhau Ở Hoa Kỳ, tôn giáo không chỉ là tập hợp của đức tin và nghi thức, tôn giáo cũng có thể là nguồn gốc bản sắc cá nhân hay một nhóm người Ví dụ rõ nhất là cộng đồng Do Thái ở Mỹ - một nhóm tộc người tập hợp cùng nhau nhờ một tôn giáo chung Theo Công giáo cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các nhóm người như những người Ba Lan với những người Mỹ khác Nhà thờ là một thể chế quan trọng của người da đen, ở đó họ là nguồn gốc của sự đoàn kết và bản sắc cộng đồng từ thời nô lệ đến nay Tôn giáo vẫn là một trong những thể chế kỳ thị chủng tộc nhất ở Mỹ Trên thực tế, phần lớn các giáo đoàn hoàn toàn là người
11U.S Religious Landscape Survey Pew Forum on Religion & Public Life February 2008 Retrieved
2012-08-08
Trang 35da trắng hoặc hoàn toàn là người da đen.
Ở Hoa Kỳ, tín đồ của một số tổ chức riêng biệt có xu hướng tương quan với những đặc điểm xã hội khác biệt khác Chẳng hạn, người Do Thái có thu nhập cao nhất trong những nhóm tôn giáo chính, tiếp theo là người của phái Tin lành theo chế độ giám mục (Episcopal), Tin lành Trưởng lão (Presbyterian)…Bên cạnh đó, thái độ chính trị - xã hội cũng liên quan đến sự hội nhập tôn giáo Người Do thái, Công giáo và người Tin lành da đen xưa nay đa phần là người đảng Dân chủ, trong khi người Tin lành da trắng chia đều là người Dân chủ và người Cộng hòa
Như vậy, quan lý nhà nước về tôn giáo ở Hoa Kỳ có những vấn đề mang tính nguyên tắc sau đây: Nhà nước tách biệt với nhà thờ; Nhà nước bảo đảm tự do hành đạo Luật pháp hoa Kỳ nghiên cấm lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị Ví dụ trường hợp tổng thống Jonh Tyler Ông là tín đồ tân giáo, nhận mọi tín ngưỡng, song ông bác bỏ những tín đồ cố chấp xen lẫn chính trị vào tôn giáo Tyler tuyệt đối tin rằng: Nhà thờ và nhà nước là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt Đó là tôn giáo và chính trị, nếu bị đan xen nhau thì sẽ là một mối nguy cho mọi người Các quan chức Chính phủ không được can thiệp vào các vấn đề thuộc tôn giáo cũng như các tăng lữ không được thuyết giáo các vấn đề chính trị, kể cả các vấn đề thuộc về đạo lý như chế độ nô lệ và sự bình đẳng của con người12
Luật pháp Hoa Kỳ nghiên cấm một chính phủ bang hay liên bang được thiết lập một giáo hội, một tôn giáo riêng biệt nào đó làm tôn giáo chính thức của nước Mỹ Không được thông qua luật trợ giúp một tôn giáo hoặc tất cả các tôn giáo hoặc tỏ ra thích một tôn giáo nào đó so với các tôn giáo khác Không một lực lượng nào được gây ảnh hưởng đối với việc một người nào đó muốn đến với hoặc từ bỏ một giáo hội trái với nguyện vọng của người đó hoặc ép buộc họ tuyên bố tin hay không tin bất kỳ một tôn giáo nào khác Không ai có thể bị trừng phạt vì sự vui sướng hay sự trung thành với niềm tin tôn giáo hay không tin tôn giáo, vì việc đến hay không đến nhà thờ Không
12 "A living history: Grandson of 10th US President John Tyler speaks to DAR" Dyersburg State Gazette
November 9, 2013 Retrieved June 17, 2014
Trang 36một khoản thuế nào dù lớn hay nhỏ có thể cưỡng bức để trợ giúp bất kỳ một hoạt động tôn giáo nào, hoặc một tổ chức tôn giáo nào, dù nó có thể được kêu gọi hoặc nó được chấp thuận để dạy và thực hành một tôn giáo Không một chính phủ bang nào hoặc chính phủ liên bang có thể công khai hoặc bí mật tham gia vào các công việc của bất cứ một tổ chức tôn giáo nào và ngược lại Hiến pháp và hệ thống luật pháp Hoa Kỳ không bảo đảm sự độc quyền về pháp lý và tinh thần cho bất kỳ một tín ngưỡng nào Tất cả giáo hội đều bình đẳng trước thể chế liên bang13
Theo các nhà nghiên cứu, ở Hoa Kỳ, Nhà nước tách rời tôn giáo không
có nghĩa là nhà nước không lấy niềm tin tôn giáo làm nền tảng D Eisenhower, cựu Tổng thống Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 1953 - 1961), từng tuyên bố rằng: “ hình thái chính phủ của chúng ta chỉ có nghĩa nếu nó lấy nền tảng ở một niềm tin tôn giáo sâu sắc Bất kể niềm tin đó là cái gì, cứ có nó là được”
Đã có lần ông nói rằng: "Tất cả mọi chính quyền tự do đều đặt một mục đích cuối cùng là chuyển được niềm tin từ Chúa sang thế giới chính trị" Các quan tòa trước khi làm nhiệm vụ đều phải tuyên thệ, các Tổng thống khi nhậm chức đều phải đặt tay lên Kinh thánh tuyên thệ trung thành với quốc gia, “một dân tộc dưới sự che chở của Thượng đế”…Hiến pháp (Điều II) quy định rằng Tổng thống khi đắc cử phải đọc Lời tuyên thệ (hoặc lời khẳng định) sau đây
để được tấn phong làm Tổng thống: "Tôi long trọng xin thề (xin khẳng định)
sẽ trung thành thực thi cương vị Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và với tất cả khả năng có thể của mình sẽ bảo vệ và gìn giữ Hiến pháp của đất nước” (thông lệ có quy định phải nói thêm câu: “xin Chúa giúp con” vào cuối lời tuyên thệ của Tổng thống đắc cử, với bàn tay trái đặt trên cuốn Thánh kinh khi đọc Lời tuyên thệ, bàn tay phải giơ hơi cao một chút)14
Theo tinh thần điều sửa đổi Hiến pháp thứ nhất, tòa án tối cao ban hành
13 The Texas Constitution: Article I – Bill of Rights "Sec 4 RELIGIOUS TESTS No religious test shall ever
be required as a qualification to any office, or public trust, in this State; nor shall any one be excluded from holding office on account of his religious sentiments, provided he acknowledge the existence of a Supreme Being
14 "The Constitution of the United States of America: Analysis and Interpretation, Centennial Edition,
Interim Edition: Analysis of Cases Decided by the Supreme Court of the United States to June 26, 2013" Washington, DC: U.S Government Printing Office 2013 p 13.
Trang 37nhiều quyết định làm cơ sở cho những lý giải có hiệu lực hiện nay (thông qua việc xét xử các vụ kiện) Ví dụ như: Tín ngưỡng là hợp pháp, không được dùng vào những mục đích gian lận hay tội phạm (vụ Canwell chống Connecticut,1940) Chính quyền không được đánh giá tính chất có căn cứ hay không của các học thuyết tôn giáo (vụ United States chống Ballard,1944) Chính quyền không được bắt buộc các giáo phái hòa bình phải tham gia vào các nghi lễ yêu nước (vụ West Virginia chống Banette,1943 và vụ Weslsh chống United States,1970) Không được đòi hỏi những người trả lương từ các quỹ công phải có một cam kết tôn giáo (vụ Torcaso chống Wasins và vụ Mc Daniel chống Paty,1978) Không được bắt buộc trẻ em ở các trường học phải thực hành tôn giáo Ngày 17 tháng 6 năm 1963 Tòa án tối cao tuyên phán với
tỷ lệ 8/1 rằng các luật lệ đòi hỏi phải đọc Thánh kinh hay Lời cầu nguyện Chúa Trời trong các trường công lập là vi hiến (vụ Engel chống Vitale, năm
số khác thì không thể được Quỹ công chi cho ăn trưa, những thử nghiệm theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn chữa trị bệnh không liên quan đến phần tôn giáo trong chương trình đào tạo đều được phép
Tòa án tối cao đã vạch ra tiêu chuẩn để quyết định những vấn đề này:
Hỗ trợ của Chính phủ phải rõ ràng, chứng minh được tính thế tục Không được liên quan đến việc đề cao hay cấm đoán tôn giáo Phải tránh dính líu thái quá của Chính phủ với một tôn giáo
Thể chế Hiến pháp là một nhân tố khiến cho tôn giáo trở thành một
15 Bilhartz, Terry D (1986) Urban Religion and the Second Great Awakening Madison, NJ: Fairleigh
Dickinson University Press p 115 ISBN 0-8386-3227-0.
Trang 38việc hoàn toàn mang tính cá nhân, sự tách rời nhà thờ với nhà nước không ngăn cản cá nhân hoạt động với tư cách cá nhân, hội đoàn trong các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế Tôn giáo vẫn tác động đến đời sống xã hội ở 3 cấp độ: Thông qua chức sắc trong nhà thờ, các bậc giáo phẩm, những nhân vật nắm quyền điều khiển cả một hệ thống rộng lớn gồm các cơ quan văn hóa, giáo dục, từ thiện, cứu tế Thông qua các nhà trí thức thần học, các nhà truyền giáo giảng đạo, các phương tiện truyền thông đại chúng Thông qua các họ đạo, xứ đạo ở địa phương.
Thực tế tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ cũng cần phải có đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Là quốc gia không có đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chuyên biệt, công tác này thuộc về công chức liên quan đến quản lý về pháp nhân, pháp nhân tôn giáo, về thuế, tài sản…Thể nhân tôn giáo ở Hoa Kỳ phải bảo đảm tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận Họ phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân Họ phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: điều này có nghĩa là pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình nghĩa là trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn và nhân danh tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải được đào tạo đúng chuyên ngành cũng như các ngành gần Ví dụ như chương trình đào tạo chuyên ngành tôn giáo của Đại học Yale Ngoài các môn chung về lịch sử, luật pháp, cử nhân tôn giáo phải học các môn học bắt buộc như: American Religious History (Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ), Ancient Christianity (Ki Tô giáo thời cổ đại), Asian Religions (Tôn giáo châu Á), Islamic Studies (Nghiên cứu Hồi giáo), Judaic Studies (Nghiên cứu Do thái giáo), New Testament (Nghiên cứu kinh Tâm ước), Old Testament/ Hebrew Bible
Trang 39(Nghiên cứu Kinh Cửu ước), Philosophy of Religion (Triết học tôn giáo), Religious Ethics (Đạo đức tôn giáo), Theology (Thần học)16.
Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Hoa Kỳ được đào tạo các nhóm kỹ năng sau đây:
Nhóm kỹ năng tổng hợp
1
Khả năng hiểu được suy nghĩ và hành động của con người trong từng bối cảnh khác nhau, hiểu được quá trình phát triển niềm tin của con người trong bối cảnh xã hội và văn hóa cụ thể và truyền thống của tôn giáo đã thay đổi như thế nào theo thời gian
2
Khả năng đánh giá sự phức tạp về tâm lý và hành vi của con người trong xã hội, những thứ đã được định hình bởi chính niềm tin của con người vào tôn giáo và những giáo luật được coi là linh thiêng mà con người buộc phải theo khi đi theo một tín ngưỡng nào đó Khả năng này được áp dụng rất hiệu quả vào trong lĩnh vực quản lý nhân sự cũng như chính trị xã hội
3
Khả năng nhạy cảm và kinh nghiệm xử lý đối với các vấn đề trong ngôn ngữ tôn giáo như các ký hiệu cổ và các văn bản truyền thống Một sinh viên theo học ngành Tôn giáo học sẽ không chỉ giải thích các ngôn từ một cách đơn giản hay chỉ đi theo hướng nghĩa đen thuần túy mà họ có thể hiểu được ý nghĩa của các ngôn từ một cách sâu sắc và đa chiều
4 Khả năng nhìn nhận và đánh giá sự liên quan của những mâu thuẫn hay căng thẳng trong nội bộ một tổ chức tín ngưỡng
Nhóm kỹ năng phân tích và phê phán
5
Kỹ năng phê phán và phân tích cơ bản: một thực tế hiển nhiên mà chúng ta đều phải công nhận rằng tất cả các văn bản cần phải được kiểm tra về độ chính xác, các chứng cứ và lập luận đều được sử dụng trong công việc đánh giá Đặc biệt với công việc của một thông dịch viên và biên dịch viên thì yêu cầu về khả năng phân tích văn bản là hết sức quan trọng để đảm bảo tính chính xác về từ cũng như về ý
6 Khả năng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong phân tích tài liệu, suy nghĩ độc lập, thiết lập nhiệm vụ và giải quyết vấn đề
16 http://yalecollege.yale.edu/content/yale-college-programs-study
Trang 40Khả năng nhận định rõ ràng và chính xác về thông tin của một đối tượng cụ thể trong quá trình tranh luận Với khả năng này, sinh viên có thể tham gia vào một cuộc tranh luận với thái độ tôn trọng và luôn giữ được sự bình tĩnh trước những quan điểm trái chiều
8 Khả năng cảm thông với người khác và có một cái nhìn giàu óc tưởng tượng một cách sâu sắc
9 Có tính tự giác trong kỷ luật và khả năng định hướng cho bản thân
10 Khả năng độc lập về suy nghĩ và đưa ra các sáng kiến của bản thân
11 Khả năng hòa nhập và tôn trọng các quan điểm của người khác
12 Khả năng thu thập, đánh giá và tổng hợp các loại thông tin khác nhau
13 Khả năng phân tích và khả năng xây dựng các câu hỏi và giải quyết vấn đề
Nhóm kỹ năng chung
14 Kỹ năng thuyết trình (cả trong văn nói và viết)
15
Kỹ năng công nghệ thông tin: xử lý văn bản; giao tiếp bằng thư điện tử
và sử dụng Internet; truy cập thông tin từ điện tử cũng như các nguồn phi điện tử
16 Kỹ năng làm việc nhóm
17 Kỹ năng nghiên cứu khoa học, viết báo cáo tổng thuật với khả năng sử dụng chính xác và hiệu quả nguồn tham khảo
18 Khả năng hiệu chính xác ý nghĩa của các văn bản tài liệu
19 Khả năng đọc hiểu tài liệu trong các ngôn ngữ khác nhau
Bảng 1.2 Nhóm kỹ năng trong chương trình đào tạo công chức làm công tác
tôn giáo ở Hoa Kỳ