Anh chị hãy viết một bài văn với đầu đề “Đọc” Đề An Huy-TQ Đề 22 : Có người nói trên đời này vốn không có đường , người đi lại nhiều thì thành đường ; lại có người nói , đời này vốn có
Trang 1ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình , hãy phân tích một số tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến trên
HẾT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN VĂN
Năm học 2012-2013
Thời gian làm bài : 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 10 điểm )
GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm ra những câu đơn giản […]
Sau đó , không may , anh ta lại làm mất dấu chấm than Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều , không ngữ điệu […]
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa […] Một vài tháng sau , anh ta đánh mất dấu hai chấm […]
Cứ mất dần các dấu , cuối cùng , anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi […]
Cứ như vậy , anh ta đi đến dấu chấm hết […]
( Theo Hoathuytinh.com )
Ý nghĩa của mẫu truyện trên ?
Câu 2 ( 10 điểm )
Bàn về nghề văn , có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Nhưng có người lại cho rằng :
“Văn chương trước hết phải là văn chương”
Trang 2Anh /chị hãy bình luận ý kiến trên
Có ý kiến cho rằng : “Thơ ca bắt rễ từ lòng người , nở hoa nơi từ ngữ”
Anh (chị) hiểu như thế nào về lời nói trên Hãy chọn phân tích một bài thơ mà anh (chị) tâm đắc nhất để làm sáng tỏ ý kiến trên
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến
một thung lũng cạnh khu rừng rậm Lấy hết sức mình , cậu hét lớn : “Tôi ghét người” Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người” Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng
mẹ khóc nức nở Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu
Trang 3Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng Bà nói : “Giờ thì con hãy hét thật to : tôi yêu người” Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : “Tôi yêu người” Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi , đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó Ai gieo gió thì gặt bão Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và nhận trong
cuộc sống ?
Câu 2 (10 điểm)
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét : “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn kết thân với con người có hình thức phương xa ấy Nhưng rồi ta cũng quen dần , vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”
Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên
(Đề thi gồm 01 trang) Đề thi môn : VĂN
Thời gian làm bài 180 phút
Trang 4Hướng dẫn chấm – Môn VĂN
Câu 1
ĐÁP ÁN
I.Yêu cầu chung
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội
-Bố cục rõ ràng , lập luận chặt chẽ , diễn đạt mạch lạc , có cảm xúc
II.Yêu cầu cụ thể
1.Giải thich : Thế nào là hạnh phúc ?
-Là sự thoả mãn những khát khao trong đời sống từ vật chất đến tinh thần
-Biểu hiện cao nhất của hạnh phúc chính là trạng thái sung sướng vì cảm thấy mãn nguyện trong tâm hồn , cảm thấy tự bằng lòng về mình , cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của sự sống
2.Bình luận (HS có thể có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau , miễn là hợp lí )
-Hạnh phúc là được yêu thương Đó là tình yêu thương của người thân , của bạn
bè và mọi người xung quanh …
+Quan tâm dìu dắt , chỉ ra con đường đi đúng hướng trong cuộc đời giúp bản thân không bị sa ngã , lầm lạc
+Động viên , chia sẻ trong cuộc sống
+Mỗi khi khổ đau , tuyệt vọng thì tình thương của người thân sẽ là đôi cánh nâng
đỡ mình vươn lên
-Hạnh phúc là được đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất
Trang 5+Làm được việc to lớn , có ích cho xã hội , thoả mãn được niềm mong mỏi của nhiều người (cả dân tộc hay nhân loại) thì đó là điều vô cùng hạnh phúc (chẳng hạn như :hết lòng giúp đỡ người xung quanh ; đồng cảm , chia sẻ làm giảm bớt phiền muộn , khổ đau cho người khác; phát minh ra một thành tựu có ích phục vụ cuộc sống con người , đấu tranh giải phóng dân tộc…)
+Bởi vì lẽ sống đúng đắn , tốt đẹp nhất là hạnh phúc của mỗi người phải gắn liền với hạnh phúc của người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác , vì hạnh phúc của người khác
+Đây cũng là lối sống , đạo lí của dân tộc từ xưa đến nay là phải “ Thương người như thể thương thân”.
-Phê phán lối sống ích kỉ , cá nhân của một số người chỉ biết hạnh phúc riêng của mình : không có tình yêu thương , chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân , không quan
tâm , chia sẻ với người khác…
3.Nêu hướng phấn đấu của bản thân
-Sống yêu thương , chan hoà , gần gũi với người thân và mọi người xung quanh -Bản thân sẽ làm gì để có thể đem đến hạnh phúc nhiều nhất cho mọi người -Luôn giữ gìn hạnh phúc vì đó là thứ không thể mua bán mà có được
BIỂU ĐIỂM
-Điểm 9-10 : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên một cách sâu sắc , có
kiến thức đời sống phong phú ; bố cục chặt chẽ , mạch lạc; văn có cảm xúc , diễn đạt tốt
-Điểm 7-8 : Bài viết đáp ứng khá tốt các yêu cầu nêu trên ; bố cục chặt chẽ ; diễn
đạt tốt , văn có cảm xúc , có thể có một vài sai sót không đáng kể
-Điểm 5-6 : Hiểu vấn đề , biết bàn luận đúng trọng tâm nhưng ý chưa thật sâu sắc ; bố cục bài hợp lí , diễn đạt ý mạch lạc , còn một số sai sót về dùng từ , chính
I.Yêu cầu chung
-Có kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học
-Có kiến thức , hiểu biết về tác giả Nam Cao và các tác phẩm của ông trước Cách
mạng tháng Tám để trình bày những cảm nhận của mình về hình thượng “nước mắt” của các nhân vật –thể hiện bi kịch của các nhân vật của Nam Cao
-Bố cục bài chặt chẽ , văn giàu cảm xúc
II.Yêu cầu cụ thể
Trang 61.Giới thiệu khái quát về Nam Cao
2.Hình tượng “nước mắt” được Nam Cao trở đi trở lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm của mình Nam Cao miêu tả những giọt nước mắt của các nhân vật với
nhiều ý nghĩa biểu hiện : tình thương , sự cảm động , nỗi ân hận hay sự đau đớn , xót xa và tủi hờn uất nghẹn …
3.Phân tích những giọt nước mắt của các nhân vật :
-Lão Hạc : khóc khi kể lại việc bán “cậu Vàng” Đó là giọt nước mắt ân hận ,
đau đớn của người đã vì tình thương (với đứa con) mà phản bội tình thương (với con chó) Khi không giữ được tình thương , lão tự thấy mình không còn tư cách
sống nữa, lão đã kết thúc đời mình bằng cách kết thúc dành cho một con chó
-Chí Phèo :
+Đó là những giọt nước mắt cảm động vì hắn cảm nhận được tình người : lần
đầu tiên hắn được một người đàn bà quan tâm , được chăm sóc ân cần nên “Hắn thấy mắt hình như ươn ướt”
+Đó còn là những giọt nước mắt đau đớn , xót xa , tủi hờn , uất hận vì bị cự tuyệt
quyền làm người , nên “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”.
-Hộ :
+ “Và nhiều khi , không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà , hắn
đang ngồi bỗng đứng phắt lên , mặt chan chứa nước, mặt hầm hầm , vùng vằng đi
ra phố , vừa đi vừa nuốt nghẹn” : biểu hiện của tâm trạng bức bối , khổ sở vì bất
lực trước hoàn cảnh
+ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh ma người ta bóp mạnh.” ,
“Chao ôi ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức nở , khóc như thể không ra tiếng khóc.” : đó
là những giọt nước mắt ân hận , xót xa Nước mắt đã thanh lọc tâm hồn , nâng cao
nhân cách của Hộ , giữ anh lại trước vực thẳm sa ngã , bảo vệ lẽ sống tình thương
thương , tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người , kể cả những con người đã
bị tha hoá Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc , mới mẻ của Nam Cao
BIỂU ĐIỂM
-Điểm 9-10 : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên , tỏ ra có kiến thức vững vàng , cảm nhận sâu sắc , dẫn chứng phong phú , bố cục chặt chẽ , văn giàu cảm xúc , diễn đạt tốt
Trang 7-Điểm 7-8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên , kiến thức về tác phẩm vững vàng , có cảm nhận khá sâu sắc , bố cục chặt chẽ , diễn đạt trong sáng , mắc vài lỗi diễn đạt không đáng kể
-Điểm 5-6 : Hiểu vấn đề , biết bàn luận đúng trọng tâm nhưng ý chưa thật sâu sắc ; bố cục bài hợp lí , diễn đạt ý mạch lạc , còn một số sai sót về dùng từ , chính
Chương trình bồi dưỡng HS giỏi
Tiết 1 : Giới thiệu kiến thức cần ôn tập và nội dung
bồi dưỡng
Tiết 2 : Giới thiệu một số đề bài để HS luyện tập
Tiết 3 10 : Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận
Trang 8Tiết 21 24 : Ôn tập kiến thức lớp 12
Tiết 2535 : Rèn luyện kĩ năng làm nghị luận văn
học
Tiết 3540 : Bồi dưỡng kiến thức về lí luận văn học
và kĩ năng làm kiểu bài lí luận văn học
Tiết 1
GIỚI THIỆU KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
VÀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
e.Các yếu tố có tính truyền thống
2.Một số vấn đề của văn học trung đại
a.Cảm hứng yêu nước
b.Cảm hứng nhân đạo
c.Một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản (tính qui phạm , công thức ; tính hàm súc cao…)
3.Một số tác giả tiêu biểu
Trang 9a.Khái quát về bối cảnh xã hội
b Sự phân hoá thành nhiều bộ phận, xu hướng của văn học thời kì này
-Văn học lãng mạn
-Văn học hiện thực phê phán
-Văn học cách mạng và yêu nước
e.Những yếu tố tư tưởng có tính truyền thống
-Chủ nghĩa yêu nước
-Chủ nghĩa nhân đạo
2.Một số tác giả tiêu biểu
a.Đôi mắt ( Nam Cao )
b.Tây Tiến ( Quang Dũng )
c.Đất nước ( Nguyễn Đình Thi )
d.Vợ nhặt ( Kim Lân )
e.Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài )
g.Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành )
h.Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi )
k.Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu )
3.Một tác giả tiêu biểu
a.Hồ Chí Minh
b.Tố Hữu
c.Nguyễn Tuân
IV.Nghị luận xã hội :
1.Các vấn đề xã hội như :môi trường,tệ nạn xã hội, chiến tranh , dân số, khí hậu , nước sạch ,
trung thực, tham nhũng , vô cảm , chủ trương , đường lối, chính sách v.v
2.Các vấn đề đạo đức, lối sống như : giản dị, khiêm tốn , khát vọng ,nghị lực , sống có ích , tài
–đức , lí tưởng , hạnh phúc , mục đích, ước mơ v.v
3.Các vấn đề xã hội được rút ra từ một câu chuyện , một tác phẩm văn học
V.Nghị luận văn học
1.Phân tích tác phẩm văn học
2.Bình luận tác phẩm văn học
3.Bình luận một nhận định về vấn đề văn học : tác giả , tác phẩm , thời kì văn học
VI.Lý luận văn học
1.Quan điểm nghệ thuật
Trang 102.Phong cách nghệ thuật
3.Đặc trưng của văn học : thơ, truyện
4.Chức năng của văn học
Tiết 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ VĂN ĐỂ LUYỆN TẬP
I.ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1 : P.Ang ghen có nhận định : “Thà tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”
Hãy giải thích nhận định trên
Đề 2 : Tục ngữ U-Crai-na có câu : “Con người có ba điều bất hạnh : cái chết , tuổi già và những
đứa con hư”
Bình luận ý kiến trên
Đề 3 : Thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng của thơ ca mà còn là môi trường sống của con
người Trong một cuộc tranh luận về vấn đề môi trường :
-Một số bạn lo lắng : Biển đã loang những vết dầu đen Các loại thú rừng thì chạy vào quán
nhậu Cảnh quan thiên nhiên mất dần bởi những công trình đô thị Môi sinh sẽ ra sao khi cáckhu công nghiệp mọc lên
-Có bạn vẫn tin tưởng lạc quan : Đã có luật bảo vệ môi trường và các chuyên gia sẽ tìm biện
pháp phát triển vững bền
-Có bạn bức xúc và kiên quyết : Phải chặn đứng những hành vi phản bội thiên nhiên!
Anh (chị) hãy trình bày lại ý chính của cuộc tranh luận và phát biểu ý kiến của mình về vấn
đề này
Đề 4 : Khi đề cập đến sự ngu dốt , nhà tư tưởng La Rochefoucaule có nói :
“Có ba thứ ngu dốt : Không biết điều phải biết , biết bậy điều đang biết và biết điều không nên
biết”
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?
Đề 5 : Macxim Gorki cho rằng : “Lao động là đôi cánh của ước mơ , là cội nguồn của những
niềm vui và sáng tạo”
Hãy bình luận câu nói trên
Đề 6 : Đọc kĩ văn bản sau
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một
thung lũng cạnh khu rừng rậm Lấy hết sức mình , cậu hét lớn : “Tôi ghét người” Từ khu rừng
có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người” Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở Cậu
không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu
Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng Bà nói : “Giờ thì con hãy hét thật to : tôi yêu
người” Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : “Tôi yêu người” Lúc đó người
mẹ mới giải thích cho con hiểu : “Con ơi , đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta Con
Trang 11cho điều gì con sẽ nhận điều đó Ai gieo gió thì gặt bão Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc
sống ?
Đề 7 :
Bình luận câu nói sau :
“Ba thứ không bao giờ trở lại tên đã bay, lời đã nói và những ngày đã qua” (G.Đôme)
Có ý kiến cho rằng “Tiền mua được tất cả , trừ hạnh phúc”
Ý kiến của anh (chị) thế nào ?
Đề 11 : Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học , Abraham Lincoln , vị
tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa kì , đã viết :
“Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách …nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian
để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thưở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời , đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên
Đề 12 :
“Khi của cải mất , chẳng có mất gì cả ,
Khi sức khoẻ mất , mất một vài thứ rồi;
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến Bailey :
“khi bạn sinh ra bạn khóc , còn mọi người xung quang cười Hãy sống sao cho khi bạn qua
đời , mọi người khóc , còn bạn , bạn cười”
Đề 18 :
Nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau :
Trang 12“Ở đâu không có trí tưởng tượng và ước mơ , ở đó con người sẽ lụi tàn và cuộc sống không trọn
Từ mặt đất , nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng Đặt chân lên mặt trăng , người ta
nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên ? (Đề Đông
Sơn – Trung Quốc)
Đề 22 :
Xã hội là một cuốn sách , con người là một cuốn sách , thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ ,
bạn bè cũng là sách “Đọc” là hiểu , là khám phá , là vượt qua ; đọc sách giúp ta suy nghĩ , thưởng thức
Anh (chị) hãy viết một bài văn với đầu đề “Đọc” (Đề An Huy-TQ)
Đề 22 :
Có người nói trên đời này vốn không có đường , người đi lại nhiều thì thành đường ; lại có
người nói , đời này vốn có đường , vì người đi lại nhiều nên không còn đường ; có người nói…
Anh (chị) hãy viết một bài văn với đầu đề “Con người và đường đi” (Đề Giang Tô-TQ)
Đề 23 :
Trong bài Mẹ yêu con , sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa được con
hiểu đúng , người mẹ đã tâm sự :
“Nhưng trên tất cả , mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ
ghét con sẽ ghét mẹ về những điều này Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt”
(Rút từ tập Trái tim người mẹ , NXB Trẻ, TP HCM,2004)
Lời tâm sự ấy gợi cho anh / chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời ?
(Thi HS giỏi quốc gia 2008)
Đề 24 :
Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học , Bryan Dion – Tổng giám đốc Tập đoàn Coca Cola , đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người :
“… Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về
tương lai Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình…”
Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc sống trước lời khuyên ấy
Trang 13Tinh thần nhân văn qua các truyện cổ dân gian Việt Nam
Đề 3 :
Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận xét : “Cái tinh thần ca dao Việt Nam , trước hết là một tinh
thần ham sống , vui vẻ , ham tranh đấu , lạc quan tin tưởng ở giống nòi ”
(Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao , cổ tích )
Anh (chị) hãy phân tích một số tác phẩm văn học dân gian để làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 4 :
Văn học dân gian với việc bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ
Đề 5 :
“Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ
đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng”
(Phạm Văn Đồng – Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương – Báo nhân dân 29-4 -1969)
Anh (chị hãy giải thích luận đề trên và chứng minh bằng các truyền thuyết thời kì Văn
Lang-Au Lạc và thời kì chống Bắc thuộc
Đề 6 :
Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
Đề 7 :
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :
“Mảng thơ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là ô cửa sổ mở cho thấy tâm hồn phong phú , tế
nhị của nghệ sĩ Ức Trai” ( Nguyễn Sĩ Cẩn)
Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn :
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.
Nhủ rồi tay lại trao liền , bước đi một bước lại vin áo chàng …
Trong tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du) cũng có đoạn :
Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh ,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai sẻ làm đôi,
Trang 14Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…
Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên
Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa
Đề 11 :
Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều , trong bài Nguyễn Du , một nghệ sĩ lớn , Hoài Thanh cóviết :
“Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quí cơ hồ không thể thay đổi ,
thêm bớt một tí gì , như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du quamột số câu thơ trong Truyện Kiều
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ :
-“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
………
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương )
-“Anh đưa em về sông Đuống
………
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống) ( Thi HS giỏi quốc gia 2008 )
Đề 19 :
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau của Nguyễn Khuyến :
-“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Trang 15Nhận xét về thơ Nguyễn Khuyến , có ý kiến cho rằng : “Cảnh thu được vẽ bằng nét bút của
một hoạ sĩ ẩn giấu trong một tâm hồn thi sĩ Cho nên đọc thơ Nguyễn Khuyến, người ta có cảm tưởng như vừa được xem tranh thuỷ mặc, vừa được thưởng thức nghệ thuật thơ Đường.”
Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đểlàm sáng tỏ
Đề 22 :
Nhận xét về văn phong Thạch Lam , nhà văn Nguyễn Tuân viết : “ Xúc cảm của nhà văn
Thạch Lam thường bắt nguồn và nẩy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê Thạch Lam là một nhà văn quí mến cuộc sống , trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh Ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học ” (Thạch Lam-
Tuyển tập Nguyễn Tuân – Tập 3- VH, 1996)
Đề 23 :
Trong bài “Tựa” viết cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu , Thế Lữ có nêu nhận xét :
“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người Lầu thơ của ông xây dựng
trên đất của một tấm lòng trần gian…”
Hãy bình luận ý kiến trên Chọn và phân tích một vài đoạn thơ của Xuân Diệu trước Cáchmạng tháng Tám để làm rõ vấn đề
Về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 đã giúp anh (chị) tin tưởng sâu sắc
một điều : Con người có những lúc cô độc ghê gớm nhưng sự cô đơn không thể giết chết nổi một
con người (có thể chọn Vợ chồng A Phủ )
Đề 27 :
Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau , người đọc đã có những cách gọi (cũng chính là
những nhận xét ) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như : người đàn bà vô sỉ , người đàn bà tự trọng , người đàn bà liều lĩnh , người đàn bà mực
thước.
Theo anh (chị) , nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là ai trong
số những người đàn bà nêu trên ? Hãy viết về điều đó
III.LÝ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1 :
Trang 16Bác Hồ nói : “Xã hội nào văn nghệ nấy” Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào ? Hãy dựa
vào tình hình phát triển của văn học viết trong các giai đoạn thời trung đại thế kỉ X-XIX để làmsáng tỏ
Hãy bình luận ý kiến sau đây của nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai :
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống Họ
đã biết đời sống xã hội của thời đại , đã sâu sắc cảm thấy nỗi đau đớn của con người trong thời đại , đã xúc động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu , bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người Đó chính là hơi thở , cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại” (Đề thi
HS giỏi tỉnh -2008-2009)
Đề 4 :
Bàn về truyện ngắn , có ý kiến cho rằng : Qua một nỗi lòng , một cảnh ngộ , một sự việc của
nhân vật , nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh
Từ một số truyện ngắn tiêu biểu , em hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên (Đề thi
HS giỏi tỉnh -2007-2008) (phân tích Đôi mắt, Mùa lạc , Những đứa con trong gia đình)
Đề 5 :
Nói về qui luật sáng tạo nghệ thuật , nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta go có câu :
“Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài , chúng ta có thơ”
(Rút từ tập Mười nhà thơ lớn của thế kỉ , NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1986) (Thi HS giỏi quốc gia năm 2008)
Đề 6 :
“Nói tới nghệ thuật là nói đến sự cao cả của tâm hồn Đẹp tức là một cái gì cao cả Đã nói
đẹp là nói cao cả Có khi nhà văn tả một cái xấu, một tội ác , một tên giết người , nhưng cách nhìn , cách miêu tả phải cao cả.”
(Nguyễn Đình Thi, Câu chuyện xung quanh công việc sáng tác nghệ thuật)
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên
Đề 7 :
“Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa , cái ghê tởm , cái hèn nhát
Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng , cái tốt đẹp, cái thuỷ chung”
( Nguyễn Khải )
Bình luận và bằng thực tế cảm nhận văn học của mình , hãy làm sáng tỏ quan niệm vănchương của Nguyễn Khải
Đề 8 :
Bàn về thơ , nhà phê bình văn học Nga V Bi-ê-lin –xki (1811-1848) đã viết : “Thơ trước hết
là cuộc đời , sau đó mới là nghệ thuật”
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên
Đề 9 :
“Thuộc thêm được một bài thơ hay là đính thêm được một hạt ngọc kim cương vào chuỗi hạt
kim cương của trí tuệ , tâm hồn mình Cuộc sống như mặt trời sẽ rọi ánh sáng vào những viên kim cương đó mỗi lần lại lấp lánh thêm những màu sắc mới”
(GS Trần Thanh Đạm –PPGDVH theo loại thể)
Trang 17Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc phân tích một bài thơ
mà em yêu thích nhất
Đề 10 :
Trong bài Cảm xúc , nhà thơ Xuân Diệu viết :
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Trong truyện ngắn Giăng sáng , nhà văn Nam Cao lại viết :
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật
có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than”
Anh / chị hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trong những lời thơ, lời văn trên
Đề 11 :
“Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người Một ngọn lửa đốt cháy , sưởi ấm và soi sáng
Nhà thơ chân chính là người dù không muốn và phải chịu đau đớn vẫn đốt cháy mình lên và đốt cháy những người khác”
(Lep Tôn-xtôi)
Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào hãy bình luận và làm sáng tỏ
(Đề khẳng định đặc trưng của thơ và tác dụng to lớn, kì diệu của thơ ca )
Đề 12 :
Bàn về thơ , Xuân Diệu có ý kiến : “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”
Anh chị hãy giải thích ý kiến trên Phân tích một vài bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên (Vội
vàng –XD , Sóng – XQ)
Đề 13 :
Bàn về văn học, Pautôpxki cho rằng :“Văn chương ra đời để khám phá những bí ẩn tâm hồn”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy bình luận và làm sáng tỏ bằng những hiểu biết vềvăn học
Đề 14 :
Anh / chị có suy nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng : Điều còn lại của mỗi nhà văn chính
là cái giọng nói của riêng mình
Hãy phân tích một số tác phẩm văn học để chứng minh
Đề 15 :
Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết : “Tác phẩm văn học lớn , hấp dẫn người ta bởi cách nhìn
mới , tình cảm mới , về những việc, những điều mà ai cũng biết cả rồi”
Anh /chị hãy bình luận câu nói trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học mà anh /chị cho là lớn
Đề 16 :
Trong tác phẩm “Tôi đã học tập như thế nào?” , nhà văn M.Gorki đã viết :
“Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên gần tới
con người”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng kinh nghiệm của bản thân mình , hãy phân tíchmột số tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 17 :
Bình luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân : Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn
ngữ Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…) Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy , nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
Trang 18thước Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó Văn phải linh hoạt Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp
Đề 18 :
“Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó Nhưng là tư tưởng đã
được rung lên ở các cung bậc của tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy Có thể nói , tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật ”
(Nguyễn Khải , Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1985)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy liên hệ với sáng tác của Xuân Diệu hoặc TốHữu để làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 20 :
Nhà thơ Raxun Gamzatôp nói : “ Thơ ca nếu không có người tôi sẽ mồ côi”
Em hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói trên Từ kinh nghiệm học và đọc thơ của bản thân hãy làm rõ nhận xét ấy
Đề 21 :
Nhà phê bình văn học Trung Quốc Viên Mai đã viết : “ Làm người thì không nên có cái tôi
Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ cái tôi của một số tác giả trong phong trào thơ mới
Đề 22 :
“…Đến như văn thơ , thì sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp , vị ngon ngoài cả vị ngon , không thể đem
mắt tầm thường mà xem , miệng tầm thường mà nếm được Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được vị ngon ấy thôi…”
(Tựa trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương)
Y kiến của anh / chị về vấn đề này
Đề 23 :
“Thơ phải được ý ở ngoài lời Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ
Cho nên ý thùa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâ Lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vụng , còn như ý hết mà lời cũng hết thì kgho6ng đáng là người làm thơ vậy” (Ngô Lôi Pháp)
Anh/ chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên
Trang 19a) Các vấn đề xã hội: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, dân số , nước sạch , khí hậu nóng lên ,
đô thị hoá, lãng phí, tham nhũng , gian lận ,an toàn giao thông v.v
b) Các vấn đề đạo đức, lối sống : giản dị, khiêm tốn, lí tưởng, khát vọng, ước mơ , nghị lực, ý
a) Nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội :
a.1 Yêu cầu :
-Người viết thể hiện được những hiểu biết về vấn đề, mối liên hệ của vấn đề đối với đời sống,tính cấp thiết và việc giải quyết vấn đề
-Người viết phải đề xuất được phương hướng giải quyết ( VD : Dân chủ phải đi đôi với kỷluật)
a.2 Cách làm bài :
-Nêu thực trạng của vấn đề xã hội đó : diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến đời sống?Thái độ của xã hội đối với vấn đề đó ra sao ?VD : ô nhiễm môi trường : người dân, báo chí đã cóthái độ như thế nào? để làm nổi bật tính cấp thiết
-Thực trạng bắt đầu từ những nguyên nhân nào ? (khách quan- chủ quan / con người- tự nhiên)
cái nào là chủ yếu, thứ yếu, trước mắt hay lâu dài, trực tiếp hay gián tiếp
-Hậu quả : ảnh hưởng đến cuộc sống, con người, nhân cách con người, hậu quả trước mắt haylâu dài, hôm nay hay mai sau, trực tiếp hay gián tiếp
-Đề xuất phương hướng giải quyết : trước mắt, lâu dài, chú ý chỉ ra những việc cần làm, sự hợptác của các tổ chức trong xã hội
-Bày tỏ thái độ , suy nghĩ của người viết
b) Nghị luận một vấn đề xã hội qua một câu danh ngôn, tục ngữ : chủ yếu là lối sống, phẩm chất con người.
b.1 Yêu cầu :
-Phải phân tích, lý giải, trình bày những suy nghĩ, quan điểm của cá nhân, đưa ra những tìnhcảm, thái độ cần có đối với vấn đề
-Nắm rõ các chuẩn mực đạo đức xã hội qua các thời kì :
+Thời PK : tam cương ngũ thường , tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh ; xã hội phân chiavua-tôi, cha-con (ảnh hưởng của Nho giáo)
• Tam cương : ba riềng mối kết hợp các cá nhân để tạo nên xã hội có trật tự (quân-thần
cương : vua phải xứng đáng làm riềng mối để người dân dựa vào ; phụ-tử cương : chaphải xứng đáng … con cái phải hiếu thảo; phu-thê cương : đạo vợ chồng người chồng, người vợ phải chung thuỷ)
• Ngũ thường : năm phẩm chất , đức tính thiết yếu hàng ngày mà mỗi cá nhân đều phải
trau dồi để thực hiện tốt trong cuộc sống ( Nhân : yếu tố cơ bản của tình cảm , không chỉ
là thương mình , thương người mà còn là đạo làm người.Nghĩa :cư xử cho đúng phép với mọi người Lễ : sự cúng tế và tôn kính trời phật, nghi thức phải áp dụng khi giao tế với người khác Trí : dùng sự hiểu biết và kinh nghiệm để xét người, vật trước khi hành động Tín : thành thật với mình , với người để xây lòng tin với kẻ khác )
Trang 20• Tam tòng , tứ đức :tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu , phu tử tòng tử
• Công dung ngôn hạnh : 4 đức tính cần có , cần thuần thục khi còn ở nhà để chuẩn bị đi
lấy chồng ( công : khéo léo trong công việc nội trợ ; dung : vẻ mặt hiền hậu, dịu dàng ;
ngôn : nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm trang ; hạnh : tính tình thuần hậu , kín đáo )
+XHCN : tốt đẹp, trọng nhân cách, yêu thương con người, đấu tranh cho quyền sống của con người
+Đầu TK XX : có hiểu biết về các luồng tư tưởng : con người VN chịu ảnh hưởng của nhiều
tư tưởng : Phật giáo (từ bi bác ái, tu tâm tích đức), Đạo giáo (sống hoà thuận, hoà với tự nhiên), Nho giáo ( đề cao nhân nghĩa), Thiên Chúa giáo (duy tâm), tư tưởng HCM, quan điểm Mác- Lênin (duy vật hiện chứng)
-Có lập trường tư tưởngvững chắc (quan điểm nhân dân) để nhận xét đánh giá vấn đề
-Tỉnh táo trong việc bác bỏ những quan điểm sai trái , đề xuất những quan điểm đúng
-Phân tích những dự báo hậu quả, nguyên nhân
-Khẳng định hoặc bác bỏ, hoặc đề xuất những tư tường, quan điểm mới, hoặc rút ra những bàihọc kinh nghiệm
c) Nghị luận về một vấn đề xã hội qua một câu thơ , đoạn thơ, một câu chuyện :
-Giải thích hay tóm tắt nội dung , nêu ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ , câu chuyện
-Giải quyết vấn đề theo yêu cầu đề bài
-Phát biểu suy nghĩ của bản thân
PHẦN II : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ
P.Ang ghen có nhận định : “Thà tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi
ngờ nó suốt đời”
Hãy giải thích nhận định trên
1.Giải thích ý nghĩa câu nói của P Ang ghen
-“Sự thật” : là những chân lý, điều đúng đắn , hợp tình , hợp lý … được nhiều người công nhận
hoặc những sự việc đã có , đã xảy ra được mọi người chứng kiến
-“Tìm hiểu sự thật suốt đêm” là khó khăn , thử thách mà con người phải trải qua để đến với sự
thật, đến với chân lý
-“nghi ngờ” : sự dao động trong trạng thái tâm lý
Câu nói của Ang ghen khẳng định : con người cần có thái độ dứt khoát , không lần nữa khi tìm hiểu sự thật
2.Tại sao phải tìm hiểu sự thật …?
-Khát khao tìm hiểu chân lý của con người
-Nếu không biết rõ con người ta sẽ hành động sai lầm và phải ân hận suốt đời (dẫn chứng) -Những người có thái độ lấp lửng trong đời sống và không tìm hiểu chín chắn sự việc xảy ra nên hành động không dứt khoát, không giải quyết được sự việc (dẫn chứng)
Trang 213.Liên hệ bản thân : thái độ chần chừ , lưỡng lự không dứt khoát trong công việc , học tập
hướng giải quyết
Tục ngữ U-Crai-na có câu : “Con người có ba điều bất hạnh: cái chết
, tuổi già và những đứa con hư”
Bình luận ý kiến trên
II Thân bài
1.Giải thích câu nói trên
-Đây là câu ngạn ngữ có cách diễn đạt ngắn gọn , được đúc kết từ những trải nghiệm, chiêmnghiệm của người dân U-Crai-na về những điều bất hạnh trong đời sống của con người
-Câu ngạn ngữ đúng với tất cả mọi người trên thế giới không phân biệt về màu da , dân tộc,ngôn ngữ
2.
Bình luận
a) Tuổi già
-Người ta thường ví tuổi trẻ là mùa xuân của đời người, nơi khởi đầu những dự định , hoài bão,
lý tưởng và còn tiếp cho người ta những sức mạnh , nghị lực…
-Tuổi già là mùa thu : gợi sự khô héo tàn tạ
-Tuổi trẻ là bình minh của đời người thì tuổi già là hoàng hôn của đời người; tuổi già là conngười đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời
-Tuổi già là đối mặt với cô đơn, bệnh tật , đau yếu , suy giảm về sức khoẻ và trí tuệ , bị phụthuộc vào con cái.Đây là thời kì rảnh rỗi , có nhiều thời gian để suy ngẫm trọn vẹn về một cuộcđời , một lẽ sống , về những bất hạnh mà tuổi già phải chịu đựng
+Không còn được tiếp tục hưởng thụ thành quả của con người
+Khi chết rồi sẽ cắt đứt sợi dây liên lạc với người thân
+Người còn sống , người thân ở lại đối mặt với nỗi buồn
+Chấm dứt mọi ước mơ
Đây là bàn về cái chết thông thường của một con người chứ không đề cập đến những cái chếtcao quí vì nghĩa lớn , vì nhân dân đất nước
c) Những đứa con hư
-Nói đến sau cùng nhưng nó lại là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người Nó không do chínhmình gây ra mà do những đứa con Bởi vì con cái là niềm hi vọng , tự hào, nguồn an ủi , là độnglực của cha mẹ , là của để dành của cha mẹ khi về già , là người kế tục dòng họ , hướng dòng họ
về tương lai
-Hậu quả :
+Con hư còn đáng sợ hơn tuổi già và cái chết
+Con hư không chỉ bào mòn về thể xác mà còn bào mòn về tinh thần của cha mẹ: làm cho cha
mẹ buồn lòng , đau khổ , thậm chí không thiết sống Đó là điều đáng sợ nhất
+Tuổi già , cái chết có thể khép lại nỗi đau nhưng những đứa con hư cha mẹ sẽ phải gánhchịutrong suốt thời gian dài
3.Mở rộng vấn đề
Trang 22-Trong 3 nỗi bất hạnh đó thì tuổi già và cái chết không thể tránh khỏi nhưng những đứa con hư
có thể khắc phục được bằng cách :
+Giữa cha mẹ và con cái phải có sợi dây liên kết tình cảm chặt chẽ , cả hai đều phải cố gắng :
• Cha mẹ : phải yêu thương , tin tưởng , giáo dục con cái , kết hợp giữa nhà trường và gia
đình
• Con cái : ý thức được trách nhiệm làm con , chăm lo học tập , rèn luyện, tu dưỡng
+Duy trì một cuộc sống vui tươi , đầm ấm , hạnh phúc trong gia đình
III.Kết luận
-Tuổi già không thể đảo ngược, cái chết không ai có thể tránh được nhưng người ta có thể tránhđược việc con cái hư hỏng như tránh lửa Điều đó không chỉ phụ thuộc vào cha mẹ của các em
mà còn tuỳ thuộc vào những đứa con
-Hãy trở thành những đứa con ngoan để bớt đi cho ông bà , cha mẹ của mình một điều bất hạnh.Đó là lòng mong muốn thiết tha của mỗi người con
Khi đề cập đến sự ngu dốt , nhà tư tưởng La Rochefoucaule có nói:
“Có ba thứ ngu dốt : Không biết điều phải biết , biết bậy điều đang biết
và biết điều không nên biết”
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về câu nói trên ?
1.Giải thích
-Ngu dốt là sự khờ khạo , ngờ ngệch , thiếu những kiến thức thông thường , thiếu khả nănghoàn thành công việc cũng như học tập …
-Điều cần biết : là những kiến thức thông thường của cuộc sống , sinh hoạt , công việc …Nếu
không biết là ngu dốt
-Biết bậy : là biết một cách sai lệch hoặc biết những điều làm cho mình hư hỏng , hạ thấp giá trị
con người và có thể làm tiêu tan sự nghiệp , nguy hại đến chính bản thân mình
-Tai sao “Không biết điều phải biết” là ngu dốt ? Không biết điều cần phải biết là không biết
những kiến thức thông thường trong cuộc sống để có thể thu xếp cuộc sống cho chính bản thânmình , giúp con người trong giao tiếp, ứng xử …Thiếu những kĩ năng sống cơ bản , con người
trở nên lúng túng , vụng về , thiếu tự tin …(dẫn chứng)
-Tại sao “biết bậy những điều đang biết” là ngu dốt ? Những kiến thức “biết bậy” là những kiến
thức sai lầm, lệch lạc …khiến con người ta đi chệch hướng trong cuộc sống, trong công việc ,học tập dẫn đến những thất bại nặng nề Thậm chí có thể gây nguy hại đến tài sản , tính mạngcủa con người xung quanh , làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng xã hội Nếu những
điều “biết bậy” là những tệ nạn có thể làm tiêu tan cuộc đời , sự nghiệp (dẫn chứng)
-Tại sao “Biết điều không nên biết” là ngu dốt? Những điều không nên biết là những điều không
phù hợp với lứa tuổi , với công việc , với cuộc sống của mình , sẽ chỉ làm mất thì giờ , làm xóimòn những kiến thức đang có và có thể làm xáo trộn cuộc sống , chi phối tiêu cực đến đạo đức ,lối sống của bản thân và cũng có thể ảnh hưởng đến các tổ chức chính trị xã hội và cả an ninh
quốc gia …(dẫn chứng)
• Lưu ý : Cần lấy những dẫn chứng trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập , công việc ,các lĩnh vực kinh tế , xã hội … một cách cụ thể , gần gũi, phù hợp để tăng tính thuyếtphục
2.Bình luận
-Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn Vì :
+Con người muốn thoát khỏi sự ngu dốt đương nhiên phải không ngừng học tập để nâng caotrình độ nhận thức , tích luỹ kiến thức về mọi mặt , mọi lĩnh vực của đời sống Những người am
Trang 23hiểu sâu sắc kiến thức khoa học , đời sống đều là những người thành đạt Họ làm chủ cuộc sốngcủa chính mình và đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội
+Tuy nhiên , kiến thức là vô cùng vô tận , là muôn màu muôn vẻ mà điều kiện của mỗi ngườilại có hạn nên không phải ai cũng có thể trở thành nhà thông thái Quan niệm trên chính là nhấnmạnh vào những điều tối thiểu mà con người cần có để tránh sự ngu dốt Cụ thể là mỗi ngườiphải có kiến thức thông thường nhất liên quan đến cuộc sống
+ “Học, học nữa , học mãi” cần trở thành châm ngôn của mọi người Nhất là trong giai đoạn
nước ta đang hội nhập quốc tế , học vấn càng được coi trọng , là yêu cầu tối thiểu của con ngườihiện đại
Macxim Gorki cho rằng : “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội
nguồn của những niềm vui và sáng tạo”
Hãy bình luận câu nói trên
1.Giải thích
-Lao động : hoạt động khó nhọc một cách có ý thức của con người , nhằm tạo ra những sảnphẩm phục vụ nhu cầu của con người
-Ước mơ : điều tốt đẹp mà con người mong mỏi
-Ý nghĩa câu nói của Gorki : ca ngợi , khẳng định lao động : chỉ có lao động mới giúp conngười thực hiện ước mơ , đem lại niềm vui , thúc đẩy sự sáng tạo Câu nói tên còn động viêncon người phấn đấu lao động để có được cuộc sống tốt đẹp, vui tươi, hạnh phúc
2.Bình luận
-Khẳng định câu nói của Gorki hoàn toàn đúng
+Chỉ có lao động mới biến ước mơ của con người thành hiện thực :
• Trong cuộc sống , những điều tốt đẹp không thể tự dưng mà có
• Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại , phát triển , tiến bộ
• Lao động làm nên những giá trị vật chất và tinh thần , là cơ sở đầu tiên , là điều kiệnquyết định để thực hiện được ước mơ của con người
+Lao động mang lại mọi niềm vui , khơi dậy những sáng tạo , thúc đẩy cuộc sống xã hội pháttriển
• Bằng lao động , con người mới có thể làm chủ bản thân , thực hiện trách nhiệm , bổnphận với gia đình , người thân , xã hội
• Lao động là mội trường để con người rèn luyện nhân cách , phẩm chất tốt đẹp
• Lao động là thước đo của trí tuệ, tình cảm, lòng yêu nước, yêu con người …
• Lao động đem lại niềm vui lành mạnh : niềm vui tạo ra được những giá trị vật chất, tinhthần quí giá để phục vụ con người, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến bộ
-Vì vậy , cần xác định : lao động là nghĩa vụ thiêng liêng , là nguồn sống , nguồn hạnh phúc củacon người ; chống lại thói lười biếng lao động , ỉ lại, không sáng tạo…
Thử bàn về hạnh phúc
1.Giải thich : Thế nào là hạnh phúc ?
-Là sự thoả mãn những khát khao trong đời sống từ vật chất đến tinh thần
-Biểu hiện cao nhất của hạnh phúc chính là trạng thái sung sướng vì cảm thấy mãn nguyệntrong tâm hồn , cảm thấy tự bằng lòng về mình , cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của sựsống
2.Bình luận (HS có thể có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau , miễn là hợp lí )
Trang 24-Hạnh phúc là được yêu thương Đó là tình yêu thương của người thân , của bạn bè và mọi
người xung quanh …
+Quan tâm dìu dắt , chỉ ra con đường đi đúng hướng trong cuộc đời giúp bản thân không bị sangã , lầm lạc
+Động viên , chia sẻ trong cuộc sống
+Mỗi khi khổ đau , tuyệt vọng thì tình thương của người thân sẽ là đôi cánh nâng đỡ mìnhvươn lên
-Hạnh phúc là được đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất
+Làm được việc to lớn , có ích cho xã hội , thoả mãn được niềm mong mỏi của nhiều người (cảdân tộc hay nhân loại) thì đó là điều vô cùng hạnh phúc (chẳng hạn như :hết lòng giúp đỡ ngườixung quanh ; đồng cảm , chia sẻ làm giảm bớt phiền muộn , khổ đau cho người khác; phát minh
ra một thành tựu có ích phục vụ cuộc sống con người , đấu tranh giải phóng dân tộc…)
+Bởi vì lẽ sống đúng đắn , tốt đẹp nhất là hạnh phúc của mỗi người phải gắn liền với hạnh phúccủa người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác , vì hạnh phúc của người khác
+Đây cũng là lối sống , đạo lí của dân tộc từ xưa đến nay là phải “ Thương người như thể
thương thân”.
-Phê phán lối sống ích kỉ , cá nhân của một số người chỉ biết hạnh phúc riêng của mình : không
có tình yêu thương , chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân , không quan tâm , chia sẻ với người khác…
3.Nêu hướng phấn đấu của bản thân
-Sống yêu thương , chan hoà , gần gũi với người thân và mọi người xung quanh
-Bản thân sẽ làm gì để có thể đem đến hạnh phúc nhiều nhất cho mọi người
-Luôn giữ gìn hạnh phúc vì đó là thứ không thể mua bán mà có được
Bình luận ý kiến của Đôxtôipxki : “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”
1.Giải thích
a) Quan niệm về cái đẹp
-Cái đẹp là một phạm trù của mĩ học , quan niệm về cái đẹp rất phong phú
+Arixtôt : “Cái đẹp nằm trong kích thước của trật tự” như vậy thì những cái gì quá lớn hoặc
quá nhỏ đều không thể coi là cái đẹp
+Hécđơ : “Cốt lõi của cái đẹp là ở chân lí Bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn đến chân lí và điều
thiện”
+Xtăngđan : “Cái đẹp là sự mời gọi của hạnh phúc “
+Triết học phương Đông : Cái đẹp là sự hài hoà, cân đối.
Theo quan điểm thẩm mĩ thì cái đẹp là sự tổng hoà theo một tiêu chí thẩm mĩ nào đó , sẽ luôn song hành cùng cái chân và thiện
-Cái đẹp có thể tìm thấy trong tự nhiên , trong đời sống xã hội , trong chính trị , tôn giáo , đặcbiệt là ở con người Con người là cái đẹp toàn mĩ nhất , là thước đo mọi giá trị của vũ trụ
-Cái đẹp có nhiều nhất trong văn học , nó biểu hiện tập trung hơn và lí tưởng hơn
-Cái đẹp trong cuộc sống đi vào nghệ thuật , văn học sẽ được thăng hoa
b) “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”
-Đây là thuật ngữ của tôn giáo , nhằm nhấn mạnh tác dụng lớn lao của cái đẹp :
+Duy trì sự tồn tại và phát triển của thế giới
+Nếu con người không say mê cái đẹp , cuộc sống không tuân theo qui luật của cái đẹp thì sẽ tận thế
+Thanh lọc tâm hồn con người, loại bỏ cái xấu , cái ác
Trang 25+Thoát khỏi dục vọng tầm thường , những tội lỗi
+Hướng con người tới một thế giới lí tưởng
+Giúp con người có một niềm tin ở tương lai , cuộc sống , duy trì, hồi phục , nuôi dưỡngniềm tin
+Đánh thức khát khao của con người, hướng tới thế giới chân, thiện , mĩ
(dẫn chứng : cái đẹp của sự tài hoa, khí phách –Huấn Cao ; cái đẹp của tài hoa, nghệ sĩ – Ông lái
đò ; cái đẹp của tư tưởng, phẩm chất trong con người HCM-Nhật kí trong tù)
-Ý kiến của bản thân về cái đẹp
2.Bình luận
-Hành trình cuộc sống của con người luôn đi tìm cái đẹp
-Quan niệm về cái đẹp không phải là bất biến , nó có thể thay đổi theo những tiêu chí khác nhaucủa lịch sử , dân tộc, sở thích cá nhân…
-Con người biết yêu cái đẹp sẽ sống trong sạch , xa lánh , chống lại cái xấu , biết bảo vệ cáiđẹp
-Con người muốn thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp thì hãy tìm đến văn học , vì trong vănhọc cái đẹp được nhân đôi
Bình luận câu nói của Lỗ Tấn : “Trên mặt đất vốn làm gì có
đường Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
I.Mở bài
Nêu vấn đề dẫn dắt đến đề bài
II.Thân bài
1.Giải thích câu nói trên
-Nghĩa đen : lúc đầu không có con đường nhưng nhờ người ta lựa chọn đi mãi thành quen , trở
thành con đường đi
-Nghĩa bóng : không nên chỉ đi trên một con đường mà mọi người đã đi , cần mạnh dạn vạch ra
con đường riêng để phát triển , cố gắng thực hiện sẽ đi tới vinh quang
2.Dùng lí lẽ , dẫn chứng để làm sáng tỏ
a) Đối với cá nhân
-Cần xác định rõ mục tiêu , lí tưởng để phấn đấu Liên hệ câu nói của Điđơrô : “ Nếu không có
mục đích , anh không làm được gì cả Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”
-Tìm tòi , nghiên cứu , phát hiện để chọn con đường riêng cho bản thân phù hợp với khả năng
và sở thích chứ không đi theo một con đường mà người khác vạch sẵn
-Tự lực cánh sinh , dám dấn thân thực hiện con đường riêng đó
b) Đối với một đơn vị kinh doanh chẳng hạn
-Nghiên cứu kĩ thị trường , tâm lí khách hàng
-Có ý tưởng mới mẻ , táo bạo trong sản xuất hàng hoá hay chiến lược kinh doanh
-Kiên trì và linh hoạt khi thực hiện
c) Đối với một quốc gia
-Cần dựa vào những đặc điểm về địa lí , khí hậu , dân trí , cơ sở hạ tầng , quan hệ quốc te v.v…
để đưa ra những chính sách phù hợp , vạch ra con đường cơ bản cho việc phát triển kinh tế lâudài của quốc gia
-Trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm , chọn con đường xây dựng nền chính trị vững chắc choquốc gia mình (chẳng hạn Việt Nam chọn con đường xây dựng chế độ XHCN )
3.Bàn bạc mở rộng
Trang 26-Việc tìm con đường riêng rất khó nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo và thời gian
Nhà thơ Xuân Diệu có viết :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Ýkiến của anh / chị về quan niệm trên
1.Giải thích 2 câu thơ và chỉ ra quan niệm sống của Xuân Diệu
-Đối với nhà thơ sống là phải sống thực sự , hết lòng với cuộc đời Biết tận hưởng hạnh phúc ,niềm vui mới là sống đích thực Từ quan niệm trong tình yêu Xuân Diệu mở rộng ra một thái độsống tích cực trong thời điểm bấy giờ
-Quan niệm trên thể hiện thái độ sống tích cực , khẳng định cách sống hết lòng với thực tại Điều này khác hẳn với lối sống thụ động , buông xuôi Trong lĩnh vực văn chương thì điều nàycòn thể hiện một cách nhìn khác của các nhà Thơ mới khác hẳn với các nhà thơ Trung đại luôn
-Bên cạnh đó , con người không chỉ tận hưởng mà còn phải biết cống hiến , hi sinh
-Không nên hiểu ý kiến trên một cách phiến diện , sai lầm mà chỉ biết sống thụ hưởng (phêphán những kẻ chỉ biết thụ hưởng cuộc sống mà không biết cống hiến , hi sinh)
GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy Anh ta trở nên sợ
những câu phức tạp và chỉ tìm ra những câu đơn giản […]
Sau đó , không may , anh ta lại làm mất dấu chấm than Anh bắt
đầu nói khe khẽ, đều đều , không ngữ điệu […]
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì
nữa […]
Một vài tháng sau , anh ta đánh mất dấu hai chấm […]
Cứ mất dần các dấu , cuối cùng , anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép
1.Từ ý nghĩa cuả các dấu chấm câu thấy được tư tưởng của mẫu chuyện :
-Lần đánh mất dấu phẩy : anh ta chỉ còn ý nghĩ đơn giản
Trang 27-Lần đánh mất dấu chấm than : anh ta không còn sung sướng , mừng rỡ hay phẩn nộ …nữa
Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện
-Lần đánh mất dấu chấm hỏi : anh ta đánh mất khả năng học hỏi
-Lần đánh mất dầu hai chấm : anh ta không liệt kê được , không còn giải thích được hành vi
của mình nữa Anh ta đổ lỗi cho tất cả , trừ chính mình
-Khi chỉ còn dấu ngoặc kép : anh ta không phát biểu được một y kiến nào của riêng mình nữa ,
lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy
-Nên anh ta đi đến dấu chấm hết : Cuộc đời không còn ý nghĩa gì cả
2.Đánh giá
Mẫu chuyện trên có ý nghĩa sâu sắc : nếu không có ý thức sống , ý thức phấn đấu , con người
sẽ tha hoá dần ( suy nghĩ hời hợt, nông cạn vô cảm , không có ý thức học hỏi , không ý thứcđược những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình , xung quanh mình , không có tư duy độclập …Cuối cùng là cuộc đời vô nghĩa
3 Rút ra bài học cho bản thân
Đọc kĩ văn bản sau :
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách Ngày nọ giận mẹ ,
cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm Lấy hết sức mình , cậu
hét lớn : “Tôi ghét người” Từ khu rừng có tiếng vọng lại : “Tôi ghét người”
Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở Cậu không sao hiểu
được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu
Người mẹ nắm tay con , đưa trở lại khu rừng Bà nói : “Giờ thì con hãy
hét thật to : tôi yêu người” Lạ lùng thay , cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng
vọng lại : “Tôi yêu người” Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu :
“Con ơi , đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta Con cho điều gì
con sẽ nhận điều đó Ai gieo gió thì gặt bão Nếu con thù ghét người thì
người cũng thù ghét con Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu
thương con”
(Theo : Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ-HN-2004)
Từ câu chuyện trên , anh (chị) có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cho
và nhận trong cuộc sống ?
1.Giải thích
-Yêu : là trạng thái cảm xúc quyến luyến, quí mến , gắn bó giữa người với người, giữa người
với vạn vật trong cuộc sống Khi mình thể hiện tình cảm yêu mến , quý trọng đối với ai , với vật
gì thì mình sẽ nhận lại lại được những tình cảm tương tự
-Ghét : là một trạng thái ác cảm , không gắn bó , không ưa thích của con người, đối lập hẳn với
yêu Khi mình bày tỏ thái độ , tình cảm không yêu thương , ghét bỏ, hắt hủi đối với một ai đó,đối với vật gì đó thì cũng sẽ nhận lại một kết quả tương tự
Câu chuyện trên đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc đời mỗi con người.Khi
con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống
2.Biểu hiện của mối quan hệ đó trong cuộc sống
-Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú , bao gồm cả vật chất lẫntinh thần
Trang 28-Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng nhau trong cuộc sống : cókhi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại
-Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận củangười đó , mà nhiều khi lại nhận được ở những người mà mình chưa hề cho Và cái mình nhận
có khi là sự bằng lòng với chính mình , là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trongcuộc sống
3.Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống
-Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất : đó là sự yêu thương , trân trọng ,cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mụcđích vụ lợi
-Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại
-Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền
-Để cho nhiều hơn , con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình , làmcho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này
-Dẫn chứng : những tấm gương tiêu biểu hi sinh cho đất nước, nhân dân
4.Khẳng định vấn đề
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp : Sống nhân ái, luôn yêuthương và bao dung với cuộc đời
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề mà nhà thơ Nguyễn Bính đặt ra trong
bài thơ sau :
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Gặp em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung , quần lĩnh rộn ràng
Ao cài khuy bấm , em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em,em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Trang 29-Bộc lộ tâm trạng e ngại , lo âu và nỗi niềm cảm xúc luyến tiếc , níu kéo ngậm ngùi 2.Nói lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề nhà thơ Nguyễn Bính đặt ra trong bài chân quê
-Văn hoá VN vốn là văn hoá có cội nguồn nông nghiệp, ở môi trường nông thôn làm nên cáitốt đẹp, thi vị , êm đềm của cuộc sống và tình yêu lứa đôi Vì vậy nó là một biểu hiện của truyềnthống văn hoá dân tộc mà thi ca gọi là hồn quê , tình quê và muôn đời ca ngợi
-Trang phục là một trong những sự thể hiện của bản sắc – truyền thống ấy Sự thay
đổi trang phục của cô gái quê trong bài thơ chính là sự biến đổi bản sắc-truyền thống văn hoá củadân tộc Đó là điều đáng lo ngại không phải của riêng ai
-Tuy nhiên , truyền thống và hiện đại , bản sắc văn hoá dân tộc và biến đổi , phát triển là mộtqui luật Ta không thể phủ nhận qui luật này cùng tiến bộ xã hội mà nó mang lại Nhưng cầnkiên quyết chống lại sự tiếp nhận hiện đại tiêu cực làm thay đổi tâm hồn , tình cảm ,truyền thốngvăn hoá tốt đẹp của dân tộc
-Tâm trạng lo âu của nhà thơ Nguyễn Bính trong quá khứ là rất chính đáng , cần được đồngcảm , chia sẻ vì nó là một dự báo văn hoá – một nỗi buồn thế sự phổ biến Trong thời đại hômnay , khi đất nước mở cửa , hội nhập , con người Việt Nam , nhất là thế hệ trẻ cần ý thức sâu sắcđược điều này và cần có bản lĩnh , thái độ ứng xử đúng đắn về văn hoá
(Xem bài mẫu trong Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi NLXH – tr 88 )
- Bài học từ câu chuyện : VIẾT CHỮ LÊN CÁT
Tuyển tập OLYMPIC lần thứ XV-trang 50
-Suy nghĩ về những vấn đề trong : BỨC THƯ KÌ LẠ
Tuyển tập OLYMPIC lần thứ XV-trang 96
-Suy nghĩ về câu chuyện : HAI BIỂN HỒ
Tuyển tập OLYMPIC lần thứ XV-trang 156
-Tiết : 1116
ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN HỌC
PHẦN I : KIẾN THỨC KHÁI QUÁT
1.Phần Văn học dân gian
a.Cần tập trung hơn vào thể loại truyền thuyết , cổ tích , ca dao với những biểu hiện của lòng yêu nước , tinh thần lạc quan , đời sống tình cảm của nhân dân như tình cảm gia đình , tình yêu quê hương , tình yêu thương con người
b.Luyện tập các đề văn
2.Văn học trung đại (từ TK Xhết TK XIX)
a.Nắm được hoàn cảnh lịch sử-xã hội
b.Tư tưởng yêu nước , tư tưởng nhân đạo
c.Những nét đặc trưng về nghệ thuật (chữ viết , thể loại, thi liệu , văn liệu, đề tài, tính qui phạmtrong cách thức diễn đạt, thể hiện …)
d.Tinh thần, sức sống mãnh liệt của dân tộc VN (hình thức , nội dung)
e.Các giai đoạn phát triển và tác giả , tác phẩm tiêu biểu :
-Giai đoạn từ TK X TK XV , chú ý các tác phẩm :
+Nam quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt
+Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
+Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
+Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão
Trang 30+Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
Tư tưởng yêu nước : tự hào dân tộc , ý thức chủ quyền, lòng căm thù giặc , tình yêu thiênnhiên , tư tưởng nhân nghĩa (chú ý thuộc một số dẫn chứng )
g.Luyện tập 1 số đề văn về Nguyễn Trãi
-Giai đoạn từ TK XVI nửa đầu TK XVIII
+ Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (tư tưởng nhàn : thái độ sống bình dị , ung dung , vững vàng ,trong sạch , không tham công danh phú quí ; thái độ phê phán xã hội : phê phán chiến tranh vàthói đời đen bạc ; tính triết lí trong thơ văn…)
+Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ( trong đó có Truyện Người con gái Nam Xương : tưtưởng nhân đạo )
-Giai đoạn từ giữa TK XVIII nửa đầu TKXIX
+Nội dung văn học bao trùm trong giai đoạn này là : Cảm hứng nhân đạo (chống phong kiến ,phê phán xã hội , đấu tranh bảo vệ quyền sống của con người , nhất là đối với người phụ nũ , nóilên khát vọng tình yêu , hạnh phúc …) , bước đầu thể hiện cái tôi cá nhân (khẳng định bản thân ,thể hiện bản lĩnh …)
+Chú ý các tác phẩm : Chinh phụ ngâm -Đặng Trần Côn ; Cung oán ngâm khúc –Nguyễn Gia Thiều ;Truyện Kiều , văn chiêu hồn- Nguyễn Du ;Văn tế Trương Quỳnh Như –Phạm Thái ;Tự
tình , Mời trầu , Bánh trôi nước, Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương ;Bài ca ngắn đi trên bãi cát-Cao Bá Quát ; Bài ca ngất ngưỡng –Nguyễn Công Trứ )
-Giai đoạn nửa cuối TK XIX đầu TK XX
+Vạch trần hiện thực nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến : Nguyễn Khuyến , TúXương
+Hình ảnh làng quê Việt Nam , cảnh thu qua thơ văn Nguyễn Khuyến
+So sánh bút pháp trào phúng của Tú Xương và Nguyễn Khuyến
+Tinh thần yêu nước chống Pháp qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu , Phan Văn Trị …
3.Văn học Việt Nam từ đầu TK XX Cách mạng tháng Tám1945
a.Hoàn cảnh lịch sử –xã hội
b.Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này
-Nền văn học được hiện đại hoá
-Nhịp độ phát triển nhanh chóng
-Văn học phân hoá thành nhiều bộ phận , xu hướng khác nhau :
+Bộ phận văn học công khai , hợp pháp
• Văn học lãng mạn
* Nội dung : tình yêu nước thầm kín ( yêu thiên nhiên , yêu tiếng Việt , nỗi buồn thấmthía về thân phận , cuộc đời ) , khẳng định cái tôi cá nhân
* Nghệ thuật : thơ tự do , cách dùng từ , cách diễn đạt , đề tài , thi liệu đều có nhiều đổi mới
* Tác giả , tác phẩm tiêu biểu : Đây mùa thu tới , Thơ duyên , Vội vàng –Xuân Diệu ; Đây
thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử ; Tràng giang – Huy Cận ; Tiếng thu – Lưu Trong Lư ; Chiều
xuân – Anh Thơ ; Ông đồ –Vũ Đình Liên ;Tương tư – Nguyễn Bính ; Tống biệt hành – Thâm Tâm ; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân ; Hai đứa trẻ – Thạch Lam …
• Văn học hiện thực phê phán
* Nội dung : vạch trần bộ mặt thối nát, tàn bạo của bọn TD PK , thông cảm với nỗi thống
khổ của các tầng lớp nhân dân lao động , ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động
có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
* Nghệ thuật : khắc hoạ được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình ; diễn tả
tâm lí nhân vật sâu sắc ; ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống hàng ngày
Trang 31* Tác phẩm : Tắt đèn (NTT) , Đời thừa, Sống mòn, Chí Phèo, Lão Hạc (NC) , Số đỏ (VTP) ,
Bước đường cùng (NCH) …
+Bộ phận văn học bất hợp pháp và nửa hợp pháp
• Thơ văn yêu nước : Chơi xuân , Bài ca chúc tết thanh niên , Trùng quang tâm sử -Phan
Bội Châu , thơ văn của Phan Chu Trinh , Huỳnh Thúc Kháng thể hiện lòng yêu nước ,nhiệt tình cứu nước …
• Thơ văn cách mạng : tập thơ Từ ấy- Tố Hữu , Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh, một số
bài thơ của Sóng Hồng , Xuân Thuỷ , thơ ca trong tù … Họ xem văn học là vũ khí,phương tiện đấu tranh cách mạng ; thể hiện lòng căm thù thực dân phong kiến ; kêu gọiđấu tranh ; thể hiện tinh thần , ý chí kiến cường , lòng yêu nước thiết tha, niềm tin sâusắc …của người chiến sĩ cộng sản
c.Một số tác giả tiêu biểu : Xuân Diệu , Nam Cao , Nguyễn Tuân , Thạch Lam , Hồ Chí Minh ,
Phan Bội Châu ( chú ý : quan điểm sáng tác, nội dung thơ văn , đề tài , đặc sắc nghệ thuật…)
4.Văn học Việt Nam từ CMT8 -1945 hết TK XX
a.Hoàn cảnh lịch sử – xã hội
b.Các chặng đường phát triển
c.Đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này
d.Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu :
• Thơ kháng chiến chống Pháp : Tây Tiến –Quang Dũng ; Việt Bắc , Cá nước–Tố Hữu ;
Đồng chí – Chính Hữu , Núi đôi – Vũ Cao ; Đất nước – Nguyễn Đình Thi, một số bài
thơ của Hồ Chí Minh tình cảm yêu nước và hình ảnh của nhân dân kháng chiến (hìnhảnh Bác Hồ , anh bộ đội)
• Thơ thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc : Mùa thu mới-Tố Hữu ; Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên ; Các vị La Hán chùa Tây Phương – Huy Cận ; Ngói mới – Xuân Diệu …
Niềm vui, niềm tự hào được làm chủ đất nước, ca ngợi con người mới, cuộc sống mới
• Thơ thời kì chống Mĩ cứu nước : Người con gái Việt Nam , Máu và hoa – Tố Hữu ;
Dáng đứng Việt Nam –Lê Anh Xuân , Sao chiến thắng –Chế Lan Viên… Thể hiện
lòng yêu nước , ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
• Văn xuôi : thể hiện tư tưởng nhân đạo ( Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài , Vợ nhặt- Kim Lân, Mùa lạc-Nguyễn Khải) , ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, con người Việt Nam mới (Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành , Mảnh trăng cuối rừng –Nguyễn Minh Châu ,
Những đứa con trong gia đình –Nguyễn Thi ) , cảm hứng thế sự (Mùa lá rụng trong vườn – Ma văn Kháng , Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu, Một người Hà Nội-
I.VĂN HỌC DÂN GIAN
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định sau : “Ca dao là tấm
gương của tâm hồn dân tộc”
1.Giải thích
-Tấm gương :
Trang 32+Để con người ta soi vào
+Sự phản ánh chính xác về đời sống dân tộc
Giá trị soi sáng của ca dao với con người cũng như với đời sống
-Hiểu được thế giới nội tâm của cha ông , nuôi dưỡng tư tưởng , tình cảm của người đọc
• Tình yêu lao động (dẫn chứng-phân tích)
• Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng-phân tích)
• Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng-phân tích)
(Lưu ý : mỗi khía cạnh của tình cảm đều được biểu hiện phong phú )
+Để thể hiện được những cung bậc tình cảm , ca dao chọn những hình thức diễn đạt giản dị , trong sáng mà tinh tế
• Cấu tứ : mượn cảnh nói về cảm xúc (dẫn chứng)
• Hình ảnh : thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc sự đồng cảm , hợp lòng người
• Giọng điệu : tha thiết , nhẹ nhàng
Đời sống tâm hồn dân tộc được thăng hoa
3.Bình luận
-Ca dao là những hòn ngọc quí trong kho tàng thơ ca dân tộc
-Chính tâm hồn dân tộc làm nên sức sống của ca dao
-Ngày nay , ca dao vẫn còn giá trị về nhiều mặt phải gìn giữ, quí trọng
Tinh thần nhân văn qua các truyện cổ dân gian Việt Nam
1.Giải thích
-Nhân văn là tư tưởng đề cao giá trị đích thực (giá trị bên trong) của con người
-Tôn trọng , bảo vệ và phát huy quyền sống , quyền tự do và khát vọng hạnh phúc của con người
-Là ước mơ thiết tha vun đắp những giá trị nhân bản ngày càng hoàn thiện , thương xót , cảm thông cho những kiếp người bé nhỏ, bất hạnh
-Là quá trình đấu tranh chống lại những thế lực bất công , bạo tàn
-Trong văn học , tư tưởng nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại
2.Những biểu hiện của tinh thần nhân văn qua các truyện cổ dân gian Việt Nam
(Cần chọn lựa những dẫn chứng tiêu biểu về truyện cổ dân gian Việt Nam để phân tích , chứngminh các khía cạnh nêu trên )
3.Khẳng định , nâng cao vấn đề
-Khẳng định tư tưởng nhân đạo, nhân văn làm nên giá trị trường tồn cho văn học nghệ thuật
Vì vậy, người nghệ sĩ phải yêu và sống hết mình với cuộc đời , luôn tìm tòi sáng tạo
-Truyện cổ dân gian Việt Nam đã thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc
* Một số đề trong sổ lớn
II.VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều , trong bài Nguyễn Du , một nghệ sĩ
Trang 33lớn , Hoài Thanh có viết :
“Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quí cơ hồ
không thể thay đổi , thêm bớt một tí gì , như một tiếng đàn lạ gần như
không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ
của Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều
1.Giải thích ý kiến của Hoài Thanh
Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao về tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sử dụngngôn ngữ Truyện Kiều :
-Ngôn ngữ vừa được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt , vừagọt giũa hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quí
-Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo như “tiếng đàn lạ” và thật đặc biệt “lạ” nhưng không có trường hợp nào vụng về như “tiếng đàn lỡ nhịp ngang cung”
2.Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
3.Mở rộng : lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
-Nguyễn Du đã học tập , trau dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân (vận dụngnhiều thành ngữ , tục ngữ , ca dao )
-Tinh thần dân tộc , tình yêu tiếng Việt và quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du
Nhận xét về Truyện Kiều , Mộng Liên Đường chủ nhân nói :
Tố Như dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình
đã thiết , nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ
suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy
Anh /chị hãy bình luận ý kiến trên
1.Giải thích
-Lời bàn của Mộng Liên Đường đã nêu được một cách khái quát nhất tài năng sáng tạo của
Nguyễn Du cũng toàn bộ giá trị của tác phẩm Truyện Kiều Truyện Kiều –có thể coi là “đất
dụng võ” của ND Người ta có thể bắt gặp trong Truyện Kiều cả sự “dụng công đã khổ” , đó là
sự công phu , tâm huyết của Nguyễn Du , “tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết” là
tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện đều đạt đến độ xuất sắc Và hiển hiện trong mỗi lời văn
câu chữ là “con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” , đó là cách nhìn có
tầm bao quát rộng lớn , mang tầm tư tưởng triết học Và một khi đã có con mắt ấy thì sẽ có tấmlòng lưu luyến , lo lắng , đầy yêu thương không chỉ dừng lại ở một lớp người , một thời đại màtrải muôn người , ở muôn đời
-Lời bàn của Mông Liên Đường là lời khẳng định hùng hồn nhất và cũng là minh chứng rõ ràngnhất cho tài năng bậc thầy của một thiên tài văn học –Nguyễn Du
2.Chứng minh
a.”Tố Như dụng tâm đã khổ ”
-Nói đến TK là phải nói đến quá trình khổ công rèn luyện , gọt giũa ngòi bút để cho ra đời mộtáng văn chương tuyệt tác của nhân loại Nhưng ý kiến của Mộng Liên Đường đề cập đến nỗi
Trang 34khổ của Nguyễn Du ở đây là “dụng tâm” , tức là làm thế nào để đưa chữ “tâm” vào tác phẩm của
mình , đưa tấm lòng mình vào những dòng thơ Bởi vì , hơn ai hết , Nguyễn Du rất coi trọng chữtài nhưng cũng hết mực ca ngợi chữ tâm ND đã khẳng định :
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
-Chính vì vậy , chữ tâm của ông dào dạt trên những trang giấy Có lẽ vì vậy mà trong Truyện
Kiều chữ “lòng” xuất hiện với một số lượng lớn :
+Đó là nỗi cảm thương của Kiều trước mộ Đạm Tiên:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
+Đó cũng là cái tình Kiều đem ra đền đáp Kim Trọng :
“Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng”
“Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”
+Nhưng cũng có những tiếng lòng khiến người ta mỉa mai , ghê tởm Đó là tiếng lòng thốt ra
từ bọn buôn thịt bán người , từ những Tú Bà , Sở Khanh Chúng thốt ra những lời ngon ngọtnhưng lại giương vuốt nhe răng làm hại bao người :
“Phải điều lòng lại rối lòng mà thôi”
“Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng”
Nguyễn Du đặt tiếng lòng vào miệng những bậc tài hoa như Kim Trọng , Thúy Kiều nhưngcũng để nó thốt ra từ những kẻ xấu xa , nham hiểm như Tú Bà , Sở Khanh Đó là dụng ý nghệthuật của ông khi muốn lột tả sắc thái biểu cảm của chữ tâm Chữ tâm trong sáng biểu hiện chotấm lòng lương thiện cao cả của con người nhưng cũng có khi chữ tâm bị bôi bẩn , nhơ nhuốctrong tay bọn vô lại
-Có thể nói Truyện Kiều là tiểu thuyết của chữ tâm Thúy Kiều chinh phục được người đọc
không chỉ bởi “Sắc đành đòi một , tài đành họa hai” mà còn bởi chữ tâm sáng chói nơi nàng Đó
là tấm lòng trinh bạch , là nghĩaa khí , là sự khoan dung của nàng Chữ tâm trải suốt cuộc đờinàng Vì chữ tâm mà Kiều khóc thương Đạm Tiên , vì chữ tâm mà bán mình chuộc cha , trảnghĩa cho Kim Trọng Vì chữ tâm mà Kiều tha bổng Hoạn Thư , khuyên Từ Hải ra hàng và cuốicùng vì chữ tâm mà Kiều tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường Hình tượng Thúy Kiều đã đivào lòng người đọc với một cái tâm như thế
-Ở những nhà văn chân chính xưa nay , tâm bao giờ cũng là cái gốc Tài và trí chỉ là cành , làngọn Người nghệ sĩ phải vui niềm vui của con người , đau cùng nỗi đau của con người , phảikhóc , phải cười , phải trăn trở cùng con người Soi vào Truyện Kiều, ta nhận ra tác phẩm thựcchất là tiếng lòng của Nguyễn Du Mỗi một lời , một chữ , một câu trên trang giấy là sự hòaquyện giữa tâm hồn nhà văn với tâm hồn nhân vật Nguyễn Du dõi theo bước chân của nàngKiều trên từng chặng đường đời của nàng :
+Khi Kiều ở lầu xanh , ông đau cùng nàng :
Khi tỉnh rượu… xót xa
+Khi Kiều gặp Từ Hải , ông vui mừng , hân hoan trước hạnh phúc của nàng :
Trai anh hùng , gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng , đẹp duyên cưỡi rồng
+Và chính ông là người thốt lên tiếng kêu đau đớn khi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự
tử :
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sác tài mà chi !
Có thể nói Nguyễn Du đã hóa thân vào nhân vật , vui buồn cùng nhân vật Đó chính là tấmlòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du
Trang 35b.Tự sự đã khéo , tả cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết là tài năng nghệ thuật ở mọi phương diện
+Truyện Kiều là một câu chuyện xuyên suốt với tình tiết nọ tiếp nối tình tiết kiado sự kết nốicác tình tiết chặt chẽ và lô gích , từ đó người đọc có thể rút ra quy luật về số phận nhân vật +Truyện Kiều còn có sự kế thừa Kim Vân Kiều truyện một cách sáng tạo :
• Trong KVKT không có cuộc chia tay cảm động giữa Thúc Sinh và Kiều thì trong TK ,đoạn Thúc sinh từ biệt TK lại là một trong những đoạn chia li hay nhất của thơ ca về sự
chia li từ xưa đến nay , được Vũ Trinh đánh giá “ngang với một thiên phú biệt li”
• Trong KVKT miêu tả việc Từ Hải trở về với hình dung của một toán giặc cỏ , chân dungmột kẻ cướp đã làm giảm giá trị thẩm mĩ của hình tượng nhân vật thì trong TK , hình ảnhcủa đạo quân của Từ Hải lại hiện lên :
Ngất trời sát khí mơ màng
Đầy sông kình ngạc , chật đường giáp binh
hiện lên cái khí thế mạnh mẽ , sục sôi của đoàn quân chiến thắng trở về với cái khả nănglàm khuynh đảo cả đất trời Người đọc như bị cuốn vào cái khí thế hào hùng , sục sôi đó
-“Tả cảnh đã hệt”là sự chính xác , đúng đắn , phù hợp , lô gic trong tả cảnh của Nguyễn Du
+Ông đã phát hiện cái hồn của cảnh vật và đưa vào trong thơ một cách tinh tế nhất: Nguyễn Du
có biệt tài tả mùa với ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ , mỗi mùa một khác :
• Mùa hè : Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
• Mùa thu : Long lanh …bóng vàng
• Mùa xuân : Cỏ non …bông hoa
+Cảnh không chỉ đẹp mà cảnh còn phù hợp với tâm trạng con người :
• Đôi trai gái “Người quốc sắc , kẻ thiên tài” vừa gặp nhau đã say mê và khi chia tay thì
lòng đầy lưu luyến :
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
• Khi con người cô độc , sống trong tâm trạng cô đơn thì thiên nhiên cũng mang đầy tâmtrạng :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Thiên nhiên như thấm đẫm nỗi buồn nhớ , sự lo lắng , phấp phỏng của Kiều về những ngàysắp tới dự báo về một cuộc đời chìm nổi , một tương lai vô định đầy hiểm nguy , bất trắc ?
=>”Cái hệt” của ND không chỉ dừng lại ở độ chính xác , đúng đắn mà đạt tới trình độ tinh vi ,
sâu sắc , giàu giá trị thẩm mĩ
Trang 36-“Đàm tình đã thiết”: đó là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nổi bật trong tác phẩm Ngòi
bút của ND tinh vi , lão luyện trong việc phân tích tâm lí nhân vật Tâm trạng của mỗi nhân vậtđược xây dựng đều phù hợp với hoàn cảnh
+Trong tác phẩm , Kiều là nhân vật có tâm trạng phức tạp nhất :
• Tâm trạng bất lực , uất ức khi bị đem ra làm món hàng mua bán
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dín gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn , trông gương mặt dày
• Khi Kiều trao duyên cho em để trả nghĩa cho Kim Trọng , ta mới thấy hết cái tình sâunặng :
Phận sao phận bạc như vôi
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
• Những đau thương , uất ức dồn lại đã trở thành nỗi căm phẫn trong Kiều :
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi
Điệp từ “cho” lặp lại nhiều lần như sự đay nghiến , day dứt , khắc khoải khôn nguôi về nỗi
đau thân phận Câu thơ chất chứa niềm bức bối , bực dọc như muốn bùng ra Trong thơ bật ratiếng hét phẫn nộ , tiếng tố cáo gay gắt những ngang trái cuộc đời chà đạp lên số phận người phụ
nữ
+Trong Truyện Kiều lúc nào cũng hiển hiện một chữ tình sâu nặng Cái tình trong TK là cáitình sâu , tình thắm , cái tình đẹp nhất của loài người bởi nó chở theo giá trị nhân đạo sâu sắc củatác giả Trước mỗi cảnh đời của nhân vật ta đều bắt gặp sự đồng cảm , thương xót của nhà thơ
c.Thành công của TK còn ở chỗ “Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”
-“Sáu cõi” là sự bao chiếm là sự bao chiếm toàn bộ không gian đông-tây-nam-bắc , trên và
dưới Đó là sự thâu tóm cả vũ trụ , đất trời Trong TK có không ít những thơ chứa đựng cả thiênnhiên vũ trụ :
-Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
-Trời cao sông rộng một màu bao la
-“Con mắt trông thấu sáu cõi” cũng là một biểu hiện của một nhân sinh quan nhạy cảm , một
tâm hồn rộng mở thu nhận mọi biến chuyển cuộc đời Chính bởi thế mà ông rút ra được nhữngquy luật của cuộc đời :
-Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài ………ghét nhau
-Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Bằng con mắt “Trông thấu sáu cõi” , Nguyễn Du đã thể hiện một vốn sống phong phú , uyên
thâm , hiểu đời và hiểu người Ông nghe nhiều, quan sát nhiều để đúc rút lại những chân lí của cuộc sống
-Mắt ND nhìn thấu sáu cõi mà lòng thì “nghĩ suốt cả đời”
Trang 37+Đó là tấm lòng canh cánh lo cho số phận con người , lo cho cuộc đời Ông đã nói hộ những người phụ nữ những bất công , đau khổ :
Đau đớn thay …lời chung
3.Bình luận
-Lời nhận định của Mộng Liên Đường đã khái quát được một cách chung nhất những giá trị của
TK trên cả hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật vì “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo , tả
cảnh đã hệt , đàm tình đã thiết”.Nhưng xét đến cùng bút lực ấy có được cũng là nhờ “con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” Nguyễn Du là một nghệ sĩ chân chính
-Lời bàn của Mộng Liên Đường cho thấy ông không chỉ là một người am hiểu , học rộng , hiểu sâu về văn chương mà ông còn xứng đáng là một tri kỉ của ND khi khám phá được cái thần tuyệtdiệu của tài năng nghệ thuật ND , đồng điệu với tâm hồn , nỗi niềm của ND
Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn :
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.
Nhủ rồi tay lại trao liền , bước đi một bước lại vin áo chàng …
Trong tác phẩm Truyện Kiều ( Nguyễn Du) cũng có đoạn :
Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh ,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai sẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường…
Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên
Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày
xưa
1.Cảm nhận về nỗi niềm li biệt ở hai đoạn thơ
a.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và 2 đoạn trích
b.Nêu nét giống nhau của hai tác giả Đặng Trần Côn và Nguyễn Du ở hai đoạn trích về : đề tài ,
hoàn cảnh sáng tác , sự gặp gỡ ở cái nhìn trân trọng cảm thương đối với người phụ nữ
c.Nêu nét khác nhau (trọng tâm) : hai đoạn trích cùng viết về cảm xúc biệt li nhưng tuỳ theo
chủ đề của tác phẩm , tuỳ theo cái nhìn , cách nhìn của mỗi tác giả (và người dịch –đoạn 1) màmỗi tác giả có cách thể hiện , nội dung , sắc thái riêng biệt làm nên vẻ đẹp riêng , nét độc đáokhác nhau :
-Đoạn 1 : tả cảnh người chinh phục tiễn chồng ra chiến trận Tác giả khắc hoạsâu sắc tâm trạngngười chinh phụ trong buổi tiễn đưa với bao lưu luyến , bịn rịn , không nỡ rời xa
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn
Bộ khôn bằng nhựa thuỷ khôn bằng thuyền
Trang 38-Đoạn 2 : Nguyễn Du tập trung miêu tả nỗi đau xa cách khi Kiều tiễn Thúc Sinh về nhà với vợ Trong nỗ niềm li biệt ấy còn ẩn chứa bao dự cảm bất an , bởi thân phận nàng chỉ là chút nghĩa
đèo bòng , Cho nên cuộc chia li không chỉ nhuốm màu sắc “quan san” tê tái mà còn như một ám ảnh chia lìa, khiến cuộc lên đường của chàng Thúc như một cuộc “chinh an”
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong , thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi chốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
-Nghệ thuật :
+Đoạn 1 : Bút pháp tả cảnh ngụ tình , hình ảnh so sánh ước lệ được dịch giả Đoàn Thị điểmchuyển tải bằng ngôn ngữ thơ song thất lục bát trong sáng , uyển chuyển đã khắc sâu được tâmtrạng của người chinh phụ trong buổi tiễn đưa
+Đoạn 2 : Nguyễn Du cũng dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình , nhưng thiên nhiên còn đảm nhận
vai trò như một nhân vật , lặng thầm sẻ chia bao nỗi niềm đau đớn , tủi thẹn : “ Rừng phong , thu
đã nhuốm màu quan san”
+Đoạn 1 : Nỗi lưu luyến , bịn rịn của người chinh phụ được khắc hoạ ở nhiều góc độ: nỗi lòng ,dáng vẻ , cử chỉ
Nhủ rồi tay lại trao liền , bước đi một bước lại vin áo chàng …
+Đoạn 2 : Nguyễn Du chỉ có một câu miêu tả “Người lên ngựa , kẻ chia bào” Câu thơ lục bát
bị bẻ đôi , trong sự đối lập giữa người và kẻ ấy như ẩn chứa bao nỗi cảm thương mà Nguyễn Dudành cho cảnh ngộ của nàng Kiều Khi chàng Thúc bước lên ngựa thì cũng là lúc Kiều trở thànhngười cô đơn , lạc loài bên đường …Nguyễn Du cũng đã vận dụng rất thành công hình ảng quenthuộc trong ca dao để làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn , cảnh ngộ lẻ loi , gối chiếc của ThuýKiều :
Vầng trăng ai xẻ làm đôi …
d.Đánh giá khái quát :cả hai đoạn trích đều thể hiện kín đáo cái nhìn nhân đạo sâu sắc và thái độ
phê phán hiện thực lúc bấy giờ :
-Nỗi đau li biệt trong Chinh phụ ngâm là cảnh ngộ không được tôn trọng Từ nỗi đau ấy , nhàthơ gián tiếp tỏ thái độ lên án chiến tranh và đồng cảm sâu sắc với khát vọng sống , được hưởnghạnh phúc của người phụ nữ
-Đoạn trích trong Truyện Kiều thì xa cách, biệt li chỉ là cái cớ chỉ là một cái cớ để Nguyễn Dukhái quát nỗi đau của thân phận người phụ nữ : từ làm lẽ, cô đơn chiếc bóng đến những cảnh ngộ
bị vùi dập phủ phàng …Nỗi đau ấy không của riêng ai:
Đau đớn thay phận đàn bà ,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
2.Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ
-Cảnh ngộ của người chinh phụ hay nàng Kiều trong 2 đoạn trích đều thể hiện nỗi đau màngười phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nátkhông tôn trọng quyền sống , quyền hạnh phúc của con người
-Cả hai tác giả đã gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo, nhân văn sâu sắc có sức lay động lòngngười
-Có thể trích dẫn thêm ca dao hay một số dẫn chứng thơ ca trung đại nói về thân phận ngườiphụ nữ thời xưa để bài viết được sinh động
-Lưu ý : ý kiến phát biểu phải tập trung , gắn với tư tưởng của hai đoạn trích trên
Trang 39III.VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Đề 5 : Chí Phèo , trên con đường trở về và người bạn của anh –Nam Cao
người (Trong truyện ngắn Lão Hạc , Nam Cao từng nói : “Đối với những người xung quanh ta ,
nếu ta không cố tình mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi
… toàn những cớ cho ta tàn nhẫn , không bao giờ thấy họ đáng thương …cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau ích kỉ che lấp mất”NC đã phát hiện ra bản chất tốt
đẹp , khát vọng mãnh liệt của người nông dân ngay cả khi họ bị tha hoá mất cả nhân hình lẫnnhân tính )
-Con người sâu sắc , tri kỉ của Nam Cao đã thể hiện trong suốt dọc hành trình rưng rưng cảmđộng với biết bao hi vọng và tuyệt vọng của nhân vật :
+Thức dậy với nỗi buồn mơ hồ
+Thấm thía sự bình yên của cuộc sống thường nhật , tiếc nuối ước mơ trong quá khứ (dẫn chứng –phân tích)
+Khát khao được trở về làm người lương thiện
+Hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn
+Thất vọng và đau khổ cùng cực
+Tuyệt vọng , cùng quẫn , CP giết Bá Kiến và kết thúc cuộc đời chính mình
-Vai trò, sứ mệnh của nhà văn là phải nâng đỡ phần nhân tính của con người , giúp con người biết nhận ra và biết trân trọng phần nhân tính bị chìm khuất
-Nhà văn phải đứng vững trên lập trường nhân đạo
Đề 6 : Phân tích và làm sáng tỏ những sắc thái riêng biệt trong cảm
hứng về mùa thu của Nguyễn Khuyến với Thu điếu và Xuân Diệu với
Đây mùa thu tới
1.Nét chung
-Cùng đề tài về mùa thu – thường thấy trong thơ văn xưa và nay vì mùa thu rất đẹp
-Nét giống nhau bao trùm là mùa thu trong thơ hai ông đều rất đẹp nhưng cũng đều nhuốm một
nỗi buồn (dẫn chứng và phân tích vài câu tiêu biểu ở mỗi bài thơ nhưng không đi sâu )
2.Nét riêng
a) Bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến :
-Lấy cảm hứng từ cảnh thu ở một vùng quê thôn dã Đó là vùng quê Yên Đỗ rất mực gắn bó
và thuỷ chung với tâm hồn nhà thơ Có thể đây là mùa thu tiêu biểu cho mùa thu của làng quêViệt Nam Đó là một mùa thu thơ mộng , tĩnh lặng , trong trẻo và yên ả
-Có những hình ảnh tiêu biểu của mùa thu : nước trong veo , gió thổi nhẹ , trời cao , trong
sáng , lá vàng rơi …nhưng cũng có những nét riêng của mùa thu làng quê Nguyễn Khuyến :
cảnh vật lặng lẽ , thanh sơ , bé nhỏ , chuyển động khẽ (ao thu , chiếc thuyền câu bé tẻo teo , sóng
biếc hơi gợn tí …)