LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt 41 năm kể từ ngày đất nước được giải phóng, Đảng và Chính phủ luôn ra sức đổi mới, cải cách nhằm đưa Việt Nam phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.. Với
Trang 1Phụ lục
I LỜI MỞ ĐẦU
II ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – LIÊN XÔ (NGA) 1986 – 1995
1 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô giai đoạn
1986 – 1991
1.1 Bối cảnh lịch sử
1.2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô 1986 – 1991
2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô giai đoạn
1992 – 1995
2.1 Bối cảnh lịch sử
2.2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô 1992 – 1995
III ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN
Trang 2NỘI DUNG CHÍNH
I LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 41 năm kể từ ngày đất nước được giải phóng, Đảng và Chính phủ luôn ra sức đổi mới, cải cách nhằm đưa Việt Nam phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu Thời kì đầu đổi mới (1986-1995) được xem là bước ngoặt cũng như thách thức to lớn mà Việt Nam phải đối mặt Với những bài học đắt giá để lại trước đó, tư duy trong chính sách đối ngoại đã được đổi mới và thay đổi tích cực
Bằng cách đổi mới toàn diện, đặc biệt thay đổi tư duy cũ, có cái nhìn sáng suốt trong hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong quan hệ quốc tế Có thể nói hai khái niệm “bạn - thù” luôn là một trong những khía cạnh đáng chú ý và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Và Việt Nam cũng không ngoại lệ Việc xác định
“bạn – thù” là nhân tố không thể thiếu quyết định thành công hay thất bại của chính sách đối ngoại
Với phương châm Việt Nam sẵn sang là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, cùng chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực luôn được đặt lên hàng đầu Là một nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam luôn coi Liên Xô là bạn bè, anh em, đồng chí gắn bó keo sơn Tuy vậy, trong quan hệ đối ngoại của hai nước vẫn có những “kẽ nứt” trước sự thay đổi của thế giới Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề này
Bài viết được phân tích theo hai giai đoạn chính : 1986 – 1991 và 1991 – 1995 Đây là hai mốc thời gian quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy của Việt Nam Bài viết mới chỉ là một cái nhìn khái quát chưa được sâu sắc và toàn diện về vấn đề này Do vậy sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy xem xét và lượng thứ
II ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – LIÊN XÔ (NGA) 1986 – 1995
Trang 31 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô giai đoạn
1986 – 1991
1.1 Bối cảnh lịch sử
*) Tình hình quốc tế
Nền kinh tế quốc tế có những chuyển biến mới Sự xuất hiện của Cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự thay đổi trong lực lượng sản xuất cũng như xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đã đem đến những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia Điều này đòi hỏi các nước phải đặt ra những chiến lược phát triển nhất định, khi mà kinh tế thế giới đang tự do hóa, bao gồm kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế xã hội chủ nghĩa
Về mặt chính trị, ở cuối giai đoạn này chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại Qua đó, thúc đẩy các quốc gia cần có sự thay đổi chiến lược phù hợp, đặc biệt là các nước lớn
*) Tình hình trong nước
Việt Nam lúc bấy giờ đang trong tình trạng bị bao vây cô lập chính trị, bị cấm vận kinh tế, dẫn đến kinh tế quốc gia bị trì trệ, lạm phát tăng cao, thiếu hụt lương thực Không những thế, các vấn đề xã hội từ đó cũng tăng lên không ngừng Tóm lại, đất nước đang bên bờ khủng hoảng kinh tế - xã hội Trong thời gian này, Đảng và Nhà nước liên tục đưa
ra những thử nghiệm đổi mới dựa theo kinh nghiệm của các nước khác nhằm khắc phục tình trạng yếu kém lúc bấy giờ
1.2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô 1986 – 1991
Giai đoạn 1986 - 1991 là giai đoạn đổi mới để phát triển đất nước Trước đây khi chưa đổi mới, Chủ nghĩa xã hội đang trên đà thắng lợi, Việt Nam không quan tâm đến các
Trang 4mô hình phát triển khác, bỏ qua tư bản chủ nghĩa và chỉ tìm nguồn lực xã hội chủ nghĩa bên ngoài (Liên Xô, Trung Quốc) Tuy nhiên, ngay lúc đó thực chất mô hình xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ những điểm yếu cũng như khiếm khuyết cần sửa chữa Việt Nam chỉ trông chờ vào viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc Nhưng quan hệ vốn được xem là khăng khít keo sơn này lại không hoàn toàn như thế
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc VI (tháng 12/1986) có viết :
“ Phát triển và củng cố quan hệ đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; phát triển quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; góp phần tăng cường sức mạnh
và phát huy ảnh hưởng của cộng đồng xã hội chủ nghĩa
Tăng cường đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; củng cố sự hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng
và độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.”
Tình hình Việt Nam lúc bấy giờ đang bị Mỹ bao vây cấm vận, kèm theo là phong trào tị nạn của một bộ phận người bất mãn với chế độ bao cấp của xã hội chủ nghĩa Đứng trước những khó khăn đó, Ngày 10/5/1988, nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã xác định chúng ta phải đổi mới tư duy về đối ngoại Vấn đề căn bản ở đây chính là cách mà chúng
ta định nghĩa bạn – thù trong quan hệ quốc tế Sự kiện thức tỉnh các nhà lãnh đạo là trận chiến Gạc-ma giữa Việt Nam và Trung Quốc Rõ ràng mối quan hệ ở đây là anh em, là bè bạn, tình đồng chí gắn bó mật thiết Chưa kể đến sự im lặng của Liên Xô, người bảo hộ từ trước đến nay của Việt Nam, trước hành động tấn công của Trung Quốc Sự kiện Gạc-ma đặt ra một dấu chấm hỏi to lớn : Ai là bạn, ai là thù ? Từ đồng minh, đồng chí có thể ngay
Trang 5lập tức trở mặt biến thành kẻ thù Thường ngày là anh lớn chống lưng nhưng lúc gặp khó khăn lại ngoảnh mặt làm ngơ Vậy thì quan hệ thực chất ở đây là gì ?
Đổi mới để phát triển, trong giai đoạn này Việt Nam đưa ra những chính sách có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, với phương châm thêm bạn bớt thù, quan hệ rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như thông điệp Việt Nam muốn làm bạn với tất cả, muốn được góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế So sánh với tư duy cũ, trước đây nước
ta chỉ xem các nước xã hội chủ nghĩa là anh em, bạn bè, bỏ qua các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt thù Mỹ do tư tưởng sau chiến tranh Giờ đây, khi đã đánh giá được tình hình, nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đã có được tư duy mới đúng đắn hơn, tiến bộ hơn Hơn nữa, sự kiện Gạc-ma năm 1988 xảy ra đã khiến các nhà lãnh đạo phải có tư duy chính xác hơn về việc xác định bạn – thù trong quan hệ quốc tế Trong mối quan hệ với Liên Xô, Việt Nam luôn xem quan hệ Việt – Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình Thời kỳ này Việt Nam đang là một nước nghèo, lạc hậu sau chiến tranh, cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, và Liên Xô là một trong số đó Quan
hệ Việt – Xô đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trở thành đồng minh chiến lược, hợp tác, toàn diện Có thể nói Liên Xô lúc bấy giờ chính là “hậu phương” vững chắc của Việt Nam
2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô giai đoạn
1992 – 1995
2.1 Bối cảnh lịch sử
Năm 1991, Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Tình hình Liên Xô lúc bấy giờ rất khó khăn và phức tạp Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam mất đi một chỗ dựa vững chắc Tuy vậy, Việt Nam vẫn giữ vững được chế độ xã hội chủ nghĩa Quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Đông Nam Á và một số nước có sự thay đổi Tháng 10 năm 1991, hiệp định quốc tế về vấn đề Campuchia được ký kết, chấm dứt các xung đột diễn ra ở đây, từ đó Đông Dương không còn là khu vực chiến tranh nữa mà
Trang 6sẽ được đầu tư phát triển thành thị trường Tuy nhiên, ngay trước đó, sự kiện Thiên An Môn 1989 đã tác động không nhỏ đến quan hệ Việt – Trung, đưa đến nhận định hai bên là đồng chí nhưng lại không là đồng minh !
Nền kinh tế lúc bấy giờ là kinh tế tri thức, mọi nguồn lực dựa trên “chất xám” của con người, với xu thế chạy đua phát triển kinh tế và tự do hóa tiếp tục chi phối kinh
tế thế giới Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan ra, dẫn đến vị thế các quốc gia cũng như thế lực lớn trong quan hệ quốc tế có sự thay đổi Các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chính sách để phù hợp với tình hình lúc bấy giờ
Sau 5 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tương đối ổn định, về cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng, không còn bị bao vây cấm vận, bước đầu xây dựng tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong giai đoạn này, chính trị xã hội ổn định, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động, đặc biệt trước sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
2.2 Đổi mới tư duy trong chính sách đối ngoại Việt Nam và Liên Xô 1992 – 1995
Sau 1991, Liên Xô tan rã, hệ thống Xô viết không còn nữa Dù vậy quan hệ Việt – Nga vẫn được duy trì tích cực Ở thời điểm này, khi chế độ xã hội chủ nghĩa không còn chỗ đứng như trước đây, người anh cả của chế độ biến mất, Việt Nam cũng như các nước
xã hội chủ nghĩa khác cần có những bước đi đúng đắn Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc tháng 6 năm 1991 đã “xác định mục tiêu của các hoạt động đối ngoại là giữ vững hoà bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.”
Việc xác định bạn – thù vẫn là vấn đề đáng quan tâm Tình hình thế giới thay đổi, đặt ra yêu cầu cần phải xác định lập trường cũng như phương hướng chính sách đối ngoại để đảm bảo vị thế quốc gia, đảm bảo sự ổn định để đất nước phát triển, như chủ
Trang 7tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dĩ bất biến ứng vạn biến” Việt Nam cần tiếp tục đổi mới
tư duy đối ngoại, đặc biệt là trong cách tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau trong quan hệ quốc tế Điểm mới trong tư duy là "tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển", thay cho chính sách “thêm bạn bớt thù” trước đây Tư duy này cởi mở hơn, tiến bộ hơn và phù hợp hơn với mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa Nếu như trong giai đoạn trước, Việt Nam coi quan hệ Việt – Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại, thì đến giai đoạn này, chúng ta đã có chính sách đối ngoại rộng mở hơn, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là nước lớn
Việt Nam vẫn tiếp tục chế độ xã hội chủ nghĩa, trước những nguy cơ bị đe dọa bởi các thế lực bên ngoài Điều này đặt ra thách thức to lớn, yêu cầu chính sách đối ngoại của Việt Nam cần đổi mới hơn nữa để phù hợp với tình hình thế giới Chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đánh giá cao vai trò quan trọng của các nước láng giềng và các quốc gia lớn, không phân biệt tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa
Quan hệ Việt Nam – Nga (Liên Xô) trước biến động lớn của lịch sử (Liên Xô tan rã) đã bị chững lại ở hầu hết các lĩnh vực Tuy nhiên tư duy chính trị tỉnh táo của các nhà lãnh đạo hai nước đã nhanh chóng khắc phục tình trạng ngưng trệ này Quan hệ hữu nghị Việt – Nga được tiếp nối trên cơ sở mới, bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế của thời đại Có những bước chuyển biến đáng kể trong suốt cả quá trình, đó là Việt Nam từ việc luôn xem Liên Xô (Nga) là đối tượng hàng đầu, là chỗ dựa trong quan hệ quốc tế đã chuyển sang chỉ còn là một đối tác chiến lược quan trọng Điều này cho thấy tư duy đổi mới trong đường lối đối ngoại độc lập của nước ta Cho đến nay, Liên Bang Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược tại Đông Nam Á Việt Nam coi Liên Bang Nga là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của
Trang 8mình Tóm lại, quan hệ Việt – Nga có bề dày lịch sử, truyền thống tốt đẹp, đã và đang duy trì cho đến ngày nay
III ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN
Giai đoạn 1986 – 1995 là một trong những giai đoạn lịch sử quan trọng trong hoạt động đối ngoại cũng như quá trình phát triển của Việt Nam Những chính sách đối ngoại trong giai đoạn này quyết định vận mệnh sống còn của cả dân tộc Tuy trước đó còn nhiều thiếu sót và sai lầm nhưng đến giai đoạn này các nhà lãnh đạo đã nắm bắt được tư duy mới và có hướng
đi sáng suốt, đúng đắn hơn Việc mở rộng quan hệ đối ngoại giúp cho Việt Nam có được những nguồn đâu tư giá trị Đặc biệt từ phía Nga, hàng loạt các xí nghiệp được huy động vốn xây dựng và phát triển Hai bên hợp tác tốt đẹp trên rất nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, các nguồn lực khác như Mỹ, Nhật Bản,… cũng đem lại những lợi ích to lớn
Sau những đổi mới, cải cách luôn là những bài học kinh nghiệm đắt giá Trong giai đoạn này, hoạt động đối ngoại đã rút ra được những bài học không chỉ cho lúc bấy giờ mà còn cho
cả thế hệ sau này Khái niệm bạn – thù sẽ còn tồn tại và giữ vị trí quan trọng trong tư duy đối ngoại, nhất là khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Ngoại trưởng Anh nổi tiếng Palmerston ở thế kỉ 19 có nói : “ Trong quan hệ quốc tế, không có bạn thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu mà chúng ta cần theo đuổi”
Nguồn tài liệu tham khảo
Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II (Học viện quan hệ quốc tế - TS Nguyễn Vũ Tùng)
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và VII của Đảng
www.nghiencuuquocte.org