1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng gá lắp kết cấu nghề hàn

22 989 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,35 MB
File đính kèm HK1_MĐ 14_ga lap ket cau.rar (726 KB)

Nội dung

1. Gá lắp các chi tiết hàn (phôi hàn): 1G, 2G, 3G, 4G.2. Gá lắp mối ghép chữ T (1F, 2F, 3F, 4F) Mối ghép chữ T: 1F, 2F, 3F, 4F. Không vát cạnh. Có vát cạnh 3. Gá lắp mối mối nối ống (1G, 2G, 5G, 6G, 6GR) Độ đồng tâm, đồng trục. Khe hở mối nối, mép cùn vị trí hàn Góc độ vát.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM

KHOA HÀN

MÔ ĐUN:GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN

MÃ SỐ: 14 NGHỀ: HÀN

Trang 2

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM

KHOA HÀN

MÔ ĐUN:GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN

MÃ SỐ: 14 NGHỀ: HÀN

Trình độ (Cao đẳng/Trung cấp)

Giáo viên biên soạn Phó bộ môn

Mai Anh Thi Mai Anh Thi

Trang 3

Vũng tàu – 2013

Giáo trình lưu hành nội bộ

MỤC LỤC

1 Gá lắp các chi tiết hàn ( phôi hàn): 1G, 2G, 3G, 4G 03

2 Gá lắp mối ghép chữ T (1F, 2F, 3F, 4F)

Mối ghép chữ T: 1F, 2F, 3F, 4F

10

3 Gá lắp mối mối nối ống (1G, 2G, 5G, 6G, 6GR) 16

Trang 4

MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ17 CHƯƠNG TRÌNH MƠ-ĐUN GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN

Thời gian Mơ đun: 60 h; ( Tthục hành:20 h, Thực hành DN : 40 h KT : 5 h)

MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN

Học xong mơ-đun này người học cĩ khả năng:

 Làm chủ được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm phẳng, kết cấu dầm dàn, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình học của cấu kiện.

 Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp

- Không vát cạnh

- Có vát cạnh

- Độ đồng tâm, đồng trục

- Khe hở mối nối, mép cùn / vị trí hàn

- Góc độ vát

Trang 5

Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun/ môn học

- Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các

môn học MH07, MH12 và MĐ13

- Tính chất của mô đun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc

Mục tiêu của mô đun

Học xong mô-đun này người học có khả năng:

- Thực hiện được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm phẳng, kết cấu dầm, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình học của cấu kiện

- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp

Nội dung chính của mô đun:

Các hình thức dạy học trong mô đun

1 Thuyết trình

2 Thực hành ứng dụng.

3 Kiểm tra ghi nhận.

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun

- Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun:

Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, qua quan sát có

bảng kiểm về kiến thức, kỹ năng, thái độ có trong mô đun

Yêu cầu phải đạt được mục tiêu của từng bài có trong mô đun

- Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun:

*) Về kiến thức:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp đạt các yêu cầu sau:

- Mô tả đầy đủ các loại đồ gá thường dùng và công dụng của các loại đồ gá

- Lựa chọn phương pháp gá hợp lý với hình dạng kích thước của kết cấu

- Trình bày kỹ thuật gá đúng nguyên tắc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Chỉnh sủă phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Thao tác sử dụng dụng cụ đo và kỹ thuật đo kiểm thành thạo đúng quy trình

*)Về thái độ:

Được đánh giá bằng phương pháp quan sát có bảng kiểm, đạt các yêu cầu sau:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có

tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tính cẩn thận tỷ mỉ, ý thức tiết kiệm vật liệu khi thực tập

M

Đ – 17.1

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN

Trang 6

THÉP TẤM : 1G , 2G , 3G , 4G

Hình 22

Mục tiêu của bài :

Sau khi học xong bài này người học sẽ cĩ khả năng:

- Trình bày đúng các loại đồ gá để gá các kết cấu tấm phẳng.

- Chuẩn bị phơi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và kiểm tra kết cấu hàn đầy

- Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước.

1 Đồ gá lắp ghép hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Tính dễ tiếp cận các bề mặt cần cố định, cũng như những chỗ cần tiến hành đo lường và kiểm tra

• Đủ độ bền, đủ độ cứng vững cần thiết, cố định chính xác những chi tiết hàn và ngăn không cho chúng biến dạng trong quá trình hàn,

• Dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng

1.1 Các loại đồ gá hàn.

• Đồ gá lắp ghép: Chỉ lắp ghép và được tháo ra sau khi đính phôi

• Đồ gá lắp ghép – hàn : Chỉ được tháo ra sau khi hàn

1.2 Các yêu cầu khi gá lắp và định vị.

Việc chuẩn bị các liên kết trước khi hàn (gá lắp) ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng mối hàn Việc vát mép bảo đảm hàn ngấu suốt chiều dày tấm kim loại cơ bản khi hàn nhiều lớp mà không cần tăng cường của dòng điện như khi hàn một lượt Điều này giảm được ứng suất và biến dạng khi hàn

Khe đáy (độ hở chân) phải đảm bảo hàn ngâu lớp hàn lót, mép cùn phải đảm bảo tránh cháy thủng khi hàn lót Ngoài việc chuẩn bị cạnh hàn chính xác về mặt hình học

Trang 7

theo quy định của bản vẽ, việc lắp ghép trong dung sai cần thiết góp phần nâng cao chất lượng mối hàn, làm giảm khả năng phát sinh mối hàn, giảm khả năng tăng ứng suất dư sau khi hàn

Các kích thước lắp ghép và định vị phải được kiểm tra bằng các dụng cụ đo như thước kiểm tra, dưỡng kiểm tra rãnh, dưỡng kiểm tra khe hở, dưỡng kiểm tra góc, dưỡng kiểm tra độ lệch tâm, dưỡng kiểm tra liên kết chữ T, dưỡng kiểm tra khe đáy…

2 Kỹ thuật hàn đính.

Các mối hàn đính được thực hiện để lắp ráp các chi tiết cần hàn, nhằm đảm bảo vị trí tương đối của chúng trong liên kết hàn Các mối hàn đính thường ngắn, có chiều dài từ 20 – 120mm (tùy theo chiều dày của tấm) Khoảng cách giữa các mối hàn đính (bước hàn) nằm trong khoảng 200 – 1200 mm (tỷ lệ nghịch với chiều dày tấm) Tiết diện mối hàn đính không được vượt quá 1/3 đến ½ tổng tiết diện mối hàn Cần lưu ý khi thực hiện mối hàn nối qua vị trí mối hàn đính, phải nung chảy toàn bộ mối hàn đính đã thực hiện

2.1 Cách bố trí mối hàn đính:

Không nên hàn đính tại những chổ sau đây của liên kết hàn : các chổ chuyển tiếp đột ngột của tiết diện, chổ có góc nhọn, trên vòng tròn nhỏ có bán kính nhỏ tập trung ứng suất Cũng không nên hàn đính gần lỗ, mép chi tiết (Khoảng cách tối thiểu là 10mm)

Khi hàn đính từ phải phía của tấm thì nên bố trí so le các mối hàn đính Với các chi tiết dày 8mm thì cũng không nên hàn đính khi hàn hồ quang tay vì khi nối sẽ hình thành các chuyển vị của chi tiết , các mối hàn đính se ngăn cản chuyển động có thể gây nứt

2.2 Trình tự đặt các mối hàn đính.

Nguyên tắc là phải làm cho độ biến dạng của chi tiết là nhỏ nhất Với các liên kết giáp mối có chiều dài lớn, các mối hàn đính thứ nhất được đặt ở hai đầu , sau đó ở giữa, mối hàn đính còn lại được đặt giữa chúng

Các liên kết chữ T dài được hàn đính trước hết tại chính giữa Mối hàn đính tiếp theo được đặt giữa mối hàn đính thứ nhất và một đầu của liên kết Mối hàn đính thứ

3 được đặt đối xứng với mối hàn đính thứ 2, …

2.3 Kỹ thuật hàn đính.

Cường độ dòng hàn đính nên chọn 20 – 30% lớn hơn so với dòng hàn bình thường cho đường kính que hàn đó

Trang 8

Que hàn dùng cho hàn đính nên chọn loại có thuốc bọc dày, có đường kính nhỏ hơn khi hàn nối Hồ quang được giữ ngăn (Tối đa bằng đường kính que hàn) và liên tục, xỉ phải được làm sạch khỏi mối hàn đính.

Nếu hai tấm cần hàn có chiều dày khác nhau thì khi hàn đính phải hướng hồ quang về phía tấm dày hơn Nếu mối hàn đính bị nứt thì dặt thêm một mối khác bên cạnh và mài bỏ mối nứt đi

3 Các loại mối hàn và chuẩn bị mép hàn.

Sự chuẩn bị mối hàn Các kiểu đáy rãnh trước khi hàn Trong thực tế sản xuất, khi chế tạo kết cấu và chi tiết hàn , ngụời ta dùng những loại kết cấu mối hàn như sau a) Mối hàn giáp mối:

Có thể vát mép và không vát mép , đặc điểm của loại này là rất đơn giản, tiết kiệm, dễ chế tạo và là loại dùng phổ biến nhất

- Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối không vát cạnh Hình 23 và bảng 3

+

- Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối vát cạnh hình chữ V Hình 24 và bảng 4

Trang 10

b) Mối hàn gấp mép.

Dùng làm chiều dầy vật hàn bé, loại mối hàn này có thể dùng que hàn không nóng chảy hoặc là mỏ hàn khí , không cần dùng que hàn phụ

- Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn gấp mép Hình 26 và bảng 6.

Bảng 6 Các thông số kỹ thuật

Trang 11

BÀI TẬP THỰC HÀNH 01

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN THÉP TẤM : 1G, 2G, 3G, 4G

Thời gan:4giờ

Mục tiêu Gá phôi chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan giữa các

chi tiết, hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn theo các yêu cầu liệt kê dưới đây

Vị trí Hàn 1G, 2G, 3G, 4G.

Quá trình Người hướng dẫn sẽ giải thích cho bạn

Phương pháp 1 Lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

2 Thực hiện các mối hàn đính trước khi bắt đầu gá lắp

3 Chuẩn làm một tập hợp những bề mặt, đường hoặc điểm của một chi tiết (hoặc phôi)

4 Xác định vị trí tương đối của các bề mặt, đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó

5 Đặt chi tiết cần lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

6 Đệ trình kết quả thực hành của bạn lên bộ phận đánh giá

Các yêu cầu • Căn chỉnh và lắp ráp đúng đắn

• Hình dáng đều, đẹp

• Biến dạng góc 0° đến 5°

• Tối đa có 2 lỗi trên 250 mm (hoặc 225mm tấm thép) của chiều dài mối hàn với tổng thể diện tích khuyết tật phải nhỏ hơn 2 lần tiết diện của chiều dày tấm phôi

Phôi lắp - 2 miếng thép cacbon thấp 100 x 10 x 225mm

NẾU BẠN CÒN BĂN KHOĂN THÌ HÃY HỎI NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 12

Phiếu hướng dẫn và đánh giá thực hiện

Dụng cụ thực hiện:

Thứ

tự

3 Hàn đính gông Đặt vào vị trí Hàn

Phân loại theo tiêu chuẩn:

Số phần hoàn thiện theo tiêu chuẩnĐánh giá

Trang 13

Đ – 17 2

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN MỐI GHÉP CHỮ T.

Hình 27

Mục tiêu của bài :

Sau khi học xong bài này người học sẽ cĩ khả năng:

- Chuẩn bị phơi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và kiểm tra kết cấu hàn

đầy đủ, hợp lý.

- Gá phơi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các

chi tiết hạn chế mức độ biến dạng trong khi hàn.

- Kiểm tra kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm, phát hiện được sai số về kích

thước và hình dáng.

- Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước

1 Mối hàn góc:

Có thể vát mép va økhông vát mép Mối hàn này dùng rất rộng rãi trong khi thiết kế kết cấu mới

- Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn góc không vát cạnh - Hình 28 và bảng 7

Hình 28

Trang 14

Bảng 7 Các thông số kỹ thuật

L, K, K1 do thiết kế xác định

- Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn góc vát hai cạnh- Hình 29 và bảng 8

Trang 15

2 Mối hàn chữ T.

Dùng khá phổ biến trong khi thiết kế Mối hàn loại này có độ bền cao, đặc biệt là lúc chịu tải trọng tĩnh nên phần lớn dùng trong kết cấu làm vịêc chịu uốn Có thể hàn một hoặc hai bên tùy tình trạng chịu lực của mối hàn

- Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T không vát cạnh- Hình 30 và bảng 9

Trang 16

2 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40

Trang 17

BÀI TẬP THỰC HÀNH 02

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN MỐI GHÉP CHỮ T

Thời gan:4giờ

Mục tiêu Gá phôi chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan giữa các

chi tiết, hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn theo các yêu cầu liệt kê dưới đây

Vị trí Hàn 1F, 2F, 3F, 4F.

Quá trình Người hướng dẫn sẽ giải thích cho bạn

Phương pháp 1 Lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

2 Thực hiện các mối hàn đính trước khi bắt đầu gá lắp

3 Chuẩn làm một tập hợp những bề mặt, đường hoặc điểm của một chi tiết (hoặc phôi)

4 Xác định vị trí tương đối của các bề mặt, đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó

5 Đặt chi tiết cần lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

6 Đệ trình kết quả thực hành của bạn lên bộ phận đánh giá

Các yêu cầu • Căn chỉnh và lắp ráp đúng đắn

• Hình dáng đều, đẹp

• Biến dạng góc 0° đến 5°

• Tối đa có 2 lỗi trên 250 mm (hoặc 225mm tấm thép) của chiều dài mối hàn với tổng thể diện tích khuyết tật phải nhỏ hơn 2 lần tiết diện của chiều dày tấm phôi

Phôi lắp - 2 miếng thép cacbon thấp 100 x 10 x 225mm

Trang 18

NẾU BẠN CÒN BĂN KHOĂN THÌ HÃY HỎI NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Phiếu hướng dẫn và đánh giá thực hiện

Dụng cụ thực hiện:

Thứ

3 Hàn đính gông Đặt vào vị trí Hàn

Phân loại theo tiêu chuẩn:

Số phần hoàn thiện theo tiêu chuẩnĐánh giá

Trang 19

Đ – 17 3

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN NỐI ỐNG (2G, 5G, 6G, 6GR).

Hình 33

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học sẽ cĩ khả năng:

- Chuẩn bị phơi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ định vị, kẹp chặt, kiểm tra và hàn đính đầy đủ.

- Gá kẹp phơi chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết,hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn

- Phát hiện chính xác các sai số về kích thước và hình dáng khi kiểm tra kết cấu.

- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.

- Mối hàn nối ống (2G, 5G, 6G, 6GR)

Dùng khá phổ biến trong khi thiết kế Mối hàn loại này có độ bền cao, đặc biệt là lúc chịu tải trọng rung và tĩnh nên phần lớn dùng trong kết cấu làm vịêc chịu uốn

bảng 4

Trang 21

BÀI TẬP THỰC HÀNH 02

GÁ LẮP CÁC CHI TIẾT HÀN NỐI ỐNG (2G, 5G, 6G, 6GR).

Thời gan:4giờ

Mục tiêu Gá phôi chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan giữa các

chi tiết, hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn theo các yêu cầu liệt kê dưới đây

Vị trí Hàn 1F, 2F, 3F, 4F.

Quá trình Người hướng dẫn sẽ giải thích cho bạn

Phương pháp 1 Lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

2 Thực hiện các mối hàn đính trước khi bắt đầu gá lắp

3 Chuẩn làm một tập hợp những bề mặt, đường hoặc điểm của một chi tiết (hoặc phôi)

4 Xác định vị trí tương đối của các bề mặt, đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó

5 Đặt chi tiết cần lắp ráp và hàn đính tấm vật liệu dày 10mm ở dạng mối ghép giáp mối

6 Đệ trình kết quả thực hành của bạn lên bộ phận đánh giá

Các yêu cầu • Căn chỉnh và lắp ráp đúng đắn

• Hình dáng đều, đẹp

• Biến dạng góc 0° đến 5°

• Tối đa có 2 lỗi trên 250 mm (hoặc 225mm tấm thép) của chiều dài mối hàn với tổng thể diện tích khuyết tật phải nhỏ hơn 2 lần tiết diện của chiều dày tấm phôi

Phôi lắp - 2 miếng thép cacbon thấp 100 x 10 x 225mm

NẾU BẠN CÒN BĂN KHOĂN THÌ HÃY HỎI NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 22

Phiếu hướng dẫn và đánh giá thực hiện

Dụng cụ thực hiện:

Thứ

tự

3 Hàn đính gông Đặt vào vị trí Hàn

Phân loại theo tiêu chuẩn:

Số phần hoàn thiện theo tiêu chuẩnĐánh giá

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w