1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phan tich tinh hinh san xuat kinh doanh cua dai ly mua ca phe

53 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 636,97 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế Đăk Lăk cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ những thế mạnh của sản xuất nông nghiệp củatỉnh và cây cà phê chính là thế

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các khâu trung gian trong hệ thống Marketing nông sản………….……….12

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất đai tại xã Phú Lộc năm 2011 19

Bảng 3.2 Tình hình chăn nuôi tại xã Phú Lộc năm 2011 20

Bảng 3.3 Cơ cấu lao động tại xã Phú Lộc năm 2011 22

Bảng 4.1 Các loại hình kinh doanh của đại lý trên địa bàn xã 28

Bảng 4.2 Giới tính và tuổi của chủ các đại lý 28

Bảng 4.3 Quy mô lao động của các đại lý 30

Bảng 4.4 Trình độ của lao động của đại lý 31

Bảng 4.5 Tài sản của các đại lý năm 2011 32

Bảng 4.6 Tình hình trang thiết bị công nghệ của đại lý 32

Bảng 4.7 Số lượng máy móc thiết bị của các đại lý thu mua có sản xuất cà phê 34

Bảng 4.8 lượng máy móc thiết bị của các đại lý thu mua và buôn bán vật tư 34

Bảng 4.9 Vốn chủ sở hữu bình quân của đại lý 35

Bảng 4.10 Kênh tiếp cận thông tin của đại lý 35

Bảng 4.11 Tình hình doanh thu bình quân của các đại lý trong xã 36

Bảng 4.12 Tình hình chi phí sản xuất bình quân của các đại lý tại xã 37

Bảng 4.13 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đại lý trên địa bàn xã 38

Bảng 4.14 Chi phí của các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê 389

Bảng 4.15 Hiệu quả sản xuất kinh doanh đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê 3940

Bảng 4.16 Tình hình tồn kho của các đại lý thu mua kiêm sản xuất 4040

Bảng 4.17 Chi phí phát sinh của các đại lý vừa thu mua vừa buôn bán vật tư 401

Bảng 4.18 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đại lý vừa thu mua vừa buôn bán vật tư .412

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Lý luận về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 3

2.1.2 Các lý luận liên quan đến hộ kinh doanh cá thể 9

2.1.3 Lý luận liên quan đến đại lý thu mua cà phê 12

2.1.3.1 Các tác nhân trong hệ thống Marketing nông sản 12

2.1.3.2 Sự hình thành các đại lý mua bán cà phê 12

2.1.3.3 Sự cần thiết hình thành đại lý cà phê 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Vấn đề phát triển các đại lý trong những năm gần đây 15

2.2.1.1 Thực trạng phát triển của đại lý 15

2.2.1.2 Những khó khăn của các đại lý 15

2.2.2 Các chính sách của Nhà nước liên quan đến các đại lý 16

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18

3.1.1.1 Vị trí địa lý 18

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình 18

3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 18

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên 19

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 19

3.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế 19

3.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu 23

Trang 4

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 23

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin 24

3.2.3 Phương pháp phân tích 24

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25

3.2.4.1 Chỉ tiêu giá trị sản xuất 25

3.2.4.2 Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ - doanh thu bán hàng 25

3.2.4.3 Chỉ tiêu giá trị gia tăng 25

3.2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 26

3.2.4.5 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 26

3.2.4.6 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực 26

3.2.4.7 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 27

3.2.4.8 Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí 27

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Đặc điểm của các đại lý trên địa bàn xã 28

4.1.1 Thông tin về chủ các đại lý 28

4.1.1.1 Loại hình kinh doanh của các đại lý 28

4.1.1.2 Chủ đại lý 28

4.1.2 Lao động của các đại lý 30

4.1.3 Tài sản của các đại lý 32

4.1.4 Tình hình về trang thiết bị, công nghệ của đại lý 32

4.1.5 Tình hình tài chính của các đại lý 34

4.1.6 Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các đại lý 35

4.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đại lý 36

4.2.1 Tình hình chung 36

4.2.1.1 Doanh thu chung 36

4.2.1.2 Chi phí chung 37

4.2.2 Tình hình cụ thể 38

4.2.2.1 Các đại lý vừa thu mua vừa sản xuất cà phê 39

4.2.2.2 Các đại thu mua và cho vay vật tư sản xuất 41

4.3 Thông tin về thị trường của các đại lý thu mua cà phê 43

Trang 5

4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

đại lý trên địa bàn xã 43

4.4.1 Phân tích ma trận SWOT đối với các đại lý trên địa bàn xã 43

4.4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đại lý trên địa bàn xã 45

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Kiến nghị 47

5.2.1 Đối với nhà nước 47

5.2.2 Đối với các đại lý 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 6

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, vào tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sảnViệt Nam đã thông qua đường lối đổi mới và mở rộng nền kinh tế Đất nước ta từmột nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các ngành nghề sản xuấttrong nước cũng đã có những bước phát triển tích cực nhất là trong lĩnh vực sảnxuất nông nghiệp Từ một nước phải nhập khẩu lương thực thực phẩm đã trở thànhmột nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu trên thế giới như càphê, gạo, tiêu, điều…

Để có được những thành quả như trên phải kể đến sự nỗ lực của Chính phủtrong việc cải cách và ban hành những chính sách phát triển môt cách phù hợp Bêncạnh đó là những chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh các mặthàng nông sản như các đại lý thu mua, những doanh nghiệp chế biến, những doanhnghiệp xuất khẩu… trong đó đặc biệt là những đại lý thu mua nông sản

Các đại lý thu mua nông sản hay còn được gọi là các hộ thu mua hay cácdoanh nghiệp thu mua đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông các loại hànghóa nông sản Bên cạnh chức năng chính là tập trung những đầu mối cung lẻ nôngsản để sau đó đóng vai trò là nguồn cung sĩ cho các doanh nghiệp chế biến thì họcòn góp phần vào việc hỗ trợ, cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp Qua đó tạo điều kiện cho những người nông dân thiếu vốn sản xuất có thểsản xuất một cách liên tục

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế Đăk Lăk cũng đã

có nhiều chuyển biến tích cực nhờ những thế mạnh của sản xuất nông nghiệp củatỉnh và cây cà phê chính là thế mạnh đó Với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của cảthị trường trong và ngoài nước thì sản xuất cà phê đã và đang đem lại thu nhập ổnđịnh cho người sản xuất liên quan đến cà phê mà trong đó các đại lý thu mua cà phêđược xem là một mắc xích trung gian quan trọng đem cà phê từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng phát triển

Trang 7

theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các đại lý thu mua đang gặp phảinhiều khó khăn, thách thức trong việc thu mua và chế biến cà phê như: vốn kinhdoanh, khoa học công nghệ, trình độ quản lý…

Xã Phú Lộc thuộc huyện Krông Năng - tỉnh Đăk Lăk với điều kiện thỗ nhưỡngthích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, và cây cà phê chính là loại cây chủlực của xã Vì vậy việc tạo điều kiện thuận lợi cho cà phê có thể lưu thông thuân lợithông qua các đại lý thu mua là vấn đề luôn được chính quyền xã quan tâm

Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài "Phân tích

về tình hình sản xuất kinh doanh của các đại lý thu mua cà phê tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk" làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh của cácđại lý thu mua cà phê tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đại lý, từ thựctiễn đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xãPhú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các đại lý thu mua cà phê tại xã Phú Lộc Các đại lý ở

đây thực chất là những hộ kinh doanh mua bán cà phê vừa và nhỏ

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 Nội dung

 Những vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh của đại lý

 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác đại lý

 Một số đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác đại lý thu mua

 Không gian: xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk

 Thời gian:

 Thời gian số liệu pháp sinh trong 3 năm từ 2009 - 2011

 Thời gian thực tập: từ ngày 20/03/2012 đến 15/06/2012

Trang 8

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

a Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh là việc sử dụng nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn vậtchất và tài chính thành của cải và dịch vụ Những của cải và dịch vụ này phải phù hợpvới nhu cầu của thị trường Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thực hiện trong nhữngđiều kiện có hiệu quả nhât.[1] Sau đó thực hiện một hay một số công đoạn từ sản xuấtđến tiêu thụ hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.[3]

b Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình vàcác kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành Trên cơ sở đó, bằng các phươngpháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướngphát triển của các hiện tượng nghiên cứu.[4]

c Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế được mọi người quantâm tới Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánhgiữ kết quả với chi phí

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ratức là gía trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sauquá trình kinh doanh

Ngoài ra nó còn nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng khái niệmsau đây có thể là tổng quát nhất:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sựphát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độchi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất kinh doanh là một yếu tố quantrọng để đánh giá sự tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu về kinh tế doanh nghiệptrong từng thời.[1]

Trang 9

d Vị trí và chức năng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta sử dụng phân tích để nhận thức được cáchiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả cũngnhư phát hiện nguồn gốc hình thành và tính quy luật phát triển của chúng, trên cơ sở đó

mà cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn cho tương lai

Nằm trong hệ thống các môn khoa học quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinhdoanh thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự toán và điều chỉnh các hoạt độngkinh tế Bởi vì trước hết doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống và hệthống này là đối tượng của quản lý Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận cấu thành(phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất…) và mỗi một bộ phận cấu thành có chứcnăng, nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên conđường đã đặt ra thì đòi hỏi từng bộ phận cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thốngphải hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chúng Như vậy chỉcần ở một bộ phận nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm chohoạt động của cả hệ thống không bình thường Trong trường hợp này, đòi hỏi ngườiquản lý trên cơ sở phát hiện được tình hình cần phải đề ra các biện pháp loại trừ

"điểm nóng" đó, điều chỉnh và khôi phục lại sự hoạt động của bộ phận đó, đảm bảocho cả hệ thống trở lại hoạt động bình thường

e Đặc điểm của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của hoạt động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng

mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh

Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được, đó

là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường Người chủ sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra

Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên

Trang 10

quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội

và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế

f Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Các nhân tố chủ quan

Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanhnghiệp Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thìtrình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp, nhất là các cán bộ quản lý Họ là những lao động giántiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành vàđịnh hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản

lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sảnphẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tănghiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, trong nhân tố conngười trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinhdoanh Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụngtới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động,nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý

 Nhân tố vốn

Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh mà không có vốn Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếptới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp được hìnhthành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: đượcphân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động Tùy đặc điểm của từngdoanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu,doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu

Trang 11

 Nhân tố về khả năng áp dụng kỹ thuật

Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật vàcông nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh Ngày nay vai tròcủa kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao Để nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừngđầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

 Các nhân tố khách quan

Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặctiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cóthể khái quát thành 2 nhóm:

 Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của nhà nước và các yếu tố khác có liên quan

* Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành

và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyếtđịnh năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp

Nó có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãisuất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…Chúng không chỉ ảnh hưởngđến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô củadoanh nghiệp Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòihỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác độngtiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanhnghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đếndoanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổnđịnh sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nướchoạt động SXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh

Trang 12

nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhànước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như:pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai tròquyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung

và ngành lâm nghiệp nói riêng

* Yếu tố công nghệ

Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ýnghĩa ngang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnhtranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữacác sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao

Việc áp dụng những thành tựu KHCN đã đem lại những kết quả đáng kểtrong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu

mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo vệ môitrường sinh thái

* Yếu tố môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môitrường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp lâm nghiệp

* Yếu tố xã hội

Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội

và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lượckinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực Các yếu tố xãhội như dân số, văn hóa, thu nhập

 Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị trường đầu vào và thị trường đầu ra

* Khách hàng

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thịtrường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lượckinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh

Trang 13

nghiệp Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu củakhách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp

* Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượngcác đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt.Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnhhưởng quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuynhiên trên phương diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúcđẩy xã hội phát triển Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắmđược các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạođược thế vững mạnh trên thị trường

Đối với nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏhay thay đổỉ được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởngtích cực hoặc không hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnhđạo của các nhà quản lý ở từng doanh nghiệp

g Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự cần thiết khách quan phải phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiệntrong quá trình phát triển lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của sản xuất hànghoá Thật vậy, sự biểu hiện bước đầu của công tác hạch toán và phân tích hoạt độngkinh doanh đó là việc người Ai Cập, Babilon trong nền văn minh cổ đại xưa đãdùng đất nung và bia đá để ghi khắc những tài liệu, ghi chép về trao đổi hàng hoá,

kê khai trọng lượng hàng hoá so sánh các thu chi cùng với sự phát triển của nền sảnxuất hàng hoá, những yêu cầu buổi đầu của công tác quản lý, phân tích hoạt độngkinh doanh được kết hợp công tác kế toán, thống kê

Chủ nghĩa tư bản ra đời, sản xuất hàng hoá phát triển nhanh, quy mô lớn phântích hoạt động kinh doanh có những yêu cầu lớn hơn nhằm phục vụ đắc lực chocông tác quản lý

Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, sự tích luỹ tư bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất,

Trang 14

các công ty cổ phần và các công ty xuyên quốc gia ra đời, sản xuất phát triển cực kỳnhanh chóng về cả quy mô lẫn hiệu quả Để chiến thắng trong cạnh tranh và quản lýtốt hoạt động sản xuất của công ty đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả các nhà

tư bản phải thường xuyên phân tích hoạt động trên cơ sở nhiều luồng, nhiều loạithông tin Với yêu cầu này, công tác hạch toán không đáp ứng được, đòi hỏi phải cómột môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội dung, phương pháp nghiên cứuphong phú Phân tích hoạt động kinh doanh tách rời khỏi hạch toán và thống kê dựatrên cơ sở hai môn khoa học đó

Ngày này, với những thành tưu to lớn về sự phát triển kinh tê, văn hóa, trình

độ kỹ thuật càng cao thì việc phân tích hoạt động kinh doanh càng quan trọng trongquá trình quản lý doanh nghiệp bởi mục đích cuối cùng là tìm ra phương án kinhdoanh có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường trong quátrình sản xuất

Ở nước ta hiện nay, phân tích hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị kinh tế

là rất quan trọng Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đề ra định hướng vàchương trình định hướng Trong nền kinh tế thị trường, để chiến thắng trong cạnh tranhđòi hỏi các đơn vị kinh tế phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh doanhnhằm nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả Phân tích hoạt động kinh doanh làcông tác cần thiết và quan trọng để đưa ra các quyết định về sự thay đổi đó

Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối vớimọi nền sản xuất hàng hoá Trong nền kinh tế nước ta hiện nay sự cần thiết xuấtphát từ yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế, từ việc đảm bảo chức năngquản lý kinh tế của nhà nước và yêu cầu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

2.1.2 Các lý luận liên quan đến hộ kinh doanh cá thể

a Khái niệm hộ kinh doanh cá thể

Theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP định nghĩa: Hộ kinh doanh cá thể domột cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địađiểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

Trang 15

Các đặc điểm về pháp lý

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh qui mô rất nhỏ

Chủ hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của

hộ kinh doanh.

b Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinhdoanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân mình là chính Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạtđộng trong mọi ngành sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch

vụ Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản xuất kinh doanh đếnphân phối tiêu thụ sản phẩm Hoạt động kinh doanh cá thể mang tính tự chủcao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động Thành phần kinh tế này rấtnhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phùhợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế

Hộ kinh doanh cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nôngthôn và thành thị, do đó nó có khả năng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Những ưu thế của hộ kinh doanh cá thể là:

Hộ kinh doanh cá thể có một tiềm năng to lớn về trí tuệ, sáng kiến, đượcphân bổ rộng rãi ở mọi nơi, mọi lúc Nhờ đó họ có thể phát huy được sáng kiếncủa mình vào việc sản xuất và tìm tòi ra những hình thức kinh doanh thích hợpvới nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến

Có tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, những bí quyết sảnxuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ Điều này cho phép phát huy nhữngngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội vàxuất khẩu Nó có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện đất nước còn thiếu vốn nhưhiện nay Thực tế những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết vận dụng đúng đắntiềm năng này và đã thành công trong quá trình phát triển kinh tế

Trong khi nguồn vốn của Nhà nước, của tập thể còn hạn hẹp thì nguồn vốntiềm năng trong dân lại rất lớn Do đó, nếu có các chính sách kinh tế hợp lý sẽ mở

Trang 16

đường cho các hộ cá thể gia đình có khả năng bỏ vốn vào sản xuất, tiết kiệm trongtiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế nhanh chóng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế cá thể đã thu hút mộtlực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xãhội Ở nước ta hàng năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người bổ sung vào lực lượnglao động, bao gồm nhiều loại hình như công nhân, kỹ sư, cử nhân kinh tế nhưngkhả năng thu hút lao động của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí dư thừamột số lao động hiện có do sắp xếp lại quá trình sản xuất Vì vậy, tình trạng người

có sức lao động nhưng chưa có việc làm và người có việc làm nhưng chưa sửdụng hết thời gian lao động còn phổ biến Với hình thức kinh doanh linh hoạttrong nhiều ngành nghề và sử dụng công nghệ - kỹ thuật thủ công, khu vực kinh tế

cá thể có khả năng tận dụng lao động dôi thừa trong xã hội

Sự đa dạng trong loại hình sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này chophép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầucủa xã hội, đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trên thực

tế, có những ngành nghề nếu tổ chức sản xuất tập thể hoặc do Nhà nước đảm nhiệmvới quy mô lớn sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức sảnxuất nhỏ ở các hộ gia đình

Bên cạnh những ưu thế trên, thành phần kinh tế hộ cá thể cũng có một số mặthạn chế Đặc điểm của hộ cá thể là làm ăn riêng lẻ, tản mạn, rời rạc và luôn tìm mọicách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tế để kinh doanh tráiphép, trốn lậu thuế Dưới tác động của quy luật giá trị, thành phần kinh tế này rất

Trang 17

2.1.3 Lý luận liên quan đến đại lý thu mua cà phê.

2.1.3.1 Các đối tác trung gian trong hệ thống Marketing nông sản

Các khâu trung gian trong hệ thống Marketing nông sản bao gồm các khâu như ngườisản xuất, thu mua, chế biến… được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Các khâu trung gian trong hệ thống Marketing nông sản

Các yếu tố đầu vào Các nhà cung cấp đầu tư

nghiệp thu gom)  Thu gomVận chuyển

2.1.3.1 Sự hình thành các đại lý mua bán cà phê

Vào khoảng năm 1987 trở vể trước hầu như không có đại lý cà phê Ngườitrồng cà phê được cấp sổ để giao dịch với công ty Ngoại thương Qua sổ này ngườitrồng bán cà phê trực tiếp cho công ty và được mua đối lưu một số mặt hàng thiếtyếu Thời bấy giờ chỉ có các cơ sở gia công chế biến cà phê cho ngành ngoạithương, đó chính là các Hợp tác xã Công ty Ngoại thương kinh doanh cà phê là độcquyền, do vậy mới nảy sinh ra một nhóm người chuyên gom cà phê trong dân và

“bắt tay” với cán bộ thu mua của ngoại thương và đại lý cà phê hầu như nhen nhóm

từ đây

Họ chỉ là nông dân, hoặc là tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ Hàng ngày họ vàocác vùng nông thôn để mua gom và vận chuyển bằng đủ loại phương tiện, như xeđạp, xe máy, xe lam, máy cày… Đây là lực lượng đóng vai trò nòng cốt chuyên logom hàng Sau đó tiến lên một bước là hình thức nhận tiền trước và chốt giá hàng

Trang 18

ngày để tổ chức mua gom theo từng nhóm, mỗi chiều về đến cân lại cho các Trạm –Cửa hàng của công ty ngoại thương rồi tính toán chia nhau lãi lỗ trong ngày.

Ban đầu là thế, nhưng khi thị trường cạnh tranh bắt đầu diễn ra, kinh doanh càphê cũng không còn là độc quyền của ngành ngoại thương, và khi giá cà phê độtbiến tăng cao vào những năm 1995-1996 thì nhà nhà – ngành ngành cùng đổ xô vàomặt hàng cà phê Các nông trường, xí nghiệp sản xuất chuyên trồng cà phê giờ cũngtranh nhau chuyển đổi thành công ty và cũng đăng ký kinh doanh – xuất khẩu càphê, các công ty lớn của ngành nông sản – thực phẩm ở các thành phố lớn cùng kéoquân lên Tây Nguyên tổ chức mua bán cà phê dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt…Tình trạng mua bán bát nháo bắt đầu từ đây, các đại lý mọc ra.[10]

2.1.3.2 Sự cần thiết hình thành đại lý cà phê

Thứ nhất để sản xuất thì bất kì người nông dân cũng phải cần vốn sản xuất, bên cạnh đó cây cà phê lại là cây công nghiệp dài ngày nên số vốn yêu cầu phải đầu tư không phải là ít Tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng có đầy đủ vốn để đầu tư sản xuất nên luôn trong tình trạng thiếu vốn.

Trước năm 1975, cây cà phê là cây của nhà giàu, chỉ có các đồn điền của tưsản, Tây thực dân cùng tướng lĩnh Sài Gòn và một số hộ dân các vùng Công giáolàm kinh tế vườn là chủ yếu Diện tích cà phê Robusta trồng tập trung tại Buôn MaThuột, một ít trồng tại vùng Cư Kuin, Đak Mil và Buôn Hồ…thuộc địa bàn tỉnhĐăk Lăk Tỉnh Lâm Đồng chỉ tập trung trồng cà phê Arabica tại các vùng như DiLinh, Bảo Lộc Phần lớn nông hộ sau vụ hái

Sau năm 1975, chính quyền cách mạng thực hiện chủ trương “cải tạo nông,công thương nghiệp XHCN “, Toàn bộ vườn cà phê có diện tích từ 5 ha trở lên phảitập trung vào Nông trường Quốc doanh, số diện tích nhỏ còn lại thì vào Hợp tác xãNông nghiệp, tổng diện tích cà phê toàn vùng thuộc Đăk Lăk có khoản 54.000 ha,sản lượng hàng năm đạt khoảng gần 70.00 tấn cà phê nhân Năm 1986, tỉnh ĐăkLăk chủ trương phát triển mạnh diện tích cây cà phê, coi là cây mũi nhọn trongchiến lược phát triển kinh tế của địa phương, từ cơ sở đó mới có đà để phát triển cây

cà phê trong nông hộ tại hầu hết các huyện thị

Thứ hai vì thiếu vốn nhưng để tiếp tục sản xuất nên người nông dân phải đi vay để duy trì sản xuất

Trang 19

Phần lớn người nông dân chỉ có mảnh vườn, lô rẫy, thường thì không biết vàkhông quen với các định chế và giấy tờ Muốn vay Ngân hàng thì phải đi làm thủtục xin vay, lập dự án vay, báo cáo hiệu quả vốn vay và khả năng trả nợ, các thếchấp và cam kết trả nợ… phải mời cán bộ Ngân hàng đến thẩm định vườn cây, tàisản thế chấp và phải nhờ cán bộ làm hộ với mức “trà phí”, không bao giờ có mộtthông số nhất định để áp dụng Vay khó là thế nhưng vẫn phải vay! Đến ngày 31/12hàng năm là phải bán tống bán tháo để trả nợ, xui rủi gặp mưa kéo dài thì phải vaynóng để trả nợ Vay khó là thế, nhưng đâu phải ai cũng vay được Vì Ngân hàngcũng là một doanh nghiệp, họ phải tính làm sao cho chi phí thấp nhất (giảm nhân sựkhảo sát, lập thủ tục, quản lý khách vay, đôn đốc thu nợ…) và đạt hiệu quả caonhất Họ cho một doanh nghiệp vay tiền tỷ thì rất đơn giản, nhưng cũng với tiến tỷ

đó nếu cho nông dân vay thì ít chi cũng phải làm thủ tục cho 100 hộ (100 bộ hồ sơ).Đây là vấn đề nan giải, chính là một trong những nguyên nhân mà các chính sách

ưu đãi của Nhà nước thường không đến được với nông dân

Thứ ba vấn đề vay vốn ở những tổ chức chính thống không phải lúc nào cũng

dễ dàng và thành công không những thế với thủ tục rườm rà thì việc người nông dân chọn những tổ chức phi chính thống để vay là điều không tránh khỏi Và các đại lý thu mua cà phê là nơi mà người nông dân trồng cà thường xuyên lui tới.

Phần lớn nông hộ đều hướng đến các đại lý, vì nơi đây đích thực là bà đỡ của bàcon trong sản xuất Mọi thứ từ phân bón, thuốc sâu, dầu tưới… cho đến cả gạo ăn, bà conđều đến đại lý ký nợ Vừa đáp ứng kịp thời vụ lại khỏi phải lập thủ tục rườm rà, nhiêukhê Tất nhiên khi đến mùa thu hái bà con phải mang cà phê đến trả nợ, nếu không thì vụtiếp theo ai mà cho vay Số cà phê còn dự trữ thì cứ ký gửi vào, cũng chỉ cần chữ ký vào

sổ tay hoặc chỉ ký với nhau bằng miệng, lại tiện lợi là không phải xây kho hay chứatrong nhà vừa chật chội vừa khỏi lo bị trộm cắp [11] [9]

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vấn đề phát triển các đại lý trong những năm gần đây.

2.2.1.1 Thực trạng phát triển của đại lý.

Trang 20

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2012 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên đã và đang vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng Thiệt hại vẫn thuộc về người dân, bởi hầu hết khi ký gửi cà phê, cho vay tiền mặt

họ chỉ có giấy nợ viết tay

Theo thống kê của Sở Công Thương Đắk Lắk, riêng địa bàn này đã có 43 doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê vỡ nợ, mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng và

nợ nông dân 3.000 tấn cà phê nhân ký gửi Hơn một nghìn nông dân ở Đắk Lắk cũng đang có nguy cơ mất trắng tài sản vì đã ký gửi cà phê cho các đại lý thu mua

2.2.1.2 Những khó khăn của các đại lý

a Những khó khăn trong việc tích trữ cà phê

Tại Việt Nam, mấy năm gần đây, giá cà phê có xu hướng tăng tương đối cao đãkhuyến khích hoạt động xuất khẩu và làm giảm các nguồn cung cấp Đồng thời, khi giá

cà phê giảm nhẹ trong ít thời điểm còn chủ yếu tăng khiến những dự đoán và hành độngtrên thị trường cà phê nội địa hiện rõ chiêu nông dân găm hàng chờ giá tăng [14]

b Cạnh tranh thiếu tính minh bạch

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từnước ngoài (DN FDI) đã chiếm lĩnh 50% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam,tương đương 600.000 tấn/năm Con số này cho thấy, các DN FDI đang thống lĩnhthị trường nguyên liệu cà phê xuất khẩu tại Việt Nam

Không ai có thể phủ nhận, để có vùng chuyên canh cà phê hơn nửa triệu hanhư ngày nay, Việt Nam đã phải đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng xây dựng hạ tầnggiao thông, thủy lợi, nghiên cứu khoa học… Hơn thế, với vị thế “đá trên sân nhà”,

lẽ ra các DN cà phê trong nước phải thắng thế, chí ít là sức cạnh tranh với các DNFDI Nhưng thực tế ngược lại, các DN cà phê trong nước ngày càng lép vế để chocác DN FDI hưởng lợi

Sở KH&ĐT tỉnh Đắk Lắk còn cho biết, ngoài việc thành lập các doanh nghiệp,hợp tác xã mang danh nghĩa Việt Nam để lách Nghị định 23, nhiều doanh nghiệpFDI còn công khai việc trực tiếp thu mua cà phê của nông dân, nhưng cơ quan chứcnăng rất khó xử lý, vì Nghị định 23 nghiêm cấm doanh nghiệp FDI mua cà phê trựctiếp của nông dân, song Luật Đầu tư thì không cấm việc này

Trang 21

Hơn nữa, khi độc quyền thu mua cà phê, DN FDI sẽ tự định đoạt giá cả, làmcho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn [14]

c Các doanh nghiệp trong nước chưa có sự liên kết để cùng giúp nhau pháttriển trên thị trường

Chuyện kinh doanh cà phê ở Việt Nam đang bị buôn – bán kiểu không bạn,không phường, đặc biệt là các DN nội[15] Biểu hiện là các DN trong nước chưathực sự liên kết với nhau mạnh mẽ để hợp sức cả về vốn và phương thức tổ chứcthu mua nguyên liệu Các DN chủ yếu làm đơn lẻ nên dễ “mất sức” trong cuộc đuacạnh tranh với DN FDI Và, khả năng lấy lòng tin của DN trong nước với nông dântrồng cà phê không cao nên bà con tích trữ hàng chủ yếu theo kho cá nhân, thay vìdựa vào kho của DN Điều này còn dễ dẫn đến chất lượng nguyên liệu giảm sút, dễ

bị ép giá

Không những thế, nông dân sẽ bán hàng cho ai trả giá cao, nên các DN FDIsẵn vốn, lắm chiêu sẽ dễ mua được nhiều hàng hơn Vì thế, cách làm “mạnh ai nấybước” khá phổ biến hiện nay của cả nông dân lẫn DN trong nước khiến họ dễ gặprủi ro

Đó là, khi giá tăng, nông dân tranh thủ bán (cho bất cứ ai) kiếm lãi nhưng chưabiết chốt thời điểm nên nhiều khi vẫn hớ hoặc om hàng quá đà (vì dựa tin đồn sẽtăng giá) nên lại lâm cảnh giá xuống thì bán tháo Mặc dù trong sự may - rủi này,không thể trách nông dân, nhưng nông dân cũng chỉ được cái lợi trước mắt Cònngười gặp khó nhất chính là DN trong nước bị động về nguyên liệu [14]

2.2.2 Các chính sách của Nhà nước liên quan đến các đại lý.

 Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện hỗ trợ thu muatạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010

Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối (BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn), việc thu mua tạm trữ cà phê theo quyết định củaChính phủ đã có tác động tích cực đối với thị trường và người nông dân Việc thu mua tạm trữ cà phê đã giúp nông dân tiêu thụ được cà phê với giá cao, ổn địnhsản xuất, đồng thời tạo áp lực trên thị trường để nâng giá cà phê robusta, tăng kim ngạchxuất khẩu cho cà phê Việt Nam cũng như giúp ngành càphê Việt Nam phát huy được thếmạnh của mình và phát triển bền vững

Trang 22

 Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiá, kể từ ngày 15/11/2011, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồngđối với cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá

cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường Nếu hộ kinhdoanh vi phạm, sẽ phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng, doanh nghiệp vi phạm bị phạt 5 – 10 triệuđồng

Bên cạnh đó, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịađặt, loan tin, đưa thông tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa,dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điệntử… gây hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệuđồng

 Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa theo hợpđồng

Hợp đồng nông sản mang lại lợi ích cho cả hai bên nhưng cũng có những vấn đề màcác bên cần giải quyết Cụ thể, đối với nông dân, lợi ích chính là được hỗ trợ đầuvào và các dịch vụ sản xuất, tiếp cận tín dụng, tiến bộ kỹ thuật, ổn định thị trườngđầu ra, giá cả được bảo đảm, thông qua thực hiện hợp đồng, nông dân nâng cao được ýthức trong sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên, nông dân tham gia hợp đồng cũng phải đối mặt với các vấn đề như bị chèn ép

về số lượng thu mua và quy cách của sản phẩm, bị khống chế độc quyền, phụ thuộc vàonguồn vốn và các dịch vụ

Đối với doanh nghiệp, hợp đồng giúp họ chủ động nguyên liệu chất lượng cao và ổn định.Thậm chí họ còn có điều kiện giám sát chất lượng ngay từ đầu vào, giảm thiểu rủi ro trongkinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.Song họ cũng gặp phải những khó khăn đáng kể như sử dụng đầu vào không đúng mụcđích, nông dân bất hợp tác

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Trang 23

- Xã Phú Lộc thành lập năm 1978 theo Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng

( nay là Chính Phủ) trên cơ sở di dân của huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế đixây dựng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước Lúc mới thành lập

xã Phú Lộc thuộc huyện Krông Buk, đến năm 1987 huyện Krông Buk được chiatách thành 2 huyện Krông Buk và Krông Năng Xã Phú Lộc thuộc huyện KrôngNăng - tỉnh Đắc Lăk

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Địa bàn xã Phú Lộc nằm ở vị trí cách Trung tâm huyện 3km về phía ĐôngBắc Hướng Bắc giáp xã Dlyêza, hướng Tây giáp xã EaTóh, hướng Nam giáp thịtrấn Krông Năng và xã EaHồ, hướng Đông giáp xã Tam Giang và xã EaTam Diệntích tự nhiên: 3.317,3 ha

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Xã Phú Lộc có địa hình tự nhiên đồi núi tương đối bằng phẳng, có độ caotrung bình 600 – 750m, dốc dần về hướng Đông Nam Đất đai chủ yếu là trồng cây

cà phê, cao su và hồ tiêu Diện tích lô đất ở của hộ gia đình tương đối lớn, trong khi

đó diện tích xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kể, phần lớn là đất vườn Nên xâydựng các công trình được san gạt cục bộ, dựa theo địa hình từ nhiên

3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

Xã Phú Lộc nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thuộc hai tiểuvùng khí hậu: Tiểu vùng EaH’leo nóng ẩm và tiểu vùng núi thấp ChưDzu nóng ẩm.Vùng khí hậu mang tính chất Cao nguyên nhiệt đới ẩm, mỗi năm có 02 mùa rõ rệt:Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11, mưa cực đại từ tháng 9 đến tháng 11tập trung 80 – 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau, lượng mưa không đáng kể Nhiệt độ cao nhất trong năm là 37,50oC, nhiệt độthấp nhất trong năm là 11,5oC, nhiệt độ trung bình năm 23,7oC

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

 Nhóm đất đỏ Bazan (FK): diện tích 3.051,64ha, chiếm 92% so với diện tích đất tự nhiên

Trang 24

Đặc điểm: Đây là loại đất có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nặng, tơi

xốp khi ẩm, độ xốp trung bình là: 62 – 65% khả năng giữ nước và hấp thụ nước tốt,đạm và lân Loại cây trồng phù hợp là cây cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao

 Nhóm đất thung lũng do sản phẩm bồi tụ (D): diện tích 265,36 ha chiếm 8% so với diện tích đất tự nhiên của xã

Đặc điểm: Đất có tầng canh tác mịn, dày thành phần cơ giới trung bình thịt

nặng, độ phì cao Loại cây trồng phù hợp là lúa nước và các loại cây họ đậu

* Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước trên địa bàn xã khá phong phú, chảy qua địa bàn có sôngKrông Năng, bắt nguồn từ dãy núi ChuTun có độ cao 1.200m sông chảy theo hướngBắc Nam đến Huyện EaKar tổng chiều dài sông chảy qua xã 12Km, lòng sông rộng

8 – 12m Đây là con sông lớn có nước quanh năm rất thuận lợi cho việc tuới tiêu vàsinh hoạt ngoài ra còn có các suối nhỏ và các đập như đập Thanh niên, đập 86 đã bổsung nguồn nước tuới cho diện tích cây trồng và nguồn nước sinh hoạt, sản xuất củangười dân trong vùng

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã bao gồm: Hồ, ao, sông, suốidiện tích đang sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản sản: 32,5 ha

* Tài nguyên rừng

- Diện tích rừng ở xã không còn, thảm thực vật trên địa bàn xã chủ yếu là câycông nghiệp dài ngày, để đảm bảo mạch nước ngầm, bảo vệ môi trường tránh tìnhtrạng rửa trôi, bạc màu đất, cần có kế hoạch trồng các đai rừng phòng hộ theo cáctrục đường, đường lô

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế

Sản xuất nông nghiệp

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất đai tại xã Phú Lộc năm 2011

Trang 25

1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.618,88 91,34

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của xã Phú Lộc

Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó có vai trò quyết định tạo ra sản phẩm,không có nó về cơ bản không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh được Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Nếu biết sửdụng, cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ hợp lý thì ruộng đất chẳng những không bị haomòn, xấu đi mà còn tốt thêm Do vậy đất đai được xem là điều kiện trước tiênkhông thể thiếu trong sinh hoạt, kinh tế nói chung và trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp nói riêng

Qua bảng 3.1, ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn khá cao, với diệntích đất nông nghiệp là 2.867,05 ha chiếm hơn 85% tổng diện tích đất tự nhiên của

xã trong đó đất trồng trọt là 2.863,25 ha chiếm hơn 99% đất sản xuất nông nghiệpQua đó ta thấy Phú Lộc là xã thuần nông và sản xuất trồng trọt là chủ yếu, với99,86% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây hàng năm và cây lâunăm, còn 1,14% là diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, số đất này rải rác ởven sông, suối, hồ và đầm lầy

 Sản xuất trồng trọt

Xã Phú Lộc là xã có điều kiện thỗ nhưỡng tốt thích hợp trồng các loại cây côngnghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su nên các loại cây này là các loại cây trồng chủ lực của xã

 Ngành chăn nuôi

Bảng 3.2 Tình hình chăn nuôi tại xã Phú Lộc năm 2011

Trang 26

Giao thông thủy lợi

 Giao thông

Về tình hình giao thông nông thôn Toàn xã có 43,1km đường liên xã,55,49km đường liên thôn, 41,21km đường liên xóm và 4,5km đường nội đồng Vớiđặt thù đất đỏ ba zan, phần lớn đường giao thông là đường đất nên giao thông mùamưa hết sức lầy lội, phức tạp, khó khăn ảnh hưởng lớn tới việc đi lại và vận chuyểnhàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là việc đi lại học tập của con em các thôn vùngsâu, vùng xa của xã

 Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

Hiện tại xã có 04 hồ chứa nước trong đó: có 2 hồ quy mô nhỏ do xã quản lý và

hồ chứa nhỏ do nhân dân huy động đóng góp xây dựng

Nhiều sông suối tự nhiên chiều dài hơn 20 km, là nguồn cung cấp nước tướicho các loại cây trống hàng năm Đầu năm 2011 xã đã thành lập tổ quản lý thuỷnông và đi vào hoạt động, nhiệm vụ của tổ là quản lý 2 hồ đập trên địa bàn nhằmđảm bảo nước tưới cho 80ha lúa nước và 1500 ha cà phê Hiện nay tổ thuỷ nông đãhoạt động ổn định

Về công tác phòng chống bão lụt hàng năm đều được chính quyền quan tâmnên hạn chế mức sạt lở

3.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội

 Về tình hình dân cư

Dân cư của xã gồm có nhiều tỉnh thành, nhiều dân tộc đến sinh sống lậpnghiệp, song hầu hết đều có ý thức chấp hành chủ trương chính sách cuả Đảng phápluật của nhà nước Dân cư sinh sống không tập trung, trong đó tập trung đông nhất

là ở các thôn phía Đông Bắc thuộc khu vực trung tâm của xã Địa bàn xã được chiathành 17 thôn

Số hộ là: 2.363hộ

Số khẩu: 11.456 người

Số người trong độ tuổi lao động: 6.535 người, chiếm 57% dân số, đây là nguồnnhân lực dồi dào, là thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế Tuy nhiên lựclượng lao động của xã hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên vấn đề

Ngày đăng: 01/10/2016, 21:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. HWen Niê Kdăm (2009), Bài giảng kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên Khác
3. Phạm Ngọc Kiểm (2002), Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
4. Huỳnh Đức Lộng (1997), Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê Khác
5. Trần Xuân Ninh (2010), Bài giảng quản lý doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên Khác
6. Tuyết Hoa Niê K’Đăm (2010), Bài giảng thị trường nông sản, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w