1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VĂN HỌC NHẬT BẢN TRUYỀN KỲ Genji

17 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 255,19 KB

Nội dung

Truyện Genji là một trường biên gồm 54 thiếp (tương đương với 2000 trang giấy bây giờ theo René Sieffert) đoạn đầu kể lại cuộc đời của “ông hoàng ánh sáng” Hikaru Genji (Quang, Nguyên Thị), đoạn sau, kể về thời trẻ của “ông hoàng thơm tho” Kaoru (Huân), con trai chàng.Truyện Genji bản cổ (bản chính ra đời khoảng năm 10081010 đã mất, bản mà ta còn biết ngày nay là bản thời Kamakura tức 200 năm sau) trong câu toàn những chủ từ, túc từ dùng không rõ ràng nên người đọc không nắm được ai làm gì cho ai. Ngoài ra, tiếng tôn kính và khiêm xưng lại đầy rẫy khiến người hiện đại như lạc vào một mê hồn trận.

Trang 1

I TÁC GIẢ

1 Cuộc đời

2 Sự nghiệp sáng tác

II GENJI MONOGATARI

1 Giải thích một số thuật ngữ

1.1 Monogatari

Monogatari – thường được dịch sang tiếng Việt là “truyện kể” - là một thể loại văn xuôi ra đời vào giai đoạn trung cổ (từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII) trong lịch sử văn học Nhật Bản

Monogatari ra đời trên cơ sở những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian Những câu chuyện này có thể là chuyện hư cấu kể về những điều kỳ lạ, những tình tiết không có thực trong đời sống, hoặc là những câu chuyện về một nhân vật, một miền đất có thực nào đó (thường là những nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc ở cung đình và vùng phụ cận Kyoto) Trong giai đoạn đầu, monogatari thường có nội dung là những

truyền thuyết dân gian như Utsuho monogatari (Truyện Bộng cây), Taketori monogatari (Truyện ông già đốn tre), nên thể loại này có thể được xem như hình thức

văn xuôi ghi chép lại những câu chuyện cổ trong kho tàng văn học truyền miệng

Tuy nhiên, tiến trình phát triển của monogatari cho thấy thể loại này ngày càng thiên về hướng trần thuật những câu chuyện trong đời sống, với nhân vật thường là những con người có thật trong lịch sử, sống ở một miền đất nào đó và gắn với những

sự kiện nào đó, điển hình là những tác phẩm như Ise monogatari (Truyện vùng Ise), Yamato monogatari (Truyện Yamato), Heichu monogatari (Truyện chàng Heichu) v.v

Tuy nói là truyện viết về những con người, những sự việc có thật nhưng trên thực tế thì trong những truyện kể này cũng có nhiều tình tiết hư cấu Có tác phẩm thiên

về hư cấu như Genji monogatari (Truyện Genji) xuất hiện vào thế kỷ XI Ngoài ra, còn

có những tác phẩm thuộc loại truyện truyền kỳ trong dòng “văn học phù thế” phát triển

cuối thời Edo như Ugetsu monogatari (Truyện vũ nguyệt) của Ueda Akinari.

Ngày nay, khái niệm “monogatari” trong văn học Nhật Bản thường được hiểu

theo hai mức độ ý nghĩa:

Theo nghĩa hẹp, monogatari được xem là loại truyện cổ, ghi chép những truyền

thuyết dân gian hoặc kể về hành trạng, cuộc đời của một nhân vật nào đó trong lịch sử

Theo nghĩa rộng, monogatari là thể loại truyện kể nói chung, là loại văn xuôi có

nhân vật và cốt truyện, bao gồm cả truyện hư cấu, truyện lịch sử, truyện chiến tranh

Trang 2

hay truyện truyền kỳ Nếu hiểu theo nghĩa này, monogatari là một thể loại văn xuôi xuất hiện sớm và có quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử văn học Nhật Bản, từ thời Heian đến cuối thời Edo

1.2 Aware

Thuật ngữ aware xuất hiện sớm, trước thời Heian, thường dùng để chỉ thái độ,

xúc cảm ngạc nhiên, vui thích hay buồn bã trước hoàn cảnh nào đó mà con người

không kiểm soát được cảm xúc của mình và thốt nên lời: aware!

Đến thời Heian, aware dùng để chỉ xúc cảm, nhạy cảm

Trong nghĩa rộng hơn, là những cảm xúc sâu kín được gợi lên bởi sự tác động của đối tượng bên ngoài như hoàn cảnh, thiên nhiên, con người đóng vai trò đồng cảm, bị

tương tác Trên thực tế, aware có nghĩa phổ biến là một cảm giác buồn nhất thời Aware được hiểu là niềm bi cảm trước vẻ đẹp phù du.

1.3 Thời Heian

Thời Heian (794- 1192) được lịch sử đánh giá là giai đoạn vinh quang của văn hóa vương triều Nhật Bản, là giai đoạn văn hóa cung đình phát triển rực rỡ nhất, chín muồi nhất trước khi đi vào con đường tàn lụi Phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trên văn đàn thời kì này - rất nhiều nhân tài văn học là nữ giới Dưới ngọn bút duy mỹ và duy tình của họ, mọi trạng thái của tình cảm đều được tái tạo không ngừng

Cuối thời Heian, khi quyền lực chính trị chuyển từ giai cấp quý tộc sang tầng lớp

võ sĩ thì văn hóa cung đình cũng dần dần nhường chỗ cho văn hóa bình dân, vẻ đẹp cao nhã trong văn chương nghệ thuật được thay thế bằng phong cách thô mộc và mạnh

mẽ

2 Tóm tắt

1.1 Truyện kể Genji

Truyện Genji là một trường biên gồm 54 thiếp (tương đương với 2000 trang giấy bây giờ theo René Sieffert) đoạn đầu kể lại cuộc đời của “ông hoàng ánh sáng” Hikaru Genji (Quang, Nguyên Thị), đoạn sau, kể về thời trẻ của “ông hoàng thơm tho” Kaoru (Huân), con trai chàng

Truyện Genji bản cổ (bản chính ra đời khoảng năm 1008-1010 đã mất, bản mà ta còn biết ngày nay là bản thời Kamakura tức 200 năm sau) trong câu toàn những chủ từ, túc từ dùng không rõ ràng nên người đọc không nắm được ai làm gì cho ai Ngoài ra, tiếng tôn kính và khiêm xưng lại đầy rẫy khiến người hiện đại như lạc vào một mê hồn trận

Tóm tắt 15 chương đầu

Trang 3

1: Kiritsubo (Sân Ngô Đồng) thời điểm Hikaru Genji sinh ra đến năm 12 tuối.

Nhân vật chính : Kiritsubo-kôi, người mẹ xấu số, bị các phi tần ghen ghét vì được thiên hoàng sủng ái, sinh hạ hoàng nam Genji Mẹ chết, Genji cưới nàng Aoi no Ue, con gái viên quan Tả Đại Thần

2: Hahakigi (Cây Kim Tước Chi) Mùa hè năm Genj 17 tuổi, xảy ra cuộc bàn luận

về phụ nữ giữa bốn người bạn trai , trong đó có Tô no Chuujô, anh vợ của Genji và chàng

3: Utsusemi (Xác Ve) : nói về một mệnh phụ sau một đêm ân ái lại hờ hững với

Genji, đã trốn đi như con ve sầu thoát xác và để cho Nokiba no Ogi, cô con gái của chồng, vào thế chỗ

4: Yuugao ( Cúc Chiều) : Yuugao là tên người con gái dịu hiền nhưng u sầu và vắn

số, Genji gặp lúc đến thăm bệnh người nhủ mẫu

5: Waka Murasaki (Hoa Tím Non): cô bé con 10 tuổi , cháu mồ côi của Fujitsubo,

giống hệt nàng, được Genji đem về nuôi dạy, sau thành vợ chàng

6: Suetsumu Hana ( Hoa Đỏ) : Năm Genji 18 tuổi Quen biết thoáng qua với người

con gái chơi đàn cầm, một công nương mồ côi, kém nhan sắc vì có cái “ mũi đỏ ” (Chữ hana có hai nghĩa : hoa và mũi)

7: Momiji no ga (Thăm cảnh lá hồng) Hoàng hậu Fujitsubo sinh hạ hoàng nam, kết

quả mối tình tội lỗi giữa nàng với Genji

8: Hana no en (Tiệc thưởng hoa) Thời điểm Genji 19 tuổi Chàng bất cẩn tiến tới

với nàng Oborozukiyo (tức Đêm Trăng Mờ), em gái kẻ thù của mẹ chàng và vợ tương lai của Đông Cung

9: Aoi (Hoa Quì) Năm Genji 22 và 23 tuổi Rokujô, người yêu cũ và lớn tuổi, nhân

tranh cho xe đi trước, đánh ghen với Aoi, vợ chàng Aoi sinh cho Genji cậu con trai Yuugiri (Sương Chiều) nhưng chẳng bao lâu nàng chết

10: Sakaki (Cây Thiêng) : Genji 23-25 tuổi Hoàng đế Kiritsubo băng hà và nàng

Fujitsubo đi tu Genji bị bắt quả tang khi đeo đuổi Oborozukiyo, Đêm Trăng Mờ, hiện

là vợ thiên hoàng Suzaku, anh khác mẹ của chàng

11: Hanachiru Sato (Làng Hoa Rụng): Genji đến xóm quê thăm cựu hoàng phi

Reikeiden và em bà là Phu Nhân Hoa Quýt (Tachibana)

12: Suma (Bờ biển Suma) Genji 26-27 tuổi.Bị đi đày ở Suma dưới áp lực của thái

hậu Kokiden, mẹ của thiên hoàng đương nhiệm

Trang 4

13: Akashi (Hòn Đá Sáng): Mối tình với tiểu thư con quan trấn thủ ở vùng Akashi

không làm Genji quên được kinh đô và cô vợ mới, Murasaki, người con gái lý tưởng

mà chàng nuôi dưỡng từ bé

14: Miotsukushi (Cái phao trôi nổi) Genji 28-29 tuổi Tiểu thư Akashi sinh con cho

chàng nơi đất khách

15: Yomogiu (Cánh cỏ bồng) Genji 28-29 tuổi Chàng ghé thăm công nương Hoa

Đỏ (đã xuất hiện trong chương 6) , nay đã sa sút, vẫn chờ đợi chàng

1.2 Chuyển thể tác phẩm Genji

Truyện kể Genji đã hai lần được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh do đạo

diễn Yoshimura Kōzaburō thực hiện năm 1951 và đạo diễn Ichikawa Kon thực hiện

năm 1966

Năm 1987 đạo diễn Sugii Gisaburo đã làm một bộ phim hoạt hình dựa trên 12 chương đầu của tác phẩm

Năm 1999 nhà soạn nhạc Minoru Miki đã chuyển thể Truyện kể Genji thành một vở opera để trình diễn tại Nhà hát opera Saint Louis

3 Genji monogatari – thế giới của niềm bi cảm

3.1 Nhân vật Genji

3.1.1 Genji – người tình tuyệt vời

Nhân vật trung tâm của tác phẩm – Genji - là một vị hoàng tử nhưng được miêu tả như là một con người có tâm lý, đời sống, ngôn ngữ và hành động của một người bình thường: một người có thân phận cao quý nhưng theo đuổi những đam mê đời thường

Genji có vẻ đẹp vô song của một “hoàng tử ánh sáng” khiến cho những người xung quanh phải choáng ngợp vì ngưỡng mộ, nhưng chàng không phải là một hình ảnh hoàn hảo không tì vết

Tình yêu và sự chân thành đối với cái đẹp, với nữ giới ở Genji đã làm cho chàng khác với hình mẫu Don Juan hào hoa nhưng bạc bẽo Murasaki xây dựng nên hình ảnh một vị hoàng tử với những cuộc hành trình đầy đam mê đi tìm cái đẹp, một người đào hoa nhưng chân thật và tận tâm với mọi người tình

+ Diện mạo hơn người

-Genji mang một vẻ đẹp phi thường khiến mọi người choáng ngợp

“Viên ngọc vô giá của triều đình.”

“Kho báu của riêng thiên hoàng để người tha hồ nâng niu…tại sao trên đời lại

có một của báu như vậy?”

Trang 5

“những chiến binh khắc khổ nhất…cái nhìn trìu mến”

Trang 358: “Vẻ đẹp của chàng khiến đàn ông hổ thạn…” – tr.219: “họ muốn Genji là một người phụ nữ…” – tr.325: “vẻ đẹp khiến người nhìn vào phải rùng mình…”

Vẻ đẹp của Genji mang tính cảm hóa, mang niềm vui đến cho cả đôi mắt và tâm hồn:

Tr.209, 320: cảm hóa được cả Kokiden

Tr.346: sức mạnh nổi bật của vẻ đẹp Genji sở hữu…

 Vẻ đẹp của Genji được miêu tả xuyên suốt, nổi bật

+ Tài hoa

Tr.209: “Từ lúc 7t…thông kinh sử Trung Hoa”…”là một thần đồng”

Thông thạo cả những ngón đàn điêu luyện: “sáo, đàn Koto”… (tiếng sáo, tiếng đàn nghe như thanh âm đến từ Thiên giới)

“Tiếng hát chàng như tiếng loài chim Kalavinka cõi Thiên đàng”

Tr.374: “chàng có thể thu xếp gọn ghẽ những công việc khó khăn nhất”

Tr.327: chàng thuyết phục được cả những người phụ nữ mà chàng không quan tâm lắm”

+ Sự chung tình

Tr.401: “trong cuộc đời bấp bênh…vô tình”: Genji là hoàng tử giàu tình cảm,

có thể đồng cảm với mọi người trong mọi tình huống với sự chân thành từ trong trái tim

Tr.357: tuy nhiên “không ai gạt bỏ cũng không có thể trao trọn tình yêu”

=> Chàng tụ hội cả vẻ đẹp hình thức và tâm hồn!

3.1.2 Phải hay không việc “Genji là Don Juan Nhật Bản”?

Cả hai nhân vật này đều mang một điểm chung: ‘người hấp dẫn phụ nữ’

Điểm đặc biệt ở Genji là chàng thể hiện tình cảm chân thật với từng cô gái mà chàng gặp gỡ Dù trải qua rất nhiều cuộc phiêu lưu tình ái nhưng Genji không có chủ tâm ruồng bỏ, phụ bạc bất cứ người nào Chàng luôn mong muốn được gặp gỡ, tâm tình với những cô gái đẹp và không quên người nào đã dành tình cảm cho mình, kể cả người đã làm chàng thất vọng vì kém nhan sắc

Genji hiện ra không phải như một Don Juan bạc tình bạc nghĩa, mà ngược lại, là một công tử hào hoa phong lưu vừa biết thương hương tiếc ngọc Những mối tình của

Trang 6

chàng về bản chất là thói trăng hoa và sự tham lam vô độ, lại luôn được lý giải theo những khía cạnh lãng mạn, đẹp đẽ và thanh khiết

3.2 Những người phụ nữ đi qua đời Genji

2 Fujitsubo Mẹ kế Người yêu Đẹp nhu mì Đam mê

12 Hanachirisato Người tình Tin cậy Tâm sự được

13 Onna San Người vợ tứ hôn Bị bỏ bê Ngoại tình

Mọi người phụ nữ đều mang vẻ đẹp của người nữ vĩnh cửu – mang trái tim người Mẹ

Genji luôn tình hình bóng mẹ qua mỗi cuộc tình, nhưng không ai có thể khỏa lấp nỗi trống rỗng trong tim chàng

Mối tình: “người tình-mẫu thân” giữa chàng và Fujit vừa thỏa lấp tìm kiếm hình bóng

mẹ, vừa thỏa mãn ái niệm về ái dục

15 CHƯƠNG ĐẦU

Kiritsubo – Người mẹ bạc mệnh:

Nhân vật Kiritsubo xuất hiện ở chương đầu tiên của tác phẩm (Triều đình Paulownia), số phận của nàng được nhắc đến như một con người đầy bi kịch Nàng sống trong sự ghen ghét, trong sự dèm pha của nhiều người chỉ vì nàng được nhà vua yêu thương hết mực Kiritsubo là mẫu thân của hoàng tử Genji – viên ngọc vô giá của triều đình Từ khi sinh hạ Genji, Kiritsubo càng được nhà vua thương yêu, nhưng chính sự thương yêu ấy đã đẩy nàng vào cái chết Nàng chết vì buồn phiền, vì luôn bị giày vò bởi sự ghen ghét và lời dèm pha của những mọi người Ai chũng cho rằng

Trang 7

nàng sẽ là một Dương Quý Phi phá hoại cơ nghiệp của vua như vị vua đời Đường Đường Minh Hoàng đã từng

Kiritsubo tuy không góp phần trực tiếp vào cuộc đời của Genji nhưng nàng lại có một vị trí quan trọng, là nguyên nhân sâu xa của mối tình mà Genji dành trao cho người mẹ kế Fujitsubo

Fujitsubo – Mối tình ngang trái, vô vọng:

Fujitsubo là mẹ kế của Genji Nàng vốn là công chúa Tư, con gái của một vị vua

cũ, vì nhan sắc nàng quá giống Kiritsubo nên nhà vua quyết định lập nàng làm thứ phi, như một cách để an ủi tâm hồn ông trước nỗi đau mất mát đi người thứ phi yêu quý Genji không thể nhớ khuôn mặt của mẹ, nhưng trước những lời đồn đại của mọi người rằng Fujitsubo rất giống với mẹ chàng, chàng đã quấn quýt với Fujitsubo, xem nàng như một người mẹ thật sự Tuy nhiên tình cảm trong chàng lại ngày càng lớn dần lên, không còn đơn thuần là tình cảm quấn quýt của một đứa bé dành cho mẹ kế của

mình nữa “Fujisubo là một ảo ảnh của vẻ đẹp thần tiên, chàng ước ao giá như chàng

có thể có được ai đó giống nàng – nhưng không ai thực sự được như thế Vợ chàng cũng đẹp, nhưng sự khao khát cháy bỏng trong trái tim chàng đối với người phụ nữ kia có nghĩa là nỗi thống khổ”

Và như thế, Genji và Fujitsubo rơi vào mối tình tội lỗi, họ lén lút hẹn hò nhau khi Fujisubo bị ốm và trở về sống với gia đình Tại đây, kết quả của mối tình tội lỗi đã hình thành, Fujitsubo mang thai và nàng sinh hạ đứa con của Genji Người cha Thiên hoàng của chàng không hề hay biết chuyện này, ông luôn đinh ninh rằng con trai mình giống Genji như đúng vì hai người đều thuộc dòng dõi quý tộc, ông cũng nghĩ rằng

mình chỉ ảo giác như thế thôi: “Ta có nhiều con trai, nhưng con là đứa duy nhất ta chăm chút nâng niu hồi con còn bé như thế này Có lẽ là vì nhớ lại những ngày đó mà

ta nghĩ nó giống con Dễ chừng lúc chúng còn bé nhỏ, tất cả con cái đều giống nhau chẳng?”, và ông luôn dành tình yêu thương nhất cho cả hai người con trai Trong khi

đó, Genji và Fujitsubo luôn mang trong mình mặc cảm tội lỗi Genji thấy thật khó để đối diện với cha mình khi có mặt “đứa con – em trai” tại đó

Sau khi Thiên hoàng mất và trải qua hàng loạt biến cố trong đời, Fujitsubo quyết định đi tu

“Thiếp bỏ lại một trần thế khắc nghiệt Trần thế này, lòng vẫn ở lại cùng ai.”

Aoi – Người vợ lạnh lùng, đau khổ:

Trang 8

Genji và Aoi lấy nhau thông qua sự tác hợp của cha nàng – quan thừa tướng “Cô dâu nhiều tuổi hơn và tỏ vẻ ngủng nghỉnh với một người chồng mà cô cho là quá trẻ” Sau khi lấy nhau, Genji luôn hờ hững với vợ, “chỉ dành ít thời giờ đến nghỉ ngơi ở lâu đài Sanjo của cô vợ mới cưới Chàng thích cuộc sống ở hoàng cung hơn là ở Sanjo”.

Cuộc hôn nhân của Genji và Aoi là một cuộc hôn nhân không hề có tình cảm, vì vậy họ luôn lạnh lùng với nhau Genji thì say mê tất bật với những cuộc tình chóng vánh của mình, Aoi thì luôn tỏ ra xa cách, tuy nhiên trong thâm tâm nàng luôn mong chờ Genji Trong một lần trò chuyện, khi Genji trách móc nàng quá lạnh lùng, nàng đã

trả lời rằng “Có lẽ chẳng khác nỗi đau khổ khi mỏi mắt trông đợi một người khác không tới, chứ gì?” Đây có lẽ là lời bộc bạch của nàng với chồng, rằng đã bao đêm

nàng trông đợi nhưng chàng không về Nhưng vì lẽ gì đi chăng nữa, Genji vẫn xem vợ

mình có một vị trí quan trọng: “Nàng là người phụ nữ đầu tiên trong đời chàng, chàng thầm ca ngợi và trân trọng nàng Nàng vẫn còn chiếm địa vị thứ nhất trong đám các phụ nữ quanh chàng.”

Với thân phận một người vợ, có lẽ Aoi chính là người phụ nữ đau khổ nhất trong những người phụ nữ đã đến bên đời Genji Nàng luôn phải chịu sự ghẻ lạnh của chồng,

và vì niềm kiêu hãnh của một quận chúa, nàng luôn tỏ vẻ mạnh mẽ Mãi đến những

ngày cuối cuộc đời nàng mới có cơ hội được chồng bên cạnh chăm sóc: “Vốn dĩ kiêu kỳ và khinh khỉnh, bây giờ nàng nhìn chăm chăm vào chồng với đôi mắt buồn rầu tràn ngập nước mắt”, “Khi chàng lui ra trong bộ lễ phục triều đình, nàng vẫn nhìn theo chàng, đăm đăm, như chưa từng bao giờ làm vậy” Và mãi đến lúc này đây Genji mới

thật sự nhận ra rằng vợ chàng quan trọng biết bao nhiêu Chàng chuẩn bị thuốc thang cho vợ, chăm sóc cho nàng nhưng vào lúc nàng chết, chàng vẫn không ở bên cạnh

nàng Đây có lẽ là điều làm Genji hối tiếc nhất, “chàng biết tình yêu đem lại biết bao đau khổ Những lời phân ưu của những người quan trọng nhất cũng không đem lại cho chàng chút an ủi nào Không gì ngăn nổi nước mắt tuôn rơi đầm đìa ”

Rokujo – Hồn ma ám ảnh:

Như thường lệ, sự chủ động trong tình yêu luôn thuộc về Genji, tuy nhiên,“chàng đã bẻ gãy được sự chống cự của cô nàng, nhưng than ôi, chẳng bao lâu chàng đã tỏ

ra lạnh nhạt.[ ] Nàng thường phải chịu đựng những cơn thất vọng, những đêm mất ngủ căng thẳng khi mòn mỏi chờ trông chàng một cách vô ích”; “Riêng phu nhân Rokujo thì không nguôi nỗi thống khổ Nàng biết, điều nàng có thể chờ đợi chỉ là thái

độ lạnh lùng trước sau như một của chàng.”

Trang 9

Điều kì dị là nỗi khát vọng, chờ trông của Rokujo đã biến thành một hồn ma mà

nàng không hề hay biết “Nàng đã tự hỏi phải chăng hồn của nàng đã thực sự rời khỏi hình hài mà bỏ đi lang thang?” Hồn ma ấy xuất hiện và lần lượt hại chết từng người

con gái bên cạnh Genji, đầu tiên là Yuugao:

“Đã quá nửa đêm Chàng đã ngủ được một lúc thì bỗng một người đàn bà đẹp

mê hồn hiện ra bên gối chàng “Chàng không nghĩ đến tôi, thậm chí thăm tôi cũng không, còn tôi chỉ một lòng một dạ vì chàng Chàng lại đi lang chạ với một đứa chả có

gì đáng giá Chàng độc ác, quá quắt đến thế là cùng!”; Nàng (Yugao) đang run bần bật, người ướt đẫm mồ hôi, như đang lên cơn động kinh và sắp chết ngất”

Và tiếp theo là người vợ của chàng – công chúa Aoi Hồn ma hiện lên hết lần này đến lần khác để dọa Aoi, rồi một ngày kia Genji nhận ra sự thật trong lần chàng bên

cạnh vợ khi nàng dường như sắp chết:“Trời, không phải tiếng nói của Aoi, mà cũng không phải thái độ của nàng Ôi chao, lạ lùng chưa! Chàng nhận ra tiếng nói của phu nhân Rokujo”.

Sau khi nhận ra những sự thật đáng sợ mà tình yêu và sự ghen tuông của mình đã

gây ra, Rokujo quyết định cùng con gái đi đến tu tại Ise, “nàng muốn lẩn trốn những

sự liên tưởng đau đớn đó”.

Murasaki – Hoa cỏ ngọc trong trắng:

Murasaki là một nhân vật có tên gọi trùng với nữ thi sĩ Murasaki Shikibu – tác giả

Genji tình cờ gặp Murasaki từ khi nàng mới chỉ là một cô bé 10 tuổi trong sáng,

sống cùng bà vú trong một ngôi chùa ở vùng núi phía Bắc Đột nhiên chàng nhận ra một điều khiến chàng gần ứa nước mắt: nó giống Fujitsubo một cách lạ lùng” Và

chàng đã biết được rằng cô bé là con gái của công tử Hyobu – anh trai Fujitsubo – và một người đàn bà xấu số chẳng may mất sớm, vì thế chàng liền hạ quyết tâm nhận cô

bé về chăm sóc Có lẽ chính lí do rằng cô bé giống Fujitsubo như đúc đã thôi thúc chàng nảy ra ý định kia, có lẽ chàng muốn tìm hình bóng của tình yêu đầu tiên trong

cô bé Về phần Murasaki, cô bé khi ấy đã gặp mặt Genji trong lúc chàng chơi đàn

Koto, ngay lúc ấy cô bé đã nghĩ chàng “Thậm chí đẹp hơn thần” và liền ưng thuận đi

theo Genji, nhận chàng làm cha nhưng bà vú nuôi của cô không đồng ý, mãi đến lúc bà

vú mất cô mới được ưng thuận đến nhà của Genji

Trong suốt những ngày tháng sống cùng Genji, cô bé càng dành nhiều tình cảm cho chàng và Genji cũng thế, chàng luôn nghĩ đến cô bé, mong cho cô lớn thật nhanh

“Mỗi lần gặp cô chàng thấy vừa lòng hơn, cô có vẻ xinh đẹp hơn, thông minh hơn, dễ

Trang 10

thương hơn.”, “cô là người gần nhất với lí tưởng của chàng” Sau cái chết của Aoi và

hàng loạt biến cố xảy ra, chàng liền có ý định lấy Murasaki làm vợ Hai người có với nhau một khoảng thời gian êm đẹp nhưng hạnh phúc chẳng tày gan khi Genji bị lưu đày đến Suma và chàng dĩ nhiên không thể mang Murasaki theo, cả hai đều đau buồn

vì điều đó Trong khoảng thời gian chàng đi đày, Murasaki chìm đắm trong nhớ nhung

và buồn khổ

“Tay áo chàng ướt đẫm nước mặn Tay áo em thức chẵn đêm thâu Tay áo nào ướt hơn nhau?”

Khi đoàn tụ, Murasaki biết rõ rằng trong thời gian ở Suma, Genji đã có những cuộc tình chóng vánh nhưng nàng không hề tỏ ra khó chịu, họa chăng chỉ có vài lời trách móc vu vơ và những điều này lại càng khiến Genji trân trọng nàng hơn nữa

4 Niềm bi cảm trong Genji monogatari

Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật

Trong Truyện Genji, thời gian của cảm xúc u buồn, mất mát, sầu khổ và tiếc nuối

Thời gian cuốn theo tuổi thanh xuân, sự sống tươi trẻ, bao vinh hoa trên cõi đời Hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn bị chi phối bởi thời gian

Thời gian như nói hộ cảm xúc của con người “Thời gian trong bi cảm của Murasaki thường bôi xoá các nhân vật của nàng, để lại khoảng trống trên bức tranh cuộn của định mệnh, hơn là kéo lê cuộc đời của họ vào già Đó là một thời gian nữ tính, nó thích cái chết của tuổi trẻ hơn là sự héo hắt già cỗi Có lẽ chính vì vậy mà Murasaki đặt hai chàng trẻ tuổi Kaoru và Niou vào khoảng trống mà Genji để lại Nàng không bằng lòng kết thúc tác phẩm với cái chết của Genji Nàng muốn một lần nữa, tuổi trẻ và tình yêu lại cháy sáng”

Khi dòng chảy thời gian trở đi trở lại thì nỗi ám ảnh về cuộc đời lại xuất hiện

Và thời gian chỉ là “ngày lại qua ngày theo một chuỗi dài u ám”, còn nỗi cô đơn giăng trải như một nhà sư trong tác phẩm đã nói: “Tôi thấy trước mắt nỗi đau buồn có thể huỷ diệt con người ta như thế nào” Vì thế mà cuộc đời con người thấm đẫm sầu bi (*)

Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp

Trong tác phẩm Truyện Genji, nhân vật có vẻ đẹp toàn vẹn từ ngoại hình đến tài

năng Ở chàng, hội tụ nhiều vẻ đẹp của mẫu người đàn ông lí tưởng Sự xuất hiện của chàng hoàng tử Heian là một niềm vui, tươi mới, tắm mát cả không gian và thời gian Cái đẹp có thể cảm hoá lòng người, cải tạo tâm ý: “diện mạo đẹp tuyệt vời, và giá như

Ngày đăng: 01/10/2016, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w