. Tác dụng của lập dàn ý 1. Khái niệm. Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. Hai thao tác chính: Lựa chọn và Sắp xếp. 2. Tác dụng. a. Giúp người viết: Xác định được trọng tâm của đề bài. Bao quát được nội dung chủ yếu của bài văn. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. b. Tránh được: Tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý... Bỏ sót ý, triển khai ý không cân xứng.
Trang 1Lập dàn ý bài văn nghị luận
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Về kiến thức
- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận
2 Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý nói chung và lập dàn ý cho bài văn nghị luận nói riêng
3 Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dàn ý đối với việc làm văn từ đó hình thành thói quen lập dàn ý khi làm văn
B CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1 Phương pháp dạy học
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp hoạt động nhóm
2 Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10 tập II
- Thiết kế bài học
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
Lời vào bài:
Trong cuộc sống, con người thường gặp các tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức giao tiếp khác nhau Để kể một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự; để giới thiệu, tái hiện một sự vật, người
ta dùng phương thức miêu tả; để biểu hiện, bày tỏ tình cảm, người ta dùng phương thức biểu cảm Và khi cần thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó, người ta dùng phương thức nghị luận
Tuy nhiên, muốn viết thành công một bài văn nghị luận để trình bày, giải thích, chứng minh một quan điểm nào đó nhằm thuyết phục người đọc không phải
là điều dễ dàng Ngoài việc có một vốn ngôn ngữ lí luận phong phú, kiến thức xã
Trang 2hội sâu rộng, tư duy lập luận logic, người viết, trước hết phải biết lựa chọn và sắp xếp các ý cho bài văn nghị luận của mình một cách phù hợp, chặt chẽ
Bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại và tìm hiểu kĩ hơn cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý.
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt
HS: Dựa vào SGK trình bày
khái niệm và những tác dụng
của việc lập dàn ý
GV: Chốt lại
HS: Nhận xét về vai trò của
việc lập dàn ý thông qua khái
niệm và tác dụng
Tác dụng của lập dàn ý
1 Khái niệm.
Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục
ba phần của văn bản
Hai thao tác chính: Lựa chọn và Sắp xếp
2 Tác dụng.
a Giúp người viết:
- Xác định được trọng tâm của đề bài
- Bao quát được nội dung chủ yếu của bài văn
- Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài
b Tránh được:
- Tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý
- Bỏ sót ý, triển khai ý không cân xứng
Nhận xét:
Lập dàn ý có vai trò vô cùng quan trọng đối với làm văn, là thao tác cần thiết để có một bài văn tốt
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn.
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Dựa vào SGK, em hãy
cho biết để lập dàn ý cho bài
văn nghị luận, chúng ta cần
trải qua mấy bước lớn?
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu
các bước đó thông qua việc
phân tích đề bài SGK
Đây là bước vô cùng quan
trọng, định hướng bài làm,
giúp xác định phạm vi nghị
luận Xác định sai luận đề, bài
văn sẽ mất giá trị
Hai bước lớn: Tìm ý và Lập dàn ý
Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”
1 1.Tìm ý cho bài văn.
a a) Xác định luận đề.
-
Trang 3Để xác định luận đề cho đề
bài này cần trả lời các câu hỏi:
Bài văn cần làm rõ vấn đề gì?
Quan điểm của bản thân về
vấn đề đó
GV dẫn: Văn bản nghị luận
bao giờ cũng hướng đến giải
quyết một vấn đề cụ thể mà
thực tế cuộc sống đặt ra, đồng
thời xác lập cho người đọc,
người nghe một quan điểm về
một tư tưởng đạo lý hay một
hiện tượng đời sống Chính vì
vậy, mỗi văn bản nghị luận
bao giờ cũng phải có hệ thống
luận điểm với các luận cứ,
luận chứng chứng minh, giải
thích cho hệ thống luận điểm
đó Tìm ý cho bài văn chính là
tìm luận điểm, luận cứ
GV: Em hiểu thế nào là luận
điểm? Bằng những kiến thức
đã học, hãy trình bày hiểu biết
của em về luận điểm
HS: Trả lời
Sách là gì?
Sách có tác dụng như thế nào?
Thái độ đối với sách và việc
-Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành hơn về mặt nhận thức -Đây là một luận đề đúng đắn (nêu lên ý kiến của bản thân về vấn đề)
b b) Xác định luận điểm.
Luận điểm là gì?
- Là ý thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, đoạn văn
- Về cấu tạo: Thường là một câu văn ở dạng khẳng định (có thể phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn,
dễ hiểu
- Về vị trí: Thường đứng đầu (diễn dịch) hoặc đứng cuối (quy nạp) đoạn văn
- Về vai trò: Là linh hồn, ý chính bao quát của đoạn văn, bài văn
Luận điểm của bài văn:
- Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (bởi nó ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đã được loài người tích luỹ qua hàng nghìn năm)
- Luận điểm 2: Sách mở rộng và mang đến những chân trời mới (sách mở mang hiểu biết và mách bảo con người những kinh nghiệm ứng xử về thế giới tự
Trang 4đọc sách như thế nào?
GV: Tìm được luận điểm rồi,
bước tiếp theo chúng ta cần
làm gì?
HS: Xác định luận cứ
GV: Phân lớp làm 4 nhóm
(ứng với 4 tổ), yêu cầu các
nhóm tìm luận cứ cho 3 luận
điểm Thời gian hoạt động 4
phút
HS: Hoạt động nhóm và lên
trình bày bảng
GV: Nhận xét và chữa bài
GV: Sau khi xác định luận
điểm, tìm luận cứ cho các
luận điểm đó, chúng ta sẽ tiến
hành sắp xếp chúng sao cho
hợp lý vào từng phần của bài
văn Theo em, một bài văn
nghị luận gồm có mấy phần?
Nhiệm vụ của từng phần?
HS: 3 phần: Mở, thân, kết
Trình bày nhiệm vụ theo kiến
thức đã học và gợi ý SGK
nhiên và xã hội)
- Luận điểm 3: Con người cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách (trân trọng, giữ gìn, bảo quản sách, chọn sách để đọc 1 cách nghiêm túc, có suy nghĩ)
c c) Xác định luận cứ.
- Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
+ Luận cứ 1: Sách là sản phẩm tinh thần của con người (Biểu hiện dưới dạng vật chất)
+ Luận cứ 2: Sách phản ánh, lưu giữ mọi thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau
+ Luận cứ 3: Là phương tiện giúp ta vượt không gian
và thời gian
- Luận điểm 2: Sách mở rộng và mang đến những chân trời mới.
+ Luận cứ 1: Sách đem lại cho con người tri thức tự nhiên và xã hội
+ Luận cứ 2: Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, hiểu mình, khám phá mình, hoàn thiện mình về tri thức và đạo đức
- Luận điểm 3: Con người cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
+ Luận cứ 1: Cần có thái độ ứng xử với sách Trân trọng và học theo sách tốt
+ Luận cứ 2: Đọc sách phải kết hợp suy nghĩ, đối chiếu và vận dụng vào thực tế, hình thành thói quen đọc sách khi còn nhỏ
2 2 Lập dàn ý.
Một bài văn nghị luận cần có 3 phần:
a Mở bài.
- Dẫn dắt, nêu và giới hạn vấn đề
- Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp
- Có thể khẳng định, nêu câu hỏi, đưa lời nhận định để dẫn dắt vấn đề
b Thân bài.
- Triển khai các luận điểm theo trình tự hợp lí và thuyết phục
- Cách sắp xếp luận điểm, luận cứ tùy thuộc vào vấn
Trang 5HS: Dựa trên những điều vừa
tìm hiểu về bố cục bài văn và
nhiệm vụ của từng phần, lập
dàn ý cho đề văn
GV: Như vậy, theo em, lập
dàn ý cho bài văn nghị luận có
mấy bước chính?
HS: Trả lời
đề nghị luận và dụng ý của người viết
- Trước mỗi luận điểm cần sử dụng kí hiệu nổi bật hoặc màu mực khác để dễ dàng nhận biết, không bỏ sót Các ý ngang nhau sử dụng kí hiệu giống nhau
c Kết bài.
- Kết lại vấn đề, mở rộng ý nghĩa để người đọc suy ngẫm
Lập dàn ý cho bài văn trên:
1 Mở bài
- Dẫn dắt câu nói của Gorki
- Khẳng định tính đúng đắn
2 Thân bài
- Luận điểm 1 + Luận cứ 1 + Luận cứ 2 + Luận cứ 3
- Luận điểm 2 + Luận cứ 1 + Luận cứ 2
- Luận điểm 3 + Luận cứ 1 + Luận cứ 2
3 Kết bài
- Khẳng định lại vai trò, tác dụng của sách và thái độ với sách và việc đọc sách
Kết luận:
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận có 2 bước lớn:
Bước 1: Tìm ý cho bài văn.
1 Xác định luận đề
2 Xác định luận điểm
3 Xác định luận cứ
Bước 2 Lập dàn ý.
Sắp xếp các ý vào thân bài cho phù hợp
Dàn ý đầy đủ 3 phần, rõ nhiệm vụ từng phần
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Luyện tập
Bài 1 (SGK – 91)
*Đây là một đề bài nghị luận xã hội Nội dung vấn đề
Trang 61 trong SGK.
GV hướng dẫn học sinh về
nhà hoàn thành bài tập 2
cần nghị luận là "đức" và "tài” Thao tác lập luận
chính là giải thích nên cần vận dụng các luận điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để người đọc (người nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy của Bác như thế nào đối với bản thân
a Bổ sung các ý thiếu.
- Tài và đức là hai mặt quan trọng, gắn bó khăng khít trong mỗi con người
- Mỗi người cần phấn đấu, rèn luyện không ngừng
để có cả tài và đức
- Người có cả tài đức có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng đất nước
b Lập dàn ý
- Mở bài + Giới thiệu lời dạy của HCM
+ Khẳng định tính đúng đắn của lời dạy
- Thân bài + Luận điểm 1: Giải thích khái niệm tài và đức
+ Luận điểm 2: Có tài mà không có đức là người vô dụng
+ Luận điểm 3: Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
+ Luận điểm 4: Cần thường xuyên rèn luyện để trở thành người có cả tài và đức, góp phần xây dựng đất nước
- Kết bài + Khẳng định lại tính đúng đắn và ý nghĩa lâu dài của lời dạy
+ Liên hệ với vai trò, nhiệm vụ của mỗi người
Bài tập 2 :
*Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ
vừa có mặt đúng vừa có mặt chưa đúng Người viết cần xác định các ý đúng và các ý chưa đúng trước khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp
*Mở bài : -Lời mở đầu : Dẫn ý,dẫn câu tục ngữ
-Giá trị của câu tục ngữ
Trang 7*Thân bài : -Giải thích câu tục ngữ :Cái khó,bó,cái khôn
-Rút ra bài học : Trong cuộc sống,khó khăn hạn chế năng lực sáng tạo của con người
-Câu tục ngữ trên có mặt đúng,mặt sai : +Mặt đúng : Nói đến sự phát triển chủ quan,chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan
+Mặt sai : Còn phiến diện,chưa đánh giá đúng vai trò,nỗ lực của hoàn cảnh khách quan
-Bài học rút ra cho bản thân : Khi tính toán công việc gì,phải có kế hoạch,trong hoàn cảnh nào cũng phải vượt lên khó khăn bằng tất cả nỗ lực của bản thân
*Kết bài : Khó khăn chính là môi trường để ta rèn luyện,giúp ta thành công trong cuộc sống
4 Củng cố.
5 Dặn dò
- Học sinh hoàn thành các bài tập còn lại trong sách giáo khoa
- Soạn bài “Truyện Kiều, phần 1: Tác giả”.