1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ đoàn THANH NIÊN CỘNG sản hồ CHÍ MINH cấp cơ sở các HUYỆN NGOẠI THÀNH hà nội TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới HIỆN NAY

108 720 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử dựng, giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xuất phát từ vị trí, vai trò có ý nghĩa chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trang 1

§OµN THANH NI£N CéNG S¶N Hå CHÝ MINH CÊP C¥ Së ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI HIÖN NAY

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MÃ SỐ: 60 22 03 08

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đoàn viên thanh niên

Hội đồng nhân dân

Nông thôn mới

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐOÀN

THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP CƠ SỞ

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG

1.1 Xây dựng nông thôn mới và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong

1.2 Thực trạng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp

cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông

Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ

BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP CƠ SỞ Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG XÂY

2.1 Phương hướng phát huy vai trò Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội

2.2 Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoạithành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 63

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng tronglịch sử dựng, giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Xuất phát từ vị trí, vaitrò có ý nghĩa chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta khẳngđịnh: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [12, tr 123] Xác định đúng

vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp phát

triển đất nước, Chính phủ ra Quyết định số: 800/QĐ-TTg (04/06/2010), “Quyết

định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 - 2020” [4] Thành ủy Hà Nội ra Chương trình số: 02-CTr/TU của Thành ủy

về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sốngnông dân” giai đoạn 2011-2015 Đây là chủ trương đúng đắn, nhận được sự đồngtình, ủng hộ của tất cả các tổ chức, lực lượng nhất là của nông dân

Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của mọi tổ chức, lực lượng, cả hệthống chính trị và toàn thể nhân dân, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Làthành tố của hệ thống chính trị, lực lượng trẻ, khỏe, có trình độ, năng động, sángtạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, với vai trò, chức năng, nhiệm vụcủa mình, Đoàn luôn xung kích đi đầu trong mọi hoạt động xây dựng NTM Từ

cơ sở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, tại Quyết định số: 324/QĐ-TTg

(18/02/2013), phê duyệt “Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham

gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020”, Chính phủ nhấn

mạnh:“Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi về chủ trương xây dựng nông

thôn mới; phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trongtham gia thực hiện các tiêu chí tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trươngxây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước” [5, tr.1-2] Đây cơ sở pháp lý đểĐoàn triển khai thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thônmới” và phát huy vai trò xung kích trong tuyên truyền vận động ĐVTN và nhândân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM hiện nay

Trang 5

Các huyện ngoại thành, là những huyện không thuộc nội thành của Hà Nội,kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp Thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về xây dựng NTM, cấp ủy, chínhquyền cơ sở các huyện quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên tất cả

19 tiêu chí Kết quả đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, phát huy được vai tròcủa mọi tổ chức, lực lượng, nhất là của tổ chức cơ sở Đoàn Dưới sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, các

tổ chức cơ sở Đoàn đã quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, tập hợp ĐVTN và nhândân tích cực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, do nhiều nguyên nhân, việc phát huyvai trò tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựngNTM vẫn chưa toàn diện Nhiều tổ chức cơ sở Đoàn chưa thể hiện rõ vai trògiáo dục, tuyên truyền, vận động, tập hợp, tổ chức cho ĐVTN và nhân dân thựchiện Nhiều ĐVTN không thiết tha, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm

vụ xây dựng NTM ở địa phương Những hạn chế trên phần nào ảnh hưởng đếnkết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM của địa phương

Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng NTM hiện nay ở các huyện ngoại thành

Hà Nội đặt ra là rất cao đòi hỏi cần phải huy động mọi nguồn lưc xã hội, sựchung tay thực hiện của mọi lực lượng nhất là vai trò to lớn của tổ chức cơ sởĐoàn Vì vậy, việc làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về Đoàn TNCS HồChí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTMhiện nay có ý nghĩa quan trọng, cấp bách cả lý luận và thực tiễn

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” để nghiên cứu làm chủ đề luận văn thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng, Nhànước, chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt,

Đảng ta xác định: “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là vấn đề cơ bản, điểm

xuất phát của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước Xuất phát từ vị trí, vai trò

Trang 6

trên nên vấn đề xây dựng NTM luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu củanhiều nhà khoa học.

* Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có các công trình:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn thế giới: Vấn đề nông nghiệp, nông

dân, nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, của Phùng Hữu

Phú, Nxb CTQG, H, 2009 [31]; Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,

nông dân của Hunggari trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam, của Lê Du Phong, Nxb CTQG, H, 2010 [30] Từ nghiên cứu những vấn đề

lý luận, thực tiễn về xây dựng “tam nông” của Trung Quốc, chính sách phát triểnnông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hunggari, các tác giả nêu lên mối quan hệgiữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội

và đề xuất các giải pháp xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Nông nghiệp, nông dân, nông

thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, của Đặng Kim Sơn, Nxb CTQG, H, 2008

[34] Tác giả làm rõ thực trạng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong

20 năm đổi mới (1986 - 2007), từ đó đề xuất phương hướng, kiến nghị các chính

sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam; Nông

nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, của Hoàng Ngọc Hòa, Nxb CTQG, H, 2008 [19] Tác giả làm rõ lý

luận và thực tiễn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn, từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục thực hiện ở nước ta

hiện nay; Giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng của nước ta

hiện nay, của PGS TS Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb CTQG, H, 2008 [23]; Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình trì đô thị hoá, của Nguyễn Thị

Thơm, Nxb CTQG, H, 2009 [42] Các công trình đã nghiên cứu làm rõ thực trạngviệc làm, thu nhập của nông dân dưới tác động của kinh tế thị trường, quá trình đô thịhóa Từ đó đề xuất những giải pháp căn bản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập chonông dân

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội: Ảnh hưởng của đô thị

hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, của

Trang 7

Nguyễn Văn Áng, Nxb CTQG, H, 2002 [1] Công trình nghiên cứu tácđộng của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đến nông thôn Hà Nội, qua đó

đề xuất một số giải pháp khắc phục và xây dựng NTM

* Về xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng dài lâu của Đảng và nhân dân ta, của Hồ Xuân Hùng, Tạp chí Cộng sản, số: 818 (2011) [22] Tác giả

nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nông thôn, đề xuất các giải pháp phát huy vai

trò các chủ thể trong xây dựng NTM ở nước ta; Xây dựng nông thôn mới những

vấn đề lý luận và thực tiễn, của Vũ Văn Phúc, Nxb CTQG, H, 2012 [32] Từ

nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, tác giả đề xuất những

giải pháp tổ chức thực hiện ở Việt Nam hiện nay; Xây dựng nông thôn mới ở Việt

Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, của Tô Xuân Dân, Nxb

NN, H, 2013 [10] Công trình đề cập tới nội dung, yêu cầu xây dựng NTM gắnliền với quá trình CNH, HĐH đất nước, chỉ ra những nhiệm vụ và cách thức tổ

chức xây dựng NTM hiện nay; Các Tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo

đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, của Nguyễn Thị Tố Uyên, Nxb CTQG, H, 2013 [48] Tác giả phân tích

những thay đổi về nông nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm

2001 đến nay, chỉ rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnhtrong tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Về luận văn, luận án: Vai trò nông dân Nam Định trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết

học, HN, 2010, của Nguyễn Xuân Đại [16]; Nông dân Hà Nội trong phát triển

nông nghiệp bền vững, Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2010, của Nguyễn Kim Tôn

[45]; Vai trò của nông dân tỉnh Bình Dương trong xây dựng nông thôn mới hiện

nay, Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2011, của Cao Thanh Quỳnh [33]; Vai trò của

Hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Bình Dương hiện nay,

Trang 8

Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2012, của Nguyễn Văn Thuận [43]; Nông dân tỉnh

Thanh Hóa trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học,

HN, 2013, của Đinh Thị Bình Những tác giả trên bước đầu nghiên cứu thực trạngphát huy vai trò của các chủ thể trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, trong phát triển nền nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM, từ đó đề xuấtphương hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn và xây dựng NTM ở các địa phương trên

* Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng nông thôn mới:

Vai trò của Đoàn Thanh niên: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh

niên trong cách mạng Việt Nam, của Trần Quy Nhơn, Nxb Thanh niên, H,

2004 [29] Tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niênViệt Nam trong các nhiệm vụ cách mạng, khái quát hệ thống quan điểm củaNgười về giáo dục, đào tạo, đoàn kết tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức

đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh trong bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, H, 2014, của Nguyễn Thành

Chung [3] Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng vai trò tổchức đoàn trong bồi dưỡng lý tưởng XHCN cho học viên, qua đó đề xuấtnhững yêu cầu, giải pháp phát huy vai trò tổ chức đoàn trong bồi dưỡng lýtưởng XHCN cho học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay

Vai trò Đoàn Thanh niên trong xây dựng nông thôn mới: Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia góp phần tri thức hóa thanh niên công nhân và nông dân, Báo cáo khoa học của Trần Văn Miều (2007); Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, Báo cáo

khoa học mã số: KTN 2010 - 04, của Phạm Huy Giang (2010) [18] Các côngtrình đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện trí thức hóa thanh niên công

Trang 9

nhân, nông dân, xây dựng NTM, đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò củaĐoàn trong thực hiện trí thức hóa công nhân, nông dân, xây dựng NTM.

Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM, vai trò của Đoàn trong xâydựng NTM được công bố Các công trình đã nghiên cứu những vấn đề lýluận, thực tiễn, quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vai tròcác chủ thể trong thực hiện, đề ra phương hướng, giải pháp phát triển một nềnnông nghiệp hiện đại ở nước ta Song chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu đến vấn đề: “Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” Vì vậy, đề tài là công trình nghiên cứu độc lập của

tác giả, không trùng với các công trình khoa học đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu của đề tài

Làm rõ một số đề lý luận, thực tiễn về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ

sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTM, đề xuất phươnghướng và một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò Đoàn TNCS Hồ Chí Minhcấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTM hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1 Làm rõ cơ sở lý luận về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở cáchuyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTM hiện nay

2 Đánh giá thực trạng, nguyên nhân việc phát huy vai trò của ĐoànTNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xâydựng NTM hiện nay

3 Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huyvai trò Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nộitrong xây dựng NTM hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 10

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoạithành Hà Nội trong xây dựng NTM hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu việc phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở

ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTM qua số liệu thống kê, báocáo của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay và quađiều tra, khảo sát ở các huyện (Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận của đề tài

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn, xây dựng NTM và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựngNTM

* Cơ sở thực tiễn của đề tài

Thực tiễn việc phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở

ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng NTM qua số liệu thống kê,báo cáo của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, kết quả điều tra, khảosát ở các huyện Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng từ 2011 đến nay

* Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài xây dựng trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệthống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan; các phương pháp nghiên cứuthực tiễn như: điều tra xã hội học, xin ý kiến chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài cung cấp tư liệu giúp cấp uỷ, chính quyền cơ sở các huyện ngoạithành Hà Nội và các địa phương khác vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo ĐoànTNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở phát huy tốt vai trò trong xây dựng NTM hiện nay

Đề tài là tài liệu tham khảo để các Học viện, nhà trường trong và ngoàiquân đội nghiên cứu, giảng dạy nội dung nông nghiệp, nông dân, nông thôntrong bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 11

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CẤP CƠ SỞ Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH

HÀ NỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY

1.1 Xây dựng nông thôn mới và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

1.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay

* Khái niệm nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ta

“Nông thôn” là một khái niệm phổ biến trên thế giới, nó có nội hàm rộng,với Việt Nam, “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xã Nông thôn ViệtNam là môi trường sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế gắn với sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, quan hệ xã hội cơbản dựa trên cơ sở dòng họ tạo lên bản sắc văn hóa mang đậm nét truyền thống,xây đắp nên nền tảng tinh thần, lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người ViệtNam Nông thôn Việt Nam rất phong phú về giá trị văn hóa, “trong tất cả cácthôn, làng Việt Nam đều ẩn chứa một kho tàng quý báu các câu chuyện cổ tích,chuyện ngụ ngôn, cao dao, tục ngữ, trường ca, dân ca…” [34, tr.165]

Theo quy định về hành chính của Việt Nam và các tài liệu nghiên cứu vềnông thôn thì: Nông thôn là địa bàn xã (phường, thị trấn là đô thị); “Nông thôn làphần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ

đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện sống khácbiệt với thành thị và cư dân chủ yếu làm nông nghiệp” [47, tr.306]; “Nông thôn

là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấnđược quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã” [2, tr.1]

Như vậy, nông thôn là vùng lãnh thổ bao quanh thành thị, có mật độdân cư thưa, môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác với thànhthị Nông thôn Việt Nam, là những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó dân

Trang 13

cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nột số ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp Nông thôn, là một cơ cấu cộng đồng có đầy đủ cácyếu tố, các vấn đề và thiết chế xã hội nằm trong mối quan hệ chăt chẽ vớinhau tạo nên đặc thù riêng khác với thành thị.

Nông thôn Việt Nam có những đặc trưng: Thứ nhất, là vùng đất đai rộng

lớn bao quanh các đô thị, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng hơn đô thị,

nhưng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh thấp kém hơn đô thị Thứ hai, quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, về cơ bản vẫn mang tính thuần nông Ởnông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn,các ngành nghề sản xuất - kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp phát triển chậm

hơn đô thị Thứ ba, mật độ dân cư thưa hơn đô thị, trình độ học vấn, khoa học - kỹ

thuật, điều kiện giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần, cơ sở hạ tầng thấp kém

hơn đô thị Thứ tư, làng, xã là đơn vị hành chính chủ yếu ở nông thôn với cộng

đồng của những người nông dân và các mối quan hệ cơ bản dựa trên cơ sở dòngtộc nên là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán và quan hệ xã hội tốt đẹp

Nông thôn Việt Nam có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước Thấy rõ vai trò quan trọng của nông thôn, sinh thời Chủ tịch

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân,nông thôn Người nói: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tếcủa ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủtrông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân tagiàu thì nước ta giàu Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh” [24, tr.246] Ngườikhẳng định: “Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sảnxuất ra Đồng thời, sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp

và thành thị Như thế là, nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển.Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp mạnh hơn nữa” [28, tr.212]

Theo Người, xây dựng NTM trước hết phải xây dựng người nông dânmới XHCN là người làm chủ ruộng đồng, hăng say lao động, biết áp dụng khoa

Trang 14

học - kỹ thuật vào sản xuất để có hiệu quả cao Muốn xây dựng được NTM, thì

từ cán bộ đến xã viên phải đoàn kết, vui vẻ sản xuất: “Cán bộ ban quản trị phải

công bằng, dân chủ Mọi việc phải bàn bạc với xã viên, sổ sách, tiền của phải rõ

ràng, minh bạch Xã viên phải đoàn kết chặt chẽ, vui vẻ sản xuất, coi công việc

hợp tác xã như công việc nhà mình” [28, tr.45] Xây dựng NTM gắn với xây

dựng đời sống mới, Người chỉ rõ: “Về văn hóa, phải cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân Về phong tục, phải Làm cho làng mình thành một làng “phong thuần tục mỹ” Về vệ sinh, đường xá phải sạch sẽ,

ao tắm, giếng nước uống phải phân biệt và săn sóc cẩn thận…” [25, tr.119]

Đảng phải lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, Đảng đề ra chủ trương,đường lối, quán triệt, phổ biến, và tổ chức toàn dân thực hiện: “lãnh đạo dân chủ,

đi sâu đi sát, mọi việc đều bàn bạc với xã viên, vì vậy xã viên càng có tinh thầntập thể, tinh thần làm chủ nông thôn và càng hăng hái lao động sản xuất” [28,tr.37] Đảng phải đoàn kết, động viên kích lệ được mọi người dân tham gia laođộng sản xuất: “Cái gốc trong việc lãnh đạo hợp tác xã vẫn là chi bộ đảng ở cơ

sở Chi bộ phải tăng cường hơn nữa việc đoàn kết nông thôn và làm cho toànthể xã viên, toàn thể nông dân phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hànhtiết kiệm, phát triển và củng cố hợp tác xã” [28, tr.222] Trong xây dựng NTM,thi đua được Người coi là động lực, biện pháp thực hiện “người người thi đua,nhà nhà thi đua…” Mọi người đều hăng hái thi đua lao động, sản xuất thì nướcnhà sẽ ngày càng giàu mạnh, nông thôn sẽ ngày càng giàu về vật chất, mạnh vềtinh thần, sẽ có những xóm làng văn minh, tiến bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng NTM thời kỳ đó là hết sức sâusắc, toàn diện, Người đã chỉ ra sự cần thiết và những nội dung, biện pháp đểxây dựng nông thôn Việt Nam thời kỳ mới Tư tưởng đó không chỉ có giá trịchỉ đạo việc xây dựng NTM lúc bấy giờ mà hiện nay vẫn là phương châm đểĐảng ta tiếp tục lãnh đạo toàn dân thực hiện

Trang 15

Kế thừa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng NTM, ngay từ nhữngnăm đầu đổi mới, Đảng ta đã xác định: “Xây dựng nông thôn mới có kinh tế pháttriển, có đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, Tăng cường đoàn kết và ổnđịnh chính trị trong nông thôn, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốcphòng, an ninh” [11, tr.60], là một đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển đấtnước Tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc

tế, Đảng xác định mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế

-xã hội hiện đại,…; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng đượctăng cường” [12, tr.126] Đồng thời, “Triển khai chương trình xây dựng nông thônmới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể,… Đẩy mạnh xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khảnăng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…” [14, tr.197 - 198]

Quán triệt, thực hiện đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn, Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới”kèm theo Quyết định số: 491/QĐ-TTg (16/4/2009), bao gồm 19 tiêu chí với 5

nhóm nội dung; Quyết định số: 800/QĐ-TTg (04/6/2010), “Phê duyệt Chương

trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, với

các mục tiêu cụ thể: “đến năm 2015 có 20% số xã, đến năm 2020 có 50% số xãđạt tiêu chuẩn nông thôn mới; huyện nông thôn mới có 75% số xã trong huyện đạtnông thôn mới; tỉnh nông thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mớitheo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” [44]

Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Xây dựng nông thôn mới là tổng

hòa các hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong chủ trương, đường lối xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, làm cho nông thôn Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông

Trang 16

nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xãhội nông thôn ổn định, bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môitrường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạocủa Đảng được tăng cường…” [13, tr 3].

Chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, là mọi tổ chức, mọi

lực lượng xã hội, bao gồm: tổ chức đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thểchính trị - xã hội và toàn thể nhân dân ở địa bàn nông thôn Trong các chủ thể nàymỗi chủ thể có vị trí vai trò riêng nhưng đều hướng đến mục đích chung là thực hiệnthắng lợi các mục tiêu xây dựng NTM của Đảng, Nhà nước đã đề ra

Phạm vi xây dựng nông thôn mới ,được triển khai rộng khắp ở cả 63 tỉnh

thành trong cả nước với trên 9000 xã Trước hết, Chính phủ triển khai thực hiện

xây dựng 11 xã điểm ở các vùng miền khác nhau, để rút kinh nghiệm, nhân rộng

mô hình trong cả nước, đồng thời phát động phong trào thi đua “Cả nước chungsức xây dựng nông thôn mới”

Nội dung xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, thực hiện theo “Bộ tiêu chí

Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ bao gồm 19 tiêu chí, chiathành 5 nhóm nội dung cụ thể:

Nhóm 1, quy hoạch (1 tiêu chí): Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cho

phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; quy hoạch pháttriển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có

Nhóm 2, hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí): Giao thông; thủy lợi; điện;

trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư

Nhóm 3, kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí): Thu nhập; hộ nghèo;

cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất

Nhóm 4, văn hóa - xã hội - môi trường (4 tiêu chí): Giáo dục; y tế; văn

hóa; môi trường

Trang 17

Nhóm 5, Hệ thống chính trị (2 tiêu chí): Hệ thống tổ chức chính trị - xã

hôi; an ninh trật tự xã hội [6]

Biện pháp tiến hành xây dựng nông thôn mới, là thực hiện tổng thể các

hoạt động của các chủ thể nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để thựchiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Cụ thể là: phát huy vai trò của

tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn dân trong việctuyên truyền, giáo dục; huy động mọi nguồn lực; tổ chức thực hiện có hiệuquả các tiêu chí xây dựng NTM ở từng địa phương cơ sở

* Xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, kỳ họp thứ 3

(29/8/2008), Quốc Hội khóa XII đã ra Nghị quyết “về điều chỉnh địa giới hành

chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh” Từ 01/8/2008, Hà Nội chính thức được mở

rộng Về tổ chức hành chính, Hà Nội có 12 quận nội thành, 17 huyện ngoạithành, 1 thị xã, dân số khoảng trên 7 triệu người [49] Vị trí địa lý của Hà Nội

là 200 53' đến 210 23' vĩ độ Bắc, 1050 44' đến 1060 02' kinh độ Đông Địa hình HàNội thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông với cao độ trung bình từ 5 -

20 m so với mực nước biển Hà Nội có hai con sông lớn chảy qua: sông Đà,sông Hồng và nhiều sông nhỏ khác, ngoài ra còn có số lượng hồ, đầm lớn Diệntích tự nhiên Hà Nội là 334.470,02 ha (3.344,7002 km2), ¾ diện tích là đồngbằng, 1/4 là đồi núi, [7, tr.9] Nơi đây tiêu biểu cho vùng khí hậu cận nhiệt đớigió mùa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, xen giữa hai mùa là khoảng thời giangiao thời nên Hà Nội có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Nằm về phía bắc củavành đai nhiệt đới nên Hà Nội có nhiệt độ và độ ẩm khá cao

Các huyện ngoại thành Hà Nội: Bao quanh trung tâm Thành phố, các

huyện ngoại thành bao gồm: Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì,Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, QuốcOai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây,trong đó có 386 xã, 21 thị trấn Địa hình các huyện ngoại thành có cả đồng bằng,

Trang 18

đồi núi, trung du Diện tích các huyện ngoại thành chiếm 90,33% diện tích tựnhiên toàn Thành phố (3.021,18 km2), đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là189.314,2 ha [8, tr.991] So với địa phương khác trong cả nước, tỷ lệ đất sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp của các huyện ngoại thành vào loại lớn, được thừahưởng điều kiện tự nhiên nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và Thành phố, kinh tếcác huyện ngoại thành đã đạt được nhiều thành tựu tương đối toàn diện Tổngsản phẩm (GDP) năm 2014 tính theo giá thực tế là 44.000 tỷ đồng Tốc độ tăngtrưởng kinh tế khá nhanh so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước Cơcấu kinh tế có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xâydựng 41,1%, nông nghiệp 35,7% các ngành tiểu thủ công nghiệp 23,4% Nơiđây có rất nhiều làng nghề truyền thống, hiện nay có trên 1.350 làng nghề, thu

hút trên 626000 lao động [20] Dân số các huyện ngoại thành chiếm 60,34%

dân số Thành phố (4.284100 người), trong đó dân số nông thôn 93,92%(4.023664 người) [9, tr.6], mật độ dân cư trung bình 1.419 người/km2

Các huyện ngoại thành Hà Nội có mật độ các di tích lịch sử và danhthắng rất lớn, trong đó có hơn 700 di tích, danh thắng xếp hạng cấp quốc gia

và hàng nghìn đền, chùa, công trình kiến trúc nổi tiếng Nơi đây còn chứađựng nhiều di sản văn hóa phi vật thể tạo lên một không gian văn hóa rấtphong phú, đóng góp vào không gian văn hóa chung của Thành phố Đây làđiều kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch,nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Nơi đây, cũng là đất địa linh nhân kiệt, từ xưađến nay đã sinh ra nhiều vị anh tài cho công cuộc dựng và giữ nước

Mạng lưới giáo dục, y tế của các huyện ngoại thành cũng khá phát triển,các cơ sở giáo dục đều được đầu tư xây dựng khang trang và phân bố hợp lý,đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục, đào tạo Tỷ lệ học sinh đỗ tốtnghiệp phổ thông, cao đẳng, đại học các huyện ngoại thành Hà Nội, vào loạicao so với các cả nước Mạng lưới y tế khá hoàn thiện, tất cả các huyện đều cóbệnh viện đa khoa, các xã, thị trấn đều có trạm y tế, các thôn, bản đều có nhân

Trang 19

viên y tế Toàn thành phố hiện nay có 577 trạm y tế xã, phường, trị trấn, trong

đó có 423 trạm y tế xã, thị trấn [9, tr.377] Hiện nay có 84,4% xã ở các huyệnngoại thành đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% các trạm y tế có bác sỹ [21] Đây

là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe, duy trì, cải thiện chất lượngsống của nhân dân, tạo động lực tốt cho nhiệm vụ xây dựng NTM

Những điều kiện trên đã tác động rất lớn đến đời sống, trình độ, cơ cấunghề nghiệp, kết quả xây dựng NTM của nông dân, nhất là thanh niên nôngthôn So với các vùng nông thôn khác trong cả nước, nội dung xây dựngNTM của các huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều thuận lợi hơn

Nội dung xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay, là

thực hiện thắng lợi 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTMgắn với đặc điểm của địa phương tập trung vào các nội dung:

Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Trên cơ sở các nghị quyết và

Chương trình số: 02 của Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội về quy hoạch

và xây dựng NTM, căn cứ vào quy hoạch đã được UBND thành phố phêduyệt cả tổng thể và chi tiết đến năm 2020, định hướng đến 2030, các huyệnngoại thành đã triển khai thực hiện: Quy hoạch phát triển các khu, cụm sảnxuất công, nông, lâm, ngư nghiệp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.Chỉ đạo các xã tiến hành quy hoạch chi tiết sử dụng đất và xây dựng, pháttriển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở quy hoạch chungcủa huyện đã được phê duyệt

Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Thực hiện tốt các nội dung của đề án phát

triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội giai đoạn 2010 2015, chuẩn bị cho 2016

-2020, định hướng đến 2030 phù hợp với Chương trình mục tiêu Quốc gia vềxây dựng NTM Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu là: Giao thông;thủy lợi; điện; trường học; trạm xá; các công trình phục vụ đời sống dân sinh.Đối với từng ngành: Giao thông, hoàn chỉnh quy hoạch, khảo sát, thiết kế vàxây dựng, cứng hóa hệ thống giao thông; Thủy lợi, xây dựng, nâng cấp và

Trang 20

hóa hệ thống truyền tải, cung cấp điện; Văn hóa, tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền xây dựng các công trình phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, bảo tồn, tôntạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử; Giáo dục, xây dựng, kiên cố, hiệnđại hóa hệ thống cơ sở giáo dục các bậc học; Y tế, xây dựng và hiện đại hóacác cơ sở khám chữa bệnh đạt chuẩn quốc gia; Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, nghiên cứu chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa cây trồng, vậtnuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, phối hợp với cơ quan bảohiểm thực hiện việc thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp cho nông dân;các ban, ngành khác, trên cơ sở nhiệm vụ của mình thường xuyên tham mưugiúp địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng NTM.

Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụthông qua hướng nghiệp, đào tạo nghề Xúc tiến giải quyết tạo việc làm bằng cáchphát triển, nhân rộng các ngành nghề truyền thống, các hình thức liên kết hợp tác

xã, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; thông thoáng trong thủ tục hành chínhtạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sảnxuất, kinh doanh, ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông, lâm,thủy sản Hướng dẫn, đầu tư, khuyến khích nông dân phát triển kinh tế trang trạitheo hướng sản xuất hàng hóa Cung cấp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăngsức cạnh tranh Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến để nâng cao thunhập trên 1 ha diện tích đất canh tác Phát triển, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôitheo hướng công nghiệp Xây dựng và ổn định quy hoạch các vùng chuyên canhđất sản xuất nông nghiệp để nông dân an tâm sản xuất

Về văn hóa - xã hội, môi trường: Xây dựng môi trường văn hóa lành

mạnh, đoàn kết trong khu dân cư; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; hoànthiện các thiết chế văn hóa, giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống

Đẩy mạnh phong trào “toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư”, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh

Trang 21

trong việc cưới, tang, lễ hội Hoàn thành việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở,nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở, trung học phổ thông đạt 90%, thi đỗ cao đẳng, đại học từ 65% trở lên,

tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực được đào tạo có tay nghề trên 50%, người dânđược tiếp cận với các tiến bộ khoa học, công nghệ mới Triển khai mở rộng môhình bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân đạt 70 - 80%, nâng cao chất lượngkhám chữa bệnh cho nhân dân Các tuyến y tế đều có các phương tiện phục vụkhám chữa bệnh đạt chất lượng, cán bộ y tế tay nghề vững, y tế tuyến xã đảmbảo được việc sơ cứu ban đầu và điều trị được các loại bệnh thông thường Xâydựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp bảo đảm đúng tiêu chuẩn vệ sinh.Đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, bảo đảm tỷ lệ người dân được sửdụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn của quốc gia (đạt trên 70%), các

cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy định về môi trường, nghĩa trangnhân dân quy hoạch, xây dựng đạt tiêu chuẩn

Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị, quốc phòng, an ninh: Xây dựng

đội ngũ cán bộ các cấp đạt chuẩn, có trình độ, năng lực, phẩm chất phục vụ nhândân; tiến hành cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho giải quyết các côngviệc, giảm phiền hà cho dân; hệ thống chính trị có đủ các tổ chức theo quy định; tổchức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động

có hiệu quả, đạt danh hiệu tiên tiến trở lên An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược bảo đảm, quốc phòng được củng cố vững chắc

1.1.2 Quan niệm và vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

* Quan niệm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hộicủa thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên

Trang 22

tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[17, Tr 9] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức từ Trung ương đến cơ sởgồm 4 cấp: Cấp Trung ương; tỉnh và tương đương; huyện và tương đương; cấp

cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vaitrò rất quan trọng trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng Đảng xácđịnh: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng,thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻvang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phongtrào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện cho quyền lợi thanhniên; phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” [15, tr.59]

Tổ chức cơ sở Đoàn là: “Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng củaĐoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, đơn vị học tập,công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhândân” [17, tr.8] Tổ chức cơ sở Đoàn hoạt động theo Điều lệ Đoàn, Nghị quyếtcủa Đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết, chương trình hành động của tổ chứcđoàn cấp trên và cấp mình, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt độngcủa cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các đoàn thể chính trị - xãhội khác thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được giao

Đặc điểm: Tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội: Tổchức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội là tổ chức cơ sở Đoàn

xã, thị trấn, trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đối tượng ĐVTN vừamang những yếu tố nông thôn, vừa mang những yếu tố thành thị nó tạo ranhững thuận lợi nhưng cũng tạo ra những khó khăn cho việc tổ chức hoạtđộng phong trào đoàn nói chung và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựngNTM nói riêng Tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội hoạtđộng theo nghị quyết tổ chức đoàn cấp trên và chức năng, nhiệm vụ đượcquy định ở Điều lệ Đoàn Căn cứ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,chính quyền và đặc điểm nhiệm vụ xây dựng NTM của địa phương, các tổ

Trang 23

chức cơ sở Đoàn cụ thể hóa vào nội dung hoạt động của mình, phối hợpvới các đoàn thể chính trị - xã hội khác để thực hiện

Về số lượng ĐVTN ở các tổ chức cơ sở đoàn các huyện ngoại thành là1,3 triệu, chiếm 37.5% trên tổng số cư dân nông thôn [37, tr.1]; đoàn viêntham gia sinh hoạt Đoàn trên 200.000 người, chiếm 15,4% trên tổng sốĐVTN nông thôn [36, tr.2]; ĐVTN làm nông nghiệp khoảng 900.000, chiếm69,2%; ĐVTN là học sinh, sinh viên: 87.000, chiếm 6.6%; ĐVTN là côngnhân: 250.000, chiếm 19,2%; ĐVTN làm các công việc tự do khác là 5%;ĐVTN nữ là 47,8%; đảng viên tham gia sinh hoạt đoàn, chiếm 0,8% [36,tr.4] Tuổi đời của ĐVTN từ 18 đến 30, đây là lực lượng trẻ khỏe, nhiệt tìnhcách mạng, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươnlên thoát nghèo Là lực lượng có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ vànhận thức xã hội khá tốt, tính tích cực chính trị cao nên luôn đi đầu thựchiện các nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương Là người mạnh dạn đầu tưvốn, sức lực, trí tuệ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanhphát triển kinh tế ở địa phương Đa số họ tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạocủa Đảng, mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tích cực trongxây dựng NTM, trách nhiệm cao trong tham gia các hoạt động, tích cực giữgìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xãhội và yêu cầu cao của sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô và đất nước, ĐVTNnông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn còn một số hạn chế như: thiếunhững kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập; một bộphận thanh niên thiếu lý tưởng, trách nhiệm, thực dụng, coi nhẹ thuần phong,

mỹ tục, suy thoái về đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật kém, dễ bịlôi kéo vào các tệ nạn xã hội Trước tác động của kinh tế thị trường và quá

Trang 24

trình đô thị hóa nhiều thanh niên nông thôn di cư tự do đi nơi khác tìm việclàm gây khó khăn cho việc tập hợp lực lượng để thực hiện xây dựng NTM

Từ cách tiếp cận như trình bày ở trên, có thể quan niệm: Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là tổng hòa các cách thức,biện pháp hoạt động có

tổ chức, có mục đích nhằm phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tổ chức đoàn, đoàn viên, thanh niên trong việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền và trực tiếp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụcủa mọi tổ chức, lực lượng, của cả hệ thống chính trị Mỗi tổ chức, lực lượng

có vị trí, vai trò và nhiệm vụ khác nhau, việc xác định đúng vị trí, nhiệm vụcủa từng chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, như thế mới phát huy tốt vai tròcủa họ trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoạithành Hà Nội là một thành tố quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, thực hiệnnhiệm vụ xây dựng NTM là chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ

Đoàn, trong Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2013- 2020” đã được Chính phủ phê duyệt.

Đây là quá trình Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ởcác huyện ngoại thành Hà Nội triển khai các nội dung, biện pháp để phát huyvai trò xung kích, tinh thần trách nhiệm của cả tổ chức đoàn, ĐVTN trongthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM được giao

Việc phát huy tốt vai trò đó của tổ chức cơ sở Đoàn, ĐVTN làtrách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ởtừng địa phương

* Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Trang 25

“Vai trò là chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai, trong sự vận

động của nhóm, của tập thể nói chung” [46, tr.653] Mỗi sự vật, hiện tượng

đều có một vai trò nhất định trong mối quan hệ với khách thể Theo đó tổchức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội cũng như các tổ chức chínhtrị - xã hội khác đều có vai trò nhất định trong thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị ở địa phương, do đó có vai trò rất quan trọng trong xây dựng NTM

Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, sự tác động tích cực của

mở cửa, hội nhập, kết quả thực hiện Nghị quyết 07/NQ/TU của Thành ủy Hà

Nội khóa XIV, về “Đẩy mạnh công tác thanh niên trong tình hình mới” đã

khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức đoàn, ĐVTN nông thôn trong thực hiện cácnhiệm vụ cách mạng Thành đoàn Hà Nội khẳng định: “Đoàn Thanh niên là tổchức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng và xung kích trong thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; Đoàn viên, thanhniên là lực lượng quan trọng giúp nhân dân trong các hoạt động cộng đồng ở địaphương ” [36, tr.1 - 2] Vị trí, vai trò trên của Đoàn đã được thể hiện khá rõtrong xây dựng NTM ở địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội thời gian qua

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài củacác huyện ngoại thành Hà Nội, vì vậy phải có nhận thức đúng, bước đi thích

hợp, quyết tâm cao của các tổ chức, lực lượng Chủ thể lãnh đạo thực hiện là cấp ủy đảng các cấp Chủ thể chỉ đạo, điều hành thực hiện là chính quyền, các ban, ngành liên quan Chủ thể thực hiện là mọi tổ chức, lực lượng ở địa

phương Các tổ chức, lực lượng trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTMgắn với chức trách, nhiệm vụ của mình xác định nội dung, biện pháp đúngđắn, phù hợp để thực hiên

Là tổ chức chính trị - xã hội, trường học XHCN của ĐVTN địaphương, tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội có nhiệm vụquản lý, giáo dục, rèn luyện, tập hợp, tổ chức ĐVTN phát huy vai trò xungkích, sáng tạo trực tiếp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa

Trang 26

của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM; tham gia xây dựng hệ thống chínhtrị trong sạch, vững mạnh Trong xây dựng NTM hiện nay, vai trò của tổchức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội được biểu hiện:

Một là, trực tiếp quản lý, giáo dục, tập hợp, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên xung kích thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Đây là vai trò thể hiện chức năng, nhiệm vụ nội tại của tổ chức cơ sở Đoàntrong thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Phát huy tốt vai trò này sẽ nâng caonhận thức tạo ra sự đồng thuận cho ĐVTN, tăng sức mạnh cho tổ chức cơ sởĐoàn, xây dựng được động cơ, trách nhiệm tính tiền phong gương mẫu của độingũ cán bộ, ĐVTN vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Xâydựng NTM là nhiệm vụ khó khăn, gian khổ nên cần lực lượng trẻ, khỏe, có kiếnthức và trách nhiệm Thể hiện vai trò này trước hết tổ chức đoàn thông qua hoạtđộng phong trào tập hợp ĐVTN, để họ phát huy ý chí, nhiệt tình trách nhiệmtrong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, bất cứ cuộc cách mạng nàomuốn giành thắng lợi thì phải tập hợp được đông đảo lực lượng quần chúng làmcách mạng Vận dụng quan điểm trên, quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựngNTM, Đảng ta đã huy động và phát huy được vai trò của mọi tổ chức, lực lượngvào quá trình thực hiện, trong đó có vai trò to lớn của Đoàn Thanh niên

Trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM hiện nay tổ chức cơ sở Đoàn

có vai trò rất to lớn, vai trò đó chỉ được phát huy khi mọi ĐVTN có nhận thứcđúng, trách nhiệm cao trong thực hiện Để ĐVTN có nhận thức, hành độngđúng, các tổ chức cơ sở Đoàn là người trực tiếp tuyên truyền giáo dục vàhướng dẫn cho ĐVTN Thông qua các hoạt động phong trào, tổ chức cơ sởĐoàn sẽ giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐVTN trong thực hiệnnhiệm vụ xây dựng NTM Trước hiện tượng một bộ phận ĐVTN nông thôn

bỏ quê hương ra thành thị kiếm sống, làm cho quá trình tập hợp lực lượng xây

Trang 27

dựng NTM ở địa phương gặp khó khăn, thì tổ chức cơ sở Đoàn cần có các dự

án, mô hình phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả để thu hút họ

Hai là, lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, sự nghiệp đó chỉđược thực hiện tốt khi nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích của nó.Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức chính trị, nhiệt tình cáchmạng, hiểu và thực hiên đúng chủ trương, đường lối xây dựng NTM của Đảng,Nhà nước là chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Thực hiện tốt vai trò này chính là

tổ chức cơ sở Đoàn đã thực hiện tốt công tác vận động quần chúng của Đảng

Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì mục tiêu: “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [14, tr.70] Xây dựng NTMnhằm mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại” [14, tr.103], tuy nhiên nhận thức của một bộ phận nhân dân nhất

là nông dân còn rất hạn chế Vì vậy, nâng cao nhận thức cho nhân dân là việc làmcấp thiết hiện nay Tuyên truyền, vận động nhân dân là trách nhiện của cả hệthống chính trị, trong đó Đoàn là nòng cốt Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tất cảcán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên các tổ chức nhân dânđều phải phụ trách và làm công tác dân vận” [26, tr.233] Chỉ có thông qua tuyêntruyền, vận động, thì mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luậtcủa Nhà nước mới được nhân dân hiểu và thực hiện một cách triệt để

Là lực lượng có thế mạnh tổ chức đoàn phối hợp với các đoàn thể chính trị

-xã hội khác tuyên truyền, vận động đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

về xây dựng NTM đến với nhân dân Theo phân cấp, tổ chức cơ sở Đoàn cụ thể hóacác chủ trương, xây dựng NTM của các cấp thành nội dung, kế hoạch của mình đểtuyên truyền, vận động nhân dân Hiện nay mặc dù trình độ hiểu biết được nânglên, nhưng vẫn còn một bộ phận nhân dân hiểu biết về pháp luật rất hạn chế, trong

Trang 28

nhận thức và hành động có khi còn vi phạm Để thực hiện tốt chủ trương, đường lốicủa Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM thì công tác tuyên truyền, vận động nhândân càng phải chú trọng Qua tuyên truyền, vận động, Đoàn sẽ kịp thời truyền tảiđầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước đến nhân dân, góp phần làm cho nhândân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào sựnghiệp xây dựng NTM, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện.

Ba là, lực lượng quan trọng trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền các ban, ngành địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công tác tham mưu của tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành HàNội trong xây dựng NTM có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho địa phươngthực hiện và hoàn thành tốt các nhệm vụ chính trị đã đề ra Tham mưu đúng,trúng sẽ góp phần giúp địa phương thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ xâydựng NTM, đem lại hiệu quả cao Ngược lại tham mưu không đúng, trúngkhông những không đem lại hiệu quả mà còn có tác dụng ngược Là lực lượng

có vị trí quan trọng trong xây dựng NTM ở địa phương tổ chức cơ sở Đoàn cầnnâng cao năng lực tham mưu, đề xuất của mình

Là thành viên của hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đoàn trên cơ sởchức năng, nhiệm vụ cùng với xung kích thực hiện các nhiệm vụ nội tại củamình, các nhiệm vụ được phân công, còn tham mưu với cấp ủy, chính quyền,các ban, ngành liên quan về những chủ trương, biện pháp, cách thức tổ chứcthực hiện các mục tiêu nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương

Nội dung tham mưu: Với cấp ủy đảng, Đoàn tham mưu các nội dung, biệnpháp hoạt động để cấp ủy đảng ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng NTM sátđúng; với chính quyền, Đoàn tham mưu các biện pháp, cách thức chỉ đạo quản lý,điều hành tổ chức thực hiện; với các ban, ngành nhất là các hợp tác xã nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, Đoàn tham mưu việc xây dựng nội dung, kế hoạch, biện pháp,cách thức tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ xây dựng NTM

Trang 29

Tham mưu việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng NTM của Trungương, Thành phố của huyện vào đặc điểm cụ thể của địa phương mình để xác

định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong triển khai, tổ chức thực hiện Về

quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền quy

hoạch phát triển các khu, cụm sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp,kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh, khu cụm dân cư; cách thức,phương pháp dồn điền, đổi thửa tạo thành các khu, cụm sản xuất nông, lâm

nghiệp, thủy sản, chăn nuôi Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Tham mưu

việc lập dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triểnkinh tế - xã hội như: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá, bưu điện,

chợ, nhà văn hóa, các khu vui chơi giải trí, thể dục, thể thao Về phát triển

kinh tế và tổ chức sản xuất: Tham mưu việc chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế từ

nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến,chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề, đưa cây con giống mớivào sản xuất, chăn nuôi; cải cách hành chính để tạo điều kiện cho nông dân antâm phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất,

kinh doanh, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại ở địa phương Về phát

triển văn hóa - xã hội: Tham mưu việc lãnh đạo tổ chức thực hiện các phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng lối sống, nếp sống mới, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; lãnh đạo, chỉ đạo,

quản lý công tác giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường

Về xây dựng hệ thống chính trị, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh: Tham mưu

việc củng cố kiện toàn các tổ chức, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảngviên, đoàn viên ưu tú tạo nguồn cho Đảng; xây dựng kế hoạch tổ chức các lựclượng thực hiện nhiện vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương

Cách thức tham mưu là đề xuất theo định kỳ tháng, quý, năm, đột xuất khi

có các nhiệm vụ, tình huống xảy ra Trực tiếp đề xuất thông qua trao đổi hoặc

Trang 30

bằng văn bản, đề xuất thông qua các hội nghị, cuộc họp giao ban và các hoạt độngthực tiễn của Đoàn.

Bốn là, lực lượng xung kích, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Vai trò này rất quan trọng nó tạo ra động lực to lớn giúp tổ chức đoàn,ĐVTN và các lực lượng khác thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị,trong đó có xây dựng NTM, làm cho tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở địaphương phát triển ổn định

Các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành Hà Nội lànhững tiêu chí về xây dựng NTM của Trung ương, Thành phố đã được cụ thể hóavào đặc điểm của địa phương Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình và sự lãnhđạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, tổ chức cơ sở Đoàn quán triện, triển khai choĐVTN xung kích đi đầu thực hiện tất cả các nhiệm vụ xây dựng NTM ở địaphương, nhất là: Quy hoạch; ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấukinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng; cơ sở chính trị - xã hội; phát triển văn hóa - xãhội

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng là công việc rất phức tạp,đòi hỏi người tiến hành phải có trình độ hiểu biết Với khả năng của mìnhĐVTN là: Lực lượng chính tiến hành khảo sát lập quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội ở dịa phương; trực tiếp đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuấtkinh doanh, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, đưa cây, con giống mới vào sảnxuất cho nông dân, hướng dẫn họ truy cập khai thác các thành tựu khoa học -

kỹ thuật trên Internet ứng dụng vào sản xuất, sinh hoạt; trực tiếp thực hiện vàgiúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hànghóa phù hợp thị trường; mạnh dạn đầu tư và giúp nông dân đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh các lĩnh vực phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tếtạo việc làm, tăng thu nhập; đảm nhiệm việc thiết kế đưa khoa học, công nghệvào xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương

Trang 31

Cơ sở chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc để địa phương có môi trườngchính trị - xã hội ổn định phát triển, đây là những tiêu chí hết sức quan trọng trongxây dựng NTM hiện nay Để có cơ sở chính trị - xã hội vững chắc, thì hệ thốngchính trị phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh Là thành viên của hệ thốngchính trị, tổ chức cơ sở Đoàn có vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống này.Vai trò trên được thể hiện: Đoàn là nguồn bổ sung cán bộ, đảng viên cho Đảng,chính quyền; tham mưu những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm

vụ chính trị; giúp các đoàn thể chính trị - xã hội kiện toàn tổ chức, xây dựng nộidung hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của họ; trực tiếp tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiên đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và bản chất chế độ

ta, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng; công khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, xãhội, giải quyết các vướng mắc và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân Thông quanhững hoạt động: Phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước; phát triển kinh tế

- xã hội; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; đấu tranh phòng, chống các âm mưuphá hoại của kẻ địch để tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nhân dân; xung kíchtrực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Trong xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội, Đoàn là lực lượng đi đầutrong mọi hoạt động: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với cácđoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào xây dựng lối sống, nếp sống

mới; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư”; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; xây dựng, bảo

tồn, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương; đấu tranh đẩylùi những tiêu cực, lạc hậu, tệ nạn xã hội; quản lý, giáo dục thanh, thiếu nhi;hướng dẫn, giúp nhân dân xây dựng, bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn

Như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành

Hà Nội trong xây dựng NTM có vai trò rất quan trọng Để phát huy tốt vai trò

đó, cần đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, đề ra phương hướng, giảipháp phù hợp, khả thi để tổ chức đoàn, ĐVTN tiếp tục phát huy trong thực tế

Trang 32

1.2 Thực trạng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở

ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

1.2.1 Thành tựu và nguyên nhân

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nộitrong xây dựng NTM hiện nay được thực thi trên tất cả các mặt đã góp phần tolớn hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương Trong những nămqua, tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà nội trong xây dựng NTM

đã đạt nhiều kết quả tích cực, kết quả đó được thể hiện:

Một là, công tác quản lý, giáo dục, tổ chức tập hợp đoàn viên, thanh niên xung kích thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được tổ chức

cơ sở đoàn thực hiện tốt

Công tác quản lý, giáo dục, tập hợp ĐVTN xung kích thực hiện các nhiệm

vụ xây dựng NTM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thời gian qua, tổ chức cơ sởĐoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực, chủ động xây dựng nội dung,

kế hoạch và tiến hành tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các hoạt động thi đua đểĐVTN phát huy trách nhiệm trong thực hiện ở địa phương “Đoàn Thanh niên cáccấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thứccho đội ngũ đoàn viên, thanh niên, người dân về quan điểm, chủ trương của Đảngđối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Các phong trào hoạt động của ĐoànThanh niên luôn được triển khai sâu rộng tới 100% các cơ sở đoàn, đoàn viên,thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố, phát huy tối đa sức trẻ của Tuổi trẻ Thủ đôtrong việc tham gia xây dựng nông thôn mới” [36, tr.9 - 10]

Trên cơ sở những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, địa phương

về xây dựng NTM, căn cứ chương trình, kế hoạch, đề án của Trung ương Đoàn

về “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã cụ

thể hóa vào cấp mình để quán triệt, phổ biến tới từng cán bộ, ĐVTN Kết quả:

“Các cơ sở đoàn tích cực tuyên truyền tới 100% đoàn viên, thanh thiếu nhi vàngười dân trên địa bàn về các nội dung của nghị quyết của Đảng, Nhà nước,thành phố Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn dưới nhiều hình thức đa

Trang 33

dạng, phong phú phù hợp với từng đơn vị” [36, tr.11] Hoạt động tuyên truyền,giáo dục ĐVTN về xây dựng NTM có nhiều đổi mới cả nội dung, hình thức Đoàn

đã phối hợp cùng các cấp, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội để tiến hành vớinhững hình thức phong phú phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ Qua quán triệt, giáodục, tập huấn, bồi dưỡng và hoạt động phong trào, Đoàn đã truyền tải chủ trương,đường lối của Đảng, Nhà nước, địa phương về xây dựng NTM đến ĐVTN TừngĐVTN khi được quán triệt đã nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hiệntrong thực tiễn Kết quả điều tra xã hội học: có 74% ý kiến trả lời Đoàn đã quán triệt,giáo dục tốt các nội dung xây dựng NTM đến ĐVTN; 76% trả lời đúng số tiêu chí vànhóm nhiệm vụ trong xây dựng NTM; 78% trả lời rất ủng hộ chủ trương xây dựngTNM của Đảng, Nhà nước [phụ lục 1.2, 1.5, 1.7] Nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm của ĐVTN đối với nhiệm vụ xây dựng NTM có sự chuyển biến tích cực

Bằng những hoạt động thiết thực của mình, tổ chức cơ sở Đoàn ở cáchuyện ngoại thành Hà Nội đã thu hút đông đảo ĐVTN xung kích thi đua thực hiệncác nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương “Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên

có nhiều đổi mới, hướng rộng rãi đến các thành phần, đối tượng thanh niên ĐoànThanh niên các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động phù hợp các đối tượng, lĩnh vựccông tác với nội dung thiết thực, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi để thanh niênphát huy vai trò xung kích trong lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả” [38,

tr 9] Trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và tổ chức đoàncấp trên, cụ thể hóa vào cấp minh, các tổ chức cơ sở Đoàn đã đề ra nội dung, kếhoạch sát đúng để giáo dục, tập hợp ĐVTN thực hiện các nhiệm vụ xây dựngNTM ĐVTN tích cực lao động, sản xuất, thực hiện và hoàn thành thắng lợi cácmục tiêu, nhiệm được giao Nghiên cứu thực tế cho thấy, 67% trả lời tổ chức đoàn

có vai trò rất quan trọng trong tập hợp ĐVTN thực hiện các nhiệm vụ xây dựngNTM, 16% trả lời quan trọng [Phụ lục 1.1]

Các tổ chức cơ sở Đoàn đã xác định nội dung, hình thức tổ chức hoạt độngphù hợp, bám sát đặc điểm địa phương để giáo dục ý nghĩa nhiêm vụ xây dựngNTM cho ĐVTN Tổ chức cho ĐVTN xung kích thi đua thực hiện trên tất cả các

Trang 34

mặt nên đã lôi cuốn được đông đảo ĐVTN tham gia Trong thi đua đã tập trungvào thực hiện các phong trào: “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”,

“Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” Các phong trào đã khơi dậy,phát huy tốt tiềm năng, sức sáng tạo của ĐVTN, 100% các tổ chức cơ sở Đoàn,cán bộ, ĐVTN đều đăng ký thi đua, những công trình, phần việc do Đoàn đảmnhận đều cơ bản hoàn thành tốt

Việc giáo dục, định hướng và tổ chức cho ĐVTN xung kích thi đua thựchiện các nhiệm vụ xây dựng NTM đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của tổ chức

cơ sở Đoàn Thông qua những hoạt động của Đoàn, ĐVTN được bày tỏ nguyệnvọng, bộc lộ những suy nghĩ và hành động sáng tạo trong quá trình lập thân, lậpnghiệp xây dựng quê hương Tổ chức cơ sở Đoàn luôn đồng hành cùng ĐVTNgiúp họ tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt vươn lên hoàn thiện bảnthân, làm giàu chính đáng, đóng góp vào xây dựng NTM ở địa phương

Hai là, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội thực hiện hiệu quả cao

Nhận thức rõ việc xây dựng NTM có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệpphát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân Thời gia qua các tổ chức cơ sởĐoàn đã cùng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tích cực tuyêntruyền, vận động nhân dân thực hiện Kết quả: “Trong công tác tuyên truyền, vậnđộng nhân dân, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy và khẳng định vai trò xungkích của thanh niên Thủ đô trong tuyên truyền và tham gia phát triển nông nghiệp,xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; góp phần thựchiện thắng lợi chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thônmới của Đảng, Nhà nước và của thành phố Hà Nội” [38, tr.5]

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp hoạt độngcủa các đoàn thể chính trị - xã hội, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình,Đoàn đã quán triệt, phổ biến kịp thời đến toàn thể nhân dân nội dung chủ trương,của các cấp về xây dựng NTM Về mặt này: “Cấp ủy, chính quyền và các đoàn

Trang 35

thể chính trị - xã hội các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộngcác chủ trương chính sách của Trung ương, của Thành phố, chương trình, kếhoạch của huyện ủy, thị ủy, UBND huyện, thị xã tới cán bộ, đảng viên, đoànviên, thanh niên và nhân dân về ý nghĩa, vai trò của nông nghiệp, nông dân,nông thôn trong thời kỳ đổi mới” [40, tr.4] Với khả năng của mình các tổ chức

cơ sở Đoàn, ĐVTN đã thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền,vận động nhân dân Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị - xãhội như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân…để tuyên truyền, vậnđộng nhân dân Cùng với việc lồng ghép vào các cuộc họp dân, các tổ chức cơ

sở Đoàn còn tổ chức tuyên truyền, vận động thông qua: Bản tin nông nghiệp vàphát triển nông thôn; chuyên mục xây dựng NTM; tổ chức các tổ, đội tuyêntruyền lưu động, pa nô, áp pích; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thểthao Bằng những tiết mục văn nghệ thiết thực, cụ thể, hài hước, Đoàn đã truyềntải tương đối đầy đủ nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM đến bà con nông dân.Bên cạnh đó, việc nêu gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến tronglao động sản xuất và thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM đã giúp tổ chức cơ sởĐoàn tiến hành có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

Qua hoạt động tuyên truyền tích cực của mình, Đoàn đã làm cho nhândân hiểu rõ và tích cực ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước, địa phương

về xây dựng NTM Kết quả: “Các xã đã tích cực tổ chức phong trào “Toàndân chung tay xây dựng nông thôn mới” đồng thời tổ chức các cuộc họpchuyên đề đến chi bộ các thôn và người dân về 19 tiêu chí xây dựng nôngthôn mới từ đó nhân dân hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình và tích cựctham gia” [39, tr.6] Nghiên cứu thực tế cho thấy, có 76% trả lời của nông dânđúng số tiêu chí và nhóm tiêu chí xây dựng NTM; 75% trả lời đúng phươngchâm xây dựng NTM; 78% trả lời rất ủng hộ chủ trương xây dựng NTM củaĐảng, Nhà nước [phụ lục 1.5, 1.6, 1.7] Nhận thức về quyền lợi và tráchnhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng NTM, nhân dân có nhận thức tương đối tốt,kết quả 67% ý kiến khẳng định họ là “chủ thể quan trọng” [Phụ lục 1.1]

Trang 36

Ba là, công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được

tổ chức đoàn cơ sở thực hiện khá tốt

Tham mưu là một chức năng, nhiệm vụ có vai trò hết sức quan trọng củaĐoàn trong việc giúp cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương lãnh đạo, chỉđạo, quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiệm vụ xâydựng NTM Tham mưu đúng, trúng sẽ góp phần giúp địa phương thực hiện tốt cácmục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM, đem lại hiệu quả cao và ngược lại Những nămqua tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành Hà Nội luôn xác định rõ ý nghĩa,tầm quan trọng và chú trọng thực hiện khá tốt nhiệm vụ này

Là thành viên chủ chốt của hệ thống chính trị, cùng với các đoàn thểchính trị - xã hội khác, tổ chức cơ sở Đoàn đã nghiên cứu sâu, kỹ đặc điểm,tình hình từng thời điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM cụ thể của địaphương để tham mưu với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành liên quan để cónhững chủ trương, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện

Để cấp ủy đảng đề ra nghị quyết lãnh đạo sát đúng với yêu cầu nhiệm vụxây dựng NTM của địa phương, phù hợp với sự chỉ đạo của trên và đáp ứngnguyện vọng của nhân dân, các tổ chức cơ sở Đoàn đã đề xuất các chủ trương,biện pháp lãnh đạo cụ thể sát đúng với từng mục tiêu, nhiệm vụ Những đề xuấtcủa Đoàn đã được cấp ủy đảng tiếp thu và đưa vào nghị quyết lãnh đạo của mình

để lãnh đạo thực hiện Đoàn đã tham mưu các biện pháp, cách thức để chínhquyền, các ban, ngành địa phương chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiệncác mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM, làm cho kinh tế, chính trị - xã hội ở địaphương phát triển nhanh và ổn định Đặc biệt với các hợp tác xã nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, Đoàn đã đi sâu tham mưu cách thức xây dựng nội dung, kếhoạch, biện pháp tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ xây dựng NTM Những nộidung Đoàn tham mưu đề xuất luôn bán sát đặc điểm cụ thể của địa phương, tâm

tư nguyện vọng của nhân dân, nên khi cấp ủy, chính quyền, ban, ngành lãnh đạo,

Trang 37

chỉ đạo, quản lý điều hành thực hiện đều đem lại kết quả tốt Kết quả nghiêncứu thực tế cho thấy có 65% ý kiến cho rằng tổ chức cơ sở Đoàn đã làm tốtcông tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương [phụlục 1.13]cụ thể công tác than mưu của tổ chức đoàn được thể hiện:

Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Đã đề xuất đúng, trúng việc quy

hoạch phát triển các khu, cụm sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp, kết cấu

hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh, khu cụm dân cư; cách thức, phương phápdồn điền, đổi thửa Tất cả các vấn đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch doĐoàn đề xuất đều cơ bản hợp lý, khi cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo,triển khai tổ chức thực hiện đều đem lại hiệu quả cao

Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Các tổ chức cơ sở Đoàn đã nghiên cứu sâu kỹ

cụ thể đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán canh tác, sinh hoạtcủa nhân dân địa phương, trên cơ sở đó đề xuất cơ bản đúng vị trí những côngtrình cần thi công Tham mưu đúng việc lập dự án, tư vấn, thiết kế, lực lượng thicông xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,giáo dục, y tế và các công trình phục vụ sinh hoạt khác, cũng như đầu tư và quản

lý, phân phối vật tư cho từng hạ mục công trình Tất cả những công trình doĐoàn đề xuất, tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng đều hợp lý khi hoàn thành đưavào sử dụng đều phát huy tốt công năng, tác dụng nên đã tránh được lãng phí

Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền,

ban, ngành địa phương việc lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế

từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến,chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề, đưa cây con giống mớivào sản xuất, chăn nuôi Đề xuất những sáng kiến cải cách hành chính để tạođiều kiện cho nông dân an tâm phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của cácdoanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, xây dựng các mô hình kinh tế ở địaphương Kết quả địa phương đã tiến hành tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếlàm cho năng suất, chất lượng sản xuất hàng hóa các lĩnh vực tăng lên, đời

Trang 38

pháp làm việc của đội ngũ cán bộ đã được thực hiện tốt, thông thoáng tronggiải quyết các thủ tục pháp lý, tạo thuận lợi cho nhân dân và các doanh nghiệpđầu tư sản xuất, kinh doanh.

Về xây dựng hệ thống chính trị - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh:

Là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị, lực lượng chủ yếu trong thựchiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tổ chức cơ sở Đoàn đã tham mưu với cấp

ủy, chính quyền lãnh đạo việc củng cố kiện toàn các tổ chức, bồi dưỡng xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú tạo nguồn cho Đảng; xâydựng kế hoạch và tổ chức các lực lượng thực hiện nhiện vụ quốc phòng, anninh ở địa phương Kết quả là các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở cáchuyện ngoại thành Hà Nội luôn được kiện toàn bảo đảm đủ số lượng, chấtlượng, hoạt động đạt hiệu quả cao, đội ngũ cán bộ cơ bản đều có phẩm chấtđạo đức, lối sống tốt, trách nhiệm cao trong công việc, được nhân dân tintưởng Thông qua các biện pháp do Đoàn đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ anninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng củng cố quốc phòng ở địa phương đềuđược thực hiện khá hiệu quả

Về văn hóa - xã hội: Xác định đây là thế mạnh của mình, với trí tuệ và

khả năng hoạt động phong trào, tổ chức cơ sở Đoàn đã tiến hành tham mưu, đềxuất với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương việc lãnh đạo tổ chức

thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư”, xây dựng lối sống, nếp sống mới, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao;

lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,bảo vệ môi trường Kết quả qua công tác tham mưu của Đoàn, cấp ủy, chínhquyền, ban, ngành địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc xây dựng môi trườngvăn hóa - xã hội ở địa phương, làm cho môi trường văn hóa - xã hội ngày càngđược cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú,lành mạnh, các phong trào được thực hiện sôi nổi, rộng khắp

Cách thức tham mưu, đề xuất của tổ chức cơ sở Đoàn với cấp ủy, chínhquyền, các ban, ngành khá phong phú, đa dạng Đoàn đã tiến hành tham mưu, đềxuất với cấp ủy, chính quyền theo định kỳ tháng, quý, năm trên cơ sở kế hoạch đã

Trang 39

xác định, đột xuất khi có các nhiệm vụ, tình huống xảy ra Trực tiếp đề xuất thôngqua trao đổi hoặc bằng văn bản, đề xuất thông qua các hội nghị, cuộc họp giao ban

và các hoạt động thực tiễn của Đoàn

Bốn là, các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương luôn được tổ chức đoàn, đoàn viên, thanh niên thực hiện đạt hiệu quả cao

Trong xây dựng nông thôn mới tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại

thành Hà Nội đảm nhận và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao kết quả

đó được thể hiện cụ thể ở các nội dụng:

Thứ nhất,kết quả ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Ý

thức được vai trò của khoa học - kỹ thuật, tổ chức cơ sở Đoàn đã cùng với chínhquyền, ban, ngành, đoàn thể triển khai ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, kinhdoanh Đoàn đã bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật choĐVTN và nông dân, hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho họ ứng dụng vàosản xuất, kinh doanh Trình độ khoa học - kỹ thuật của ĐVTN và nông dân ngàycàng được nâng cao, tỷ lệ sử dụng giống mới (lúa, rau sạch, cây ăn quả, hoa chấtlượng cao) luôn đạt từ 85 - 90%; kỹ thuật chăn nuôi mới được áp dụng khá phổbiến

Để giúp ĐVTN và nông dân đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức được 56 buổitập huấn cấp thành phố về chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuấtnông nghiệp cho trên 1.520 lượt cán bộ đoàn chủ chốt Chỉ đạo các tổ chức đoàn

cơ sở phối hợp với các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học tổ chức được trên

430 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 6.400 lượt ĐVTN ở cáchuyện ngoại thành với các chuyên đề về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chănnuôi [36, tr.6] Thông qua những mô hình sản xuất các tiến bộ khoa học - kỹ thuật,các loại cây trồng, vật nuôi, phương pháp thâm canh mới được nhiều ĐVTN ứngdụng và nhân rộng cho nông dân tạo ra những đột phá mới trong nông nghiệp,

Trang 40

hình thành lên những vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, giải quyết đượcvấn đề giống cây trồng, vật nuôi ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Các tổ chức cơ sở Đoàn còn triển khai xây dựng “làng thanh niên lậpnghiệp”, với các dự án: “kinh tế trang trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”;chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; phát triển tổ hợp tácthanh niên, liên kết phát triển kinh tế; tổ tiết kiệm và vay vốn hỗ trợ thanh niêntiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh Trong quátrình xây dựng NTM, đã có những tấm gương ĐVTN mạnh dạn áp dụng khoahọc - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh như: anh Nguyễn Văn Mạnh, PhạmVăn Quang với dự án sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, chăn nuôi bò sữa,trâu, bò thịt tại huyện Phú Xuyên; Trịnh Văn Nhật huyện Hoài Đức với “Xâydựng kinh tế trang trại trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi”; Nguyễn MạnhTuyến huyện Đan Phượng với “Xây dựng chuồng trại nuôi gà công nghiệp, lợnthịt”… ngoài ra còn có hàng nghìn tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi nhờ

áp dụng khoa học - kỹ thuật ở các tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện ngoại thành

Xu hướng cơ giới hóa, thủy lợi hóa, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sảnxuất nông nghiệp để thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi ngàycàng tăng Nhờ sự giúp đỡ của tổ chức đoàn nhiều ĐVTN đã mạnh dạn đầu tưmua sắm và sáng tạo nhiều loại công cụ, máy móc phục vụ sản xuất Hiện naytrong khâu làm đất ở nông thôn, tỷ lệ cơ giới hóa đã đạt 100%, tuốt lúa 100%,vận tải 78%, xay xát 100% [35, tr.7] Cơ giới hóa đã làm cho năng xuất lao độngtăng lên giảm được công sức lao động, số trâu, bò cày kéo trước đây, nay chủyếu để cung cấp thực phẩm Số lượng trâu bò được chăn nuôi ở các huyện ngoạithành Hà Nội ngày càng tăng, năm 2013 (trâu: 13.694, bò: 137,820 con), năm

2014 (trâu: 23.500, bò: 140,000 con) [Phụ lục 9]

Trong quá trình triển khai chương trình thanh niên xây dựng NTM, đã

có nhiều mô hình mới, cách làm hay như thành lập câu lạc bộ thanh niên giúpnhau làm kinh tế Nghiên cứu thực tế cho thấy: Huyện Phú Xuyên thành lập

15 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, thu hút được trên 320 hội viên;

Ngày đăng: 30/09/2016, 22:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Áng (2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Áng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Nguyễn Thành Chung (2014), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thành Chung
Năm: 2014
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết dịnh Số: 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010, Cổng thông tin điện tử Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết dịnh Số: 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định Số: 324/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013, Cổng thông tin điện tử Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định Số: 324/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2013
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
7. Cục Thống kê Hà Nội (2010), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2009
Tác giả: Cục Thống kê Hà Nội
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2010
8. Cục Thống kê Hà Nội (2011), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2010
Tác giả: Cục Thống kê Hà Nội
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2011
9. Cục thống kê (2013), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012
Tác giả: Cục thống kê
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2013
10. Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới
Tác giả: Tô Xuân Dân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2013
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
16. Nguyễn Xuân Đại (2010), Vai trò nông dân Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò nông dân Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Xuân Đại
Năm: 2010
17. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012), Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X
Tác giả: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2012
18. Phạm Huy Giang (2010), Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, Đề tài khoa học mã số:KTN 2010 – 04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Phạm Huy Giang
Năm: 2010
19. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
20. Nguyễn văn Hoài (6/5/2011), “Tìm hiểu về các lang nghê truyền thống của Hà Nội”, http://wwwanninhthudo.vn/Tianyon Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về các lang nghê truyền thống của Hà Nội
21. Việt Hoàng (4/8/2012), “Đổi mới về nhận thức trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở Hà Nội”, http://www,hanoimoi.com,vn/news Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới về nhận thức trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
22. Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng dài lâu của Đảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, số: 818 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng dài lâu của Đảng và nhân dân ta”
Tác giả: Hồ Xuân Hùng
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w