1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khai thác chương trình du lịch dịp tết cổ truyền việt nam tại hà nội

108 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 7,67 MB

Nội dung

Thị trường du lịch có những đặc trưng cơ bản sau: [6] thông thường: Khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, các nhu cầu thiết yếu của con người đã được thỏa mãn và kh

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH -

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM

LỚP - KHÓA: A3K20

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DU LỊCH, KHÁCH SẠN

Hà Nội - 2016

Trang 2

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH -

Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Gấm - A3k20

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỊP TẾT

CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

Trang 3

Lêi c¶m ¬n

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều

sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Mỹ Linh – người hướng dẫn trực tiếp cho em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp và quý thầy,

cô công tác tại Khoa Du lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được tham gia thwucj hiện khóa luận, được học tập, rèn luyện, tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt 4 năm học

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ, người thân

và bạn bè – những người đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện cho

em cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô, gia đình, người thân và bạn bè sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hồng Gấm

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài 5

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận 6

6 Kết cấu của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH DU LỊCH 7

1.1 Một số vấn đề chung về du lịch 7

1.1.1.Khái niệm du lịch 7

1.1.2 Thị trường du lịch 9

1.2.Kinh doanh du lịch 12

1.2.1.Khái niệm kinh doanh du lịch 12

1.2.2.Các loại hình kinh doanh du lịch 13

1.2.3.Hiệu quả kinh doanh du lịch 14

1.3.Khách du lịch 18

1.3.1.Khái niệm khách du lịch 18

1.3.2 Phân loại khách du lịch 19

1.3.3 Tâm lý du khách 22

1.4 Chương trình du lịch 27

1.4.1 Khái niệm chương trình du lịch 27

1.4.2 Đặc điểm và vai trò của chương trình du lịch 27

1.4.3 Phân loại chương trình du lịch 29

Tiểu kết chương 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỊP TẾT CỔ TRUYỀN TẠI HÀ NỘI 31

Trang 5

2.1 Tổng quan về Hà Nội 31

2.1.1 Giới thiệu chung về Hà Nội 31

2.1.2 Lịch sử hình thành 31

2.1.3 Kiến trúc của Hà Nội 36

2.1.4 Văn hóa 41

2.1.5 Ẩm thực của Hà Nội 48

2.2 Giới thiệu về Tết cổ truyền 49

2.2.1 Lịch sử hình thành Tết cổ truyền 49

2.2.2 Đặc điểm về thời gian và phong tục trong Tết cổ truyền 50

2.2.3 Những phong tục đặc biệt và sinh hoạt ngày Tết 58

2.2.4 Ẩm thực ngày Tết 61

2.2.5 Các trò chơi dân gian ngày Tết 63

2.3 Thực trạng khai thác chương trình du lịch dịp Tết cổ truyền tại Hà Nội 65

2.3.1.Đánh giá tài nguyên 65

2.3.2 Hiện trạng khai thác chương trình du lịch dịp Tết cổ truyền tại Hà Nội 67

2.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc khai thác chương trình du lịch dịp Tết cổ truyền tại Hà Nội 69

2.4.1 Thuận lợi 69

2.4.2 Khó khăn 71

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỊP TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 74

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 74

3.2 Các giải pháp đề xuất 74

3.2.1 Khai thác phần lễ hội trong Tết nguyên đán 74

3.2.2 Đa dạng các hình thức kinh doanh du lịch 79

Trang 6

3.3 Tuyên truyền về việc giữ gìn văn hóa truyền thống Tết cổ truyền Việt

Nam 82

3.4 Xây dựng một city tour du lịch dịp Tết tại Hà Nội 83

3.5 Một số kiến nghị 84

Tiểu kết chương 3 86

PHẦN KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Tết Nguyên Đán của người Việt là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của nền văn hoá Việt Nam Tết cổ truyền từ ngàn xưa vẫn luôn tiềm tàng trong mình những giá trị tâm linh cũng như giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và vũ trụ Lễ Tết nguyên Đán chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân đất Việt Tết đến xuân về là dịp để những người thân trong gia đình, họ hàng nơi xa, nơi gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc cho nhau một năm mới bình an, hạnh phúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người Tết Nguyên Đán – Tết cổ truyền là một tài sản vô giá thiêng liêng của quốc gia, là một di sản quý báu trong kho tàng văn hoá Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được Nó hoà vào tâm hồn và máu thịt của người dân đất Việt từ bao đời nay Tết Nguyên Đán là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống con người đất Việt Tết Nguyên Đán bao gồm phần Lễ Tết và

Lễ hội Lễ Tết đóng còn Lễ hội lại mở Đây là sản phẩm quan trọng làm nên sản phẩm du lịch Tết Mặc dù Tết Nguyên Đán là một nguồn tài nguyên quý giá, tuy nhiên, nó lại chưa thực sự được các cấp các ngành quan tâm, đầu tư phát triển để biến nó trở thành một sản phẩm du lịch thực sự, điều đó gây lãng phí một nguồn tài nguyên nhân văn quý giá Nếu được quan tâm đầu tư thì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh

tế tối ưu làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương đồng thời là một cách để quảng bá một hình ảnh thực sự là “Đất Việt” đến với bạn bè quốc tế Trong thời đại ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho giá trị truyền thống của Tết Nguyên Đán ngày càng bị mai một dần Đặc biệt là đối với lớp trẻ họ không còn quan tâm nhiều đến các nghi thức đón Tết cổ truyền Bên cạnh đó một phần do ảnh hưởng của nền kinh

tế thị trường, sản phẩm du lịch Tết cũng đã bị thương mại hoá làm mất đi bản sắc của nó Do vậy, dưới góc độ kinh tế - văn hóa, mà cụ thể là kinh doanh du lịch thì Tết Nguyên Đán giống như một tài nguyên cần được khai thác triệt để nhằm gìn

Trang 8

giữ, phát huy truyền thống cha ông, khơi dậy lòng mong muốn của con người tìm

về với bản sắc truyền thống dân tộc và quảng bá hình ảnh Việt Nam Bởi nó không chỉ là một loại tài nguyên mà nó còn mang lại ý nghĩa nhân văn, và cần phải khai thác triệt để tránh lãng phí một nguồn tài nguyên quý giá

2 Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích của đề tài

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn vầ du lịch và Tế cổ truyền Việt Nam để đánh giá về tài nguyên và khả năng khai thác chúng vào việc phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội vào dịp Tết Nguyên Đán

2.2 Giới hạn của đề tài

Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về Tết cổ truyền của Việt Nam,

tập trung vào Hà Nội

2.3 Nhiệm vụ của đề tài

- Cung cấp những thông tin bổ ích, toàn diện về Tết cổ truyền

- Bảo tồn những giá trị và phát huy nét đẹp của Tết cổ truyền

- Khơi dậy lòng mong muốn tìm hiểu về truyền thống của dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch

- Quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế

- Tìm hiểu thức trạng khai thác hoạt động du lịch trong dịp Tết của các công

ty du lịch, cơ sở du lịch, các khu vui chơi giải trí

- Đề xuất một số giải pháp

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về Tết nguyên đán: lịch sử, nguồn gốc, sự phát triển, các giá trị nhân văn Đề xuất một số giải pháp để để khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên Tết Nguyên Đán vào kinh doanh du lịch, biến nó thực sự trở thành một nguồn tài nguyên quý giá trong hệ thống sản phẩm du lịch

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Đây là phương pháp nhằm thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như khóa luận, giáo trình, sách báo… cần thiết

5 Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận

- Nghiên cứu, phân tích về Tết Nguyên Đán và tài nguyên du lịch Tết của

Việt Nam, tập trung vào Hà Nội

- Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch dịp Tết tại Hà Nội

- Bước đầu đưa ra một số giải pháp để khai thác hiệu quả chương trình du lịch dịp Tết ở Hà Nội

6 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và kinh doanh du lịch

Chương 2: Thực trạng khai thác các chương trình du lịch dịp Tết cổ truyền Việt Nam tại Hà Nội

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp khai thác chương trình du lịch dịp Tết

cổ truyền Việt Nam tại Hà Nội

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH

DU LỊCH 1.1 Một số vấn đề chung về du lịch

1.1.1.Khái niệm du lịch

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Hiệp hội

lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên

cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng

Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau

Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [2] Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm 7 cơ

sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện Theo

Trang 11

I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế

và văn hoá Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch

là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Theo Bản chất du lịch Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến

bộ cuả khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch cuả con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các

kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguốn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương 8 ứng Xét

từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng cuả du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu cuả nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú,

ăn uống, vận chuyển Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các

Trang 12

nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu cuả du khách để

“ mua chương trình du lịch”

1.1.2 Thị trường du lịch

1.1.2.1 Khái niệm thị trường du lịch

Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì nhiều loại hàng hóa vật chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải được tạo ra, phải được mua, bán và phải được tiêu dùng Nhưng trong quá trình mua và bán chỉ

có thể được diễn ra trên thị trường Như vậy trong du lịch cũng tồn tại thị trường, gọi là thị trường du lịch

“Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”. [6]

1.1.2.2 Đặc điểm và chức năng của thị trường du lịch

a Đặc điểm của thị trường du lịch

Là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung nên thị trường du lịch nó

có đầy đủ những đặc điểm của thị trường chung Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực

du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng biệt này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hóa Thị trường du lịch có những đặc trưng cơ bản sau: [6]

thông thường: Khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, các nhu cầu thiết yếu của con người đã được thỏa mãn và khi khách du lịch với nhu cầu tiêu dùng của mình tác động đến “sản xuất” hàng hóa du lịch ở ngoài nơi mà họ thường trú thì thị trường du lịch mới hình thành

dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi thường trú của khách hàng. Nói cách khác, không

Trang 13

thể vận chuyển hàng hóa du lịch đến nơi có nhu cầu du lịch Việc mua, bán sản phẩm được thực hiện khi người tiêu dùng với tư cách là khách du lịch vượt khoảng cách từ nơi ở hàng ngày đến với địa điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch

trọng nhỏ, doanh thu từ dịch vụ chiếm 50-80% tổng doanh thu Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung Tại các nước du lịch chưa phát triển, dịch vụ chính và bổ sung có tỷ lệ 7/3 và ngược lại 3/7 đối với các nước có du lịch phát triển

Tỷ trọng của dịch vụ chính và bổ sung càng nhỏ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của điểm đến và tính hiệu quả cao

cần mua và sẽ mua, chưa được biết thực chất của nó

quyết định mua, bán phải thông qua phương tiện quảng bá, quảng cáo và kinh nghiệm, khác với việc mua bán thông thường.

theo nghãi đen của từ này Do đặc thù đối tượng mua và bán chủ yếu là dịch vụ, nên người mua không sở hữu được những dịch vụ mà mình đã trả tiền Họ chỉ có quyền và có khả năng được tiêu dùng những dịch vụ này mà thôi

với các thị trường khác, nhất là so với thị trường hàng háo vật chất.

có giá trị và không thể lưu kho.

gian cụ thể.

Trang 14

b Chức năng của thị trường du lịch [6]

phục vụ khách hàng, các doanh nghiệp du lịch phải tiêu tốn những chi phí Đây là nhwungx chi phí có tính cá biệt của từng doanh nghiệp Chi phí sản xuất sản phẩm

du lịch cá biệt này của từng doanh nghiệp chỉ được công nhận là chi phí xã hội cần thiết khi hành vi mua và bán được tiến hành và kết thúc trên thị trường công nghiệp

tình hình thị trường, truyền đi và phản hồi thông tin về hoạt động của các thành viên tham gia vào thị trường, hàng loạt các thông tin về số lượng, cơ cấu, chất lượng…

hành vi của các thành viên tham gia vào thị trường do thôi thúc của các lợi ích Chức năng điều tiết, kích thích kinh tế, mở rộng hoặc tiết giảm sản xuất và tiêu dùng du lịch của thị trường du lịch thông qua việc sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế như giá cả, tỷ giá, lợi suất, lãi suất…Chức năng điều tiết của thị trường du lịch diễn

ra khi thị trường du lịch đã hình thành

1.1.2.3 Phân loại thị trường du lịch

a Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

* Thị trường du lịch quốc tế: là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp

du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia

* Thị trường du lịch nội địa: là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác

b Phân theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch

* Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch

Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch

Trang 15

* Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy

đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch

c Phân theo thực trạng thị trường du lịch

* Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch

* Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện

để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm ở tương lai

* Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó

1.2 Kinh doanh du lịch

1.2.1 Khái niệm kinh doanh du lịch

Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch

Trang 16

Trong điều kiện thị trường , việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh

du lịch được quyết định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa hai đại lượng cung và cầu

sở hữu vẫn nằm trong tay người kinh doanh, đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch

1.2.2.Các loại hình kinh doanh du lịch

1.2.2.1.Kinh doanh lữ hành

Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ giao dịch ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch Kinh doanh lữ hành lại được phân chia thành: Kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa, tuỳ thuộc vào chức năng, nhiêm vụ của mỗi công ty lữ hành

chương trình du lịch cho khách du lịch nước ngoài, Việt kiều vào Việt Nam và khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài

chương trình du lịch cho khách du lịch trong nước đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam và những ngừi nước đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đi tham quan du lịch ở mọi miền của đất nước

Trang 17

1.2.2.2.Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ tổ chức, đón tiếp, phục vụ nội trú, ăn

uống, vui chơi giải trí và bán hàng cho khách du lịch

Đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đã lựa chọn Các loại hình cơ sở lưu trú ở Việt Nam gồm:

1.2.2.3.Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Là một loại hình kinh doanh giúp cho sự di chuyển của khách du lịch bằng các phương tiện như: Máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu biển, tàu thuỷ, cáp vận chuyển và

các phương tiện khác như: Xe ngựa, thuyền, xích lô

1.2.2.4.Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch

Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch gồm nhiều dạng khác nhau: Dạng đơn giản nhất là các du lịch môi giới tìm địa chỉ, thông tin về giá cả Dạng cao hơn là các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, tổ chức luận chứng đầu tư du lịch, thông tin nguồn khách, nhu cầu của khách Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo hội chợ du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho các hãng ký kết các hợp đồng kinh tế du lịch, hoặc các dự án đầu tư du lịch

1.2.3.Hiệu quả kinh doanh du lịch

1.2.3.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh du lịch[16]

Hiệu quả theo quan điểm của lý thuyết hệ thống là một phạm trù phản ánh yêu cầu các quy luật tiết kiệm thời gian Quy luật này hoạt động theo nhiều phương

Trang 18

thức sản xuất xã hội, vì vậy phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xã hội ở đâu và lúc nào, con người cũng muốn hoạt động có hiệu quả nhất Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa nguồn lực đầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế được hiểu là trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết qủa kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất

Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác khi nói tới hiệu quả du lịch ta phải xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội thể hiện ý chí góp phần bảo vệ xã hội, tằng cường sức khoẻ cho người dân lao động từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân Hiệu quả xã hội của du lịch còn thể hiện ở mức đóng góp của xã hội, khả năng làm việc của các dân cư vùng du lịch, nâng cao hiểu biết về xã hội, mức độ bảo vệ tài nguyên môi trường

Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tài nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ramột khối lượng hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và chi phí

ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất Còn đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua mục tiêu đảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí lao động sống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi nhuận cho ngành và cho nền kinh

tế quốc dân)

1.2.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh du lịch

a.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:[16]

một mùa du lịch (thường từ 4 - 5 tháng) doanh nghiệp phải tập trung toàn bộ vốn

Trang 19

kinh doanh của mình để đưa vào hoạt động Chính vì thế nếu doanh nghiệp nào có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khác hơn đủ để trang trải các chi phí cần thiết và ngược lại

trò quyết định Vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi về trình

độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội mà họ còn phải được sắp xếp tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn Có như vậy họ mới đảm đương được công việc trong nền kinh tế hiện đại Hiệu quả kinh doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo giỏi thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không Công ty khó lòng đạt được kết quả như mong muốn

trò quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin sẽ đưa khách hàng tiếp cận một cách nhanh nhất với Công ty, khách hàng có điều kiện tìm hiểu về Công ty, về thị trường du lịch của Công ty cũng như các loại hình dịch vụ mà Công ty đang phục vụ để từ đó có quyết định đi du lịch với Công ty Về phần mình, Công ty có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị trường du lịch quốc tế, để từ đó có những điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp

của Công ty đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, các nhà quản lý Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường Mức độ đem lại hiệu quả kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch quốc tế liên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối của nhiều tổ chức quản lý cả trong nước và ngoài nước Ví dụ như Tổng cục Hải Quan, Bộ ngoại giao, Phòng quản lý xuất nhập cảnh

Trang 20

• Đối với các nhà quản lý Công ty có kinh nghiệm họ sẽ biết điều tiết các mối quan hệ này, nắm bắy được các xu hướng, quy luật vận động của thị trường du lịch

để từ đó họ sẽ đưa Công ty đi những bước đi thích hợp trên con đường phát triển

b.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổi thì đối với bất cứ nhà kinh doanh nào, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất là điều rất khó khăn Đối với ngành du lịch, luật về du lịch hay pháp lệnh về du lịch không có hay không hoàn thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch Các hãng sẽ tự do cạnh tranh về giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịch sao cho đạt được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi trách nhiệm của mình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

không lớn tới hoạt động du lịch quốc tế như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc gia Khách du lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên của nước du lịch, họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng Sự

ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnh đạo hay không,

có xảy ra nội chiến hay đảo chính không Trong điều kiện đó, cả du khách lẫn doanh nghiệp phải căn cứ từng điều kiện cụ thể mà có sự lựa chọn kinh doanh hay không kinh doanh tại thị trường đó, quốc gia đó Khi đó cung cầu tại thị trường này phụ thuộc rất lớn vào sở thích của khách du lịch

thần của mỗi một dân tộc Văn hóa xã hội ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của mỗi dân tộc Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch - đây cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường du lịch Đặc trưng của

Trang 21

văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối sống tôn giáo và ngôn ngữ Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức, học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó Nếu một quốc gia có nền văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng sẽ thu hút rất lớn du khách Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực nhất định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh

thu nhập của khách du lịch, tác động tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đưa ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao (do

đó giá cả cũng sẽ không thấp) sẽ đòi hỏi khách hàng phải có khả năng thanh toán mới có thể tiêu dùng được Nếu như du khách không đảm bảo khả năng tài chính thì khách sẽ không đi du lịch nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty lại trở thành vấn

đề đáng quan tâm Năm 1998 đánh dấu một sự kiện trong du lịch bằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, khách du lịch Châu á đi du lịch giảm hẳn và làm cho lượng khách tới các nước Đông Nam á cũng giảm Chỉ riêng Việt Nam khách quốc tế giảm 100.000 người so với 1,7 triệu khách năm 1997

1.3.Khách du lịch

1.3.1.Khái niệm khách du lịch

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau

Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch ( tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):

“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”

Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”

Trang 22

Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không

kể có qua đêm hay không.”

Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa điểm

du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành

du lịch”.[14]

1.3.2 Phân loại khách du lịch

Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, có mục đích du lịch, phương thức và phương tiện du lịch cũng khác nhau Vì vây, việc phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch cung úng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng Khách du lịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

1.3.2.1.Theo mục đích chuyến đi

Theo cách phân loại này, khách du lịch có 3 nhóm:

Nhóm khách du lịch đi du lịch với mục đích giải ưí, nghỉ ngơi có đặc điểm chung là: họ lựa chọn các điểm đến phù hợp với sở thích của họ hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phục hồi sức khoẻ; họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện rõ (họ thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ hoặc khi thời tiết thuận lợi); quyết định lựa chọn điểm đến của họ khá nhạy cảm với giá cả; thời gian dành cho chuyến đi thường dài; có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến đi

Trang 23

Đối với nhóm khách du lịch công vụ: mục đích chính cho chuyến đi của họ

là thục hiện một công việc nào đó (kinh doanh, hội nghị, tham dự hội chợ, triển lãm ), tuy nhiên, trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan, nghỉ ngoi ; việc lựa chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại phụ thuộc vào loại công việc của họ; họ ít chịu sự chi phối của biến động giá cả các sản phẩm du lịch; mức chi tiêu của họ cao hay thấp

Nhóm khách du lịch thăm thân có đặc điểm là: thời gian lưu lại không dài, ít nhạy cảm với giá cả, việc kết hợp tham quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước

Những người sau đây không đượcc coi là khách du lịch:[1]

- Những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc để làm theo hợp đồng

- Những công dân ở vùng giáp giới, sống ở nước bên này nhưng làm việc ở nước bên kia

- Những người dân di cư tạm hoặc cố định

- Những người tị nạn

- Nhà ngoại giao, nhân viên các đại sứ…

- Lưu học sinh

1.3.2.2 Theo đặc điểm kinh tế xã hội

Khách du lịch cũng thường được phân thành các nhóm theo nhiều tiêu chí về đặc điểm kinh tế-xã hội Các tiêu chí sau đây thường được nhiều nước sử dụng:

lịch thành các nhóm sau: dưới 20 tuổi, từ 21 tuổi đến dưới 30 tuổi, từ 31 đến dưới

40 tuổi, từ 41 đến dưới 50 tuổi, 51 dưới 60 tuổi, từ 60 tuổi trở lên

bác sĩ, công nhân, nông dân,

Trang 24

• Phân nhóm theo mức thu nhập

Ngoài ra, khách du lịch còn được phân nhóm theo cấu trúc gia đình, theo truyền thống văn hoá, theo tôn giáo

Trọng các tiêu chí nêu trên, việc phân loại khách du lịch theo độ tuổi và giới tính được thực hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới vì dễ thu thập thông tin

1.3.2.3 Phân theo phương tiện giao thông được sử dụng

Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau:

Thông thường, khách du lịch được thống kê theo 3 nhóm chính: Đường bộ (ôtô, tàu hoả), đường thuỷ và hàng không Việc khách du lịch lựa chọn loại phương tiện nào là chủ yếu tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của điểm đến, khả năng chi trả và thời gian dành cho chuyến đi, độ tuổi,

Đối với nước ta, khách quốc tế đến chủ yếu bằng đường hàng không, lựa chọn tiếp theo của khách du lịch là đường bộ và cuối cùng là đường thuỷ

1.3.2.4 Phân theo độ dài thời gian của hành trình

Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau:

- Khách nghỉ cuối tuần (2-3 ngày);

- Khách đi du lịch dưới 1 tuần;

- Khách đi du lịch từ 1 đến 3 tuẩn;

- Khách đi du lịch từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Trang 25

- Khách đi du lịch trên 3 tháng

1.3.2.5 Phân theo loại hình cơ sở lưu trú được sử dụng

Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau:

- Khách lưu trú tại khách sạn;

- Khách lưu trú tại Bungalow;

- Khách lưu trú tại Motel;

- Khách lưu trú tại khu cắm trại;

- Khách lưu trú tại nhà dân;

- Khách lưu trú tại nhà người thân,

1.3.2.6 Phân theo mức chi tiêu

quan niệm cho rằng: “Tâm lý khách du lịch là một ngành của tâm lý học, chuyên

nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách du lịch, nghiên cứu những yếu tố ảnh

Trang 26

hưởng tác động đến tâm lý của khách và nghiên cứu việc vận dụng các thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du lịch”.[3]

1.3.3.2 Vai trò của việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong việc kinh doanh

du lịch

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người nói chung và trong hoạt động

du lịch nói riêng việc vận dụng các thành tựu của tâm lý học có một ý nghĩ vô cùng quan trọng Do những đặc trưng riêng của hoạt động du lịch, đứng trên góc độ của những người phục vụ du lịch việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho quá trình kinh doanh phục vụ đạt kết quả cao hơn:

- Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng phục vụ chỉ được đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng Chất lượng phục vụ du lịch phần lớn phụ thuộc vào các đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý xã hội của khách du lịch và người phục

vụ du lịch khi họ giao tiếp với nhau Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch

- Khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch Để kinh doanh

du lịch đạt kết quả tốt cần phải nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cũng như hành vi của khách, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua những thành tựu của tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội, tâm lý du lịch nói riêng Thông qua việc nghiên cứu nhận biết nhu cầu, sở thích, tâm trạng, thái độ, động cơ… của các nhóm khách

du lịch, của từng cá nhân cụ thể để định hướng điều khiển và điều chỉnh quá trình phục vụ khách du lịch

Thông qua việc nghiên cứu và vận dụng các thành tựu của tâm lý du lịch sẽ giúp cho nhà cung ứng du lịch nắm được các đặc điểm tâm lý xã hội của cư dân và chính quyền nơi diễn ra hoạt động du lịch, điều chỉnh các mối quan hệ với các nhóm người này nhằm mang lại sự hài hoà và hợp lý nhất cho quá trình kinh doanh

du lịch

Trang 27

- Giúp cho các nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch hiểu biết được các đặc điểm tâm lý của mình, biểu hiện và diễn biến trong quá trình phục vụ

… Từ đó có những biện pháp thích hợp, khắc phục và hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất tâm lý xã hội cần thiết để tự điều chỉnh tâm lý và hành vi xã hội của mình trong quá trình phục vụ khách

- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch, sẽ giúp cho những người kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ trong du lịch nhận biết sâu hơn

về tâm lý của khách, vận dụng được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của khách du lịch trong quá trình kinh doanh phục vụ

1.3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý du khách

a Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên đó là điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất cho cuộc sống

và sự phát triển của xã hội loài người Môi trường bao gồm các yếu tố như: vị trí địa

lý, thời tiết, khí hậu, điều kiện, thuỷ văn, tài nguyên tự nhiên… Nó ảnh hưởng đến vóc dáng con người, màu da, màu tóc, khả năng thích nghi và chịu đựng của cơ thể… Chính những điều này qua quá trình sống sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý con người Có thể nhận thấy rằng khách du lịch ở những vùng hàn đới thường trầm lặng,

ít nói hơn khách ở những vùng ôn đới, trong khi đó khách du lịch ở những vùng nhiệt đới thường cởi mở, sôi nổi, cuồng nhiệt hơn

Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người ở đó thường cởi mở, khoáng đạt hơn trong cuộc sống, ngược lại ở những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn con người thường chăm chỉ, cần cù tiết kiệm hơn…hay ở những vùng thuận lợi cho việc giao lưu cư dân thường cởi mở, giao tiếp tốt, văn hoá pha tạp, những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn cho việc giao lưu cư dân thường thật thà, thuần khiết, văn hoá bó hẹp, tuy nhiên lại giữ được nét truyền thống lâu đời…

Việc xem xét môi trường tự nhiên thực chất cũng là xem xét những ảnh hưởng gián tiếp của môi trường tự nhiên đến con người thông qua môi trường xã

Trang 28

hội Do đó chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn thông qua những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến tâm lý con người

b.Môi trường xã hội

Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc - cộng đồng xã hội Tâm lý mỗi người chịu sự chế ước của lịch sử các nhân và lịch sử cộng đồng xã hội.Tóm lại, tâm lý người có nguồn gốc xã hội - lịch sử, vì thế môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các mối quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến tâm

lý của mỗi người.Trong môi trường xã hội các yếu tố chủ yếu tác động đến tâm lý của khách mà chúng ta cần nghiên cứu như:

-Môi trường dân tộc

-Môi trường giai cấp

-Môi trường nghề nghiệp

-Phong tục tập quán

• Môi trường dân tộc:

Để nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của khách cần phải có những hiểu biết về môi trường dân tộc của khách Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của một dân tộc

ta có thể xem xét ở ba khía cạnh cơ bản sau:

- Đặc điểm tâm lí chung của toàn dân tộc

- Đặc điểm tâm lí của các tầng lớp trong dân tộc

- Đặc điểm sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của con người trong cộng đồng dân tộc đó

Trong qúa trình hình thành phát triển cùng với việc tổ chức sản xuất, giao lưu, chiến tranh, sinh hoạt, tổ chức xã hội, cải tạo thiên nhiên… mà các dân tộc đã dần dần hình thành nên những đặc điểm tâm lý riêng biệt cho dân tộc mình.VD: Tinh thần độc lập, tự chủ, cần cù, chịu khó của người Việt Nam, tính cẩn thận, gia

Trang 29

giáo, nề nếp của người Nhật, tính bốc đồng cuồng nhiệt của người gốc Phi, tính thực dụng của người Mỹ…

Trong thực tế vận dụng việc tìm hiểu về môi trường dân tộc trong việc đánh giá tâm lý khách du lịch đòi hỏi người phục vụ du lịch cần có những hiểu biết nhất định về môi trường dân tộc của khách, cụ thể là phải có những hiểu biết về phong tục tập quán, tính cách dân tộc, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc…

• Môi trường giai cấp:

Môi trường giai cấp có tác động không nhỏ đến tâm lý con người, con người

ở những giai cấp khác nhau sẽ có những đặc điểm, nhân cách, tình cảm, nhận thức khác nhau do đó việc nghiên cứu những tác động của môi trường giai cấp tác động đến tâm lý của khách du lịch cũng hết sức cần thiết

Do sự phân hoá xã hội, sở hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội đã hình thành nên các giai cấp khác nhau cùng với những đặc điểm khác nhau về vị trí trong xã hội, quyền lợi xã hội, cách kiếm sống nhu cầu, thị hiếu riêng…

Trong thực tế khi tìm hiểu tâm lý của khách du lịch nếu nắm bắt được nghề nghiệp của khách sẽ giúp nhân việc phục vụ chủ động hơn, nhận biết được một số đặc điểm tâm lý do ảnh hưởng nghề nghiệp khách tác động tới

- Phong tục tập quán là một khía cạnh trong tính cách dân tộc, nó là một yếu

tố cơ bản tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc và là một trong các yếu tố tạo nên tính dị biệt trong các sản phẩm du lịch đặc biệt là trong các sản phẩm du lịch lễ hội và du lịch văn hoá (vì phong tục tập quán cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên các sản phẩm

du lịch văn hoá, du lịch lễ hội)

- Phong tục tập quán còn có tác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu du lịch và động cơ du lịch của con người

Trang 30

- Phong tục tập quán là một trong các yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến tính cách, nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị, và cách ăn uống của khách du lịch

1.4 Chương trình du lịch

1.4.1 Khái niệm chương trình du lịch

Là lịch trình được định trước của chuyến đi do các DNLH tổ chức, trong đó xác định được thời gian chuyến đi nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chương trình

1.4.2 Đặc điểm và vai trò của chương trình du lịch

1.4.2.1 Đặc điểm

- Tính vô hình của sản phẩm: nó không phải là thức có thể cân đong đo đếm,

sờ nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống như người ta bước vào một cửa hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận về nó Kết quả của chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó

- Tính không đồng nhất: nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến đi khác nhau Vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không kiểm soát được

- Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp Cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể hoặc trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng

- Tính dễ bị sao chép và bắt chước: do kinh doanh chương trình du lịch không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp

Trang 31

- Tính thời vụ cao, luôn luôn bị biến động: bởi vì tiêu dùng và sản suất du lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô

- Tính khó bán do kết quả của những đặt tính trên: tính khó bán do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch như rủi ro về sản phẩm, thân thể, tài chính, tâm lý, thời gian…

1.4.2.2 Vai trò của chương trình du lịch

Chương trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các địa điểm du lịch và

du khách: [11]

* Đối với địa điểm du lịch

- Tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch

- Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

- Khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa

- Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và địa phương

du lịch cũng như hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến (e-tourism)… được ứng dụng ngày càng sôi động đã và đang rút ngắn khoảng cách về không gian và thời

Trang 32

gian giữa các vùng miền trong một quốc gia với nhau, việc khám phá và tìm hiểu các giá trị đặc trưng, tiêu biểu của một đất nước ngày càng trở nên dễ dàng và thuận lợi

1.4.3 Phân loại chương trình du lịch

1.4.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

- Chương trình du lịch chủ động: Doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trường để xây dựng chương trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện Khách sẽ gặp chương trình qua quảng cáo và mua chương trình

- Chương trình du lịch bị động: Doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng chương trình du lịch – khách thỏa thuận lại và chương trình được thực hiện

- Chương trình du lịch kết hợp: Doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trường: xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thỏa thuận

và chương trình được thực hiện

Chương trình này phụ thuộc vào thị trường dung lượng không lớn, không ổn định và nó khắc phục được nhược điểm của hai chương trình trên

1.4.3.2 Căn cứ vào mức giá

- Chương trình du lịch trọn gói : Được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi Đây là loại chương trình du lịch chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành

- Chương trình du lịch với các mức giá cơ bản : Có giá của một số dịch vụ cơ bản : giá vận chuyển, lưư trú …

- Chương trình du lịch với mức giá tự chọn : Dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau

Trang 33

1.4.3.3 Căn cứ vào không gian phạm vi lãnh thổ

- Chương trình du lịch nội địa ( DIT): Đối tượng chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế do hãng lữ hành gửi đến, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Chương trình du lịch quốc tế ( FIT): Cói 2 loại

+ Chương trình du lịch quốc tế gởi khách (out bound tour)

+ Chương trình du lịch quốc tế nhận khách ( in bound tour)

1.4.3.4 Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi

- Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan

- Chương trình du lịch theo chuyên đề : văn hoá, lịch sử

- Cchương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng

- Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm …[10]

Tiểu kết chương 1

Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, là “ con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế Du lịch phát triển có đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao đời sống người dân địa phương cũng như đóng góp vào nguồn thu của doanh nghiệp, của địa phương, cũng như của Nhà nước Để hình thành lên một ngành du lịch, nó được cấu thành bởi nhiều yếu tố, mỗi yếu tố là một phần quan trọng không thể tách rời Để kinh doanh du lịch., trước tiên cần hiểu du lịch là gì, kinh doanh du lịch là

gì Không những thế ta cần là người hiểu rõ tâm lý du khách, đây là vấn đề then chốt tạo nên sự thành công của ngành du lịch, hiểu biết về hiệu suất của việc kinh doanh du lịch để đảm bảo chúng ta nắm rõ ta đang làm gì và được gì Đây là những vấn đề chung mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào cũng cần phải có hiểu biết về nó

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC CHƯƠNG TRÌNH

DU LỊCH DỊP TẾT CỔ TRUYỀN TẠI HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Hà Nội

2.1.1 Giới thiệu chung về Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về

phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000 người (năm 2015) Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam [12]

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được coi là tiểu Paris của Phương Đông thời bấy giờ Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam

2.1.2 Lịch sử hình thành

2.1.2.1 Thời Lý – Trần (1010 – 1397)

Năm 1010, Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) về Đại

La Theo truyền thuyết, năm 1009, khi Lý Công Uẩn về thăm quê ở châu Cổ Pháp

Trang 35

(Từ Sơn, Bắc Ninh) có đi qua Đại La Vua đã nhìn thấy nơi chân thành có đám mây hình một con rồng vàng đang bay lên Vua cho rằng đó là điềm báo nên dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (rồng bay lên) Từ đó, Hà Nội – Thăng Long thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất Việt Nam

Ngay từ năm đầu định đô (1010), nhà Lý đã cho đắp vòng thành bao quanh các cung điện gọi là Thăng Long thành (từ đời Lê đổi là Hoàng thành) Năm 1029,

Lý Thái Tông xây thêm 1 khu đặc biệt dành cho vua và hoàng gia gọi là Long Thành (đời Lê gọi là Cấm thành)

Thời Lý, đã có nhiều công trình kiến trúc và nghệ thuật được xây dựng tại Hà Nội tiêu biểu như chùa Diên Hựu (1049, chùa Một Cột), chùa Báo Thiên (1957), Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám (1076 – trường đại học đầu tiên của Việt Nam)… Đến thời Trần, thành Thăng Long tiếp tục được mở rộng và phát triển Thăng Long được chia thành 61 phường với những đặc trưng nghề thủ công khác nhau như dệt vải (Nghi Tàm), làm giấy (Yên Thái), nhuộm điều (Hàng Đào), nung vôi (Hà Tân), làm quạt (Tả Nhất)… Thương nghiệp thời Trần cũng rất phát triển, thu hút nhiều lái buôn trong và ngoài nước tới

Từ 1258 – 1288, đế chế Mông – Nguyên đã 3 lần xâm lấn Đại Việt Trong 3 lần đó, vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh thành và thực hiện sách lược “vườn không nhà trống” Trên địa bàn Hà Nội cũng đã diễn ra những trận đánh lớn, quan trọng điển hình là trận Đông Bộ Đầu ngày 29/1/1258 đã kết thúc cuộc tấn công xâm lược lần 1 của quân Mông Cổ Nhân vật Hà Nội nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến này là Bà chúa kho Lý Thị Châu (Châu Nương), người làm nhiệm vụ bảo vệ kho lương và hậu cần

Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô ở An Tôn (Thanh Hoá) và dời

đô về đó Thăng Long được đổi tên thành Đông Đô

Trang 36

2.1.2.2 Thời Hậu Lê (1428 – 1778)

Năm 1406, quân Minh sang xâm lược Đại Ngu (tên nước Việt Nam lúc bấy giờ) Ngày 21/1/1407, thành Đông Đô thất thủ Đông Đô bị đổi tên thành Đông

Quan là nơi đặt bộ máy cai trị Đại Việt

Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra ở tỉnh Thanh Hoá năm 1418 Tháng 8/1426, Lê Lợi kéo quân ra bắc đánh bại quân Minh Viện binh do Vương Thông cầm đầu cũng đại bại ở Tốt Động – Chúc Động (thuộc Chương Mỹ ngày nay) Ngày 22/11/1426, nghĩa quân Lam Sơn phát động chiến dịch giải phóng Đông Quan Bốn đạo nghĩa quân đóng tại Bồ Đề, Cảo Đông, Sa Đôi và Tây Phù Liệt vây hãm thành buộc tổng binh Vương Thông phải xin hoà hoãn để chờ viện Tuy nhiên, đội cứu binh này cũng đại bại khiến vua Minh Tuyên Tông buộc phải tuyên bố bãi binh Ngày 10/12/1427, Lê Lợi tổ chức cuộc gặp với chủ tướng bại quân là Vương Thông ở phía nam thành Đông Quan (gọi là Hội thề Đông Quan) như một hình thức định ước đình chiến

Ngày 29/4/1428, Thái Tổ Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục cái tên Đông

Đô và định đô ở đó Đến năm 1430 thì đổi tên thành Đông Kinh Năm 1466, Hà Nội lại có tên là phủ Trung Đô, gồm 2 huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương (sau là Thọ Xương)

Năm 1527, sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Hà Nội đã trở về với tên Thăng Long Năm 1588, nhà Mạc đắp thêm 3 lần luỹ ngoài thành Đại

La Đến thời Lê Trịnh năm 1749, Trịnh Doanh điều động dân phu, dựa theo thành Đại La cũ, đắp lại vòng thành ngoài gọi là Đại Đô

Ở thời kì này, Thăng Long còn được gọi với tên Kẻ Chợ Thương nghiệp Hà Nội phát triển mạnh với một mạng lưới chợ dày đặc, lớn nhất có chợ Cửa Đông, Cửa Nam, Dịch Vọng, Thịnh Quang… Dân số Thăng Long tăng nhanh Các nghề thủ công đa dạng

Quần thể kiến trúc Thăng Long cũng có thêm những điểm mới với phủ Chúa (1592 – 1749), Nguyệt đài, Thuỷ Tạ, đình Tả Vọng…

Trang 37

Năm 1786, quân Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh Cuối năm 1788, quân Thanh được sự hậu thuẫn của Lê Chiêu Thống vào chiếm Thăng Long Xuân 1789, Quang Trung đã tiến ra giải phóng Thăng Long, đánh bại quân Thanh chỉ trong vòng chưa đến 1 tuần với 4 trận đánh lớn là Hạ Hồi (Thường Tín), Ngọc Hồi (Thanh Trì), Đống Đa và Thăng Long Quang Trung lên ngôi vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ Việt Nam ngày nay)

2.1.2.3 Thời Nguyễn, Pháp thuộc (1802 – 1945)

Năm 1802, Gia Long diệt Tây Sơn, Thăng Long vẫn là thủ phủ Bắc Thành Những năm 1803 – 1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ, xây lại một toà thành mới kiểu Pháp Năm 1931, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long cũ

và 4 phủ

Tuy không còn là thủ đô, nhưng ở thời kì này, Hà Nội vẫn là trung tâm kinh

tế, văn hoá lớn Các công trình kiến trúc đặc sắc đã được xây dựng, tu bổ trong thời gian này Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra lo sửa sang đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây đài Nghiên, tháp Bút Năm 1912, nhà Nguyễn cho xây dựng Kỳ Đài (hay Cột Cờ)

Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã dũng cảm đấu tranh, không chịu khuất phục Hai lần Pháp tiến đánh Bắc Kì (1873 và 1882 – 1883), họ đều hứng chịu những thất bại nặng nề ở Cầu Giấy

Ngày 1/10/1888, Hà Nội chính thức trở thành thành phố nhượng địa của Pháp Tổng thống Pháp, Marie François Sadi Carnot, ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội là đô thị cấp 1 Hà Nội trở thành thủ phủ Liên bang Đông Dương (gồm

5 bang: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì thuộc Việt Nam và Lào, Campuchia) Bộ mặt xã hội và kinh tế của Hà Nội đã có những biến chuyển nhanh chóng

Thực dân Pháp xây dựng ở Hà Nội nhiều trường đại học, cao đẳng chung cho Đông Dương, thành lập Nha Khí tượng, Viện Vi trùng, xây cầu Long Biên (1902)… Nhiều công ti, xí nghiệp lớn của tư bản Pháp đặt trụ sở ở Hà Nội

Trang 38

Trong thời kì Pháp thuộc, Hà Nội cũng đã diễn ra nhiều phong trào yêu nước

mà nổi bật như cuộc hưởng ứng hoạt động của Phan Bội Châu và phong trào Đông

Du (1905), phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), vụ Hà thành đầu độc (1908)…

Hà Nội cũng là nơi ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (cuối tháng 3 năm

1929 tại số 5D Hàm Long)

– Đông Kinh nghĩa thục: là một ngôi trường do các sĩ phu tiến bộ, đứng đầu

là Lương Văn Can mở tháng 3/1907 Đông Kinh nghĩa thục tuyên truyền cải cách, khơi gợi tinh thần yêu nước, đã tạo được ảnh hưởng tích cực về mặt tư tưởng cho một bộ phận quần chúng Trường bị thực dân Pháp buộc đóng cửa tháng 11/1907 – Hà thành đầu độc: là vụ đầu độc binh lính, sĩ quan Pháp tối 27/7/1908 do hội Nghĩa Hưng thực hiện Hội Nghĩa Hưng là một nhóm phái viên của Hoàng Hoa Thám ở Hà Nội, được thành lập nhằm tuyên truyền binh sĩ người VIệt trong quân đội Pháp Vụ Hà thành đầu độc là một phần trong kế hoạch đánh úp Hà Nội của hội Trong giai đoạn 1930 – 1945, Hà Nội đã diễn ra nhiều cuộc mitting, biểu tình, rải truyền đơn của các tầng lớp nhân dân Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã đứng lên tổng khởi nghĩa và giành chính quyền từ tay thực dân Pháp

2.1.2.5 Thời kì kháng chiến (1945 -1975)

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh

ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hà Nội lại trở về với vai trò là một thủ đô

Từ 19/12/1946 – 17/2/1947, nhân dân Hà Nội đã anh dũng chống lại cuộc tấn công xâm lược trở lại của thực dân Pháp Để bảo toàn lực lượng, Trung đoàn Thủ

đô đã rút lui tạm để Pháp chiếm đóng Hà Nội (từ tháng 3 năm 1947) Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Hà Nội đã phải chống trả không ít những cuộc không kích của không quân Mĩ (từ tháng 4/1966 đến tháng 11/1968) Sau nhiều lần tấn công thất bại, Mĩ quyết định dùng B52 – máy bay hiện

Trang 39

đại nhất lúc bấy giờ – hòng đưa Hà Nội quay trở về thời kì đồ đá Sau 12 ngày đêm chiến đấu (18/12 – 30/12/1972), cuộc tập kích bằng đường không của Mĩ đã hoàn toàn thất bại Quân dân Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay Mĩ với 23 chiếc B52, 2 chiếc f111 [9]

2.1.3 Kiến trúc của Hà Nội

2.1.3.1 Khu phố cổ

Khu phố cổ - trung tâm lịch sử của thành phố, hiện nay vẫn là khu vực đông đúc nhất Địa giới không gian khu phố cổ có thể coi là một hình tam giác cân với đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông-Hàng Gai-Cầu Gỗ Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghề thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái tên như Hàng Bạc, Hàng

Bồ, Hàng Đường, Hàng Thùng

Tất cả các ngôi nhà hai bên đường khu phố cổ đều theo kiểu nhà ống, mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp, chiều dài sâu, đôi khi thông sang phố khác Bên trong các ngôi nhà này cũng có cách bố trí gần như nhau: gian ngoài là nơi bán hoặc làm hàng, tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng, trên sân có bể cạn trang trí, quanh sân là cây cảnh, giàn hoa, gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối tiếp là khu phụ Những năm gần đây, mật độ dân số cao khiến phố cổ Hà Nội xuống cấp khá nghiêm trọng Một phần cư dân ở đây phải sống trong điều kiện thiếu tiện nghi, thậm chí bất tiện, nguy hiểm Một vài trường hợp đặc biệt được ghi nhận như ba người sống trong một diện tích 1,5 m² hay bốn người sống trong một căn phòng 10 m² nhưng trên nóc một nhà vệ sinh chung Trong khu 36 phố phường thuộc dự án bảo tồn, hiện chỉ còn một vài nhà cổ có giá trị, còn lại hầu hết đã được xây mới hoặc cải tạo tùy tiện

2.1.3.2 Khu thành cổ

Khu thành cổ, tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khoảng giữa hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng với kinh đô Thăng Long Trải qua nhiều lần

Trang 40

phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành Thăng Long hiện chỉ lưu lại ở một vài dấu vết Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc của thành được xây bằng đá và gạch rất kiên cố Cột cờ Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ Công trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ

lưu lại được một quần thể di tích đa dạng là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ 11 Gồm hai di tích chính, Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Chu Văn An - và Quốc Tử Giám - trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam - công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi

tổ chức nhiều hoạt động văn hóa

Ngày 31 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô của Brasil, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa, Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú Sáng 1 tháng 10 năm

2010, trong buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội

2.1.3.3 Khu phố Pháp

Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố Dựa trên các khu phố Hà Nội vốn có, những kiến trúc sư người Pháp vạch thêm các con đường mới, xây dựng các công trình theo hướng thích nghi với môi trường sở tại, tạo nên một phong cách ngày nay được gọi là kiến trúc thuộc địa Khu vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay khu phố Pháp

Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện nay Vốn là đồn thủy quân của Hà Nội cổ, đến năm 1875, khu vực này được nhượng lại

Ngày đăng: 30/09/2016, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Quỳnh Chi, Tổng quan du lịch, Tài liệu nội bộ khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 01/2007, 148 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng quan du l"ị"ch
[2] Luật du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2005, 148 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lu"ậ"t du l"ị"ch Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[3] Nguyễn Lê Thanh Thảo, Bài giảng môn tâm lý khách du lịch, 2010, 56 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài gi"ả"ng môn tâm lý khách du l"ị"ch
[4] Nguyễn Thị Lan Hương, Bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, Giáo trình Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2006, 72 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o v"ệ" c"ả"nh quan, môi tr"ườ"ng du l"ị"ch
[5] Nguyễn Vinh Phúc, Hà Nội – Con đường, dòng sông và lịch sử, NXB Trẻ, 2004, 226 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà N"ộ"i – Con "đườ"ng, dòng sông và l"ị"ch s
Nhà XB: NXB Trẻ
[6] TS. Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008, 342 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Th"ị" tr"ườ"ng Du l"ị"ch
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
[7] Tuấn Hải, Lượng khách du lịch đến Hà Nội dịp Tết Bính Thân, 2/2016 (www.baodulich.net.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"ượ"ng khách du l"ị"ch "đế"n Hà N"ộ"i d"ị"p T"ế"t Bính Thân
[8] Trang thông tin chính thức của Tổng cục Du lịch Việt Nam (www.vietnamtourism.gov.vn) Khác
[9] www.bongdentoiac.wordpress.com (Lịch sử Hà Nội). [10] www.dankinhte.vn.[11] www.edu.vn Khác
[12] www.hanoi.gov.vn ( Trang Web của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội) Khác
[13] www.phatgiao.org.vn (Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán) Khác
[15] www.trithucsong.com (Những trò chơi dân gian ngày Tết). [16] www.voer.edu.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w