Nhưng sự thay đổi khí hậu theo mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển ở đây, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch biển Cát Bà nó
Trang 1VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH _ _
LÊ THANH QUANG – K20QT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trương Nam Thắng
Hà Nội, 5 – 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kết thúc 4 năm học tập và rèn luyện, em đã hoàn thành khóa luận “Giải
pháp phát triển du lịch Cát Bà mùa vắng khách ” Trên thực tế không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, để có được sự thành công như vậy đầu tiền là nhờsự hướng dẫn tận tình của Thầy Trương Nam Thắng - Cán bộ quản lý phát triển Ngành - Dự án EU đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Được gặp thầy cũng như được thầy giúp đỡ
là niềm tự hào đối với em Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ sự biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo bộ môn Khoa Du Lịch cùng các thầy cô giáo vụ trong Khoa đã tạo điều kiện tối đa cho em có cơ hội hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hải Phòng, Uỷ ban Nhân Dân huyện Cát Hải đã tạo điều kiện hết sức, cung cấp cho
em những thông tin hữu ích trong việc phân tích khóa luận
Tuy được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô cũng như nỗ lực của bản thân, khóa luận cảu tôi vẫn khó tranh khỏi nhiều khiếm khuyết và hạn chế, em mong nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên tốt nghiệp
Lê Thanh Quang
Trang 3VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-*** -NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Lê Thanh Quang
Lớp - Khoá : A2- K20
Điện thoại: 0978.390.186 Ngành học: Quản trị kinh doanh (du lịch)
1 Tên đề tài:
Giải pháp phát triển du lịch Cát Bà mùa vắng khách
2 Các số liệu ban đầu:
Theo các số liệu nghiên cứu, điều tra, tính toán và số liệu liên quan khác thu thập từ thực tế tại địa bàn, thư viện và các giáo trình
3 Nội dung các phần
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
1.1 Khái quát về du lịch
1.2 Kinh doanh du lịch
1.3 Đặc điểm của tính thòi vụ trong kinh doanh du lịch
1.4 Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của thời vụ du lịch
Chương II: Thực trạng hoạt động và tính mùa vụ của du lịch Cát Bà
2.1 Giới thiệu về Cát Bà
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Bà
2.3 Tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch tại Cát Bà
Chương III: Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với Cát Bà vào mùa vắng khách
3.1.Mục tiêu và cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp
3.2 Các nhóm giải pháp
4 Giáo viên hướng dẫn:Thầy Trương Nam Thắng – Cán bộ quản lý phát triển Ngành -
Dự án EU
5 Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp:14/12/2015
6 Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối): 09/05/2016
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP i
MỤC LỤC ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1.1 Khái quát về du lịch 4
1.1.1 Du lịch 4
1.1.2 Khách du lịch 6
1.1.3 Các loại hình du lịch 8
1.2 Kinh doanh du lịch 14
1.2.1 Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch 14
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ du lịch 16
1.3 Đặc điểm của tính thòi vụ trong kinh doanh du lịch 19
1.3.1 Đặc điểm của tính thời vụ trong du lịch 19
1.3.1.1 Định nghĩa thời vụ du lịch 19
1.3.1.2 Định nghĩa về quy luật thời vụ trong du lịch 19
1.3.1.3 Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến: 19
1.3.1.4 Số lượng thời vụ du lịch 19
1.3.1.5 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch 20
1.3.1.6 Cường độ của thời vụ du lịch 20
1.3.1.7 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch 21
1.3.1.8 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch 21
1.3.1.9 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính : 21
1.4 Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của thời vụ du lịch 23
1.4.1 Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch : 23
1.4.2 Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm : 23
1.4.3 Nghiên cứu thị trường : 23
Trang 51.4.4 Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và
khu du lịch : 24
1.4.5 Sử dụng tích cực các động lực kinh tế : 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH MÙA VỤ CỦA DU LỊCH CÁT BÀ 26
2.1 Giới thiệu về Cát Bà 26
2.1.1 Vị trí địa lý: 26
2.1.2 Đặc điểm địa hình: 27
2.1.3 Đặc điểm khí hậu- thủy văn 29
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng 30
2.1.5 Tài nguyên du lịch tự nhiên 30
2.1.6 Tài nguyên du lịch nhân văn 31
2.1.7 Lịch sử hình thành Đảo Cát Bà 33
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Bà 37
2.2.1 Anh hưởng của cơ sở hạ tầng đối với du lịch 37
2.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch ở đảo Cát Bà 39
2.2.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Cát Bà 43
2.3 Tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch tại Cát Bà 45
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch 45
2.3.2 Thu nhập từ hoạt động du lịch Cát Bà 47
2.3.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật 47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CÁT BÀ VÀO MÙA VẮNG KHÁCH 51
3.1.Mục tiêu và cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp 51
3.1.1.Mục tiêu 51
3.1.2 Cơ sở đề xuất 51
3.2 Các nhóm giải pháp 52
3.2.1.Nhóm giải pháp về hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch thu hút khách du lịch đến Cát Bà trong mùa thấp điểm 52
Trang 63.2.1.1.Du lịch làng chài 52
3.2.1.2.Tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch 54
3.2.1.3 Lễ hội làng cá Cát Bà 56
3.2.2 Nhóm giải pháp về hoạt động quảng bá du lịch 58
3.2.2.1 Qua các trang mạng xã hội 58
3.2.2.2 Qua các website, công ty du lịch 59
3.2.2.3 Xây dựng các clip quảng cáo quảng bá hình ảnh ở Cát Bà 61
3.2.3 Nhóm giải pháp về các chính sách, cơ chế và điều kiện tạo thuận lợi cho việc thu hút khách trong mùa thấp điểm 62
3.2.3.1.Giá cả hợp lý kết hợp với đảm bảo chất lượng trong suốt mùa thấp điểm 62
3.2.3.2 Chính sách quản lý chung 64
3.2.3.3 Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp một phần lớn trong GDP của đất nước Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du Lịch năm 2015, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 7.943.651 lượt, tăng 0,9% so với cùng kì năm 2014 và tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt khách, tăng 48% so với cùng kì năm 2000 Với những con số ấn tượng như vậy, ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp 337,83 nghìn tỷ đồng cho ngân sách quốc gia Như vậy, du lịch đã và đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và mở rộng vị thế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới
Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế Trong đó, điển hình như Vịnh
Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có
vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong
10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của
Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng
Trang 8dịch vụ xuất sắc của mình Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng
Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước
ta Cát Bà là một trong những điểm tham quan, hấp dẫn khách du lịch trong
và ngoài nước! Đến với Cát Bà, du khách sẽ bị hút hồn với vẻ đẹp của biển, khám phá những dãy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú, xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình là 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 322 m so với mặt nước biển
Đối với hoạt động du lịch biển Cát Bà, đa số khách đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng kết hợp tắm biển là những loại hình du lịch chủ yếu của hoạt động du lịch biển Sự kết hợp giữa điều kiện thuận lợi của khí hậu với các điều kiện khác là tiềm năng du lịch to lớn đối với sự phát triển du lịch biển Nhưng sự thay đổi khí hậu theo mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính thời vụ trong hoạt động du lịch biển ở đây, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch biển Cát Bà nói riêng và du lịch biển Việt nam nói chung
Như vậy, đề tài “Giải pháp phát triển du lịch Cát Bà mùa vắng khách”
là một đề tài có tính cấp thiết và vô cùng thực tế
2 Mục tiêu giới hạn và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch của thé giới và thực trạng cơ
sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tại quần đảo Cát Bà Mục tiêu của đề tài là đề xuất và đưa ra giải pháp để phát triển du lịch Cát bà vào mùa vắng khách, thu hút khách đến thăm quan du lịch ở đây từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau
Trang 92.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế ở quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng
2.3 Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về thực trạng và những thiếu sót về dịch vụ phát triển du lịch tại Cát
Bà Từ đó, đề ra giải pháp phát triển, cung cấp thêm dịch vụ, thu hút khách du lịch mùa vắng khách
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mục đích, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của đề tài tập trung vào ba phần sau:
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương II: Thực trạng hoạt động và tính mùa vụ của du lịch Cát Bà
Chương III: Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với Cát Bà vào mùa vắng khách
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về du lịch
1.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển Du lịch cùng với các ngành kinh tế khác đã và đang mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ.Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết Du lịch giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan ) Không những thế, du lịch còn góp phần quảng bá nền văn hóa đặc sắc riêng của đất nước đó đếm với bạn bè quốc tế Ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách cũng đang tập trung vào kêu gọi vốn đầu tư cho ngành du lịch để khai thác tối đa lợi ích mà du lịch mang lại Tuy nhiên, cho đến nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa có những nhận thức nhất quán về du lịch, đặc biệt là định nghĩa về du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ
này là m ột hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu
khôi ph ục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát
sinh, phát tri ển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”
Kaspar cho rằng “du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà ph ải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó” Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp
Trang 11các m ối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm
th ời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường
xuyên c ủa họ” (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học
về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod
đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó
không ch ỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do
khách ch ỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu
dùng tr ực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu
hi ểu biết và giải trí.”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác với nơi định cư
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham
quan tích c ực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam th ắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một
ngành kinh doanh t ổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truy ền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
Trang 12mình, v ề mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có th ể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu là:
• Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng
• Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
1.1.2 Khách du lịch
Vấn đề thứ hai chúng ta cần tìm hiểu là định nghĩa về khách du lịch Trên phương diện này, cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra
Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cả những người
th ỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng
th ời gian dưới 1 năm và chi tiêu tiền bạc mà nơi họ đến thăm mà không kiếm
ti ền ở đó”
Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự
nguy ện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ
và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”
Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách
quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia
ngoài qu ốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h” Từ
khái niệm đó ta thấy: Những người được coi là khách quốc tế bao gồm:
Trang 13Những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình
Những người tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức quốc
tế, các đại hội thể thao olimpic…
Khách tham quan là những chỉ đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h
Khách du lịch quốc tế
Khách du lịch nội địa
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
o Khách du lịch quốc tế (International tourist):
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài
o Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công
dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước
o Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):Bao gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú
và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia
o Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Ở Việt Nam, khái niệm về du khách Việc xác định ai là du khách cũng có nhiều quan điểm khác nhau Ở đây cần phân biệt giữa khách du lịch, khách thăm quan
và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi Địa lý
du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ
y ếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia
Trang 14vào các ho ạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ
nh ững giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của
ngành du l ịch”
Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề ra khái niệm: “Khách du lịch
là ng ười đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
- Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh
- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hương và người thân
Những người sau đây không được công nhận là khác du lịch:
- Những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư
- Những người ở biên giới hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới
- Những người đi học
- Những người di cư, tị nạn
- Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán
- Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc
Trang 16- Du lịch người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái, hay còn có nhiều tên gọi thường gặp khác nhau như: Du lịch thiên nhiên; Du lịch dựa vào thiên nhiên/ Du lịch xanh; Du lịch môi trường, nhưng đều được hiểu là loại hình “du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”
(Hiệp hội Du lịch Sinh Thái -The Internatonal Ecotourism society); hay là loại
Trang 17hình du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (Luật du lịch năm 2005)
Lê Huy Bá thì định nghĩa về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du
l ịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những
khách du l ịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay
nghiên c ứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa
gi ữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia
c ũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên
thiên nhiên m ột cách bền vững” (2000)
Một số loại hình du lịch khác cũng thường được xếp và sử dụng với nghĩa tương đương trong loại hình du lịch sinh thái có thể kể đến như: Du lịch đăc thù; Du lịch mạo hiểm (khám phá, thám hiểm; Du lịch bản xứ; Du lịch có trách nhiệm; Du lịch nhạy cảm; Du lịch nhà tranh và Du lịch bền vững
Du lịch văn hóa
Theo UNESCO, du lịch văn hóa thông thường được phân thành hai
loại: Du lịch văn hóa vật thể (Tangible) và Du lịch văn hóa phi vật
th ể (Intangible) Trong khi Du lịch văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa hữu
thể, bao gồm các công trình kiến trúc như đình chùa, miếu mạo, lăng mộ, nhà
sàn thì di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các biểu hiện tượng trưng và
“không sờ thấy được” được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu rộng rãi như âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thái, nghi lễ, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, các món ăn, các công nghệ thủ công truyền thống
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa hiện nay đều đồng nhất một quan điểm trong cách phân loại về di sản văn hóa đó là: Sự phân chia văn hóa thành cái ‘hữu thể’ và cái ‘vô thể’ trong văn hóa hiện nay chỉ mang tính chất tương đối, bởi giá trị và nội hàm của văn hóa nhiều khi không đơn giản mà nó lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người
Phân loại cụ thể các loại hình du lịch
Trang 18Hiện nay, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và sự hội nhập toàn cầu trên một phương diện rộng, các tổ chức và cá nhân làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch tùy theo mục đích quảng cáo, chào bán hay nghiên cứu có thể tự phân chia các loại hình du lịch theo nhiều tên gọi khác nhau: Một số loại hình du lịch mới, lạ, tuy nhiên số lượng khách tham gia vẫn chỉ rất giới hạn như: du lịch vũ trụ; du lịch bằng chuyên cơ (máy bay riêng) hay
du lịchtheo mùa; du lịch quá cảnh; du lịch “phượt”của một bộ phận những người trẻ ưa trải nghiệm và tự mình khám phá ở những vùng đất mới; du lịch trăng mật với những cặp vợ chồng mới cưới; du lịch công vụ (có khả năng chi trả cao nhưng thiếu thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn) Một bộ phận du khách đi du lịch ảo với loại hình “Du lịch online” với sự trợ giúp của laptop; ipad hay iphone để xem các hình ảnh về nơi mong muốn trải nghiệm
Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc thù cụ thể, phạm vi lãnh thổ của tài nguyên du lịch, phương thức tổ chức và chào bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành ở các thị trường khác nhau; phương thức sử dụng phương tiện di chuyển; cách thức lưu trú; độ tuổi của khách du lịch; thậm chí khả năng chi trả của khách là những cách tác giả phân loại số đông để đề cập, liệt kê cũng như có được cái nhìn đầy đủ hơn về các loại hình du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa xã hội
- Căn cứ thời gian đi du lịch: Tùy theo mong muốn hoặc nhu cầu, khả
năng có thể đáp ứng cho chương trình du lịch về thời gian của khách du lịch mà
họ có thể lựa chọn cho mình chương trình Du lịch dài ngày (từ 2 tuần đến 5 tuần) và Du lịch ngắn ngày (city tour, tour trong ngày)
- Căn cứ hình thức tổ chức du lịch: Khách du lịch cũng có thể lựa chọn
loại hình du lịch theo đoàn hay du lịch cá nhân Du lịch cá nhân khi tự mình đạp
xe đạp cùng hướng dẫn viên thăm những làng quê ven sông, tham gia câu cá, cắm trại ở những vùng đất mang nhiều kì bí
- Căn cứ vào thành phần của du khách: Thành phần của khách rất đa
dạng và phức tạp, có nhiều cách phân loại khác nhau như: Theo độ tuổi (trẻ nhỏ,
Trang 19nhi đồng, thanh niên, trung niên, cao niên, người già); Theo giới tính như: nam
và nữ; Theo công việc, nghề nghiệp trong xã hội hay sự phân biệt theo khả năng chi trả cho chương trình du lịch, địa vị của khách trong xã hội (khách thượng lưu; Du khách trung lưu; Du khách bình dân)
- Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch: Trên thực tế khai
thác thị trường du lịch và lữ hành thời kì hội nhập của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường chia chương trình thành hai loại: Du lịch trọn gói và loại hình du lịch khách mua từng dịch vụ cụ thể của chương trình du lịch nhằm tối đa hóa nguồn khách du lịch khai thác cho doanh nghiệp và việc dễ dàng hơn cho nhu cầu cụ thể của khách du lịch khi họ chỉ muốn mua một hay vài phần dịch vụ của doanh nghiệp đã có sẵn để tích kiệm chi phí khi liên kết sử dụng với các dịch vụ tự tìm kiếm thay vì mua trọn gói chương trình du lịch mà doanh nghiệp
đã chào bán
- Căn cứ vào phương tiện di chuyển: Phương tiện vận chuyển trong
chương trình du lịch đóng một vai trò quan trọng để thực hiện thành công
chương trình du lịch Tùy theo tính chất loại hình tài nguyên du lịch và độ xa, khoảng cách từ nơi đón khách đến nơi tham quan của khách du lịch mà nhà điều hành hay khách du lịch có thể quyết định lựa chọn cho mình loại phương tiện di chuyển phù hợp Có thể kể đến một số phương tiện làm nên sự thú vị cho chính loại hình du lịch sau đây: Du lịch trekking; Du lịch bằng xe đạp; Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch bằng tàu biển; Du lịch bằng ô tô; Du lịch kết hợp với ngành hàng không
- Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Khách du lịch có thể lựa chọn cho
mình phương tiện lưu trú phù hợp, nên du lịch được phân loại thành: Du lịch ở khách sạn; Du lịch ở Motel; Du lịch nhà trọ; Du lịch camping và Du lịch resort
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Khách du lịch có thể nghỉ
biển hoặc leo núi, đi du lịch trong các khu đô thị và thành phố, tới các vùng quê
để thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình Các điểm đến du lịch này cũng vô hình là
Trang 20một phân chia khá hợp lý trong việc khai thác các loại hình du lịch trong bối cảnh hiện nay
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Căn cứ phạm vi lãnh thổ trong bối cảnh
toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch hiện nay có thể chia thành hai loại hình
du lịch là: Du lịch quốc tế và chương trình du lịch nội địa Du lịch nội địa dành cho khách du lịch nội địa đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng, miền du lịch cụ thể Du lịch quốc tế gồm hai loại: 1) Du lịch quốc tế vào
(inbound) là loại hình du lịch dành cho khách quốc tế vào du lịch một quốc gia khác Du lịch quốc tế ra (outbound) là loại hình du lịch dành cho công dân một nước đi du lịch nước ngoài (Out-bound)
- Căn cứ nhu cầu đi du lịch: Căn cứ nhu cầu du lịch có thể chia ra thành
nhiều loại hình du lịch như: Du lịch cộng đồng, Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, giải trí, Du lịch công vụ, Du lịch tôn giáo, Du lịch
khám phá, Du lịch thăm thân Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch hiện nay,
theo nhu cầu của khách không thể không kể đến một loại hình du lịch khá thú vị
đó là du lịch MICE (M: meetings (hội, họp); I: Incentives (khen thưởng); C: Conferences (Thảo luận); E: Exhibitions (triển lãm) Du lịch Mice đã phát triển
ở các quốc gia phát triển du lịch và những nơi có tác động ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, tuy nhiên mới chỉ thực sự phát huy được tối đa vai trò và ưu thế của nó trong những thập kỉ gần đây Du lịch Mice thực sự là một biểu hiện rõ nét và thú
vị cho sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa khu vực, địa phương và thế giới bởi sự di chuyển của dòng khách từ các quốc gia khác nhau, đến Việt Nam mang theo cơ hội phát triển, cơ hội đầu tư cho chính chủ thể khách du lịch và địa phương, vùng có tài nguyên du lịch liên ngành
1.2 Kinh doanh du lịch
1.2.1 Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó
là: “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên
Trang 21c ơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng
th ời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du
lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984)
Theo quan điểm Marketting: "sản phẩm du lịch là những hàng hoá và
d ịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du
l ịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và
tiêu dùng c ủa khách du lịch"
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ
ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
tho ả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào
đó
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :
– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá
– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm
– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm
Trang 22Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
Thứ hai là về dịch vụ du lịch Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ được coi là mọi thứ có giá trị, khác với hàng hoá vật chất, mà một tổ chức hay một cá nhân cung cấp cho một người hoặc một tổ chức khác để đổi lấy một thứ gì đó
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch
Theo Điều 4 – Luật Du lịch, dịch vụ du lịch được định nghĩa là “việc cung
c ấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông
tin, h ướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du
Từ đặc điểm này, nhà cung ứng dịch vụ du lịch phai cung cấp đầy đủ các thông tin nhấn mạnh tính lợi ích của dịch vụ mà không đơn thuần là mô tả dịch
vụ, từ đó làm cho du khách quyết định mua dịch vụ của mình
Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng
Tính đồng thời nay thể hiện ở cả không gian và thời gian Đây là đặc điểm quan trọng, thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá Vì vậy mà sản phẩm
Trang 23dịch vụ không lưu kho được Doanh nghiệp sẽ mất một nguồn thu cho một thời gian nhàn rỗi của nhân viên du lịch, hay một phòng khách sạn không cho thuê được trong một ngày
Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau Vì vậy việc tạo ra sự ăn khớp giưa cung và cầu trong du lịch là hết sức quan trọng
Có s ự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ
Trong một chừng mực nhất định, khách du lịch đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất
Sự tác động tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ du lịch phụ thuộc vào mức đọ lành nghề, khả năng và ý nguyện của cả hai bên Vì vậy, cảm giác, sự tin tưởng, tình thân thiện về cá nhân, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ được coi trọng hơn khi mua bán những hàng hoá khác
Mức độ hài lòng của khách phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng phục
vụ của nhân viên, thái độ và sự giao tiếp với khách hàng còn quan trọng hơn cả những tiêu chí kỹ thuật Vì vậy trong quá trình cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của của người sản xuất với khách hàng
Tính không chuy ển đổi quyền sở hữu dịch vụ
Trong quá trình cung cấp dịch vụ, không có quyền sở hữu nào được chuyển dịch từ người bán sang người mua Người mua chỉ mua chỉ mua quyền đối với tiến trình cung cấp dịch vụ, tức là du khách chỉ được chuyên chở, được ở khách sạn, được sử dụng bãi biển mà không được quyền sở hữu chúng
Tính không th ể di chuyển của dịch vụ du lịch
Các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, là nơi cung ứng dịch vụ nên khách
du lịch muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch
Trang 24Vì vậy khi xây dựng các điểm du lịch cần chú ý đến các điều kiện tự nhiên (như địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hâuk, tài nguyên, môi trường sinh thái) và điều kiện xã hội (dân số, dân sinh, phong tục tập quán, chính sách kinh
tế, khả năng cung ứng lao động, cơ sở hạ tầng, ) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh Đồng thời phải tiến hành các hoạt động xúc tiến và quảng bá mạnh mẽ để thu hút du khách đến với điểm du lịch
Tính th ời vụ của du lịch
Tính thời vụ của du lịch được tác động bởi các nguyên nhân mang tính tự nhiên và xã hội Đặc điểm này dễ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ mất cân đối với nhau, gây lãng phí cơ sở vật chất và con người lúc trái vụ đồng thời có nguy cơ giảm sút chất lượng phục vụ khi gặp cầu cao điểm
Để hạn chế tình trạng này, các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chương trình khuyến khích khách đi nghỉ trái vụ hoặc tổ chức quản lý tốt hàng chờ khi cầu cao điểm
Tính tr ọn gói của dịch vu du lịch
Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói các dịch vụ cơ bản (dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, bar, ), dịch vụ bổ sung (dịch vụ về thông tin liên lạc, cắt tóc, mua hàng lưu niệm, ) và dịch vụ đặc trưng (tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, thể thao, )
Tính chất trọn gói của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách, đồng thời nó đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ
Tính không đồng nhất trong dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất giữa các khách hàng với nhau vì du khách muốn được chăm sóc như là những con người riêng
Trang 25biệt Vì thế doanh nghiệp rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh
1.3 Đặc điểm của tính thòi vụ trong kinh doanh du lịch
1.3.1 Đặc điểm của tính thời vụ trong du lịch
1.3.1.1 Định nghĩa thời vụ du lịch
“ Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định”
1.3.1.2 Định nghĩa về quy luật thời vụ trong du lịch
“Lượng du khách không đều giữa các tháng trong năm mà biến động mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra không hỗn độn và theo một trật tự phổ biến
và tương đối ổn định được gọi là quy luật thời vụ”
Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một vùng là một tập hợp của sự tương tác theo mùa của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu dùng du lịch
1.3.1.3 Tính th ời vụ trong du lịch mang tính phổ biến:
Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều loại hình du lịch
và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch
1.3.1.4 S ố lượng thời vụ du lịch
Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mù hè hoặc mùa đông
Trang 26Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè
Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 loại hình du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa
du lịch
Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển 2 mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghĩ dưỡng và chữa bệnh
1.3.1.5 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch
Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông)
có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn)
1.3.1.6 C ường độ của thời vụ du lịch
Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa Thời gian còn lại trong năm còn được gọi là ngoài mùa Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển
là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”
Thí dụ: Tại bãi biển Cát Bà vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì vào kỳ nghỉ hè) Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính
Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển cũng tương đối ấm, có thể tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau mùa
Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết)
Trang 271.3.1.7 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch
Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở
du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa
1.3.1.9 C ường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ
s ở lưu trú chính :
Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn
Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn
Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ
sở lưu trú chính ít hơn Cơ sở lưu trú là nhà trọ và camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn
- Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:
Trang 28+ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm
Sự đa dạng về khí hậu Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc - Nam Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm
Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch + Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau
Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm
Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều + Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ
du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau
Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau
và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch
Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:
Trang 29Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này
Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì nghỉ hè, vì thời gian nghĩ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới.Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó
1.4 Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của thời vụ du lịch
Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch cần phải xây dựng chương trình toàn diện trong cả nước, ở các vùng du lịch
1.4.1 Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch :
+ Xác định loại hình du lịch nào phù hợp
+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch
+ Số lượng du khách trong đó và tiềm năng
+ Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
+ Khả năng cung ứng nguồn lao động
+ Kinh nghiệm tổ chức
+ Khả năng kết hợp các loại hình du lịch khác nhau
1.4.2 Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm :
Cần phải xác định được những loại hình du lịch và phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ thứ hai + Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu
+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu cho du khách quanh năm
1.4.3 Nghiên cứu thị trường :
Trang 30Để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài mùa
du lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du khách sau :
+ Khách du lịch công vụ
+ Công nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính
+ Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính
+ Những người hưu trí
+ Những người có nhu cầu đặc biệt
Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu, tạo điều kiện cho các tổ chức du lịch đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và công tác phục vụ tốt hơn
1.4.4 Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng
Trang 31TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Du lịch là một hiện tượng tồn tại cùng với sự phát triển của loài người, là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên tất yếu, giúp con người điều hòa cuộc sống của chính mình trong xã hội và tự nhiên Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và được quan tâm để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước trên thế giới
Chương 1 của đề tài Khóa luận đã tóm tắt một số vấn đề lý thuyết cơ bản
về du lịch, khách du lịch, các loại hình du lịch và đặc biệt nhấn mạnh đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch Tạo tiền đề lý luận vững chắc, làm nền tảng để giải quyết các vấn đề được nêu ra ở phần phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp ở những chương sau của Khóa luận
Trang 32CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH MÙA VỤ CỦA
DU LỊCH CÁT BÀ 2.1 Giới thiệu về Cát Bà
Huyện Cát Hải bao gồm đảo Cát Bà và đảo Cát Hải, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hải Phòng Cát Hải là đảo cát bồi nằm giữa hai cửa sông Bạch Đằng
và Nam Triệu, trên đảo có một thị trấn và 4 xã Cát Bà là quần thể các núi đá vôi nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, gồm 1 thị trấn và 6 xã Dân số trung bình của huyện Cát Hải tính đến năm 2005 là 27.827 người
Huyện Cát Hải phía Tây Bắc giáp huyện Yên Hưng - Quảng Ninh bằng dòng sông Phượng nối giữa Quảng Ninh và Hải Phòng Phía Đông Bắc là vịnh
Hạ Long 3 mặt của Cát Hải là biển Đông, bao la bốn mùa sóng gió, hàng trăm ngọn hải đăng toả sáng đêm đêm dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng Tổng diện tích của huyện đảo là 345 km2 kể cả rừng ngập mặn Đảo Cát Hải có đặc thù riêng là dải cát bồi dễ bị xâm thực, biến dạng trước sóng gió thuỷ triều 366 hòn đảo đá ngô lên từ biển hợp thành quần đảo Cát Bà nằm trong quần thể "vịnh Hạ Long" kỳ quan của thế giới Độ cao của các ngọn núi Cát Bà trung bình là 200m so với mực nước biển Cát Bà là đảo lớn nhất trong số các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ
2.1.1 Vị trí địa lý:
Quần đảo Cát Bà cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long
25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam Phiá Bắc giáp Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, phía Đông và Nam là biển Đông trong khoảng tọa độ :
Vĩ độ Bắc: 20042’40” – 20052’45”
Kinh độ Đông: 106054’11, - 107007’05”
Tọa độ trung tâm là: 20047’42” vĩ độ Bắc, 107000’38” kinh độ Đông
Trang 33Tổng diện tích đất tự nhiên của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà là 26.240 ha, trong đó diện tích mặt đất ( đảo) 17.040 ha và 9.200 ha mặt nước biển
2.1.2 Đặc điểm địa hình:
Địa hình Cát Bà có đặc trưng là địa hình núi non hiểm trở, độ cao < 500m, độ cao từ 50-200 m chiếm tỉ lệ cao, xu hướng của địa hình là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần ở phía Đông Nam
Các loại địa hình trên đảo gồm:
- Địa hình Karst: là dạng địa hình đặc trưng cho khu vực đá vôi nói chung và nó cũng là dạng địa hình phổ biến và đặc sắc nhất của đảo Cát Bà
Địa hình Karst được tạo bởi hoạt động của quá trình karst và gồm các dạng sau: + Địa hình Carter: sắc nhọn, hiểm trở hình thành trên đỉnh núi đá vôi tinh khiết + Địa hình hoạt động: Do hoạt động rửa lũa, hoà tan đá vôi của quá trình karst đã tạo nên các hang động karst Chiều sâu và độ rộng của hang khá lớn và phân bố trên đảo với một số lượng khá nhiều như: động Đá Hoa Gia Luận, động
Trang 34Trung Trang, hang Quân Y, Dân Y, hang Eo Bùa, hang Tiền Đức, hang Mả, hang Luồn và nhiều hang khác nằm rải rác trên đảo
+ Địa hình thung lũng karst: nằm xen kẽ với các núi đá vôi Giữa đảo có một thung lũng hẹp chạy theo hướng Tây Bắc– Đông Nam đó là các thung lũng bằng phẳng bao quanh các dãy núi đá vôi Các thung lũng điển hình: Trung Trang, Hiền Hào
+ Địa hình sườn Karst:
- Địa hình do quá trình biển tạo thành ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển và chế
độ thuỷ triều, cửa sông Đó là dạng địa hình bãi bồi ở chân đảo phía Tây và Tây Nam, đó là các bãi bùn với kiểu sinh thái rừng ngập mặn và các bãi cát: Cát Dứa, Cát Cò, Cát Ông
- Địa hình trơ sỏi đá: Phía Nam của đảo là một dải đất diệp thach độ cao trên dưới 200m ngay sát bờ biển thuộc các xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và thị trấn Cát Bà Do bị tàn phá nặng nề nên địa hình ở đây trơ trọc, phần lớn chỉ còn một lớp cỏ thấp
- Do địa hình đá vôi hiểm trở mà khu vực trung tâm đảo còn giữ được một thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh đặc trưng của miền Bắc Việt Nam Với nhiều hang động làm nơi trú ẩn và sinh sản của các loài chim thú có giá trị
- Địa hình san, xẻ, lấp: Đó là dạng địa hình do con người tác động tạo thành để phục vụ cho mục đích du lịch và xây dựng Ví dụ: Xẻ núi làm đường đến bãi tắm Cát Cò, đến cảng Cái Bèo
Bởi cấu tạo núi đá vôi nên Cát Bà như được thiên nhiên tạo ra đầy dáng vẻ kỳ
vĩ Phủ trên địa hình hiểm trở là cả một thảm thực vật đa dạng và phong phú đầy hấp dẫn Vườn Quốc Gia Cát Bà được coi như một bảo tàng thiên nhiên lưu giữ nguồn gien của một số loài thảo mộc quý hiếm Không những phong phú về thảo mộc mà Cát Bà còn là môi trường bảo tồn nhiều loại động vật quý hiếm, có tên trong danh mục sách đỏ của thế giới Sắc xanh của núi đá, cây rừng và màu cẩm thạch của biển tạo cho Cát Bà một hoà sắc tuyệt vời Hàng trăm dáng núi dị
kỳ với những hang động đầy huyền bí Nhiều vịnh biển nằm sâu trong lòng đảo
Trang 35với những dải cát nhỏ mịn màng, nước trong như ngọc làm cho quần thể san hô lung linh ngàn màu sắc.Trên đảo có những bất ngờ đến sửng sốt: hồ trên núi nước lặng như gương; Những cây và nước giống như cây Đước Cà Mau toả ra thành chùm bám lấy mặt nước trông thật đẹp mắt Đồng cỏ giữa đảo bằng phẳng, một màu xanh đủ tầm nhìn được trải ra trước mắt gợi cho ta cảm giác đứng trước một thảo nguyên nào đó Những con suối len lỏi sâu trong rừng sâu ngày đêmróc rách tạo ra những hợp âm của núi rừng, cho ta dòng nước ngọt trong lành Và không thể nói đến hàng động xuyên núi giữa rừng sâu, hang luồn trong lòng núi trên biển, mỗi nơi một vẻ đẹp khác nhau
2.1.3 Đặc điểm khí hậu- thủy văn
Nằm trong vành đai chí tuyến Bắc, cũng như vùng ĐB Việt Nam, Cát Bà chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
về mùa hạ và gió mùa Đông Bắc về mùa đông
Trên đảo Cát Bà không có trạm khí tượng nên số liệu chúng tôi có được từ việc phân tích số liệu của hai trạm khí tượng gần nhất là trạm Hòn Dấu và Phủ Liễu
Trang 36Lượng bốc hơi trung bình 700 mm /năm
Ch ế độ thuỷ văn:
Suối chảy thường xuyên trên bề mặt ở Cát Bà không có, chỉ có suối hoạt động vào mùa mưa Hệ thống suối ngầm phong phú: Suối Thuồng Luồng, suối Treo Cơm, suối Việt Hải Ngoài ra còn có hệ thống nước Ao Ếch trên núi rất đặc sắc
Hải đảo Cát Bà nằm trong chế độ nhật triều điển hình nhất của vùng bờ, mỗi ngày mực nước biển lên xuống một lần Mực nước lên đến mức cao nhất là 4 m
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất ở Cát Bà có thể chia ra 5 nhóm chủ yếu:
- Nhóm đất trên núi đá vôi: đó là loại đất phong hóa màu nâu đỏ hoặc nâu vàng phát triển trên đá vôi và sa thạch, tầng đất trung bình hoặc dày
- Nhóm đất đồi Feralít màu nâu vàng hoặc nâu nhạt: Phát triển trên sản phẩm
đá vôi ít chua hay gần trung tính, tầng đất dày Phân bố: Trung Trang, Gia Luận, Việt Hải Trong nhóm đất này còn có đất vùng đồi trọc
- Nhóm đất vùng thung lũng cạn: phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm đá vôi, tầng dầy Loại đất này có rừng tự nhiên che phủ và có nhiều trên đảo Tập trung
ở các thung lũng: Trung Trang, Gia Luận, Việt Hải
- Nhóm đất vùng thung lũng có ngập nước, phát triển chủ yếu do quá trình bồi
tụ, mùa mưa thường ngập nước,tầng mặt trung bình hoặc mỏng Phân bố chủ yếu ở các cánh đồng
- Nhóm đất bồi ngập mặn có sản phẩm bồi tụ ở cửa sông phát triển trên vùng ngập mặn ở Cái Viềng, Phù Long
2.1.5 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một vùng tài nguyên phong phú vô cùng Rừng vàng, biển bạc, rừng Cát Bà có nhiều gỗ quý như Lát Hoa, Kim Giao, Đinh, Gội Nếp Trong đó Kim Giao là loài cây quý hiếm trên thế giới Rừng Cát Bà còn
có hàng trăm loại dược liệu quý hiếm có giá trị, trên ba chục loài chim quý hiếm
Trang 37như: Đại Bàng, Đa Đa, Cu Gái, Hoạ Mi, chim Khách, Bìm Bịp, Đặc biệt là nhiều chim Cao cát, dân địa phương thường gọi là Phượng hoàng đá, các loài bò sát quý hiếm như Hỗ mang chúa nặng gần chục kg, Tắc kè hoa, Trăn gấm, Kỳ
đà, Tê tê, Rắn biển không nơi nào có nhiều như Cát Bà Thú quý trên đảo đủ các loại: Khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, Sơn dương, hoẵng, Rái cá, Chồn, sóc, cáo, cầy, nhím Đặc biệt là voọc đầu trắng (Dân địa phương thường gọi là khỉ đen) Loại khỉ này chung sông theo đàn đây là loại động vật đã được ghi trong sách đỏ cần được bảo tồn của thế giới Theo điều tra mới nhất của một tổ chức quốc tế và Vườn quốc gia Cát Bà hiện trên đảo còn 200 con
Khu vực biển của huyện đảo có nguồn hải sản vô tận với hơn 900 loài cá, hàng trăm loài thân mêm, 400 loài giáp xác Các loài hải sản quý hiếm như tôm rồng, tôm he, cua, đồi mồi, sò huyết, trai ngọc, tu hài có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn hàng xuất khẩu đặc biệt Đồi mồi hoa họ Rùa biển có mai đẹp là nguyên liệu cao cấp làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu Khu vực áng thám thị trấn Cát Bà, là nơi trú ngụ sinh sản của loại Đồi mồi này trong khu vịnh Bắc Bộ Vùng biển Cát
Bà có loài cá Heo Delphin cư trú Đây là loài cá thông minh, hiền lành đồng thời
là địch thù đáng gờm của loài cá mập hung dữ Vì lẽ đó nên các bãi tắm khu vực trên đảo, loài cá mập không dám xuất hiện
Khí hậu ở Cát Hải mùa xuân ấm áp có mưa nhỏ, gió nhẹ, nắng nhiều Tháng 5, tháng 6 gió nồm thổi mạnh Mưa to bão lớn thường xuất hiện vào tháng bảy tháng tám, tháng chín tháng mười sương nhiều
2.1.6 Tài nguyên du lịch nhân văn
Đời sống vật chất đa dạng và cuộc sống xã hội phong phú đã làm nảy nở nền nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc Hát hò trong lao động, hát đối đáp trong các dịp hội hè là hình thức sinh hoạt không thể thiếu của người Cát Hải Hàng năm, vào những ngày đầu xuân, nhân dân các xã Gia Lộc, Cao Minh, Phù Long, Hoàng Châu… thường tổ chức hội đua thuyền và đánh cá tế
Trang 38thần truyền thống Sự tích về miếu thờ Các Bà, về Hòn Guốc, bãi Phù Long, về cây kim giao… từ bao đời nay luôn thu hút sự quan tâm của các du khách
a) Giới thiệu làng chài Cái Bèo
Làng chài Cái Bèo ( hay còn gọi là làng chài Vụng O) là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền Sử Đây là một làng chài có khoảng
300 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi hải sản
Nằm giữa thung lũng núi đá vôi, chạy dài theo hướng Bắc Nam dọc bờ biển thuộc khu 2B Bến Bèo (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải), di chỉ Cái Bèo được xác định toạ độ 20o43'8'' vĩ Bắc và 107o3'2'' kinh Đông (cách trung tâm thị trấn 1,5km) với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển Theo khảo cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Cái Bèo là di chỉ khảo cổ hoc có giá trị quan trọng nhất hiện nay ở vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam
Cho tới nay, cuộc sống của người dân chài nơi đây vẫn gắn bó và phụ thuộc với biển Biển cho họ hải sản, cho họ lương thực, cho họ vẻ đẹp trong lành
và tinh khôi, cho họ cái nghề chài lưới và cả nghề chèo đò Biển cho họ cảnh quan, mời gọi du khách tới ghé thăm Cái Bè để họ thấy Cái Bè không chỉ là di sản văn hóa biển tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc mà còn thấy được sự thú vị của khu làng nổi này với khung cảnh nên thơ với cuộc sống mưu sinh vùng sông nước cha truyền con nối của từ hàng ngàn năm qua
b) Giới thiệu làng chài Việt Hải
Làng Việt Hải là một làng “nguyên thủy ” nằm ở huyện đảo Cát Bà, HảiPhòng, được bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia Cát Bà Làng thu hút khá nhiều khách du lịch tới đây tham quan song chủ yếu là người nước ngoài
Du lịch Cát Bà Hải Phòng, du khách vẫn có thể bắt gặp một cuộc sống mang nét
“nguyên thủy” như từ thuở xa xưa ngay tại một ngôi làng mang tên Việt Hải Ở đây, cả xã chỉ có hơn chục chiếc xe máy Trung Quốc đã cũ kĩ của những gia đình “khá giả” nhất làng để chạy trên con đường bê tông mới mở đươc vài cây
số Người nào có nhu cầu chỉ cần đến điểm để xe của làng để lấy dùng, sau khi