1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác xây DỰNG tổ CHỨC ĐẢNG cơ sở ở ĐẢNG bộ THỊ xã sơn tây, TỈNH hà tây GIAI đoạn 2001 2008

105 625 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Tổ chức cơ sở đảng là “gốc rễ” của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là nơi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; nơi thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Đời sống các mặt của nhân dân lao động có được nâng lên hay không, hệ thống chính trị cơ sở có thực sự trong sạch vững mạnh hay không đều tùy thuộc vào việc xây dựng TCCSĐ.

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG

TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY (2001 - 2008) 101.1 Những yếu tố tác động tới công tác xây dựng tổ chức

1.2 Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo công tác xây dựng tổ

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tổ chức cơ sở đảng là “gốc rễ” của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với

nhân dân, là nơi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật củaNhà nước; nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; nơi thể hiệnquyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng - an ninh Đời sống các mặt của nhân dân lao động có đượcnâng lên hay không, hệ thống chính trị cơ sở có thực sự trong sạch vững mạnhhay không đều tùy thuộc vào việc xây dựng TCCSĐ

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thịchỉ ra những yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ, giải pháp xây dựng TCCSĐ, đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, thời kỳ cách mạng Những năm gầnđây, vấn đề củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ là vấn

đề mang tính cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, như trong Nghị quyết Trung

ương sáu (lần 2) (khoá VIII), Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến

đấu của TCCSĐ và chất lượng cán bộ, đảng viên Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

XI, Về kiện toàn TCCSĐ và nâng cao chất lượng đảng viên Tập trung củng cố và

nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõrệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng Kiện toàn tổ chức của hệthống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở

Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Đảng bộ thị xã Sơn Tây

đã quán triệt sâu sắc những chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng

về xây dựng Đảng nói chung, xây dựng TCCSĐnói riêng ở các địa phương, đơn

vị trong toàn Thị xã Đảng bộ các đơn vị, địa phương luôn chú trọng nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của cácTCCSĐ đạt được nhiều thành tích quan trọng Đời sống của nhân dân ngày càngđược cải thiện, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị ổn định, quốc phòng

- an ninh được giữ vững Nhân dân tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xãhội (CNXH) mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn

Trang 4

Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của TCCSĐ, Đảng

bộ thị xã Sơn Tây càng đẩy mạnh hơn nữa Cuộc vận động xây dựng và chỉnhđốn Đảng Các cấp uỷ quán triệt và thực hiện tốt đoàn kết trong Đảng, trongnhân dân Bên cạnh những thành tựu đạt được, xây dựng Đảng ở một số đơn

vị, địa phương của thị xã Sơn Tây thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế,yếu kém Không ít TCCSĐ trên địa bàn vẫn còn thiếu thống nhất, việc lãnhđạo, chỉ đạo, có việc, có nơi chưa triệt để còn bộc lộ hạn chế…Vì vậy, việcxây dựngTCCSĐ ở thị xã Sơn Tây là vấn đề cấp thiết để đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp CNH, HĐH trong tình hình mới

Từ thực tiễn công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tâynhững năm qua đặt ra phải có nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện Nhằmlàm sáng tỏ những chủ trương và quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện, đánh giáđúng những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm về xây dựngTCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây Để vận dụng và nâng cao hơn nữa chấtlượng, hiệu quả xây dựng TCCSĐ trên địa bàn trong thời gian tới Do vậy, tôi

chọn đề tài “Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến năm 2008” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những quan điểm, chủ trương, biện pháp để xây dựng Đảng nhằm nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ đã được thể hiện qua các văn kiệncủa Đảng Đã có nhiều cá nhân và tập thể chọn vấn đề xây dựng TCCSĐ để làm đềtài nghiên cứu khoa học, khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có nhiều đềtài cấp Bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài viết…được nghiên cứu dưới góc độXây dựng Đảng; Lịch sử Đảng; Chính trị học

* Nhóm công trình khoa học nghiên cứu chung về công tác xây dựng Đảng trong đó có công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Về xây dựng Đảng, (1978) của tác giả Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật,

Hà Nội; Nâng cao phẩm chất cộng sản của người đảng viên, (1985) của tác giả Chu Huy Mân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Về xây dựng Đảng, (1994) của tác giả Đỗ Mười, Nxb CTQG, Hà Nội; Công tác xây dựng Đảng

Trang 5

trong giai đoạn hiện nay, (1995), của tác giả Nhiệm Khắc Lễ, Nxb CTQG,

Hà Nội; Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng ở

nông thôn và đường phố, của nhóm tác giả do Lưu Minh Trí (Chủ biên), Nxb

Hà Nội,(1995); “Về xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”, của tác giả Lê Quang Thưởng, Tạp chí Cộng sản (số 2), (1997); “Một số vấn

đề về phẩm chất cán bộ, đảng viên nhìn từ góc độ công tác kiểm tra”, của tác giả

Lê Văn Giang, Tạp chí Tư tưởng văn hóa (số 2), (1999); “Mấy giải pháp xây

dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh”, của tác giả Nguyễn Hữu Mộc, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2), (2001); “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng

và phát triển đảng viên trong khu vực kinh tế có vốn đấu tư nước ngoài hiện

nay”, của tác giả Ngô Kim Ngân, Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 4), (2001); “Mấy

giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh”, của tác giả

Nguyễn Hữu Mộc, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 2) (2001); “Xây dựng chỉnh đốn

Đảng và đẩy mạnh cải cách tổ chức hoạt động của Nhà nước”, của tác giả Trần

Đình Hoan, Tạp chí Cộng sản (số 2) (2001); “Phát huy dân chủ trong cơ chế

Đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay”, của tác giả Nguyễn Văn Huyên, Tạp

chí Cộng sản (số 13), (2003); “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, của tác giả

Trần Xuân Trường, Tạp chí Cộng sản (số 6) (2003); Nâng cao năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, (2004) do các tác giả

Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng Chủ biên), Nxb

CTQG, Hà Nội; Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, (2005), của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb

Lao động, Hà Nội; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

trong giai đoạn hiện nay, (2005) của tác giả Nguyễn Phú Trọng, Nxb

CTQG, Hà Nội; “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên dưới ánh sáng

Nghị quyết Đại hội X”, của tác giả Dương Trung Ý, Tạp chí Lịch sử Đảng

(số 6), (2006); Tổ chức và hoạt động của chi bộ Đảng, (2008) của tác giả

Nguyễn Mạnh Hùng, Nxb CTQG, Hà Nội; Một số vấn đề xây dựng tổ chức

cơ sở đảng hiện nay, (2010) của tác giả Nguyễn Đức Hà, Nxb CTQG, Hà

Nội; Báo cáo đề dẫn tọa đàm khoa học “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, của tác giả Vũ Văn Phúc, Tạp chí

Cộng sản (số 5), (2011).

Trang 6

Các công trình trên đã đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn

đề cơ bản về Đảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳđổi mới Các tác giả đã dành một phần quan trọng luận giải về chất lượngTCCSĐ Từ sự phân tích khoa học, nghiêm túc cơ sở lý luận và những vấn đềthực tiễn về công tác xây dựng Đảng nói chung và các TCCSĐ nói riêng, các tácgiả đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp cấp bách để ngày càng hoànthiện và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới

* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ

chức cơ sở đảng ở các địa phương, ban ngành.

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây tập 1 (1926 - 1945), Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Xưởng in Công Đoàn - Hà Nội (3/1992); Luận văn thạc

sĩ Xây dựng Đảng, Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Sơn La

hiện nay - thực trạng và giải pháp nâng cao, của tác giả Văn Thể (1993); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây tập 2 (1945 - 1954), Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Hà Tây, Nhà máy in Tiến Bộ - Hà Nội, (4/1994); Đề tài khoa học cấp Bộ,

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho các loại hình tổ chức cơ sở Đảng xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam - thực trạng và giải pháp, của

tác giả Đỗ Ngọc Ninh (1995); Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học, Nâng cao chất

lượng tổ chức cơ sở Đảng vùng có đồng bào theo đạo Công giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, của tác giả Phạm Văn Minh (1998); Luận án tiến sĩ Lịch sử,

chuyên ngành Xây dựng Đảng, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông

thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Nguyễn Đức Ái (2000);

Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến

đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay,

của tác giả Cao Xuân Thưởng, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, (2000); Đề

tài KX 98-32 - Tổng cục chính trị, Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác

kiểm tra của tổ chức cở sở đảng trong Đảng bộ Quân đội, của tác giả

Nguyễn Hữu Bảng làm chủ nhiệm đề tài (2000); Luận án tiến sĩ chuyên

ngành Xây dựng Đảng, Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ

sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, của tác giả Nguyễn Đức Ái, Hà Nội, (2001); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây tập 3 (1954 - 1975), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Xí

Trang 7

nghiệp in Hà Tây, (5/2002); Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Sự

lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay, của tác giả Ngô

Bích Ngọc, Hà Nội, (2004); “Đảng bộ phường Vĩnh Ninh nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu, phát huy vai trò hạt nhân chính trị”, của tác giả Thành Lâm,

Tạp chí Lịch sử Đảng (số 2), (2006); Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng: Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ,

Thành phố Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Quang

Huy, Hà Nội, (2006); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây tập 4 (1975 - 2008), Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Công ty Thương mại in Hà Tây, (7/2008); Luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng: Chất lượng công tác tư tưởng của

Đảng bộ quận Ba Đình Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay của tác giả

Nguyễn Ngọc Thuần, Hà Nội, (2009); Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng tổ chức

cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010, của tác

giả La Thị Sinh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia (2011); Luận án tiến

sĩ Xây dựng Đảng, Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở Đảng (cấp xã)

ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay, của tác giả Trần Thị Hiệp (2012)

Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ quá trình xây dựng

tổ chức cơ sở đảng ở các loại hình tổ chức đảng ở địa phương, ban ngành.Đánh giá kết quả hoạt động, chỉ rõ yêu cầu khách quan của công tác xâydựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đặc biệt là côngtác xây dựng tổ chức đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu

sự nghiệp đổi mới, thông qua đó bước đầu đánh giá thực trạng tổ chức cơ

sở đảng, và đội ngũ đảng viên, đề ra một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễnhoạt động góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước Các công trìnhnghiên cứu kể trên là thành quả lao động, sáng tạo của các cá nhân, tập thểgóp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ hiện nay

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan đã được công

bố những năm trước, trong và sau thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và tỉnh Hà Tây, cóthể thấy các công trình khoa học thuộc nhiều thể loại khác nhau, tập trung nghiên

Trang 8

cứu về xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của một số loạihình TCCSĐ, về công tác kiểm tra, công tác cán bộ, công tác phát triển Đảng Cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về TCCSĐ nhưng hầu hết lại tiếp cận vấn

đề dưới góc độ khoa học Chính trị và Xây dựng Đảng Sau khi nghiên cứu tôi đã kếthừa những vấn đề mang tính lý luận chung về xây dựng TCCSĐ của các côngtrình khoa học đó Đồng thời, biết được vấn đề xây dựng Đảng và xây dựngTCCSĐ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và củacác tổ chức đảng Các công trình nói trên được các tác giả sử dụng các phươngpháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic và một số cácphương pháp khác như: điều tra xã hội học, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh,phương pháp chuyên gia để nghiên cứu, luận giải các vấn đề nêu trên và phản ánhchúng ở những mức độ, khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình khoahọc nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về: Công tác xây dựng tổ chức cơ

sở đảng của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến năm 2008

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, tỉnh HàTây từ năm 2001 đến năm 2008 Qua đó nhận xét và đúc kết kinh nghiệm đểvận dụng vào những năm tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ yêu cầu khách quan về xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xãSơn Tây từ năm 2001 đến năm 2008

- Trình bày chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị

xã Sơn Tây từ năm 2001 đến năm 2008

- Nhận xét về quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây từnăm 2001 đến năm 2008 Đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác xâydựng TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, nhằm tiếp tục xây dựng tổ chức cơ sởđảng ngày càng trong sạch vững mạnh đáp ứng công cuộc CNH, HĐH đất nước

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ

thị xã Sơn Tây về xây dựng TCCSĐ

Trang 9

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện xây dựng

TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001 đến năm 2008 (Giai đoạn này thị

xã Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây)

- Về không gian: Nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ trên địa bàn

* Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương lịch sử và phương pháp logic, kết hợp giữa hai phương phápnày là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh -đối chiếu, phương pháp chuyên gia và phương pháp khảo sát thực tiễn

6 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, tỉnh

Hà Tây về xây dựng TCCSĐ trong những năm 2001- 2008

- Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào tiếp tục xây dựng TCCSĐ ởthị xã Sơn Tây trong những năm tới; đồng thời bổ sung vào Lịch sử Đảng bộ thị

xã Sơn Tây thêm đầy đủ, phong phú

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc học tập,nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng ở thị xã Sơn Tây nói riêng và trongcác học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội nói chung

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương, (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1

CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY (2001 - 2008)

1.1 Những yếu tố tác động tới công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thị xã Sơn Tây

1.1.1 Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

V.I.Lênin là người kế tục sự nghiệp cách mạng của C.Mác vàPh.Ăngghen phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen

về Đảng, xây dựng nên học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.Một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắcđối với công tác xây dựng Đảng đó là công tác xây dựng TCCSĐ luôn bảođảm vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức V.I.Lênin khẳng định: Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phảitrao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền,công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vớitất mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phảithông qua công tác muôn hình, muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rènluyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [38, tr 29]

Mặt khác, V.I.Lênin còn chỉ rõ thông qua TCCSĐ, thông qua đội ngũđảng viên, Đảng mới thực hiện được sự lãnh đạo của mình một cách trực tiếpvới phong trào cách mạng quần chúng; mỗi chi bộ, mỗi ủy ban công nhân củaĐảng phải là một điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổchức thực hiện trong quần chúng

V.I.Lênin không chỉ nêu lên vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐtrong sự nghiệp cách mạng nói chung mà còn chỉ rõ vai trò quan trọng đặcbiệt của TCCSĐ ở địa phương, nơi mà các TCCSĐ phải có trách nhiệm lãnhđạo đông đảo quần chúng lao động, lực lượng hùng hậu của cách mạng.Người luôn cho rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy, cácTCCSĐ “Phải đem hết sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, phát huy một tính

Trang 11

chủ động lớn hơn cơ sở trong các tỉnh; nhất là trong các huyện; nhất là trongcác tổng và các xã” [39, tr 91].

Thực tế chứng minh rằng, ngay khi các tổ chức cộng sản mới thànhlập và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định TCCSĐ có vai trò to lớn trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng Vì vậy, phải thường xuyên xây dựng TCCSĐ vữngmạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là tất yếu khách quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện ĐảngCộng sản Việt Nam thành một đảng cách mạng chân chính Người đã kế thừa,phát triển và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Hồ Chí Minh rất coi trọng và luôn khẳng định vị trí, vai trò, tầm quantrọng đặc biệt của TCCSĐ, Người chỉ rõ: TCCSĐ là nơi nắm vững và bảođảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước Làm tốt công tác xây dựng TCCSĐ là một yếu tố quan trọng đểĐảng vững mạnh Hạt nhân của TCCSĐ là chi bộ, nơi quán triệt và bàn cácbiện pháp chấp hành triệt để các Nghị quyết của Đảng; nơi đấu tranh về quanđiểm và rèn luyện đảng viên; nơi vận động quần chúng thực hiện tốt chínhsách của Đảng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong xâydựng các TCCSĐ, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt về xây dựng TCCSĐ

ở địa phương Với tính đặc thù xã hội Việt Nam với hơn 90% là nông dân, vìvậy, quan tâm xây dựng các TCCSĐ ở địa phương trong sạch vững mạnh, đủsức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng có vị trí, vai trò quantrọng đặc biệt.Khi nói đến vai trò của TCCSĐ ở địa phương, ở nông thôn, HồChí Minh cho đó là gốc rễ của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sởđịa phương; bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủluôn được thực hiện tốt Hồ Chí Minh cho rằng: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ởnông thôn Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhấtđịnh thi hành được tốt” [41, tr.115] “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạtnhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quanlãnh đạo vững chắc ở địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Trung

Trang 12

ương” [41, tr 212] Vì TCCSĐ ở địa phương có vị trí, vai trò quan trọng, chonên muốn thực hiện tốt kế hoạch của Đảng, thì phải chăm lo củng cố khôngngừng Phải xây dựng các TCCSĐ ở địa phương luôn đoàn kết, thống nhất;xây dựng địa phương đoàn kết, nhất trí cao; đồng thời các TCCSĐ và địaphương cũng phải luôn đoàn kết, nhất trí thì mọi công việc ở địa phương dùkhó khăn đến mấy cũng có thể làm được Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Chi bộ phải tăng cường hơn nữa việc đoàn kết nông thôn Phải đi đúngđường lối của quần chúng, biến những nghị quyết của Đảng thành quyết tâmcủa quần chúng” [42, tr 306]; và “Tất cả đều phải thật sự đoàn kết nhất trí,đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo nông thôn thi hành cho đúng chính sách củaĐảng và Chính phủ” [43, tr 216]; “Chi bộ thật thà đoàn kết nhất trí thì lãnhđạo được nông thôn đoàn kết nhất trí… và mọi công việc khác tuy nhiều khókhăn phức tạp, cũng nhất định làm được tốt” [44, tr 319]

Quán triệt và vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của TCCSĐ nói

chung và trong xây dựng các TCCSĐ ở địa phương nói riêng, trong suốt hơn

80 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng Vì vậy, cách mạng đã vượt qua muônvàn khó khăn, thử thách và lập nên những chiến công vĩ đại trong cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hànhcông cuộc đổi mới đất nước, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng của các đảng cộng sản và nhất

là của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 80 năm qua khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ nói riêng.

Vai trò của Đảng và các TCCSĐ có ý nghĩa quyết định với sự nghiệpcách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã được chứng minh qua hơn 80năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Đảng Trong suốt quá trình lãnhđạo, Đảng luôn chú trọng xây dựng các TCCSĐ ở địa phương Tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chỉ rõ:

Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủtập thể của quần chúng, nâng cao chất lượng đảng viên đều tuỳ thuộc vào sức

Trang 13

chiến đấu của TCCSĐ Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khaithác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quầnchúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng [15, tr 18 ].

Trong công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế hiện nay doĐảng lãnh đạo đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của các TCCSĐ.Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng, (khoá VI) khẳngđịnh: “Trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới, các tổ chức

cơ sở đảng đóng vai trò hết sức quan trọng… Các tổ chức cơ sở đảng phải

thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các tập thể lao động” [20, tr 76].

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) của Đảng cũng chỉ rõ yêu cầuxây dựng, củng cố TCCSĐ: “Tất cả các Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắmvững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị Cấp uỷ cấptrên tập trung chỉ đạo củng cố các Đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiệntoàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mấtđoàn kết Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ” [15, tr 48]

Quán triệt những quan điểm về xây dựng các TCCSĐ vào thực tiễnxây dựng Đảng; nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ;Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của BCH Trung ương Đảng, (khóa IX) đã raNghị quyết số 17-NQ/TƯ, Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị ở cơ sở Vận dụng Nghị quyết 17- NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng,(khóa IX) Đảng bộ thị xã Sơn Tây nhận định, đánh giá các TCCSĐ trongĐảng bộ Thị xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhândân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhândân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống củacộng đồng dân cư Vì vậy, để nâng cao nhận thức và làm đúng vai trò hạtnhân chính trị, Đảng bộ thị xã Sơn Tây khẳng định: “Đảng bộ, chi bộ cơ sở làhạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, cần nắm vững nhiệm vụphát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựngchính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” [8, tr 14] Phát huy đượcvai trò của mọi tổ chức, các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt

Trang 14

là vai trò của cấp ủy, bảo đảm cho cấp uỷ Đảng quán xuyến được các mặtcông tác ở thị xã Sơn Tây [8, tr 16]

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ và côngtác xây dựng TCCSĐ là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc trong côngtác xây dựng Đảng hiện nay Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về xây dựng các TCCSĐnói chung và xây dựng TCCSĐ ở thị xã Sơn Tây nói riêng thật sự trong sạchvững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là hạt nhânchính trị ở cơ sở; góp phần đưa mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước xuống cơ sở; biến đường lối, chủ trương, chính sách đóthành hiện thực trong thực tiễn cách mạng của Đảng

1.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây và thực trạng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thị xã Sơn Tây

Về vị trí địa lý:

Thị xã Sơn Tây nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, trên vùng đồng bằngcao, giới hạn ở phía Bắc bởi bậc thềm Tam Đảo; phía Tây là bậc thềm Ba Vì; phíaĐông và phía Nam là vùng đồng bằng thấp được tạo thành về sau ở hạ lưu sôngHồng Sơn Tây là Thị xã thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Bắccủa tỉnh Hà Tây, là trung tâm vệ tinh của Thủ đô Hà Nội cách khoảng 42 km vềphía Tây Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Tây với vùngđồng bằng, địa hình thị xã Sơn Tây thấp dần từ Tây sang Đông (phía Tây nhiềuđồi núi, phía Đông tương đối bằng phẳng) và chia thành hai vùng tương đối rõ rệt:vùng gò đồi và vùng đồng bằng nằm bên bờ phải sông Tích Giang

Khí hậu Sơn Tây rất đậm nét đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới đó

là nóng ẩm và mưa nhiều với 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Về tài nguyênthiên nhiên của Sơn Tây không nhiều chỉ có một số khu vực gò đồi trồng rừng

và cây ăn quả Khoáng sản chủ yếu là đá ong trữ lượng không nhiều đã đượcnhân dân khai thác phục vụ xây dựng nhưng hiện nay đã giảm khai thác do nhucầu không cao, sắt nhưng trữ lượng ít và chưa đưa vào khai thác Hệ thống sông,suối, hồ, đầm tương đối nhiều, vừa là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông

Trang 15

nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân vừa là nơi nuôi trồng thủy sản và phát triển dulịch như hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, hồ Đầm Dương [66, tr 212].

Thị xã Sơn Tây tiếp giáp với 4 huyện Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường(tỉnh Vĩnh Phúc), phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện ThạchThất, phía Tây giáp huyện Ba Vì Sơn Tây có các tuyến đường giao thông quantrọng chạy qua như: Quốc lộ 21A (Đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 32 nối liềnThủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tỉnh lộ 87A nối liền tỉnh Phú Thọ - HòaBình… Diện tích Sơn Tây khoảng 113,46 km² (11.346,85 ha), dân số: khoảng181.381 nhân khẩu (theo thống kê năm 2008) Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vịhành chính trực thuộc, gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, NgôQuyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông

Thị xã Sơn Tây nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Hà Tây được Trungương định hướng về phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm phía Tây thủ đô

Hà Nội Trong tương lai sẽ mở ra những triển vọng phát triển mới như: Khucông nghiệp cơ khí, chế biến, sản xuất vật liệu và công nghiệp điện tử; Làngvăn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Khu trung tâm Đại học quốc gia;Khu an dưỡng, nghỉ ngơi, sân gôn quốc tế; Khu xây dựng các xí nghiệp quốcphòng, các trường sỹ quan quân đội theo mô hình hiện đại hóa… là những thuậnlợi lớn, là thời cơ để thị xã Sơn Tây khai thác tiềm năng, giải quyết việc làm, tạo

sự phát triển về mọi mặt Một trong những khu vực phát triển trọng điểm trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với các công trình tiêu biểunhư: các khu du lịch Đồng Mô, làng cổ Đường Lâm, Đền Và, thành cổ SơnTây… do đó, thị xã Sơn Tây có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội, nhất là phát triển văn hóa du lịch, du lịch tâm linh

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây

Trong 8 năm (2001- 2008), thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như tốc độ phát triển kinh tế cao, mức tăngtrưởng bình quân đạt 15% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công nghiệp -xây dựng chiếm 48%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%, nông - lâm nghiệpchiếm 12,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm Năm

2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 16% [73, tr 9]

Trang 16

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Bình quân trong 8 năm từ 2001 đến năm 2008 tăng 13,86%; 3 năm từ(2005 - 2008) tăng trưởng bình quân đạt 17,6%, ngành cơ khí, sản xuất nguyênvật liệu tăng 18 - 25% Thị xã Sơn Tây có 90 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư1.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đi vào hoạt động thu hút gần 4.000 lao độngđịa phương Thị xã Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyềnthống là: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh, làng nghề Thêu ren NgọcKiên xã Cổ Đông Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục

là nghề làm bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh) Tám làng nghề mới đang đượcphát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giầy, dép da,

tơ tằm,… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Sơn Đông, Đường Lâm

và phường Xuân Khanh [73, tr 10]

Về nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ

19% năm 2001 còn 12,6% năm 2008 Giá trị 1ha canh tác năm 2008 đạt 42triệu đồng (năm 2001 đạt 26 triệu đồng) Kinh tế trang trại và hộ gia đình pháttriển mạnh đem lại hiệu quả cao; Hiện nay trên địa bàn Thị xã có 168 trangtrại (trang trại lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; cây ăn quả; nuôi trồng thủysản), trong đó 94 trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại lợi nhuận

từ 300 - 500 triệu đồng/năm [73, tr 11]

Thương mại và dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong 3

năm (2005 - 2008) tăng 20,3% Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn

208 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh

Về giáo dục và y tế: Chất lượng giáo dục và đào tạo của thị xã Sơn Tây

luôn được nâng cao với 98% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn Sốhọc sinh giỏi và học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đạt 30 - 40%

Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của thị xã Sơn Tây được từng bướcnâng cao, cơ sở vật chất tuyến cơ sở từng bước được đầu tư hiện đại Công tác

y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo chu đáo

Danh lam thắng cảnh và du lịch: Thị xã Sơn Tây có nhiều danh lam thắng

cảnh, di tích lịch sử - văn hóa tâm linh nổi tiếng như Thành cổ Sơn Tây, Đền thờPhùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Đền thờ Thám hoa Giang Văn Minh, Chùa Mía,

Trang 17

Chùa Cúc, Lễ hội Đền Và, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm là những di tích lịch

sử được xếp hạng cấp quốc gia); sân Gôn quốc tế hồ Đồng Mô, Làng văn hóa cácdân tộc Việt Nam…

Thị xã Sơn Tây đã và đang được khai thác hiệu quả, thu hút được đônglượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với các điểm du lịch nổi tiếng như:khu du lịch Hồ Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, LàngVăn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam… [73, tr.12-13]

Đặc điểm tình hình những vấn đề xã hội của thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời với những nétvăn hóa độc đáo của con người vùng đất xứ Đoài Là nơi sinh ra hai vị Vua làNgô Quyền và Phùng Hưng nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta Nét văn hóa độc đáo của vùng đất xứ Đoài tiếp tục được duytrì và phát huy cho đến ngày nay, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vẫnđược lưu truyền, tôn tạo và phát triển Trong công cuộc đổi mới đất nước,CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, Tình hình văn hóa - xã hội ở thị xãSơn Tây luôn được các cấp ủy Đảng chú trọng và tiếp tục phát triển Đời sốngnhân dân ổn định từng bước và ngày một được nâng lên Trên địa bàn Thị xãrộng dân cư phân bố không đều, đan xen giữa các phường và xã, trong phườnglại có thôn sản xuất nông nghiệp Trong một phường hoặc một xã lại có nhiềuđơn vị hành chính sự nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, trườnghọc, bệnh viện và các học viện, nhà trường quân đội cùng đóng quân trên địabàn Sự giao thoa về văn hóa - xã hội giữa các vùng, miền lân cận giữa miền núi

và đồng bằng, giữa miền trung du và thủ đô Hà Nội Tình hình quốc phòng - anninh luôn được giữ vững, chính trị - xã hội ổn định Các đối tượng chính sách xãhội, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình

có công với cách mạng, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm Đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao

Với điều kiện thuận lợi cơ bản về vị trí địa lý, về truyền thống văn hiến,nhân dân thị xã Sơn Tây luôn có truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, laođộng cần cù sáng tạo, là cơ sở để phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hộiđồng thời cũng tạo ra sự đa dạng trong xây dựng, phát triển và hoạt động của các

Trang 18

TCCSĐ, trong toàn Thị xã Đây cũng là những đặc điểm thuận lợi đồng thời cũng

là thực tế khó khăn, thách thức cho công tác xây dựng Đảng và công tác xây dựngTCCSĐ trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Như vậy, với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vàtính đặc thù của thị xã Sơn Tây, vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựngTCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây là quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm

vụ chính trị trung tâm, xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh; gópphần xây dựng các tổ chức chính trị, các tổ chức quần chúng vững mạnh toàndiện, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ,giữ vững tình hình an ninh chính trị trong địa bàn thị xã Sơn Tây cũng như sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, góp phần vào sựnghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước hiện nay

Tình hình công tác xây dựng TCCSĐ của thị xã Sơn Tây trước năm 2001

Chấp hành Chỉ thị số 51CT/TƯ ngày 09/03/1995 của Ban Bí thư Trungương Đảng, Nghị quyết số 10 NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây.Sau khi tái lập, toàn thị xã có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 9 phường, 6 xã, với

75 TCCSĐ và hơn 5.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ

Từ đặc điểm của các TCCSĐ ở xã, phường, thôn xóm, khu phố, cụmdân cư và trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính

sự nghiệp với số lượng đảng viên đông, phần lớn là đảng viên đã nghỉ hưu,đảng viên là nông dân, công nhân, viên chức Trình độ đảng viên không đồngđều về nhận thức, năng lực lãnh đạo Đảng viên mới kết nạp phần lớn còn trẻ,

có trình độ kiến thức, có lòng nhiệt tình trách nhiệm, gương mẫu Tuy nhiên,kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo còn nhiều hạn chế, một số xuất thân từ nôngdân nên chịu ảnh hưởng tác phong manh mún, mang nặng tư tưởng cá nhâncục bộ địa phương, tác động đến quá trình lãnh đạo của TCCSĐ Số đảng viênnghỉ hưu phần lớn có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, tiếp tục có nhiềucống hiến, tham mưu cho công tác lãnh đạo ở địa phương; một số ít chưa thực

sự gương mẫu trong sinh hoạt, chưa thực sự là tấm gương trong thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;những quy định của địa phương Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thôn

Trang 19

xóm, khu phố, cụm dân cư chủ yếu là do nhân dân bầu lên nên trình độ, năng lựclãnh đạo còn hạn chế cũng tác động không nhỏ tới công tác xây dựng TCCSĐ.

Từ những đặc điểm trên, cùng với những thuận lợi và khó khăn đã tác động tớicông tác xây dựng TCCSĐ của thị xã Sơn Tây trước năm 2001

Ưu điểm:

Về công tác chính trị, tư tưởng: Trước những biến động của tình hình

thế giới, khu vực và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện sựnghiệp đổi mới, các cấp ủy Đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tưtưởng, chú trọng tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạođức cách mạng cho cán bộ, đảng viên Tăng cường công tác thông tin, bồidưỡng cán bộ đảng viên về đường lối, chủ trương của Đảng, các vấn đề cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương; đấu tranh ngăn chặn những lệch lạc, những biểuhiện sai trái trên các mặt của đời sống xã hội, củng cố khối đoàn kết thốngnhất trong Đảng và nhân dân

Về xây dựng TCCSĐ vững mạnh về tổ chức

Xây dựng, củng cố TCCSĐ, trong sạch vững mạnh được xác định làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của các cấp ủy và được thựchiện thường xuyên, có nhiều chuyển biến tích cực Các cấp ủy đã xây dựngquy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cấp ủy viên; xây dựng chương trìnhthực hiện nghị quyết Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốnĐảng, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp,nhất là ở cơ sở Thị ủy đã tập trung chỉ đạo việc nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của TCCSĐ, giải quyết cơ sở đảng yếu kém, nhất là ở xã,phường, doanh nghiệp Chất lượng TCCSĐ hàng năm tăng, tỷ lệ cơ sở đảngtrong sạch vững mạnh năm 1996 là 66,45%, năm 2000 là 76,96%, cơ sở đảngyếu kém giảm từ 3,49% năm 1996 còn 1,41% năm 2000 Hầu hết các TCCSĐđạt trong sạch vững mạnh phát huy được vai trò của tổ chức đảng, thực sự làhạt nhân trong hệ thống chính trị ở cơ sở [75, tr 15]

Các TCCSĐ luôn xây dựng được quy chế hoạt động; do đó, đã thể hiện rõchức năng lãnh đạo của cấp ủy Bên cạnh đó đã duy trì và thực hiện tốt chế độ

Trang 20

giao ban, kiểm tra công tác, làm việc có chương trình, kế hoạch Công tác lãnhđạo, triển khai sơ kết, tổng kết kịp thời, tạo nhân tố mới có sức thuyết phục

Về công tác cán bộ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên

Công tác cán bộ: Ban Thường vụ Thị ủy đã có Nghị quyết số 39 vềphân cấp quản lý cán bộ, trên cơ sở đó cấp ủy từ Thị xã đến cơ sở đã xâydựng quy hoạch cán bộ Trình độ năng lực của cán bộ chủ chốt được nâng lên,đảm nhiệm được yêu cầu nhiệm vụ mới trong điều kiện phải xắp xếp bộ máygọn nhẹ Thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối vớicông tác cán bộ, sắp xếp bố trí ổn định tổ chức một số công ty, xí nghiệp,phòng, ban cho phù hợp với nhiệm vụ mới Chỉ đạo các xã, phường thực hiệnnghị định 46/CP Công tác cán bộ được thực hiện theo đúng quy định củaTrung ương Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc bố trí, sửdụng, phân công, điều động

Công tác xây dựng đội ngũ đảng viên được quan tâm thường xuyên trongviệc giáo dục, rèn luyện và quản lý đảng viên Công tác phát triển đảng viên đượcĐảng bộ đặc biệt chú trọng; đã tăng cường công tác tạo nguồn bồi dưỡng quầnchúng ưu tú kết nạp vào Đảng bảo đảm cả số và chất lượng Từ năm 1996 đến năm

2000, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 528 Đảng viên tăng 32% Trong đó số đảngviên là Đoàn viên Thanh niên là 174 đồng chí bằng 33%; nữ 245 đồng chí bằng56,4%; trình độ cao đẳng và đại học 134 đồng chí bằng 25,4% Riêng các TCCSĐ

xã, phường, khu phố, cụm dân cư mỗi năm kết nạp từ 40 đến 60 đảng viên Cơ bảnđội ngũ đảng viên mới kết nạp có trình độ học vấn, tuổi trẻ, phát huy được năng lực,hoàn thành nhiệm vụ [72, tr 16-17]

Về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Thị ủy đã tâp trung vào việc kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệĐảng, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Kết hợp tổchức kiểm tra theo chuyên đề như: Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quychế làm việc của cấp ủy, kiểm tra công tác tài chính của Thị ủy; công tác thu,nộp và sử dụng đảng phí của cấp ủy cơ sở Kiểm tra việc thực hiện chỉ thị 15của Bộ Chính trị về chống tham nhũng Để giúp cấp ủy Đảng trong chỉ đạonhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian, ủy ban kiểm tra đã phối hợp với các

Trang 21

ngành tiến hành kiểm tra công tác quản lý đất đai, việc triển khai nhiệm vụphòng chống lụt, bão… của một số cơ sở Đã kiểm tra 72 lượt cấp ủy cơ sở,1.000 lượt đảng viên trong việc chấp hành nguyên tắc sinh hoạt Đảng, kiểm tra1.600 lượt đảng viên trong việc thu nộp đảng phí, qua kiểm tra đã giúp tổ chứcđảng và đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót tồn tại Đã xử lý kỷluật 143 đảng viên bằng các hình thức: Khiển trách 41 đồng chí, cảnh cáo 64đồng chí, cách chức 08 đồng chí, khai trừ 30 đồng chí, sai phạm chủ yếu củađảng viên bị xử lý kỷ luật là: Vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, vi phạmchính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, một số vi phạm nguyên tắc quản lýkinh tế, quản lý đất đai Đã cảnh cáo tập thể Đảng ủy xã Sơn Đông và cáchchức 03 đồng chí Đảng ủy viên là cán bộ chủ chốt của xã vi phạm việc quản lý

và sử dụng đất đai [74, tr 21]

Việc xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng được tiến hành theođúng phương châm, nguyên tắc, thủ tục và quy trình Hoạt động kiểm tra vàgiám sát đã góp phần duy trì và giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, hạn chế nhữngsai phạm của tổ chức đảng và đảng viên trong các TCCSĐ

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cơ sở đã từng bước đổimới phương thức lãnh đạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ sở, xây dựngchương trình công tác, quy chế làm việc, cụ thể hoá các mối quan hệ giữa cấp uỷĐảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, thực hiện tốt việc phâncông cấp uỷ viên, đảng viên phụ trách công việc và định kỳ kiểm tra, bổ sung tạođiều kiện cho cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Duy trì giao ban, quy chếphối hợp và thời gian sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ hàng tháng, không kể đột xuất.Từng bước đưa công tác phản ánh, thông tin báo cáo đi vào nền nếp, từ chi bộlên đảng uỷ cơ sở Duy trì thời gian, nội dung sinh hoạt chi bộ thuộc đảng bộ cơ

sở, có sự đổi mới về nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng cụ thể, thiết thực phùhợp với từng loại hình chi bộ, góp phần đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ đảng viên

Đạt được những kết quả trên có nhiều nguyên nhân trong đó nguyênnhân chính là do cấp ủy các cấp đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính

Trang 22

sách của Đảng, trước hết là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thườngxuyên, trực tiếp là những quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy; đồng thời biết vậndụng vào điều kiện cụ thể thực tiễn của thị xã Sơn Tây

Hạn chế:

Sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và

tổ chức ở một số cấp ủy chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện.Hình thức tuyên truyền, quán triệt nghị quyết của Đảng ở các cấp chậm đổi mới,hiệu quả chưa cao Một số chủ trương của thị xã, nhất là về phát triển kinh tế côngnghiệp chưa được tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Công tác tư tưởng chưa chủ động phát hiện kịp thời và tham mưu cho cấp ủy,chính quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở và trong nhân dân

Việc quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng các cấp tới cán bộ,đảng viên và nhân dân có TCCSĐ làm còn mang tính hình thức, chưa chú ýtới chất lượng và hiệu quả; phương pháp còn đơn điệu, chủ yếu là giới thiệutập trung thông qua các buổi học tập quán triệt nghị quyết; chưa sử dụngnhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục Số đảng viên ở xã, phường, khu phố,cụm dân cư và trong các doanh nghiệp tham gia học tập nghị quyết của Đảngmới đạt 80 - 85% Chất lượng TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh chưa cao,vẫn còn TCCSĐ yếu kém (trước năm 2001 còn 01 tổ chức đảng ở cấp xã yếukém cảnh cáo tập thể Đảng ủy xã Sơn Đông và cách chức 03 đ/c Đảng ủyviên là cán bộ chủ chốt của xã vi phạm việc quản lý và sử dụng đất đai Nộidung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng chưa được đổi mới sâu sắctheo yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạocủa một số TCCSĐ còn yếu, vai trò mờ nhạt, nhiều TCCSĐ còn để khiếu kiện

về đất đai kéo dài Các TCCSĐ tuy có sinh hoạt nhưng nội dung sinh hoạt cònnghèo nàn, đơn điệu thiếu các biện pháp cụ thể, thiết thực trong tổ chức thựchiện, việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề còn ít Tỷ lệ đảng viên sinh hoạt có nơichưa cao, thậm chí còn vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng

Thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thầnNghị quyết Trung ương sáu (lần 2) (khóa VIII) chưa đạt yêu cầu Năng lực

Trang 23

lãnh đạo của một số tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ về phát triển kinh tế cònnhiều bất cập, xử lý những vấn đề mới, phức tạp nảy sinh còn lúng túng.

Công tác đánh giá cán bộ chưa thường xuyên, chất lượng quy hoạchcán bộ chưa cao, chưa phát huy được nhân tố mới; tỷ lệ cán bộ nữ và cán bộtrẻ, cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật còn thấp; chưa chuẩn bị đượcnguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Việc luân chuyển cán bộthực hiện còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu theo Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị Công tác cán bộ có mặt còn thiếu sót, xây dựng quyhoạch chậm, cơ cấu cán bộ chưa hợp lý Công tác phát hiện, đào tạo, bồidưỡng cán bộ số lượng đi học tập tập trung còn ít; kế hoạch đưa cán bộ đi họccòn lúng túng, bị động và phụ thuộc vào kế hoạch của cấp trên; việc bố trí, đềbạt cán bộ, có trường hợp chưa hợp lý nên phát huy năng lực còn hạn chế, tỷ

lệ cán bộ là nữ còn ít Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiếnđấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, thiếu gương mẫu trongcông tác, làm giảm uy tín của Đảng, gây bất bình trong nhân dân

Công tác kiểm tra và giám sát của Đảng bộ có mặt còn yếu, một sốcấp ủy chưa thật sự coi trọng công tác kiểm tra đối với cấp dưới, nội dungkiểm tra chưa toàn diện, kết quả còn hạn chế Một số lĩnh vực có nhiều dấuhiệu vi phạm chưa được kiểm tra kịp thời hoặc có kiểm tra nhưng không pháthiện được sai phạm, khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo và cơ quan pháp luậtkhởi tố, điều tra mới phát hiện được Một số vụ thi hành kỷ luật Đảng chưanghiêm, có vụ còn để thời gian kéo dài, có vụ không xử lý đồng bộ giữa kỷluật Đảng và kỷ luật chính quyền Tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghịsau thanh tra, kiểm tra có nơi chưa kiên quyết, kéo dài Có việc, có trườnghợp xử lý chưa nghiêm, còn có biểu hiện hữu khuynh, né tránh, đùn đẩy tráchnhiệm Một số trường hợp xử lý sau khi kiểm tra đã có kết luận nhưng cònthiếu kiên quyết, nể nang hoặc để kéo dài Tình hình vi phạm và xử lý kỷ luậtcòn nhiều: từ năm 1996 đến năm 2000 đã thi hành kỷ luật 01 TCCSĐ xã(Đảng bộ xã Sơn Đông) Thi hành kỷ luật bằng các hình thức 143 đảng viênchiếm 2,86% tổng số đảng viên trong các TCCSĐ xã, phường, khu phố, cụmdân cư, doanh nghiệp

Trang 24

Công tác xây dựng và phát triển đảng viên ở một số TCCSĐ chưa quantâm đúng mức Công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ Một số đảng viên đãtham gia khiếu kiện, thậm chí thúc đẩy hoặc theo quần chúng tham gia khiếu kiện

vi phạm 19 điều quy định đảng viên không được làm của Bộ Chính trị

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ Thị xã đến cơ sở, trướchết là Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Thị ủy còn có mặt hạn chế, lãnh đạochưa toàn diện Một số Đảng bộ cơ sở còn vi phạm nguyên tắc tập trung, dânchủ trong sinh hoạt, buông lỏng vai trò lãnh đạo, giảm xút sức chiến đấu,chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp trên,

có nơi tình trạng mất đoàn kết kéo dài Quản lý đảng viên còn lỏng lẻo Hiệulực quản lý điều hành của chính quyền các cấp và việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở còn hạn chế

Đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cấp cơ sở xã, phường trình độ vănhóa, chuyên môn, lý luận nhìn chung còn thấp, chính sách đào tạo, sử dụng vàquản lý cán bộ còn nhiều mặt hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng nguồnnhân lực trong toàn Thị xã

Vai trò lãnh đạo của một số TCCSĐ còn yếu, chưa xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ quyền hạn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm

vụ chính trị Chưa thực sự là hạt nhân đoàn kết trong Đảng; phương thứclãnh đạo chậm đổi mới, trình độ năng lực của một số cấp ủy chưa đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ mới Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưađược quan tâm đúng mức, nhất là nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đứccách mạng cho đội ngũ đảng viên, kể cả đảng viên là cấp ủy viên Một sốđảng viên, kể cả cấp ủy viên, đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống,thiếu tu dưỡng, rèn luyện Công tác kiểm tra và giám sát giải quyết các vụviệc còn để kéo dài chậm được khắc phục dứt điểm

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐcủa thị xã Sơn Tây nói riêng trước năm 2001 đều gắn liền với trách nhiệmcủa cấp uỷ Đảng các cấp Những thành công và hạn chế cũng như nguyênnhân trong quá trình xây dựng TCCSĐ là cơ sở, cứ liệu thực tế để Đảng bộ

Trang 25

thị xã Sơn Tây đề ra chủ trương, biện pháp, chương trình hành động cụ thể

để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng TCCSĐ trong những năm tiếptheo góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thị xã Sơn Tây vàcủa tỉnh Hà Tây [74, tr 29]

1.1.3 Chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Tây về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

* Chủ trương của Trung ương Đảng về công tác xây dựng TCCSĐ

Trong những năm 2001 - 2008, là thập niên đầu của thế kỷ XXI, bướcvào thiên niên kỷ mới với nhiều thời cơ và thách thức Tình hình thế giới

và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Trong xu thế vừa hợptác, vừa đấu tranh, tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta, chúng ta có

cả thời cơ và thách thức lớn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tụckhẳng định bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu Đảng giữa nhiệm kỳ chỉ rađến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau,không thể xem nhẹ nguy cơ nào

Đánh giá về công tác xây dựng Đảng, Đại hội IX khẳng định:Công tác xây dựng Đảng đã đạt được một số thành tựu, công tác xây dựngĐảng về chính trị, tư tưởng được coi trọng; đã quan tâm xây dựng, kiệntoàn củng cố TCCSĐ; công tác phát triển đảng viên được chỉ đạo và đạtđược một số kết quả; công tác cán bộ có một số đổi mới về nội dung vàcách làm; Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghịquyết Trung ương sáu (lần 2), (khóa VIII) đạt được một số kết quả nhấtđịnh; đã quan tâm hơn tới công tác kiểm tra của Đảng Tuy nhiên, côngtác xây dựng Đảng còn có nhiều yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục:Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn nhiều hạn chế, thiếu sót; nhiềukhuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục, nhất

là việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ về chính trị, tư tưởng và đạođức lối sống, thực hành dân chủ và chế độ trách nhiệm trong công tác.Công tác tổ chức trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ cácnguyên tắc tổ chức, hoạt động của Ðảng TCCSĐ chưa được quan tâm chỉ

Trang 26

đạo đúng mức Công tác kiểm tra trong Ðảng còn yếu, chất lượng và hiệuquả kiểm tra chưa cao Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng cònchậm và lúng túng.

Từ những đặc điểm, tình hình trên đặt ra yêu cầu Đảng phải cónhững chủ trương, biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựngĐảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệpđổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Với phương hướng, mục tiêu xâydựng Đảng:

Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấpcông nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạngtrong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôngắn bó với nhân dân [23, tr 48]

Đảng chủ trương xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng

Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựngĐảng Đó là sự vững mạnh lập trường chính trị tư tưởng, luôn giữ vững bảnchất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Đảng luôn đề ra cácchủ trương, đường lối lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả ToànĐảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Nêu cao đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng; đẩy mạnh cuộc đấutranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảngviên Đại hội IX của Đảng khẳng định phải giáo dục tư tưởng chính trị, rènluyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là trách nhiệm của cấp

ủy và TCCSĐ: “Mỗi cấp uỷ, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểmviệc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đứccách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân” [21, tr 76]

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng chủ trương tiếp tục tự đổimới, tự chỉnh đốn Ðảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiênphong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng

Trang 27

Ðảng thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Nângcao năng lực lãnh đạo; coi trọng công tác tư tưởng, công tác nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống,nâng cao tính tiên phong gương mẫu, phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ,đảng viên Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng Vìvậy, phải: “Coi trọng công tác tư tưởng, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kếtthực tiễn, xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho sự nghiệp đổimới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững mục tiêu lý tưởng, giữ vững niềmtin, bảo đảm thống nhất giữa nhận thức và hành động” [21, tr 88].

Xây dựng TCCSĐ vững mạnh về tổ chức

Đây là điều kiện bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpcách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân TCCSĐ là nềntảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Đảng chủ trương: “Thực hiện đúngcác nguyên tắc và hoạt động của Đảng; kiện toàn hệ thống tổ chức Đặc biệt chútrọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ; gắn xây dựngTCCSĐ với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạtĐảng” [21, tr 92] Vì vậy, Đảng yêu cầu: “Tất cả các đảng bộ, chi bộ ở cơ sởđều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đốivới chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác vàcác tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụđộng, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo” [24, tr 95] Cấp uỷ cấp trên tập trungchỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăngcường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Đứng trước tình hình đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhiều yếu kém,khuyết điểm đặc biệt là sự suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức, lốisống Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủchốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu vàtinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bấtmãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Ðảng, vi

Trang 28

phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng, vi phạm pháp luật của Nhànước Vì vậy, Đảng chủ trương xây dựng: “Mỗi đảng viên thật sự tiên phong,gương mẫu, có phẩm chất, đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật vànăng lực hoàn thành nhiệm vụ” [24, tr.178 - 179] Đẩy mạnh cuộc đấu tranhchống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên Làm tốt côngtác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chính trị,chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo, quản lý, phát huy vai trò tiền phonggương mẫu Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở bất cứ cương vị nào đều phải chấphành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng và pháp luật củaNhà nước Thi hành kỷ luật nghiêm khắc mọi vi phạm về nguyên tắc, nhất làđối với những vấn đề về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng.

Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những người

ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đoànthanh niên, những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên Đổi mới việc phân tích,đánh giá chất lượng các TCCSĐ và đảng viên

Thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng từ cơ sở Có

cơ chế để nhân dân tham gia ý kiến vào việc xây dựng các nghị quyết của đảng bộ,chi bộ, các quyết định của tổ chức đảng; để nhân dân tham gia giám sát tổ chứcđảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên Thực hiện đồng bộ các biện pháp củng cốTCCSĐ, chú trọng những nơi xung yếu, nơi có nhiều khó khăn, ở các đảng bộ, chi

bộ yếu kém; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, đề cao tự phê bình và phê bìnhtrong sinh hoạt đảng; kiện toàn đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ

Chú trọng và tăng cường công tác phát triển Ðảng, sớm khắc phụctình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng Việc kết nạpđảng viên phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn, đặc biệt tiêu chuẩn giác ngộ

lý tưởng của Ðảng, đạo đức lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ Coitrọng giáo dục, rèn luyện đảng viên dự bị, đảng viên trẻ Thường xuyên sànglọc đảng viên, kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Ðảngbằng các hình thức thích hợp

Về công tác kiểm tra, giám sát và thi hàng kỷ luật Đảng

Trang 29

Đảng chủ trương: Ðổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giámsát trong Ðảng và trong cả hệ thống chính trị Kiểm tra nhận thức, năng lực lãnhđạo, xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng

và Nhà nước; kiểm tra phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảngviên Xây dựng các quy chế và biện pháp thực hiện sự giám sát của nhân dân đốivới hoạt động của Ðảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới:công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được nhữngkhuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha; tăng cường chủ động giám sát, kiểmtra về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, cán

bộ, đảng viên, về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương của Ðảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Ðiều lệ Ðảng Coi trọng kiểmtra, phát hiện nhân tố tích cực Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền vàtrách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp Kiện toàn hệthống ủy ban kiểm tra các cấp, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm trađảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xétkhiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Để bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đòihỏi phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Ðổi mớiphương thức lãnh đạo của Ðảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạocủa Ðảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm củaNhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và người đứng đầu; khắc phụckhuynh hướng buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện làm thay; phát huy sứcmạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị [30, tr 15]

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên cơ sở phát huy dân chủ trongsinh hoạt đảng, đảng viên có quyền được bảo lưu ý kiến nhưng phải nói và làmtheo nghị quyết của Đảng Chống dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, vi phạmnguyên tắc tập trung dân chủ, cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, gây mấtđoàn kết nội bộ Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thầnchủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân Vấn đề quyết định trong đổi mới

Trang 30

phương thức lãnh đạo của Đảng là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ,thực hành và mở rộng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.

* Chủ trương của Tỉnh ủy Hà tây về công tác xây dựng TCCSĐ

Quán triệt những chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ vững mạnh

về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong những năm 2001 - 2008, Đảng bộ tỉnh HàTây đã quán triệt và cụ thể hóa vào địa phương của Tỉnh để đề ra các chủtrương, biện pháp đúng đắn về xây dựng TCCSĐ trong toàn Đảng bộ Tỉnh HàTây

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao nhận thức

về mọi mặt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Đổi mới, nâng cao hiệu quảviệc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, các nghị quyết, chỉ thịcủa Trung ương Đảng, của Tỉnh, của các cấp ủy tạo sự thống nhất nhận thức

và sự đồng thuận trong Đảng và toàn xã hội Giáo dục ý thức chấp hành kỷluật, giữ vững kỷ cương, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởngvào đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Coi trọng củng cố, kiện toàn bộmáy, năng cao năng lực cán bộ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền, chủ độngnắm vững và tham mưu kịp thời cho cấp ủy những giải pháp giải quyết kịpthời những vấn đề về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân [69, tr 42]

Xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ

Tăng cường các biện pháp củng cố, xây dựng TCCSĐ thực sự là hạtnhân lãnh đạo, có đủ khả năng lãnh đạo tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệthống chính trị để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ

cơ sở Thực hiện tốt công tác quản lý, phân công nhiệm vụ, giáo dục và rènluyện đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực hoànthành các nhiệm vụ Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường kỷluật, giữ vững sự đoàn kết, thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bìnhtrong sinh hoạt Đảng

Trang 31

Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ theo sátnhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; xây dựng và thực hiện tốt quy chếlàm việc của cấp ủy Chú trọng công tác phát triển đảng viên mới đảm bảotiêu chuẩn chất lượng

Coi trọng củng cố các chi bộ thôn, khu phố, cụm dân cư; xây dựng,củng cố cơ sở đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài; tập trung giải quyết các cơ sở yếu kém Phấn đấu có 80%TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh, giảm dần cơ sở đảng yếu kém [69, tr 43]

Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới nâng cao chất lượng công tác cán

bộ, đảng viên

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan đảng, chính quyền,Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo hướng tinh gọn, rõ về chứcnăng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành; rõ về trách nhiệm của tổ chức và ngườiđứng đầu tổ chức, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức,làm việc tốt, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảm bảo tính kế thừa, liên tục vàphát triển Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lýđội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứngđầu các tổ chức trong hệ thống chính trị

Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định, hướng dẫn của Trung ươngĐảng, của Tỉnh trong các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bốtrí, luân chuyển, bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và thực hiệnchính sách đối với cán bộ Đánh giá cán bộ nói chung phải căn cứ vào kết quảthực hiện nhiệm vụ được giao Chú ý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ

nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở

Tăng cường công tác quản lý cán bộ theo hướng mạnh dạn phân công,phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể cho từng cấp Tiêu chuẩn hóa cán bộtheo từng chức danh trong hệ thống chính trị Xây dựng và thực hiện quy chếthi tuyển cán bộ, quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, đảng viên Xây dựng và thựchiện đề án công chức dự bị; có cơ chế chính sách khuyến khích sinh viên tốtnghiệp đại học tăng cường cho cơ sở xã, phường, thị trấn [69, tr 43]

Trang 32

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trícông tác kiểm tra của Đảng Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong lãnhđạo, chỉ đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Đảng

Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra việc thựchiện Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chú trọng kiểm tra thựchiện những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, đôn đốccấp dưới về trách nhiệm giải quyết các trường hợp cán bộ, đảng viên viphạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực hiện các quyết định,kết luận đã có hiệu lực pháp luật Kết quả kiểm tra phải xác định rõ tráchnhiệm của tập thể, cá nhân, ngành, cơ quan quản lý cấp trên đối với các

vi phạm

Ủy ban kiểm tra các cấp phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy; bám sát

và triển khai thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ kiểmtra Tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCCSĐ, đảngviên khi có dấu hiệu vi phạm Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa

Ủy ban kiểm tra Đảng với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiệncông tác kiểm tra [69, tr 44]

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Các cấp ủy Đảng phải kịp thời xây dựng chương trình công tác toànkhóa thực hiện nghị quyết đại hội; xây dựng quy chế làm việc của các cấp ủy.Chỉ đạo chính quyền tiến hành cụ thể hóa Nghị quyết đại hội bằng các quyếtđịnh, chính sách, chương trình công tác cụ thể

Thực hiện phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội; xây dựng vàgiữ gìn đoàn kết trong Đảng và nhân dân; đề cao nguyên tắc tập trungdân chủ, giữ vững kỷ luật của Đảng, kỷ cương pháp luật của Nhà nước.Đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổchức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể nhân dân; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan tham mưucủa Đảng, chính quyền các cấp; chống quan liêu tham nhũng, lãng phí,

Trang 33

thực hành tiết kiệm Thực hiện sâu sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, đônđốc thực hiện nhiệm vụ; tổng kết thực tiễn, nhân rộng điển hình, pháthiện và tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc từ cơ sở để thực hiện tốtcác nhiệm vụ đã đề ra [69, tr 45].

1.2 Đảng bộ thị xã Sơn Tây lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2001 - 2008)

1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ thị xã Sơn Tây về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Phương hướng, mục tiêu xây dựng TCCSĐ giai đoạn 2001- 2008được Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XVII, xác định như sau:

* Về phương hướng: “Tăng cường toàn diện công tác xây dựng

Đảng Tiếp tục củng cố TCCSĐ, nâng cao vai trò lãnh đạo của TCCSĐ vàđảng viên” [8, tr 9] Đồng thời, “Đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng, chỉnhđốn Đảng, trọng tâm là xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh” [8, tr 10]

Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, bảođảm thống nhất ý chí và hành động Tạo sự chuyển biến tích cực trongcông tác xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh Nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; tập trung củng cố các cơ sở đảng có khókhăn, yếu kém Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ, thựchiện tốt việc quản lý, giáo dục, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, nângcao vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên Tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng Làm tốt công tác tạonguồn, phát triển đảng viên mới; kiên quyết đưa những đảng viên không đủ

tư cách ra khỏi Đảng

* Mục tiêu tổng quát: Tăng cường sự thống nhất về nhận thức và tư

tưởng trong toàn Đảng bộ Thị xã Nâng cao hơn nữa chất lượng công tácchính trị, tư tưởng Giữ vững an ninh tư tưởng, văn hóa Tăng cường công tácđào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh công táctuyên truyền, thông tin, giáo dục truyền thống cách mạng, quê hương Tậptrung củng cố các TCCSĐ, phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đảng bộ,chi bộ trong trong sạch vững mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất cơ sở đảng

Trang 34

yếu kém “Công tác kiểm tra phải nhằm phục vụ thực hiện thắng lợi nghịquyết đại hội Đảng các cấp Tập trung giải quyết tốt các vụ khiếu nại, tố cáo

và xử lý kỷ luật theo đúng thẩm quyền” [8, tr 11]

* Mục tiêu cụ thể: Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Bồi

dưỡng lý luận, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục chính trị, tưtưởng “Phấn đấu đến năm 2005, cán bộ chủ chốt các cấp cơ bản hoàn thànhchương trình lý luận cao cấp; 100% đảng viên học xong chương trình lý luậnphổ thông Bí thư đảng bộ, chi bộ, trưởng thôn, xóm, khu phố, cụm dân cư,doanh nghiệp cơ bản được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn” [8, tr 12]

“Đến năm 2005 hầu hết đảng viên hoàn thành chương trình sơ cấp lý luận,30% đảng viên có trình độ trung cấp, 12% đảng viên có trình độ cử nhân,cao cấp lý luận chính trị” [8, tr 13 - 14]

Tăng cường xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh “Thực hiệntốt các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụcủa các loại hình TCCSĐ” [14, tr 19] Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựngđảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất cơ sở đảngyếu kém Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, nhất

là ở những địa phương có khó khăn, an ninh nông thôn diễn biến phức tạp.Hàng năm, phấn đấu có từ 90% trở lên TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh,hạn chế đến mức thấp nhất TCCSĐ yếu kém

Chăm lo xây dựng công tác cán bộ, đảng viên: Tiếp tục triển khai vàthực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng, (khóa VIII)

và Nghị quyết 42-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, (khóa IX), Về chiến lược cán bộthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ,nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quyđịnh Phấn đấu hàng năm có 85% đảng viên đủ tư cách mức một, hạn chếđảng viên vi phạm tư cách Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viênmới; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật củaĐảng: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra; trọng tâm là kiểmtra chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Đảng

Trang 35

Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên theo chương trình, kế hoạch

và kiểm tra đột xuất của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp Tập trung vàokiểm tra đối với các đồng chí là cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ do cấp ủycấp mình quản lý, Ban Thường vụ cấp ủy và cấp dưới trực tiếp Làm tốtcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật theo đúng thẩmquyền, hạn chế thấp nhất việc khiếu kiện đông người, ảnh hưởng đến tìnhhình an ninh chính trị

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Trên cơ sở bảo đảm sự lãnhđạo toàn diện của Đảng bộ, phải thường xuyên đổi mới và nâng cao chấtlượng sinh hoạt Đảng, trong quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; trongphân công nhiệm vụ, và định kỳ phân tích chất lượng đảng viên, trong kiểmtra, giám sát, trong công tác cán bộ

* Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XVI(2001) và nghị quyết XVII (2005) đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Nhiệm vụ

Một là, đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng “Nâng caohơn nữa chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Đảm bảo tính lãnh đạo,tính chiến đấu, tính giáo dục, thuyết phục của công tác tư tưởng, góp phần chốngsuy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảngviên” [8, tr 23]

Hai là, xây dựng các TCCSĐ luôn trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạohoàn thành mọi nhiệm vụ Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chấtchính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ, kiến thức, năng lực, trung thành, kiênđịnh với đường lối đổi mới của Đảng

Ba là, quan tâm bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên mới góp phầnnâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ

Bốn là, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đảng viên và tổchức đảng bảo đảm dân chủ, công khai, đúng phương châm, phương pháp và quytrình, thi hành kỷ luật nghiêm khắc theo đúng Điều lệ Đảng

Trang 36

Năm là, thường xuyên đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của các TCCSĐ

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của TCCSĐ

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Đẩy mạnh học tập chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chínhtrị, Điều lệ Đảng Đổi mới việc nghiên cứu, quán triệt nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng và nghị quyếtĐại hội đảng các cấp Bồi dưỡng lý luận, nâng cao hơn nữa chất lượng công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiệnthông tin đại chúng; đổi mới phương thức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chínhđáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân Tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ cán

bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, bí thư đảng bộ, chi bộ, trưởng thôn, khu phố, cụmdân cư và doanh nghiệp cơ bản được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin theo định hướng Giáo dụctruyền thống cách mạng truyền thống dân tộc, quê hương, lối sống nhân áicộng đồng Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể, củatoàn Đảng bộ làm tốt công tác tư tưởng “Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền,giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch” [8, tr 28] Tích cực đấu tranh chống thamnhũng, tiêu cực, những biểu hiện tư tưởng đi ngược lại đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Về xây dựng tổ chức đảng

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốnĐảng “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, vai tròtiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên” [9, tr 8 - 9] Đổi mới và nângcao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ, thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục,phân công nhiệm vụ cho đảng viên và định kỳ đánh giá chất lượng đảng viên

và tổ chức Đảng Tiếp tục thực hiện có nền nếp, chất lượng, hiệu quả công tác

tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương sáu (lần 2)(khóa VIII) Thực hiện tốt các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

Trang 37

chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ Phấn đấu thực hiện mục tiêuxây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất

cơ sở đảng yếu kém, nhất là ở những địa phương có khó khăn, an ninh trật tựdiễn biến phức tạp Đồng thời gắn xây dựng tổ chức đảng trong sạch vữngmạnh với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên Tiến hành sắp xếp lại môhình tổ chức đảng cho phù hợp Xây dựng quy chế hoạt động của các cấp ủy vàthực hiện đúng theo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo đi đôi với phân công cá nhân chịu trách nhiệm “Những địaphương, đơn vị để xảy ra vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật nghiêm trọng thìngười đứng đầu phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật” [9, tr 12]

Về công tác cán bộ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên

Quán triệt các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; nhất là Nghị quyết BanChấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, (khóa VIII) và Nghị quyết 42-NQ/

TƯ của Bộ Chính trị, (khóa IX), vận dụng vào thực hiện về chiến lược cán bộthời kỳ đẩy mạnh, CNH, HĐH đất nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây Trên cơ

sở quy hoạch, các cấp ủy tích cực đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ,đảng viên theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng Quan tâm xây dựng độingũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu Cụ thể hóa các quyđịnh của Trung ương Đảng để nhân dân nơi cư trú, nơi công tác giám sát, góp ýcho cán bộ, đảng viên Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, thựchiện tốt những điều đảng viên không được làm; kiên quyết đưa ra khỏi Đảngnhững đảng viên không đủ tư cách Tăng cường công tác tạo nguồn, phát triểnđảng viên mới, chú ý bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những người ưu tú trong côngnhân, nông dân, doanh nghiệp, trí thức, nữ giới, Đoàn viên Thanh niên “Thựchiện đã là đảng viên phải được phân công công tác để đảng viên phát huy đượcvai trò tiền phong, gương mẫu Tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng vàNhà nước với những cán bộ, đảng viên có công với cách mạng” [9, tr 13]

Về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Các cấp ủy cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giámsát; trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều

lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Trang 38

thường xuyên theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra, giám sát đột xuất củacấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp Thực hiện tốt phương châm kiểm tra là “Chủđộng, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” “Từng cấp ủy phải tự kiểm tra việc chấphành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, của cấp trên và cấp mình Cán bộ,đảng viên phải tự kiểm tra về việc giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đảng, gươngmẫu trong công tác, học tập và sinh hoạt” Công tác kiểm tra, giám sát phảibám sát nội dung của Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng Đốitượng kiểm tra, giám sát là mọi cán bộ, đảng viên và TCCSĐ , nhưng tậptrung vào kiểm tra, giám sát đối với các đồng chí là cấp ủy viên cùng cấp,cán bộ do cấp ủy cấp mình quản lý, ban thường vụ cấp ủy và cấp dưới trựctiếp Tập trung giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật theo đúngthẩm quyền Kết luận, xử lý kỷ luật chính xác, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng

và chính quyền Kết hợp tốt giữa công tác kiểm tra, giám sát với công tác

tổ chức và cán bộ

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ

Trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ thị xã SơnTây, phải thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, trướchết là sinh hoạt của các chi bộ; trong quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên;trong phân công nhiệm vụ, và định kỳ phân tích chất lượng đảng viên, trongkiểm tra, giám sát, trong đánh giá, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ Đổi mới phươngthức nắm bắt tình hình cơ sở, phát huy dân chủ trong giải quyết mối liên hệ giữaĐảng với nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng cácTCCSĐ trong sạch vững mạnh Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gópphần xây dựng các tổ chức chính quyền, bộ máy hành chính luôn vững mạnh

1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện

* Chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Trên cơ sở quán triệt chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ về côngtác xây dựng TCCSĐ theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI vàXVII, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX và các nghị quyết Trung ương Đảng (khóa VIII), (khóa IX)

Trang 39

về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng làtăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, bảo đảm thốngnhất ý chí và hành động Đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốnĐảng, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng Đảmbảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục, thuyết phục, góp phần chốngsuy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,đảng viên Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã tích cực, chủ động chỉ đạo thực hiệncông tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng bộ.

Quán triệt Quy định số 54-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về chế độ học tập

lý luận chính trị trong Đảng Thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 25/7/2006 củaBan Chấp hành Đảng bộ tỉnh, (khóa XIV) Ngày 11 tháng 08 năm 2006, Thị

ủy Sơn Tây đã xây dựng Chương trình hành động số 08-CTr/TU, Về đổi mới

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng đến năm 2010 và những năm tiếp theo Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, trong đó công tác chính trị,

tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng Chương trình hành động đưa ra nhữngnội dung cụ thể sau:

Quan điểm chỉ đạo: Trong tình hình hiện nay, trước bối cảnh chung

của cả nước trong Tỉnh và riêng trên địa bàn thị xã Sơn Tây đòi hỏi công tácchính trị tư tưởng cần tiếp tục đổi mới, phấn đấu “Chuyển mạnh về cơ sở,bám sát thực tiễn, mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại” Công tác chính trị

tư tưởng phải chủ động giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong cuộcsống, tại cơ sở và phải có sức thuyết phục thực sự đi vào lòng người Phảithường xuyên nâng cao sức chiến đấu của công tác chính trị tư tưởng chốnglại các quan điểm sai trái, đả phá, các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ vững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững ổn định chínhtrị, động viên toàn dân tích cực tham gia các phong trào thi đua và quyết tâmthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp Trách nhiệm hàng đầu

Trang 40

của công tác chính trị tư tưởng là hướng vào xây dựng và phát triển nhân tốcon người mới Việt Nam.

Phương hướng nhiệm vụ

Phương hướng: Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X Công tác chính trị tư tưởng của Thị xã tập trungvào các nội dung cơ bản sau:

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêuđộc lập dân tộc và CNXH; sự lãnh đạo, các nguyên tắc hoạt động và đườnglối đổi mới của Đảng; chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống Kiênquyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng; phê phán, bác bỏ cácquan điểm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thếlực thù địch

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp công tác tư tưởng, giáo dục lý luậnchính trị theo hướng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,bám sát thực tiễn, sát đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, tránh giản đơn, xơcứng, sáo mòn; chú trọng tổng kết thực tiễn, tăng tính định hướng, thuyếtphục, hấp dẫn, góp phần nâng cao nhận thức, bồi đắp niền tin, thống nhất ýchí và hành động của mỗi người dân

Phát huy vai trò, huy động và tập hợp sức mạnh của cả ba lực lượngcùng tham gia làm công tác tư tưởng:

Thứ nhất, người đứng đầu cấp ủy Đảng phải trực tiếp làm công tác tư

tưởng, mỗi đảng viên dù ở cương vị công tác nào đều tham gia trực tiếp làmcông tác tư tưởng ở nơi mình sống, làm việc, sinh hoạt

Thứ hai, phát huy bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tình cảm cách mạng của

quần chúng, huy động quần chúng tham gia công tác tư tưởng với phươngchâm “Lấy quần chúng, giáo dục quần chúng”

Thứ ba, thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên

trách làm công tác tư tưởng với vai trò là lực lượng nòng cốt của công tác tư tưởng

Ngày đăng: 30/09/2016, 07:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn An (1996), “Phát huy thành tựu, khắc phục yếu kém, quyết tâm xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới”, Tạp chí xây dựng Đảng, (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy thành tựu, khắc phục yếu kém, quyết tâm xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới”, "Tạp chí xây dựng Đảng
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 1996
2. Nguyễn Văn An (1997),“Đánh giá tổng quát và kinh nghiệm 4 năm đổi mới chỉnh đốn Đảng”, Tạp chí Cộng sản (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng quát và kinh nghiệm 4 năm đổi mới chỉnh đốn Đảng”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 1997
5. Các Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập,, tập 7, Nxb, CTQG, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập
6. Lê Duẩn (1978), Về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng Đảng
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1978
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1986
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1991
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 (khoá VIII), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 (khoá VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội Nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội Nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996- 1999, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996- 1999
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 49 (1988- 1989), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 49
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), "Ban Chấp hành Trung ương Quy định, hướng dẫn cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Quy định, hướng dẫn cụ thể thi hành Điều lệ Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2007
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội Nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội Nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khoá VI, VII, VIII, IX, X), Phần 1, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời "kỳ đổi mới (khoá VI, VII, VIII, IX, X)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khoá VI, VII, VIII, IX, X), Phần 2, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khoá VI, VII, VIII, IX, X)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w