Người Hoa có văn hóa và lối sống rất phong phú được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Qua quá trình tiếp biến, người Hoa đã tiếp thu nhiều giá trị sống từ các dân tộc khác, nhất là người Kinh. Đồng thời, họ cũng truyền bá văn hóa, các phong tục tập quán của mình trong đời sống xã hội.
Trang 1Lối Sống Của Người Hoa
Bài tập môn Xã Hội Học Lối Sống.
Thực hiện: Xuân Diệu
Trang 2Định nghĩa lối sống theo quan điểm của một số nhà khoa
học trên thế giới
Đumốp Z và đồng sự của ông cho rằng, “Lối sống trước hết là những điều kiện,
trong đó, con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội
Đó là toàn bộ những hình thức hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của
con người”
(dẫn theo Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ 2001, tr 9).
Trang 3 Đôbơrianôp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan
hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” (V Đobơrianop, 1985, Xã hội học Mac-Lenin, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội , 1985,tr.213)
Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định” (Theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr 12)
Trang 4 Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của
con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá
nhân” Tác giả này còn nêu 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cải
tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật
(Theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr 13),
Trang 5Khái quát về người Hoa
Dân tộc Hoa là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có
quốc tịch Việt Nam Các tên gọi khác: Khách Trú, người Hán, người Tàu, Ba
Tàu Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân
tộc Hán
Đây là một trong các dân tộc tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm
(1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trang 6 Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt
Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ sáu, trong
đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ
Chí Minh Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận
5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10
Trang 7 Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân
số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố Người Hoa cư trú tập
trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người
Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên
Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783
Trang 8 Với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải
Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ) Số người Hoa còn
lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt
Trang 9Về đặc điểm kinh tế, tổ chức cộng đồng
Người dân tộc Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, xem lúa
nước là đối tượng canh tác chính Ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm
nghề dịch vụ, buôn bán
Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé,
Ðồng Nai); làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh) Một bộ phận
người dân tộc Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và
đánh cá
Trang 10X
Trang 11 Người dân tộc Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau
Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng
Trang 12X
Trang 13Về tổ chức gia đình
Trong gia đình người Hoa, người chồng hoặc người cha là chủ hộ; chỉ con trai
được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn Cách đây khoảng
40-50 năm vẫn còn những gia đình lớn có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người
Nay họ sống theo từng gia đình nhỏ
Hôn nhân của người dân tộc Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường
xảy ra Khi tìm vợ cho con, người Hoa chú trọng đến sự "môn đăng, hộ đối"
giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã
hội
Trang 14 Việc ma chay theo phong tục người Hoa phải trải qua lần lượt các bước như lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi "Tây thiên Phật quốc", lễ đoạn tang
Trong thờ cúng, nổi bật ở tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ như thần bếp, thổ địa, thần tài và một số vị thánh, bồ tát như Quan Công, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Nam Hải Quan Âm
Hệ thống chùa miếu khá phát triển Chùa miếu của người dân tộc Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội. X - IV
Trang 15Về văn hóa, phong tục tập quán
Đối với nhà cửa, những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm
Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn
nước, giao thông thuận tiện
Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ Ở thành thị họ thường sống
tập trung trong các khu phố riêng Nhà ở cổ truyền của người dân tộc Hoa có
những đặc trưng mang dấu ấn của người phương Bắc rất rõ
Trang 16 Về ăn uống, lương thực chính của người dân tộc Hoa là gạo nhưng trong bữa
ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu Ở các gia đình bình dân, buổi
sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả
hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại
Người dân tộc Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với gia
vị Thức uống của người dân tộc Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc
mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng" Các loại trà sâm, hoa cúc là những thứ
thông dụng trong mọi gia đình
Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu Thuốc lá được nhiều
người hút, kể cả phụ nữ, nhất là những người phụ nữ có tuổi
Trang 17Kết luận
Người Hoa sinh sống lâu trên đất Việt và trở nên Việt hóa Nhưng không phải
hoàn toàn, họ vẫn giữ những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, tư tưởng, cách sinh
hoạt và tổ chức trong gia đình và trong lao động sản xuất
Cấu kết cộng đồng cao, phát triển về buôn bán kinh doanh và các dạng dịch vụ
Có những đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng hóa ngành
nghề, tích lũy kinh nghiệm trong đời sống