1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống tòa án pháp

49 3,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 148,01 KB

Nội dung

a. Thẩm quyền Các vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp nhỏ và các vụ án hình sự ít nghiêm trọng b. Hội đồng xét xử Gồm một thẩm phán do vụ việc mang tính chất đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ như những tranh chấp có giá trị dưới 10.000 euro . c. Kháng cáo Các phán quyết của TI sẽ được kháng cáo lên Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng (TGI) hoặc có thể xem xét bởi Toà Phá án (Cour de Cassation) theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP

I TOÀ ÁN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG 5

1 Toà án cấp sơ thẩm 5

1.1 Toà sơ thẩm dân sự 5

1.1.1 Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp (the tribunal d'instance - TI) 5

1.1.2 Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng ( The Tribunal de Grande Instance - TGI) 6

1.1.3 Toà thương mại sơ thẩm (Tribunal de commerce) 6

1.1.4 Toà lao động (Conseil de Prud'hommes) 7

1.1.5 Toà an sinh xã hội (Tribunal des Affaires de la Sécurité Sociale) .7

1.1.6 Toà nông nghiệp (Tribunaux Partitaires dé Baux Ruraux) 8

1.2 Toà sơ thẩm hình sự 8

1.2.1 Toà vi cảnh (Tribunal de police) 8

1.2.2 Toà tiểu hình (Tribunal de correctionnel) 8

1.2.3 Toà đại hình (Cour d'Assises) 9

2 Tòa án cấp phúc thẩm (Cour d'appel) 9

2.1 Thẩm quyền 9

2.2 Hội đồng xét xử 9

3 Tòa án cấp tối cao (Toà Phá án - Cour de Cassation) 10

3.1 Thẩm quyền 10

3.2 Hội đồng xét xử 11

II NHÁNH TOÀ HÀNH CHÍNH 12

1 Toà Hành chính sơ thẩm (Tribunal administratif) 12

1.1 Lịch sử hình thành 12

1.2 Chức năng 12

Trang 2

1.2.1 Thẩm quyền xét xử 12

1.2.2 Thẩm quyền cố vấn 13

1.2.3 Hội đồng xét xử 13

2 Toà Hành chính phúc thẩm (Cour administratif d'appel) 13

2.1 Lịch sử hình thành 13

2.2 Chức năng 13

2.2.1 Thẩm quyền xét xử 13

2.2.2 Thẩm quyền cố vấn 14

2.2.3 Hội đồng xét xử 14

3 Hội đồng Nhà nước - Tham Chính viện (Conseil d’État) 14

3.1 Lịch sử hình thành 14

3.2 Chức năng 16

3.2.1 Thẩm quyền xét xử 16

3.2.2 Hội đồng xét xử 18

3.2.3 Thẩm quyền cố vấn 19

3.2.4 Chức năng báo cáo 20

III TÒA XUNG ĐỘT (Tribual des Conflists) 21

IV HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP 22

1 Lịch sử hình thành 22

2 Chức năng (thẩm quyền) 22

3 Quy trình giám sát 22

4 Hậu quả của việc giám sát 22

5 Cơ cấu tổ chức 22

CHƯƠNG II SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH, PHÁP VÀ VIỆT NAM I SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM: 23

I SO SÁNH CƠ CẤU HỆ THỐNG TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM: 29

II SO SÁNH CƠ CẤU HỆ THỐNG TÒA ÁN CẤP GIÁM ĐỐC THẨM: 36

Trang 3

III SO SÁNH VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG TÒA ÁN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP

I TOÀ ÁN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG

1 Toà án cấp sơ thẩm

1.1 Toà sơ thẩm dân sự

1.1.1 Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp (the tribunal d'instance - TI)

Là toà án thấp nhất trong nhánh toà thẩm quyền chung

Trang 5

Các phán quyết của TI sẽ được kháng cáo lên Toà án sơ thẩm thẩmquyền rộng (TGI) hoặc có thể xem xét bởi Toà Phá án (Cour deCassation) theo thủ tục giám đốc thẩm.

1.1.2 Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng (The Tribunal de Grande Instance - TGI)

a Thẩm quyền

Tất cả các loại vụ việc hình sự và dân sự "trừ những thẩm quyền đãđược trao một cách rõ ràng cho một loại toà án khác trên cơ sở đặc điểmtranh chấp hoặc số tiền hay mức độ nghiêm trọng của tội phạm có liênquan"2

1.1.3 Toà thương mại sơ thẩm (Tribunal de commerce)

a Thẩm quyền xét xử

Các tranh chấp thương mại và phá sản trong phạm vi lãnh thổ thuộcthẩm quyền của mình Hiện nay, Pháp có khoảng 230 toà thương mại3.Toà thương mại sơ thẩm được thành lập từ cuối thời trung cổ và cũng làtoà án lâu đời nhất trong hệ thống toà án tại Pháp4,

b Hội đồng xét xử

2 Tô Văn Hoà, Tính độc lập của Toà án, tr.246.

3 Michael Bogdan, Luật so sánh, tr.137.

4 Xem tại:

http://www.chambersandpartners.com/guide/practice-guides/location/

241/6593/1418-200, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016

Trang 6

Gồm ba thẩm phán Các thẩm phán này là thẩm phán không chuyênđược lựa chọn trong số các thương gia với nhiệm kỳ từ hai đến bốnnăm Các thẩm phán được lựa chợn bởi hội đồng gồm các thẩm phánđương nhiệm, các cựu thẩm phán và những đại biểu thương nhân trongkhu vực đó (délégués consulaires)5.

c Kháng cáo

Các phán quyết được tuyên bởi toà án này có thể được kháng cáo lênToà sơ thẩm thẩm quyền rộng có chung thẩm quyền về mặt lãnh thổ vớiToà thương mại

1.1.4 Toà lao động (Conseil de Prud'hommes)

a Thẩm quyền xét xử

Tất cả tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động trừ vấn đề bảo hiểm

xã hội và vấn đề thoả ước lao động tập thể (do Toà sơ thẩm thẩm quyềnrộng xét xử)

Trong toà lao động còn chia làm 5 đơn vị nhỏ, phụ trách những lĩnh vựclao động chuyên môn khác nhau, đó là: quản lý, sản xuất, phân phối,dịch vụ thương mại và các lĩnh vực khác Toà lao động được thành lậpvào cuối thế kỷ XIX và hiện nay Pháp có 210 toà lao động6

Nếu người lao động là cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ do Toà hànhchính giải quyết

5 Michael Bogdan, Luật so sánh, tr.137.

6 Xem tại: http://www.chambersandpartners.com/guide/practice-guides/location/241/6593/1418-200, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.

Trang 7

Các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội giữa quỹ bảo hiểm

xã hội và người tham gia Hiện nay Pháp có 115 Toà an sinh xã hội7

b Hội đồng xét xử

Gồm ba thành viên: trong đó có hai thẩm phán không chuyên (một đạidiện cho người lao động và một đại diện cho người sử dụng lao động),thành viên còn lại là một thẩm phán chuyên nghiệp

1.2.2 Toà tiểu hình (Tribunal de correctionnel)

Xét xử đối với nhóm thường tội và có thể áp dụng hình phạt tù trên 2 thánghoặc phạt tiền trên 12.000 euro11

7 Xem tại: http://www.chambersandpartners.com/guide/practice-guides/location/241/6593/1418-200, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.

8 Tô Văn Hoà, Tính độc lập của Toà án, tr.253.

9 Michael Bogdan, Luật so sánh, tr.137.

10 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, NXB CAND 2007, tr.162.

11 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, NXB CAND 2007, tr.162.

Trang 8

1.2.3 Toà đại hình (Cour d'Assises)

Mỗi vùng có một Toà đại hình, Paris cũng có một

a Thẩm quyền

Xét xử các tội hình sự nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, cướp có

vũ trang, phản quốc, gián điệp 12 pháp luật pháp coi đây là những trọngtội (đại hình), nên cần có cơ chế xét xử riêng biệt

b Hội đồng xét xử

Gồm 12 thành viên gồm: 1 thẩm phán chủ toạ, 2 thẩm phán thành viên

và bồi thẩm đoàn 9 thành viên

c Kháng cáo

Thủ tục duy nhất để xem xét lại phán quyết của toà này là thủ tục giámđốc thẩm tại Toà Phá án Như vậy, khía cạnh tình tiết do Toà Đại hìnhđưa ra có giá trị chung thẩm (vì Toà Phá án chỉ quan tâm tới khía cạnhpháp luật và phải tuân thủ những sự thật mà án phúc thẩm đã dựa vào đólàm căn cứ)

2 Tòa án cấp phúc thẩm (Cour d'appel)

Có chức năng thực hiện việc phúc thẩm trung gian của Pháp Các toà này

có tại các thành phố lớn và được phân biệt theo tên gọi của các thành phố,

ví dụ như Cour d'Appel de Paris (Toà phúc thẩm Paris), Cour d'Appel deVersailles (Toà phúc thẩm Versailles), Cour d'Appel de Bordeaux (Toàphúc thẩm Bordeaux)…Hiện nay có 36 Toà phúc thẩm tại Pháp, trong đó

có 29 toà trong nước và 7 toà ở lãnh thổ hải ngoại của Pháp.13

2.1 Thẩm quyền

Xem xét kháng cáo đối với các phán quyết của tất cả các toà án sơ thẩm

2.2 Hội đồng xét xử

Gồm ba đến bảy thẩm phán trong một phiên xét xử

12 www.justice.gouv.fr truy cập ngày 13/9/2016

13 Xem tại http://www.lexadin.nl/wlg/courts/nofr/eur/lxctfra.htm, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.

Trang 9

Các phán quyết của Toà Phúc thẩm có giá trị chung thẩm với phần nhậnđịnh về các sự kiện Phần về áp dụng pháp luật có thể bị kháng cáo lên cấpxét xử cuối cùng là Toà Phá án Toà Phá án chỉ quan tâm tới khía cạnh phápluật và phải tuân thủ những sự thật mà án phúc thẩm đã dựa vào đó làm căncứ.

3 Tòa án cấp tối cao (Toà Phá án - Cour de Cassation)

- Toà này được gọi là Toà phá án vì thường huỷ bỏ các bản án của toà án cấp

dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng bản án của mình mà gửi bản

án xuống một toà án khác cùng cấp với toà đã xét xử để xét xử lại14 ToàPhá án là toà cao nhất trong nhánh toà tư pháp nên còn được gọi là toà giámđốc thẩm

- Toà Phá án có lịch sử rất lâu đời, được thành lập vào năm 1790 sau cách

mạng tư sản Pháp15 Toà được chia làm sáu toà chuyên trách (chambres) đólà: Toà dân sự đệ nhất cấp (première chambre civile), Toà dân sự đệ nhị cấp(deuxième chambre civile), Toà dân sự tam cấp (troisième chambre civile),Toà thương mại (chambre commerciale), Toà lao động (chambre sociale)

và Toà hình sự (chambre criminelle)

3.1 Thẩm quyền

Xem xét lại các phán quyết của Toà Phúc thẩm và cả phán quyết của bất kỳtoà án nào trong nhánh toà tư pháp Vụ việc muốn được xem xét tại ToàPhá án phải có đơn giám đốc thẩm Một vụ việc có thể được xem xét theothủ tục giám đốc thẩm tai Toà Phá án hai lần:

- Lần một: Khi thụ lý một đơn giám đốc thẩm, hội đồng xét xử có thể bác

đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án bị kháng cáo, hoặc huỷ bản án đó

và giao lại cho một trong những toà sơ thẩm để xét xử lại, mà khônggiao cho toà án đã ra bản án đó Toà sơ thẩm này không bắt buộc tuântheo phán quyết của hội đồng giám đốc thẩm

14 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, NXB CAND 2007, tr.163.

15 Serge Guinchard, André Varinard and Thierry Debard, Institutions juridictionnelles, 11th edn.

Trang 10

- Lần hai: Nếu bản án thứ hai lại bị phúc thẩm và bị bác bỏ bởi Toà Phá

án (trường hợp xảy ra khi có quyết định toàn thể của toà án) thì toà Phúcthẩm thứ ba xem xét vụ việc sẽ phải tuân thủ quan điểm của Toà Phá án

về vấn đề pháp luật

Khác với toà án cấp cao nhất ở nhiều nước, Toà Phá án, kể từ năm 1958không thể giảm lượng công việc của mình bằng cách chuyển án xuống chotoà phúc thẩm, vì vậy, vụ việc phải chờ đợi rất lâu vì toà án phải quyết địnhhàng ngàn vụ việc hằng năm, gồm cả những vụ việc nhỏ không mấy quantrọng

Không giống như trong hệ thống Thông luật với nguyên tắc stare decisis,

các phán quyết của toà án tối cao không có giá trị bắt buộc đối với các toà

án cấp thấp hơn, mặc dù các toà án này thường xét xử theo các phán quyếtnày trong các vụ việc tương tự18 Mỗi năm, Toà Phá án cho xuất bản mộttuyển tập, trong đó thường là các kiến nghị về việc sửa đổi pháp luật, nhữnglời bình luận trong các vụ án quan trọng và các bài nghiên cứu khoa họcpháp lý được viết bởi các thẩm phán của Toà19

16 Nguyên tắc ratio decidendi.

17 Serge Guinchard, Cécile Chainais, Frédérique Ferrand, Civil procedure, Paris, Dalloz editor, 30th edition, 2010.

18 Xem tại: http://defensewiki.ibj.org/index.php/Stare_Decisis, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.

19 Xem tại: https://www.courdecassation.fr/about_the_court_9256.html, truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2016.

Trang 11

1.2 Chức năng

1.2.1 Thẩm quyền xét xử

Thẩm quyền của Toà hành chính sơ thẩm là xét xử sơ thẩm tất cả các vụ

án hành chính thuộc thẩm quyền của toà hành chính (Điều L 211-1 Bộpháp điển về tài phán hành chính) trừ một số ngoại lệ như một số trườnghợp đặc biệt về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế; hoặc trườnghợp yêu cầu chuyển vụ án vì có lý do chính đáng nghi ngờ Toà án hànhchính sơ thẩm đã thụ lý sẽ không xét xử công minh.22 Tranh chấp màToà giải quyết là tất cả các tranh chấp với chính phủ (nhà nước, chínhquyền địa phương, các tổ chức hành chính công, vv) và cả các vấn đềliên quan đến các cuộc bầu cử địa phương

Thẩm quyền của tòa án hành chính được xác định theo nguyên tắc lãnhthổ nghĩa là tòa hành chính có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi có trụ sở

20 https://fr.wikipedia.org/wiki/Tribunal_administratif_(France) , truy cập ngày 17/09/2016

21 Giáo trình Luật so sánh, Trường ĐH Luật Hà Nội, tr.165

22 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 12

của cơ quan hành chính đã ban hành quyết định hành chính bị khiếukiện hoặc hợp đồng hành chính có tranh chấp.23

1.2.2 Thẩm quyền cố vấn

Bên cạnh chức năng xét xử, Tòa hành chính sơ thẩm còn có chức năng

cố vấn cho người đứng đầu bộ máy hành chính của các tỉnh nằm trongphạm vi lãnh thổ của mình.24

1.2.3 Hội đồng xét xử

Số lượng thẩm phán ở mỗi phiên toà sơ thẩm hành chính luôn là số lẻ,thông thường một Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán Phán quyết củaTòa Hành chính Sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa Hànhchính Phúc thẩm có thẩm quyền hoặc Hội đồng Nhà nước

2 Toà Hành chính phúc thẩm (Cour administratif d'appel)

2.1 Lịch sử hình thành

Toà Hành chính phúc thẩm được thành lập bởi Đạo luật ngày 31 tháng 12

1987 để giảm đi áp lực xét xử của Hội đồng Nhà nước Năm tòa án hànhchính phúc thẩm được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1989 tại Paris,Lyon, Nancy, Nantes và Bordeaux Sau đó ba toà khác cũng được thành lập

ở Marseille, Douai và Versailles.25

2.2 Chức năng

2.2.1 Thẩm quyền xét xử

Tòa án Hành chính Phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm với cácphán quyết của các Tòa án Hành chính Sơ thẩm thuộc thẩm quyền củamình, giải quyết mọi kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án của Toà

án hành chính sơ thẩm, cả trong lĩnh vực khiếu kiện đầy đủ, lẫn khiếukiện yêu cầu huỷ văn bản.26 Tuy nhiên, Toà Hành chính Phúc thẩmkhông có thẩm quyền đối với các trường hợp là những kháng cáo, kháng

23 Giáo trình Luật so sánh, Trường ĐH Luật Hà Nội, tr.165

24 Tô Văn Hoà, Tính độc lập của Toà án, tr257

25 https://fr.wikipedia.org/wiki/Cour_administrative_d%27appel , truy cập ngày 17/09/2016

26 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 13

nghị liên quan đến tính hợp pháp của các quyết định hành chính và bầu

cử địa phương, các phán quyết thuộc thẩm quyền phúc thẩm của Hộiđồng nhà nước

2.2.2 Thẩm quyền cố vấn

Điểm khác biệt giữa Toà hành chính Phúc thẩm này với Toà Hành chính

Sơ thẩm và Hội đồng Nhà nước là nó không có chức năng cố vấn Bởi

lẽ, ở phạm vi địa phương, chức năng tư vấn đã thuộc về Toà Hành chính

Sơ thẩm, còn ở phạm vi trung ương, chức năng này thuộc về Hội đồngnhà nước

2.2.3 Hội đồng xét xử

Trình tự, thủ tụ xét xử của Tòa án Hành chính phúc thẩm tương tự như ởcấp sơ thẩm Phán quyết của Tòa án Hành chính phúc thẩm có giá trịchung thẩm đối với phần nhận định về mặt sự kiện Chúng chỉ có thể bịkháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm tại Hội đồng nhà nước đối vớicác tình tiết pháp lý.27

3 Hội đồng Nhà nước - Tham Chính viện ( Conseil d’État )

3.1 Lịch sử hình thành

Hội đồng Nhà nước – Tham Chính viện (Conseil d'État) là cơ quan côngpháp của Pháp được thành lập vào năm 1799 bởi NapoléonBonaparte theo Hiến pháp năm VIII Trụ sở của Conseil d'État được đặttại Palais-Royal ở thủ đô Paris28 Đây là một trong những thiết chế lâu đờinhất ở Pháp và cũng mang nhiều điểm độc đáo của thể chế chính trị Pháp.Hội đồng bao gồm 200 thành viên và được Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm.Theo học thuyết phân quyền thì quyền chức năng tư pháp và chức nănghành chính phải được phân lập Hiến pháp 1799 đã quy định sự ra đời củathiết chế mới – Hội đồng nhà nước có chức năng giải quyết các khó khăn vềhành chính Hội đồng nhà nước có hai tư cách: Tư cách thứ nhất là cơ quan

27 Tô Văn Hoà, Tính độc lập của Toà án, tr258

28 https://vi.wikipedia.org/wiki/Conseil_d%27%C3%89tat_(Ph%C3%A1p) , truy cập ngày 17/09/2016

Trang 14

tài phán hành chính nhà nước cao nhất, tư cách thứ hai là cơ quan tư vấncủa Chính phủ29 Sở dĩ Hội đồng Nhà nước có đến hai chức năng này là vìmột nguyên tắc quan trọng của nền hành chính Pháp là nguyên tắc phânchia hành chính quản lý và hành chính tài phán Hành chính quản lý (hayhành chính điều hành) là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ quan hànhchính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Hành chính tài phán là hoạtđộng xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành chính quản lý thông quaviệc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối quyết địnhcủa cơ quan hành chính vì cho rằng quyết định đó trái pháp luật, gây thiệthại hoặc cản trở việc thực hiện các quyền và lợi ích đã được pháp luật ghinhận và bảo đảm thực hiện.30

Tuy nhiên, Hội đồng Nhà nước Pháp khi ra đời chưa phải đã là cơ quan tàiphán hành chính thực thụ Nó có trách nhiệm nhận các đơn khiếu nại củacông dân, tiến hành xem xét, thẩm cứu và đề nghị giải pháp cho vụ kiện đểnhà vua hoặc những người đứng đầu cơ quan hành chính quyết định Thời

kỳ này, người ta gọi là Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền xét xử hạn chế,kéo dài hàng thế kỷ Thực chất, đây là phương sách tổ chức cơ quan tàiphán hành chính, tức là cơ quan hành chính chuyên giải quyết khiếu kiệnhành chính Cho đến đạo luật 24/5/1872, Hội đồng Nhà nước Pháp mới cóquyền tự mình đưa ra phán quyết đối với các tranh chấp hành chính, ra cácbản án “nhân danh nhân dân Pháp” Các toà án hành chính ở cấp cơ sở cũng

có quá trình hình thành tương tự như vậy

Tóm lại, nhìn vào lịch sử hình thành, cơ quan tài phán hành chính Pháp đãtrải qua một thời kỳ khá dài từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện NgườiPháp quan niệm sự có mặt các Toà án hành chính là một yếu tố quan trọngcủa một Nhà nước pháp quyền với hai sứ mạng: bảo vệ quyền của công

29

http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGyItgZu2012.1.10&e= -vi-20 1 img-txIN -# , truy cập ngày 17/09/2016

30 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 15

dân; mặt khác bảo vệ tính pháp quyền trong hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước.31

3.2 Chức năng

3.2.1 Thẩm quyền xét xử

Về chức năng xét xử, Hội đồng Nhà nước tham gia xét xử ở cả 3 cấp: sơthẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm Từ trước và giữa thế kỉ 20, phạm vixét xử của Hội đồng Nhà nước là rất lớn, nhưng từ khi Toà án Hànhchính Sơ thẩm và Phúc thẩm ra đời, phạm vi này đã thu hẹp lại

Xét xử sơ thẩm : đối với một số ít vấn đề

Bởi vì, Nghị định năm 1953 quy định rằng các Toà án hành chính sơthẩm là Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với mọi vụ việc,

“trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tham chính viện dođối tượng của tranh chấp hoặc do nhu cầu quản lý hành chính” 32 Vì

là cấp tòa cao nhất trong nhánh tòa hành chính, nên phán quyết sơthẩm của Hội đồng Nhà nước có giá trị chung thẩm

- Khi đơn kháng cáo phúc thẩm đến từ các tòa hành chính chuyên

trách (Cour dé Comptes hay Cour de discipline budgétaire etfinancière) Đó là:

- Khiếu kiện đối với nghị định và pháp lệnh;

31 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

32 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 16

- Khiếu kiện đối với quyết định quy phạm của bộ trưởng cũng như

quyết định hành chính do bộ trưởng ban hành;

- Khiếu kiện đối với những văn bản hành chính có phạm vi áp

dụng vượt quá thẩm quyền lãnh thổ của một toà án hành chính sơthẩm;

- Khiếu kiện đối với quyết định hành chính của các cơ quan đại

diện của Pháp ở nước ngoài;

- Khiếu kiện đối với quyết định của bộ trưởng trong lĩnh vực kiểm

soát tập trung kinh tế;

- Khiếu kiện yêu cầu bảo vệ quyền khỏi sự xâm hại của các quyết

định xử phạt do cơ quan Hành chính độc lập ban hành, căn cứtheo quy định rõ trong một văn bản cụ thể;

- Khiếu kiện yêu cầu giải thích văn bản và khiếu kiện yêu cầu đánh

giá tính hợp pháp của các văn bản hành chính (có thể trực tiếpyêu cầu Tham chính viện xem xét huỷ văn bản đó);

- Tranh chấp liên quan đến tình trạng cá nhân của công chức được

bổ nhiệm theo quyết định của Tổng thống;

- Khiếu kiện về bầu cử đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng

đảo Corse và thành viên Nghị viện Châu Âu.33

- Đơn kháng cáo phúc thẩm đến từ các tòa hành chính chuyên

trách, gồm Tòa kiểm toán (Tribunal de Compte) thành lập năm1807; Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948; Ủyban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hộithành lập năm 1980; và Ủy ban trung ương về giải quyết khiếukiện của người tị nạn thành lập năm 1988 Mỗi tòa án này chỉ cóphạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính chất đặc thù của vụ

33 Martine Lombard và Gilles Dumont, Pháp luật Hành chính của Cộng Hòa Pháp, NXB Tư pháp 2007, trang 703

Trang 17

việc Tất cả các thiết chế này đều chịu sự kiểm tra của thông qua

cơ chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.34

Xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng Nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền giải quyếtkháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định xét xử chungthẩm của mọi tòa án hành chính Khác với Tòa phá án trong tòa

án tư pháp, Hội đồng Nhà nước sau khi hủy án hành chính có thểtrực tiếp xét xử lại về mặt nội dung vụ việc nếu thấy “có lợi chocông tác quản lý xét xử” Ngoài ra, Hội đồng Nhà nước có thẩmquyền đưa ra ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ việc theo yêu cầucủa các tòa án hành chính sơ thẩm hoặc tòa án hành chính phúcthẩm.35

3.2.2 Hội đồng xét xử

Tham chính viện có khoảng 300 thành viên nhưng chỉ 2/3 trong số đó làhoạt động thường xuyên tại Tham chính viện, số còn lại thường nắm giữnhững chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước ở trungương Đa số các thành viên của tham chính viện được lựa chọn từ nhữngngười đã tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia Thành viên thamchính viện chia làm ba loại: thẩm phán tập sự, thẩm phán tham vấn vàthẩm phán cao cấp Tham chính viện được chia thành 6 ban, 5 ban cóchức năng hành chính (nội vụ, tài chính, công chính, xã hội, nghiên cứu)

và 1 ban có chức năng tài phán Ban tài phán chia làm 10 tiểu ban Tùytheo tầm quan trọng và tính chấr của vụ việc cần giải quyết, hội đồngxét xử của Tham chính viện có 4 dạng sau đây:

- Đối với vụ việc đơn giản, Hội đồng xét xử chỉ có 3 thẩm phán;

34 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

35 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 18

- Đối với những vụ việc tương đối phức tạp và khó giải quyết, hộiđồng xét xử được thành lập tử nhiều tiểu ban, gồm 9 thành viên,trong đó tiểu ban đã thụ lí vụ việc và tiến hành thẩm cứu sẽ phối hợpvới một tiểu ban khác để xét xử.

- Đối với những vụ việc phức tạp và khó giải quyết về mặt pháp luậthoặc có ý nghĩa quan trọng Hội đồng xét xử sẽ có 17 thành viên baogồm Chủ tịch Ban tài phán, 3 Phó chủ tịch Ban tài phán, 10 Chủ tịchtiểu ban, báo cáo viên và 2 thẩm phán cao cấp

- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp và nhạy cảm về chính trị thì phải

do Hội đồng thẩm phán Tham chính viện xét xử Đây là Hội đồngcao nhất, gồm Chủ tịch của tất cả các Ban hành chính và Ban tàiphán, 3 phó chủ tịch Ban tài phán, Chủ tịch tiểu ban thẩm cứu và báocáo viên, dưới sự chủ tọa của phó chủ tịch tham chính viện (tất cả có

12 thành viên).36

3.2.3 Thẩm quyền cố vấn

Theo Hiến pháp của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, vai trò chính của Hội đồngNhà nước là cố vấn chính phủ Cũng vì vậy, cơ quan này đảm tráchchức năng giám sát một số văn bản của chính phủ Pháp, trong đó có cảcác đề án chính phủ Mặt khác, đây còn là cơ quan đầu não của hệ thốnghành chính Pháp, song song với hệ thống tư pháp Trên hết, Hội đồngNhà nước cũng tuân theo những quyết định từ Tòa án tranh chấp thẩmquyền cũng như những quyết định từ Tòa án hiến pháp vốn có chứcnăng kiểm tra tính hợp hiến của mọi quyết định, theo đề nghị, đưa ra bởiHội đồng Nhà nước.37

Về chức năng tư vấn, Hội đồng Nhà nước được tham vấn về tất cả các

dự án luật trước khi được Chính phủ thông qua và trước khi trình Nghị

36 Martine Lombard và Gilles Dumont, Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp, bản dịch của Nhà pháp luật Việt – Pháp, 2007, tr.578

37 https://vi.wikipedia.org/wiki/Conseil_d%27%C3%89tat_(Ph%C3%A1p) , truy cập ngày 17/09/2016

Trang 19

viện thông qua (Điều 39 Hiến pháp 1958); về các dự án pháp lệnh (Điều

38 Hiến pháp 1958); về các nghị định sửa đổi, bổ sung văn bản phápluật đã ban hành trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền lập quy (Điều 37Hiến pháp 1958) Ngoài ra Chính phủ có thể chủ động xin ý kiến củaHội đồng Nhà nước về bất kỳ dự thảo văn bản nào hoặc về mọi vướngmắc phát sinh trong lĩnh vực hành chính (Điều 23 Pháp lệnh ngày31/07/1945).38 Ý kiến tham vấn của Hội đồng Nhà nước không mangtính bắt buộc, tức là Chính phủ có thể cân nhắc việc theo hoặc khôngtheo ý kiến này

3.2.4 Chức năng báo cáo

Kể từ năm 1963, Hội đồng Nhà nước còn có thêm một chức năng nữa làchức năng báo cáo Hàng năm Hội đồng phải nộp một bản báo cáo hoạtđộng cho Chủ tịch nước

38 http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=19 , truy cập ngày

17/09/2016

Trang 20

III TÒA XUNG ĐỘT (Tribual des Conflists)

Từ năm 1932, có một ngoại lệ cho nguyên tắc này, Tòa xung đột có thể xét

xử nội dung của vụ việc đó đã được cả hai hệ thống tòa án xử nhưng lại đưa

ra hai phán quyết mâu thuẫn nhau.39

Như vậy, Tòa xung đột có thể thực hiện thẩm quyền của mình trong batrường hợp sau40:

 Thứ nhất, trong trường hợp “tranh chấp chủ động”41 có nghĩa là tòahành chính không đồng ý với một vụ việc đang được tòa án của hệthống tư pháp thụ lý

 Thứ hai, Tòa xung đột có thể can thiệp khi một Tòa án tư pháp và mộttòa án hành chính đã cùng từ chối thụ lý một vụ việc trên cơ sở cho rằngtòa án kia mới chính là tòa án có thẩm quyền

 Thứ ba, khi một vụ việc đã được cả tòa án tư pháp và tòa hành chính xét

xử và công bố hai phán quyết mâu thuẫn nhau

39 Tô Văn Hòa, Tính độc lập của Tòa án, Tr 265

40 Tô Văn Hòa, Tính độc lập của Tòa án, Tr 266

41 Tô Văn Hòa, Tính độc lập của Tòa án, Tr 265

Trang 21

IV HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP

1 Lịch sử hình thành

Hiến pháp ngày 04/10/1958 đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ năm– chính thể hiện hành của nước Pháp Hiến pháp thiết lập chế độ Cộng hòalưỡng tính dựa trên chế độ nghị viện hợp lý và xu hướng đề cao vai trò củaTổng thống Lần đầu tiên, Hiến pháp quy định việc thành lập một cơ quanchuyên trách bảo vệ Hiến pháp – Hội đồng Hiến pháp.42

2 Chức năng (thẩm quyền)

- Kiểm sát tính hợp hiến của những văn bản do cơ quan lập pháp ban

hành và

- Xử lý những khiếu nại liên quan đến các cuộc bầu cử nghị viện, tổng

thống hoặc các cuộc trưng cầu dân ý

3 Quy trình giám sát:

- Quy trình giám sát của Hội đồng Hiến pháp là giám sát trước khi văn

bản có hiệu lực pháp luật

- Các phán quyết của Hội đồng có giá trị chung thẩm.

4 Hậu quả của việc giám sát:

Nếu như nó cho rằng đạo luật, quy tắc tố tụng của nghị viện hoặc điều ướcquốc tế vừa được nghị viện thông qua là vi hiến thì những đạo luật, quy tắc

tố tụng hoặc điều ước đó sẽ không được công bố

5 Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng Hiến pháp bao gồm ít nhất chín thành viên có nhiệm kỳ chín năm

và không được tái nhiệm Trong đó: ba người do Tổng thống chỉ định (mộttrong số ba người này là chủ tịch Hội đồng), ba người do chủ tịch ThượngNghị viện chỉ định, ba người do Chủ tịch Hạ Nghị viện chỉ định

42 Lịch sử lập hiến và Hiến pháp Cộng Hoà Pháp, vanhoanghean.com

( va-hien-phap-cong-hoa-phap ) Truy cập ngày 10/9/2016

Trang 22

http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/lich-su-lap-hien-CHƯƠNG II: SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH, PHÁP

- Cả 3 hệ thống Tòa án đang nghiên cứu so sánh đều tồn tại Tòa án phúc

thẩm để xét xử lại các vụ việc đã xét xử nhưng có kháng cáo, kháng nghị

-Tòa sơ thẩm dân sự:

+ Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp (thetribunal d’instance – TI): Là tòa ánthấp nhất trong nhánh tòa thẩm quyềnchung

Thẩm quyền của tòa này giới hạntrong các vụ việc dân sự giá trị tranhchấp nhỏ và các vụ hình sự ít nghiêmtrọng

Hội đồng xét xử: vì vụ việc được thụ

lý ở tòa này thường đơn giản, giá trị

Ở hệ thống tòa

án Việt Nam,xét xử sơ thẩm

là việc xét xửlần thứ nhất(cấp thứ nhất)

do Toà án được

quyền thựchiện theo quyđịnh của phápluật Theo Luật

tổ chức Toà án

Trang 23

Hội đồng xét xử: mỗi phiên xét xử sẽđược thực hiện bằng hội đồng xét xửgồm ba thẩm phán Tuy nhiên, vẫn cómột số trường hợp vụ việc có thể chỉđược xét xử bởi 01 thẩm phán

+ Tòa thương mại sơ thẩm (Tribunal

Thẩm quyền xét xử: Tòa này xét xửcác tranh chấp thương mại và phá sảntrong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm

Hội đồng xét xử: Hội đồng xét xử của

Tòa Thương mại gồm ba thẩm phán

+ Tòa Lao động (Conseil de

Prud’hommes)

nhân dân và Bộluật tố tụnghình sự hiệnhành của NướcCộng hòa xãhội chủ nghĩaViệt Nam, thìToà án có thẩmquyền xét xử

sơ thẩm ở ViệtNam là các Toà

án cấp huyện,Toà án cấptỉnh, Toà ánquân sự khuvực, Toà ánquân sự cấpquân khu.Theo pháp luật

tố tụng Việt

hành, thì xét xử

sơ thẩm đượcxác định như làmột giai đoạnkết thúc củaquá trình giải

43 Tô Văn Hòa, Tính độc lập của Tòa án, Trang 246

Trang 24

Nếu người lao động là cán bộ, côngchức, viên chức thì sẽ do Tòa hành

Hội đồng xét xử: hội đồng xét xử này

sẽ có sự tham gia của bốn thẩm phánđại diện đều cho cả hai phía trong vụán

+ Tòa an sinh xã hội (Tribunal desAffaires de Sécurté):

Thẩm quyền xét xử: Tòa An sinh cóthẩm quyền giải quyết các tranh chấpliên quan đến các vấn đề về bảo hiểm

Hội đồng xét xử: Tòa gồm ba thànhviên: hai thẩm phán không chuyên(một đại diện cho người lao động,một đại diện cho người sử dụng lao

quyết một vụ

án hình sự, mọitài liệu chứng

cứ của vụ án do

Cơ quan điềutra, truy tố thuthập trong quátrình điều trađều được xemxét một cáchcông khai tại

những ngườitiến hành tốtụng và ngườitham gia tốtụng được nghetrực tiếp lờikhai của nhau,được tranh luậnchất vấn nhữngđiều mà tại Cơquan điều tra

Ngày đăng: 29/09/2016, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w