1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn pháp luật hệ thống tòa án nhân dân nước ta

34 898 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 204,84 KB

Nội dung

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của các Tòa các cấp;giám đốc việc xét xử của Tòa án đặ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

HỆ THỐNG TÒA ÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

SVTH : MSSV :

Nguyễn Thanh Tường 15119158

Nguyễn Xuân Thịnh 15119136 Lớp sáng chiều thứ 2 – tiết 11-12

Tp.HCM, tháng 12 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I - VỊ TRÍ VÀ VÀI NÉT SƠ LƯỢC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 5

CHƯƠNG II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 7

2.1 Tòa án nhân dân tối cao 7

2.1.1 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 11

2.1.2 Bộ máy giúp việc của tòa án nhân dân tối cao 12

2.1.3 Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tòa án nhân dân tối cao 13

2.2 Tòa án nhân dân cấp cao 13

2.2.1 Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao 16

2.2.2 Các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao 17

2.2.3 Bộ máy giúp việc của tòa án nhân dân cấp cao 17

2.3 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 17

2.3.1 Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương 19

2.3.2 Các tòa chuyên trách 20

2.3.3 Bộ máy giúp việc 20

2.4 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương 21

2.4.1 Tòa chuyên trách 22

2.4.2 Bộ máy giúp việc 22

2.5 Tòa án quân sự 22

2.5.1 Tòa án quân sự trung ương 23

Trang 3

2.5.3 Tòa án quân sự khu vực 28CHƯƠNG III - MỘT SỐ MẶC HẠN CHẾ TRONG HỆ THỐNG TÒA ÁN VIỆT NAM 30KẾT LUẬN 32TÀI LIỆU THAM KHẢO : 33

Trang 4

- Rút ra hạn chế từ đó đề ra hướng giải quyết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay.

Trang 5

Cơ sở lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung luật tòa án 2014 theo hiến pháp năm 2013

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.

5 Kết cấu của luận văn

Chương I - Vị trí và vài nét sơ lược của tòa án nhân dân trong nhà nước Việt Nam

Chương II - Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân

Chương III - Một số mặc hạn chế trong hệ thống tòa án việt nam

Trang 6

CHƯƠNG I - VỊ TRÍ VÀ VÀI NÉT SƠ LƯỢC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

TRONG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao,Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc xét xử của các Tòa các cấp;giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các tòa án khác, trừ trường hợp cóquy định khác khi thành lập Tòa án đó; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án màbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định củapháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa

có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghịtheo quy định của pháp luật tố tụng

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu từ số đại biểu Quốc hội,miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước Trong thời gian Quốchội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước ủy ban thường vụQuốc hội và Chủ tịch nước

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có : Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc ; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định

sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm

vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghịtheo quy định của luật tố tụng Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,

Trang 7

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộcphạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa laođộng, Tòa gia đình và người chưa thành niên Trường hợp cần thiết, Ủy banthường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghịcủa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc

Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ủyban thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa laođộng, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Bộ máy giúp việc

Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương: có thể có tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưathành niên, Tòa xử lý hành chính; Bộ máy giúp việc

Cơ cấu tổ chức tòa án quân sự: Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quânkhu và tương đương và Tòa án quân sự khu vực

Tòa án nhân dân các cấp có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế,lao động, hôn nhân gia đình, hành chính

Trang 8

CHƯƠNG II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

2.1 Tòa án nhân dân tối cao

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức

và người lao động

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dântối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mớibầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cónhiệm vụ và quyền hạn:

 Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổchức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theopháp luật

 Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng

 Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ângiảm án tử hình

 Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyếtcủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhấtpháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ

 Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa

án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc

Trang 9

phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành vănbản pháp luật.

 Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa ánkhác

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản

1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều

47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62,khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa ánnhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức của Chủ tịch nước

 Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tạikhoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao

 Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa ánnhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa

án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa ánquân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm

vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòachuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết

 Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao

 Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản

1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncủa các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân theo quy định tạiĐiều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật này

Trang 10

 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản

3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 vàkhoản 3 Điều 93 của Luật này

 Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi chohoạt động của các Tòa án nhân dân; quy định biên chế của các Tòa án quân sựsau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

 Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sửdụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân

 Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chứcdanh khác của Tòa án nhân dân

 Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gianQuốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy banthường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểuQuốc hội

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyếtnhững việc khác theo quy định của pháp luật

- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệmtrong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nhiệm kỳ của Phó Chánh ánTòa án nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Phó Chánh ánTòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh ánTòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân côngcủa Chánh án Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủynhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án Phó Chánh án chịu trách nhiệm trướcChánh án về nhiệm vụ được giao Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhcủa luật tố tụng

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức theo Nghị quyết của Quốc hội và sự giới thiệu của Chánh ánTòa án nhân dân tối cao Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường

Trang 11

hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thìnhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

- Thẩm tra viên và Thư ký tòa án được bổ nhiệm bởi chánh án tòa án nhândân tối cao

Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn:

 Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

 Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định củacác Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

 Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định

 Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhấtpháp luật trong xét xử

 Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa ánnhân dân

 Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy địnhcủa Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án

 Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụQuốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật

Trong tình hình hiện nay đòi hỏi Tòa án nhân dân tối cao phải tăng cường côngtác hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp xét xử kịp thời và nghiêm minh những

vụ án hình sự nghiêm trọng và những tranh chấp dân sự phức tạp Ngoài nhiệm

vụ hướng dẫn Tòa án cấp dưới đường lối xét xử và áp dụng luật thống nhất Tòa

án nhân dân tối cao còn giám đốc việc xét xử của các Tòa án đó, tổng kết kinhnghiệm xét xử và thi hành án trong toàn ngành Tòa án Giám đốc xét xử ở đâyđược hiểu là Tòa án cấp trên kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp dưới để cải,sửa những quyết định xét xử không đúng Giám đốc xét xử nhằm bảo đảm phápluật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất Giám đốc xét xử của Tòa án cấpdưới thực hiện bằng những hình thức như: Xét lại những bản án và quyết định

Trang 12

của Tòa án cấp dưới; kiểm tra xét khiếu nại đối với những việc làm vi phạmpháp luật của cán bộ Tòa án; sơ kết, tổng kết công tác xét xử Qua việc giám đốcxét xử của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân tốicao kịp thời sửa chữa những thiếu sót của Tòa án đó Đồng thời qua việc giámđốc xét xử của Tòa án các cấp, Tòa án nhân dân tối cao còn tổng kết về đườnglối xét xử, góp phần bổ sung xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp luật liênquan đến hoạt động tố tụng của Tòa án.

Để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ một cách hiệu quả, Tòa án nhân dân tối caophân thành các tổ chức với nhiệm vụ riêng biệt: Hội đồng thẩm phán tòa ánnhân dân tối cao; bộ máy giúp việc tòa án nhân dân tối cao; cơ sở đào tạo, bồidưỡng

2.1.1 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khôngdưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các PhóChánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và cácThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất haiphần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có tráchnhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khithảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị

- Việc tổ chức xét xử

Trang 13

 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, táithẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao.

 Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩmphán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quyđịnh của luật tố tụng

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

 Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

 Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mựccủa các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa ánnghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

 Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch nước;

 Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội,

dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

 Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyềnban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luậtgiữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luậtban hành văn bản pháp luật

2.1.2 Bộ máy giúp việc của tòa án nhân dân tối cao

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm các vụ và các đơn vịtương đương Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc

Trang 14

hội phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộmáy giúp việc Bao gồm:

 Văn phòng tòa án nhân dân tối cao

 Vụ thi đua khen thưởng

 Vụ công tắc phía Nam

 Báo công lý

 Tạp chí tòa án nhân dân

2.1.3 Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tòa án nhân dân tối cao

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ đào tạo;bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao được thựchiện theo quy định của luật

2.2 Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp tòa mới được quy định trong Luật tổchức tòa án nhân dân năm 2014.Theo đó, các tòa án cấp cao tiếp nhận nhiệm vụ,thẩm quyền của 3 tòa phúc thẩm, 5 tòa chuyên trách của Tòa án tối cao và Ủyban Thẩm phán các tòa án cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các PhóChánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và ngườilao động

Trang 15

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao cónhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổchức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theopháp luật;

 Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

 Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộcphạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấpcao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;

 Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tốicao;

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyếtnhững việc khác theo quy định của pháp luật

- Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tốicao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhândân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhândân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án.Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạocông tác của Tòa án Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm

vụ được giao Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ:

 Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

Trang 16

chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tốtụng.

 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyềntheo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

Để nâng cao chất lượng xét xử, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Ban cán sự ĐảngTòa án nhân dân tối cao đề xuất thành lập 05 Tòa án nhân dân cấp cao (thay thế

03 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao) khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, Thànhphố Hồ Chí Minh; khu vực phía Bắc (phạm vi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc Bộ)

và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (phạm vi của Thành phố Cần Thơ và cáctỉnh Tây Nam Bộ) Việc thành lập 05 Tòa án nhân dân cấp cao này là cần thiết,tuy nhiên được xác định theo lộ trình từ nay đến năm 2020

Trước mắt quyết định thành lập 3 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng

và Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của 03 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dântối cao hiện nay, bảo đảm ổn định ngay về tổ chức, tiếp quản cơ sở vật chất hiện

có của 3 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện đúng Kết luận số KL/TW ngày 28/7/2010 và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của BộChính trị; bảo đảm cho 3 Tòa án nhân dân cấp cao này triển khai hoạt động đượcngay kể từ ngày 01/6/2015 (ngày Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cóhiệu lực thi hành)

79-Theo đó, 3 Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội,

có thẩm quyền tư pháp trong phạm vi của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (thuộc khu vực xét xử của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại HàNội trước đây) với tổng số biên chế là 192 người; Tòa án nhân dân cấp cao tại

Đà Nẵng có biên chế là 92 người; Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố HồChí Minh với biên chế là 216 người

Trang 17

Về cơ câu tổ chức, Toà án nhân dân cấp cao bao gồm: Ủy ban thẩm phán toàn

án nhân dân cấp cao; các tòa chuyên trách (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hànhchính, Tòa Kinh tế,Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên); bộmáy giúp việc

2.2.1 Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các PhóChánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao khôngdưới mười một người và không quá mười ba người

Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất haiphần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phảiđược quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành

- Việc tổ chức xét xử

 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, táithẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩmphán Tòa án nhân dân cấp cao

 Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩmphán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiệntheo quy định của luật tố tụng

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyềntheo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

 Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tốicao

Ngày đăng: 18/12/2016, 00:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w