1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

33 500 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 637 KB

Nội dung

- Trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược qua các bước: Bước 1: Kế hoạch tài chính bắt đầu với việc công bố mục tiêu của doanh nghiệp.. Phân loại:- KHTC

Trang 1

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC

I.TỔNG QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (KHTC): 1

I.1 Khái niệm: 1

I.2.Sự cần thiết lập KHTC: 1

I.3.Yêu cầu lập kế hoạch tài chính: 2

I.4.Mục tiêu của kế hoạch tài chính: 2

I.5.Phân loại: 3

I.6.Căn cứ lập kế hoạch tài chính: 3

I.7.Nội dung KHTC hoàn tất: 3

II.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN 4

II.1.Khái niệm 4

II.2.Căn cứ lập KHTC dài hạn: 4

II.3.Các Phương pháp dự báo tài chính 5

II.3.1.Phương pháp dự báo trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp 5

II.3.1.Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu 6

II.4.Phương pháp Lập kế hoạch tài chính dài hạn 8

III.KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 20

III.1.Khái niệm: 20

III.2.Căn cứ lập kế hoạch ngắn hạn: 20

III.3.Phương pháp lập kế hoạch tài chính ngắn hạn: 20

III.3.1.Phương pháp gián tiếp: 20

III.3.1.1.Phương pháp tỉ lệ phần trăm (%) trên doanh thu: 20

III.3.1.2.Phương pháp dựa vào vòng quay vốn lưu động 25

III.3.2.Phương pháp trực tiếp: 25

III.4.Nhận xét 31

III.4.1.Cái bẫy trong thiết kế mô hình 32

III.4.2.Không có tài chính trong các mô hình tài chính doanh nghiệp 32

Trang 2

I TỔNG QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (KHTC):

I.1 Khái niệm:

- Kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn doanh nghiệp của mình đạt được vào một thời điểm nhất định trong tương lai

- Trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược qua các bước:

Bước 1: Kế hoạch tài chính bắt đầu với việc công bố mục tiêu của doanh nghiệp Ví

dụ như tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu,…

Bước 2: Từ mục tiêu, doanh nghiệp xác định tầm nhìn trong tương lai, hoạch định

chiến lược nhằm đạt được mục tiêu đã xác định

Bước 3: Khi hoạch định chiến lược, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu một cách

cụ thể về mặt định tính và định lượng Ví dụ như tăng doanh thu với tỷ lệ bao nhiêu (%)

Bước 4: Giải thích rõ ràng các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu của

doanh nghiệp

Bước 5: Doanh nghiệp lập một kế hoạch hoạt động của riêng mình để từ đó lập các

kế hoạch chi tiết cho mỗi đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đồng bộ

- Kế hoạch tài chính là bước cuối cùng trong toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp

- Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm:

Bước 1: Phân tích và dự kiến các giải pháp đầu tư, tài trợ và chính sách phân

phối cổ tức

Bước 2: Dự kiến các kết quả tương lai và các quyết định hiện tại nhằm phòng

tránh các bất ngờ có thể xảy ra, xác định mối quan hệ giữa các quyết định hiện tại và các quyết định tương lai

Bước 3: Quyết định lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu,

chiến lược của doanh nghiệp

Bước 4: Đo lường thành quả đạt được trong tương lai so với mục tiêu mà kế

hoạch tài chính doanh nghiệp đã đề ra

I.2 Sự cần thiết lập KHTC:

- Làm căn cứ để đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ

- Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tránh được các bất ngờ trong tương lai và chủ động trước các biến cố bất thường có thể xảy ra

- Thiết lập mục tiêu nhất quán để do lường thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 3

- Liên quan chặt chẽ với kế hoạch kinh doanh, giúp nhà quản trị điều hành sản xuất kinh doanh đúng hướng, tiết kiệm nguồn lực, đồng thời phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

I.3 Yêu cầu lập kế hoạch tài chính:

Vì việc lập kế hoạch tài chính có nội dung chính là dự báo các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai nên thực tế thường không trùng khớp với kế hoạch Do đó, việc lập kế hoạch tài chính cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Dự báo ở mức độ tốt nhất có thể:

- Nguồn dữ liệu:

 Trong tất cả các bộ phận của doanh nghiệp

 Từ nguồn nhân sự chuyên môn đề xuất

 Những kế hoạch của đối thủ cạnh tranh

Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu:

Không có kế hoạch tài chính khuôn mẫu nào là tối ưu, chỉ có kế hoạch tài chính phù hợp tối ưu với khả năng của doanh nghiệp

Tính khoa học: Khi lập kế hoạch tài chính cần phải dựa vào những thông tin đã được

kiểm định có tính chính xác và độ tin cậy cao

Tính tiên tiến: Kế hoạch tài chính phải dựa trên cơ sở khai thác cao nhất các khả

năng tiềm tàng của doanh nghiệp, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả Kế hoạch tài chính đòi hỏi doanh nghiệp phải nổ lực phấn đấu để đạt được hoặc vượt hơn mục tiêu đề ra

Tính hiện thực: Mặc dù kế hoạch tài chính có tính tiên tiến nhưng phải phù hợp với

tình hình thực tiễn của doanh nghiệp nói riêng và tình hình vĩ mô trong và ngoài nước nói chung Nếu kế hoạch tài chính xa rời với tình hình thực tế thì doanh nghiệp không thể thực hiện được

Tính linh hoạt: Thực tế có thể xảy ra những biến cố bất ngờ, nên kế hoạch tài chính cần

có tính linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với những biến cố bất ngờ có thể xảy ra

I.4 Mục tiêu của kế hoạch tài chính:

- Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

- Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

- Không cố gắng tối thiểu hóa rủi ro mà lường trước và có kế hoạch phòng ngừa

Trang 4

I.5 Phân loại:

- KHTC dài hạn: thường kéo dài từ 5 năm đến 10 năm hoặc dài hơn nữa, lập kế hoạch tài chính dài hạn là một công việc lớn và quan trọng nên doanh nghiệp cần nghiên cứu nội dung từ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu

- KHTC ngắn hạn: dưới 1 năm, đây là một phần của kế hoạch tài chính dài hạn Từ kế hoạch tài chính dài hạn, doanh nghiệp sẽ cụ thể hóa thành từng kế hoạch tài chính ngắn hạn như kế hoạch tài chính năm, kế hoạch tài chính quý, tháng, tuần, ngày như

kế hoạch thu chi tiền mặt nhằm đáp ứng cho nhu cầu TSNH (TSLĐ) của doanh nghiệp

I.6 Căn cứ lập kế hoạch tài chính:

Các căn cứ để lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp như sau:

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và trong quá khứ 5 hoặc 10 năm liền kề trước đó

- Các báo cáo tài chính hiện tại và trong quá khứ 5 hoặc 10 năm liền kề trước đó Các báo cáo này được phân tích cụ thể nhằm có thể dự báo xu hướng trong tương lai

- Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

I.7 Nội dung KHTC hoàn tất:

 Bảng CĐKT

 Bảng báo cáo thu nhập

 Báo cáo nguồn và sử dụng nguồn

 Chi tiêu vốn dự kiến

Trang 5

II KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN

II.1 Khái niệm

Kế hoạch tài chính dài hạn thể hiện chiến lược tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn:

Kế hoạch đầu tư (hoạch định ngân sách vốn đầu tư): Bất cứ doanh

nghiệp nào hoạt động cũng cần phải có một số vốn nhất dịnh để đầu tư mua sắm tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh của mình Để hoạt động đầu tư có hiệu quả doanh nghiệp phải xây kế dựng kế hoạch đầu tư Do trong thời gian dài sẽ có nhiều biến động (chính trị, kinh

tế, xã hội, kỹ thuật ) khó dự kiến trước được nên để hạn chế rủi ro doanh nghiệp thường lập ra nhiều kế hoạch để lựa chọn

Kế hoạch cơ cấu vốn: Để đáp ứng nhu cầu vốn của kế hoạch đầu tư

thì doanh nghiệp cần có kế hoạch tài trợ, kế hoạch này thể hiện quyết định

về tài trợ của ban lãnh đạo doanh nghiệp Kế hoạch tài trợ cho thấy cơ cấu tài chính của doanh nghiệp tức là doanh ngiệp tài trợ cho nhu cầu vốn của mình bằng những nguồn nào? Tỷ trọng từng nguồn là bao nhiêu? Giá phải trả cho việc sử dụng các nguồn đó

Kế hoạch phân phối cổ tức: Kết thúc quá trình sản suất kinh doanh

thì Doanh nghiệp sẽ quyết định giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư và đùng bao nhiêu để chia cổ tức Điều này tùy thuộc vào nhu cầu vốn để tái đầu tư và chính sách cổ tức của doanh nghiệp Kế hoạch phân phối cổ tức thể hiện quyết định phân phối của chủ sở hữu, kế hoạch này có lien hệ mật thiết với kế hoạch đầu tư và kế hoạch tài trợ

II.2 Căn cứ lập KHTC dài hạn:

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Quyết định của lãnh đạo cấp cao

Trang 6

II.3 Các Phương pháp dự báo tài chính

II.3.1 Phương pháp dự báo trên cơ sở kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp

DỰ TOÁN TIÊU THỤ

DỰ TOÁN SẢN XUẤT

DỰ TOÁN CP NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

DỰ TOÁN CPSX CHUNG

DỰ TOÁN CP NVL

TRỰC TIẾP

DỰ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN

DỰ TOÁN CP BÁN HÀNG VÀ QLDN

Trang 7

II.3.1 Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu

Quy Trình

Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Để xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho các kỳ tới, chúng ta cần căn

cứ chủ yếu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các kỳ trước, cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của Doanh

nghiệp.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

• Do việc dự báo chỉ tiêu trên BCTC được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm doanh thu nên ta cần xác định các yếu tố biến đổi theo doanh thu và dự báo tỷ lệ phần trăm doanh thu của các chỉ tiêu đó

• Đối với bảng BCKQKD, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản

lý doanh nghiệp là những chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu với việc quyết định tới tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

• Đối với bảng CĐKT, có thể nhận thấy hầu hết các hạng mục tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu Điển hình là các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, phải trả người bán do các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục này thể hiện kì thu tiền bán hàng, thời gian lưu kho hàng và kì trả tiền mua hàng của doanh nghiệp Ngoài ra các khoản mục tiền, phải trả người lao động hay chi phí phải trả cũng có thể dự đoán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu do các khoản mục này cũng phụ thuộc vào mức

độ hoạt động (doanh thu) của doanh nghiệp

Trang 8

• Bên cạnh các chỉ tiêu được dự báo theo tỉ lệ phần trăm doanh thu, có một số khoản mục trọng yếu mà nếu dự báo theo tỉ lệ phần trăm doanh thu thì kết quả dự báo có thể không chính xác, chúng ta

Cần tìm hiểu các kế hoạch chị tiết để dự báo cho chỉ tiêu này Ví dụ cần căn cứ vào kế hoạch đầu tư TSCĐ để dự báo cho chỉ tiêu TSCĐ trên bảng cân đối kế toán Giá trị TSCĐ đầu tư mới có thể xác định theo chỉ tiêu này

Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Dựa trên cơ sở doanh thu dự báo bước1 và tỉ lệ phần trăm trên doanh thu

dự kiến của các chỉ tiêu ở bước 2 tiến hành lập bảng BCKQKD dự kiến cho các năm

Bước 4: Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung

Trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến và phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu biến đổi tiến hành lập bảng CĐKT dự kiến Nhu cầu vốn bổ sung chính là chênh lệch giữa Tài sản và Tổng nguồn vốn

Bước 5: Điều chỉnh dự báo

Dựa vào các quyết định của doanh nghiệp như chính sách tài trợ( bổ sung

từ nguồn nào? Nợ vay hay VCSH, giới hạn ngân sách vốn bao nhiêu), chính sách cổ tức ( giữu lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư) để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp

Bước 6: dự báo báo cáo lưu chuyển tiền

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước và bảng Cân đối kế toán năm dự kiến liền kề, cùng với bảng KQKD năm dự báo đó chúng ta sẽ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

Trang 9

II.4 Phương pháp Lập kế hoạch tài chính dài hạn

Quy trình

B1 Thiết lập các giả định cho việc dự báo tài chính

Giả định cho BCKQKD

Doanh thu Kế hoạch kinh doanh % DT

tốc độ tăng trưởng doanh thu

Bộ phận kinh doanh

Số liệu quá khứ

Giá vốn hàng bán % doanh thu Dựa vào quan hệ lịch

sửChi phí bán hàng % doanh thu Dựa vào quan hệ lịch

sửChi phí QLDN Chi phí QLDN cố định + %

Lãi vay Lãi suất vay ngắn, dài hạn bình

quân Hợp đồng tín dụng, lãi suất của cho vay

NHTMThuế TNDN % theo thu nhập chịu thuế Luật thuế TNDN

Cổ tức cổ phần

thường % trên thu nhập một CP thường Chính sách cổ tức của công ty

Giả định cho bảng CĐKT

Phần Tài Sản

Tiền mặt % Doanh thu Dựa vào quan hệ lịch sử

Khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu

Tỷ lệ % DT Dựa vào quan hệ lịch sử Chính sách bán chịu và chiết

khấu thanh toán Hàng tồn kho - Vòng quay hang tồn kho Dựa vào quan hệ lịch sử

Chính sách quản lý hàng tồn kho Nguyên giá

Trang 10

Vay ngắn hạn Mỗi năm vay thêm bao

nhiêu Quan hệ lịch sử và hình thức cho vay của ngân hàng

Nợ phải trả nhà

cung cấp % giá vốn hàng bán/ % DT Dựa vào quan hệ lịch sử

Các khoản nợ

chiếm dụng % doanh thu Dựa vào quan hệ lịch sử

Vay nợ dài hạn Bao nhiêu mỗi năm

Duy trì ổn định Dựa vào hợp đồng tín dụng, chính sách tài trợ của DNVốn cổ phần

thường Duy trì ổn định Kế hoạch phát hành thêm CP, Mua cổ phiếu quỹLợi nhuận giữ

lại Số dư đầu kỳ + Lợi nhuận giữ lại trong kỳ Dựa vào chính sách cổ tức

B2 Thực hiện dự báo tài chính

Dự báo bảng kết quả kinh doanh

Dự báo bảng cân đối kế toán

Xác định nhu cầu vốn cần bổ sung

B3.điều chỉnh dự báo tài chính

Sau khi hoàn thành kết quả dự báo lần đầu, nhà quản trị thực hiện đánh giá và điều chỉnh các dự báo sau khi phân tích các kết quả dự báo

Điều chỉnh các giả định và chính sách nhằm đảm bảo nhu cầu vốn và nguồn tài trợ

B4 Đánh giá rủi ro trong dự báo tài chính

Do dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai nên các chính sách dự kiến, quy mô hoạt động dự kiến không hoàn toàn là chắc chắn người ta sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính.

Các kỹ thuật phân tích rủi ro trong các dự báo tài chính:

+ Phân tích tình huống : (khả quan, bi quan, bình thường, xác suất )

+ Phân tích độ nhạy là xác định mức độ tác động của một biến số nào đó tới kết quả dự báo tài chính Vd tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tang từ 40% lên 60 %.

Trang 11

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Công ty in lộc phát đã hoạt động trong ngành in nhiều năm, nhờ đầu tư máy móc thiết bị hiện đai, các biện pháp giảm chi phí nên không những chất lượng in tốt mà giá cả in cũng rất canh tranh, do đó công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng.

Được biết công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, sản xuất theo đơn dơn đặt hàng nên không có sản phẩm dở dang và thành phẩm cuối kỳ, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là giấy và mực in.

Chiến lược của công ty trong các năm qua là dự trữ lượng nguyên vật liêu đủ lớn để được hưởng chiết khấu và chống lạm phát

BCTC của công ty 3 năm gần đây như sau ( ĐVT: triệu đồng)

BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH

Nguyên giá 25.390,00 25.390,00 25.390,00

Trang 12

Tài liệu kế toán chi tiết 2011 2012 2013

Trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh có:

- Khấuhao TSCĐ (12,5% nguyên giá) 3.173,75 3.173,75 3.173,75

- Tiền thuê cơ sở, thiết bị 1.428,00 1.980,00 1.980,00

- Chi bảo hiểm tài sản (5% tổng tài

lãi suất vay dài hạn = 12%

lãi suất vay ngắn hạn tính bình quân = 10%

Năm 2013 công suất máy đã đạt gần mức tối đa.

Tài sản cố định được tài trợ từ LNGL (sau khi trừ đi phần tài trợ cho TSLĐ) phần

còn thiếu sẽ huy động từ nợ vay dài hạn

Dự báo doanh thu và quyết định đầu tư

Bộ phận ngiên cứu thị trường dự đoán nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trong những năm sắp đến

Nên đầu 2014 dự kiến đầu tư thêm máy móc thiết bị, vốn đầu tư là 15.000 và đưa vào sử dụng ngay

Trang 13

Sau khi đầu tư dự kiến doanh thu các năm sẽ tăng với tốc độ bình quân 12,5%

Bình quân Biến phí chiếm 70% DTT

Ngoài khấu hao, định phí tăng thêm mỗi năm là 3.590

Công ty KH theo phương pháp tuyến tính cố định, thời hạn đầu tư hiêu quả của máy móc là 8 năm

Quyết định quản trị tài sản

Tiền và tương đường tiền tối đa không quá 5% DTT

Lạm phát giảm so với năm trước nên không cần tích lũy hàng tồn kho nhiều để chống lạm phát ,Hàng tồn kho duy trì ở mức không quá 25% doanh thu thuần

YÊU CẦU: Lập KHTC dài hạn trong 5 năm tới và KHTC ngắn hạn

năm 2014

Trang 14

B1 Thiết lập các giả định cho việc dự báo tài chính

Bảng kết quả kinh doanh

Lãi suất vay dài hạn/ngắn hạn 12% / 10%

Thuế suất thuế TNDN 2014-2015: 22%

Tính tốc độ tăng trưởng DTT

Bảng cân đối kế toán

Hàng tồn kho ≤ 25% DT Vay dài hạn Đầu tư TSCĐ, LNGL

Trang 15

Tiền và các khoản tương đương tiền 4,43% 4,73% 5,82% 4,99% 5,00%

- Hàng tồn kho / DT qua các năm trước đều chiếm 25% ,riêng 2013 do lạm phát

tăng nên tăng tỷ lệ HTK để dự trữ chống lạm phát , năm 2014 do lạm phát đã giảm nên DN không cần tích trữ nhiều hàng tồn kho để chống lạm phát như những năm trước, tỷ lệ HTK được đưa về mức 25%

B2 Thực hiện dự báo tài chính

• Dự báo bảng kết quả kinh doanh

BẢNG DỰ KIẾN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2014

ĐỊNH PHÍ = F đầu kỳ + F tăng thêm trong kỳ ( chi phí cố định tăng thêm +

khấu hao tăng thêm trong kỳ) = 11.036,38 + (3.590 + 15.000/8) = 16.501,38

BIẾN PHÍ (V) = 70% x DTT = 70% x 106.081,97 = 74.257,38

Lãi vay (I) = D1 x i1+ D2 x i2

D1, D2 Nợ vay ngắn hạn, dài hạn

i1, i2 lãi vay ngắn hạn, dài hạn

 Lãi vay 2014 giữ nguyên như 2013 sẽ điều chỉnh sau khi xác định

nguồn vốn bổ sung.

Trang 16

Dự báo bảng cân đối kế toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2014

Tiền và các khoản tương đương tiền 5.304,10 5.489,00

Khoản phải thu 11.138,61 10.636,00

• Xác định nhu cầu vốn cần bổ sung

Nguồn vốn bổ sung = Tổng tài sản – (Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu)

= 68.544,95 – (26.379,28 + 33.682,21) = 8.433,47

Ngày đăng: 28/09/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w