Báo cáo nghiên cứu trên gồm 4 phần chính I. Phương thức đối tác công tư và những yêu cầu đối với quản lý các dự án đối tác công tư II. Thực tiễn ứng dụng phương thức PPP tại một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam III. Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP ở Việt Nam IV. Khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP cho Việt Nam
Trang 1TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PPP
Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những khâu hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam Và trong bối cảnh nguồn vốn Nhà nước còn hạn hẹp, vốn ODA sẽ có xu hướng giảm dần thì việc thu hút các nguồn vốn tư nhân để bổ sung cho việc thiếu hụt nguồn vốn Nhà nước và ODA đã trở thành một chính sách quan trọng Phương thức hợp tác công – tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng được coi như là một hướng giải pháp thích hợp trong việc thu hút sự quan tâm của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở
hạ tầng Ý nghĩa của phương thức này không chỉ dừng lại ở tiếp cận thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển mà còn thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã thí điểm thực hiện phương thức PPP trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ vài năm gần đây Tuy nhiên, các hình thức của PPP như BOT, BTO, BT đã được áp dụng trước đó khá lâu, song PPP lại chưa nhận được sự quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, đúng mức Chính vì thế mà báo cáo nghiên cứu PPP này, nằm trong dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do UNDP tài trợ,
sẽ có đóng góp tích cực vào quá trình tái cơ cấu đầu tư công, giảm tỷ trọng đầu tư công, qua đó giúp giảm bội chi ngân sách của Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu trên gồm 4 phần chính
I Phương thức đối tác công tư và những yêu cầu đối với quản lý các dự án đối tác công tư
II Thực tiễn ứng dụng phương thức PPP tại một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam
III Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP ở Việt Nam
IV Khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP cho Việt Nam
Phần I, bài báo cáo nói về khái niệm và bản chất của PPP; đặc điểm của
PPP; lợi ích và thách thức của PPP; các phương thức tổ chức thực hiện PPP
và những yêu cầu đối với quản lý dự án PPP
Trang 2_ Khái niệm về đối tác công tư (Public Private Partnership – PPP) được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh và có nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo bối cảnh của từng quốc gia và tổ chức nghiên cứu Tuy nhiên, mặc dù tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, song về bản chất, PPP là một hình thức hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân nhằm tích hợp những điểm mạnh của 2 khu vực trong việc thực hiện 1 dự án nào đó Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, lĩnh vực truyển thống của PPP là phát triển cơ sở hạ tầng song hiện tại được mở rộng hơn sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục
_ Đặc điểm nổi bật nhất của phương thức PPP là việc chia sẻ hay phân bổ rủi
ro Theo thời gian, việc chuyển giao rủi ro từ đối tác công sang đối tác tư nhân ngày càng phát triển (Forward và Aldis, 2009) Xu hướng dịch chuyển này không có nghĩa là Nhà nước đổ mọi rủi ro lên vai Tư nhân mà nó được phân bổ theo nguyên tắc: rủi ro sẽ được “phân chia” cho bên nào có khả năng giải quyết tốt, hiệu quả hơn, với chi phí thấp hơn Đa số các dự án PPP, tư nhân sẽ gánh vác rủi ro về tài chính, xây dựng và vận hành, trong khi Nhà nước sẽ chịu rủi ro chính trị
_ Trước khi quyết định lựa chọn áp dụng PPP, việc tiến hành Phân tích Chi phí- Lợi ích của hình thức này là rất quan trọng Những lợi ích khi áp dụng PPP là tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho khu vực tư nhân, phân bổ và quản lý rủi ro tốt và hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao khả năng quản lý công, tạo thêm doanh thu, uy tín về mặt chính trị tốt hơn cho Nhà nước
_ Tuy nhiên, có những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các bên phải lưu tâm khi áp dụng PPP là gây ra chi phí cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh, thiếu năng lực và những rủi ro chính trị, thách thức mang tên “quyền kiểm soát”, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp, thời gian dài hơn
_ PPP phù hợp trong việc ứng dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và các dự án này có khả năng đem lại lợi nhuận kinh tế cao và điều đó thu hút khu vưc tư nhân Việc cho phép khu vực tư nhân điều chỉnh
Trang 3thiết kế để phù hợp và thuận tiện cho việc bảo trì sau này Bởi vì những lý do liên quan tới lợi nhuận kinh tế, dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội ít hấp dẫn được các nhà đầu tư nhân để hình thành cơ chế PPP
_ PPP có thể được tổ chức thực hiện dưới nhiều phương thức:
Hợp đồng dịch vụ/quản lý
o Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền với công ty tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước thuê tư nhân thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, dịch vụ cụ thể trong một thời gian nhất định
Khu vực công cung cấp cơ sở hạ tầng, tư nhân cung cấp dịch vụ cho khu vực công trên cơ sở hạ tầng đã có Cơ quan nhà nước vẫn giữ tất cả quyền thiết kế, quyền sở hữu đối với cơ sở hạ tầng, tư nhân phải thực hiện dịch vụ đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra
Cơ quan nhà nước trả đối tác tư nhân một khoản chi phí định trước cho dịch vụ trên cơ sở phí một lần Do đó, lợi nhuận tư nhân được gia tăng nếu tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đầu tư để mở rộng và nâng cấp hệ thống
Hình thức này có độ rủi ro tương đối thấp, khoảng thời gian từ 1- 3 năm như: dịch vụ internet, dịch vụ nước sạch,…
Phương thức này không phù hợp với mục tiêu thu hút vốn đầu tư
o Hợp đồng quản lý: là hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước với đối tác tư
nhân, khu vực tư nhân được quản lý một tiện ích hay dịch vụ công Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công vẫn thuộc trách nhiệm của khu vực Nhà nước, hoạt động quản lý kiểm soát và thẩm quyền xử lý của tư nhân
Cơ quan nhà nước vẫn chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ
Tư nhân cung cấp vốn cho hoạt động quản lý, điều hành nhưng không
có nhiệm vụ cung cấp vốn đầu tư
Trang 4Tư nhân được trả một khoản phí theo thỏa thuận dựa trên chi phí lao động và các chi phí điều hành
Phương thước này tận dụng được trình độ quản lý của tư nhân, nhưng vẫn giữa được quyền sở hữu Mô hình này thường được sử dụng trong thời hạn 3-5 năm
Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing)
_Nhà nước dựa trên các tài sản do Nhà nước xây dựng và sở hữu, nhượng lại quyền khai thác, kinh doanh cho tư nhân Đối tác tư nhân được lựa chọn
sẽ quyền vận hành và duy trì dịch vụ công
Có 2 hình thức:Nhượng quyền khai thác (Franchise) và cho thuê (Leasing)
o Hình thức cho thuê (Leasing):Nhà nước cho tư nhân thuê tài sản sẵn có
thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước, để thực hiện khai thác, vận hành và cung cấp cho dịch vụ công
Tư nhân phải thanh toán tiền thuê cho Nhà nước một khoản cố định, không phụ thuộc vào khả năng thu phí từ người sử dụng và chịu hoàn toàn rủi ro kinh doanh
o Hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise):Nhà nước nhượng lại
quyền vận hành, khai thác, cung cấp dịch vụ công cho tư nhân
Khác với hình thức cho thuê, tư nhân trả một khoản phí theo tỷ lệ người
sử dụng dịch vụ và rủi ro thấp hơn so với hình thức thuê
_Đặc điểm của Franchise và Leasing là tư nhân được nhượng quyền chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ dịch vụ, nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và vai trò của nhà nước đã chuyển từ người cung cấp dịch vụ sang người điều tiết, quản lý giá (phí) và chất lượng dịch vụ
Hình thức này khác với hợp đồng quản lý ở chỗ không nhận được khoản phí cố định từ nhà nước mà từ người sử dụng, phụ thuộc vào doanh thu từ việc cung cấp và chi phí vận hành Vì thế sẽ khuyến khích nâng cao hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng để giảm chi phí
Trang 5_Hình thức này có thường có thời hạn 8 – 10 năm và thường chọn đối tác tư nhân qua hình thức đấu thầu và được sử dụng trong dịch vụ xe bus đô thị, dịch vụ đường sắt
DBFO ( Thiết kế - xây dựng – tài trợ - vận hành)
Trong DBFO, có nhiều hơn một đối tác tư nhân và sẽ có một công ty phục
vụ mục đích đặc biệt (SPV) được thành lập và thường đây là sự liên doanh giữa tư nhân và ngân hàng SPV có thể ký hợp đồng với các nhà thầu phụ (shareholder) Tư nhân sẽ chịu rủi ro tài chính Tài sản hình thành vẫn thuộc
sở hữu nhà nước
DBFO có 2 loại : (I) Hợp đồng DBFO mà tư nhân cung cấp trực tiếp dịch
vụ, nhà nước phải trả phí dịch vụ, khi kết thúc hợp đồng nhà nước thanh toán toàn bộ phần còn lại của chi phí dự án; (II) Hợp đồng DBFO như hợp đồng nhượng quyền, tư nhân được phép thu phí từ người sử dụng để bù đắp chi phí
và thu lợi nhuận, khi kết thúc hợp đồng chuyển giao lại cho nhà nước và DBFO này có đặc điểm giống với mô hình BOT
DBFO thường là hợp đồng dài hạn từ 25 – 30 năm và được áp dụng trong trường học và các công trình hạ tầng giao thông
BOT (Xây dựng - vận hành - chuyển giao)
BOT là thỏa thuận cho phép tư nhân bỏ vốn xây dựng và khai thác kinh doanh để thu lại chi phí bỏ ra và lợi nhuận Kết thúc thời hạn sẽ chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Tư nhân sẽ chịu rủi ro tài trợ dự án, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động
BOT thường được áp dụng cho dài hạn (khoảng 20- 30 năm) và thường sử dụng cho cơ sở hạ tầng
BTO (Xây dựng - chuyển giao - vận hành):BTO có những đặc điểm
giống như BOT nhưng BTO kết hợp quá trình đấu thầu thiết kế - xây dựng
và khai thác nên sẽ mất ít giao dịch hơn, trách nhiệm tư nhân cao hơn BTO có lợi thế khuyến khích tư nhân hoàn thành kịp thời các dự án và kết hợp năng động và kinh nghiệm của tư nhân BTO có mức độ tham gia tư nhân thấp hơn BOT, DBFO, BOO
Trang 6 BOO (Xây dựng - sở hữu - chuyển giao)
BOO là hợp đồng giữa nhà nước và tư nhân thỏa thuận, tư nhân bỏ vốn và được phép khai thác, vận hành và có quyền sở hữu tài sản trong suốt vòng đời của nó
BOO thường được áp dụng trong lĩnh vực năng lượng, môi trường…
_ Quản lý dự án PPP cần những yêu cầu như:
+Về xây dựng một quy trình cho PPP: xác định PPP, giai đoạn phát triển, giai đoạn đầu thầu, quản lý và giám sát hợp đồng PPP
+Về thể chế : xậy dựng một quy trình điều tiết thống nhất cho các đối tượng khác nhau thuộc PPP, phải xác định rõ ràng hình thức và cấu trúc của cơ quan quản lý hoạt động PPP từng nước và từng giai đoạn khác nhau
+Về thương mại, tài chính và kinh tế: phải cải thiện hệ thống tính hóa đơn,
cơ sở dữ liệu, xác định được mức giá dịch vụ một cách hợp lý, cần đưa ra những kịch bản khác nhau về sự thay đổi về lạm phát, lãi suất, thường xuyên phân tích tác động đến ngân sách, đến lĩnh vực ngành nghề, vùng miền
+Về tham vấn các bên liên quan: nghiên cứu ý kiến, tham vấn các bên liên quan, nhận thức của công chúng, giáo dục công chúng
+Về chiến lược và lộ trình rõ ràng đối với lĩnh vực: cần có một lộ trình rõ ràng đối với các lĩnh vực dự định kêu gọi hợp tác công - tư để tránh rủi ro +Về cam kết rõ ràng của Chính phủ: Chính phủ cần cam kết thực hiện đúng
về chi phí đầu tư, về những việc gánh chịu rủi ro phát sinh
Phần II, bài báo cáo rút ra những lợi thế và khó khăn từ việc áp dụng các dự
án PPP tiêu biểu của các quốc gia phát triển và đang phát triển
Dự án cảng Busan New Port (Hàn Quốc): Dự án này nổi bật ở chỗ có
nghiên cứu khả thi vì nó giúp cho chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề
có thể xảy ra trong giai đoạn thực nghiệm qua đó giúp giảm chi phí thực hiện
dự án Dự án khá thuận lợi do có cam kết của Chính phủ về bảo đảm doanh thu, cung cấp những hỗ trợ cần thiết, các đối tác đều có danh tiếng, vị trí thuận lợi
Dự án cầu QE2 Dartford Bridge (Anh): Dự án này thành công vì có lợi thế
ở chỗ vị trí chiến lược của cầu, năng lực của đội phát triển dự án lớn, ít rủi ro
về tài chính đối với nhà tài trợ thuộc chính phủ, sử dụng thu phí điện tử
Trang 7Dự án hầm Sydney Cross City Tunnel (Australia): Dự án này được đánh
giá không thành công vì gặp nhiều khó khăn: dự báo quá lạc quan về lưu lượng giao thông, mức thu phí cao, yêu cầu được chính phủ trợ cấp bị từ chối
Dự án hầm Warnowquerung (Đức): Dự án không thành công do mức lưu
lượng giao thông thực tế không đạt dự báo, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án BOT, khuôn khổ pháp lý yếu kém
Dự án Bệnh viện Joondalup (Australia): Dự án thành công do Australia có
hệ thống giám sát tiêu chuẩn chất lượng tốt, nhu cầu người dân rất lớn, có sự cam kết của chính phủ về khối lượng dịch vụ
Dự án nhà máy Laibin B (Trung Quốc): Dự án được đánh giá thành công
do nhiều sự ưu đãi của chính phủ như: trao nhượng quyền với điều kiện đặc biệt, bảo lãnh mua điện, bảo đảm cung cấp nhiên liệu, bảo đảm trong điều kiện bất khả kháng, ưu đãi thuế, bảo lãnh về tỷ giá hối đoái…
Dự án hầm qua sông Dương Tử: Dự án gặp nhiều thách thức như khung
pháp lý và hành chính còn phân táng, dẫn đến cơ chế pháp lý phức tạp, sự chi phối quá lớn của nhà nước, kha năng quản trị kém, các chính sách thay đổi thường xuyên và thiếu nhất quán
Dự án Nhượng quyền phân phối điện Bhiwandi, Ấn Độ: Dự án tương đối
thành công do sự thận trọng trong việc lựa chọn mô hình PPP, quá trình đấu thầu công khai minh bạch
Dự án Nhà máy điện sử dụng hệ thống than đốt cháy Central Java, Indonexia: Dự án đang đứng trước nguy cơ trì hoãn do những tranh chấp về
đất đai và sự chậm trễ của chính quyền trong việc cấp phép xây dựng, năng lực kém của các chủ thể, sự chồng chéo giữa các quy định, năng lực yếu kém của chính quyền
Dự án đường thu phí Don Muang (Thái Lan):Dự án thất bại là do thiếu sự
hỗ trợ về kỹ thuật, về thể chế, thiếu một cơ quan trung tâm có đủ kiến thức về thể chế, chính phủ không thực hiện đúng thỏa thuận cam kết
Dự án kênh đào Martin Garcia Channel: Dự án gặp khó khăn về thiếu sự
ổn định của môi trường kinh tế và chính trị, không thỏa thuận ngay từ đầu về trách nhiệm của mỗi nước tại thời điểm chuyển giao sở hữu
Trang 8_Đánh giá chung về các dự án PPP: Các dự án cần có khung pháp lý cho
thực hiện PPP cần bao quát những quan hệ kinh tế - xã hội- kỹ thuật- công nghệ và từ quá trình chuẫn bị đến chuyển giao các công trình của dự án; cơ chế xử lý tranh chấp và chế tài đủ mạnh; cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có các dự báo chính xác lượng và thời điểm phát sinh nhu cầu
_ Bài học về áp dụng phương thức PPP cho Việt Nam: Nhà nước cần có
những cam kết và trách nhiệm nhất định, cần chủ động hoặc phối hợp với các chủ đầu tư, lường trước các rủi ro có thể xảy ra, nhà nước cần đặt biệt nghiên cứu và thỏa thuận rõ ràng các khai thác trong hợp đồng PPP, cần cân nhắc mức lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng để thu hút tư nhân
Phần III, Môi trường thể chế về PPP và việc áp dụng PPP ở Việt Nam.
_Trong thu hút vốn đầu tư PPP cần hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến các xung đột về lợi ích Để làm được điều này, khung pháp lý phải được thiết
kế đủ rộng để các nhà đầu tư tư nhân tránh các rủi ro
_Hiện nay, có hai văn bản có tính pháp lý cao nhất trong PPP là Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư Bên cạnh đó, còn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với Luật Ngân sách, Luật xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất Đai
và Luật Quản lý Ngoại hối
_Trong lĩnh vực đấu thầu, ở Việt Nam nói chung hiện đang được chia nhỏ và quản lý không tập trung, các quy định về đấu thầu rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất
_ Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Nghị định 24/2011/NĐ-CP quy định các bên tham gia hợp đồng BOT,BTO, BT Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, các quy định về đầu tư theo các hình thức BTO, BOT,BT cũng bộc lộ một số hạn chế như cơ quan nhà nước không đánh giá một các chủ động và độc lập về tính khả thi của dự án; chưa giải quyết được đầy đủ vấn đề phân chia trách nhiệm và rủi ro; việc sử dụng bảo lãnh của chính phủ không rõ ràng; trong nhiều lĩnh vực, thời hạn chuyển giao của các dự án BOT không được xác định, điều kiện chuyển giao quyền sở hữu không rõ ràng
Trang 9_Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, là cơ sở pháp lý để bước đầu thực hiện dự án đầu tư theo phương thức kết hợp Nhà nước và Tư nhân Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc triển khai thực hiện theo quy chế thí điểm đã khắc phục được những hạn chế Tuy nhiên, việc triển khai vẫn có một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như quy định phần vốn chủ sở hữu của Nhà nước khá cao; chưa quy định rõ phần tham gia vốn nhà nước trong dự án; chưa quy định rõ cơ chế cấp vốn và quản
lý vốn tham gia của Nhà nước; chưa tính tới tiêu chí hấp dẫn về mặt thương mại, còn hạn chế giới hạn trong 9 lĩnh vực; thủ tục, quy trình phải thực hiện nhiều khâu, nhiều bước; một số vấn đề ưu đãi chưa được quan tâm
_ Việt Nam có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, vì vậy Việt Nam trong 20 năm qua đã thực thi nhiều chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn đầu tư Tuy nhiên, các chính sách hiện hành chưa thực sự thu hút được các nguồn vốn tư nhân cũng như nguồn vốn từ nước ngoài _ Dự kiến trong giai đoạn 2013- 2015, Chính phủ dành riêng 20.000 tỷ đồng cho các dự án PPP và bên cạnh đó thiết lập 2 cơ chế tài chính hỗ trợ thực hiện
dự án PPP như Quỹ hỗ trợ phát triển dự án PPP (PDF) và Quỹ bù đắp để tăng tính khả thi của dự án (VGF)
_Hiện nay các dự án thí điểm PPP đã được TTCP chấp thuận chủ trương như
dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, dự án đường liên cảng huyện Nhơn trạch (Đồng Nai),
Phần IV, Khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ thể chế PPP cho Việt Nam.
_Trên cơ sở nghiên cứu thực tế triển khai một số dự án PPP ở các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm cả các dự án thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số điểm chính cần lưu ý đối với PPP:
+ Cần hoàn thiện khung pháp lý cho các dự án PPP, bổ sung thêm những quy định điều chỉnh mối quan hệ và vai trò của nhà nước trong các dự án
Trang 10+ Khung pháp lý cần bao quát những quan hệ kinh tế - xã hội - kỹ thuật – công nghệ và cơ chế chia sẽ rủi ro giữa các bên cần được rõ ràng
+ Cần sử dụng chế độ ưu đãi đối với các dự án không đủ khả năng hoàn vốn
để thu hút đầu tư của tư nhân
+ Nhà nước cần thận trọng khi quyết định triển khai mỗi dự án và cam kết cung cấp những điều kiện để các nhà đầu tư nhân thực hiện
_ Các khuyến nghị của báo cáo nghiên cứu này về khuôn khổ thể chế cho hoạt động PPP tại Việt Nam như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PPP, tăng cường năng lực cơ quan nhà nước về PPP, bảo đảm các điều kiện cần thiết để các dự án PPP được thực hiện
_ Báo cáo cũng nêu lên khuyến nghị đối với 2 dự án nghiên cứu của nhóm: + Dự án liên cảng huyện Nhơn Trạch: Dự án cần được tính toán lại một cách có căn cứ, các phương án không nên chốt cứng nhắc mà nên dự báo một
số khả năng có thể xảy ra, kiến nghị các ưu đãi hoặc cam kết của nhà nước, trong trường hợp sau khi cân nhắc mà dự án vẫn không đủ hấp dẫn thì nên xem xét bổ sung ưu đãi từ việc cho phép nhà đầu tư kinh doanh dự án khác
để bù đắp chi phí và có lợi nhuận ở mức hợp lý
+Dự án nhà máy xử lý nước thải KCN An Nghiệp, Sóc Trăng: Các Bộ, ngành Trung ương cần lập tổ công tác trực tiếp đến hỗ trợ tỉnh xác định giá trị của nhà máy hiện có, tính toán các phương án, kể cả khả năng đặc cách vay vốn ưu đãi từ Quỹ bảo vệ mội trường để thúc đẩy quá trình của dự án