Thêm vào đó, sự giao lưu văn hóa rộng rãi với người Kinh miền xuôi, với các nước láng giềng, văn học dân tộc ít người đòi h i một thể loại dài hơi hơn, có khả năng hơn trong việc thực hi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
Ngô Thị Ph-ợng
NGHIÊN CứU MộT Số TRUYệN THƠ
của dân tộc Thái ở Việt Nam Có CùNG đề tài
với truyện thơ nôm dân tộc Kinh
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 62.22.01.21
Luận án tiến sĩ ngữ văn
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS TS Nguyễn Đăng Na
hà nội - 2013
Trang 2Tôi xin bày tỏ sự cảm kích sâu sắc đối với PGS TS Đặng Quang Việt – nguyên Hiệu trưởng và TS Nguyễn Văn Bao - Hiệu trưởng trường Đại học Tây Bắc
vì sự giúp đỡ lớn lao trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu!
Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực hiện luận án!
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận án
Ngô Thị Phƣợng
Trang 3T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c dÉn liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ ch-a ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c
T¸c gi¶ luËn ¸n
Ng« ThÞ Ph-îng
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu 17
4 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 17
5 Phương pháp nghiên cứu 18
6 Đóng góp của luận án 19
7 Cấu trúc của luận án 20
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÓ CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 21
1.1 Truyện thơ, đề tài và cốt truyện 21
1.1.1 Truyện thơ 21
1.1.2 Đề tài và cốt truyện 23
1.2 Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh 27
1.3 Truyện thơ dân tộc Thái 30
1.3.1 Lịch sử văn hóa xã hội tộc người Thái 30
1.3.2 Hiện trạng truyện thơ dân tộc Thái 39
1.4 Mối tương tác giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái 43
1.5 Giới thiệu nội dung một số truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm liên quan đến đề tài 45
1.5.1 Truyện thơ Nôm Thạch Sanh và truyện thơ Thái Ngu háu 45
1.5.2 Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám và truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa 47
1.5.3 Truyện thơ Nôm Từ Thức và truyện thơ Thái Ú Thêm 49
1.5.4 Truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa và truyện thơ Thái Trạng nguyên 52
1.5.5 Truyện thơ Nôm Hoàng Trừu và truyện thơ Thái Trạng Tư 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 58
Chương 2 NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 59
2.1 Khát vọng chinh phục tự nhiên 59
2.1.1 Khát vọng chiến thắng tự nhiên 60
2.1.2 Khát vọng chinh phục tự nhiên - cách thức bảo vệ bản mường 65
Trang 52.2.1 Khát vọng bảo vệ gia đình 68
2.2.2 Khát vọng bảo vệ xã hội 71
2.3 Khát vọng con người lí tưởng 75
2.3.1 Hình tượng con người lí tưởng 75
2.3.2 Tự hào sánh ngang xứ người 82
2.3.3 Khát vọng “ở hiền gặp lành” 84
2.4 Khát vọng tâm linh 88
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 97
Chương 3 NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 99
3.1 Kết cấu truyện thơ Thái 99
3.1.1 Kết cấu và cấu trúc trong truyện thơ Thái 99
3.1.2 Mô típ truyện thơ Thái 100
3.1.3 Tổ chức tình tiết 107
3.2 Nhân vật truyện thơ Thái 114
3.2.1 Số lượng nhân vật 114
3.2.2 Phân loại nhân vật 115
3.3 Ngôn ngữ truyện thơ Thái 127
3.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 128
3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật 132
3.4 Các biện pháp nghệ thuật 136
3.5 Truyện thơ mang màu sắc sử thi 143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 3.1: Số lƣợng nhân vật trong truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm 114
Bảng 3.2: Số lƣợng nhân vật chính 115
Bảng 3.3: Số lƣợng nhân vật phụ 124
Bảng 3.4: Tên nhân vật phụ 127
Bảng 3.5: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Thái 132
Bảng 3.6: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm 133
Bảng 3.7: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại trong truyện thơ Thái 133
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Truyện thơ là thể loại khá quan trọng của văn học nước nhà Thành tựu
truyện thơ kết tinh từ “máu chảy” nơi „đầu ngọn bút”, khiến “nước mắt thấm trên tờ
giấy” của toàn dân tộc Việt Nam Nói tới truyện thơ, chúng ta cần kể đến truyện thơ Nôm (gọi tắt là truyện Nôm) và truyện thơ dân tộc Thái (gọi tắt là truyện thơ Thái)
1.2 Với địa bàn cư trú rộng, số dân đông thứ ba so với các dân tộc sinh sống
tại miền núi, có chữ viết rất sớm, cộng thêm bề dày văn hóa, tộc người Thái đã đóng góp cho văn học nước nhà những thành tựu lớn Như các dân tộc khác, văn học Thái
có quá trình hình thành, vận động vừa độc lập tương đối, vừa là sản phẩm tổng hòa các yếu tố nội, ngoại sinh Trong vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc Thái, truyện thơ được coi như một thể loại khá đặc sắc Truyện thơ Thái không đơn thuần là những sáng tác truyền miệng mang đậm sắc thái tộc người mà còn được lưu truyền bằng chữ viết riêng Với giá trị đó, thể loại này đánh dấu bước chuyển từ văn học dân gian sang văn học thành văn Nói tới truyện thơ Thái, hầu như ai cũng chỉ quen thuộc với thiên tình sử Tiễn dặn người yêu, Khun Lú - Náng Ủa, hay một số anh hùng ca Chương Han, Quam tô mương… Tuy nhiên, kho tàng truyện thơ Thái còn có những tác phẩm hay, ít người biết đến, ít được quan tâm như Ngu háu, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng nguyên, Trạng tư,… Vì vậy, nghiên cứu nó chính là góp phần làm r
hơn diện mạo văn học Thái, hướng tới tìm kiếm những thành tựu, những giá trị tiềm
ẩn còn b ng
1.3 Truyện thơ Nôm là thể loại có vai trò trụ cột trong nền văn học dân tộc
Kinh thời trung đại Truyện thơ Nôm thuộc loại hình tự sự, chủ yếu diễn đạt bằng thơ lục bát, dùng văn tự Nôm, phản ánh xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật bằng cốt truyện với hệ thống biến cố sự kiện
Điểm chung của thể loại truyện thơ Nôm và truyện thơ dân tộc Thái là cùng có yếu tố hạt nhân - truyện và hình thức diễn đạt - thơ Tìm hiểu truyện thơ dân tộc Thái,
có thể thấy, hệ thống cốt truyện gần giống một số cốt truyện thuộc truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh như Thạch Sanh, Cái Tấm - Cái Cám, Từ Thức, Tống Trân - Cúc Hoa,
Trang 8Hoàng Trừu… Vấn đề so sánh điểm tương đồng và khác biệt của một số truyện thơ Thái với một số truyện thơ Nôm ít người tìm hiểu Đây là lí do cơ bản để chúng tôi lựa
chọn đề tài: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
1.4 Truyện thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn Đại học, Cao đẳng
nghiệp và Phổ thông Với tư cách là người trực tiếp tham gia giảng dạy tại khu vực miền núi phía Bắc, việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp cho Nghiên cứu sinh và người học có thêm vốn hiểu biết về văn học địa phương trong mối quan hệ với văn học viết dân tộc Kinh
Bản thân người viết có quá trình trưởng thành, sống lâu dài trên mảnh đất Tây
Bắc, cái nôi của thể loại truyện thơ Những thế kỉ trước, Tây Bắc được ví như thủ phủ
của cư dân Thái, còn hiện nay, số đông đồng bào Thái đang quần cư sinh tụ Những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi để Nghiên cứu sinh đi vào nghiên cứu so sánh một
số truyện thơ đã đề cập
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử văn bản
Truyện Nôm - một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam Thể
loại này phát triển khoảng 4 thế kỉ và đạt thành tựu khá rực rỡ ở giai đoạn thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX Truyện Nôm là “một di sản vô cùng phong phú và quý
báu trong kho tàng văn hóa dân tộc”, “một loại văn của quần chúng và được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh” [40, tr.129-130] Mặc dù thể loại “tầm cỡ”, nhưng đến
nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất ý kiến nên xếp nó vào văn học dân gian hay văn học viết, nhất là mảng “truyện Nôm bình dân” (Từ dùng của Nguyễn Lộc)
Có nội hàm giống như truyện thơ Nôm, truyện thơ các dân tộc ít người
đang đứng giữa ranh giới phân loại khá phức tạp Có nhà nghiên cứu cho rằng nó
giống như một “dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và có nhà nghiên cứu lại cho rằng thể loại này thuộc văn học dân gian Những suy nghĩ mang tính lưỡng phân như vậy khiến nhiều người yêu thích mảng truyện thơ phải
dè dặt Sự thận trọng, lảng tránh (do tính an toàn cố hữu) dẫn tới hiện trạng các
công trình nghiên cứu về truyện thơ dân tộc ít người ngày càng hiếm hoi, khiêm tốn Không cần viện dẫn đâu xa, truyện thơ dân tộc Thái viết bằng chữ Thái cổ
Trang 9hiện còn một số lượng khá lớn nhưng chưa được khai thác, dịch thuật, tìm hiểu Trong tương lai, giá trị của những loại sách này chưa chắc đã được khai thác và sử dụng, bởi cần có nguồn kinh phí lớn, cần những khối óc có kiến thức lí luận vững chắc và do có những mã khóa riêng nên người nghiên cứu phải là người bản địa Những yêu cầu đó rất xa vời trong điều kiện thực tế, không thể giải quyết “một sớm một chiều” Năm 2002, GS Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự sau khi chủ
biên bộ sách Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã phải chú thích
rằng, muốn có những cuốn sách xuất bản bằng song ngữ “là điều không dễ dàng,
vì cần có vốn đầu tư lớn, một tổ chức điều hành rất khoa học và cơ bản nhất, là có những người nhiệt tình và hiểu biết” [158, tr.12]
Trước thực tế đó, tiến hành tìm hiểu truyện thơ Thái, chúng tôi đứng trước
rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện tư liệu khan hiếm, các công trình nghiên cứu
về mảng văn học này gần như vắng bóng, không nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức xã hội Tuy vậy, với những cố gắng nhất định của cá nhân, để có tư liệu
nghiên cứu, Nghiên cứu sinh cùng một số cộng sự tiến hành dịch ba văn bản truyện thơ Thái hiện đang còn ở dạng văn bản cổ bao gồm truyện Trạng nguyên, Trạng
Tư, Ngu háu với kì vọng đóng góp một vài nhận thức về phạm vi văn học nói trên
Chúng tôi biết vấn đề thực sự nan giải và cần có sự tham góp ý kiến của nhiều học giả chuyên tâm
Về văn bản, tiến hành viết luận án, chúng tôi dùng những tư liệu sau:
1 Ngu háu (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lương Hải Nhì - Ngô Thị Phượng dịch, biên soạn, năm 2009 và Thạch Sanh (1971), Nxb Văn học, Hà Nội
2 Trạng nguyên (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lương Hải Nhì - Ngô Thị Phượng – Cầm Thị Pánh dịch, biên soạn, năm 2010 và Tống Trân - Cúc Hoa (1960),
Thị Bình - Chu Giang sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội)
Trang 105 Ý Nọi - Náng Xưa, do Lò Ngọc Duyên dịch, biên soạn năm 1999 và Cái Tấm - Cái Cám (trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), tập
1, Bùi Văn Vượng chủ biên - Hoàng Phong - Lê Thị Bình - Chu Giang sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội)
Để tìm hiểu về truyện thơ Thái có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc
Kinh, trước hết, chúng tôi lần lượt tìm hiểu lịch sử nghiên cứu với 2 vấn đề chính:
Một là, truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái
Hai là, mối tương tác giữa truyện thơ Nôm với truyện thơ dân tộc ít người trong đó có truyện thơ dân tộc Thái
2.2 Truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái
Chỉ ra tổng quan nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái, chúng tôi trình bày những ý kiến về truyện thơ các dân tộc ít người nói chung liên quan đến luận án
2.2.1 Truyện thơ
Truyện thơ “thực chất là một truyện vừa viết bằng thơ […] và cơ sở của nó là
cốt truyện được trình bày trong sự thống nhất với việc thể hiện tài liệu của truyện thơ theo phương thức trữ tình” [135, tr.172]
Truyện thơ được gọi “tập đại thành” của các dân tộc thiểu số Việt Nam, “thể
loại đạt đến trình độ cao nhất trong sự phát triển của các thể loại văn học dân gian” [98, tr.19] Nó ra đời khi nhu cầu giải phóng con người, phô diễn mọi biểu hiện phong phú của đời sống nội tâm trong xã hội đầy biến động trở nên bức thiết Thêm vào đó, sự giao lưu văn hóa rộng rãi với người Kinh miền xuôi, với các nước láng giềng, văn học dân tộc ít người đòi h i một thể loại dài hơi hơn, có khả năng hơn trong việc thực hiện những khúc quanh, những biến thái phức tạp của thế giới tâm hồn con người (khi mà truyện cổ, dân ca không thể đáp ứng yêu cầu đó) Nhưng điều kiện thực hiện nhu cầu đó lại chưa chín muồi “Những nhu cầu đó đành chịu dồn nén
lại để hun đúc nên một thể loại mới vừa là truyện lại vừa là thơ - đó là thể loại truyện thơ” [98, tr.342]
Truyện thơ Nôm và truyện thơ dân tộc ít người đều là thể loại đặc biệt của nền văn học dân tộc Việt Nam, mang những đặc trưng riêng khiến thơ ca Việt Nam khác hẳn với thơ ca các nước khu vực Nhà nghiên cứu N.I.Niculin nhận định: “Những thể
loại khác nhau của truyện thơ, như đã được mọi người thừa nhận, là một tài sản vô
Trang 11cùng quý báu của nền văn học dân tộc Việt Nam Truyện thơ bắt nguồn từ văn học dân gian, với tư cách là những thể loại, chúng tạo thành bộ phận đặc biệt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam Truyện thơ đã làm cho thơ ca Việt Nam khác biệt hẳn so với truyền thống ở Viễn đông mà nó gắn bó mật thiết” [Dẫn theo 39, tr.263-264]
Vì thể loại truyện thơ đánh dấu trình độ cao nhất trong sự phát triển của các
thể loại văn học ít người nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tổng quan về vấn đề này, chúng tôi có thể điểm lược những kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu tiêu biểu như Đinh Gia Khánh, V Quang Nhơn, Đặng Nghiêm Vạn, Phan Đăng Nhật, Lê Trường Phát, Nguyễn Xuân Kính, Cầm Cường, Nông Quốc Chấn, Vũ Anh Tuấn…
Trong cuốn Văn học dân gian (đã in lần đầu từ năm 1972 đến 1977), Đinh Gia
Khánh định nghĩa: Truyện thơ - “truyện dài bằng thơ” [51, tr.780] Định nghĩa này nhấn mạnh “tính tự sự và ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu của thơ”
Nhà nghiên cứu V Quang Nhơn, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cho biết, “trong nền văn học các dân tộc ít người nổi lên một hiện tượng khá phổ biến: đó là sự ra đời và lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian hàng loạt những truyện dài bằng thơ” [96, tr.391], đồng thời chỉ r , truyện thơ ở các dân tộc ít người không xuất hiện riêng lẻ mà trở thành “một hiện
tượng”, “sự kiện đặc biệt” nổi bật Về nhận định này, ông nhấn mạnh vị trí truyện thơ
so với các thể loại khác của văn học dân tộc ít người
Dưới góc nhìn so sánh, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật tổng kết “nếu như người
Kinh có truyện thơ Nôm thì các dân tộc thiểu số có một loại hình tương đương: Truyện thơ Đó là những tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca Ở các dân tộc thiểu số không
cần phải phân biệt với tính bác học và hình thái ghi chép bằng chữ Hán” [95, tr.150] Trong chuyên luận của mình, nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu chung về truyện thơ Tày Nùng đã xếp truyện thơ thuộc về “nền văn học cổ điển của Tày Nùng” [9, tr.8] Sau này, Cầm Cường tìm hiểu chung về văn học dân tộc Thái nhấn mạnh “truyện thơ […] thực chất là tiểu thuyết bằng thơ” [14, tr.116] và ông cũng
cho rằng truyện thơ thuộc văn học thành văn Như vậy, rất có thể truyện thơ thuộc loại hình văn học viết
Trang 12Không có mục đích đi tìm nội hàm thuật ngữ hay vị trí truyện thơ, năm 1997,
trong công trình Đặc điểm thi pháp truyện thơ, chuyên luận khoa học tập trung vào cách thức tổ chức trong truyện thơ, nhà nghiên cứu văn học dân gian Lê Trường Phát
khẳng định: “Truyện thơ là một thể loại đặc biệt - đặc biệt ở chỗ nó vừa mang tính chất của truyện, vừa mang tính chất của thơ ca Nó là truyện được kể dưới hình thức thơ ca” [98, tr.55] Ông nhấn mạnh đặc trưng thi pháp cốt l i của truyện thơ là
“truyện được kể dưới hình thức thi ca”, tức là nó thuộc loại hình tự sự bằng thơ
Không dừng ở đó, trong bài viết Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số, Lê Trường Phát tiếp tục dành sự quan tâm tới kết cấu cốt truyện và có
những phát hiện về kiểu kết thúc của truyện thơ: “Nghiên cứu truyện thơ, mọi người hầu như nhất trí rằng phần lớn cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết thúc có hậu” gồm 3 chặng gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ Nói phần lớn bởi lẽ
mô hình cốt truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm có đề tài chủ đạo là tình yêu đôi lứa Tuy nhiên đây là đề tài chủ yếu cơ bản của thể loại […] Xem xét những truyện thơ có cùng đề tài chủ đạo […] ngoài “kết thúc có hậu” như trên, truyện thơ
còn xây dựng kiểu kết thúc khác, một kiểu cốt truyện được cấu trúc theo mô hình khác” [99, tr.54] Kết luận trên đã gợi ý cho người viết khi xem xét sự khác và giống nhau về kết cấu cốt truyện ở truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm Theo nhận định này thì cốt truyện của truyện thơ dân tộc ít người không chỉ có kết cấu ba phần như
truyện Nôm Kinh mà nó còn xuất hiện những cấu trúc khác Những cấu trúc đó cần được cụ thể hóa trong những tác phẩm mà đề tài quan tâm Kết cấu ba phần nói trên của truyện Nôm – thể loại thuộc văn học viết Việt Nam, truyện thơ dân tộc ít người cũng có chung kiểu kết cấu, vậy, có thể đây cũng là thể loại thuộc văn học viết
Nếu như Lê Trường Phát tập trung tiến hành tìm hiểu vị trí và thi pháp của truyện thơ thì Vũ Tiến Quỳnh đi truy tìm nguồn gốc văn hóa xã hội, phong cách thể
loại truyện thơ và khẳng định “Truyện thơ - một dấu nối giữa văn học truyền miệng
và văn học thành văn” Theo ông, truyện thơ có nguồn gốc từ chính bản tộc Bên
cạnh đó, truyện thơ còn có nguồn gốc từ truyện Nôm, sự ra đời của các truyện thơ ở các dân tộc ít người “có tính quy luật phổ biến, theo những nhu cầu khách quan và theo những điều kiện xã hội lúc đó” [109, tr.48] như sự phân chia giai cấp trong xã hội, sự xuất hiện tầng lớp nho sỹ, trí thức cấp thấp ở một số vùng dân tộc ít người
Trang 13Đồng quan điểm với Vũ Tiến Quỳnh, khi giới thiệu tác phẩm Ú Thêm, học giả Đặng Nghiêm Vạn nhấn mạnh, truyện thơ “là loại hình mang tính chuyển tiếp, không dừng lại ở phạm trù dân gian, tuy còn đượm nhiều hương sắc, mà đá qua phạm trù bác học” [5, tr.7]
Ở luận án này, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến hai ý kiến trên, bởi hàm lượng thông tin trong ý kiến đã định hướng, đi đến lí giải nội dung và nghệ thuật truyện thơ
Thái đồng thời là cơ sở khoa học xem xét mối tương tác giữa truyện thơ Nôm dân tộc
Kinh và dân tộc Thái
Quả thật, trong điều kiện bản địa, truyện thơ dân tộc ít người kế thừa cốt truyện dân gian bản tộc và kế thừa cốt truyện của truyện thơ Nôm không phải là hiện
tượng cá biệt mà là quy luật phổ biến, thể hiện sự thông minh của trí thức tộc người
Ngay ở truyện thơ Nôm dân tộc Kinh cũng xảy ra hiện tượng này Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du cũng mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân song vẫn được coi là một sáng tác thực thụ của văn học Việt Nam
Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu chú ý tới từng phương diện của truyện thơ Gần
đây, trong công trình Truyện thơ Tày, nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Vũ Anh Tuấn đã chú ý nhiều tới cấu trúc truyện thơ: “Cấu trúc truyện thơ nói
chung được xem như là sự kết hợp truyện và thơ, thơ ở trong truyện và truyện ở trong thơ [ ] Đó là sự kết hợp có tính quy mô hài hòa và tương tác lẫn nhau đến từng yếu
tố Cốt truyện của truyện thơ nhìn chung mô phỏng theo cách cấu tạo của cốt truyện
cổ tích, như là một sự kế thừa loại hình trên con đường đi tìm một phương thức tự sự
bằng văn vần của văn học dân gian, trước những đòi h i của cuộc sống thực tại phải đáp ứng, và còn vì nhu cầu tự đổi mới để phát triển của nghệ thuật ngữ văn dân gian” [148, tr.131] Ý kiến trên của Vũ Anh Tuấn hoàn toàn khẳng định đây là thể loại
thuộc văn học dân gian, có sự kết hợp truyện và thơ Nội dung quan điểm của ông
không tán thành với ý kiến của Vũ Tiến Quỳnh và Đặng Nghiêm Vạn
Không dừng lại ở vấn đề vị trí, nguồn gốc, cấu trúc hay thi pháp, một số nhà nghiên cứu còn chú ý bình giá về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện thơ, tiêu biểu có các ý kiến của Hà Văn Thư, Hoàng Tiến Tựu, Phan Đăng Nhật…
Năm 1962, trong điều kiện nước nhà kháng chiến chống Mỹ, tư liệu thiếu thốn, các nhà nghiên cứu ở Viện Văn học trong đó có Hà Văn Thư vẫn dành nhiều
Trang 14tâm sức cho văn học dân tộc ít người: “Các truyện thơ dài từ năm bảy trăm cho tới trên dưới hai nghìn câu cũng có khá nhiều và phần lớn đều ca ngợi những mối tình chung thủy […] Yêu nhau phải mong đến cái chết mới được gần nhau, cái kết cục bi thảm của đôi nhân vật trong truyện đã làm rơi không biết bao nhiêu nước mắt Và, những truyện thơ trữ tình này đã tố cáo một xã hội ngột ngạt đầy rẫy những phong tục tập quán lạc hậu” [134, tr.11] Nhận định trên có tính chất định hướng cho công trình nghiên cứu truyện thơ về phương diện đề tài
Cùng nhiều học giả khác, trong chuyên luận về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật cũng ủng hộ ý kiến trên Ông khẳng định:
“Về mặt nội dung, vấn đề trung tâm của các truyện tình yêu là cuộc sống đau khổ của những trai gái bị thất bại trong tình yêu do xã hội cũ gây nên Đại diện cho xã hội bất công thường là bố mẹ, là những người trực tiếp chịu trách nhiệm gả bán […] Vua
quan phìa tạo đã thực sự là kẻ đối lập, cướp cô gái đẹp và gây nên bi kịch tình yêu bất hạnh Sự cưỡng bức, cướp đoạt phá phách của xã hội chứ không phải là sự phản bội của một trong những người là nguyên nhân gây nên đau khổ” Ông nhấn mạnh thêm vai trò của nhân vật nữ với kết cục của những mối tình ấy: “đôi trai gái trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số một mực kiên tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và còn đấu tranh để giành lại hạnh phúc đã bị cướp mất Trong đó vai trò của người phụ
nữ rất quan trọng…” [95, tr.175]
Truyện thơ không tồn tại riêng lẻ, trong quá trình phát triển của mình, nó tiếp
thu kế thừa các thể loại khác theo kiểu liên kết dọc Nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu nhận xét: “Về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, truyện thơ về đề tài tình yêu các dân tộc ít người đã kế thừa và phát triển truyền thống của thơ ca trữ tình, đặc biệt
là dân ca tình yêu của các dân tộc” [150, tr.296] Ông kết luận: “Có nhiều nét đặc sắc
và đáng chú ý nhất là những truyện thơ về đề tài tình yêu và hôn nhân, tuy cốt truyện đơn giản nhưng rất giàu chất trữ tình, giàu chất thơ, đặc biệt là sự phô diễn, thể hiện thế giới nội tâm nhân vật” [150, tr.296]
Như vậy, ba ý kiến trên đều thống nhất ở một điểm rằng, truyện thơ có ba đề
tài chủ yếu: Tình yêu lứa đôi thủy chung, mâu thuẫn gia đình, tố cáo xã hội ngột ngạt,
lạc hậu Riêng Hoàng Tiến Tựu có thêm những gợi ý cho phương diện nghệ thuật thể
Trang 15hiện cốt truyện của truyện thơ: thông qua thế giới nội tâm Đây là những gợi ý cơ bản
về phương diện ngôn ngữ nhân vật
Từ những nhận định về truyện thơ các dân tộc nói chung, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đánh giá xung quanh truyện thơ dân tộc Thái
2.2.2 Truyện thơ dân tộc Thái
Truyện thơ dân tộc Thái là thể loại tồn tại dưới hai hình thức truyền miệng
và viết; diễn đạt bằng văn vần, có cốt truyện, của dân tộc Thái ở Việt Nam… so với truyện cổ và dân ca, truyện thơ Thái có quy mô hơn hẳn về dung lượng tác phẩm, về tầm khái quát các vấn đề xã hội được phản ánh, về nghệ thuật xây dựng hình tượng văn học
Qua nhiều chuyến đi thực tế tới các thư viện địa phương nơi có đồng bào Thái
cư trú bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa,… nghiên cứu sinh cho rằng, lực lượng học giả làm công tác nghiên cứu chuyên biệt về văn học
Thái bao gồm hoạt động sưu tầm, biên soạn, đánh giá, hệ thống hóa còn rất m ng,
thành tựu cũng khá khiêm tốn Quan tâm sớm nhất, tính theo thời gian lịch sử, năm
1957, truyện thơ dân gian Xống chụ xôn xao do Điêu Chính Ngâu thực hiện được xuất bản ở Hà Nội Năm 1960, Mạc Phi, Hà Hem, Lò Văn Cậy khảo đính Xống chụ xôn xao có tìm thấy một bản dài hơn Đến năm 1964, nhân dân địa phương đã tìm
thấy nhiều bản sách cổ Nhưng tất cả các bản sách này “đều không có ghi một chỉ dẫn nào về chủ sách, người chép sách, sách sao theo bản nào, được tiến hành tại đâu, ngày
tháng nào?” [101, tr.7]
Sách văn học chuyên biệt đầu tiên có tính chất nghiên cứu về truyện thơ dân
tộc Thái mang tên Tìm hiểu văn học dân tộc Thái Việt Nam của Cầm Cường Công trình được tiến hành từ năm 1993 Ông đã biên soạn và trích đăng một số truyện thơ Thái tiêu biểu viết về chủ đề lịch sử xã hội và tình yêu như Chương Han, Xống chụ xon xao, Khun Lú - Náng Ủa… trên tinh thần tự hào dân tộc và trân trọng di sản
truyền thống của cha ông để lại Đây là công trình lấy việc sưu tầm, biên soạn, giới thiệu làm trọng tâm Trong cuốn sách, ngoài lời giới thiệu ngắn gọn, khái quát thì không thấy tác giả so sánh truyện thơ Thái với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Ông quan niệm “truyện thơ, thơ ca nói chung - sự nở rộ của văn học thành văn của dân tộc
Trang 16Thái” [16, tr.115], không dùng dẫn chứng làm r quá trình ảnh hưởng qua lại giữa
các phạm vi văn học nhưng ông cũng khẳng định rằng trong bước đường hình thành, vận động, văn học Thái có thời kì “định hình và phát triển riêng mình”, có “học tập
rộng rãi các nền văn học xung quanh” nhất là lúc thể truyện thơ hình thành [16, tr.134] Việc học tập những gì, ở nền văn học nào, tác giả không nói r
Trong Chương 2, Những thành tựu chính của văn học Thái Việt Nam, ở mục
II, Cầm Cường xếp truyện thơ Thái vào “văn học thành văn” [16, tr.98] Ông chỉ ra rằng, “trước Quam Tô Mương (Truyện kể bản mường), người Thái đã có chữ viết Chữ viết dân tộc là công cụ ghi chép những sáng tác văn học lớn - đã thúc đẩy dòng văn học viết phát triển Kết quả, chữ viết lại là phương tiện bảo tồn vững chắc các sản
phẩm của trí tuệ uyên bác đó…” [16, tr.98]
Muốn tăng tính thuyết phục cho nhận định nói trên, Cầm Cường tiếp tục khẳng định: “Điểm chung của dòng văn học viết là được soạn thành sách, khác với thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích… chủ yếu được truyền miệng Đành rằng viết thành sách chưa phải là điều kiện đủ, nhưng đã là điều kiện cần để xét một tác phẩm nào đó đã thành văn hay chưa” [16, tr.99]
Ba ý kiến của Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Nghiêm Vạn (ở phần truyện thơ) và Cầm
Cường gặp nhau ở một điểm, quan trọng là, truyện thơ - sáng tác mang dấu ấn văn học viết Ý kiến này trái chiều với nhận thức trước đây: truyện thơ thuộc văn học dân gian
Tất nhiên, để trả lời xác thực được câu h i trên, chúng ta phải cần tới tâm và lực của nhiều thế hệ tiếp nối, bởi cơ sở khoa học, kĩ thuật công nghệ hiện nay chưa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn vấn đề
Truyện thơ dân tộc Thái là một thể loại có số lượng sáng tác phong phú Chính
vì sự phong phú ấy nên nhiều sáng tác của thể loại chưa được người đời biết đến Năm 1995, tác giả người Thái là Cầm Trọng cùng Phan Hữu Dật đã tiến hành nghiên
cứu tổng luận về Văn hóa Thái Việt Nam Trong chương VI, Văn hóa, hệ thống tư tưởng và trí thức, hai ông đã đề cập tới truyện thơ, cho rằng: “các văn bản Thái cổ tập trung nhiều nhất vào thể loại truyện thơ, đến nay đã có khá nhiều người thu thập mà
vẫn chưa thể nào sưu tầm hết được những tác phẩm này” [139, tr.399] Kết luận trên
đủ cho người đọc thấy truyện thơ của dân tộc Thái còn là một ẩn số
Trang 17Năm 1997, Lê Trường Phát trong bài nghiên cứu Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số đăng trên Tạp chí Văn học, số 7, trang 52 đã lập bảng
thống kê loại những tác phẩm có kết thúc bi kịch như sau:
Tổng số truyện thơ thể hiện đề tài
tình yêu đến 1997 đã sưu tầm được
Tỷ lệ giữa hai kiểu kết thúc:
bi kịch/có hậu + Thái 4 tác phẩm
Sau đó, ông khẳng định: ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi
kịch mới là phổ biến và tiêu biểu” và mô hình hóa cốt truyện với kết thúc bi kịch:
tham gia sáng tác truyện thơ chủ yếu thuộc về dân gian và trí thức của chính các dân
tộc đó (những người này chủ yếu tuân thủ truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc họ), vai trò của nho sĩ miền xuôi lên, của các ông đồ Việt và của Nho giáo rất mờ nhạt, thậm chí ở những dân tộc này “không có gì” [99, tr.54-55] Đây là kết luận mà sau này một số công trình đã đồng tình như các công trình của Kiều Thu Hoạch, Vũ Anh Tuấn…
Trang 18Năm 1997, trong điều kiện tác phẩm dịch sang tiếng Việt không nhiều, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát chưa có điều kiện bao quát toàn bộ các sáng tác thuộc thể
truyện thơ của dân tộc Thái Vì vậy, ông đưa ra ý kiến cho rằng, truyện thơ Thái đa phần chỉ kết thúc bi kịch và kết quả đó phản ánh người sáng tác ra nó là người bản địa Vào thời điểm đó, kết luận trên phù hợp với thực tế tư liệu, đồng thời gợi mở cho
nhiều công trình khác có những tìm tòi phát hiện thú vị Ngày nay, văn bản truyện thơ được các nhà nghiên cứu Thái học giới thiệu nhiều hơn Kết quả cho thấy, nhiều tác phẩm mang kết thúc có hậu, tên truyện rất giống truyện Nôm của người Kinh như
Quám Mai công (Nhị độ mai), Tống Trân - Cúc Hoa, Trạng Tư (Hoàng Trừu), Lục Vân Tiên, Quám Thư Kiêu (Truyện Thúy Kiều)…
Cũng năm 1997, trong luận án Đặc điểm thi pháp truyện thơ của các dân tộc thiểu số, ở Chương 2, ông lại khẳng định: “có nhiều tác phẩm văn học Thái vay mượn
cốt truyện của các dân tộc anh em” Qua những dịch phẩm, chúng tôi cũng nhận thấy
r dấu ấn Nho giáo Có thể các thầy đồ hay trí thức người Kinh không hẳn hoàn toàn vắng bóng trong văn chương tộc người Thái
Trên cơ sở tóm tắt những truyện thơ Thái, các công trình nghiên cứu chú ý tới nội dung và nghệ thuật một số truyện thơ liên quan đến đề tài luận án gồm Trạng nguyên, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng Tư, Ngu háu (Lưu Vĩnh)…
Trong Tìm hiểu truyện thơ Thái, ông Cầm Cường đã liệt kê một số thành tựu
truyện thơ Thái có nguồn gốc bản tộc và kết luận: Truyện thơ Thái, ngoài những tác
phẩm tiêu biểu đã xuất bản “còn nhiều tác phẩm lớn khác như Tõng Đón - Ăm Ca, Pha Mệt - Pha Cãng, Thi Thỗn, Kén Kẻo, U Thễn, Thôi Thao, Phôm Hom, Hiễn Hôm, Tạo Luông Mưỡng, Cống Cẵm, Ý Nọng - Náng Xưa… Các truyện thơ là sự
khẳng định vững chắc của văn học thành văn cũng như nền văn học Thái nói chung”
[16, tr.126] Sau đó, ông tiếp tục giới thiệu một số truyện thơ có nguồn gốc ngoại bản
tộc: “Trong khung cảnh Việt Nam, tác giả Thái đã bắt đầu chú ý đến văn học Việt Nam và Trung Quốc qua Việt văn Chúng ta thấy khoảng từ cuối thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX, văn học Thái đã có thêm các truyện thơ […] Chãng Nghiên (Tống Trân - Cúc Hoa), Phạm Công (Phạm Tải - Ngọc Hoa), Thư Cẫu (Thúy Kiều), Chãng Tư, Lưu Vĩnh (Hán Cao Tổ), Lư Xiễn (Điêu Thuyền), Xan Lưỡng - Inh Lái (Lương Sơn
Bá - Trúc Anh Đài), Chiêu Quân cống Hồ, Càn Long du Giang Nam, Lĩnh Y (Tây du
Trang 19kí)… Đó là bước tiến lớn của văn học Thái sau khi định hình và đạt tới đỉnh cao riêng
mình (mà) Chãng Nghiên là thành công lớn về mọi mặt”
Từ gợi ý của Cầm Cường, chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu thành 2 loại:
truyện thơ có nguồn gốc bản tộc là Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm Truyện thơ có nguồn gốc ngoại bản tộc là Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu Đây là cơ sở giúp chúng tôi
tiến hành nghiên cứu, so sánh với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
2.3 Mối tương tác giữa truyện thơ dân tộc Thái với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Trong khoảng vài chục năm lại đây, việc nghiên cứu so sánh truyện Nôm dân
tộc Kinh với truyện thơ các dân tộc ít người được giới nghiên cứu quan tâm, xem xét Muốn đánh giá đúng bản chất của truyện thơ Nôm thì “không thể không kết hợp nó
trong mối quan hệ loại hình với truyện thơ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [39,
tr.267] Ngược lại, thẩm định chuẩn xác giá trị truyện thơ dân tộc ít người thì phải xem xét nó trong tương quan với truyện thơ Nôm Giữa truyện thơ dân tộc ít người với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh có những điểm khá giống nhau ở nội hàm tác phẩm Trở lại với chuyên luận Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái “có những nét tương đồng về các mặt: tư tưởng chủ đạo, xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm và các thủ pháp nghệ thuật thường dùng Truyện Nôm miền xuôi cũng như truyện thơ miền núi đều là bước nối giữa văn học dân gian và văn học thành văn, đều mang tính chất
của cả hai hình thức văn học nói trên […] Hiện nay chúng ta đã có những dấu hiệu cụ
thể để nói rằng có sự ảnh hưởng trực tiếp giữa Quám Mai Công, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trìu, Lục Vân Tiên, Quám Thư Kiêu của dân tộc Thái với Nhị độ mai, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trừu, Lục Vân Tiên, Truyện Kiều của dân tộc Kinh.” [95, tr.86-87] Tất cả các phương diện được đề cập trên như nhân vật, kết cấu tác phẩm… đều thuộc vấn đề của cốt truyện
Nhìn từ phương diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đồng tình với ý kiến trên, nên bổ sung: “Quan hệ ấy biểu thị ở sự tương đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc, ở ngôn ngữ thơ pha tạp không thuần nhất, không đồng đều, khi thì Hán
khi thì Nôm, khi thì bình dân khi thì trang trọng và đáng chú ý là truyện Nôm của người Việt dần dần đã xâm nhập vào cả thể loại truyện thơ Tày, Nùng, Thái để tạo
Trang 20nên những truyện thơ mang dáng dấp của truyện Nôm hay nói đúng hơn là chịu ảnh hưởng của truyện Nôm cả về cấu trúc tư tưởng và nghệ thuật” [40, tr.240] Ông nhấn
mạnh rằng, mối quan hệ truyện thơ Nôm dân tộc Kinh và truyện thơ dân tộc Thái chỉ
có tính chất một chiều
Sự tương đồng giữa truyện thơ dân tộc ít người và truyện Nôm không chỉ xảy
ra ở văn học dân tộc Thái mà khá phổ biến ở văn học các dân tộc ít người khác Câu
ca dân gian của đồng bào Mường chỉ ra mối quan hệ đối sánh giữa truyện thơ Mường
“trên mường” và truyện thơ Nôm dân tộc Kinh “dưới chợ”:
Dưới chợ có Phạm Tải - Ngọc Hoa, Trên mường có Nàng Nga - Hai Mối
Dân tộc Mường kín đáo bộc lộ niềm tự hào về di sản văn hóa của mình, truyện thơ Mường hoàn toàn không thua kém truyện thơ của người Kinh Sự đối xứng trong câu hát ngầm cho thấy những điểm gần gũi giữa truyện thơ Mường và truyện thơ Nôm
Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ
với truyện thơ Nôm, có ý kiến cho rằng tác giả truyện thơ dân tộc ít người đã kế thừa
và sáng tạo từ các nền văn học lân cận, ủng hộ quan điểm này là các nhà nghiên cứu
Đinh Gia Khánh, N I.Nikulin và Lê Trường Phát …
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát nêu ra ý kiến có tính chất định hướng như sau: “hàng loạt truyện thơ của một số dân tộc thiểu số có thể đi cặp đôi với những truyện Nôm của dân tộc Việt như những cặp bài trùng” Điểm độc đáo dễ
thấy ở đây là “truyện thơ này không hẳn đã là dịch phẩm của truyện Nôm kia, từ truyện Nôm này đến truyện thơ kia đã có khoảng cách khá xa về cốt truyện, các tình tiết […] về tính dân tộc của hình tượng nhân vật, của ngôn ngữ nhân vật” [98, tr.88] Người Thái đã kế thừa cốt truyện, tái tạo lại, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ, cho
nó sinh mệnh mới, mang hồn cốt dân tộc mình, khiến truyện thơ có dáng dấp mới, vừa giống lại vừa khác truyện Nôm
Đi tìm câu trả lời cho hiện tượng “cặp đôi" của truyện thơ và truyện Nôm, trong phần Truyện thơ, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh đưa ra hai giả thiết quan trọng:
Một là, “có thể các nho sĩ, trí thức, các tu sĩ dân tộc dựa vào vốn truyện thơ của dân tộc Việt ở dưới xuôi lên hoặc du nhập các truyện của Ấn Độ, của Lào, của
Trang 21Trung Quốc vào để xây dựng nên những truyện thơ của dân tộc mình… Những tác phẩm đó được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, tuy là khuyết danh nhưng đã mang dấu ấn của sáng tác cá nhân r rệt, ít nhiều mang phong cách bác học tiếp cận với
văn học thành văn” [51, tr.782]
Hai là, vì ông vẫn phân vân nên lại phủ nhận chính ý kiến trước của mình, cho
rằng, truyện thơ chỉ là sự sao chép hay chuyển thể từ tác phẩm truyện Nôm Kinh sang
truyện thơ các dân tộc thiểu số “Trong truyện thơ các dân tộc thiểu số còn có các
truyện Nôm của người Việt được dịch sang tiếng của các dân tộc Tày, Thái như Hoàng Trừu (Hoàng Tíu), Nhị độ mai (Quám Mai Công), Tống Trân - Cúc Hoa
(Tống Tân - Cúc Hoa)… Nhìn chung trong kho tàng truyện thơ khá phong phú của các dân tộc anh em hình thành nên các bộ phận khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên những diện mạo đa dạng của loại hình truyện thơ trong nền văn học các dân tộc ít người” [51, tr.780] Mặc dù cho rằng truyện thơ dân tộc ít người trong đó có dân tộc Thái sao chép hay “dịch” từ truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh nhưng tác giả không
đưa ra những cứ liệu chứng minh Sự phân vân của ông gợi ý cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài, nhằm trả lời chính xác câu h i sao chép hay sáng tác thực thụ?
Cuốn Văn học so sánh nghiên cứu và dịch thuật, in năm 2003 (nhiều bài đã
được dịch từ trước đó) của Ban Khoa học Xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội có
chuyển tải lại ý kiến của N.I.Nikulin từ văn bản tiếng Nga Ông định danh truyện thơ dân tộc ít người là trường ca tự sự Trong chuyên luận nghiên cứu Truyện thơ Việt Nam thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX và tiểu thuyết hiện đại, ông nhận thấy giữa truyện
thơ và truyện thơ Nôm có những kiểu truyện giống nhau nhưng không đưa ra lí do vì sao chúng lại giống nhau “Những kiểu truyện tương tự như truyện Nôm có thể tìm thấy trong những trường ca dân gian của các dân tộc sinh sống ở Việt Nam như Mường, Nùng, Tày, Thái…” [152, tr.161]
Sự giống nhau còn được giải thích từ hiện tượng đồng loại hình Truyện thơ
được sinh ra bởi các dân tộc Đông Nam Á cũng như các dân tộc ít người ở Việt Nam cùng có “nguồn gốc nhân chủng, nguồn gốc dân tộc, lịch sử, ngôn ngữ, cho đến kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng” [39, tr.266] Ý kiến của Kiều Thu Hoạch có phần thận trọng song đã cung cấp cho chúng tôi một
Trang 22phương diện khác khi nghiên cứu các văn bản sáng tác theo đề tài mang tính chất toàn thế giới giữa các nhóm truyện
Quá trình thiên di và giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng hòa đồng Người Thái
vốn có nguồn gốc bản tộc từ Vân Nam, (Trung Hoa), nơi đây cũng có tộc người Kinh
cư ngụ lâu đời Tộc người Kinh ở khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa cũng
sở hữu tác phẩm Tống Trân - Trần Cúc Hoa có nội dung tương tự truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa của người Kinh, Việt Nam Trong cuốn Kinh tộc văn học sử,
các tác giả Tô Duy Quang, Quá Vĩ, Vi Kiên Bình đã sưu tầm được hai bản kể Trong
đó, bản kể do các nghệ nhân người Kinh là Nguyễn Kế Tự (72 tuổi), Phạm Trọng Phương (64 tuổi) ở đảo Sơn Tâm; Tô Tích Quyền (80 tuổi) ở đảo Lệ Vĩ đã kể lại vào năm 1980; Tô Duy Quang, Nguyễn Thành Trân, Phù Đạt Thăng, Quá Vĩ đã sưu tập,
phiên dịch và in cuối Tuyển tập dân ca người Kinh Nội dung của truyện kể khá giống với truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa của người Kinh [173]
Như vậy, rất có thể, trong quá trình thiên di, xảy ra hiện tượng giao lưu văn hóa, người Thái đã tiếp nhận tác phẩm này và biến đổi từ khá sớm Mối quan hệ ảnh hưởng qua lại của văn học dân tộc Kinh và dân tộc Thái có bắt nguồn từ chủng tộc văn hóa, chẳng hạn như quan hệ Thái - Việt hay Việt - Mường thuộc một nhóm ngôn ngữ, hay một lí do nào khác? Đây là nhiệm vụ mà đề tài cần lí giải
Từ tổng quan cho thấy, những công trình trên chủ yếu đưa ra phán đoán tản
mạn, sơ lược về đề tài, nội dung, nghệ thuật, điểm giống, khác nhau ở phương diện cốt truyện giữa truyện Nôm Kinh và truyện thơ các dân tộc ít người (trong đó có truyện thơ Thái) nhưng chưa có học giả nào công phu chứng minh, làm rõ và chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu khảo sát, phân tích, so sánh cụ thể các nhóm truyện nhằm tìm ra kết luận khoa học Bởi vậy, trên cơ sở tổng kết ý kiến có tính chất định hướng của các nhà nghiên cứu, chúng tôi coi đó là thành tựu cần được kế thừa và là
những gợi ý để tiến hành Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh nhằm rút ra ý nghĩa văn học sử, nhận
diện mối giao thoa và ảnh hưởng văn hóa, diễn hóa mô tip trong tương quan với một
số truyện Nôm dân tộc Kinh
Trang 233 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát 5 truyện thơ dân tộc Thái là: Trạng Tư, Trạng nguyên, Ý Nọi - Náng Xưa, Ngu háu và Ú Thêm
Sự lựa chọn đối tượng này xuất phát từ hiện trạng văn bản Văn tự lưu trữ tại
Thư viện tỉnh Sơn La và đặc biệt 2 truyện Ú Thêm, Ý Nọi - Náng Xưa đã được dịch, biên soạn sang tiếng Việt Ba truyện thơ còn lại là Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu (Cầm Cường phiên âm là Chãng Nghiên, Chãng Tư, Lưu Vĩnh), như đã nói ở trên, do Nghiên cứu sinh thực hiện luận án cùng các cộng sự dịch, biên soạn từ văn bản cổ ở
Thư viện tỉnh Sơn La Qua thực tế điền dã, chúng tôi được biết thư viện các tỉnh khác (nơi có người Thái sinh sống) gồm Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú
Thọ đều chưa có văn bản này Do vậy, đây là những lựa chọn không mang tính ngẫu nhiên mà dựa trên tình hình thực tế về vốn tư liệu cũng như hiện trạng truyện thơ Thái Các văn bản đã dịch chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản, hơn nữa các tác phẩm ấy chưa từng được chứng minh là đã truyền miệng cũng như diễn xướng Vậy những tác phẩm này có thể được xem xét với tư cách là những sáng tác văn học viết
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng có những truyện thơ Nôm của dân
tộc Kinh vừa mang đề tài tương thích, vừa có những tên gọi na ná và có những típ truyện chung Những suy nghĩ này gợi ý cho chúng tôi so sánh khái quát 5 truyện thơ với những
truyện thơ Nôm dân tộc Kinh tương tự như Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa, Cái Tấm - Cái Cám, Thạch Sanh, Truyện Từ Thức… Trong 5 truyện thơ trên, 2 truyện Ý Nọi - Náng Xưa và Ngu háu được sáng tác dựa vào đề tài mang tính chất toàn thế giới Các truyện mang tính chất thành văn là Trạng nguyên, Trạng Tư dựa vào cốt truyện của người Kinh Truyện Ú Thêm được sáng tác dựa trên mô típ chung có trong truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Đây là quá trình vận động từ việc mượn đề tài, sử dụng mô típ, cho đến việc thoát khỏi văn học dân tộc Kinh mà sáng tạo ra cốt truyện của truyện thơ Thái
4 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
4.1 Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu tổng thể, toàn diện, hệ thống phương
diện nội dung và nghệ thuật truyện thơ dân tộc Thái có cùng đề tài với văn học dân tộc Kinh, nhằm làm r những dấu ấn tư tưởng, thành tựu nghệ thuật thể hiện riêng
của chúng Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi trình bày các vấn đề sau:
Trang 24- Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến truyện thơ và truyện thơ Thái
- Nghiên cứu nội dung, nghệ thuật 5 truyện thơ Thái
- So sánh, lí giải nguyên nhân xuất hiện sự tương đồng và khác biệt giữa truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm dân tộc Kinh được đề cập
Trên cơ sở sử dụng những khái niệm lí luận có tính công cụ để phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề đặt ra, trong chừng mực nhất định, chúng tôi cố gắng mở rộng thêm tới truyện thơ dân tộc ít người khác có liên quan
4.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu 5 truyện thơ của dân tộc Thái (Trạng Tư, Trạng nguyên, Ý Nọi - Náng Xưa, Ngu háu, Ú Thêm) có cùng đề tài với một số truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa, Cái Tấm - Cái Cám, Thạch Sanh, Truyện Từ Thức…) chứ không nghiên cứu toàn bộ những truyện thơ trong nền văn học dân tộc Thái
và cũng không nghiên cứu toàn bộ truyện thơ các dân tộc ít người ở Việt Nam
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cố gắng mở rộng thêm tới các nền văn học dân tộc ít người khác
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng 4 phương pháp chính sau:
5.1 hương pháp hệ thống
Người nghiên cứu đi từ chi tiết, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, đặt trong hệ thống thể loại, trong nhóm truyện, rút ra những nhận xét cụ thể về tác phẩm
5.2 hương pháp iên ngành
Thể loại truyện thơ, trong đó có những tác phẩm đề cập được coi là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết Do đó khi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tác phẩm văn học viết với phương pháp phân tích tác phẩm văn
học dân gian Các khái niệm như đề tài, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, sự kiện… vốn được áp dụng trong nghiên cứu tác phẩm văn học viết Các khái niệm như mô típ, kiểu truyện vốn được áp dụng trong nghiên cứu văn học dân gian và cả văn học viết Khi
nghiên cứu những phương diện đó trong cùng một tác phẩm, luận án cần đặt trong mối tương quan giữa đặc điểm tác phẩm folklore với đặc điểm tác phẩm văn học viết
Trang 25Các phạm vi văn học có mối quan hệ với nhau đồng nghĩa với việc chúng có mối quan hệ về văn hóa Để từng bước chỉ ra sự giao lưu giữa chúng, luận án cũng sử
dụng thêm phương pháp liên ngành văn hóa - văn học
5.3 hương pháp so sánh
So sánh là phương pháp cần thiết để xử lí đề tài Muốn tìm ra những đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật của nhóm truyện thơ Thái trong mối tương tác với truyện thơ Nôm chúng tôi nhất thiết phải sử dụng phương pháp so sánh
Luận án sẽ tiến hành so sánh 5 truyện thơ Thái với những truyện thơ Nôm có cùng đề tài để nhìn nhận những giá trị tương đồng khác biệt và phương diện nội dung
và nghệ thuật
5.4 hương pháp oại hình
Phương pháp loại hình tìm hiểu một số nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt văn học – thẩm mỹ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định Loại hình học văn học đề ra việc khám phá các xu hướng chung và riêng của sự phát triển trong các nền văn học ở những dân tộc vốn gần gũi nhau về ngôn ngữ và về số phận lịch sử cũng như trong các nền văn học những dân tộc không có đặc điểm ấy Trong văn học có hiện tượng
“cùng họ” do sự gần gũi, sự giống nhau giữa một số đặc điểm cơ bản của chúng
Truyện thơ có xuất hiện những đặc điểm mang thuộc tính loại hình Vì vậy luận án có sử dụng phương pháp này để nghiên cứu
6 Đóng góp của luận án
Thực hiện đề tài này chúng tôi đóng góp 5 vấn đề sau:
- Tổng quan về 5 truyện thơ dân tộc Thái cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
- Đánh giá và khảo sát một cách hệ thống để phác thảo diện mạo truyện thơ dân tộc Thái cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật một số truyện thơ Thái cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa truyện thơ dân tộc Thái với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Trang 26- Cung cấp tư liệu, 3 bản dịch truyện Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu (mà
Nghiên cứu sinh cùng các cộng sự là trí thức bản tộc đã tiến hành dịch, biên soạn)
Từ đó khẳng định vị trí truyện thơ Thái và những điểm mới của nó trên văn đàn văn học các dân tộc ít người
Nếu thực hiện 5 mục đích trên, luận án sẽ có những đóng góp vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, nghiên cứu văn chương văn học dân tộc Thái nói
riêng và có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, học tập
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 2 phần Phần Chính văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về truyện thơ dân tộc Thái cùng đề tài với
truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Chương 2: Nội dung của một số truyện thơ dân tộc Thái có cùng đề tài với
truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Chương 3: Nghệ thuật của một số truyện thơ dân tộc Thái có cùng đề tài với
truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Phần Phụ lục gồm:
Phụ lục 1: Tóm tắt một số truyện thơ Thái liên quan đến đề tài
Phụ lục 2: Giới thiệu một số trích đoạn truyện thơ Thái đã được dịch
Trang 27Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI
CÓ CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH
Truyện thơ nói chung, truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng đều cấu thành
bởi các yếu tố: truyện và thơ, cốt truyện và nhân vật… Thể loại được hình thành
và vận động từ nhiều phương diện tiền đề như địa lí, lịch sử, văn hóa, văn tự… Từ quá trình đó, chúng tôi bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của nhóm truyện thơ Thái có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Cụ thể, nhiệm vụ chương này là, chúng tôi trình bày khái quát về truyện thơ, đề tài và cốt truyện; truyện thơ Nôm dân tộc Kinh; truyện thơ Thái, làm sáng t sự hình thành và vận động của truyện thơ, phác thảo hiện trạng truyện thơ Thái với mối quan hệ tương tác với truyện thơ Nôm, đồng thời, giới thiệu 5 truyện thơ Thái liên quan
1.1 Truyện thơ, đề tài và cốt truyện
1.1.1 Truyện thơ
Truyện thơ là thuật ngữ định danh dùng để chỉ một thể loại văn học của
người Kinh, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc Thái trên lãnh thổ Việt
Nam Đây là loại hình tự sự, phản ánh cuộc sống con người
Truyện có 2 hạt nhân quan trọng: cốt truyện và nhân vật, khi diễn đạt có hai hình thức là văn xuôi và văn vần Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu truyện văn vần
Truyện văn vần dùng văn tự để thể hiện nội dung và nâng lên thành nghệ thuật Vì thế, luận án của chúng tôi nghiên cứu là truyện văn vần nghệ thuật mà các nhà nghiên cứu gọi là truyện thơ
Thời kì văn học trung đại xuất hiện trào lưu truyện thơ Chúng tôi nghiên cứu trào lưu này ở văn học dân tộc Kinh và văn học dân tộc Thái
Trào lưu truyện thơ của dân tộc Kinh được bắt đầu từ cuối thế kỉ XV, phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII - XIX, dùng văn tự Nôm, chủ yếu diễn đạt bằng thể thơ lục bát Trào lưu truyện thơ dân tộc Thái vận động trong khoảng thời gian tương
tự, được ghi lại bằng chữ Thái cổ Minh chứng truyện thơ Thái Trạng nguyên
Trang 28được nhà nghiên cứu Cầm Cường cho là xuất sắc được chú thích “Khải Định 2 năm”, tức (1917) Như vậy, tác phẩm được sáng tác trước đó
Như vậy, truyện thơ có thể hiểu như sau: Truyện thơ là những sáng tác tự sự dưới hình thức thơ ca trường thiên, tồn tại bằng chữ viết hoặc không có chữ viết, là
hiện tượng trung gian giữa văn học dân gian và văn học thành văn
Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng truyện thơ dân tộc Thái mang yếu tố hạt nhân là truyện và có hình thức thể hiện truyện là thơ Công trình cần làm r
hai đặc điểm cơ sở này
Truyện thơ thuộc phương thức tự sự, có yếu tố hạt nhân là truyện Truyện
(tự sự) được hiểu là “Phương thức tái hiện đời sống […] trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời con người” [30, tr.328] Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống khách quan của con người, hành vi, sự kiện, được kể lại bởi một người kể chuyện: “Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện” [30, tr.329] Đa phần tác phẩm tự sự có cốt truyện, là l i diễn biến của truyện từ mở đầu đến kết thúc, cốt truyện do các
sự kiện xâu chuỗi lại mà thành
Hình thức biểu hiện của truyện thơ là thơ Truyện được kể dưới hình thức
thơ Thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là
có nhịp điệu” [30, tr.262] Thơ gắn liền với phương thức trữ tình Dấu hiệu chung của phương thức trữ tình nằm ở sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người bao gồm những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng… Nhân vật trữ tình trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật thường ít được cụ thể ở diện mạo, hành động quan hệ, lời nói cụ thể nhưng lại cụ thể trong cách cảm nghĩ Nhân vật trong thơ trữ tình thường hiện thân của tác giả, với những bản tự thuật tâm trạng, đời sống nội tâm…
Hai phương thức tự sự, trữ tình kết hợp với nhau trong truyện thơ đã tạo nên điểm đặc biệt, không có ở các thể loại khác: vừa phản ánh đời sống khách
Trang 29quan, vừa biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan con người Truyện chú ý tới tình tiết, thơ tập trung miêu tả nội tâm Nhân vật trong truyện thơ được chú ý cả bề
ngoài lẫn thế giới nội tâm bên trong, nghĩa là có diện mạo, hành động nhưng đồng thời luôn biểu hiện trực tiếp tâm trạng cụ thể, sinh động
Do tự sự bằng thơ, loại hình truyện thơ có những mặt mạnh và hạn chế nhất định
Về ưu điểm, có hình thức thơ, truyện thơ đáp ứng được nhu cầu kể, nghe
và diễn của độc giả, nhất là đại chúng trong xã hội thời chưa biết chữ Hình thức
tự sự bằng thơ còn giúp tác giả lược b được những ngôn từ thô nhám thường nhật vốn hay xuất hiện trong truyện văn xuôi Đời sống nhân vật khai thác sâu hơn ở phương diện nội tâm (dấu hiệu manh nha tiểu thuyết tâm lí hiện đại sau này), hiện thực cuộc sống thêm phần bay bổng, lãng mạn Song, vần luật của thơ
ca cũng mang lại những hạn chế nhất định Nhiều phương diện đời sống không được miêu tả cặn kẽ, cốt truyện ít nhiều bị gò bó trong khuôn khổ
1.1.2 Đề tài và cốt truyện
Đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu
đời sống của tác phẩm nghệ thuật Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả
trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật
Ở tác phẩm văn chương, đề tài tường minh trên bề mặt câu chữ Trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đã giải thích khái niệm “đề tài” như sau: “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [30, tr.110]
Giới thuyết kĩ lưỡng hơn khái niệm đề tài, các tác giả phân tích: Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối quan hệ bề ngoài giữa
chúng Cho nên, có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bề ngoài của phạm vi
hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Ở giới hạn bề ngoài đề tài, các phạm trù
xã hội, lịch sử giữ vai trò quan trọng Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với
nhau thành loại theo mối quan hệ bên trong của chúng, cho nên cũng có thể xác định đề tài theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác
Trang 30phẩm Nhiều khi đề tài gắn liền với một hiện tượng xã hội lịch sử, xuất hiện, trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần một thời hay một giới nào đó
Từ khái niệm trên, chúng tôi thấy rằng truyện thơ của các dân tộc ít người có
ba đề tài chính: tình yêu, gia đình, xã hội Các đề tài này vừa có liên kết bề ngoài,
vừa có mối liên kết bên trong, vừa thể hiện phạm vi hiện thực được phản ánh Ba đề tài đó xâm nhập vào nhau, khó tách bạch
Tương tự như vậy, truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh cũng có chung hệ đề tài
với truyện thơ dân tộc ít người Kiều Thu Hoạch nhận xét rằng “các tác phẩm
truyện Nôm thường chỉ thiên về lựa chọn loại đề tài tình yêu lứa đôi cùng với chủ
đề đấu tranh bảo vệ tình yêu chung thủy, bảo vệ hạnh phúc gia đình Có thể nói, đó chính là đề tài và chủ đề có tính chất cơ bản và bao trùm trong hầu hết các truyện Nôm… Truyện Nôm với đề tài tình yêu lứa đôi vừa là tiếng hát ca ngợi tình yêu
chung thủy, ca ngợi hạnh phúc gia đình, vừa là vũ khí phê phán sắc bén góp phần
lên án tố cáo các thế lực phong kiến đen tối, bạo tàn đang bóp nghẹt những khát vọng dân chủ và chà đạp lên quyền sống của con người” [40, tr.244] Nhận định này
cho thấy truyện Nôm cũng chú ý tới các đề tài gia đình, tình yêu, xã hội
Xem xét đề tài, chúng ta cần phân biệt nó với tư cách là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của sáng tác văn học Đây là một phương diện trong nội dung, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn
Đề tài luôn luôn đi kèm với nội dung cấu trúc của tác phẩm Với tác phẩm tự
sự, nội dung cấu trúc bao giờ cũng gồm ba phương diện chính: Cốt truyện, nhân vật, hình thức diễn đạt Từng phương diện trên có những nội hàm riêng
Như ở Phần 1 đã khẳng định, truyện là yếu tố hạt nhân của truyện thơ, còn cốt truyện là “hình thức sơ đẳng nhất của truyện” Về khái niệm cốt truyện, xưa nay
được hiểu theo các cách như “là một hệ thống cụ thể những biến cố ở trong tác phẩm, hệ thống đó được bộc lộ các tính cách trong những mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng” (L.I Timofeep), “là một thành phần thuộc kết cấu hình tượng
Hệ thống sự kiện liên quan mật thiết đến hệ thống nhân vật bởi vì tổ hợp nhân vật sẽ
Trang 31không thể thực hiện được nếu không có một hệ thống sự kiện tương ứng là hình thức sơ đẳng nhất của truyện” [69, tr.303]
Theo cách diễn đạt khác thì “cốt truyện trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc […] Chúng “thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở
nút)” [30, tr.72]
Cốt truyện trong truyện thơ phản ánh nội dung phong phú như tình yêu lứa
đôi, hôn nhân gia đình, đấu tranh xã hội, tôn giáo, lịch sử, tín ngưỡng… Nội dung mang tính nhân văn cao đẹp được biểu hiện nhiều nhất trong các sáng tác của thể loại, chỉ có điều, nó phức tạp hay đơn giản còn tùy thuộc vào ý đồ tư tưởng của tác
giả Những tác phẩm tự sự cỡ lớn có nhiều tuyến nhân vật sẽ có nhiều tuyến cốt truyện tương ứng, đan xen, chồng chéo lên nhau
Theo mối liên hệ của sự kiện, tác giả tự sự có thể dẫn người đọc đi về những miền khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua mặt này, tập trung vào phương diện kia Nó có thể kể về những khoảnh khắc, lại có thể diễn đạt các sự kiện đã xảy ra bao thế hệ, hàng chục năm, hàng trăm năm Với
truyện thơ, nội dung cốt truyện đa phần mang trật tự tuyến tính Nghĩa là, sự kiện có
“tính chất nối tiếp nhau theo đường thẳng”, trật tự thời gian trước sau
Nhân vật trong thể loại tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch Nó được miêu tả kĩ lưỡng cả đời sống bên trong lẫn diện mạo bên ngoài, cả điều nói ra lẫn không nói ra, cả ý nghĩ và cái nhìn, cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức, quá khứ hoặc tương lai Nhân vật trung tâm của truyện thơ
thường là những cặp đôi nam nữ, những nhân vật lịch sử, tôn giáo Trong đó, phổ biến nhất là nhân vật cặp đôi nam nữ vì vấn đề tình yêu và hôn nhân gia đình thuộc
dòng tiêu biểu của thể loại
Cốt truyện là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được lựa chọn
sắp xếp và chính là môi trường để chuyển tải giá trị nội dung và nghệ thuật Muốn
có cốt truyện, trước khi cụ thể hóa tư tưởng, tình cảm nhà văn phải sơ đồ hóa hình thức thể hiện nội dung tác phẩm, tức là kết cấu Kết cấu của truyện thơ thường ở các dạng chủ yếu sau:
Trang 32- Trật tự tuyến tính
- Xâu chuỗi, lắp ghép
- Vòng tròn
Qua nhiều công trình, giới nghiên cứu đã có kết luận khá phổ biến và ổn định
về mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ nói chung Chúng thường được kể theo trình tự thời gian và có chiều hướng kết thúc có hậu Dạng thức phổ biến của cốt truyện bao gồm ba sự kiện chính: gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ Chúng tôi trích dẫn ra đây một vài kết luận của giới nghiên cứu để thấy r hơn vấn đề này
Nhà nghiên cứu Lê Trường Phát nhận xét: “Tác phẩm truyện Nôm, kết cấu cốt truyện của chúng cũng còn hằn r dấu vết thi pháp của truyện cổ tích: kết cấu thường theo ba giai đoạn phát triển của cốt truyện: gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ” [98] Kiều Thu Hoạch cũng nhận xét “về mặt xây dựng cốt truyện, hình thái cấu trúc của thể loại […] cũng vẫn là truyện cổ tích, tức là kết cấu theo mô hình kết thúc có hậu” [40, tr.149] Theo V Propp, việc sắp xếp “thứ tự trước sau của các biến cố có quy luật của nó […] thứ tự trước sau của các yếu tố […] là nhất dạng nghiêm
ngặt” [151, tr.175] Kiểu kết cấu có thứ tự trước sau của thể loại được gọi là kết cấu tuyến tính Đặc điểm này hoàn toàn logic với nguồn gốc đề tài cốt truyện: lấy
truyện dân gian là cội nguồn sáng tác
Kiểu kết cấu cốt truyện xâu chuỗi, lắp ghép ít gặp hơn trong truyện thơ nhưng
không hoàn toàn vắng bóng Logic mạch truyện không dựa trên mối quan hệ nhân quả của sự việc hiện tượng Chuỗi tình tiết, biến cố ấy vừa đứng độc lập, lại vừa được tác giả thể nghiệm trong các môi trường hoạt động khác nhau của cùng một nhân vật Mỗi thành phần là một yếu tố riêng lẻ, song được tập hợp trong một hệ thống thì chúng cùng hòa âm, góp tiếng nói chung để xây dựng hình tượng, làm nổi bật ý tưởng của tác giả Xoay quanh nhân vật trung tâm là những mối quan hệ chạy dọc, cắt ngang cuộc đời Từ mạch chính nảy sinh thêm những câu chuyện lồng ghép Một tác phẩm có thể từ hai đến ba bốn câu chuyện được ghép lại
Tiếp thu tự sự truyền thống, kiểu kết cấu xâu chuỗi được truyện thơ thể
hiện chủ yếu trong mảng đề tài thế sự như Ngu háu (Thái) hoặc sáng tác có cả nội dung thế sự lẫn hôn nhân gia đình như Tống Trân - Cúc Hoa (Kinh), Trạng nguyên (Thái), Ú Thêm (Thái)
Trang 33Kết cấu cốt truyện vòng tròn chỉ gặp trong văn học hiện đại mà không gặp
trong truyện thơ của cả dân tộc Kinh và Thái Đây là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng nhau Nói cách khác là mô típ kết thúc lặp lại mô típ mở đầu
1.2 Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
Truyện thơ Nôm là một trong những thể loại được quan tâm đặc biệt trong
văn học trung đại Việt Nam Do số lượng công trình có tính chất chuyên biệt nghiên cứu về nó khá nhiều, cho nên trong luận án này, chúng tôi chỉ trình bày khái quát, sơ lược một số phương diện của đối tượng
Trong Từ điển văn học (bộ mới), truyện thơ Nôm được hiểu là “một thể
loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong văn học cổ Việt Nam” [136, tr.1847]
Truyện thơ Nôm ra đời trong điều kiện lịch sử - xã hội nước ta từ cuối thế
kỉ XV đến thế kỉ XVIII, vào lúc quốc gia phong kiến manh nha đến khi bước vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, các mâu thuẫn trong lòng chế độ trung đại đã bộc lộ một cách dữ dội, dẫn đến sự bùng nổ của các phong trào nhân dân nổi dậy
và những cuộc xung đột triền miên giữa các tập đoàn thống trị
Truyện thơ Nôm hình thành trong điều kiện nền kinh tế khởi hưng bởi hai
phương diện cơ bản, đó là sự phát triển của nền sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trao đổi Nghề làm giấy và nghề khắc ván in đã có những bước phát triển vượt bậc Từ đây, một tác phẩm văn học không chỉ là sản phẩm tinh thần của một cá nhân, một nhóm người mà phổ rộng đến cộng đồng Giấy và in ấn là những phương thức lưu hành tích cực góp phần đẩy nhanh quá trình sáng tác, văn học từ văn hóa quà tặng dần trở thành văn hóa hàng hóa
Nghề thủ công phát triển vượt bậc ở khắp nơi đã tạo ra trữ lượng hàng hóa dồi dào Nhu cầu trao đổi giao lưu, mở rộng thị trường nên các trung tâm buôn bán lớn hình thành Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá cùng với thế lực đồng tiền và lối sống thị dân lại càng tác động mạnh mẽ vào sự băng hoại của ý thức hệ chế độ này Tư tưởng thị dân làm nền móng cho “con người cá nhân có mảnh đất nảy sinh” [87, tr.33]
Sự ra đời của truyện thơ Nôm gắn liền với các tiền đề văn hoá, nghệ thuật Các loại hình dân gian phát triển mạnh mẽ nhất như nghệ thuật sân khấu
Trang 34cổ truyền, phù điêu dân gian, văn học dân gian được đề cao Nhìn chung những nét sinh hoạt đời thường trần tục, bình dân đầy tính hiện thực được đưa vào các loại hình nghệ thuật như một tất yếu lịch sử Trước đây, các nhà trí thức phong kiến cho rằng văn học dân gian chỉ là tài sản tinh thần của hạng thứ dân Đến nay, do ảnh hưởng tư tưởng dân chủ, nhiều nghệ sĩ tìm đến phương thức biểu đạt
của loại hình này mà cụ thể là thể thơ lục bát và thể loại truyện cổ tích Tất
nhiên, trước khi dùng lục bát, truyện Nôm đã thể nghiệm ở thơ Đường luật trong vài ba tác phẩm nhưng không mấy thành công Do không bị gò bó chặt chẽ ở phương diện niêm luật nên lục bát trở thành ứng cử sáng giá nhất, đảm đương tối
ưu vai trò kéo dài văn bản, đáp ứng nhu cầu tự sự, gần gũi với tư duy số đông chúng dân đương thời Lục bát là thể thơ mà cha ông trong quá khứ đã chuẩn bị trước để ươm trồng truyện Nôm
Về mặt cốt truyện, liên quan chặt chẽ tới luồng gió dân chủ, thể loại tự sự dân gian có sẵn - truyện cổ tích trở thành nguồn cội của truyện Nôm Cốt truyện
cổ tích được bác học hóa, có chỗ đứng riêng, sinh mệnh mới trong dòng chảy văn học viết Qua đó, có thể thấy, văn học trung đại Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với văn học dân gian
Truyện thơ Nôm không đơn thuần là kết quả nội sinh của văn hóa tộc người
Kinh ở Việt Nam mà nó còn được ra đời bởi sự giao lưu văn hóa Việt Nam nằm trong
vùng văn hóa khu vực phương Đông, có mối quan hệ với “vài ba nền văn học già” như
Ấn Độ, Hi - La, đặc biệt với Trung Hoa Vì vậy, văn học nước nhà ít nhiều ảnh hưởng không nh từ quốc gia này Sự giao lưu văn hóa diễn ra qua con đường chính trị, đường ngoại thương, qua con đường đi sứ hoặc di dân khẩn thực… Bên cạnh văn liệu, văn học Việt Nam trung đại còn ảnh hưởng không nh từ các học thuyết tôn giáo như Nho, Phật, Đạo “Cùng với văn học Trung Hoa, người Việt còn tiếp thu tinh hoa từ nền văn học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo, các loại hình văn học Phật giáo Ngoài ra, chúng ta còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ nền văn hiến các dân tộc lân cận như Champa, Lào, Campuchia, Thái Lan, Korea…” [79, tr.24]
Sự hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm không thể tách rời quá trình phát triển của văn học chữ Nôm và văn xuôi, văn vần nói riêng cũng
Trang 35như quá trình hình thành và phát triển của loại hình tự sự trong văn học Việt Nam nói chung
Truyện thơ Nôm còn được hình thành từ quan điểm sáng tác của người nghệ
sỹ Từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, hiện thực xã hội thay đổi, ý thức hệ phong
kiến suy tàn, phong trào đấu tranh của nông dân là cơ sở cho sự nảy sinh, khơi mào cho tinh thần dân chủ Sự chuyển biến trong khuynh hướng tư tưởng xã hội, tư tưởng nhân văn của thời đại khúc xạ tới tư duy của người trí thức tiến bộ, từ đó, nhà văn có sự thay đổi quan niệm sáng tác, cách đánh giá con người và xã hội…
Truyện thơ Nôm hình thành và phát triển, kết thúc sinh mệnh qua bốn giai đoạn sau: Cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, thế kỉ XVII, thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Về nguồn gốc cốt truyện, truyện thơ Nôm xuất phát từ các nguồn chính: truyện dân gian Việt Nam (diễn ca cổ tích, Thần tích, Phật tích); chuyện thế sự; tiểu thuyết thị dân Trung Quốc và từ cuộc đời của tác giả
Khi truyện thơ Nôm ra đời, được giới thiệu tới đông đảo bạn đọc, giới nghiên cứu đã tiến hành phân loại nó Trước đây, khoa học văn chương phổ biến có ba cách
chia Cách chia 1, dựa vào tiêu chí có tên hay không có tên tác giả ghi trong văn bản Chúng được chia là hai loại: khuyết danh và hữu danh Cách chia này diễn ra chủ yếu
ở những năm của thập kỉ 60 nhưng nhìn chung còn mang tính thuần túy và hình thức,
ý nghĩa khoa học chưa thực sự thuyết phục Cách chia 2, căn cứ vào nội dung và trình
độ nghệ thuật tác phẩm, truyện thơ Nôm chia thành hai loại: bác học và bình dân
Với những cách chia ấy, chúng tôi chú ý hơn tới truyện Nôm bình dân, vì đây là loại
có liên quan tới phạm vi nghiên cứu của luận án Tiêu biểu cho cách chia thứ hai là Nguyễn Lộc, cùng quan điểm với ông có các nhà nghiên cứu như Cao Huy Đỉnh, Kiều Thu Hoạch, Trần Đình Sử… Nguyễn Lộc viết: “Thực tế, kho tàng truyện Nôm của Việt Nam tồn tại song song hai loại truyện cần được nghiên cứu riêng như hai
chủng loại của một thể thống nhất Một loại là những truyện Nôm kiểu Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phương Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu…; một loại là những truyện Nôm kiểu Truyện Kiều, Hoa tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyện Tây sương, v.v… Loại trên có thể gọi là truyện Nôm bình dân; loại dưới
có thể gọi là truyện Nôm bác học” [61, tr.476] Ông cũng đưa ra định nghĩa về hai
Trang 36loại nói trên “Truyện Nôm bác học phần lớn có tên tác giả, chỉ một số ít là khuyết danh Nói chung, tác giả của truyện Nôm bác học chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc, có trình độ học vấn uyên bác, có quá trình tu dưỡng nghệ thuật…”[65, tr.476] Còn
“Truyện Nôm bình dân hầu hết là khuyết danh,… tác giả của nó không thuộc tầng lớp trên, mà thuộc tầng lớp dưới Họ là những nho sĩ bình dân, phần lớn có lẽ là các ông
đồ ngồi dạy học ngồi rải rác trong nông thôn của ta xưa” [65, tr.477]
Thời gian gần đây, bên cạnh 2 cách chia, một số chuyên luận đã đề xuất cách chia khác Chẳng hạn như Nguyễn Thị Nhàn đã “mạnh dạn chia truyện Nôm
thành năm loại”, gồm: loại truyện có tính chất lễ nghi tôn giáo, loại truyện lãng mạn, loại truyện thế sự, loại truyện lịch sử, loại truyện luân lí đạo đức Đây là một
cách chia song thực tế chẳng có truyện Nôm nào rạch ròi về tính chất như cách phân loại nói trên Không hẳn một đơn vị truyện thơ Nôm lại chỉ mang một chủ đề hay đề tài thuần túy mà có sự đan xen với nhau, cho nên, cách chia này còn gợi nhiều phân vân cho người đọc Như vậy, đến nay, việc phân loại truyện thơ Nôm vẫn chưa đến hồi kết
1.3 Truyện thơ dân tộc Thái
1.3.1 Lịch sử văn hóa xã hội tộc người Thái
Tìm hiểu địa lí, bối cảnh xã hội của dân tộc Thái ở Việt Nam là đề cập đến những phương diện có tính chất tiền đề tạo nên giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của những truyện thơ Thái Hoàn cảnh lịch sử xác định phạm vi của các hoạt động trong cuộc sống được phản ánh vào tác phẩm Nói cách khác, nó là nguyên tắc mà nhà văn noi theo để lựa chọn và đánh giá các hiện tượng tức là thế giới quan và phương pháp sáng tác của nhà văn, “do đó mà có sự nhận thức theo quan điểm lịch
sử tất cả các mặt của nội dung và hình thức tác phẩm: cơ sở, tư tưởng chủ đề, phạm
vi các tính cách, cơ cấu của cốt truyện, kết cấu ngôn ngữ…” [137, tr 118] Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã đánh giá vai trò nền tảng của các yếu tố này bằng lời khẳng định tuyệt đối, “bất kì nền văn nghệ nào cũng hình thành trên cơ sở hiện thực nhất định Bất kì một người nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường sống nào
đó Bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống” [69, tr.63-64] Theo lẽ đó, muốn tìm hiểu bản thể của văn học Thái, chúng tôi tiến hành khảo cứu lịch sử, môi trường sống, văn hóa xã hội tộc người Thái
Trang 371.3.1.1 Lịch sử tộc người Thái và địa lí tự nhiên
- Lịch sử tộc người Thái
Dân tộc Thái thuộc ngành phía Tây của nhóm các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tày – Thái, trong ngữ hệ Nam – Thái (Austro – Thái), tức là Thái – Kađai (cách gọi dựa theo ý kiến của nhà nghiên cứu D.Bradley) Trước thời gian công bố danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (2/3/1979), các nhà khoa học đã xếp ngôn ngữ Thái vào hệ Hán - Tạng (cách gọi dựa theo ý kiến của học giả người Pháp H.Maspéro) [132, tr.16] Khu vực sinh sống của họ được phân bố rộng rãi ở vùng thung lũng dọc theo các con sông lớn từ phái Nam sông Dương Tử đến Mékông, Ménam, Irrwaddy, sông Hồng, trong khu vực Bắc Đông Dương, tạo thành một vành đai khổng lồ kéo dài từ phía Đông đến phía Tây vùng Assam Ấn Độ Theo nhà nghiên cứu Cầm Trọng thì lịch sử các cộng đồng Thái diễn biến theo quy luật không ngừng định cư và cũng liên tục di cư Có một số điểm định cư phát triển mạnh hình thành nên nhiều vùng đất trung tâm [114, tr.18] nhưng sớm nhất là vùng đất được coi là nơi cư trú đầu tiên của tổ tiên tộc Thái là một vùng miền rộng lớn: từ miền Nam Vân Nam, Trung Quốc cho đến Mường Then (Mường Thanh), Việt Nam
Xét về nguồn gốc sâu xa, trong mối quan hệ với tộc Thái các quốc gia khác, cần phải chú ý tới lịch sử hình thành và quá trình thiên di của người Thái ở Đông Nam Á Từ góc độ văn hóa, khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia phần lục địa: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaixia và các vùng: Nam Trung Quốc, vùng núi phía bắc Ấn Độ và Bangdalet [132, tr.8] Quá trình hình thành phát triển ở khu vực này được chia làm 3 thời kì lớn: thời kì hình thành các vương quốc
cổ (từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X), thời kì xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc gia dân tộc (thế kỉ X đến thế kỉ XV) và thời kì suy thoái (thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX) [61, tr.23] Nội dung truyện thơ Thái phản ánh liên quan đến thời kì lịch sử thứ ba Do luận án có đề cập đến tư tưởng, văn hóa Thái – những vấn đề hình thành có tính chất bản tộc nên chúng tôi xin trình bày sơ lược về quá trình hình thành, thiên di và định cư của người Thái
Phần lớn các công trình nghiên cứu lịch sử tộc người Thái đều trên cơ sở
tổng kết những truyền thuyết, sử thi lưu truyền trong dân gian Trong cuốn Lịch sử Lào, tác giả M.L.Manich viết: „quê hương của người Thái ở vùng núi Altai Họ dần
Trang 38di chuyển đến sông Hoàng Hà và sau đó là sông Trường Giang Lúc đó khoảng
5000 năm TCN” Trong sách Tư liệu và lịch sử xã hội dân tộc Thái, Đặng Nghiêm
Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân nhấn mạnh: “Có thể trong thiên niên kỉ thứ I trước Công nguyên, tổ tiên họ bắt nguồn từ các nhóm Việt sinh tụ chủ yếu ở miền Nam sông Dương Tử (thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu) tách kh i ngành phía đông thiên di theo hướng tây – nam vào miền nam tỉnh Vân Nam và miền tây Đông Nam Á dọc theo các con sông lớn đổ xuống châu thổ miền Đông Nam Á và những chi nhánh của các con sông đó Cùng lúc đó, họ gặp phải cuộc thiên di của các nhóm tổ tiên các cư dân thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến từ vùng Trung Á và Tây Trung Quốc tràn về… Đến thế kỉ thứ V sau Công nguyên, họ
đã lập được một loạt “nhà nước” suốt từ thượng lưu sông Irauadi, sông Saluen, sông Mekong đến tận miền giáp giới tỉnh Vân Nam” [156, tr.25]
Cách đây khoảng 1200 năm, khi bị người Hán, người Việt ở phía đông bắc dồn ép, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam lãnh thổ Trung Hoa “đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII” [104, tr.89]
Người Thái Việt Nam chia thành hai nhóm chính, gồm Tay Khao (Thái Trắng), Tay Đăm (Thái Đen) Khi định cư, người Thái thiết lập, tổ chức xã hội khá chặt chẽ theo hình thái ý thức hệ phong kiến Sử sách Việt Nam ghi r : thời các vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ, Tây Bắc nằm trong bộ Tân Hưng Đến nhà Lý, năm 1067, người Thái cư trú ở đạo Đà Giang đã lần đầu tiên triều cống Ở thế kỉ XIII, vị tộc trưởng Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần,
bị đánh bại năm 1280 Xứ Thái đặt dưới quyền quản lí trực tiếp của quan quân nhà Trần Năm 1337, lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Thái sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, đổi tên thành Mường Lễ, Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) giao cho họ Đèo cai quản Năm 1431, lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mường Lễ nổi lên chống lại triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai), Gia Hưng (giữa sông Đà và sông Mã) rồi lập nên những trung tâm văn hóa riêng người Thái, bao gồm Mường Muổi (Thuận Châu ngày nay), Mường La (thành phố Sơn La
và khu vực huyện Mường La ngày nay) Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi chỉ r
“Hưng Hóa xưa thuộc bộ Gia Hưng, bao gồm 16 châu Thái Năm 1463, trấn Hưng
Trang 39Hóa được thành lập gồm 3 phủ: Gia Hưng, Qui Hóa, An Tây Trong phủ Gia Hưng
có một số châu huyện thuộc vùng đất Sơn La ngày nay như châu Phù Hoa, châu Mộc, châu Việt, châu Thuận, châu Quỳnh Nhai” [66, tr.7] Đến triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), Tây Bắc được gọi là vùng thập châu thuộc tỉnh Hưng Hóa Năm
1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Đà thành phủ Điện Biên
Ngày nay, tộc người Thái có dân số khá đông Theo số liệu điều tra dân số và
nhà ở công bố năm 2009 của Tổng cục Thống kê thì dân tộc Thái có khoảng 1.550.423 người, là dân tộc có số dân đông đứng thứ ba tại Việt Nam, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6 % tổng số người Thái
ở Việt Nam) Trong đó, người Thái tại Sơn La có 572.441 người (53,2 % dân số toàn tỉnh và 36,9 % tổng số người Thái ở Việt Nam), Nghệ An có 295.132 người (10,1 % dân số toàn tỉnh), Thanh Hóa có 225.336 người (6,6 % dân số toàn tỉnh), Lai Châu có 119.805 người (chiếm 32,3 % dân số toàn tỉnh), Điện Biên có 186.270 người (chiếm 38,0 % dân số toàn tỉnh)
- Địa lý tự nhiên
Trên lãnh thổ Việt Nam, người Thái cư trú ở một địa bàn khá rộng, liền từ một dải bao gồm cả phần Tây Bắc Bắc Bộ, miền tây Thanh Hóa và Nghệ An Nếu tính theo địa lí các con sông thì người Thái sống rải khắp triền sông Thao qua sông
Đà, sông Mã đến tận sông Lam Đây là những vùng rừng núi điệp trùng hiểm trở, bao quanh các thung lũng, lòng chảo bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc
“Thác nước trắng xóa như sương tuyết, đê Rồng cao ngất giữa không trung; Non Tản chọc trời trấn giữ c i Bắc, sông Đà chảy xiết đổ xuống biển Đông” [dẫn theo
25, tr.343] Hệ thống sông suối dày đặc che giữ cho các trấn như giậu, như phên án giữ miền thượng du, làm then làm chốt như Nậm Na, Nậm Mu, sông Thao, sông
Đà, sông Mã, sông Nậm Rốm… Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối, ở theo nước, bản làng trù phú đông vui Các mường lớn vì thế cũng được chia
theo thủy trình Tục ngữ Thái có câu: “Táy kin nậm”, nghĩa là Thái ăn theo nước Hoặc: “O lóc có noong, xoong hươn có bản” nghĩa là: “một vùng nước nh cũng là
Trang 40ao, hai nhà cũng là bản” Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi nơi cư trú
Từ xa xưa, người Thái đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, tập trung thành cánh đồng phì nhiêu Nằm giữa những dãy núi tầng tầng, lớp lớp đó là những thảo nguyên và bốn cánh đồng lớn, Mường Thanh (thuộc tỉnh Điện Biên), Mường Lò (thuộc tỉnh Yên Bái), Mường Tấc (thuộc tỉnh Sơn La), Mường Than (thuộc tỉnh Lai Châu) Trong
chương Hưng Hóa, Lê Quý Đôn viết “Sản vật có biền nam quát bách, kỷ tử dự
chương; lúa bắp bát ngát các ruộng, dâu non mơn mởn thành hàng; lông thú, cánh chim, ngà voi, da thú, trà ngập cả sang lân quốc, bạc vàng châu ngọc đầy rẫy ở chốn biên cương Thật là phủ kho ngoài biên giới của quốc gia mà là nơi tụ tập ngàn vạn
đồ trân bảo” [25, tr.343] Khí hậu đặc trưng của vùng Tây Bắc chia làm 2 mùa chính: Mùa mưa bắt đầu từ tháng tư đến hết tháng tám; mùa khô kèm gió rét từ tháng chín đến tháng ba năm sau Mùa khô, trời rét, nhiệt độ hạ xuống thấp đến 0 độ
C, mùa nóng lên tới 37, 38 độ Người xưa có câu: “Nước Sơn La, ma Hòa Bình”, khí hậu khắc nghiệt cùng với núi non hiểm trở khiến cho cả vùng Tây Bắc xưa từng được coi là rừng thiêng nước độc
Thiên nhiên Tây Bắc hung dữ ghê rợn nhưng nhiều chỗ cũng hiền hòa êm dịu và trữ tình, thơ mộng Thảm thực vật nhiệt đới phong phú hai bên bờ sông tạo nên một thế giới ngút ngàn, sống động
Đồng bào Thái nói riêng, các dân tộc ít người khu vực Tây Bắc nói chung sinh sống lâu đời nên có mối quan hệ mật thiết với núi rừng Đây là cội nguồn và minh chứng giải thích vì sao văn chương dân tộc Thái thường hàm chứa nội dung chinh phục thiên nhiên
1.3.1.2 Cấu trúc xã hội
- Về kinh tế
Người Thái sinh sống trên địa bàn miền núi, địa hình sản xuất chủ yếu là nương rẫy Nghề canh tác lúa nước, các loại cây như ngô, sắn… làm lương thực thực phẩm trong gia đình và thức ăn cho vài vật nuôi trong nhà Ngày nay, thế mạnh kinh tế vùng là khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc