MỞ ĐẦUTrong xã hội Việt Nam, từ bao đời nay việc nuôi con nuôi đã tồn tại rất lâu với nhiều lí do và mục đích khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng thương người, sự cưu mang, giúp đỡ những con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến nỗi phải cho đi đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra làm con nuôi người khác. Vấn đề nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng là một vấn đề mới được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Có thể nói đây là quy định hết sức tiến bộ vì nó thừa nhận một quan điểm mới và đảm bảo cho trẻ em có một cuộc sống tốt hơn trong gia đình gốc của mình. Vậy hệ quả pháp lí của nó được quy định ra sao, quy định đó có phù hợp trong mọi trường hợp hay không? Sau đây, em xin lựa chọn đề tài:“phân tích và đánh giá hệ quả pháp lý của trường hợp nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng” để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.NỘI DUNGI. Lý luận chung về nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng1. Một số khái niệm về nuôi con nuôi1.1. Khái niệm về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôiNuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.Trước đây, pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở việt nam quy định chế độ nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa các con: con đẻ và con nuôi, con trai và con gái, con trong giá thú và con ngoài giá thú… việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục nhiều mục đích bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi (như nuôi con để có người thừa tự, nuôi con để có “kẻ hầu người hạ” trong gia đình; để có người làm công không phải trả tiền hoặc để “gánh vạ” cho gia đình)…Chế định nuôi con nuôi được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được quy định trong luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em; đồng thời góp phần giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra trước đây. Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “ Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.” và Điều 2 của Luật này cũng quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”.Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người nuôi (cha mẹ nuôi). Để việc nhận con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, thì cần phải có sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với quan hệ nuôi con nuôi này “Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” (khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi) và “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” (khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi). Trong đó, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Dựa trên những lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường thay thế. Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lý, nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới góc độ là sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lý phức hợp. Và để mối quan hệ nuôi con nuôi được đảm ảo, duy trì và một yếu tố quan trọng đó là phải được pháp luật bảo hộ và thừa nhận mối quan hệ đó.Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nhận nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con nuôi được tiến hành bởi sự giám sát của Nhà nước.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồngKhái niệm cha dượng, mẹ kế chưa được định nghĩa rõ trong quy định của pháp luật cụ thể luật hôn nhân gia đình nhưng căn cứ theo định nghĩa trong từ điển tiếng việt thì có thể hiểu rõ khái niệm này vì hết sức gần gũi trong cuộc sống:Cha dượng là chồng sau của mẹ trong quan hệ với con của người chồng trước.Mẹ kế: Người phụ nữ là vợ kế trong quan hệ với con của người vợ trước của chồng.Và có thể rút ra khái niệm nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa cha dượng hoặc mẹ kế khi nhận con riêng của vợ ( chồng ) làm con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Làm thay đổi địa vị của các chủ thể khi tham gia quan hệ nuôi con nuôi; cha dượng, mẹ kế trong quan hệ này trở thành cha mẹ nuôi của con riêng của vợ, chồngPháp luật cũng thừa nhận mối quan hệ nuôi con nuôi đặc biệt giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng và xem đây là một trong những đối tượng ưu tiên khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Điều này được ghi nhận tại điểm a khoản 1 điều 5 Luật nuôi con nuôi: “Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây: Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi”.Tuy nhiên không phải mối quan hệ nuôi con nuôi giữa những người thân quen được khuyến khích ưu tiên như quan hệ cha dượng, mẹ kế nhận con nuôi làm con riêng. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp nuôi con nuôi giữa những người thân thuộc lại không được pháp luật cho phép. Đó chính là quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi quan hệ được xác lập giữa nhưng người vốn là anh, chị, em ruột hay quan hệ cha mẹ nuôi giữa ông bà và cháu, bởi một quan hệ như thế sẽ làm cho người được nuôi trở thành em của người mẹ (cha) ruột.việc nuôi con nuôi làm đảo lộn tôn ti trật tự giữa những thành viên trong gia đình , điều đó không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Do đó, có thể dễ hiểu vì sao mối quan hệ nhận nuôi làm thay đổi thứ bậc không phù hợp về mặt xã hội và không được luật thừa nhận.2. Ý nghĩa của việc ban hành Luật nuôi con nuôi nói chung và quy định cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của một bên vợ, chồng làm con nuôi2.1. Ý nghĩa của việc ban hành Luật nuôi con nuôi nói chung•Việc nuôi con nuôi mang đậm tính nhân văn sâu sắcTrong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận con nuôi đã tồn tại từ rất lâu với những mục đích khác nhau chủ yếu xuất phát từ tấm long muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khan trong xã hội. Việc nhận con nuôi đã giúp nhiều trẻ em mồ côi, lang thang có được mái ấm gia đình, phát triển và hoàn thiện về nhân cách; mang đến hạnh phúc cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con. Việc nhận nuôi những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội đến thế hệ sau, điều đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong quá trình xây dựng luật của nước ta, cũng như sự hướng đến của pháp luật thế giớ nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em.Bên cạnh đó, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thẻ hiện bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó thẻ hiện long tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước.•Sự ra đời của Luật nuôi con nuôi sẽ tạo dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nayViệc nhận nuôi con nuôi là sự ghi nhận về mặt pháp lý các quan hệ phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi. Trước hết là thể hiện ý trí của người nhận nuôi, cha mẹ đẻ hay người giám hộ, bên cạnh đó còn mang đầy đủ ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người được nhận nuôi là cần có sự chăm sóc, bảo vệ, cần được hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn và tính đến quyền lợi của người liên quan. Nếu việc nuôi con nuôi đi ngược lại mục đích chung, không vì quyền lợi của người được nhận nuôi thì việc nuôi con nuôi cũng không còn ý nghĩa và sẽ không được công nhận.Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi sẽ giải quyết được những vấn đề về mặt xã hội, tạo lòng tin cho nhân dân và chứng minh được rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước cua nhân dân, do dân và vì dân, tạo ra sự công bằng bình đẳng trong xã hội đồng thời thể hiện được giá trị nhân văn sâu sắc của nó.2.2. Ý nghĩa của quy định cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của một bên vợ, chồng làm con nuôiTừ ngàn xưa cho đến nay mối quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng giống như mối quan hệ đối kháng nhau về mặt xã hội nói chung thì đó cũng là một quan hệ bình thường, một sự tạo lập gia đình mới thừa hưởng từ gia đình cũ đã đổ vỡ hay vì những nguyên nhân khác. Nhưng người ta thường có cái nhìn không thân thiện về mối quan hệ này, xét cho cùng sự đổ vỡ từ hôn nhân trước khiến cho những người lập gia đình kế đều mong muốn hôn nhân của họ được bề vững hơn và hoàn chỉnh hơn.Chính vì sự bức thiết trong việc điều chỉnh mối quan hệ này, quy định của luật cũng nhằm kiện toàn những mong muốn đó chấp nhận cho cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi, nhằm xóa bỏ những định kiến từ những người xung quanh về mối quan hệ mới này. Bên cạnh đó, cũng xóa bỏ mặc cảm tự ti cho đứa trẻ và có cái nhìn hoàn thiện hơn để mục đích cuối cùng đó là vì quyền lợi của đứa trẻ giúp chúng thực sự hòa nhập với gia đình mới.Dẫu sao người ta cũng quan niệm rằng con nuôi là nửa con ruột, nhưng con riêng lại coi như là con ghẻ tạo một tâm lý không tốt cho trẻ. Có thể nói sinh sống trong gia đình đổ vỡ đứa con là chịu sự đả kích nhiều nhất do vậy nó cần được chăm sóc và với việc nhận con nuôi trong trường hợp này trẻ sẽ nhận được nhiều hơn sự chăm sóc của cha mẹ. Cốt lõi của những quy định này với mục đích duy nhất là dành cho trẻ những quyền lợi tốt nhất, nhận được sự chăm sóc tốt nhất để phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Do vậy, ta thấy rõ quy định này của Luật và đặt ra câu hỏi rằng tại sao luật cũng khuyến khích để người than nhận nuôi để tạo tâm lí tốt cho trẻ nhưng lại không cho ông bà nhận cháu làm con nuôi… Vì nếu quy định như vậy sẽ nhạn được luồng ý kiến trái chiều đó là sẽ thay dổi thứ bậc, vai vế của những người trong gia đình.Hiện nay, luật dành cho cha dượng, mẹ kế một thứ tự ưu tiên trong việc nhận con nuôi, điều đó chứa đựng giá trị nhân văn và điều chỉnh những quan hệ mới nảy sinh trong cuộc sống.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong xã hội Việt Nam, từ bao đời nay việc nuôi con nuôi đã tồn tại rất lâu với nhiều lí do và mục đích khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng thương người, sự cưu mang, giúp đỡ những con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến nỗi phải cho đi đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra làm con nuôi người khác Vấn đề nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng là một vấn đề mới được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi năm 2010 Có thể nói đây là quy định hết sức tiến bộ vì nó thừa nhận một quan điểm mới và đảm bảo cho trẻ em có một cuộc sống tốt hơn trong gia đình gốc của mình Vậy hệ quả pháp lí của nó được quy định ra sao, quy định đó có phù hợp trong mọi trường hợp hay không? Sau đây, em xin lựa chọn đề
tài:“phân tích và đánh giá hệ quả pháp lý của trường hợp nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng” để tìm hiểu rõ hơn vấn
đề này
NỘI DUNG
I Lý luận chung về nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng
1 Một số khái niệm về nuôi con nuôi
1.1 Khái niệm về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi
Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa những người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi
Trước đây, pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở việt nam quay định chế độ nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa các con: con đẻ và con nuôi, con trai và con gái, con
Trang 3trong giá thú và con ngoài giá thú… việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục nhiều mục đích bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi (như nuôi con để có người thừa tự, nuôi con để có “kẻ hầu người hạ” trong gia đình; để có người làm công không phải trả tiền hoặc để “gánh vạ” cho gia đình)…
Chế định nuôi con nuôi được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi được quy định trong luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em; đồng thời góp phần giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra trước đây Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy
định: “ Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.” và Điều 2 của Luật này cũng quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”.
Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi đồng thời cũng bảo đảm quyền lợi của người nuôi (cha mẹ nuôi) Để việc nhận con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, thì cần phải có sự công nhận của cơ quan có thẩm
quyền đối với quan hệ nuôi con nuôi này “Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” (khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi) và “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.” (khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi) Trong đó, nuôi con nuôi là việc xác
lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Dựa trên những
Trang 4lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường thay thế Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lý, nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi Do đó, dưới góc độ là sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lý phức hợp Và để mối quan hệ nuôi con nuôi được đảm ảo, duy trì và một yếu tố quan trọng đó là phải được pháp luật bảo hộ và thừa nhận mối quan hệ đó
Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nhận nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục nuôi con nuôi được tiến hành bởi sự giám sát của Nhà nước
1.2 Khái niệm nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng
Khái niệm cha dượng, mẹ kế chưa được định nghĩa rõ trong quy định của pháp luật cụ thể luật hôn nhân gia đình nhưng căn cứ theo định nghĩa trong từ điển tiếng việt thì có thể hiểu rõ khái niệm này vì hết sức gần gũi trong cuộc sống:
Cha dượng là chồng sau của mẹ trong quan hệ với con của người chồng
trước
Mẹ kế: Người phụ nữ là vợ kế trong quan hệ với con của người vợ trước
của chồng
Và có thể rút ra khái niệm nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa cha dượng hoặc
mẹ kế khi nhận con riêng của vợ ( chồng ) làm con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi Làm thay đổi địa vị của các chủ thể khi tham gia quan hệ nuôi con nuôi; cha dượng, mẹ kế trong quan hệ này trở thành cha mẹ nuôi của con riêng của vợ, chồng
Trang 5Pháp luật cũng thừa nhận mối quan hệ nuôi con nuôi đặc biệt giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng và xem đây là một trong những đối tượng ưu tiên khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi Điều này được ghi nhận tại
điểm a khoản 1 điều 5 Luật nuôi con nuôi: “Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây: Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi”.
Tuy nhiên không phải mối quan hệ nuôi con nuôi giữa những người thân quen được khuyến khích ưu tiên như quan hệ cha dượng, mẹ kế nhận con nuôi làm con riêng Bên cạnh đó cũng có những trường hợp nuôi con nuôi giữa những người thân thuộc lại không được pháp luật cho phép Đó chính là quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi quan hệ được xác lập giữa nhưng người vốn là anh, chị,
em ruột hay quan hệ cha mẹ nuôi giữa ông bà và cháu, bởi một quan hệ như thế
sẽ làm cho người được nuôi trở thành em của người mẹ (cha) ruột.việc nuôi con nuôi làm đảo lộn tôn ti trật tự giữa những thành viên trong gia đình , điều đó không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam Do đó, có thể dễ hiểu vì sao mối quan hệ nhận nuôi làm thay đổi thứ bậc không phù hợp về mặt xã hội và không được luật thừa nhận
2 Ý nghĩa của việc ban hành Luật nuôi con nuôi nói chung và quy định cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của một bên vợ, chồng làm con nuôi
2.1 Ý nghĩa của việc ban hành Luật nuôi con nuôi nói chung
• Việc nuôi con nuôi mang đậm tính nhân văn sâu sắc
Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận con nuôi đã tồn tại từ rất lâu với những mục đích khác nhau chủ yếu xuất phát từ tấm long muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khan trong xã hội Việc nhận con nuôi đã giúp nhiều trẻ em mồ côi, lang thang có được mái ấm gia đình, phát triển và hoàn thiện về nhân cách; mang đến hạnh phúc cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con Việc nhận nuôi những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội đến thế hệ sau, điều đó thể hiện tính nhân văn sâu
Trang 6sắc trong quá trình xây dựng luật của nước ta, cũng như sự hướng đến của pháp luật thế giớ nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em
Bên cạnh đó, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thẻ hiện bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó thẻ hiện long tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước
• Sự ra đời của Luật nuôi con nuôi sẽ tạo dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay
Việc nhận nuôi con nuôi là sự ghi nhận về mặt pháp lý các quan hệ phát sinh trong quan hệ nuôi con nuôi Trước hết là thể hiện ý trí của người nhận nuôi, cha
mẹ đẻ hay người giám hộ, bên cạnh đó còn mang đầy đủ ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của người được nhận nuôi là cần có sự chăm sóc, bảo vệ, cần được hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn và tính đến quyền lợi của người liên quan Nếu việc nuôi con nuôi đi ngược lại mục đích chung, không vì quyền lợi của người được nhận nuôi thì việc nuôi con nuôi cũng không còn ý nghĩa và
sẽ không được công nhận
Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi sẽ giải quyết được những vấn đề về mặt xã hội, tạo lòng tin cho nhân dân và chứng minh được rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước cua nhân dân, do dân và vì dân, tạo
ra sự công bằng bình đẳng trong xã hội đồng thời thể hiện được giá trị nhân văn sâu sắc của nó
2.2 Ý nghĩa của quy định cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của một bên vợ, chồng làm con nuôi
Từ ngàn xưa cho đến nay mối quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng giống như mối quan hệ đối kháng nhau về mặt xã hội nói chung thì đó cũng là một quan hệ bình thường, một sự tạo lập gia đình mới thừa hưởng từ gia đình cũ
đã đổ vỡ hay vì những nguyên nhân khác Nhưng người ta thường có cái nhìn không thân thiện về mối quan hệ này, xét cho cùng sự đổ vỡ từ hôn nhân trước
Trang 7khiến cho những người lập gia đình kế đều mong muốn hôn nhân của họ được
bề vững hơn và hoàn chỉnh hơn
Chính vì sự bức thiết trong việc điều chỉnh mối quan hệ này, quy định của luật cũng nhằm kiện toàn những mong muốn đó chấp nhận cho cha dượng, mẹ
kế nhận con riêng làm con nuôi, nhằm xóa bỏ những định kiến từ những người xung quanh về mối quan hệ mới này Bên cạnh đó, cũng xóa bỏ mặc cảm tự ti cho đứa trẻ và có cái nhìn hoàn thiện hơn để mục đích cuối cùng đó là vì quyền lợi của đứa trẻ giúp chúng thực sự hòa nhập với gia đình mới
Dẫu sao người ta cũng quan niệm rằng con nuôi là nửa con ruột, nhưng con riêng lại coi như là con ghẻ tạo một tâm lý không tốt cho trẻ Có thể nói sinh sống trong gia đình đổ vỡ đứa con là chịu sự đả kích nhiều nhất do vậy nó cần được chăm sóc và với việc nhận con nuôi trong trường hợp này trẻ sẽ nhận được nhiều hơn sự chăm sóc của cha mẹ Cốt lõi của những quy định này với mục đích duy nhất là dành cho trẻ những quyền lợi tốt nhất, nhận được sự chăm sóc tốt nhất để phát triển bình thường như những đứa trẻ khác Do vậy, ta thấy rõ quy định này của Luật và đặt ra câu hỏi rằng tại sao luật cũng khuyến khích để người than nhận nuôi để tạo tâm lí tốt cho trẻ nhưng lại không cho ông bà nhận cháu làm con nuôi… Vì nếu quy định như vậy sẽ nhạn được luồng ý kiến trái chiều đó là sẽ thay dổi thứ bậc, vai vế của những người trong gia đình
Hiện nay, luật dành cho cha dượng, mẹ kế một thứ tự ưu tiên trong việc nhận con nuôi, điều đó chứa đựng giá trị nhân văn và điều chỉnh những quan hệ mới nảy sinh trong cuộc sống
Trang 8II Quy định của pháp luật về hệ quả pháp lý của trường hợp nuôi con nuôi giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng
1 Quan hệ với gia đình của người nhận nuôi
1.1 Quan hệ giữa người nuôi và con nuôi
1.1.1 Quan hệ nhân thân
Mối quan hệ giữa cha dượng, me kế với con riêng được ghi nhận tại Điều
79 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này
Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này” Ngoài ra, “con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi hay quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng, me kế - con riêng củ một bên vợ, chồng là một quan hệ pháp lý đặc biệt vì vậy quan hệ này được thừa nhận về mặt pháp luật sẽ làm phát sinh những hệ quả mang tính chất rang buộc Có thể nói đây như là một sự công nhận và bảo hộ của Nhà nước khi mối quan hệ pháp luật phát sinh do sự thỏa thuận của các đối tượng có liên quan trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật Trong quan hệ nuôi con nuôi, hệ quả pháp lý phát sinh giữa người nhận nuôi và người được nhạn làm con nuôi theo như Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 là được thừa nhận từ ngày giao nhận con nuôi, các
quan hệ đó bao gồm: “quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” Quyền, nghĩa vụ giữa cha me, con được quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên, con
Trang 9đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động
và không có tài sản để nuôi mình.
1.1.2 Quan hệ tài sản
Cha me là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật
Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha
mẹ quản lý Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di trúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Pháp luật nước ta cũng quy định về sự độc lập đối với tài sản riêng giữa cha
mẹ nuôi và con nuôi tại Điều 75 Luật hôn nhâ va gia đình 2014: “Con có quyền
có tài sản riêng Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.”
1.1.3 Quyền thừa kế đối với tài sản của cha mẹ nuôi
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự (BLDS) năm
2005, hàng thừa kế thứ nhất: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,con
đẻ, con nuôi của người chết” Và tất nhiên việc nuôi con nuôi phải thỏa thuận
Trang 10các điều kiện giữa nhận nuôi, người được nhận nuôi không vi phạm điều cấm của pháp luật, việc nhận nuôi conphair được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí và ghi vào sổ hộ tịch Thủ tục đăng kí việc nhận nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch Như vậy, nếu việc được nhận làm con nuôi thỏa mãn những điều kiện trên thì nuôi con nuôi được xét thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 676 BLDS 2005 Ngược lại, nếu việc làm con nuôi chỉ dựa trên cơ sở tình cảm mà không đáp ứng đủ các điều kiện trên hoặc không thực hiện thủ tục đăng kí con nuôi theo quy định của pháp luật thì xét về bản chất pháp lý không được pháp luật công nhận, sẽ không có quyền thừa kế từ cha mẹ người nhận nuôi Về vấn đề thừa kế thế vị của con nuôi, con nuôi không có quyền thừa kế thế vị tài sản của cha mẹ nuôi, bởi ý nghĩa của thừa kế thế vị là nhằm chuyển dịch tài sản giữa những người có quan
hệ huyết thống, trực hệ
Như vậy, khi cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của một bên vợ, chồng làm con nuôi thì lúc này con riêng sẽ trở thành con nuôi và được thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của BLDS nhưng không được thừa kế thế
vị tài sản của cha mẹ người nhận nuôi
1.1.4 Quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi
Theo khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì “ Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” Như vậy, trong trường hợp cha dượng, mẹ kế không thể trực
tiếp nuôi con nuôi chưa thành niên, hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Ngược lại, con nuôi đã thành niên không chung sống với cha dượng, mẹ kế thì
có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha dượng, mẹ kế không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình