CNH,HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Trang 1Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
I Đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức.
1 Tính tất yếu và tác dụng của CNH,HĐH.
- Khái niệm CNH,HĐH: Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: CNH,HĐH là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
So với quan niệm về công nghiệp hóa trong thời kỳ trước đổi mới (1960-1985), quan điểm của Đảng ta về CNH,HĐH hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt
Thứ hai, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau Ở nước ta, công nghiệp hóa nhằm xây dựng
cơ sở vật chất – kỷ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc
Thứ ba, CNH,HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Điều này làm cho công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hóa trong thời kỳ trước đổi mới Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung – hành chính, bao cấp, công nghiệp hóa được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa Nhưng công nghiệp hóa không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường
Thứ tư: CNH,HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế , vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta Công nghiệp hóa trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế Công nghiệp hóa trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở cũng gây nên không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do “trật tự” của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu Vì thế, CNH,HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ
- Tính tất yếu khách quan của CNH,HĐH:
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất – kỷ thuật tương ứng Cơ sở vật chất – kỷ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của LLSX xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng cường và phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sở
Trang 2những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ Công nghiệp hóa chính
là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật thấp kém, trình độ của LLSX chưa phát triển, QHSX xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng; những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới, vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen nhau, tác động lẫn nhau Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững
- Tác dụng của Công nghiệp hóa: Thực tiễn đã chứng minh quá trình CNH,HĐH sẽ có
những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đó là:
+ CNH, HĐH ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước QHSX tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa
+ CNH,HĐH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất LLSX, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động – nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ CNH,HĐH là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản
lý kinh tế của Nhà nước
+ CNH,HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế
+ CNH,HĐH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh
tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn
+ CNH,HĐH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao
mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hóa nền quốc phòng – an ninh
Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội
Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định
sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Chính vì vậy mà công nghiệp hóa kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2 Mục tiêu của CNH,HĐH
Mục tiêu:Mục tiêu lâu dài của CNH,HĐH ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất – kỷ
thuật của nhủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra LLSX mới với QHSX ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, cải thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 3Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, công nhiệp hóa cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể nhất định Trong những năm trước mắt, trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cầu về công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nổ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển,…
3 Đặc điểm nhận thức của Đảng trước thời kỳ đổi mới (1960 – 1985):
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Tiến hành công nghiệp hóa một xuất phát điểm thấp về kinh tế
+ Tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện đất nước có chiến tranh và bị chia cắt + Nhận sự giúp đỡ, viện trợ to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa cho nên tất yếu phải chịu ảnh hưởng của mô hình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của họ
- Đặc điểm quan điểm của Đảng ta:
+ Mô hình công nghiệp hóa khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng Tại văn kiện đại hội 3(1960), văn kiện đại hội 4(1976) ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Tại văn kiện đại hội 5(1982) coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa
+ Công nghiệp hóa dựa chủ yếu vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và vốn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước, các nguồn lực của công nghiệp hóa được phân bố theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp Tại văn kiện đại hội 3 và văn kiện đại hội 4, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về QHSX, cách mạng về tư tưởng văn hóa, cách mạng về khoa học kỹ thuật Cách mạng về QHSX là xóa kinh tế tư nhân, chỉ để kinh tế Nhà nước và tập thể
+ Chủ quan, nóng vội, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn mà không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội Tại đại hội 4 Đảng ta dự kiến CNH sẽ diễn ra khoảng 20 năm, tới lúc đó Việt Nam sẽ trở thành một nước có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học – kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh, đời sống văn minh, hạnh phúc”
4 Quan điểm chỉ đạo CNH,HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới (1986 – nay)
- CNH phải gắn liền với HĐH, CNH,HĐH phải gắn với phát triển kinh tế tri thức
- CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Khoa học công nghệ là nền tảng động lực của CNH,HĐH
- Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
5 So sánh nhận thức đặc điểm về CNH,HĐH trước thời kỳ đổi mới và thời kỳ đổi mới.
- Giống nhau:
+ Đều nhấn mạnh vai trò của CNH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 4+ Đề cập tổng thể đến các vấn đề cơ cấu kinh tế của quá trình CNH, mô hình các nguồn lực, định hướng XHCN
+ Đều nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ đối với quá trình CNH
- Khác nhau:
+ Thời kỳ trước đổi mới Đảng ta xác định CNH theo mô hình khép kín, hướng nội,
thiên về phát triển công nghiệp nặng thì với các quan điểm của đại hội 10 và 11, chúng ta đã chuyển sang xây dựng mô hình CNH mở, kết hợp giữa thay thế nhập khẩu với hướng mạnh về xuất khẩu, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả, bền vững, gắn chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Điểm khác này cho thấy Đảng ta đã nhận thức được những thời cơ, thách thức của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và yêu cầu phải điều chỉnh mô hình CNH trước đây
+ Trước đây, Đảng ta xây dựng đường lối CNH dựa chủ yếu vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và vốn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước, các nguồn lực của công nghiệp hóa được phân bố theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp Trong thời kỳ đổi mới Đảng khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững, khoa học công nghệ là nền tảng động lực của CNH,HĐH; CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế tri thức, gắn kết giữa CNH với HĐH nền kinh tế Điều này phù hợp với xu thế phát triển và tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với các nước trên thế giới, đảm bảo huy động được mọi nguồn lực vào quá trình CNH,HĐH đất nước
+ Trước đây, Đảng đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn mà
không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội Tại đại hội 4 Đảng ta dự kiến CNH sẽ diễn ra khoảng 20 năm, tới lúc đó Việt Nam sẽ trở thành một nước có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học – kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh, đời sống văn minh, hạnh phúc” Trong thời kỳ đổi mới, tại đại hội 10, 11 Đảng ta xác định quan điểm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học Quan điểm này là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM về thời kỳ quá độ về các biện pháp xây dựng XHCN, kết quả của quá trình tổng kết kinh nghiệm thực hiện đường lối CNH thời kỳ trước đổi mới, phù hợp với mục tiêu của CNXH ở Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
6 Nội dung của CNH,HĐH ở Việt Nam
Phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH
Quá trình CNH,HĐH trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân Đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Sự nghiệp CNH,HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó then chốt là ngành chế tạo tư liệu sản xuất Đồng thời, mục tiêu của CNH,HĐH còn
là sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao Tất cả những điều đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một nền khoa học – công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định
Phát triển khoa học – công nghệ trong điều kiện Việt Nam hiện nay cần chú ý tới những vấn đề sau:
Trang 5Thứ nhất, phải các định được những phương hướng đúng đắn cho sự phát triển khoa học – công nghệ Phương hướng chung cho sự phát triển khoa học – công nghệ ở nước ta là: phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức
Thứ hai, phải tạo được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển khoa học – công nghệ Những điều kiện đó là: đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ có số lượng đủ lớn, chất lượng cao; đầu tư ở mức cần thiết; các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp,…
Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý
Quá trình CNH,HĐH cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế Cơ cấu của nền kinh
tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh
tế, các thành phần kinh tế…và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng Trong cơ cấu của nền kinh tế,
cơ cấu các ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Vì vậy, CNH,HĐH đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý
Ở nước ta, một cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lý khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau đây: Nông nghiệp phải giảm dần về tỉ trọng, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải tăng dần về tỉ trọng; Trình độ kỷ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới; Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế; Thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa kinh tế, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”
7 Những nội dung cụ thể của CNH,HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt Đặc biệt coi trọng CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội; tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến; tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu; tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; phân công lại lao động xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đô thị hóa tại chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp
Phát triển công nghiệp, xây dựng
Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp ở nước ta là: khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghệ phần mềm và công nghệ bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, phát triển một số khu kinh tế
mở và đặc khu kinh tế; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và hang xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại Khẩn
trương thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế.
Do khả năng tài chính có hạn, trong những năm trước mắt, cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Hoàn chỉnh một bước mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước,…Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu
Trang 6chính viễn thông Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp Việc xây dựng mới chỉ có mức độ và phải tập trung vào những khâu trọng điểm, có
ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế hoặc vùng kinh tế Có như vậy mới tạo điều kiện cho
mở rộng đầu tư phát triển, nhất là việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
Phát triển nhanh du lịch, các ngành dịch vụ
Trong những năm trước mắt, cần tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh như hang không, hang hải, bưu chính – viễn thông, tài chính, ngân hang, kiểm toán, bảo hiểm,…đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành: vận tải, thương mại, dịch vụ…
Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng cùng nhau phát triển Trong những năm trước mắt phải có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, đồng thời tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng Thúc đẩy phát triển các vùng kinh
tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây nguyên, Tây Nam, Tây bắc…
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Sau thời kỳ khá dài đóng cửa, hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta, là một nội dung của CNH,HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt Trong việc mở cửa, hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm Chuyển hướng chiến lược, xây dựng nền kinh tế mở đòi hỏi phải điều chính cơ cấu kinh tế để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu