1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện tĩnh gia tỉnh thanh hóa giai đoạn 2021 2030

70 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Hoàn thành chương trình đào tạo đại học chính quy Trường Đại học Lâm nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học và đá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA LÂM HỌC -o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN TĨNH

GIA- TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030

NGÀNH: LÂM SINH

MÃ NGÀNH: 7620205

Hà Nội, 2020

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU Hoàn thành chương trình đào tạo đại học chính quy Trường Đại học Lâm nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học và đánh giá chất lượng đã học sau mỗi bài học theo mục đào tạo của nhà trường, được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch

rừng, tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá tiềm năng các

nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở đề xuất Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”

Trong quá trình thực hiện hóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có

sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng Thị Thu

Trang, người trực tiếp hướng dẫn tôi các thầy cô trong bộ môn Điều tra- Quy

hoạch rừng, toàn thể các cán bộ Huyện Tĩnh Gia đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện khóa luận

Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong nhà trường, Khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng và

đặc biệt là Th.S Hoàng Thị Thu Trang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành

khóa luận này

Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng

do thời gian, trình độ và kiện thức còn hạn chế, lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khóa học nên bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiết sót nhất định Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn giúp cho bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1 Trên thế giới 2

1.2 Tại Việt Nam 7

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 12

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12

2.2.3 Giới hạn nghiên cứu 12

2.3 Nội dung nghiên cứu 13

2.3.1 Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia 13

2.3.2.Đánh giá tiềm năng các nguồn lực 13

- Tài nguyên nước 13

2.3.3 Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu 14

2.4.1 Phương pháp luận 14

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 14

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ 14

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

3.1 Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia 16

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

3.1.2 Đặc điểm KTXH 20

3.1.3 Nguồn nhân lực 27

3.2 Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KT - XH 39

3.2.1 Vị trí địa lý 39

3.2.2 Địa hình 41

3.2.3 Tài nguyên đất 46

3.2.4 Tài nguyên nước 48

3.2.5 Tài nguyên sản vật và thiên nhiên 50

Trang 4

3.2.6 Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch 51

3.3 Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 55

3.3.1 Quan điểm phát triển 55

3.3.2 Mục tiêu phát triển 58

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 61

4.1 Kết luận 61

4.2 Tồn tại 61

4.3 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia năm 2019 17 Hình 3.2 Bản đồ địa lý tỉnh Thanh Hóa 41 Hình 3.3.Ô nhiễm không khí tại Khu Kinh Tế Nghi Sơn 54 Hình 3.4.Ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác thải trong Khu Kinh Tế 55Hình 3.5 Hình ảnh biển Hải Hòa ngày mùa hè 34 Hình 3.6 Cảng Nghi Sơn 37

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km là 2 thành phố phát triển nhất cả nước Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng viên biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo hướng quốc lộ 1A Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, dân số trung bình 214.420 người (2018)

Tĩnh gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía tây giáp Nông Cống và Như Thanh Vừa có biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh lam thắng cảnh, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là khu du lịch, công nghiệp và thủy sản, hải sản Với những tiềm năng biển, đất rừng trong những năm qua kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 29,7%(2016) và tương đối toàn diện đòi hỏi Tĩnh Gia phải xây Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (QHTTPTKTXH) của huyện Quy hoạch để phù hợp với sự thay đổi, hội nhập càng ngày sâu vào nền kinh tế khu vực, đặc biệt trước

sự thay đổi hình thành của các khu công nghiệp trong địa bàn huyện

QHTT Huyện Tĩnh Gia đến năm 2030là phương án trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chủ yếu đồng

bộ và hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Thanh Hóa Huyện

có rất nhiều tiềm năng phát triển KTXH, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn Để đánh giá những điều kiện đó làm cơ sở để xuất phương án QHTTPTKTXH toàn diện, tôi thực hiện

đề tài: “Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất

quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030

Trang 9

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1Trên thế giới

Trong nghiên cứu lãnh thổ thường nảy sinh những khái niệm khác nhau

về từ “quy hoạch”, có những nơi hiểu quy hoạch là kế hoạch Trên thực tế quy hoạch và kế hoạch gần nghĩa như nhau, bao hàm hai tầng nghĩa: một là suy nghĩ phác họa miêu tả tương lai – giả tưởng căn cứ vào nhận thức hiện tại đối với mục tiêu và trạng thái phát triển trong tương lai; hai là hành vi quyết sách

về trình tự và các bước hành động thực hiện mục tiêu trong tương lai

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đấy nước phục vụ mục tiêu bền vững cho thời kỳ xác định

Kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản

lý, vì nó gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp

QHTTPTKTXH huyện thuộc phạm trù quy hoạch vùng lãnh thổ QHTTPTKTXH huyện là quy hoạch vùng lãnh thổ được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện Vì quy hoạch vùng lãnh thổ mang tính chất hành chính kinh tế

Mục đích quy hoạch vùng lãnh thổ:

Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ

về kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sản xuất, sử dụng hợp lý và hiểu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống của con người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới

Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ:

Trang 10

Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp

Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế

Xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch

vụ sản xuất và đời sống) Tổ chức lao động, xây dựng và phát triển các ngành phù hợp với lợi ích xã hội Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường

Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ: Xây dựng nền kinh tế hàng hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách

có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất

Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải pháp yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần con người

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống

Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng nhất về sản xuất, văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng

Áp dụng các quy trình công nghệ tiến bộ, hiện đai các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất xã hội

Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống

Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ:

* Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, KTXH

Nội dung QHTTPTKTXHhuyện,

- Phân tích các đặc điểm tự nhiên, KTXH của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ

- Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản

Trang 11

- Bố trí cơ cấu sử dụng đất

- Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực

- Bố trí các cơ sở hạ tầng

- Tổ chức sử dụng lao động

- Tổ chức các khu dân cư

- Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án

- Dự tính kết quả của phương án quy hoạch

*Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số quốc gia

Liên Xô (cũ): Ở Liên Xô (cũ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (quy hoạch) thể hiện ở tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước và các vùng vĩ mô, đây cũng là cơ sở cho nghiên cứu quy hoạch vùng (ray-on-naia plan-nhia-roopka) Nội dung quy hoạch vùng gắn liền với quy hoạch đất đai, thực hiện trên quy mô một tỉnh, một tiểu vùng Những tư liệu luận chứng kinh

tế kỹ thuật này được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch.Sơ đồ quy hoạch vùng thể hiện cơ cấu kiến thức – quy hoạch, bảo đảm các điều kiện hợp lý cho sự phát triển sản xuất, dịch vụ, xây dựng đô thị, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường Phương hướng phát triển KTXH phải gắn liền với phương hướng sử dụng đất

Ở các nước phương Tây, các chương trình, dự án phát triển vùng đều tiến hành dựa trên sơ đồ cấu trúc kiến trúc – quy hoạch vùng gắn với quy hoạch sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển (hay chiến lược) của vùng

vĩ mô

Nội dung tổ chức lãnh thổ ở Pháp là chấn chỉnh lãnh thổ, chia cả nước thành 21 vùng, sau nâng lên thành 22 vùng, 95 tỉnh Năm 1965 thành lập cơ quan chuyên trách về tổ chức lãnh thổ, lấy mục tiêu cân bằng để chấn chỉnh lãnh thổ, khống chế dân số và ngành nghề quá tập trung vào vùng Thủ đô Paris,

sử dụng các biện pháp kinh tế và hành chính để phát triển các vùng núi lạc hậu:

Trang 12

chú trọng xây dựng đô thị mới, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trên cơ

sở các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch chi tiết tỉnh, thành phố

Nghiên cứu phát triển các vùng ở nước Anh thể hiện chủ yếu trong công tác kế hoạch hóa vùng (Regional Planning), nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia trong chính sách định vị công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các đô thị; giải quyết những vấn đề cơ cấu liên ngành, liên vùng, liên ngành – liên vùng, xây dựng các phương án phân vùng vĩ mô (11 đến 16 vùng); với các chính sách can thiệp thúc đẩy các vùng mới, cải thiển các đỉnh đốn

* Malaysia: Phát triển kinh tế lãnh thổ ở Malaysia được tiến hành mạnh

từ năm 1972 Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng: cùng với sự chỉ đạo của

Bộ Tài nguyên đất và Phát triển vùng ở Tung ương, mỗi vùng có cơ quan phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát triển kinh

tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm thực thi các dự án như một động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông phân phối trong công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, gắn kết các đô thị lớn hình thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát triển vùng và các điểm dân cư ở các vùng biên giới

* Nhật Bản: Chương trình phát triển vùng ở Nhật Bản là một chương mục trong kế hoạch toàn diện quốc gia, phải mang tính toàn diện, không chỉ vì kinh tế xã hội, mà phải đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả quỹ đất quốc gia, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông…sau chiến tranh phải tập trung liền

kề vào các thành phố lớn Tokyo – Osaka – Chib, hình thành vành đai Thái Bình Dương Sau đó bố trí phân tán các phân xưởng mới ở ngoại vi các thành phố lân cận tạo thành các trung tâm công việc mới, khống chế đô thị lớn, chấn hưng địa phương theo loại hình phân tán nhiều cực, khai thác các vùng định cư, nhằm phát triển cân đối toàn quốc Phát triển mạng lưới quốc gia có vai trò chiến lược trong gia tăng nguồn lực trên các vùng chậm phát triển, kết hợp chính sách công nghệ và chính sách vùng Chiến lược được thực hiển bởi các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch cụ thể

Trang 13

* Trung Quốc: Khoảng 300 năm trước công nguyên, nước Trung Hoa

đã mô tả đất, nước và các vùng trên bản đồ, lấy sản xuất nông nghiệp là chính, xoay quanh các trung tâm là thành thị, có nhiều đường có nhiều đường nhỏ chạy ngang dọc, xung quanh là ruộng, vườn;ở thời kỳ đó có tính đến bao nhiêu đất có thể nuôi sống bao nhiêu người, xây dựng bao nhiêu thành thị thị trấn là thích hợp Sản vật đã mở rộng nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, thủ công nghiệp; thành phố được khảo sát lại những nút giao thông quan trọng,

đi lại thuận lợi, hàng hóa giao lưu xuất nhập phồn vinh Những mô tả phân tích bố trí sản xuất và định cư đã phản ánh tư tưởng quy hoạch vùng, tuy còn

sơ lược

Sau cách mạng công nghiệp, quy hoạch vùng là vấn đề kinh tế xã hội đặt

ra nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và mở rộng thành thị Chủ xí nghiệp tự lựa chọn ví trị vùng công nghiệp, tuyến đường giao thông,

vị trí vùng cảng…, gây nhiều lộn xôn và xung đột giữa sản xuất Dân số thành thị tăng nhanh, hình thành nhiều điểm dân cư, nảy sinh mối quan hệ giữa nội thị và ngoại ô, gắn với công trình giao thông cấp nước xử lý nước thải, giáo dục, bệnh viện, khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành điều hòa xây dựng và quản lý đất đai Ngày nay những nội dung này được hoàn thiện với tên gọi là Quy hoạch vùng với sơ đồ “kiến trúc – quy hoạch”

Năm 1956, Ủy ban Xây dựng Quốc gia Trung Quốc thành lập Cục Quản

lý quy hoạch vùng và quy hoạch thành thị, đến 1958 – 1960 nhiều tỉnh đã xây dựng tổng sơ đồ và sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và Sơ đồ Quy hoạch vùng với sự giúp đỡ của đoàn cố vấn Liên Xô

Sau năm 1985, do sự thúc đẩy của công tác quy hoạch lãnh thổ quốc gia, lấy chấn chỉnh khai thác tổng hợp làm quy hoạch phát triển vùng các cấp, triển khai toàn diện trong phạm vi cả nước Theo nhận xét của các nhà khoa học Trung Quốc thì hiện nay quy hoạch vùng nước này còn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc bởi tư tưởng của thể chế kinh tế cũ, còn mang màu sắc kế hoạch và mệnh lệnh, phương án quy hoạch, chiến lược vĩ mô quá nhiều mà tính hiện thực khá kém, do sự kết hợp phân tích định tính và nghiên cứu định lượng

Trang 14

chưa đầy đủ, đề xuất các chính sách còn ít Để khắc phục những yếu kém, Trung Quốc đã đưa quy hoạch vào quỹ đạo lập pháp pháp chế thay cho kế hoạch

1.2 Tại Việt Nam

Quy hoạch vùng lãnh thổ

Từ “Quy hoạch” được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khi giúp ta xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên trong những năm 50 – 60 của thế kỷ trước; sau đó quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng Bò sữa Ba Vì… Trong khi đó miền Nam sử dụng từ hoạch định từ khi có khu công nghiệp Biên Hòa

Về góc độ lãnh thổ, trong những năm 70 được sự giúp đỡ của Liên Xô,

để phân biệt với nội dung quy hoạch vùng thuộc phạm vi xây dựng cơ bản như

đã nêu ở trên, Nhà nước đã triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh… Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 2000 chương trình này kết thúc Từ đó đến nay công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng và tỉnh, làm cơ sở khoa học cho việc soạn thảo kế hoạch thuộc sự chỉ đạo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, còn nhiệm vụ như quy hoạch vùng như cơ cấu kiến trúc – quy hoạch trước đây thuộc sự chỉ đạo của Bộ xây dựng thì nay chuyển với tên gọi là quy hoạch đô thị và nông thôn; đương nhiên vẫn phải dựa vào bản cơ cấu kiến trúc – quy hoạch và phương hướng mục tiêu của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng

Cho đến nay các cấp quản lý lãnh thổ gồm các đơn vị hành chính: Từ toàn quốc tới Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường) Để phát triển mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án QHTTPTKTXH, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển văn hóa, xã hội…

QHTTPTKTXH tỉnh thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh và những căn cứ xác định

Trang 15

QHTTPTKTXH là một khẩu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân Quy hoạch phải gắn với chiến lược phát triển KTXH

và làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch thực hiện

Quy hoạch ngành và quy hoạch huyện, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào chiến lược và định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế phát triển KTXH của vùng Quy hoạch tổng thể KTXH phải được làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy hoạch mặt phẳng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, khu công nghiệp… phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

QHTTKTXH tính dựa trên chiến lược phát triển của tỉnh và trung ương

Từ quy hoạch chiến lược phát triển của tỉnh, vùng, Trung ương mới tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển KTXH của tỉnh Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH chính là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển

Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế tỉnh như là kim chỉnam cho quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh, để từ đó tỉnh đề xuất và xây dựng phương

án quy hoạch cho các ngành nghề và các lĩnh vực Như vậy, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh một phần thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển KTXHcủa tỉnh Chiến lược phát triển KTXH của cả nước

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cả nước

Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển KTXH của Đảng, Quốc hội và Chính phủ

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển KTXH của Đảng bộ tỉnh

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia)

Trang 16

Quyhoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thế phát triển KTXH của huyện Quy hoạch vùng chuyên canh

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây nông nghiệp ngắn ngày ( hàng năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An – Cao Bằng, Ba Vì – Hà Tây, Hữu Lũng – Lạng Sơn, Nho Quan – Ninh Bình, vùng mía Vạn Điềm , Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi… Các vùng cây công nghiệp dài ngày ( lâu năm): Vùng Cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắk Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kom Tum, vùng café Krông Búc, Krông Bách – Đắk Lắc, Chư Pả, Ninh Đức – Gia Lai, Kom Tum (hợp tác với Liên Xô trước đây, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ , Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc – Lâm Đồng…

Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng:

Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa và những vùng có khải năng hợp tác kinh tế

Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu

tư vốn đúng đắn

Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động

Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ

Trang 17

Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất

Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau:

Xác định quy mô, ranh giới vùng

Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.Bố trí sử dụng đất đai Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp

Xác định hệ thống cơ sở sản xuất kỹ thuật phục vụ đời sống Tổ chức và

sử dụng lao động, ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế

Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch

*Những mục tiêu cơ bản PTKTXH của Việt Nam:

Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sớm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn

xã hội Bảo vệ vững chắc đôc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Mục tiêu cụ thể: Tăng tốc độ phát triển kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang PT và có thu nhập thấp; nâng lên đáng kể chỉ số Phát triển con người của nước ta (HDI)* Giảm tốc độ tăng dân số, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, tăng tỷ lệ người LĐ đươc đào tạo, hoàn thành phổ cập THCS, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa Môitrường xã hội lành mạnh, mt tự nhiên được bảo vệ và cải thiện; phát triển khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lương nguồn nhân lực; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng văn hóa, đạo đức và lỗi

Trang 18

sống, kiếm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao đời sống thể chất và sức khỏe của nhân dâ, bảo vệ và cải thiện môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo, PT

hệ thống an ninh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao hiệu lưc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí

Khái quát chung về QHTTPTKTXH

* Nội dung chiến lược PTKTXH Việt Nam:

- Phân tích và đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược

- Cụ thể hóa và phát triển đường lỗi, chính sách của Đảng, xác định quan điểm cơ bản của chiến lược PT trong từng thời kỳ

- Đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu của thời kỳ chiến lược

- Cơ cấu kinh tế và các phương hướng chủ yếu của thời kỳ chiến lược

- Các giải pháp cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy, phân bố, sử dụng các nguồn lực phát triển để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ chiến lược

- Các giải pháp tổ chức thực hiện việc đưa ra chiến lược vào cuộc sống

* Các chiến lược KTXH ở Việt Nam

- Chiến lược về cơ cấu KT (bao gồm cả cơ cấu về kinh tế và xã hội)

- Chiến lược ngành và lĩnh vực (nhất là ngành và lĩnh vực mũi nhọn)

- Chiến lược phát triển lãnh thổ (nhất là chiến lược phát triển vùng động lực)

- Chiên lược đô thị hóa (phát triển đô thị)

- Chiến lược khai thác biển

- Chiến lược biên giới

- Chiến lược an ninh quốc gia

- Chiến lược con người

- Chiến lược kinh tế đối ngoại (bao gồm cả chiến lược thị trường)

- Chiến lược tích lũy tiêu vùng (chiến lược vay va trả nợ)

Trang 19

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được các tiềm năng các nguồn lực PTKTXH huyện Tĩnh Gia, trên cơ sở đó bước đầu xây dựng được phương án QHTTPTKTXHHuyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa

- Mục tiêu cụ thể

+ Đánh giá các yếu tố tiềm năng nguồn lực phát triển KTXH Xác định

rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế

xã hội của huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới

+ Đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời gian qua

+ Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của huyện Tĩnh Gia

+ Bước đầu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội

2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, KTXH huyện Tĩnh Gia

- Các cơ chế và chính sách ảnh hưởng đến phát triển KT – XH Huyện Tĩnh Gia

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Huyện Tĩnh Gia

2.2.3 Giới hạn nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc điều tra đánh giá các thông tin hiện trạng, các cơ chế chính sách để làm cơ sở đưa ra phương án QHTTPTKTXHgiai

Trang 20

đoạn 2021 – 2030 của Huyện Tĩnh Gia Đồng thời dựa trên QHTTPTKTXHcủa tỉnh và các ban ngành có liên quan

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia

a Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Địa hình diện mạo

- Khí hậu, thủy văn

- Nguồn tài nguyên

b Đặc điểm KTXH

- Cơ sở hạ tầng

- Nông – Lâm nghiệp

- Thương mại – Dịch vụ - Du lịch

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Giáo dục – Đào tạo

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên sản vật và thiên nhiên

- Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch

- Nguồn nhân lực

Trang 21

2.3.3 Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội

- Phương hướng phát triển KT - XH huyện Tĩnh Gia đến năm 2030

- Mục tiêu phát triển KT – XH huyện Tĩnh Gia

2.4 Phương pháp nghiên cứu

- Những chủ chương và chính sách phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu do Nhà nước và địa phương ban hành

- Những số liệu, tài liệu kế thừa phải đảm bảo được tính cập nhật, chính thống và đáp ứng độ chính xác theo yêu cầu của đề tài

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ

- Xử lý và phân tích thông tin

Trang 22

+ Phân tích định tính: Các tài liệu và các thông tin được sắp xếp theo trình tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vân đề, phân tích các ý kiến, quan điểm lựa chọn và tìm giải pháp thích hợp cho QHTTPTKTXH huyện

+ Phân tích định lượng: Từ các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên như:

vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tài nguyên thiên nhiên… Điều kiện kinh

tế xã hội: Dân cư, lao động, cơ cấu xã hội, việc làm, cơ sở hạ tầng, ngành nghề,

dự báo và đánh giá thị trường… tất cả được tổng hợp chỉnh lý, phân tích và so sánh cụ thể để thấy được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển của vùng

từ đó là cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện

- Xây dựng bản đồ

+ Từ các loại bản đồ thu thập được bằng phần mềm Mapinfo 7.5 tiến hành phân tích, số hóa và xử lý kết quả thu thập được của công tác khảo sát thực địa từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ Các bản đồ dự kiến là: Bản

đồ Hành chính huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, bản hồ Hiện trạng sử dụng đất…

Hình 3.1.Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia năm 2019

Trang 23

CHƯƠNG III:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: giáp với huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa

- Phía Nam: giáp với huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An

- Phía Đông: giáp Vinh Bắc Bộ

- Phía Tây: giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hóa

b Địa hình, địa mạo

Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống đông nam

và được chia làm 3 tiểu vùng:

- Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã phía tây và tây bắc, vùng có địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực đồng bằng với nhiều sông rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lương thực thực phẩm…

- Vùng ven biển: Bao gồm các xã phía đông quốc gia 1A như Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Nghi Sơn… địa hình thấp có xu hướng nghiêng ra biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển

- Vùng trung du và bán sơn địa: Gồm các các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao,được bao trùm bởi một dãy núi chạy dài tạo nên địa hình dạng bán sơn địa rõ nét Từ đó có thể sử dụng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản

c Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu:

Tĩnh Gia mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,theo trắc quan nhiệt

độ trung bình năm là 22 - 230C, nhiệt độ cao 410C (mùa hè), nhiệt độ có thể hạ thấp

Trang 24

xuống 50C ở vùng núi kèm theo sương giá, sương muối (vào mùa đông).Lượng mưa trung bình năm là 17000mn Độ ẩm không khí trung bình là 80%

-Thủy văn:

Tài nguyên nước khá phong phú.Có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: Sông Kênh Than, sông Ghép… và các con suối nhỏ nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của các bộ phận dân cư

Huyện Tĩnh Gia vùng ảnh hưởng triều, chế độ nhật triều không đều, hàng tháng vẫn có mấy ngày bán nhật triều, đỉnh triều giao động trung bình từ 0,6m đến 1,5m

Điều kiện địa hình huyện khá thuận lợi cho xây dựng hồ thủy lợi nên trên địa bàn xã có rất nhiều hồ đập thủy lợi các loại, tạo nên khả năng cung cấp nước đáp ứng nhu cầu trong sử dụng nông nghiệp và sinh hoạt…

d Nguồn tài nguyên

-Tài nguyên đất:

Huyện Tĩnh Gia có diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, hiện đang được

sử dụng vào các mục đích như sau:

Đất nông nghiệp: 26.015,9ha

Đất phi nông nghiệp: 12.165,19ha

Đất chưa sử dụng: 7.647,57ha

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại đất đai huyện Tĩnh Gia năm 2019

%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Trang 25

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2019

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.149,79

2.6 Đất sử dụng cho mục đích tôn giáo 1,64

Nguồn: Địa chí huyện Tĩnh Gia năm 2019

-Tài nguyên rừng:

+Đến thời điểm năm 2019, toàn huyện có 14.297,40ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên có 3.875,69ha, rừng trồng là 10.421,71ha, độ che phủ

Trang 26

rừng đạt 28,6% Chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là gỗ phức tạp như: trám, dẻ… và cây bản địa

+ Tĩnh Gia thuộc loại rừng phòng hộ, động vật quý hiếm hầu như không còn Tuy nhiên, với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư, khai thác hợp lý thì lâm nghiệp sẽ là một trong những ngành không chỉ có ý nghĩa về kinh tế của huyện trong những năm tới mà còn có ý nghĩa đối với môi trường, môi sinh

-Tài nguyên nước:

Nước phục vụ sản xuất cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện được lấy từ hai nguồn chủ yếu:

+ Nguồn nước mặt: được khai thác sử dụng từ các từ sông, ngòi, ao, hồ

có trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống thủy nông như hồ Yên Mỹ…Mạng lưới ao,

hồ khá dày đặc, đây là nguồn nước cung cấp, dự trữ nước khi mực nước các con sông xuống thấp, nhất là vào mùa khô

+ Nguồn nước ngầm: Huyện Tĩnh Gia nằm trong dải nước ngầm đồng bằng ven biển Thanh Hóa có bề dày từ 10 – 100m

Nguồn nước ở huyện Tĩnh Gia tính đến nay có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng khi khu công nghiệp Nghi Sơn phát triển mạnh, các cơ sở công nghiệp lớn ra đời và các đô thị phát triển thì cần phải có nguồn nước từ nơi khác về, nhất là nguồn nước cấp từ các con sông suối ở các huyện phía Tây Thanh Hóa

-Tài nguyên sinh vật:

+Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Hymalaya, Hoa Nam, Ấn Độ - Myanma, Malayxia – Indonexia và sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau nên thực vật ở đây đa dạng và phong phú như: các loài cây họ đậu, họ dầu, họ xoan, … ngoài

ra còn có các loài gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, trầm hương…

Trang 27

+ Đông vật: rất phong phú và đa dạng, có một số loài đã được ghi vào sách Đỏ gồm: nhóm thú Vọoc mông trắng, Vọoc má, Vọoc đen tuyền, Gấu đen, Gấu ngựa, Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ…

-Tài nguyên khoáng sản:

Trên toàn bộ huyện Tĩnh Gia hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và chất lượng hạn chế Chủ yếu là một số loại như cát, sỏi, đá vội… Vùng ven biển có cát biển, cát đen chứa titan, cát xây dựng, cát thủy tinh

- Tài nguyên biển:

Huyện Tĩnh Gia có 42km bờ biển, trên đó có 3 cửa lạch: Lạch ghép, Lạch Bạng và Lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triền hàng nghìn ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản mặn – lợ

3.1.2 Đặc điểm KTXH

a Cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây, Tĩnh Gia rất chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển Theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh, Tĩnh Gia sẽ hướng tới thành lập thị xã trên cơ sở phạm vi toàn bộ huyện, với diện tích trên 45.500 ha Để thực hiện mục tiêu này, huyện Tĩnh Gia đã đẩy công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng

đô thị

Là huyện có khu kinh tế Nghi Sơn nên những năm qua hạ tầng cơ sở của huyện Tĩnh Gia đã được đầu tư nâng cấp với nhiều dự án quy mô lớn Tuy nhiên những xã nằm ngoài khu kinh tế, hạ tầng cơ sở còn chưa đáp ứng được

so với mục tiêu đô thị, như tỷ lệ đất xây dựng khu công trình công cộng, mật

độ đường giao thông còn thấp

Để khắc phục hạn chế này, cùng với các dự án đầu tư của tỉnh, huyện Tĩnh Gia đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, bệnh viện, trạm y tế, huy động các nguồn vốn để xây dựng nâng cấp mở rộng các tuyến đường Chỉ tính riêng trong năm 2019 đã có 105 dự án cấp huyện, cấp xã được triển khi với tổng vốn đầu tư hơn 441 tỉ đồng

Trang 28

Huyện Tĩnh Gia cũng chú trọng tới công tác quản lý quy hoạch Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung đô thị Tĩnh Gia, huyện đã tổ chức lập các quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đô thị mới Đây là cơ sở quản lý quy hoahcj và thực hiện các dự án đầu tư Hiện nay có 11 dự án phát triển nhà ở đã được phê duyệt quy hoạch đang triển khai trên địa bàn huyện

Hiện nay huyện Tĩnh Gia đã đáp ứng hầu hết các tiêu chí đô thị Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định công nhận huyện Tĩnh Gia đạt chuẩn đô thị loại 4 Đây là tiền đề quan trọng để thành lập thị xã Tĩnh Gia Huyện Tĩnh Gia đang phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ

và đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn thành đề án thành lập thị xã Sau khi được thành lập thị xã Tĩnh Gia sẽ đóng góp thêm 7% cho tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2021 tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa đạt 35% trở lên

b Nông - Lâm nghiệp – Thủy sản

Năm 2019, phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 8,21% (không tính KKT Nghi Sơn) Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2,27%, công nghiệp – xây dựng 6,73%, dịch vụ 9,93% Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 20,7%; công nghiệp xây dựng 59,7%, dịch vụ 19,6%.Trong đó đôi với nông nghiệp:

+Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng 19,06ha, đạt 92,5% kế hoạch (KH) Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 54.353 tấn

+Chăn nuôi: đàn trâu bò 22.380 con, tăng 1,9% kế hoạch tỉnh giao, tăng 11,2% kế hoạch Hội đồng nhân dân (KHHĐND) huyện giao Năm 2019 dịch

tả lợn Châu Phi ảnh hưởng đến 769 hộ chăn nuôi tại 134 thôn của 29 xã, tổng

số lợn bị tiêu hủy là 7.289 con UBND đã kịp thời chỉ đạo công tác phòng ngừa dịch bệnh

Ngành nông nghiệp cũng chỉ ra một số tồn tại trong sản xuất nông nghiệp

2019 là: chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa còn hạn chế, tích tụ ruộng đất nông nghiệp còn chậm, thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào nông nghiệp còn hạn chế…

Trang 29

Về lâm nghiệp: trồng mới được 315ha rừng sản xuất đạt 73,6% kế hoạch 82% cùng kỳ (CK), chỉ đạo các xã, đơn vị thực hiện, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo việc trực phòng cháy, chữa cháy rừng Tổng diện tích rừng được bảo

vệ 15.852,89ha bằng 100 kế hoạch Tổ chức thành công 1 Lễ phát động trồng rừng cây xuân Kỷ Hợi năm 2019

Về thủy sản: sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 36.349 tấn, tăng 13,5%KH HĐND huyện giao, tăng 11,7%CK, trong đó sản lượng khai thác đạt 33.772 tấn , tăng 12,5%KH HĐND huyện giao cho Tổng lượng tàu cá toàn huyện là 2.363 tàu

Với năm 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6,9% (không tính Khu kinh tế Nghi Sơn) Trong đó, Nông lâm nghiệp thủy sản giảm 2,59%, Công nghiệp xây dựng tăng 66,89%, Dịch vụ tăng 25% Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 3,5%, công nghiệp – xây dựng chiếm 88,6%, ngành dịch vụ chiếm 7,9% (cơ cấu ngành dịch vụ thấp do giá trị công nghiệp xây dựng chiếm

tỷ trọng cao

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kinh tế ngành huyện Tĩnh Gia năm 2019

c Thương mại - Du lịch – Dịch vụ

 Dịch vụ

Tốc độ tang trưởng ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú Công tác quản

lý thị trường chống hàng giả, gian lận được thực hiện có hiệu quả, tổ chức kiểm

ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp xây dựng

dịch vụ

Trang 30

tra 147 vụ, kết quả: chấp hành tốt 33 cơ sở, xử lý vi phạm 114 vụ, trong đó hàng cấm 02 vụ, hàng giả 02 vụ Công tác chuyển đổi mô hình chợ năm 2019

đã hoàn thành chợ Chào xã Thanh Sơn, chợ Các Sơn Lập quy hoạch xây dựng 1/500 Chợ Trúc; khởi công xây dựng chợ Còng – Thị trấn

 Thương mại

Từ khi xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn đến nay, hoạt động thương mại của huyện không ngừng được mở rộng cả về quy mô, số lượng lần loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là tại khu vực trung tâm huyện Ngoài ra, hoạt động thương mại dịch vụ cũng bắt đầu nhộn nhịp tại trung tâm các xã, các điểm dân

cứ đông đúc Hoạt động thương mại chủ yếu là mua bán, kinh doanh các mặt hàng nông sản như ngô, khoai, sắn; các nguyên liệu đầu tư vào như phân bón, xăng dầu, công cụ sản xuất và các mặt hàng gia dụng phục vụ đời sống nhân dân Huyện tập trung phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, tổ chức sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ gắn với quy hoạch phát triển đô thị Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ trên địa bàn Nhờ quan tâm, triển khai thực hiện các giải pháp nên hiện trên địa bàn huyện đã phát triển được hơn 200 doanh nghiệp, hơn 2.000 cơ sở kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại đáng chú ý

Trên địa bàn huyện đã hình thành một số trung tâm thương mại lớn, phục

vụ nhu cầu cho nhân dân trong huyện và du khách như: Siêu thị A&S tại thị trấn Còng của Công ty CP Thương mại, dịch vụ Cửa Bang Trung tâm thương mại Vincom+, tại xã Nguyên Bình Được biết trung tâm có nhiều dịch vụ và tiện ích phong phú, các trung tâm thương mai đem lại lợi ích kinh tế cao Tuy nhiên, các dự án đầu tư thương mại trên địa bàn có quy mô lớn còn ít, đa phần vẫn là các điểm kinh doanh mang tính cá nhân, nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu

sự liên kết và đầu tư đồng bộ Do vậy huyện đang tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển thương mại trên địa bàn theo hướng đồng bộ, hiện đại

Trang 31

Gian lận thương mại 65 vụ, vi phạm 19 vụ, vi phạm khác 26 vụ, xử lý vi phạm hành chính 172,250.000 đồng

 Du lịch

Từ năm 2015 đến nay, tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo khách tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là Khu du lịch nghỉ mát Hải Hòa, và Khu dịch sinh thái đảo Nghi Sơn Các khu, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện cũng được xúc tiến, kêu gọi nhiều dự án như: Khu

du lịch sinh thái biển Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Ninh, khu du lịch hồ Hao Hao – chùa Am Các…

Cũng từ năm 2015 đến nay, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển du lịch đặc biệt được huyện quan tâm, chú trọng Đến nay tổng kinh phí đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn là 24,7 tỷ đồng

Về công tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch, tính đến tháng 5/2018, tính ra có 43 dự án du lịch, trong đó có 1 dự án đã hoàn thành, 42 dự án đang triển khai và được chấp thuận đầu tư thực hiện

Bên cạnh việc quan tâm đầu tư phát triển các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển, hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; khuyến khích thực hiện đầu tư các dự án

du lịch đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư… chính quyền địa phương cũng quan tâm đến việc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; bảo tông và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch; chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm về giá cá dịch vụ, vệ sinh môi trường, an toàn thưc phẩm, an ninh trậd Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng ưu đãi và phát triển Sản xuất của ngành tiếp tục duy trì đạt tốc độ tăng trưởng cao Cơ

sở hạ tầng đầu tư phát triển, công nghiệp được quan tâm; trên địa bàn các xã các ngành nghề mới như đan lát, làm rổ rá… đã đem lại thu nhập cho người dân trên địa bàn Tuy nhiên các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế

Trang 32

e Giáo dục – Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục của huyện Tĩnh Gia trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ.Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp ngày càng tăng,

tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm, mạng lưới trường lớp được các ngành chức năng đầu tư phát triển Chủ trương xã hội hóa giáo dục các cấp ủy Đảng chính quyền, đoàn thể và nhân dân quan tâm đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển

f Y tế

Năm 2018, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tĩnh Gia có biên chế tổng cộng 209 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó tại trung tâm: 3 bệnh viện, 40 các trạm y tế xã Vượt qua sự khó khăn, thử thách, được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế Thanh Hóa, Huyện ủy, UBND huyện Tĩnh Gia và các cơ quan ban ngành, với sự cố gắng nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, TTYT huyện Tĩnh Gia đã đoàn kết đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch năm 2018

Bên cạnh những kết quả đạt được, TTYT huyện vẫn còn một số hạn chế, bật cập cần khắc phục như chất lượng hoạt động một số trạm y tế vẫn còn thấp, công tác khám chữa bệnh, thanh quyết toán bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã, công tác đảm bảo6 vệ sinh môi trường thu gom, xử lý rác thải còn nhiều khó khăn, bất cập, nhân lực y tế còn thiếu sót về số lượng và chủng loại, kinh phí đầu tư cho hoạt động dự phòng còn hạn hẹp…Tuy nhiên, những thành quả của TTYT huyện đạt được trong năm 2019 là khá toàn diện và rất đáng trân trọng đã góp phần cùng Ngành Y tế huyện thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, xây dựng con người phát triển toàn diện, thúc đẩy nền KTXH phát triển mạnh mẽ trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV đề ra

g Dân số

Huyện Tĩnh Gia có dân số 214.420 người (2018), 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 30 xã, 1 thị trấn Qua rà soát thực trạng đơn vị hành chính,

Trang 33

huyện Tĩnh Gia còn 30 xã, thị trấn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, 21 xã chưa đạt tiêu chuẩn về quy mô, dân số, trong đó có 2 xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn

về diện tích và quy mô

Cơ cấu dân số theo dân tộc của huyện có các thành phần dân tộc khác nhưng chiếm đa số là dân tộc Kinh, nhất là các vùng đồng bằng và vùng ven biển

Dân số đông, có sự chênh lệch về giới tính, nam nhiều hơn nữ

h Lao động – việc làm

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng Kết cấu dân cư theo lao động và nghề nghiệp, một mặt phụ thuộc vào lứa tuổi, mặt khác phụ thuộc vào kinh tế mà trình độ kỹ thuật và tổ chức hệ thống kinh tế xã hội từng thời kì tạo ra Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến

60 tuổi của huyện Tĩnh Gia năm 2018 chiếm 64,9% tổng dân số Với xu thể bổ sung nguồn lao động của huyện trong mức tăng tự nhiên ổn định thì có thể cho rằng mỗi năm nguồn dân cư trong độ tuổi lao động của Tĩnh Gia chiếm khoảng 60% – 65% tổng số dân của huyện hàng năm

Năm 2018, lao động trong ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 76,27% tổng số lao động; lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chiếm 7,12% tổng số lao động; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 15,74% tổng số lao động Năm 2019, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 88,26% tổng số lao động

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, là điều kiện thuận thuận lơi trong phát triển KTXH, nhưng số lao động qua đào có trình độ chuyên môn còn chưa được cao Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, có thể đáp ứng được nhu cầu lao động có tay nghề trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

i Thu thập và mức sống

Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, đời sống của nhân dân đang ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua từng năm

Trang 34

Những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí… đáp ứng ngày càng tốt hơn Tỷ lệ số hộ trên địa bàn huyện có tivi, xe máy ngày càng tăng cao Hiện 85% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ được sử dụng nước sạch ngày càng tăng Chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực Đến cuối năm 2018, toàn huyện không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 37,53%

Bên cạnh những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, Tĩnh Gia vẫn còn những hạn chế và thách thức không nhỏ: Cũng như nhiều địa phương trong tỉnh, ý thức bảo vệ rừng của một bộ phận dân cư chưa cao, điều này đặt ra cho công tác QLBVR phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn – phát triển – môi trường huyện nhà

3.1.3 Nguồn nhân lực

a.Dân số toàn huyện hiện có 214.420 người (2018), với mật độ dân số trung bình là 474 người/km2, trong đó dân số đang trong độ tuổi lao động là 64,9% tổng dân số của huyện, lao động trong ngành kinh tế là109.568 người Tỷ lệ nam 50,29%, tỷ lệ nữ 49,71% (2018), như vậy tỷ lệ nam nhiều hơn tỷ lệ nữ

-Với số lượng lao động nhiều, dồi dào đem lại nhiều thuận lợi đối với kinh tế xã hội, đặc biệt là các ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thị trường tiêu thụ lớn thúc đẩy sản xuất phát triển; thể hiện sự đoàn kết giữa các xã trên toàn huyện phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế xã hội xây dựng đất nước Sự phát triển của huyện hiện nay yêu cầu cần phải có lực lượng lao động nhiều

Tĩnh Gia là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà đặc biệt là ruộng đất trũng, độ phì thấp, nên đòi hỏi rất nhiều sức lao động Mặt khác, nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư trong tỉnh dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp nên dân cứ sống tập trung ở vùng nông thôn

Bên cạnh những thuận về dân số cũng như số lao động trện địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn lớn về sức ép về lao động lớn, tỷ lệ nam nữ không

Trang 35

đồng đều làm chênh lệch về lao động, giới tính trong các ngành kinh tế từ đó ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện

Lao động nhiều tạo cơ hội cho việc thu hút vốn đầu tư ở rộng phát triển các ngành nghề trên địa bàn huyện; mở rộng thị trường lớn thúc đẩy kinh tế phát triển; Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân toàn huyện

Bên cạnh cơ hội huyện còn một số thách như khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người dân; kiểm soát lao động trong các ngành nghề, các vẫn đề trong xã hội diễn biến phức tạp…

-Trình độ của huyện Tĩnh Gia có phản ánh qua số liệu trình độ học sinh các cấp, tỷ lệ biết chữ của dân cư, trình độ văn hóa của công nhân viên chức, doanh nghiệp, trình độ tay nghề của các cán bộ và công nhân kỹ thuật ở các ngành nghê kinh tế và dịch vụ Phần lớn lao động trên địa bàn huyện đều có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp trung học phổ thông

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật đạt khoảng 19 – 20% Đây là mức thấp hơn so với các huyện nông nghiệp Phần lớn lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đều phải trải qua đào tạo Trong những năm gần đây, tỷ

lệ lãnh đạo chuyên môn trong các xã được đào tạo tăng lên rất nhanh Lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề cao đang được đào tạo, bổ sung ngày càng nhiều

Đó là kết quả của sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đầy đủ của Đảng bộvà chính quyền huyện Tĩnh Gia đối với vấn đề nâng cao chất lượng cho người lao động trên địa bàn huyện Đồng thời, đây là nguồn lực rất quan trọng trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa huyện Tĩnh Gia

* Khó khăn trong trình độ lao như: lao động có trình độ tay nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông; nhiều lao động chưa qua đào tạo; năng suất lao động còn thấp, chuyển biến chậm; đời sống của nhân dân văn gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động thấp, từ đó ảnh hưởng tới phát triển kinh

tế toàn huyện cũng như xã hội; lao động có việc làm sau khi học đại học ra

Ngày đăng: 06/07/2021, 22:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w