CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
3.3.1. Quan điểm phát triển
1. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, giữ vững trật tự an ninh chính trị và trật tự môi trường an toàn xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững
-Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển KT – XH đến năm 2030 phù hợp Chiến lược phát triển KTXH chung của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm nâng cao một bước đời sống của nhân dân. Xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội theo quy hoạch, kế hoạch, vận hành theo cơ chế thị trường nhằm phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên, nhân lực trong thế bền vững, tạo bước phát triển chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, xây dựng thương mại, dịch vụ và du lịch.
- Đề cao tinh thần tự chủ, coi nội lực là nhân tố quyết định cho việc phát triển kinh tế ổn định và bền vững, kết hợp mở rộng thu hút các nguồn lực bên ngoài để tranh thủ vốn và tiến bộ công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy tối đa nguồn vốn trong dân, có các chính sách hấp dẫn, tạo môi trường đầu tư thật sự thông thoáng thu hút các nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh.
- Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc, xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế sự chênh lệch quá xa của các tầng lớp dân cư.
Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương với mức thu nhập bình quân của vùng Thanh Hóa và cả nước.
- Phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng phát triển chống thiên tai và dịch bệnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo
vệ an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2. Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là giáo dục đào tạo, nâng cao đời sống dân trí, thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện: Đức trí thể mỹ và chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ chủ doanh nghiệp, chủ trang trại. Sử dụng nguồn lao động tại chỗ, giải quyết việc làm, làm tốt công tác định canh định cư cho đồng bào dân tộc tại chỗ và quy hoạch các điểm dân cư mới phục vụ nhu cầu nhân dân và nhân dân trong tương lai.
- Có chính sách thu hút nguồn lao động có trình độ từ bên ngoài, để đáp ứng yêu cầu phát triển.
3. Khai thác và phát huy lợi thế đặc thù của huyện biên giới một cách tốt nhất.
- Là một huyện mới bước đầu có sự đổi mới trong tác phát triển. Phát triển KT – XH phải dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực hiện có: tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực để lựa chọn phương hướng phát triển, phương án đầu tư, quy mô đầu tư và trình độ công nghệ phù hợp.
- Tích cực chủ động tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, thu hút các nguồn lực bên ngoài nhằm đưa Tĩnh Gia phát triển cao và bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị, trung tâm cụm xã, trên địa bàn huyện tạo ra vùng động lực là hạt nhân để phát triển đến các vùng nông thôn, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sự chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, đồng thời bố trí hợp lý, nền kinh tế của huyện theo vùng và lãnh thổ nhằm phát huy sức mạnh tối đa cuả từng tiểu vùng.
- Quy hoạch thi trấn thành đô thị sinh thái, tạo được lợi thế riêng, có sức hút mới để thu hút các nhà đầu tư nói chung và ngành du lịch nói riêng, nhất là du lịch sinh thái, văn hóa dân tộc Kinh; tập trung đầu tư kỹ thuật cao trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Trồng rừng vành đai kết hợp phòng hộ với kinh tế, tạo lá phổi xanh xung quanh thị trấn trung tâm huyện.
4. Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh.
- Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào các lĩnh vực: Dịch vụ, sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú ý phát triển công nghiệp chế biến nông lâm với công nghệ tiến bộ, ứng dụng các loại giống mới để phát triển nông lâm nghiệp toàn diện.