CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp với huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Nam: giáp với huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.
- Phía Đông: giáp Vinh Bắc Bộ.
- Phía Tây: giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hóa.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống đông nam và được chia làm 3 tiểu vùng:
- Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã phía tây và tây bắc, vùng có địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực đồng bằng với nhiều sông rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lương thực thực phẩm…
- Vùng ven biển: Bao gồm các xã phía đông quốc gia 1A như Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Nghi Sơn… địa hình thấp có xu hướng nghiêng ra biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Gồm các các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao,được bao trùm bởi một dãy núi chạy dài tạo nên địa hình dạng bán sơn địa rõ nét. Từ đó có thể sử dụng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản...
c. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu:
Tĩnh Gia mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,theo trắc quan nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C, nhiệt độ cao 410C (mùa hè), nhiệt độ có thể hạ thấp
xuống 50C ở vùng núi kèm theo sương giá, sương muối (vào mùa đông).Lượng mưa trung bình năm là 17000mn. Độ ẩm không khí trung bình là 80%.
-Thủy văn:
Tài nguyên nước khá phong phú.Có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: Sông Kênh Than, sông Ghép… và các con suối nhỏ nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của các bộ phận dân cư
Huyện Tĩnh Gia vùng ảnh hưởng triều, chế độ nhật triều không đều, hàng tháng vẫn có mấy ngày bán nhật triều, đỉnh triều giao động trung bình từ 0,6m đến 1,5m.
Điều kiện địa hình huyện khá thuận lợi cho xây dựng hồ thủy lợi nên trên địa bàn xã có rất nhiều hồ đập thủy lợi các loại, tạo nên khả năng cung cấp nước đáp ứng nhu cầu trong sử dụng nông nghiệp và sinh hoạt…
d. Nguồn tài nguyên -Tài nguyên đất:
Huyện Tĩnh Gia có diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, hiện đang được sử dụng vào các mục đích như sau:
Đất nông nghiệp: 26.015,9ha Đất phi nông nghiệp: 12.165,19ha Đất chưa sử dụng: 7.647,57ha
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các loại đất đai huyện Tĩnh Gia năm 2019
%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2019
Đơn vị: ha
STT Tổng diện tích tự nhiên 45.828,66
1 Đất nông nghiệp 26.015,9
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.728,81
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.963,98
1.1.1.1 Đất trồng lúa 6.963,76
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1,64 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.999,76
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 760,83
1.2 Đất lâm nghiệp 14.253,69
1.2.1 Đất rừng sản xuất 4.405,94
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9.847,75
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 793,19
1.4 Đất làm muối 241,71
1.5 Đất nông nghiệp khác 2,50
2 Đất phi nông nghiệp 12.165,19
2.1 Đất ở 3.695,07
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 3.653,65
2.1.2 Đất ở tại đô thị 41,42
2.2 Đất chuyên dùng 5.843,13
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 53,65
2.2.2 Đất quốc phòng 638,22
2.2.3 Đất an ninh 1,17
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp 1.598,30
2.2.5 Đất có mục đích cộng 3.551,79
2.3 Đất kênh mương, ao hồ, sông suối,Đất tôn giáo, tín ngưỡng
14,49
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 461,07
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.149,79 2.6 Đất sử dụng cho mục đích tôn giáo 1,64
3 Đất chưa sử dụng 7.647,57
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.082
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 4.905,82
3.3 Núi đá không có rừng cây 659,75
Nguồn: Địa chí huyện Tĩnh Gia năm 2019 -Tài nguyên rừng:
+Đến thời điểm năm 2019, toàn huyện có 14.297,40ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên có 3.875,69ha, rừng trồng là 10.421,71ha, độ che phủ
rừng đạt 28,6%. Chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là gỗ phức tạp như: trám, dẻ… và cây bản địa.
+ Tĩnh Gia thuộc loại rừng phòng hộ, động vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên, với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư, khai thác hợp lý thì lâm nghiệp sẽ là một trong những ngành không chỉ có ý nghĩa về kinh tế của huyện trong những năm tới mà còn có ý nghĩa đối với môi trường, môi sinh.
-Tài nguyên nước:
Nước phục vụ sản xuất cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện được lấy từ hai nguồn chủ yếu:
+ Nguồn nước mặt: được khai thác sử dụng từ các từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống thủy nông như hồ Yên Mỹ…Mạng lưới ao, hồ khá dày đặc, đây là nguồn nước cung cấp, dự trữ nước khi mực nước các con sông xuống thấp, nhất là vào mùa khô
+ Nguồn nước ngầm: Huyện Tĩnh Gia nằm trong dải nước ngầm đồng bằng ven biển Thanh Hóa có bề dày từ 10 – 100m.
Nguồn nước ở huyện Tĩnh Gia tính đến nay có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng khi khu công nghiệp Nghi Sơn phát triển mạnh, các cơ sở công nghiệp lớn ra đời và các đô thị phát triển thì cần phải có nguồn nước từ nơi khác về, nhất là nguồn nước cấp từ các con sông suối ở các huyện phía Tây Thanh Hóa
-Tài nguyên sinh vật:
+Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Hymalaya, Hoa Nam, Ấn Độ - Myanma, Malayxia – Indonexia và sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau nên thực vật ở đây đa dạng và phong phú như: các loài cây họ đậu, họ dầu, họ xoan, … ngoài ra còn có các loài gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, trầm hương…
+ Đông vật: rất phong phú và đa dạng, có một số loài đã được ghi vào sách Đỏ gồm: nhóm thú Vọoc mông trắng, Vọoc má, Vọoc đen tuyền, Gấu đen, Gấu ngựa, Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ…
-Tài nguyên khoáng sản:
Trên toàn bộ huyện Tĩnh Gia hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và chất lượng hạn chế. Chủ yếu là một số loại như cát, sỏi, đá vội…
Vùng ven biển có cát biển, cát đen chứa titan, cát xây dựng, cát thủy tinh.
- Tài nguyên biển:
Huyện Tĩnh Gia có 42km bờ biển, trên đó có 3 cửa lạch: Lạch ghép, Lạch Bạng và Lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triền hàng nghìn ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản mặn – lợ.