1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN THƯ LƯU TRỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

82 603 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,36 MB
File đính kèm PHỤ LỤC 1.rar (49 KB)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ 10 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của học chế tín chỉ 10 1.2. Các khái niệm cơ bản 13 1.2.1. Khái niệm học chế tín chỉ 13 1.2.2. Các khái niệm cơ bản khác 18 1.3. Đặc điểm của hệ thống tín chỉ 22 1.4. Ưu thế và khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 26 1.4.1. Ưu thế của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 26 1.4.2. Khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 29 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA KHOA VĂN THƯLƯU TRỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 31 2.1. Chủ trương về chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 31 2.1.1. Chủ trương của Nhà trường và Khoa Văn thư – Lưu trữ 31 2.1.2. Chủ trương của Khoa Văn thư – Lưu trữ 34 2.2. Tổ chức giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ 35 2.2.1. Tổ chức giảng dạy 35 2.2.2. Tổ chức học tập 45 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TỈN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHAO VĂN THƯ – LƯU TRỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 55 3.1. Nhận xét 55 3.1.1. Ưu điểm 55 3.1.2. Hạn chế 58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo học chế tín chỉ của Khoa Văn thư – Lưu trữ, trường Đại học Nội vụ Hà Nội 60 3.2.1. Đối với sinh viên 60 3.2.2. Đối với giảng viên 65 3.2.3. Đối với Khoa và Nhà trường 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 79

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN THƯ – LƯU TRỮ

*********

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO

HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : ThS Đỗ Thu Hiền

Nhóm sinh viên thực hiện : ĐH.LTH 13C

Hà Nội - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ 10

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của học chế tín chỉ 10

1.2 Các khái niệm cơ bản 13

1.2.1 Khái niệm học chế tín chỉ 13

1.2.2 Các khái niệm cơ bản khác 18

1.3 Đặc điểm của hệ thống tín chỉ 22

1.4 Ưu thế và khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 26

1.4.1 Ưu thế của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 26

1.4.2 Khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế 29

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA KHOA VĂN THƯ-LƯU TRỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 31

2.1 Chủ trương về chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 31

2.1.1 Chủ trương của Nhà trường và Khoa Văn thư – Lưu trữ 31

2.1.2 Chủ trương của Khoa Văn thư – Lưu trữ 34

2.2 Tổ chức giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ 35

2.2.1 Tổ chức giảng dạy 35

2.2.2 Tổ chức học tập 45

Trang 3

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TỈN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHAO VĂN THƯ – LƯU TRỮ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 55

3.1 Nhận xét 55

3.1.1 Ưu điểm 55

3.1.2 Hạn chế 58

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo học chế tín chỉ của Khoa Văn thư – Lưu trữ, trường Đại học Nội vụ Hà Nội 60

3.2.1 Đối với sinh viên 60

3.2.2 Đối với giảng viên 65

3.2.3 Đối với Khoa và Nhà trường 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 4

Từ năm 1993, một số trường đại học ở nước ta đã bước đầu thực hiệnchuyển đổi việc đào tạo từ hình thức niên chế sang hình thức hệ thống tín chỉ

và có được những kết quả nhất định Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học ViệtNam giai đoạn 2006-2020 đã chỉ ra nhiệm vụ đổi mới nội dung, phươngpháp và quá trình đào tạo đại học, trong đó đổi mới đào tạo phải đạt được ba

mục tiêu: “Trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học, Đồng thời xây dựng và thực hiện lộ trìnhchuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ngoài nước".

Thực hiện Nghị quyết trên, giai đoạn đầu Trường Đạic học Nội vụ HàNội thực hiện việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, bắt đầu ápdụng từ năm học 2014 – 2015 Việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ còn rấtmới mẻ đối với giảng viên và sinh viên của trường, nhiều vấn đề mới cần phảiđược xác định để nâng cao chất lượng đào tạo Sau 1 kỳ học áp dụng mô hìnhnày, kết quả ban đầu cho thấy chất lượng học tập của sinh viên học theo tín

Trang 5

chỉ chưa đạt được như mong đợi mặc dù đây là hình thức đào tạo có nhiều ưuđiểm vượt trội so với hình thức đào tạo niên chế Do đó, một câu hỏi lớn đặt

ra là: “Làm thế nào để dạy – học theo tín chỉ cho hiệu quả ?”

Phần lớn sinh viên tỏ ra háo hức với mô hình dạy học mới này trong khi

đó số khác lại tỏ ra tiếc nuối mô hình cũ - dạy và học theo niên chế Khôngphải vì mô hình cũ tạo hứng thú và hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lý do hết

sức đơn giản: họ ngại thay đổi và muốn duy trì thói quen học - thi - trả bài từ

bao lâu nay Bên cạnh đó, nhiều giảng viên cũng chưa thích ứng được vớicường độ và tính chất của hình thức giảng dạy mới này Vì vậy, trước tiên đàotạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải thực sự bứt phá,

có ý thức thay đổi để thoát khỏi những thói quen cũ và chuyển nhịp kịp thờivới bước tiến mới của giáo dục Nhận thức được những khó khăn, hạn chếtrong phương pháp học tập và giảng dạy cũng như trong phương pháp quản lý

đào tạo, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập

theo học chế tín chỉ của sinh viên khoa Văn thư – Lưu trữ, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học của người học năm 2015.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

* Tình hình nghiên cứu trong nước:

Phương thức đào tạo tín chỉ được xem là bước tiến mới trong đổi mới hệthống giáo dục thế giới Sau khi hệ thống đào tạo tín chỉ được ra đời ở trườngđại học Harvard, Hoa Kỳ năm 1872, và lan rộng sang các nước khác, đầu tiên

là các nước Tây Âu và sau đó là toàn thế giới thì các đề tài nghiên cứu khoahọc về cách thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cùng những giải pháp đểphương thức đào tạo này đạt hiệu quả dần dần xuất hiện Và Việt Nam cũngkhông ngoại lệ, đề bắt kịp nền giáo dục tiến tiến của thế giới, từ năm 2001,

Bộ giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng trong cảnước phải hoàn thiện chương trình đào tạo mới này để thay thế cho hình thứcđào tạo theo niên chế hiện nay Trong hơn 10 năm tiến hành đổi mới hệ thốnggiáo dục, Bộ cũng như các trường đại học đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo

Trang 6

thảo luận về vấn đề đổi mới phương thức đào tạo tín chỉ cũng như nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ mang lại các giải phápnâng cao chất lượng học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ như:

 GS Lâm Quang Thiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006) “Về việc ápdụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam” đã chỉ ra những đặc điểm,

ưu, nhược điểm và cách khắc phục của phương thức đào tạo theo hệ thống tínchỉ, đồng thời chỉ ra thực trạng đào tạo tín chỉ ở Việt Nam

 Nguyễn Công Danh (2008) “Những khó khăn của việc đào tạo theo hệthống tín chỉ” đã đưa ra được những khó khăn còn tồn tại trong đào tạo theo

hệ thống tín chỉ nước ta từ vấn đề quản lý đào tạo đến giảng dạy của giảngviên và sinh viên Lê Quang Sơn với “Những vấn đề của quản lý đào tạo theohọc chế tín chỉ ở Việt Nam” cũng đã chỉ rõ những vấn đề còn vướng mắctrong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta

 Dương Hiếu Đấu (2008) “Đổi mới phương pháp dạy học theo hệ thốngtín chỉ là bước phát triển tất yếu của giáo dục Việt Nam” hay PGS.TS TrầnKhánh Đức, Viện Sư phạm kỹ thuật – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (2013)

“Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo” Đổi mới theo phươngpháp dạy học theo hệ thống tín chỉ là bước phát triển mạnh mẽ trong nền giáodục toàn thế giới do đó đây cũng là bước phát triển tất yếu của giáo dục ViệtNam Để hiểu rõ hơn về phương thức đào tạo này GS Lâm Quang Thiệp(2010) cũng có bài viết “Về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả họctập trong hệ thống tín chỉ” giúp ích rất nhiều cho các cán bộ giảng viên cũngnhư sinh viên trong cả nước

 PGS-TS Trần Thanh Ái, Đại học Cần thơ (2010) “Đào tạo theo hệthống tín chỉ: các nguyên lý, thực trạng và giải pháp”, tham luận tại Hội nghịtoàn quốc tổ chức tại Đại học Sài Gòn; TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiêncứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm TPHCM “Đào tạo hệ thống tín chỉ:Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam”; PGS.TS Hoàng Văn Vân

“Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất, và những hàm ý cho

Trang 7

phương pháp giảng dạy – học ở bậc đại học” đều là các nghiên cứu về lịch sử,bản chất của học chế tín chỉ của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêngđồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện, nâng cao hiệuquả khi thực hiện phương thức đào tạo tín chỉ tại Việt Nam.

 Vũ Đình Bảy (2010), “Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới phươngpháp dạy học phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở cáctrường đại học hiện nay” hay “Bàn luận về công tác giảng dạy và nghiên cứukhoa học của giáo viên” của Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Sưphạm Tự nhiên đều là các công trình nghiên cứu khoa học có đóng góp quantrọng trong vấn đề nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi sang phương thứcđào tạo theo hệ thống tín chỉ

 Diệp Ngọc Dũng (2010) “Một số tồn tại trong quá trình chuyển đổisang đào tạo theo hệ thống tín chỉ”

 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mai Hương (2011) “Quản lý quá trình dạy

và học theo học chế tín chỉ trong các trường dại học ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay” Luận văn đã nghiên cứu các đặc trưng của học chế tín chỉ vàmột số yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình dạy và học theo phương thức đàitạo này; phân tích đánh giá thực trạng về quản lý các thành tố của quá trìnhdạy và học theo học chế tín chỉ, đồng thời xác định một số rào cản thường gặpkhi chuyển đổi sang phương thức đào tạo này; kết hợp với đề xuất các biệnpháp quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đạihọc của Việt Nam giai đoạn hiện nay Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đồng

bộ và triệt để các biện pháp quản lý quá trình dạy học thích ứng với các đặcđiểm của học chế tín chỉ bậc đại học sẽ tháo gỡ được các rào cản và tăng themđộng lực trong quá trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ, góp phần triển khaithành công phương thức đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học của ViệtNam trong giai đoạn hiện nay

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Mai Hương còn có một số công trình nghiêncứu khoa học khác được công bố trước đó liên quan đến đổi mới và biện

Trang 8

pháp nâng cao đào tạo tín chỉ một cách có hiệu quả trong phương thức đàotạo tín chỉ của Việt Nam bao gồm: Nguyễn Mai Hương (2005), “Cải tiếnphương pháp học tập của sinh viên - yếu tố quan trọng để triển khai đổi mới

phương pháp giảng dạy ở đại học”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, Viện Chiến

lược và Chương trình Giáo dục, số 3 (75), tháng 3/ 2005.Tôn Quang Cường,Nguyễn Mai Hương (2008), “Vận dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy

học phù hợp với dạy học theo tín chỉ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện

Chiến lược và Chương trình Giáo dục, số 29, tháng 2/2008.Nguyễn MaiHương, (2009), “Các điều kiện cần và đủ để triển khai đào theo học chế tín

chỉ ở bậc đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Chiến lược và Chương

trình Giáo dục, số 43 +44, tháng 4 + 5 /2009.Nguyễn Mai Hương, (2009),

“Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục, số 219, kỳ 1, tháng 8/2009.Nguyễn Mai Hương(2010), “Một số vấn đề kỹ thuật trong việc triển khai học chế tín chỉ ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số 245, kỳ 1, tháng 9/2010.

Bên cạnh đó là các hội thảo khoa học như:

 Hội thảo “Xây dựng chương trình đào tạo theo phương thức tín chỉngành Văn hóa học” tổ chức vào ngày 16/04/2012 của Khoa Văn hóa học

 Hội thảo khoa học “Tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ” do KhoaTài chính – Ngân hàng tổ chức ngày 16/11/2012 đã chỉ ra đổi mới phươngpháp giảng dạy là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chấtlượng đào tạo theo phương thức học chế tín chỉ

 Hội thảo khoa học “Triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngành kinhdoanh xuất bản phẩm” ngày 25 tháng 6 năm 2013 do khoa Xuất bản – Pháthành tổ chức

 Hội thảo “Đào tạo theo học chế tín chỉ - Thuận lợi, khó khan và giảipháp” do Đại học Dân lập Hải Phòng tổ chức ngày 22/07/2014

 Hội thảo “Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại

Trang 9

các trường đại học, cao đẳng Việt Nam”do Viện Nghiên cứu Giáo dục –Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26/12/2014.Những đóng góp, thảo luận xoay quanh các nội dung chính: thực trạng côngtác cố vấn học tập tại các trường đại học, cao đẳng; phân tích vai trò của cốvấn học tập; đề xuất những giải pháp nhằm góp phần củng cố và phát huy vaitrò của cố vấn học tập đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và đào tạo theohọc chế tín chỉ.

 Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa họckhác được tổ chức tại các trường đại học trong cả nước, và các cuộc họp, hộinghị bàn về giáo dục tại Việt Nam

*Tình hình nghiên cứu nước ngoài:

Nhận thức được hình thức đào tạo theo tín chỉ là một bước ngoặt tronggiáo dục, các nước phát triển trên thế giới cũng đã tổ chức nhiều các hội thảo,bài thuyết giảng xoay quanh vấn đề đổi mới hệ thống giáo dục đặc biệt làchuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ

AIPU, 2007 ‘Vers un changement de culture en enseignement supérieur.Regards sur l'innovation, la collaboration et la valorisation” (Hướng tới một

sự thay đổi trong văn hóa giáo dục đại học Đổi mới trong nháy mắt, hợp tác

và phục hồi), Kỷ yếu hội nghị lần thứ 24 của Hiệp hội Quốc tế về Sư phạmđại học (AIPU), Đại học Montréal, Canada về các vấn đề công thức, phươngpháp giảng dạy và đánh giá học tập ; công nghệ cho việc giảng dạy và họctập ; hỗn hợp và khoảng cách học tập ; hồ sơ và chương trình đào tạo chuẩn ;thực hiện, đánh giá và giám sát sự thay đổi

Trexler C.J (2008) “Hệ thống tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kỳ:Lịch sử phát triển, Định nghĩa và cơ chế hoạt động” đã chỉ rõ sự ra đời vàcách thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Hoa Kỳ - nơi được coi là cái nôicủa phương thức đào tạo này

Zjhra M (2008) “Chuyển sang học chế tín chỉ: Cần thay đổi chươngtrình đào tạo và vai trò của giáo viên”

Trang 10

Trên đây là một số các bài viết, hội thảo khoa học xoay quanh các vấn đềthực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học, cao đẳng

đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương thức đào tạo này cũng nhưnhững khó khăn thường gặp trong công tác quản lý, việc giảng dạy Đồng thờiđưa ra những kiến nghị, phương hướng, giải pháp để hoàn thiện và nâng caochất lượng học tập khi đào tạo theo phương thức tín chỉ Tuy nhiên, đề tàinghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên của mộttrường đại học (cụ thể là trường Đại học Nội vụ Hà Nội) chưa từng được thựchiện Do đó, đề tài của nhóm nghiên cứu đảm bảo tính mới trong nghiên cứukhoa học nói chung

3 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng tôi hướng tới những mụctiêu sau:

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp và những điều kiện để thực hiệngiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khoa Văn thư – Lưutrữ, trường Đại học Nội Vụ theo hình thức đào tạo tín chỉ của Nhà trường

Góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên khoa Văn thư –Lưu trữ đang theo học chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ mới được ápdụng tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Góp phần hoàn thiện phương pháp quản lý đào tạo của Nhà trườngnhằm mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, đặc biệt

là sinh viên đang theo học chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung hướng tới đối tượng nghiên cứu

là phương pháp học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên khoa Văn

thư – Lưu trữ hiện đang theo học chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.Mặc dù để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập tín chỉ cần nghiên cứunhiều khía cạnh khác như quản lý đào tạo, chủ trương, chính sách, kinh phí,

Trang 11

cơ sở vật chất… nhưng trong khả năng nghiên cứu của chúng tôi và trongkhuôn khổ của một báo cáo khoa học sinh viên, đề tài chỉ tập trung nghiêncứu 2 khía cạnh chính như trên

b Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 9 năm 2014 đến nay, khi trường bắt đầu áp dụngchương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

Không gian: Khoa Văn thư – Lưu trữ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu cơ sở lý luận về hệ thống tín chỉ

 Khảo sát tình hình học tập của sinh viên và tình hình giảng dạy củagiảng viên khoa Văn thư – Lưu trữ, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội khi làmquen với phương pháp đào tạo mới của Nhà trường theo hệ thống tín chỉ

 Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp và những điều kiện để thựchiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khoa Văn thư –Lưu trữ, trường Đại học Nội Vụ theo hình thức đào tạo tín chỉ của Nhà trường(chủ yếu tập trung vào các giải pháp về dạy và học)

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp chung được áp dụng trongnghiên cứu khoa học như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích chứcnăng, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp toàn diện và tổng hợp,phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng cácphương pháp cụ thể như:

- Phương pháp điều tra, khảo sát: được áp dụng để tìm hiểu thực trạngcủa việc học tập của sinh viên khoa Văn thư – Lưu trữ đang theo học chươngtrình đào tạo theo học chế tín chỉ

- Phương pháp phỏng vấn đối tượng: được áp dụng để phỏng vấn sinhviên, giảng viên và một số cán bộ phòng Quản lý đào tạo phục vụ việc phântích các yếu tố tác động tới quá trình học tập của sinh viên

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tư liệu có liên quan: được ápdụng để nghiên cứu và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước để có thể

Trang 12

đưa ra những lập luận mang tính khoa học cao, từ đó nghiên cứu xây dựngcác giải pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên một cách phù hợp,khách quan và hiệu quả nhất.

- Phương pháp so sánh: được áp dụng để tìm ra những điểm tương đồng

và khác biệt giữa giữa cách thức triển khai áp dụng chương trình đào tạo tínchỉ giữa trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các trường đại học đã có kinhnghiệm trong đào tạo tín chỉ

Trang 13

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của học chế tín chỉ

Trên thế giới

Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Đại họcHarvard, Hoa Kỳ và sau đó được lan tỏa tới các nước khác, trước hết là cácnước Tây Âu từ những năm 1960 và hiện nay đã phổ biến trên toàn thế giới Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên

có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại họcphải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễncuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệthống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chươngtrình mềm dẻo cấu thành bởi các mô-đun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọnmột cách rộng rãi Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh “học chế tínchỉ”.[2][6][7]

Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như trongmọi trường đại học Hoa Kỳ Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệthống tín chỉ trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình:các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay

hệ thống tín chỉ cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học (1) Vàonăm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liênminh Châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáodục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm

2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai ápdụng học chế tín chỉ (European Credit Transfer System -ECTS) [4] trong toàn

hệ thống giáo dục đại học để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thônghoạt động học tập của sinh viên trong khu vực Châu Âu và trên thế giới

Phương thức đào tạo theo tín chỉ là sản phẩm trí tuệ của người Mỹ Nó

Trang 14

được hình thành và phát triển để phục vụ cho các mục đích cụ thể của nềngiáo dục nước này Vào cuối thế kỉ 19, ở Mỹ số lượng học sinh trung học phổthông ghi danh vào học đại học ngày càng tăng, gây áp lực không nhỏ choquá trình xét tuyển của các trường đại học Từ nguồn gốc đó, hệ thống tín chỉdần dần thâm nhập vào các trường đại học, lúc đầu chỉ để ghi lại điểm số củacác môn học lựa chọn, sau đó, do áp lực của các nhà tài trợ, các tổ chức từthiện yêu cầu phải làm rõ hay cải thiện năng lực chuyên môn và kĩ năng nghềnghiệp của sinh viên và hiệu quả đào tạo của trường đại học, hệ thống tín chỉđược mở rộng ra tất cả các môn học thuộc các khối kiến thức khác trongchương trình đại học và trở thành một phương thức đào tạo chính thức, thaythế cho phương thức đào tạo truyền thống mà những thế hệ cha ông của người

Mỹ mang đến từ Châu Âu.[9]

Vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được ápdụng mạnh mẽ trước hết ở các nước Tây Âu từ những năm 1960 Trước đó,chương trình truyền thống trong các trường đại học ở Châu Âu, đặc biệt là ởTây Âu hầu như do giáo viên quyết định Nó có xu hướng áp đặt, có rất ít khảnăng cho người học lựa chọn các môn học Hơn 40 quốc gia Châu Âu có cáccác cơ sở đào tạo đại học, vì vậy việc áp dụng phương thức đào tạo theo tínchỉ cũng khác nhau

Các nước khác ở Tây Âu như Đức và Bồ Đào Nha mới chỉ tổ chứcchương trình đào tạo của họ và những yêu cầu để lấy bằng theo các môn họcvới những giá trị tính theo tín chỉ

Các nước còn lại như Italia, Tây Ban Nha và các nước thuộc khối xã hộichủ nghĩa cũ ở Đông Âu cũng bắt đầu chủ trương chuyển phương thức đàotạo truyền thống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ

Năm 1992, Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (European CreditTransfer System – ECTS) được phát động Đây là một chương trình thí điểmkéo dài trong 6 năm, thu hút sự tham gia của 145 trường đại học, tập trungvào 5 khu vực học thuật: quản trị kinh doanh, hóa học, lịch sử, cơ khí, và y

Trang 15

học Sau 6 năm, ECTS phát triển mạnh và đã được mở rộng vượt ra khỏichương trình thí điểm, thu hút sự tham gia của nhiều trường đại học, nhiềungành khoa học Đến nay số lượng thành viên tham gia vào Hệ thống ECTS

đã lên đến con số hàng nghìn

Tại Việt Nam

Trước năm 1975, một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại MiềnNam Việt Nam đã áp dụng học chếtín chỉ như: Viện Đại học Cần Thơ, ViệnĐại học Thủ Đức[9].Sau năm 1975, nhiều giảng viên của Trường Đại học CầnThơ đã được đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nhiều trường Đại học Âu-Mỹ Trong quá trình Đổi mới ở nước ta từ cuối năm 1986 (chuyển nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa), giáo dục đại học ở nước ta cũng có nhiều thay đổi Hội nghị Hiệutrưởng đại học tại Nha Trang hè 1987 đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mớiGiáo dục đại học, trong đó có chủ trương triển khai trong các trường đại họcquy trình đào tạo 2 giai đoạn và mô-đunhoá kiến thức Theo chủ trương

đó, học chế học phần đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống cáctrường đại học và cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay Học chế học phầnđược xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các mô-đun trongquá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế tín chỉ xuất phát từ

Mỹ Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự mềmdẻo như học chế tín chỉ của Mỹ, do đó nó được gọi là sự kết hợp niên chế vớitín chỉ, tuy nhiên những khó khăn về đời sống trong xã hội nói chung và trongcác trường đại học nói riêng lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện họcchế mô-đun hóa triệt để

Vào năm 1993, khi những khó khăn chung của đất nước và của cáctrường đại học dịu bớt, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tiến thêm mộtbước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chếtín chỉcủa Mỹ Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên

áp dụng học chế tín chỉ từ năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học

Trang 16

Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha Trang v v và một số trường đại học khác

áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó

Năm 2004, có gần 10 trường đại học trong cả nước áp dụng học chế tínchỉ với các sắc thái và mức độ khác nhau.(6)

Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đạihọc và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”[3] Tuy nhiên, khi nhậnđịnh về thực trạng chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ hiện nay của các trườngđại học ở Việt Nam, một học giả của chương trình Fulbright cho rằng: “Cáctrường đại học Việt Nam đang thực hiện việc chuyển đổi này sang học chế tínchỉ, nhưng có rất ít trường tạo ra được những thay đổi có tính chất cơ bản vốnrất cần cho việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam Nhiềutrường chỉ đang thực hiện những thay đổi hình thức theo hệ thống mới…vìkhông có nhiều nhà khoa học Việt Nam hiểu rõ lịch sử và cơ chế hoạt độngcủa hệ thống đào tạo theo tín chỉ Hoa Kỳ.” [11]

Năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường đại học liên quan phải chuyểnđổi sang hệ thống đào tạo mới này Thế nhưng, đến tận năm 2014 vẫn có một sốtrường đại học mới bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi sang hệ thống giáo dụcmới này, như: Đại học Văn Hiến, Đại học Nội vụ Hà Nội, Đại học Văn hóa

1.2.Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm học chế tín chỉ

Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ (hay gọi tắt là hệ thống tínchỉ) là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốcgia trên thế giới Nó còn được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với cácphương pháp đào tạo ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế họcphần.Trên thế giới phương pháp này được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông vàgiáo dục đại học

Hệ thống đào tạo tín chỉ hay học chế tín chỉ xét về mặt thuật ngữ trênthế giới được sử dụng: trong Tiếng Anh có tên là “Credit System”, Tiếng

Trang 17

Pháp là “Système de Crédit” Với thuật ngữ này hệ thống tín chỉ còn gọi là hệthống tín dụng (credit, crédit) Tín dụng là một thuật ngữ được dùng trongkinh tế, nó biểu hiện “mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sửdụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá

trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả”[11] ( Nghĩa là, sau khikết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở

về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người chovay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận, không những thế người đi vaycòn hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn)

Như vậy, tín dụng được áp dụng trong đào tạo, giáo dục tương ứng vớiviệc sinh viên học tập, làm việc với mỗi học phần được quy đổi thành các tínhọc, học phí mỗi tín nộp theo quy định, kết quả học tập tương ứng sẽ nhận

được chứng chỉ, văn bằng phù hợp theo nguyên tắc hoàn trả Ở đó, sinh viên

sẽ đóng vai trò là người đi vay còn Nhà trường sẽ là người cho vay

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ, cókhoảng hơn 60 định nghĩa, có định nghĩa thiên về định tính, có định nghĩa lạicoi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu racủa sinh viên, cũng có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của mộtchương trình học

Theo Tổng cục Giáo dục và Văn hóa (Directorate – General forEducation and Culture) trực thuộc Ủy ban Châu Âu (European Commissione)

hệ thống tín chỉ được định nghĩa là “…cách diễn tả một chương trình giáo dục bằng cách gắn các tín chỉ vào các phần cấu thành chương trình ấy Việc xác định tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học có thể dựa trên những tham

số khác nhau, chẳng hạn như khối lượng công việc của sinh viên, kết quả học tập, và số giờ tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên” [4]

Định nghĩa của Tổng cục Giáo dục và Văn hóa trực thuộc Ủy ban Châu

Âu thiên về định tính, không nêu rõ khối lượng công việc cũng như các nhiệm

Trang 18

vụ mà sinh viên cần thực hiện khi học tập theo học chế tín chỉ Đồng thờicũng chưa thấy được sự chủ động, sáng tạo mà sinh viên cần có khi theo họctín chỉ.

Tín chỉ được gắn vào các phần cấu thành chương trình giáo dục và việcxác định tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học có thể dựa trên những tham

số khác nhau nhưng lại không nêu đó là những tham gia số gì Với định nghĩanày thì mỗi trường đại học có thể tự đề ra những tham số xác định tín chỉ tùytheo điều kiện và ngành đào tạo của trường, sẽ không tạo nên sự thống nhất vàđồng bộ giữa các trường đại học Tuy nhiên, điều này sẽ tạo tính linh độngtrong việc đào tạo bởi mỗi ngành học khác nhau thì có đặc điểm khác nhau, cóngành thiên về lý luận nhưng lại có ngành thiên về thực hành, thực tiễn thôngqua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, tính toán… giúp giảng viên có thểthiết kế bài học hợp lý, sinh viên học tập cũng dễ dàng hơn

Định nghĩa trên cũng đã nhắc đến kết quả học tập cũng như số giờ tiếpxúc giữa giảng viên và sinh viên.Trong học chế tín chỉ, sinh viên không chỉtiếp xúc với giảng viên trên lớp học mà sinh viên còn có cố vấn học tập, giúp

đỡ, tư vấn cho sinh viên ngoài giờ lên lớp Khoảng thời gian này cũng sẽđược tính vào số giờ tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên, nó sẽ ít nhiều ảnhhưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đây cũng là định nghĩa đượcTrường Đại học Pavol Jozef Šafárik tại Košice sử dụng khi giải thích vềChuyển đổi tín chỉ Châu Âu và hệ thống tích lũy (ECTS)

Định nghĩa trên được sử dụng phổ biến ở các trường đại học trên thếgiới học tập, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đặc biệt là các trường đào tạo theo

hệ thống Chuyển đổi tín chỉ Châu Âu và hệ thống tích lũy (ECTS)

Theo Alexandru Pop “Hệ thống tín chỉ học tập đánh giá tiến bộ của

sinh viên trong các nghiên cứu của họ.Sinh viên được yêu cầu để kiếm đượcmột số lượng nhất định của các khoản tín dụng để được hưởng tình trạng sinhviên toàn thời gian Mỗi khóa học có giá trị một số tín dụng nhất định được

Trang 19

xác định theo các tiêu chí khác nhau bao gồm cả khối lượng công việc củasinh viên, học tập kết quả và liên lạc giờ Các công việc nhiều hơn và nỗ lựcmột sinh viên được yêu cầu đặt vào một khóa học, các khoản tín dụng hơn tấtnhiên là giá trị.

Tín chỉ có thể đạt được bằng cách hoàn thành một mô – đun học tậphoặc khóa học nghiên cứu riêng, tùy vào chính sách đại học Học vị, bằng cấpđược cung cấp chỉ sau khi nhận được một số cố định của các khoản tíndụng Ở một số nước, không có sự đồng thuận cho chuyển đổi tín chỉ, tích lũy

và các hệ thống có thể khác nhau rất nhiều giữa các tổ chức”.[3]

Định nghĩa này được sử dụng cho các trường đại học đào tạo Hệ thốngtín chỉ của Hoa Kỳ (the United States Credit System - USCS) Ở định nghĩanày không chỉ nhấn mạnh vào công việc mà sinh viên cần thực hiện, nỗ lực

mà sinh viên bỏ ra là giá trị mà giá trị này còn được khẳng định bằng học vị,bằng bằng cấp sinh viên có thể nhận được sau khi hoàn thành khóa học Đây

là điểm mà trong định nghĩa của Tổng cục Giáo dục và Văn hóa (Directorate– General for Education and Culture) trực thuộc Ủy ban Châu Âu (EuropeanCommissione) không được đề cập đến Mặc dù có nhiều sự khác biệt trongcách hiểu, cách diễn đạt thì học chế tín chỉ cơ bản vẫn được biết đến là việcgắn các tín chỉ hay tín dụng vào các môn học trong chương trình đào tạonhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển nền giáo dục toàn cầu

Còn ở Việt Nam cũng đã có những trường đại học, các nghiên cứu củagiảng viên, giáo sư, tiến sĩ… đưa ra định nghĩa về học chế tín chỉ phù hợp vớihoạt động giảng dạy theo tín chỉ ở Việt Nam, như:

Định nghĩa của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh được nêu

trong Quy định về công tác học vụ của trường: “Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo sinh viên chủ động lựa chọn học từng học phần (tuân theo một

số ràng buộc được quy định trước) nhằm tích lũy từng phần và tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo, được cấp văn bằng tốt nghiệp ” (9)

Trang 20

Định nghĩa trên đã nêu rất rõ trách nhiệm của sinh viên đối với việc họctập theo hệ thống đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể tự đăng ký, lựa chọn họcphần từ đó tạo nên tính chủ động cho sinh viên đối với quá trình học tập củabản thân, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích, chức năng những lợi ích của hệthống tín chỉ đối với sinh viên Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập đếnkhối lượng công việc cũng như nhiệm vụ mà sinh viên cần thực hiện đối vớitừng môn học

Học đại học chính là tự học đặc biệt trong học chế tín chỉ, tự học đóngvai trò quan trọng, là yếu tố chủ chốt để việc học tập đạt kết quả cao tuy nhiêntrong định nghĩa này không hề nhắc đến vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinhviên Và nhất nhiều các định nghĩa của các trường đại học ở Việt Nam cũngnhư trên thế giới không đưa vào vấn đề này

Còn theo TS Nguyễn Kim Dung (Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường

Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh):“Hệ thống tín chỉ là một hệ thống được

sử dụng cho tất cả các thành phần (hay môn học) của một chương trình học Tất cả số lượng tín chỉ gộp lại sẽ giúp sinh viên có được bằng cử nhân, thạc

sĩ, tiến sĩ hay một bằng cấp chuyên môn nào đó Tín chỉ được dùng đo lường khối lượng công việc của một sinh viên theo các hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như lên lớp nghe giảng, tham dự seminar hoặc tự học v.v… Các tiêu chí này quyết định các đặc trưng cụ thể của các hệ thống tín chỉ khác nhau trong những khóa học gần giống nhau trên thế giới” 7

Định nghĩa của TS.Nguyễn Kim Dung lại nhấn mạnh vào các văn bằng,chứng chỉ mà sinh viên nhận được sau quá trình học Nếu hiểu theo nguyêntắc hoàn trả nghĩa là tất cả số tín chỉ sinh viên tích lũy trong quá trình học sẽđược đổi lại bằng các văn bằng, chứng chỉ tương đương Ngoài ra, trong địnhnghĩa này còn nhắc đến các kế hoạch học tập ngoài thời gian lên lớp của sinhviên như tham dự các seminar, hội thảo, tự học…

Triết lý cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ là khi đã có nhiều

Trang 21

trường đại học trong một quốc gia, một khu vực và trên thế giới áp dụng họcchế tín chỉ thì có thể thực hiện được việc chuyển đổi tín chỉ (credit transfersystem) giữa các trường đại học Hệ quả của nó là hình thành các hệ thốngchuyển đổi tín chỉ trong khu vực và trên thế giới Dù hiểu theo định nghĩa nàothì hệ thống tín chỉ hay học chế tín chỉ vẫn là một phương pháp đào tạo tiêntiến nhất trên thế giới

Trên cơ sở các định nghĩa trên, chúng tôi đã xây dựng định nghĩa về hệ

thống tín chỉ như sau: “Hệ thống tín chỉ là một hệ thống giáo dục tiên tiến

bằng cách gắn các tín chỉ tương ứng với từng đơn vị học phần, giúp sinh viên chủ động, tích cực hơn trong việc học tập Là phương pháp kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời thông qua kết quả học tập của sinh viên, số giờ lên lớp, số giờ tiếp xúc với giảng viên, số giờ thực nghiệm và số giờ tự học sinh viên sẽ nhận được văn bằng, chứng chỉ phù hợp.”

1.2.2 Các khái niệm cơ bản khác

 Khóa học – ngành đào tạo – "Khóa – ngành"

Khóa – ngành là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm tất cả các sinh viên cùngkhóa tuyển sinh, cùng nhập học và cùng học theo một chương trình đào tạocủa một ngành Mỗi khóa – ngành có một mã số xác định theo khoa, ngành vàkhóa nhập học Trong học chế tín chỉ, chương trình đào tạo được duyệt công

bố đưa vào vận hành và được điều chỉnh riêng cho từng khóa – ngành (ápdụng trong trường hợp tuyển sinh đầu vào theo ngành) Trường hợp tuyểntheo một điểm chuẩn chung, ngành (chuyên ngành) được hiểu khi sinh viênbắt đầu được xét vào chuyên ngành đã đăng ký và công bố sau 3 học kỳ

 Học kỳ và năm học

Học kỳ là một khoảng thời gian nhất định gồm một số tuần dành chocác hoạt động giảng dạy học tập các học phần và một số tuần dành cho việcđánh giá kiến thức (kiểm tra, thi, )

Trang 22

Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuầnthực học và 3 tuần thi.Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyếtđịnh tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học

bù hoặc học vượt.Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi

 Học phần

Học phần là đơn vị cấu thành chương trình đào tạo, gồm tập hợp nhữngtri thức về một lĩnh vực chuyên môn và được tổ chức giảng dạy trọn vẹn trongmột học kỳ Hoạt động học tập giảng dạy của một học phần bao gồm một haykết hợp một số trong các hình thức sau:

+ Giảng dạy lý thuyết – tổ chức thành các lớp học phần;

+ Giảng dạy, hướng dẫn thực hành, bài tập – tổ chức theo lớp hay theotừng nhóm;

+ Hướng dẫn thực tập, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở bên ngoài;+ Hướng dẫn tiểu luận và luận văn tốt nghiệp

Học phần có mã số riêng và số tín chỉ xác định

 Học phần bắt buộc

Đây là các học phần trong chương trình đào tạo chứa đựng những nộidung chính yếu của ngành và chuyên ngành đào tạo mà sinh viên bắt buộcphải hoàn tất đạt để được xét tốt nghiệp

Trang 23

 Học phần tương đương, học phần thay thế

Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chươngtrình đào tạo một khóa – ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường đượcphép tích lũy để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong chươngtrình đào tạo của ngành đào tạo

Học phần thay thế được sử dụng khi một học phần có trong chươngtrình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thếbằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy

 Học phần tiên quyết

Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, khi điều kiện bắtbuộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học và hoàn tất đạthọc phần A

 Học phần trước

Học phần A là học phần trước của học phần B, khi điều kiện bắt buộc

để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký và được xác nhận họcxong học phần A (có thể chưa đạt) Sinh viên được phép đăng ký học họcphần B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học học phần A

 Học phần song hành

Học phần A là học phần song hành của một học phần B, khi điều kiệnbắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học học phần A.Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào cùng học kỳ đã đăng ký họchọc phần A hoặc vào các học kỳ tiếp sau

Trang 24

 Lớp học phần và điều kiện mở lớp

Lớp học phần là lớp của các sinh viên cùng đăng ký một học phần, cócùng thời khoá biểu của học phần trong cùng một học kỳ.Mỗi lớp học phầnđược gán một mã số riêng Số lượng sinh viên của một lớp học phần đượcgiới hạn bởi sức chứa của phòng học/ phòng thực hành hoặc được sắp xếptheo các yêu cầu riêng đặc thù của học phần

 Kết quả học tập

Kết quả học tập tuyên bố về những gì mà nhà trường mong muốn ngườihọc biết, hiểu và/hay có thể thực hiện được sau khi hoàn thành một quá trìnhhọc tập

Trang 25

Theo nghĩa rộng, “một cuộc hội thảo, nói chung, là một hình thức học tập hướng dẫn, hoặc tại một tổ chức học thuậthoặc được cung cấp bởi một tổ

chức thương mại hoặc chuyên nghiệp Nó có chức năng quy tụ các nhóm nhỏcho các cuộc họp định kỳ, tập trung mỗi lần trên một số vấn đề cụ thể, trong

đó tất cả mọi người được yêu cầu để tham gia tích cực Điều này thường được

thực hiện thông qua một cuộc đối thoại Socratic(một hình thức điều tra và

thảo luận giữa các cá nhân) liên tục với một nhà lãnh đạo hội thảo hoặc ngườihướng dẫn, hoặc thông qua một bài thuyết trình chính thức của nghiên cứu

Nó thực chất là một nơi mà các bài đọc được giao sẽ được thảo luận, câu hỏi

có thể được nêu ra và tranh luận có thể được tiến hành.Nó tương đối chínhthức, ít nhất so với các bài giảng hệ thống của hướng dẫn học tập”

Nghĩa hẹp hơn “hội thảo (seminar) là danh từ chỉ một nhóm nhỏ cácsinh viên, như trong một trường đại học, tham gia vào nghiên cứu tiên tiến vànghiên cứu ban đầu theo một thành viên của các giảng viên và họp thườngxuyên để trao đổi thông tin và thảo luận”.[13]

Trên đây là một số khái niệm về học chế tín chỉ được sử dụng phổ biếnkhông chỉ ở các trường đại học trên thế giới mà còn ở các trường đại học ởViệt Nam.Qua đó, chúng ta bước đầu đã có thể hiểu một cách cơ bản nhất vềhọc chế tín chỉ và số thuật ngữ được sử dụng nhiều, gắn liền với hình thứcđào tạo này Tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận cũng nhưlàm quen với hình thức đào tạo mới ở đại học, giúp nâng cao kết quả học tậpcủa sinh viên và kết quả giảng dạy của giảng viên

1.3 Đặc điểm của hệ thống tín chỉ

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên

có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại họcphải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễncuộc sống.Đào tạo theo tín chỉ tuy được coi là phương thức đào tạo mớinhưng đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm và đã khẳng định ưu thế của nótại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới Ở Việt Nam, nhìn chung

Trang 26

phương thức đào tạo theo tín chỉ còn khá mới mẻ Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ,lúng túng trong việc ứng dụng nhưng nhiều trường đại học đã tích cực ápdụng phương thức đào tạo này và đạt được những thành công nhất định.Những đặc điểm của hệ thống tín chỉ là :

Thứ nhất, hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo

từng học phần (đơn vị: tín chỉ) và kiến thức cấu trúc thành các mô đun (họcphần) Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế kiểu mô đun theo từngmôn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học thành mộtmôn học mới Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã riêng do Trường quyđịnh Cùng với đó quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng vănbằng Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ Một tín chỉđược quy định bằng 15 tiết học lí thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệmhoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cở sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tậplớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp Đối với những học phần lí thuyết hoặcthực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, sinh viên phải dành ítnhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân

Thứ hai, ngoài các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn điều

đó cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo Thường thìmột học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ Với mục tiêu lấy sinh viên làtrung tâm, khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, đầu mỗi học kỳ, sinh viên đượclựa chọn và đăng kí các học phần thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họnhằm đạt được kiến thức theo một chương trình đào tạo nào đó Sự lựa chọncác môn học rất rộng rãi,sinh viên có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu

họ thích.Sinh viên không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình màcòn cần học các môn học khác lĩnh vực Chương trình đào tạo có tính tíchhợp, liên thông, liên ngành, liên môn đáp ứng nhu cầu đến từng người học vàthị trường lao động Nhà trường căn cứ vào nhu cầu của sinh viên để bố trígiảng viên và sắp xếp thời khoá biểu cho các lớp học phần và có hệ thống cốvấn học tập Đơn vị học vụ là học kỳ Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15

Trang 27

tuần), 3 học kỳ (15 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần).

Thứ ba, việc đánh giá kết quả học tập, hệ thống tín chỉ dùng cách đánh

giá thường xuyên theo quá trình và dựa vào sự đánh giá đó đối với các mônhọc tích luỹ được để cấp bằng cử nhân Thang điểm để đánh giá kết quả họctập của sinh viên sử dụng thang điểm chữ A, B, C, D (hay thang điểm bốn) Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sỹ)ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và cácluận văn.không tổ chức thi tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối vớicác chương trình đại học và cao đẳng;

So sánh các học chế tín chỉ được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ:

Để hiểu rõ học chế học phần hiện nay ở Việt Nam và học chế tín chỉ ởngay tại Mỹ, chiếc nôi của học chế tín chỉ, ta phải nhận thấy được nhữngđiểm giống nhau và khác nhau về bản chất và về việc thực hiện các học chếđó

Đối với các chương trình đào tạo của Mỹ có nhiều mô-đun khác nhau

Trang 28

được đưa ra để sinh viên lựa chọn nên mức độ tự do lựa chọn cao hơn; trongcác chương trình đào tạo của các trường đại học nước ta thường có rất ítmôđun để lựa chọn

Lớp học theo học chế tín chỉ ở Mỹ thường được sắp xếp theo môđun,còn lớp học trong học chế học phần ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khóa học;

Ở các trường đại học Mỹ có một hệ thống cố vấn học tập đầy đủ để tưvấn cho sinh viên lựa chọn môđun và thiết kế quy trình học tập, mỗi sinh viênvào trường được gắn với một cố vấn học tập; đối với học chế học phần ở nước

ta chưa có hệ thống cố vấn học tập này;

Tín chỉ ở Mỹ được quy định theo số giờ học mỗi tuần kéo dài trong mộthọc kỳ, tùy theo học kỳ ngắn hay dài mà tín chỉ lớn hay nhỏ (ví dụ semestercredit bằng cỡ 1,5 quarter credit vì semester kéo dài khoảng 15 tuần, quarterkéo dài khoảng 10 tuần); đơn vị học trình của ta được quy định bằng tổng số

15 tiết học lý thuyết ở lớp mà không nói rõ số giờ học trong tuần

Trong học chế tín chỉ ở Mỹ có quy định số giờ lao động học tập tối thiểucần thiết của sinh viên cho một giờ lên lớp (thường là 2/1) Để quy định nàythực sự được thực hiện, ở các trường đại học Mỹ áp dụng rộng rải phươngpháp dạy và học đảm bảo tính chủ động tích cực của sinh viên, do trình độgiáo chức và điều kiện vật chất để áp dụng phương pháp dạy và học đó cũngđược đảm bảo đầy đủ (tài liệu học tập, thư viện, phòng thí nghiệm cần chosinh viên làm việc ) Việc quy định khối lượng tài liệu học tập và tham khảo

mà sinh viên phải đọc đối với một mô-đun và cách ra đề thi cho mô-dun đódựa vào yêu cầu của môn học và khối lượng tài liệu quy định (chứ không phảidựa vào những điều mà giảng viên đã trình bày ở lớp) cũng cho phép kiểm traviệc chuẩn bị ngoài giờ học Ở Việt Nam chưa có quy định nói trên đối vớihọc chế học phần và cũng chưa đủ các điều kiện để thực hiện quy định nhưvậy Vì khối lượng lên lớp mỗi tuần khá lớn (thường hơn 30 tiết/tuần) nên ởViệt Nam thực chất thời gian chuẩn bị của sinh viên cho mỗi tiết học ở lớpthường không quá 1/1 Như vậy, tính theo khối lượng lao động học tập của

Trang 29

sinh viên 1 tín chỉ của Mỹ bằng cỡ 1,5 đơn vị học trình của ta

Ở các trường đại học Mỹ việc cung cấp thông tin về chương trình và lịch

trình giảng dạy, thi, kiểm tra cho sinh viên rất đầy đủ, đặc biệt thể hiện ở niên lịch giảng dạy được công bố chính thức trước mỗi năm học Thời gian biểu

học và thi đã công bố được thực hiện nghiêm chỉnh.ở Việt Nam khi thực hiệnhọc chế học phần điều này nói chung chưa được nhiều trường thực hiện Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với mỗi mô-đun ở cáctrường đại học Mỹ được thực hiện liên tục trong cả quá trình giảng dạy mô-đun đó, do đó thời gian dành để thi học kỳ cho các môn học thường chỉ cómột tuần; ở các trường đại học nước ta việc học cẩn thận và đánh giá từngphần môn học ít diễn ra thường xuyên trong quá trình giảng dạy mà chủ yếuđược thực hiện sau khi kết thúc việc dạy mô-đun, do đó cuối mỗi học kỳ thờigian dành cho việc thi các học phần thường diễn ra khoảng 4 tuần

Như vậy, qua các so sánh nêu trên, có thể thấy rõ học chế học phần ở

Việt Nam cũng có cùng bản chất như học chế tín chỉ của Mỹ, đó là tích lũy dần kiến thức được mô-đun hóa, nói cách khác, học chế học phần ở nước ta

đã chứa một số yếu tố của học chế tín chỉ của Mỹ Tuy nhiên tính mềm dẻocủa học chế học phần ở nước ta chưa cao như học chế tín chỉ của Mỹ, nóicách khác chúng ta chưa tận dụng triệt để các ý tưởng làm mềm dẻo quy trìnhđào tạo của học chế tín chỉ ở Mỹ

1.4 Ưu thế và khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế

1.4.1 Ưu thế của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế

Nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đãyêu cầu chuyển đổi từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống niênchế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-

2009 và đòi hỏi phải hoàn tất việc chuyển đổi này trước năm 2012 Cho đếnnay, rất nhiều trường đại học trong cả nước đã áp dụng phương thức đào tạo

Trang 30

theo tín chỉ.

Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ Mộtnăm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạocủa một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũykiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho mộtngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường

Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viênkhông đăng ký sẽ không có lịch học Để làm được việc đó sinh viên phảinghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổtay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước,các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiếnthức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể có được đăng ký lịch học cho từnghọc kỳ cho phù hợp (phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường

và phù hợp với sức học của sinh viên) Sinh viên đã phải tự học các quy chế,quy tắc một cách thật sự.Ưu điểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyềnlựa chọn, sinh viên không những được lựa chọn các môn chính khóa củangành được đào tạo mà còn có thể được đăng ký học thêm 1 số học phần tựchọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triển ngành nghề sau này.Trong thờigian học chính khóa có thể học thêm ngoại ngữ, tin học (học văn bằng 2).Hình thức đào tạo tín chỉ so với hình thức đào tạo niên chế có những ưuđiểm hơn đối với học tập và giảng dạy là:

Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế hơn

so với phương thức đào tạo truyền thống Cách đào tạo này đã cải thiện chấtlượng của cả người học lẫn người dạy, điều này thể hiện như sau:

Trang 31

nay mọi việc đã thay đổi khá nhiều, sinh viên đã chủ động hơn trong quá trìnhhọc tập, chủ động phát biểu ý kiến cá nhân, chủ động đặt câu hỏi cho Giảngviên và đặc biệt còn có một số sinh viên rất mạnh dạn trong việc trình bày các

ý kiến, quan điểm đổi nghịch với các quan điểm truyền thống Và chính điềunày đã thúc đẩy sự sáng tạo ra các kiến thức mới – một vấn đề rất quan trọngtrong thời đại ngày nay

Ngoài ra, với quy định phải đánh giá kết quả học tập theo cả quá trìnhnên để giảm đáng kể tình trạng sinh viên đợi đến lúc thi kết thúc học phầnmới ôn tập, làm bài tập Với quy chế đánh giá điểm như hiện nay sinh viênphải hết sức nỗ lực trong suốt thời gian cả môn học để có thể hoàn thành cácbài tập nhóm, thu hoạch cá nhân, thảo luận, kiểm tra thường kỳ, thi giữa kỳ…

Về phía người dạy:

Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có vai trò nổi bật,dưới góc nhìn của người học thì người thầy là người biết tất cả các tri thứcliên quan đến môn học và là người quyết định tất cả các hoạt động dạy – họctrong lớp học

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, các vai trò đã nêu trên của người dạychỉ duy trì ở mức độ tương đối Bên cạnh đó, người dạy phải đảm nhiệm thêm cácvai trò như cố vấn cho quá trình học tập, tham gia vào quá trình học tập

Vai trò cố vấn trong quá trình học tập có thể được xem là vai trò quantrọng nhất trong đào tạo tín chỉ.Với vai trò này, người dạy phải biết lựa chọnnội dung giảng dạy để giúp người học có thể tự khám phá, phát triển các kiếnthức mới Để làm được điều này thì người dạy phải biết lựa chọn những vấn

đề cơ bản, cốt lõi, quan trọng để giảng, đây phải là những vẫn đề mà nếukhông có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội được, còn những vấn đềđơn giản, những vấn đề tư duy, sáng tạo độc lập thì phải để cho người học tựnghiên cứu

Ngoài ra, với vai trò là người tham gia quá trình dạy – học, người dạyhoạt động như một thành viên tham gia quá trình học tập ở trên lớp của ngườihọc.Điều này giúp xóa dần khoảng cách người học và người dạy, giúp người

Trang 32

học tự tin hơn trong việc nêu lên các thắc mắc và trình bày ý tưởng mới Vàhơn nữa khi tham gia vào quá trình dạy – học như một người học thì ngườidạy phải tự học, tự nghiên cứu rất nhiều để nâng cao kiến thức của mình, để

có thể giải đáp thắc mắc của sinh viên trong quá trình dạy – học

Sự thay đổi về chất lượng của người dạy và người học theo phương thứcđào tạo tín chỉ so với phương thức đào tạo niên chế có thể hiện khá rõ nét qua

tỷ lệ sinh viên đến lớp, ý thức học tập của sinh viên, kết quả học tập của sinhviên, tỷ lệ giảng viên đổi mới phương pháp dạy, áp dụng các phương tiện hiệnđại trong công tác giảng dạy và thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho bàigiảng của mình

1.4.2 Khó khăn của việc giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ so với niên chế

Bên cạnh những thành công trên trong công tác đào tạo tín chỉ với ngườihọc và người dạy là rất đáng kể Tuy nhiên trong quá trình dạy – học theo họcchế tín chỉ tại trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Hiện nay sinh viên vẫn chưa chủ động đăng ký môn học, giảng viên nênsinh viên chưa được lựa chọn thời gian học, lớp học và thời khóa biểu riêngphù hợp với năng lực và nhu cầu của mình.Mặc khác, những sinh viên có điềukiện, có khả năng cũng chưa có thể học vượt để có thể hoàn thành chươngtrình đào tạo với thời gian ngắn hơn

Về phía người học: Việc đăng ký, lựa chọn các tín chỉ phù hợp đối với

sinh viên không phải là dễ dàng Sinh viên phải có khả năng tự chủ cao trongviệc nắm thông tin về chương trình học tập cũng như việc sắp xếp lộ trình họctập của mình cho hợp lý theo đúng quy trình đào tạo

Về phía người dạy: Một số giảng viên gắn bó lâu năm với sự nghiệp

trồng người mà phương pháp giảng dạy theo niên chế đã “ăn sâu, bám rễ”trong họ thì việc giảng dạy theo phương pháp mới - theo tín chỉ - dường nhưvẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được họ, việc đổi mới chỉ mới dừng ở hìnhthức mà thôi

Về phía Nhà trường: Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn

ở sinh viên đòi hỏi phải Nhà trường cần phải đáp ứng nguồn giáo trình và tài

Trang 33

liệu học tập, tham khảo một cách đầy đủ, phong phú và đa dạng cho ngườihọc Bên cạnh đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện phòng học(nhiều phòng học còn chật chội so với số lượng sinh viên theo học…), chưatrang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo phương pháp mới nhưmáy chiếu, projector, mic ở các giảng đường.

Ngoài ra, một khó khăn nữa chưa thể khắc phục được đó là tổ chức đoànthể, tổ chức lớp học có thể bị phá vỡ khi sinh viên được tổ chức học thành các

“nhóm” và hoàn toàn chủ động trong cách học cũng như thời gian học

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, có nhữngnhược điểm quan trọng của học chế tín chỉ là:

1 Cắt vụn kiến thức: Phần lớn các môđun trong học chế tín chỉ được quy

định tương đối nhỏ, cỡ 3 hoặc 4 tín chỉ, do đó không đủ thời gian để trình bàykiến thức một cách đầy đủ, bài bản theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đókiến thức bị cắt vụn Đây thật sự là một nhược điểm, và người ta thường khắcphục nhược điểm này bằng cách không thiết kế các môđun quá nhỏ dưới 3 tínchỉ, và trong những năm cuối người ta thường thiết kế các môn học hoặc tổchức các kỳ thi có tính tổng hợp để sinh viên có cơ hội liên kết, tổng hợp cáckiến thức đã học

2 Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì sinh viên có thể tự do lựa

chọn môn học nên các lớp học theo môđun không ổn định (lớp học phần), khóxây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổchức sinh hoạt đoàn thể của sinh viên gặp khó khăn Chính vì nhược điểm này

mà có người nói học chế tín chỉ khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coitrọng tính cộng đồng Tuy nhiên người ta thường khắc phục bằng cách xâydựng các tập thể tương đối ổn định qua các "lớp khóa học" và đảm bảo sắpxếp một số buổi xác định không bố trí thời khoa biểu để sinh viên có thể cùngtham gia các sinh hoạt đoàn thể chung

Trang 34

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA KHOA VĂN THƯ-LƯU TRỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1 Chủ trương về chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1 Chủ trương của Nhà trường và Khoa Văn thư – Lưu trữ

a Những định hướng của Nhà trường trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con đường hội nhậpquốc tế ngày càng mở rộng, Nhà nước đã nhận thấy rõ những ưu điểm mà hệthống đào tạo theo tín chỉ đem lại, do đó để nâng cao chất lượng giáo dục, đểtăng tính liên thông của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập vớigiáo dục đại học thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã đưa ranhững chủ trương nhằm mở rộng hình thức đào tạo này đối với các trường đạihọc trong cả nước Trong "Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳnggiai đoạn 2001-2010" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần "thực hiện quy trình đào tạo linhhoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang họcchế tín chỉ”.Việc xúc tiến quá trình đổi mới giáo dục, chuyển đổi sang hìnhthức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng được nhấn mạnh một lần nữa tại Nghịquyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản

và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Mục tiêuchung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đến năm 2015 tất cả các trường đại họcđều hoàn toàn đào tạo theo học chế tín chỉ Từ đó cho thấy, việc chuyển đổisang đào tạo theo tín chỉ là giải pháp quan trọng để đổi mới, nâng cao hiệuquả giáo dục đại học ở Việt Nam Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất củagiáo dục đại học trong những năm gần đây

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nhận thức rõ tầm quantrọng của việc chuyển đổi hình thức đào tạo sang tín chỉ cũng như nhiệm vụ

Trang 35

của mình không chỉ để nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường mà còn

để góp phần đổi mới hệ thống giáo dục của nước nhà, do đó, Từ năm 2008,khi vẫn là trường cao đẳng, Ban Giám hiệu nhà trường đã có chủ trươngchuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ

So với các trường đại học khác như trường Đại học Ngoại thương,trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội… thì Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội tiến hành chuyển đổi muộn hơn rất nhiều, cũng gặp rấtnhiều khó khăn, phải chuẩn bị rất nhiều trong quá trình chuyển đổi, vì vậy,ban đầu Ban Giám hiệu đã chỉ đạo bắt đầu thực hiện đào tạo tín chỉ đối vớicác khóa nhập học năm 2014 Tuy nhiên, sau đó Hiệu trưởng đã chỉ đạo vàtiến hành chuyển đổi các lớp đại học khóa 2013 – 2017 sang học chế tín chỉ

Để chủ trương có thể thực hiện thì việc ban hành các văn bản chỉ đạo làđiều không thể thiếu.Từ năm 2008, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo việcmời các chuyên gia có kinh nghiệm trong chuyển đổi đào tạo tín chỉ tập huấncho đội ngũ giảng viên.Trường thường xuyên cử lãnh đạo và chuyên viên thamgia các khóa tập huấn về học chế tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.Ngày 14/5/2013, Hiệu trưởng Trưởng đã ban hành Quyết định kèm theo

lộ trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ và Quyết định thành lập Ban chỉ đạo

và các Ban giúp việc triển khai thực hiện chuyển đổi sang học chế tín chỉ củaTrường Đại học Nội vụ Hà Nội Để tiến hành chuyển đổi, với sự tư vấn củaTrường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, chúng ta đã tiến hànhxây dựng đề cương, rà soát chương trình môn học, tìm hiểu và cập nhật phầnmềm quản lý đào tạo theo tín chỉ, bố trí lại nhân sự để phù hợp với hìnhthức đào tạo này

Các phiên họp được tiến hành thường xuyên, “riêng trong năm học 2014-2015 đã có 12 phiên họp của Ban chỉ đạo chuyển đổi đào tạo tín chỉ, 18 phiên họp của các tiểu ban để cập nhật các chi tiết của lộ trình chuyển đổi,

28 phiên họp nghiệm thu và rà soát chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng và đại học liên thông, 19 phiên họp thảo luận xây dựng các văn bản

Trang 36

hướng dẫn về quy chế đào tạo, quy định về xây dựng đề cương học phần, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế cố vấn học tập, 83 phiên họp nghiệm thu

đề cương chi tiết học phần và rất nhiều cuộc họp hướng dẫn chuyển đổi các nội dung chi tiết khác”.[1]

 Đây quả thực là một khối lượng công việc rất lớn, tạo ra nhiều áp lựccho các cấn bộ nhân viên, giảng viên của các phòng, khoa, trung tâm Tuynhiên, lộ trình chuyển đổi vẫn được xúc tiến và tiến hành thuận lợi

Không chỉ các phiên họp mà các văn bản chỉ đạo cũng ngày càng nhiều,

“cũng trong năm học 2014-2015, Nhà trường đã ban hành tổng cộng 42 vănbản để hướng dẫn đầy đủ, cập nhật thường xuyên về công tác tổ chức, quản lýđào tạo theo học chế tín chỉ”

Xây dựng cơ sở vật chất cũng là một trong những yêu cầu để tiến hànhchuyển đổi sang đào tạo tín chỉ Với số lượng sinh viên ngày càng tăng theotừng khóa tuyển sinh, Nhà trường đã tiến hành xây dựng thêm các khu nhà,phòng học Mỗi phòng học mới đều được lắp các thiết bị hỗ trợ giảng dạy nhưmáy chiếu, loa, mic ; tiến hành rà roát hệ thống máy tính để hỗ trợ sinh viênhọc tập; phát triển trung tâm thư viện để phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụngtài liệu của sinh viên

Ngày 12/5/2014 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ban hành Quy chế đàotạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số583/QĐ-ĐHNV ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại họcNội vụ Hà Nội)

Vào đầu mỗi khóa học, Nhà trường tổ chức các lớp tuần công dân đầukhóa để phổ biến cho sinh viên về việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ; hướngdẫn sinh viên thích nghi với phương thức đào tạo mới này; cung cấp sổ taysinh viên; giải đáp các thắc mắc của sinh viên

Tuy đã là năm thứ ba đào tạo theo tín chỉ, nhưng trường vẫn đang trong

lộ trình chuyển đổi, các bước chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành bây giờ quá trìnhhoàn thiện và phát triển, do đó không thể thiếu các hội thảo nhằm rút kinh

Trang 37

nghiệm, lấy ý kiến đóng góp xây dựng để lộ trình nhanh chóng hoàn thànhvới hiệu quả cao nhất.

Lộ trình chuyển đổi vẫn đang tiếp tục được tiến hành và để lộ trình đượchoàn thiện, thành công theo chủ trương, nhiệm vụ Nhà trường đề ra thì cần sự

nỗ lực, đóng góp rất lớn của các cán bộ, nhân viên, giảng viên trong trường vàđặc biệt không thể thiếu đó là nỗ lực học tập của sinh viên

2.1.2 Chủ trương của Khoa Văn thư – Lưu trữ

Cũng theo chủ trương của Nhà trường, Khoa Văn thư – Lưu trữ cũng xácđịnh sẽ nỗ lực cùng Nhà trường trong lộ trình chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ.Điều này đã được thể hiện bằng các hành động cụ thể:

+ Thực hiện đúng các quy định, các văn bản hướng dẫn của Nhà trường

về chuyển đổi sang tín chỉ;

+ Các giảng viên trong Khoa đã được cử đi tập huấn giảng dạy theo họcchế tín chỉ;

+ Tiến hành các phiên họp định kỳ, thường xuyên trong Khoa về quátrình chuyển đổi, xây dựng đề cương chi tiết học phần cho các môn họcchuyên ngành Văn thư – Lưu trữ;

+ Biên soạn sách chuyên ngành phù hợp với lượng kiến thức sinh viêncần tích lũy khi học theo học chế tín chỉ;

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, với việc đặt các câu hỏi, đề ra các bàitập thảo luận nhóm để tăng tính chủ động trong quá trình học tập của sinhviên;

+ Tham gia các hội thảo về chuyển đổi sang tín chỉ, các hội thảo rút kinhnghiệm do Nhà trường tổ chức; đồng thời tham gia viết các bài tham luậntrong hội thảo để đóng góp ý kiến giúp lộ trình chuyển đổi nhanh chóng hoànthiện và thành công;

+ Phối hợp với các phòng, ban, khoa trong trường trong lộ trình chuyển đổi.Với sự cố gắng của các giảng viên trong Khoa, việc giảng dạy và học tậptheo học chế tín chỉ của Khoa Văn thư – Lưu trữ đã dần đi vào hệ thống, tuy

Trang 38

có gặp những khó khăn nhưng việc tiến hành chuyển đổi vẫn được diễn ramột cách nhịp nhàng và đạt được những thành công nhất định.

2.2.Tổ chức giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ

2.2.1 Tổ chức giảng dạy

Với mô hình đào tạo theo niên chế lâu nay của Nhà trường, giảng viênvẫn giảng dạy theo phương pháp thuyết giảng Từ khi chuyển đổi sang môhình tín chỉ, đa phần giảng viên không khỏi lúng túng để tìm ra phương phápgiảng dạy mới, giảng viên phải nhanh chóng làm quen với phương pháp giảngdạy hiện đại, tăng cường vai trò của người hướng dẫn, cố vấn học tập, và phải

tổ chức các loại hình học tập mới nhằm nâng cao khả năng chủ động tronghọc tập của sinh viên Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy một sốthực trạng về tổ chức giảng dạy của Khoa Văn thư – Lưu trữ trong Nhàtrường theo học chế tín chỉ như sau:

Thứ nhất, về số lượng cán bộ giảng viên của Khoa có 13 người, trong đó

chỉ có 11 cán bộ là giảng viên giảng dạy và 02 cán bộ làm công tác giáo vụKhoa Đây là một con số không nhiều đối với một khoa chủ chốt, có bề dàylịch sử trong Nhà trường và chưa tương xứng với một khoa có lượng sinhviên theo học lớn như hiện nay Trong khi đó, các giảng viên trong Khoatrước đây khi đóng vai trò là người học, chưa từng được đào tạo theo mô hìnhtín chỉ, mà chỉ được tập huấn về đổi mới hoạt động dạy học theo học chế tínchỉ Vấn đề này đặt ra ở đây là các giảng viên sẽ tốn một lượng thời gian nhấtđịnh trong việc làm quen và chuyển đổi từ hệ thống đào tạo giảng dạy niênchế sang hệ thống đào tạo giảng dạy theo mô hình tín chỉ Nên đây là một hạnchế nhất định đối với công việc giảng dạy của giảng viên trong Khoa

Số lượng giảng viên ít, mỗi môn học sẽ chỉ có 01 hoặc 02 giảng viêngiảng dạy môn học đó Tuy nhiên, theo mô hình tín chỉ thì sinh viên đượcquyền lựa chọn giảng viên phù hợp, đặt ra yêu cầu về số lượng giảng viên chomỗi môn học phải đa dạng mới đáp ứng được nhu cầu lựa chọn giảng viêncủa sinh viên Mặc dù hiện nay Nhà trường chưa triển khai cho sinh viên đăng

Trang 39

ký môn học và đăng ký giảng viên nhưng trong tương lai chắc chắn khía cạnhnày của đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ được đưa vào áp dụng Và số lượnggiảng viên của Khoa như vậy, nếu không được tăng thêm, sẽ gây cản trở sinhviên trong việc đăng ký, lựa chọn giảng viên

Thậm chí, số lượng giảng viên ít còn dẫn đến tình trạng 01 giảng viên

“gánh vác” nhiều hơn 01 học phần, kết quả là chất lượng giảng dạy chưa pháthuy được tối đa hiệu quả Hơn nữa, tình trạng chồng chéo thời khóa biểu củagiảng viên thi thoảng vẫn xảy ra: 01 giảng viên có cùng lịch giảng dạy cho 02lớp học với 02 học phần khác nhau

Một tình trạng khác xảy ra do số lượng giảng viên ít là giảng viên phảigiảng dạy tới 02 ca học liền nhau trong 01 buổi, trong 01 ngày có thể là 03 ca.Điều này tạo nên sự căng thẳng vì phải làm việc liên tục trong một thời giandài mà thời gian nghỉ ngơi trong mỗi ca học (15 phút) và giữa các ca học (10phút) là rất ngắn Thậm chí, có những giảng viên phải giảng dạy 02 ca buổisáng từ 07 giờ đến 12 giờ 40 phút, sau đó chỉ được nghỉ ngơi 20 phút và lạitiếp tục ca 03 vào buổi chiều lúc 13 giờ đến 15 giờ 40 phút Như vậy, chấtlượng giảng dạy sẽ bị giảm đi đáng kể, gây áp lực cho giảng viên, cũng vì thế

mà giảng viên sẽ tạo áp lực lên sinh viên, gây khó khăn cho cả người học

Thứ hai, về việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cũng có vai

trò rất quan trọng, giúp sinh viên có bước đi chuẩn và chính xác hơn trongquá trình học tập Trong quá trình nhà trường chuyển đổi sang đào tạo theohọc chế tín chỉ, Phòng Quản lý Đào tạo đã tổ chức xây dựng chương trình kếhoạch đào tạo sao cho phù hợp với hệ thống đào tạo mới

Chương trình đào tạo và Kế hoạch đào tạo được phổ biến cho sinh viênkhóa mới nhập học trong tuần công dân đầu khóa và cung cấp cho sinh viênnhững thông tin cần thiết về chuyên ngành học của mình, về những môn họcsinh viên sẽ phải hoàn thành trong mỗi kì học, về số tín chỉ mà sinh viên phảitích lũy trong suốt quá trình học tại trường Ngoài ra, kế hoạch đào tạo cònđược cung cấp cho sinh viên đầu mỗi kỳ học để sinh viên biết kỳ học này phảitích lũy bao nhiêu tín chỉ, được đăng ký những môn học nào hay học phần

Trang 40

nào, được biết thời gian cho phép đăng ký tín chỉ, thời gian học môn học đótrong bao lâu và thời gian thi kết thúc học phần đó là khi nào.

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy kết quả như sau:

Kết quả khảo sát trên cho thấy, cho dù Nhà trường mới chuyển đổi sanghình thức tín chỉ, mọi thứ đều phải thực hiện gấp gáp, nhưng vì hiểu được tầmquan trọng của Bản kế hoạch đào tạo, Khoa Văn thư Lưu trữ đã cố gắng hoànthiện và được nhà Trường nghiệm thu, ban hành một cách tốt nhất để chuyểnđến sinh viên ngay từ đầu khóa học Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở Bản kếhoạch đào tạo cho cả khóa học, vẫn chưa có Bản kế hoạch đào tạo cho từng kỳhọc, và hơn hết là Bản kế hoạch đào tạo đầu khóa phát cho sinh viên khôngtương đồng với những gì sinh viên được tiếp nhận trong mỗi kỳ học Điều này

dễ làm cho sinh viên hoang mang, không biết trước kỳ này mình học nhữngmôn gì, bao nhiêu tín, không tạo được sự chủ động tìm hiểu trước của sinhviên, gây nên thói quen ỷ lại cho sinh viên, học đến môn nào thì biết môn đó.Nhiều bất cập trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo là chuyên ngànhLưu trữ bao gồm nhiều nghiệp vụ được xây dựng theo đúng trình tự đáp ứngyêu cầu thực tiễn công việc.Việc đào tạo theo niên chế giúp cho sinh viên dễdàng bao quát được cả công tác Văn thư cũng như là Lưu trữ khi mà cácnghiệp vụ tiếp nối nhau theo đúng trình tự Còn đào tạo theo học chế tín chỉ

Ngày đăng: 26/09/2016, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AlexandruPop,What is an Academic Credit System?Đăng trên trang web http://www.mastersportal.eu/articles/948/what-is-an-academic-credit-system.html&prev Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is an Academic Credit System
12. Trang web :https://books.google.com.vn/books?id=WVbfBQAAQBAJ&pg=PA24&lpg=PA24&dq=5.+Wolamin+2003&source=bl&ots=vGWM0U8kNG&sig=zrgSPcW6siw3_2Bb0rNC7trhEag&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=5.%20Wolamin%202003&f=false13. Trang web http://dictionary.reference.com/browse/seminar Link
14. Trang web: http://pdt.hcmuaf.edu.vn/pdt-2067-1/vn/ve-viec-ap-dung-hoc-che-tin-chi-tren-the-gioi-va-o-vn-lam-quang-thiep.html Link
15. Trang web: http://pdt.hcmuaf.edu.vn/pdt-2066-1/vn/phuong-thuc-dao-tao-theo-tin-chi-lich-su-ban-chat-va-nhung-ham-y-cho-phuong-phap-giang-day-hoc-o-bac-dai-hoc-hoang-van-van.html Link
17. Văn phòng quan hệ quốc tế và bộ giáo dục Mỹ (International Affairs Office, US Department of Education) (2008), Cấu trúc của hệ thống của giáo dục Hoa Kỳ: So sánh Mỹ và hệ thống tín dụng khác (Structure of the US Education System: Comparing US and Other Credit Systems) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w