1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ sản xuất trà xanh túi lọc

39 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Tài liệu nói về quy trình sản xuất trà xanh túi lọc. Có đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến nguyên liệu, quy trình sản xuất cũng như máy móc trang thiết bị. Đặc biệt có phần tính toán năng suất xây dựng nhà máy.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngày nay ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển để đáp ứng yêucầu và cải thiện đời sống của người tiêu dùng Trong đó ngành công nghiệp chế biếntrà cũng đang dần dần đáp ứng được điều đó với đa dạng sản phẩm làm từ trà Trên đấtnước ta không phải ở đâu cũng có thể trồng được trà, vì thế việc mở rộng phạm vi sửdụng cũng như đưa sản phẩm từ trà đến tất cả mọi vùng miền đất nước là điều rất cầnthiết Giải quyết nhu cầu thực phẩm các vùng công nghiệp, các thành phố, địa phươngthiếu thực phẩm, cho các đoàn du lịch, thám hiểm và cung cấp cho quốc phòng Gópphần điều hòa nguồn thực phẩm trong cả nước Tăng nguồn hàng xuất khẩu, trao đổihàng hóa với nước ngoài

Từ xưa tới nay Trà là một loại thức uống quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt

là người Á Đông Trà không chỉ được thưởng thức như một thú vui tao nhã mà cònmang nhiều công dụng cho sức khỏe Ở Việt Nam Trà được xem là thức uống khôngthể thiếu khi tiếp khách hoặc dùng sau mỗi bữa ăn Các nghiên cứu cho thấy thườngxuyên uống Trà rất có lợi cho các bệnh tim mạch, bệnh ung thư, giúp lợi tiểu, tiêu hóatốt Các hợp chất chống oxy hóa trong Trà ngăn ngừa cholesteron xấu (LDL) chống lãohóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể phòng và chống bệnh tật Với nhiều côngdụng như vậy, hiện nay ngày càng nhiều nhà sản xuất nước giải khát cho ra đời sảnphẩm mới có chiết xuất từ lá Trà tươi Khi cuộc sống công nghiệp tất bật khiến chúng

ta không thể chuẩn bị cho mình một tách trà theo cách truyền thống thì sản phẩm Tràtúi lọc đang rất được quan tâm Hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng Trà túi lọc làrất tiện dụng, không mất thời gian Các sản phẩm trên thị trường chủ yếu là các sảnphẩm Trà thảo dược túi lọc, tuy nhiên với người dân Việt mùi vị của Trà tươi đã rấtquen thuộc, Trà tươi vẫn là một thức uống quen thuộc và truyền thống

Trang 4

Búp trà

Chất khô hòa tan trong nước+ Catechin + Vitamin+Acid amin + Saponin+ Caffeine + Fluoride + Saccharide + Flavonoids+ Chất khoáng + Pectin

Chất khô không hòa tan trong nước

Hòa tan trong dầu:

+ Carotene+ Vitamin E+ Chlorophyl

Không tan trong dầu:+ Cellulose+ Protein

I TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU

1 Giới thiệu chung về nguyên liệu: Trà xanh

Cây Trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi củachúng được sử dụng để sản xuấ trà Đây là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặccác cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2m khi được trồng để lấy lá Trà

có rễ cái dài Hoa của cây trà màu trắng ánh vàng, đường kính 2,5 – 4cm với 7 – 8 cánhhoa Hạt trà có thể ép lấy dầu Trà xanh, trà ô long và trà đen tất cả đều được chế biến

từ loại cây này, nhưng được chế biến ở mức độ oxy hóa khác nhau

Lá Trà dài từ 4 – 15cm Lá tươi chứa khoảng 4% cafein Khi mặt bên dưới củachúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng, lá non và các lá còn lại có màu xanh lụcnhạt được thu hoạch để sản xuất Các lá già có màu lục sậm,… Độ tuồi khác nhau của

lá tạo ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá nàykhác nhau Thông thường, chỉ có phần chồi và phần ngọn (2 – 3 lá) mới được thuhoạch để chế biến Việc thu hoạch thủ công diễn ra bằng tay đều đặn sau khoảng 1 đến

2 tuần

2 Thành phần của lá trà tươi

Hình 1 Thành phần búp trà tươi

Trang 5

2.1 Nước (độ ẩm)

Nước là thành phần chủ yếu trong búp trà: nước có quan hệ đến quá trình biếnđổi sinh hóa trong búp trà và đến sự hoạt động của các men, là chất quan trọng khôngthể thiếu được để duy trì sự sống của cây Hàm lượng nước trong búp trà thay đổi tùytheo giống, tuổi cây, đất đai, kỹ thuật canh tác, thời gian hái và tiêu chuẩn hái v.v Trong búp trà (tôm + 3 lá) hàm lượng nước thường có từ 75 - 80% Để tránh khỏi sựhao hụt những vật chất trong búp trà qua quá trình bảo quản và vận chuyển, phải cốgắng tránh sự giảm bớt nước trong búp trà sau khi hái

2.2 Chất khô (20 - 25%)

2.2.1 Chất khô hòa tan trong nước

Là một hỗn hợp gồm nhiều chất khác nhau, có khả năng hoà tan với nước sôi và

là chỉ tiêu chất lượng quan trọng của trà nguyên liệu và trà sản phẩm Trong thành phầnhỗn hợp này, khoảng 50% là hợp chất phenol, còn lại gần 50% là glucid tan, protein,acid amin, alcaloid (chủ yếu là caffeine), sắc tố, vitamin, enzym

2.2.1.1 Tanin

Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất trà

Tanin còn gọi chung là hợp chất polyphenol có vị chát, có tính thuộc da và bị kết tủa

khỏi khối dung dịch bằng protein hoặc alkaloide, trong đó 90% là các dạng catechin

Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tanin trà không giống nhau và tùy theotừng giống trà mà thay đổi Những hợp chất này dựa vào tính chất của chúng có thểphân thành:

- Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320 - 360

- Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420 - 450

- Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để xử lý,mới có thể hòa tan trong dung dịch)

Các dạng catechin như epicatechin galat, epigalocatechin galat tham gia vào quátrình sinh trưởng của cây Lượng tanin phân bố không đồng đều trên cùng một búp trà,tập trung nhiều nhất ở tôm (39.9%), rồi đến lá non (lá một 36.8%; lá hai 36.1%; lá ba

Trang 6

29.25%; cọng già 25%, lá bánh tẻ, lá già Chất tanin có khả năng kết hợp với Albumin

để tạo thành chất không hòa tan Tính chất này quan trọng đối với quá trình chế biếntrà.Tanin kết hợp với caffeine thành chất không hoà tan đóng váng trên mặt nước khinước trà để nguội

2.2.1.2 Alkaloid

Trong trà có nhiều loại alkaloid nhưng nhiều nhất là cafein Hàm lượng cafein ởtrong trà có từ 3 - 5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá cà phê từ 2 - 3 lần Nó không

có khả năng phân ly ion H+ tức là không có tính acid mà chỉ là một kiềm yếu Cafein

chỉ hòa tan trong nước với tỷ lệ 1/46, hoà tan khi nhiệt độ lên đến 60oC, rất dễ hòa tan

trong dung môi chlorofoc Cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, kíchthích cơ năng hoạt động của tim, có tác dụng lợi tiểu Cafein rất bền vững trong chếbiến Nó có khả năng kết hợp với tanin để tạo thành hợp chất tanat cafein có hương vị

* Albumin (protein đơn giản): Albumin là một loại chất hữu cơ có chứa Nitơ, làthành phần cấu tạo chủ yếu của các sinh vật Hàm lượng Albumin trong trà lớn, thayđổi phụ thuộc nhiều điều kiện như thời kỳ hái, lá non hay già, điều kiện ngoại cảnh

2.2.1.4 Glucid và pectin

Trong lá trà chứa rất ít glucid hòa tan, trong khi đó các glucid không hòa tan lạichiếm tỷ lệ lớn

Trang 7

Xellulose và Hemixellulose cũng tăng lên theo tuổi của lá, vì vậy nguyên liệucàng già chất lượng càng kém Hàm lượng đường hòa tan ở trong trà tuy ít nhưng rấtquan trọng đối với hương vị trà Đường tác dụng với protein hoặc acid amin tạo nêncác chất thơm.

Tùy theo giống cây và hàm lượng thu hái mà hàm lượng glucid thay đổi ít haynhiều

Trung bình có:

- Monoza : 1 - 2%

- Saccaroza : 0.5 - 2.5%

- Polysaccarit : 10 - 20%

- Tinh bột : 0.1 - 0.3%, lá trà càng già lượng tinh bột càng tăng

- Pectin : 2 - 3% Pectin thuộc về nhóm glucid và nó là hỗn hợp của cácpolysaccharid khác nhau và những chất tương tự chúng ở trong trà, pectin thường ởdạng hòa tan trong nước, tan trong acid oxalic, tan trong amoni oxalat Pectin tham giavào việc tạo thành hương vị trà, làm cho trà có mùi táo chín trong quá trình làm héo

Trang 8

2.2.1.6 Enzym

Trong búp trà non có hầu hết các loại men, nhưng chủ yếu gồm hai nhóm chính:

- Nhóm thủy phân: men amylaza, glucoxidaza, proteaza và một số men khác

- Nhóm oxy hóa khử: Chủ yếu là hai loại men: peroxidaza vàpolyphenoloxidaza

2.2.2 Chất khô không hòa tan trong nước

2.2.2.1 Hòa tan trong dầu

2.2.2.1.1 Diệp lục và các sắc tố khác gần nó

Trong lá trà có chứa diệp lục tố (chlorophyl), carotene và xanthophyl Các sắc

tố này biến động theo giống, theo mùa và các biện pháp kỹ thuật canh tác Trong tràthành phẩm diệp lục tố có ảnh hưởng xấu tới phẩm chất của trà bởi vì làm cho sảnphẩm có màu xanh, mùi hăng, vị ngái Tuy nhiên diệp lục tố gần như biến mất sau khichế biến nguyên liệu thành trà đen

2.2.2.1.2 Vitamin E

2.2.2.2 Không hòa tan trong dầu

2.2.2.2.1 Glucid không tan

Trong lá trà chứa rất ít glucid hòa tan, trong khi đó các glucid không hòa tan lạichiếm tỷ lệ lớn

Cellulose và Hemicellulose cũng tăng lên theo tuổi của lá, vì vậy nguyên liệucàng già chất lượng càng kém Hàm lượng đường hòa tan ở trong trà tuy ít nhưng rấtquan trọng đối với hương vị trà Đường tác dụng với protein hoặc acid amin tạo nêncác chất thơm

Trang 9

2.2.2.2.2 Protein

- Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp chứa N, phân bố không đều ở các phần của búp trà

và thay đổi tùy theo giống, thời vụ, điều kiện canh tác và các yếu tố khác

- Protein có thể trực tiếp kết hợp với tanin, polyphenol tạo ra những hợp chất không tanlàm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất trà đen

Do đặc điểm của việc chế biến trà xanh là diệt men ngay từ đầu, nên hàm lượngtanin trong trà ít bị thay đổi và còn quá cao làm cho trà có vị đắng Protein kết hợp vớimột phần tanin làm cho vị chát và đắng giảm đi

II SẢN PHẨM TRÀ TÚI LỌC

1 Giới thiệu

Trà túi lọc là dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trà của người tiêu dùng về sự

“nhanh, gọn, tiện dụng” nhưng vẫn giữ được phẩm chất của nước pha Trà túi lọc làgiải pháp tối ưu cho việc tăng giá trị của vụn trà trong quá trình sản xuất

Hình 2 Sản phẩm trà túi lọc

2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng

Trang 10

Áp dụng TCN 459-2001 cho sản phẩm trà túi lọc trong nhà máy Tiêu chuẩnnày áp dụng cho các loại sản phẩm trà đóng trong túi nhỏ làm bằng giấy lọc.

 Yêu cầu kỹ thuật:

- Trà: trà trong túi lọc là những loại trà có kích thước nhỏ, các chỉ tiêu về nội chất phảitương đương với trà cao cấp

- Các chỉ tiêu cảm quan của trà túi lọc:

Bảng 1 Chỉ tiêu cảm quan của trà túi lọc

Ngoại hình Mặt trà nhỏ, màu xanh, thoáng râu xơ

- Các chỉ tiêu hóa lý của trà túi lọc:

Bảng 2 Chỉ tiêu hóa lý của trà xanh túi lọc

Hàm lượng chất hòa

tanHàm lượng taninHàm lượng caffeinHàm lượng chất xơ

Hàm lượng tro tổng số

% theo khối lượngkhông nhỏ hơn %theo chất khô

3420216.54-8

0.0010.27.510100

Chỉ tiêu vệ sinh thực

phẩm

Theo quyết định số 867/1998 QĐ ngầy4/4/1998 của bộ y tế về việc ban hành danhmục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực,

Trang 11

Bảng 3 Chỉ tiêu vật lý của giấy lọc

Độ bền kéo khô:

Chiều dọcChiều ngang

• Giấy lọc gấp thành túi kín, đảm bảo khi pha trà không lọt ra ngoài túi

• Mỗi túi lọc chứa được từ 2 đến 3g trà (lượng trà trong túi chiếm không quá ½ phần chiềucao của túi

+ Dây giữ túi lọc:

• Dây giữ túi lọc là loại chỉ màu trắng không độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng trà,không bị đứt khi ngâm nước

• Dây chỉ phải có độ dày phù hợp (không nhỏ hơn 17cm) đủ để giữ túi trà trong dụng cụpha và lấy túi trà ra

• Mối liên kết giữa một đầu dây chỉ và túi trà phải chắc chắn để túi trà không tuột ra khỏidây chỉ khi pha và khi nhấc ra, đầu kia được gắn với tem và nhãn

- Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

+ Mỗi túi trà có thể đặt trong bao nhỏ làm bằng giấy gói thực phẩm theo TCVN 4375-89,đảm bảo giữ được chất lượng của trà và dễ bóc khi pha Bao nhỏ được in trang trí

+ Các túi trà được để trong bao bì thương phẩm dạng hộp Số lượng túi và trọng lượng tràđảm bảo đủ định lượng ghi ở nhãn trên bao bì

+ Bao bì thượng phẩm phải làm bằng vật liệu chống ẩm, giữ được chất lượng trà trong thờigian bảo quản và lưu hành

+ Sản phẩm được để trong thùng carton chứa được từ 10- 20 kg trà

Ghi nhãn trên bao bì thượng phẩm và bao bì chứa đựng theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất khẩu đã ban hành kèm theo quyết định số 178/QĐ-TTG ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ

Trang 13

2 Thuyết minh quy trình

- Tạo các tính chất cơ lý cho búp trà dể phục vụ yêu cầu của giai đoạn tiếp theo

- Tăng cường hoạt tính của hệ enzym trong lá trà, xúc tiến quá trình tăng hàmlượng các chất hòa tan

- Điều chỉnh nồng độ chất khô trong lá trà

2.2.2 Phương pháp thực hiện

- Kết hợp phương pháp làm héo tự nhiên và làm héo nhân tạo

Trang 14

- Định kì thổi không khí nóng hoặc làm mát bằng quạt gió.

2.2.3 Các biến đổi

- Vật lý: Trong quá trình làm héo, khi lượng nước thoát ra đến một mức độ nào

đó, các nguyên sinh chất trong tế bào mất tính háo nước và không còn có khả năng hút

ẩm trở lại, lá trà héo không thể khôi phục lại lực trương đã mất Khi đó, lá trà và cọngtrà trở nên dai hơn Quá trình làm héo làm giảm khối lượng (do mất nước) và có thểtích của khối lá trà

- Hóa lý: diễn ra sự bay hơi ẩm

- Hóa học: xảy ra một số phản ứng làm thay đổi thành phần hóa học

+ Tăng hàm lượng caffeine

+ Giảm polyphenol (1-2%) do bị oxy hóa một phần

+ Giảm vitamin C

+ Hình thành các hợp chất hương do oxy hóa polyphenol

+ Hàm lượng tinh dầu tăng

- Hóa sinh:

+ Hoạt lực enzym tăng

+ Diễn ra quá trình thủy phân protein, carbohydrat

+ Chlorophyl và polyphenol bị oxy hóa

- Sinh học: tiếp tục diễn ra quá trình hô hấp của lá

2.2.4 Thiết bị và thông số công nghệ

- Thiết bị làm héo dạng máng hở liên tục nhiều băng chuyền

- Thông số công nghệ:

+ Độ ẩm còn lại của lá trà khoảng 60 – 65 %

+ Thời gian làm héo: nếu nhiệt độ khối chè khoảng 25 – 280C thì thời gian làmhéo 7 -8 giờ Nếu nhiệt độ trong máng héo là 40 – 450C thì thời gian làm héo khoảng 5– 6 giờ

2.3 Diệt men

2.3.1 Mục đích công nghệ: Hoàn thiện và chuẩn bị.

- Hoàn thiện: Quá trình này gọi là quá trình vô hoạt enzyme (hay còn gọi là diệt men) Cần

vô hoạt các enzyme có trong nguyên liệu, đặt biệt là nhóm enzyme polyphenoloxydase Sau khi diệt men, các quá trình hô hấp thủy phân và oxy hóa của nguyên liệuđều bị đình chỉ Do đó, các polyphenol trong nguyên liệu đều sẽ bị oxy hóa trong cácquá trình tiếp theo trong quy trình sản xuất, những thành phần polyphenol vốn có trongtrà nguyên liệu được giữ lại trong sản phẩm với hàm lượng cao nhất

Trang 15

- Chuẩn bị: Diệt men dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi tính chất cơ

lý của lá trà, chuẩn bị cho quá trình vò

2.3.2 Phương pháp thực hiện: Diệt men bằng phương pháp hấp

Trải trà nguyên liệu lên băng tải dùng hơi nước quá bão hòa ở áp suất cao đểdiệt men Sau khi hấp, tiến hành làm nguội nhanh bằng không khí mát, sau đó đem sấynhẹ để bay hơi hết lượng hơi ngưng tụ trên bề mặt lá trà trong quá trình hấp

2.3.3 Các biến đổi

- Vật lý: Lá trà tươi thường giòn, khi vò sẽ bị nát Khi diệt men, lá trà trở nêndai hơn và có độ bền cơ học cao hơn

- Hóa lý:

+ Sự ngưng tụ hơi nước trên bề mặt lá trà trong công đoạn hấp hơi nước

+ Một phần ẩm của trà sẽ bay hơi dưới tác dụng của nhiệt độ trong công đoạngia nhiệt và làm nguội

+ Mùi hăng của lá cây tươi sẽ bị mất đi

- Sinh học: Quá trình trao đổi chất bên trong các tế bào bên của lá trà bị đình chỉ(do hầu hết các enzyme đã bị vô hoạt) Các vi sinh vật bị ức chế hoặc bị tiêu diệt

- Hóa sinh: Hệ enzym bị vô hoạt hoàn toàn

- Làm nguội nhanh bằng không khí mát trong 2 phút

- Độ ẩm nguyên liệu cuối 75%

- Tạo hương trong giai đoạn cuối của quá trình vò

Trang 16

 Ưu điểm của quá trình vò:

- Giảm hiện tượng vón cục khi vò

- Giảm tỉ lệ vụn nát

- Tăng tính dẻo, độ dập cao hơn

2.4.2 Phương pháp thực hiện: Vò trà chia ra làm 3 lần vò:

- Vò lần 1: Vận tốc vò 40 vòng/phút trong 40 phút

- Vò lần 2: Vận tốc vò 50 vòng/phút trong 40 phút

- Vò lần 3: Vận tốc vò 55 vòng/phút trong 40 phút

 Sau mỗi lần vò trà sẽ được làm tơi xuống còn 400C trong 15 phút

- Mục đích công nghệ: giúp trà không bị vón cục và xoắn lại với nhau

- Phương pháp thực hiện: trà được đưa vào thiết bị làm tơi Bên trong thiết bị có bố trínhững thanh thép nhọn nhằm đánh tơi trà

- Các biến đổi: không có biến đổi nào đáng kể

- Vật lý: nhiệt độ trà nguyên liệu tăng lên, có sự phá vỡ cấu trúc tế bào

- Hóa học: có sự bay hơi ẩm Chất hòa tan tràn ra ngoài tế bào

- Hóa học: xảy ra các phản ứng do nhiệt tạo hương cho sản phẩm

Trang 17

- Bảo quản: Làm khô trà là để giảm hàm ẩm của trà xuống đến độ ẩm an toàn.Ngoài ra, quá trình làm khô sẽ ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật có trong trà (vi sinhvật có thể tái nhiễm vào bán thành phẩm trong các quá trình tiếp theo).

- Hoàn thiện: Quá trình sấy sẽ giúp cho các phản ứng hóa học diễn ra, tạo hươngthơm đặc trưng cho trà xanh thành phẩm Đồng thời, cố định một phần độ xoăn củacánh trà sau khi vò, cải thiện hình dáng làm cho trà thành phẩm xoăn chặt hơn, sợi trànhỏ lại

 Lưu ý: trà sau khi vò và làm tơi phải đem đi sấy ngay, trà vào sấy phải được làm tơitránh vón cục Nếu thủy phần của trà sau sấy cao thì công đoạn sao sẽ lâu, trà kémthơm, nước kém sánh Nếu thủy phần của trà còn lại thấp, sau khi lăn ngoại hình củatrà không xoăn chặt, không gọn cánh

- Thời gian sấy phụ thuộc vào phương pháp cấp nhiệt và sấy đến khoảng độ ẩm 12%

- Sau đó làm nguội đến khi nhiệt độ trà còn 400C

- Nhiệt độ thiết bị khi sao là 120 - 1500C, thời gian sao là 30-40 phút Lượng trà đưa vàophụ thuộc vào kích thước thùng sao Nếu lượng trà cho vào ít thì sao nhanh khô nhưngkém xoăn Lượng nhiều quá thì sao lâu và chè bị vụn nát, có ảnh hưởng đến nàu nước

và hương thơm của trà

Trang 18

- Có thể kiểm tra mức độ khô của trà bằng phương pháp cảm quan: lấy một ít trà cho vàolòng bàn tay, dùng ngón tay trỏ di cánh trà, nếu nát vụn thì đó là trà đã khô.

- Kết thúc của quá trình sao, trà khô đều xoăn chặt thủy phần còn lại khoảng 3-5% ta gọi làtrà thành phẩm

 Phương pháp làm khô trà xanh sấy sao kết hợp có nhiều ưu điểm hơn cả, có sự kết hợphài hòa giữa quá trình làm khô và chế biến nhiệt Trong môi trường nóng và ẩm, tràvừa được làm khô, vừa tạo ra sự chuyển hóa các chất, làm tăng hương vị của trà thànhphẩm Quá trình diễn ra từ từ, cho nên nếu làm khô trà nhanh quá chất lượng trà xanh

- Hóa lý: Bên cạnh sự bay hơi ẩm trong quá trình làm khô, còn có hiện tượng bay hơi củacác chất dễ bay hơi khác, đặc biệt là các chất tạo hương

- Cảm quan: màu sắc chuyển sang màu đen

2.5.4 Thiết bị

Lựa chọn thiết bị sấy thùng quay

2.6 Nghiền

2.6.1 Mục đích công nghệ: Chế biến và hoàn thiện.

- Giảm kích thước của trà

- Các chất trong trà dễ hòa tan vào nước sôi

2.6.2 Phương pháp thực hiện:

Trà được cho vào thiết bi nghiền và nghiền trà sao cho tới kích thước 0,1 – 0,5

2.6.3 Các biến đổi:

- Vật lý: kích thước khối trà giảm

- Các biến đổi còn lại không đáng kể

2.6.4 Thiết bị: thiết bị nghiền búa

2.7 Đóng gói

2.7.1 Mục đích công nghệ: Hoàn thiện.

Hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng

2.7.2 Phương pháp thực hiện

- Sử dụng loại giấy lọc dùng để bao gói trà túi lọc Được lựa chọn dựa trênTCVN 459 – 2001 Sử dụng loại giấy lọc mỏng, xốp có độ bền ướt cao làm từ bột hóa

Trang 19

học tẩy trắng và xơ sợi gai, được sử dụng để làm

túi lọc trà

Hình 3 Giấy lọc sử dụng bao gói trà túi lọc

- Các công đoạn đóng gói:

+ Đóng gói trà bằng cách cho trà vào túiđựng rồi đóng gói bằng máy hàn miệng túi

+ Sau khi đóng một loạt các gói trà đó, công nhân sẽ xếp vào những chiếc hộp

đã được in sẵn (thường thì một hộp trà có khoảng 20-30 gói (tùy hãng) rồi họ đóng góihộp đó lại bằng máy đóng gói trà túi lọc hút chân không

+ Những hộp trà sẽ được dán máy dãn nhãn và máy in hạn sử dụng trên bao bì.Sau đó, chúng sẽ qua máy đóng dây đai máy được đóng thành thùng lớn rồi mang điphân phối

IV CÂN BẰNG VẬT CHẤT

1 Số liêu cơ sở tính toán

− Mục đích công nghệ:

+ Giúp dự đoán tình hình sản xuất, hiệu suất thu hồi sản phẩm

+ Tính toán khối lượng sản phẩm thu được

+ Tính toán và chọn thiết bị chính cho sản xuất

+ Giúp thiết kế mặt bằng tổng thể cho nhà máy

− Kế hoạch sản xuất: vì vùng nguyên liệu được qui hoạch có thể cung cấp nguyên liệu ổnđịnh về cả chất lượng và số lượng nên nhà máy có thể hoạt động suốt năm

+ Số ngày trong năm: 365 ngày

+ Nghỉ chủ nhật: 52 ngày

+ Nghỉ bảo trì: 12 ngày

+ Nghỉ lễ tết: 8 ngày

+ Số ngày làm việc trong năm: 293 ngày

+ Số ca sản xuất trong một ngày: 2 ca/ ngày

− Cơ cấu sản phẩm : 3 tấn nguyên liệu/ ngày

Thì năng suất của nhà máy trong một năm: 2000 tấn nguyên liệu/năm

Ngày đăng: 25/09/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w