1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

31 3,8K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

Chính quyền ở địa bàn đô thị cũng tổ chức cấp hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như chính quyền nông thôn cùng cấp, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trê

Trang 1

MỞ ĐẦU

Với hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế quá trình đô thị hóa ở ViệtNam đã và đang diễn ra nhanh chóng dẫn đến có nhiều khác biệt về hoạt độngkinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nông thôn Vì vậybuộc nhà quản lý có những thay đổi về cách thức tổ chức và quản lý phù hợpnhất Thay những cái cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nữa

Mô hình chính quyền đô thị đã có một sự đột phá của Bộ Nội vụ đã trìnhChính Phủ ở phiên họp Chính Phủ thường kì tháng 2 vừa qua Mô hình này hứahẹn sẽ có nhiều kết quả tốt và nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân

Kinh nghiệm lích sử cho thấy, để thay “chiếc áo quá chật” cần phải tìm ra

“chiếc áo phù hợp” hơn là “ mặc vội vàng một chiếc áo mới” rồi chỉnh sửa thêmbớt một cách vừa vặn sự thành công không nằm ở việc có được một “mẫu” chínhquyền đô thị hoàn hảo mà ở cách vận hành bộ máy

Dưới đây là bài tìm hiểu của nhóm chúng em về mô hình chính quyền đôthị, bài làm còn có nhiều khuyết điểm chúng em mong nhận được sự góp ý của côgiáo để bài của chúng em được hoàn chỉnh hơn

Chúng em cam ơn cô!

Trang 2

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính xác về chính quyền đô thị, nói theocách rễ hiểu nhất thì chính quyền đô thị là một thuật ngữ để chỉ một mô hìnhchính quyền địa phương thành lập ở các đô thị, dùng để phân biệt với mô hìnhchính quyền nông thôn.Một trong những mục tiêu mà chính quyền đô thị hướngtới là bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa Người thủ trưởng đô thị

sẽ có quyền quyết định nhanh và tức thì nhiều vấn đề quan trọng với đô thị

Mô hình chính quyền đô thị là mô hình tập trung quản lý ở cấp TP Vai tròcủa người dân cũng được đề cập trong việc xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền đô hiện đại là "nhà nước thu nhỏ lại, tư nhânphình ra", Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý, đề ra chính sách hợp lý, còn huyđộng người dân tham gia phát triển TP; xây dựng trong người dân thói quen ứng

xử đô thị, tuân thủ luật pháp triệt để Mô hình chính quyền đô thị áp dụng sẽkhông tổ chức HĐND quận, phường Chính quyền thành phố trực thuộc TƯ, ởkhu vực nội thành chỉ có HĐND cấp thành phố Khu vực nội thành của thành phốtrực thuộc tỉnh cũng chỉ tổ chức HĐND thành phố mà không có HĐND phường.Khi đó, UBND cấp huyện, quận, phường chỉ là cơ quan đại diện hành chính của

cơ quan hành chính cấp trên đặc tại địa bàn

Trang 3

2 Đặc điểm

Chính quyền đô thị trên thế giới thường mang hai đặc điểm: “rút bớt cấphành chính lãnh thổ” và “thị trưởng do dân bầu trực tiếp” Xuất phát từ đặc thù vềquản lý nhà nước ở vùng đô thị, chính quyền đô thị thường có hai đặc điểm khácbiệt so với chính quyền nông thôn

Thứ nhất, được tổ chức rút gọn một số cấp chính quyền Đặc điểm nàyxuất phát từ thực tế đường kính các đô thị thường bé hơn đường kính các đơn vịhành chính cùng cấp ở vùng nông thôn Nên giảm bớt cấp chính quyền, nhưngvẫn bảo đảm khoảng cách “nhân dân – chính quyền“ không quá xa về mặt khônggian

Thứ hai, người đứng đầu chính quyền đô thị do dân bầu trực tiếp hay nóicách khác bộ máy chính quyền được tổ chức theo mô hình thị trưởng Điều nàyxuất phát từ thực tế, trình độ dân trí ở các đô thị cao hơn vùng nông thôn, hoàntoàn có khả năng chọn đúng người Mặt khác, ở các đô thị thường có nhiều vấn

đề phức tạp về an ninh, môi trường nên đòi hỏi một người đứng đầu chínhquyền chịu trách nhiệm trước dân cao hơn, đòi hỏi được dân bầu trực tiếp, chịutrách nhiệm trực tiếp và bị phế truất trực tiếp bởi lá phiếu của người dân Tuynhiên, ở các nước phát triển, dân trí cao, thì đặc điểm thứ hai này được mở rộng

áp dụng cả với vùng nông thôn

Hai đặc điểm này, kéo theo một số đặc điểm trong tổ chức vận hành của chínhquyền đô thị, chi phối hiệu quả hoạt động:

Quyền tự quản lớn

Các chính quyền đô thị lớn thường được quyền tự chủ rất lớn, điều này cho phép

họ giải quyết thành công một số vấn đề mà Việt Nam đang loay hoay

Thứ nhất, về mặt ngân sách, tài sản, quan hệ giữa các đô thị lớn với chính

quyền cấp trên giống như quan hệ giữa công ty mẹ – công ty con: là hai pháp

Trang 4

nhân độc lập về tài sản, hạch toán độc lập Nguồn thu, bao gồm các nguồn thuthuế, của các thành phố được luật hoá nên họ rất chủ động trong kế hoạch tàichính, không rơi vào bị động chờ phê duyệt Ngược lại, nếu lạm chi thì thành phốphải bán tài sản của mình để trang trải các khoản chi Nếu công chức thi hànhcông vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường cho công dân; nếu ngân sách thườngniên không đủ thì phải bán tài sản (trụ sở, đất đai) để bồi thường; nếu bán tài sảnkhông đủ, công dân có quyền yêu cầu áp dụng thủ tục phá sản đối với thành phố.Thị trưởng không thể nào giữ được cái ghế của mình, nếu thành phố bị tuyên bốphá sản.

Hiện nay, Việt Nam đã có luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước Tuy nhiên,nhiều công dân thắng kiện tại toà hành chính nhưng vẫn không nhận được tiềnbồi thường vì cơ quan nhà nước tương ứng không có đủ ngân sách dành cho việcbồi thường

Thứ hai, chính quyền thành phố có quyền lập quy rất lớn Lấy ví dụ, nếu họ

muốn hạn chế nhập cư như Đà Nẵng thì họ sẽ có công cụ lập quy là nâng diệntích nhà ở tối thiểu/đầu người lên kịch trần Nếu muốn giãn dân ở khu phố cổ HàNội họ sẽ có công cụ lập quy là thành phố được quyền ấn định thuế suất bất độngsản Những ngôi nhà ở phố cổ trị giá hàng triệu đô sẽ phải đóng một số tiền thuếkhủng khiếp; những cư dân bám phố cổ bán nước chè, tạp hoá sẽ không đủ khảnăng trả khoản thuế này

Lúc đó, họ chỉ còn khả năng cho những người thông minh hơn thuê lại hoặc mualại, còn mình thì mang số tiền khổng lồ thu được từ việc bán hoặc cho thuê nhàsang chỗ khác sinh sống Chỉ những ai đủ khả năng thông minh khai thác hiệuquả mảnh đất vàng, đủ khả năng đóng tiền thuế khổng lồ thì sẽ ở lại Bằng công

cụ thị trường họ có thể giãn dân rất hiệu quả, không vi phạm nhân quyền, cũngchẳng tốn tiền ngân sách mà lại có thêm ngân sách

Trang 5

Thứ ba, các đô thị có quyền tự chủ lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất

với mình, không cần chờ một ai từ bên trên nghĩ hộ cho mình Thực tế, khi rút bớtcấp hành chính lãnh thổ, các đô thị thường chú trọng mô hình tản quyền Ví dụ:chính quyền thành phố (trực thuộc Trung ương) thay vì chỉ có duy nhất một vănphòng tiếp dân nằm ở trung tâm thì sẽ có nhiều văn phòng tiếp dân, nhiều đầumối thụ lý hồ sơ nằm ở các đô thị vệ tinh phân bố đều trên toàn thành phố Một sốloại việc sẽ được uỷ quyền cho văn phòng tiếp dân trực tiếp giải quyết Nói cho

dễ hiểu, nếu mô hình này được áp dụng, công dân Cần Giờ có thể nộp hồ sơ đăng

ký kinh doanh và nhận kết quả ở ngay Cần Giờ chứ không phải lên tận trụ sởchính của sở Kế hoạch và đầu tư nộp Việc luân chuyển hồ sơ, phân công cán bộgiữa văn phòng Cần Giờ và trụ sở chính là việc nội bộ của sở Kế hoạch và đầu tư,công dân không cần quan tâm, chỉ cần lo đủ giấy tờ và đúng hạn thì nhận kết quả

Trong tổ chức bộ máy, bộ phận liên quan đến thương mại, kinh doanh, an ninhtrật tự, môi trường được chú trọng

Quyền năng lớn – trách nhiệm lớn

Người đứng đầu thành phố do dân bầu trực tiếp một cách công khai, minhbạch, dân chủ Vì thế, muốn trúng cử thì người đứng đầu thành phố không còncách nào khác là làm hài lòng dân: sự sắp đặt, ưu ái của cấp trên không có mấy ýnghĩa, bởi vậy họ sợ dân hơn sợ cấp trên

Trách nhiệm, quyền năng của thị trưởng (người đứng đầu) được thiết kếtheo nguyên tắc trọn gói Người ta coi việc bảo đảm an ninh, môi trường, trật tựcủa một thành phố tương tự như cách mà khu đô thị Phú Mỹ Hưng đang làm: coi

đó là một loại hàng hoá công cộng đặc biệt, không có gì cao siêu, trừu tượng Nókhác với hàng hoá thông thường ở chỗ người mua không trả tiền trực tiếp mà trảqua thuế và phí; không mặc cả trực tiếp mà chọn nhà cung cấp qua lá phiếu củamình Quá trình đấu thầu sẽ được thay bằng quá trình vận động tranh cử

Trang 6

Bởi vậy, khi vận động tranh cử, thị trưởng phải “chào hàng” trọn gói: êkíplàm việc, chất lượng dịch vụ công và giá cả (thuế và phí sẽ tăng hay giảm) Saukhi trúng cử thì cử tri cùng với Hội đồng thành phố sẽ giám sát việc thực thi “hợpđồng” (cam kết tranh cử) này của thị trưởng.

Trên cơ sở ấn định thuế suất và các nguồn thu, Hội đồng thành phố sẽquyết định ngân sách; trong phạm vi ngân sách được quyết, thị trưởng tự lo việctinh giản bộ máy, chọn người tài làm việc cho mình Toàn quyền chọn cấp phó,các giám đốc sở Ông ta không còn chỗ nào để đổ lỗi Mọi sai sót, chất lượngdịch vụ công thấp đều có thể quy về trách nhiệm của thị trưởng và ông ta phải từchức Nếu ông ta không tự nguyện từ chức để giữ danh dự cho đảng của mình, cửtri cũng sẽ tống cổ ông ta và lựa chọn ứng cử viên đối lập

Một cộng đồng thống nhất

Các đô thị trên thế giới không bị cắt khúc thành các đơn vị biệt lập đến lạlùng như ở Việt Nam Điều này giúp họ tránh khỏi một số hiện tượng mà ViệtNam đang gặp: công dân có quyền làm thủ tục hành chính ở bất kỳ nơi nào mà họthấy thuận tiện nhất; không nhất thiết phải đúng quận Chỉ rất ít thủ tục đòi hỏiphải đi đúng tuyến; việc cấp chỗ học mẫu giáo, trường phổ thông công lập đượccăn cứ vào bán kính từ nơi cư trú đến trường học gần nhất chứ không nhất thiếtphải đúng tuyến; cảnh sát thành phố đang thi hành công vụ, khi thấy hành vi viphạm pháp luật có quyền và nghĩa vụ bắt giữ mà không phân biệt địa bàn, không

có chuyện gái mại dâm bị cảnh sát đuổi bên này cầu thì chạy sang đứng bên kiacầu vì bên kia cầu thuộc địa bàn của quận khác

Vì địa bàn thành phố về mặt an ninh trật tự được coi là một địa bàn thốngnhất nên cảnh sát trưởng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật.Việc quy ra trách nhiệm cụ thể của chiến sĩ cảnh sát nào là việc nội bộ của cảnhsát trưởng; giống như mất xe máy trong khuôn viên công ty thì khách hàng chỉcần quan tâm kiện công ty và giám đốc phải hầu kiện mà không cần quan tâmviệc mất xe do lỗi của bảo vệ hay lỗi của giám đốc

Trang 7

Trong tổ chức bộ máy, bộ phận liên quan đến thương mại, kinh doanh, anninh trật tự, môi trường được chú trọng.

II MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ

1 Đề án mô hình tổ chức chính quyền đo thị do Bộ Nội Vụ trình chính phủ.

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh chóng dẫn đến

có nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nông thôn Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay về cơ bản giống nhau, đều tổ chức 3 cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và vẫn dựa trên cách thức quản lý của chính quyền nông thôn

Chính quyền ở địa bàn đô thị cũng tổ chức cấp hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như chính quyền nông thôn cùng cấp, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trên địa bàn đô thị dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như quy hoạch, kiến trúc, xây dựng hạ tầng đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, trật tự an toàn xã hội chưa được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, trong đó đô thị do kết cấu hạ tầng thống nhất đòi hỏi phải quản lý theo ngành là chủ yếu, khác với nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu

Từ thực trạng tổ chức chính quyền địa phương nêu trên, cần thiết phải làm

rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, từ đó xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ chế hoạt động phù hợp đối với chính quyền ở địabàn đô thị và chính quyền ở địa bàn nông thôn

Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình đô thị, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển của các đô thị Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Sản phẩm của Đề án này cùng với kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường là cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992

và các luật có liên quan về chính quyền địa phương

Trang 8

Bộ Nội vụ xây dựng Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính quyền địa phương; kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường, các đặc điểm của đô thị phân biệt với nông thôn, các đặc thù của đô thị Việt Nam hiện nay, đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương (trong đó có chính quyền đô thị) và tham khảo kinh nghiệm tổ chức chính quyền đô thị của các nước.

Căn cứ đánh giá hiện trạng tổ chức chính quyền địa phương và các yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn, Đề án đề xuất 3 phương án xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị Phương án 1, thực hiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường trong cả nước, đồng thời để khắc phục những hạn chế trong việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường hiện nay, Đề án đưa ra đề xuất mới là ở huyện, quận, phường cũng không tổ chức Ủy ban hành chính (Ủy ban Nhân dân hiện nay) mà chỉ đặt cơ quanđại diện hành chính của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn huyện, quận, phường

Theo phương án 1, khu nội thành, nội thị chỉ có một cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính), không tổ chức cấp chính quyền ở cácđơn vị hành chính trực thuộc (quận, phường) Khu vực ngoại thành, ngoại thị chỉ

tổ chức cấp chính quyền ở xã, thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện Các đơn vị hành chính quận, huyện, phường không tổ chức cấp chính quyền (không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính) sẽ tổ chức Ban đại diện hành chính của thành phố tại địa bàn quận, huyện và Ban đại diện hành chính quận tại địa bàn phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn

Phương án 2 ,thực hiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc đô thị (mở rộng phạm vi so với phương án 1) Theo phương án 2, mỗi đô thị chỉ tổ chức một cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân

và Ủy ban Hành chính), không tổ chức cấp chính quyền ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc kể cả ở nội thành, nội thị và ngoại thành, ngoại thị Theo đó, chỉ

Trang 9

tổ chức cấp chính quyền (có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính) ở thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thuộc tỉnh.

Các đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong thành phố trựcthuộc Trung ương và xã, phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chứccấp chính quyền (không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính), chỉ đặt Ban đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn

Phương án 3 tổ chức chính quyền đô thị có tòa thị chính, thị trưởng, quận trưởng, huyện trưởng, trưởng phường, trưởng thị trấn; thiết lập cơ quan hành chính đô thị ở địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố, thị xã thuộctỉnh là Tòa Thị chính, đứng đầu Tòa Thị chính là Thị trưởng

Các quận, huyện, phường trong thành phố trực thuộc Trung ương và phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh không tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính mà chỉ đặt cơ quan đại diện hành chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và ủy quyền của cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn

Người đứng đầu Ban đại diện hành chính quận, huyện, phường là quận

trưởng, huyện trưởng và trưởng phường Đối với xã, thị trấn vẫn tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính, người đứng đầu Ủy ban Hành chính xã là

xã trưởng, người đứng đầu Ủy ban Hành chính thị trấn là trưởng thị trấn

Sự khác biết của chính quyền đô thị

Để thực hiện nhiệm vụ "Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượnghoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp,bảo đảm phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệulực, hiệu quả Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thônphù hợp" được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng, Chính phủ đã xây dựng đề án và trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số26/2008/QH12 Theo đó, sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại 67huyện, 32 quận, 483 phường ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 10

Qua gần 4 năm thực hiện thí điểm, Bộ Nội vụ nhận định: Việc không tổ chứcHĐND huyện, quận, phường đã giúp phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền đôthị và chính quyền nông thôn về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn Theo kếtquả điều tra xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trungương), đa số người được hỏi đều cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theohướng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (tại những địa phương thíđiểm có 79% ý kiến đồng ý; những địa phương không thí điểm có 70% ý kiếnđồng ý) Sở dĩ có nhiều ý kiến đồng thuận với chủ trương không tổ chức HĐNDhuyện, quận, phường là do tổ chức này không thực hiện hết chức năng của mình.

Cụ thể, HĐND có chức năng quyết định những chủ trương, biện pháp để phát huytiềm năng địa phương và thực hiện chức năng giám sát Nhưng trên thực tế, chínhquyền các cấp này không thể quyết định được những nhiệm vụ kinh tế - xã hộimang tính đặc thù mà đều phải theo một quy hoạch chiến lược phát triển chungcủa cấp trên Hơn nữa, ở nước ta, đơn vị hành chính thì nhỏ nhưng cấp hành chínhthì rất nhiều là điều không cần thiết Đặc biệt, khi trình độ dân trí ngày càng caohơn thì việc phát huy dân chủ trực tiếp là đương nhiên và sẽ giảm dân chủ đạidiện nên đã đến lúc không cần thiết tồn tại tổ chức HĐND ở tất cả các cấp hànhchính

Các đô thị ở Việt Nam có những nét khác biệt so với các quốc gia khác.Điển hình như trong đơn vị hành chính đô thị có đơn vị hành chính nông thôn trựcthuộc (huyện, xã, thị trấn); trong đơn vị hành chính nông thôn có đơn vị hànhchính đô thị trực thuộc (thị xã, thành phố thuộc tỉnh); nhiều đô thị, phần nôngthôn (huyện, xã) chiếm tỷ trọng lớn về diện tích tự nhiên và dân số Ví dụ như ở

Hà Nội hiện có 10 quận nhưng có tới 18 huyện và 1 thị xã; có 400 xã và 155phường Hay như Hải Phòng có 7 quận, 8 huyện; 70 phường nhưng có tới 143xã… Điều đó đã tạo nên những bất cập trong mô hình tổ chức quản lý Tại các huyện ven đô của Hà Nội như Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông

Trang 11

Anh, những năm qua tốc độ đô thị hóa lớn, công việc tăng theo cấp số nhânnhưng vẫn đang thực hiện điều hành theo mô hình quản lý cấp huyện Điều đódẫn tới việc bố trí nhân sự chưa hợp lý, nơi thừa, nơi thiếu, hiệu quả công việckhông cao Không ít huyện có chủ yếu diện tích đất nông nghiệp nhưng lại thiếucán bộ có chuyên môn về nông nghiệp, thừa cán bộ đô thị; trong khi đó lại có nơilại thiếu cán bộ đô thị, thừa cán bộ làm công tác dân tộc… Đó cũng là nguyênnhân khiến bộ máy chính quyền, bộ máy hành chính của chúng ta cồng kềnh,nhiều nấc nhưng hiệu quả và hiệu lực quản lý còn hạn chế.

2 Thí điểm mô hình tại Thành Phố Hồ Chí Minh và sự khác biệt so với mô hình hiện hữu.

Sắc lệnh năm 1945 (số 63 và số 77) đã quy định chính quyền địa phương ở nước ta chia làm 4 cấp: kỳ (cấp trung gian giữa Chính phủ và địa phương) -

tỉnh/thành phố - huyện (cấp trung gian) - xã/ khu phố Theo đó, địa bàn nông thônbao gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã và địa bàn đô thị bao gồm 2 cấp: thành phố và khuphố Cấp kỳ, cấp huyện và cấp khu phố được quy định là cấp chính quyền chưa hoàn chỉnh, chỉ có Ủy ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh của cấp trên, không có Hội đồng nhân dân (HĐND)

Sau giải phóng miền Nam (30/4/1975), xuất hiện một vấn đề: Các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng vẫn giữ 2 cấp chính quyền: thành phố - khu phố (có thêm cấp tiểu khu dưới cấp khu phố); riêng TP Hồ Chí Minh lại chia thành: thành phố - quận - phường Để thống nhất về vấn đề tên gọi, Hiến pháp 1980 quy định các thành phố trực thuộc Trung ương có 3 cấp với tên gọi thống nhất: thành phố - quận - phường và có đầy đủ bộ máy HĐND, UBND cho mỗi cấp

Sắc lệnh đã ban hành, tuy nhiên sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn vẫn chưa rõ ràng vì mô hình và phương thức hoạt động của HĐND và UBND được áp dụng gần như giống nhau cho cả chính quyền đô thị vànông thôn

Trang 12

Qua những khuyết điểm đó, Bộ Nội vụ đã đưa ra bốn nguyên nhân cơ bản đặt ra yêu cầu "thay áo mới" cho chính quyền đô thị hiện đang phải "mặc chung chiếc

áo nông thôn" Một là, đô thị là một thể thống nhất, không chia cắt thành các bộ phận riêng rẽ như nông thôn Hai là, dân cư một đô thị đều có chung một nhu cầu lợi ích, không phụ thuộc địa bàn cư trú Mặt khác, tính chất của cư dân đô thị cũng có phần khác biệt với cư dân nông thôn Ba là, đô thị là nơi trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa cũng như là nơi tệ nạn tiêu cực tập trung cao Bốn là, sự chuyển đổi vai trò của Nhà nước đối với vấn đề quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay theo hướng "Nhà nước thu nhỏ,

tư nhân phình to"

Theo đó, "chiếc áo mới" được phác thảo theo mô hình với hai hướng chính như sau Đối với khu vực nội thị, áp dụng mô hình một cấp chính quyền - HĐND và UBND cấp đô thị trực tiếp quản lý Cấp quận, phường thì lược bỏ HĐND, chỉ giữlại UBND như là "cánh tay nối dài" từ "bộ não cấp đô thị", đóng vai trò thực thi những nhiệm vụ được giao Tất cả quyền lực sẽ được điều hành dưới sự chỉ đạo của một cá nhân để có những quyết sách nhanh gọn hơn và quy trách nhiệm dễ dàng hơn là huy động tập thể Đối với khu vực ngoại thành, nếu vẫn mang tính chất nông thôn thì sẽ vẫn giữ mô hình hai cấp chính quyền

Tóm lại sự khác biệt cơ bản giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn là

sự tập trung quyền lực về một đầu mối duy nhất, để giản lược bộ máy hành chính cồng kềnh, bỏ đi cấp trung gian đối với chính quyền đô thị và sự phân tầng các cấp quản lý đối với chính quyền nông thôn

Trang 13

Sự khác biệt của mô hình hiện hữu

Những bất cập hiện nay;

Mô hình chính quyền hiện hữu chưa phân định rõ ràng sự khác biệt trong quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và đô thị Chính vì thế những bất cập trong quản lý đô thị khó có thể khắc phục được Do chưa căn cứ vào đặc thù của

đô thị, bộ máy quản lý luôn trong tình trạng thiếu đồng bộ Mâu thuẫn giữa tính thống nhất, tích hợp, liên thông trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với thực tế quản lý phân tán, cắt khúc theo địa giới hành chính và theo các ngành, cứ kéo dài

Trang 14

Nhu cầu quản lý thống nhất, đồng bộ và liên thông ở đô thị không tương thích vớiviệc xác định trách nhiệm theo cấp quản lý, dẫn đến nhiều cơ quan tham gia quản

lý nhưng không rõ trách nhiệm

Việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng, quyềnhạn chưa tương xứng với nhiệm vụ, còn biểu hiện "quyền lực ngành" với cơ chếxin - cho, giấy phép con Chế độ tập thể lãnh đạo của Ủy ban nhân dân không rõtrách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân dẫn đến hội họp nhiều, phảnứng chậm, kém hiệu quả

Nghị định 93/2001/NĐ-CP có mở rộng phân cấp cho thành phố trên bốnlĩnh vực như: Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội;quản lý nhà, đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý ngân sách nhà nước và tổ chức

bộ máy và quản lý cán bộ, công chức Nhưng đến nay, nghị định này đã khôngcòn phù hợp do việc ra đời của nhiều luật chuyên ngành

Trong thực tế, về tổ chức bộ máy, Chính phủ quy định khá cứng các cơquan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, riêng cấp xã thìkhống chế số lượng cán bộ, công chức Chính vì thế mà có những phường-xã dân

cư đông đến gần 100.000 dân cũng có bộ máy tương tự như những nơi có 10.000dân và số lượng cán bộ, công chức có được tăng thêm nhưng vẫn không đáp ứngyêu cầu Thành phố muốn có lực lượng cảnh sát đô thị trực thuộc Chủ tịch Ủyban hành chính thành phố Mặc dù, hiện nay thành phố được thí điểm thanh traxây dựng với lực lượng khá đông nhưng vẫn bất cập trong quản lý trật tự đô thị

Về tài chính, ngân sách thành phố cũng rất khó khăn vì đang cần nguồn vốnlớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý các vấn đề về môi trường Nhiều lần, thành phố có đề xuất những cơ chế chính sách về việc được ổn định tỷ

lệ điều tiết, về việc giao cho Hội đồng nhân dân quyết định các định mức chi vàđược quy định một số khoản thu, mức thu về phí để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc có thẩm quyền tạo nguồn thu khác mà luật pháp hiện hành không cấm nhưng chưa được xem xét Trong khi nguồn lực, tiềm năng của thành phố còn lớn

Trang 15

mà chưa được thu hút cho sự phát triển bền vững theo yêu cầu Mỗi năm ngânsách thành phố chi cho xây dựng cơ bản khoảng hơn 10.000 tỉ (trong đó trả nợvay có năm hơn 3.000 tỉ) là không thấm vào đâu.

sẽ làm gọn các đầu mối trực thuộc thành phố

Về cơ cấu tổ chức, thành phố sẽ là cấp chính quyền hoàn chỉnh, các thànhphố trực thuộc và thị xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính (hay Thịtrưởng) Ở các quận-huyện, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân, chỉ có Ủyban hành chính thực hiện một số chức năng nhiệm vụ có tính chất đại diện của cơquan hành chính thành phố, đóng vai trò trung gian, đảm bảo hiệu quả quản lý

Đối với khu vực nông thôn trong đô thị thì ở cấp huyện chỉ tổ chức cơ quanquản lý hành chính Ở các xã, thị trấn sẽ có cấp chính quyền hoàn chỉnh hoặc chỉ

có Ủy ban hành chính Chức năng, nhiệm vụ sẽ được xác định phù hợp với đặcđiểm và quy mô của địa bàn

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở-ngành được điều chỉnh từchủ yếu là cơ quan tham mưu thành cơ quan quản lý nhà nước theo luật định đốivới lĩnh vực được phân công Giám đốc sở có quyền ra quyết định quản lý, chỉđạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành của thành phố và được giaotrực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ công chức theo ngành dọc từ thành phố đến cơ

sở, khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc có tính chất sự vụ lên Ủy ban thànhphố

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w