1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN SINH ( QUA TRƯỜNG HỢP Ở XÃ THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG)

35 714 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Lễ Cấp Sắc của người dân tộc Dao Đỏ tại cao bằng là một nghi lễ của người dân tộc . Nghi lễ bao gồm các khâu chuẩn bị vô cùng phức tạp và tốn nhiều thời gian để nghi lễ được diễn ra cùng với đó cũng chính là những nét văn hóa độc đáo , những đi kèm theo những điệu múa của người thầy trò thăm gia làm lễ cấp sắc. Thông qua Lễ Cấp Sắc của người Dao Đỏ không những nhằm bao tồn giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Dao đỏ nói riêng và Dân tộc Việt Nam nói chúng. Đồng thời bên cạnh đó Lễ cấp sắc còn cho mỗi chúng ta thấy được ý nghĩa nhân sinh, nhân văn cao cả được thể hiện trong nghi lễ...........

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TRIẾT HỌC -

BÁO CÁO KHOA HỌC

Đề tài:

LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN

SINH (QUA TRƯỜNG HỢP Ở XÃ THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo khoa học về “Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ

và một số ý nghĩa nhân sinh” là một quá trình đòi hỏi sự dày công tìm tòi, khámphá và nghiên cứu tài liệu, nhiều nhóm Dao khác nhau Vì vậy, ngoài sự nỗ lựccủa bản thân, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô PGS.TS

ĐỖ THỊ HÒA HỚI đã hướng dẫn đề tài cho chúng tôi tạo điều kiện cung cấp chochúng tôi những tư liệu quý báu

Tuy nhiên vì điều kiện thời gian có hạn, cùng những hạn chế về mặt kiến thứcbài báo cáo của chúng tôi còn nhiều thiếu sót.Vì vậy, rất mong quý thầy cô cùngbạn đọc đóng góp ý kiến để bài báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2016

Sinh viên thực hiện:

Lý Tòn NhấtTrần Thị Thắm

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN SINH (QUA TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Ở XÃ THÁI HỌC, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG) 5

A.PHẦN MỞ ĐẦU 5

1.Tính cấp thiết của đề tài 5

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

6.Đóng góp của đề tài 8

7.Bố cục của đề tài nghiên cứu 8

B.NỘI DUNG 9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ XÃ THÁI HỌC HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG 9

1.1.Khái quát về người Dao đỏ xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 9

1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9

1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 9

1.1.3.Khái quát về đời sống văn hóa ở xã Thái Học 10

1.2.Tên gọi lễ cấp sắc và một số quy định trong lễ 10

1.2.1.Tên gọi của lễ cấp sắc 10

1.2.2.Một số các quy định trong lễ cấp sắc 12

1.3.Tiến trình thực hiện cấp sắc của người Dao đỏ 15

1.3.1.Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc 15

1.3.2.Các nghi thức chính của lễ cấp sắc 16

Chương 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA , Ý NGHĨA NHÂN SINH THỂ HIỆN QUA LỄ CẤP SẮC Ở XÃ THÁI HỌC 23

2.1.Quan niệm về sự trưởng thành con người 23

2.2.Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc 24

2.3.Tính giáo dục được thể hiện trong lễ cấp sắc 25

2.4.Thực trạng và một số vấn đề đặt ra qua lễ cấp sắc của người Dao đỏ hiện nay 29

Trang 4

C.KẾT LUẬN 32 D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 5

LỄ CẤP SẮC CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ VÀ MỘT SỐ Ý NGHĨA NHÂN SINH (QUA TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Ở XÃ THÁI HỌC,

HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG)

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Namnhư Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn Dân tộc Dao có nhiều nhómđịa phương, như: Dao Quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao

Lô Gang, Dao Đỏ và có nhiều tên gọi khác: Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản.Việt Nam ta với 54 tộc người anh em là 54 bản sắc văn hóa khác nhau, đã tạonên bản sắc của dân tộc Việt Nam vừa đa dạng và độc đáo Trong đó, dân tộc Dao

là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đứng thứ 9, sinh sống chủ yếu làvùng đồi núi Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, người Dao đã sáng tạo

ra những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc Đó là một nền “Văn hóa núi rừng” đậm

đà bản sắc góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú đa dạng Dântộc Dao lưu giữ khá nhiều phong tục hay, độc đáo trong đó có lễ cấp sắc, đối vớiđồng bào Dao, lễ cấp sắc là rất quan trọng Trong quá trình lao động sinh sống,người Dao đã tiếp thu hiểu biết thêm về ý nghĩa của lễ cấp sắc Lễ cấp sắc củangười Dao đỏ ở xã Thái Học là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng làmnên nét đặc sắc trong văn hóa người Dao, đồng thời trong đó cũng chứa đựngnhững ý nghĩa nhân sinh cao cả

Do vậy trong khuôn khổ Hội thảo Khoa Học sinh viên nhóm nghiên cứu đã

mạnh dạn chọn đề tài “Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ và một số ý nghĩa nhân

sinh (Qua trường hợp cụ thể ở xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao

Trang 6

Bằng)” Nhằm mục đích góp phần làm rõ một nét giá trị văn hóa của một nhóm

người Dao nhất định mà mình có điều kiện tìm hiểu

1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu về dân tộc Dao ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiêncứu đề cập đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội củatộc người Dao Lễ cấp sắc của người Dao đã được một số nhà nghiên cứu đề cậpđến Tuy các công trình nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu đã miêu tả và phântích tương đối đầy đủ và rõ nét về tục cấp sắc của người Dao ở Việt Nam, đa số cácnghiên cứu đều quan tâm đến việc miêu tả lễ tục cấp sắc Việc nghiên cứu lễ cấpsắc của người Dao ở một địa bàn cụ thể là xã Thái Học chưa đưa các tác giả cóđiều kiện đi sâu Bài nghiên cứu này với hy vọng có thể bổ sung nguồn tư liệu về

lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở xã Thái Học nhằm góp phần nghiên cứu về dân tộcDao nói chung và nhóm Dao đỏ xã Thái Học nói riêng

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu về nội dung tiến trình lễcấp sắc của dân tộc Dao đỏ tại xã Thái Học và từ đó làm rõ giá trị nhân sinh, đưa ranhững ý nghĩa cụ thể

Với đề tài này gồm có 4 nhiệm vụ cần phải thực hiện là:

Nêu lên những nét khái quát về nhóm người Dao đỏ trên cơ sở vị trị địa lý,điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa của xã Thái Học

Khảo sát, phân tích tiến hành tìm hiểu quá trình diễn biến của lễ cấp của ngườiDao đỏ ở xã Thái Học

Trang 7

Đưa ra những ý nghĩa giá trị văn hóa trong lễ cấp sắc của nhóm người Dao đỏtại một địa bàn cư trú xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Chỉ ra được thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phong tục lễ cấp sắc ởhiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Dao đỏ xã Thái Học,huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và giá trị nhân sinh của chúng Từ việc khảosát trên các phương diện tiến trình lễ cấp sắc như: thầy cấp sắc, người cấp sắc.Phạm vi nghiên cứu: Lễ cấp sắc của người Dao ở xã Thái Học, huyện NguyênBình, tỉnh Cao Bằng

Phạm vi khảo sát: thực hiện tại các xóm của Xã Thái Học nơi mà 100% dân số

xã là người Dao đỏ

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét đánh giá các sự vật, hiện tượngtrong quá trình nghiên cứu những vấn đề lễ tục của văn hóa tộc người, đồng thờichỉ ra ý nghĩa nhân sinh

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đề tài này được thực hiện bằng nhiềuphương pháp khác nhau Trong đó người viết chủ yếu sử dụng các phương phápkhảo sát, điền dã dân tộc học qua khảo sát thực tế, quan sát thu thập tài liệu tại địaphương; tiến hành điều tra xã hội học, phỏng vấn các thầy cúng ,… Bên cạnh đócòn sử dụng các phương pháp triết học giá trị, triết học trên cơ sở tài liệu sẵn có từcác nguồn sách báo, tạp chí trong các thư viện và nguồn tài liệu từ mạng internet,

Trang 8

văn phòng truyền thống trường Đại học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn để khái quátchỉ ra một số giá trị nhân sinh qua lễ cấp sắc.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàiđược thực hiện trong 2 chương và 7 tiết

Trang 9

Xã Thái Học có diện tích 19,51 km² Dân số năm 1999 là 1.700 người.Mật độdân cư đạt 87 người/km².Xã Thái Học được chia thành các xóm: Cốc Căng, Lũng

An, Bản Chang, Lũng Chang, Lũng Pán, Lũng Rảo, Lũng Phùng, Quang Đâu,Quang Noọc, Lũng Ỉn, Pác Tu, Lũng Vài

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Xét về kinh tế xã hội của nhóm người Dao đỏ ở xã Thái Học Người dân ở đâychủ yếu sống bằng nghề làm nông với công việc chính của mình là trồng ngô,trồng lúa , khoai, sán…Điểm đặc biệt thứ hai là vùng đất ở chủ yếu là núi đá , đấtđai khô khan, thiếu nước, do vậy cây trồng năng suất thu hoạch không được cao,chăn nuôi khó khăn

Xét về mặt xã hội điểm đầu tiên cần nói đó là trình độ dân trí còn rất thấp, chịu

sự chi phối ảnh hưởng của Nho giáo, các phong tục tập quán của người Dao từtrước cho đến ngày nay Thứ hai do đường xá đi lại khó khăn , những người tri

Trang 10

thức mang chữ về bản cũng rất khó khăn , đây cũng là một phần ảnh hưởng đếntrình độ dân trí người dân ở đây.

1.1.3. Khái quát về đời sống văn hóa ở xã Thái Học

Như chúng ta đã biết mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng và phong phú ,

đa dạng Dân tộc Dao đỏ cũng vậy nền văn hóa cũng rất đa dạng , mỗi một nhómDao lại có một phong tục tập quán mang giá trị văn hóa riêng , với người Dao đỏ ở

xã Thái Học cũng có những phong tục có giá trị nhất định có thể lưu giữ từ đời nàyđến đời khác mai sau và mãi mãi Đối với nhóm Dao đỏ xã Thái Học, huyệnNguyên Bình, tỉnh Cao Bằng về các phong tục tập quán như lễ cưới , lễ cấp sắc, lễ

ăn hỏi… vẫn giữ được nét truyền thống chưa có sự thay đổi nhiều mặc dù hiểu biếtcủa con người đã cao hơn

1.2 Tên gọi lễ cấp sắc và một số quy định trong lễ

Tên gọi của lễ cấp sắc

Tộc người Dao nói chung và Dao đỏ nói riêng, trong quá trình hoạt động laođộng sinh sống đã hình thành và lưu giữ được nhiều phong tục giá trị văn hóa như :Đám ma, lễ cưới hỏi , lễ cấp sắc….Trong đó lễ cấp sắc là một trong những nghi lễlớn nhất và được người Dao đỏ rất coi trọng Về tên gọi của nó vẫn còn là vấn đềphức tạp, gây nhiều tranh luận Tên gọi “lễ cấp sắc” được chủ yếu các nhà dân tộchọc sử dụng Thuật ngữ này xuất phát từ chỗ cho rằng người được cấp sắc là ngườitrải qua lễ cấp sắc, được thầy cúng cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nộidung là lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Bản sắc nàygiống như “chứng chỉ” cho phép người đã qua cấp sắc được cúng bái hoặc chữabệnh, chính thức được công nhận là người đã trưởng thành và có một vị thế nhấtđịnh trong cộng đồng đó Ngoài tên “cấp sắc”, còn có xuất hiện một số tên gọi

khác như lễ: “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính”… Cấp tinh ở đây được hiểu là làm

Trang 11

sạch những tội lỗi trên con người đó, còn về cấp tính và lập tịch qua thực tế theo

cách hiểu của tôi đó chính là lễ nhập họ, đặt tên mới cho một thành viên nào đótrong gia đình phù hợp với ngôi thứ trong dòng họ (ví dụ:Bố tôi là Lý Kiềm đếnđời tôi sẽ là Lý Vần tiếp đến đời con tôi Lý Dào….).Về lễ cấp sắc khi ta bàn về têngọi thì cần thấy rằng ở mỗi địa phương và các nhóm Dao khác nhau sẽ có nhữngtên gọi khác nhau Vì vậy, tên gọi lễ cấp sắc rất đa dạng , ngay bản thân nhóm dântộc Dao đỏ xã Thái Học, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cách gọikhác nhau:

Thứ nhất là, lễ 3 đèn được gọi là “Qúa Tăng”, hay còn một số người thì gọi là “Púa ừ Góng” Tuy nhiên từ “Qúa Tăng” được sử dụng nhiều hơn, cách hiểu hai từnày dịch theo tiếng dân tộc thì nó cũng không có gì phức tạp, (quá nghĩa là qua ,vượt qua, còn chữ Tăng nghĩa là đèn (đèn ở đây chỉ có đèn dầu hoặc là nến dùng

để thắp sáng) Vậy, Qúa Tăng nghĩa là trải qua lễ soi đèn(thắp đèn) trong quá trìnhcấp sắc

Thứ hai là lễ cấp sắc ở cấp bậc cao hơn được gọi là “Tẩu sai” tức là lễ cấpchứng chỉ cho người thăm gia làm lễ cấp sắc để sau này có tài giỏi có thể cúng báiđược thì được phép làm thầy cúng.( có thể so sánh nó như là bằng đại học của cácsinh viên , sinh viên sau một quá trình học tập được cấp bằng ra trường sau này cóthể trở thành cán bộ ở các cấp bậc khác nhau phụ thuộc vào năng lực của chínhmình) Lễ cấp sắc cũng tương tự như vậy Ngoài ra ở người Dao Đỏ còn có một têngọi khác để chỉ lễ cấp sắc là “Mài sai tía” (có thầy cúng bậc cao đỡ đầu) Như vậytên gọi của lễ cấp sắc khá phong phú, điều này cho thấy lễ cấp sắc là một nghi lễrất phức tạp và có một ý nghĩa tương đối quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội

và tinh thần của người Dao

1.2.1 Một số các quy định trong lễ cấp sắc

Trang 12

Trong các lễ khác của người Dao đỏ đều có các quy định riêng nhưng thực hiệnđúng như các quy định đưa ra thì ít khi thực hiện được Còn đối với các quy định lễcấp sắc thì người Dao đỏ rất tôn trọng và luôn thực hiện đúng , vì mọi người cho

đó là vận mệnh cả cuộc đời mình và một điều đặc biệt nữa là những quy định đókhông phải là một quy định bình thường (quy định rất linh) nếu ai vi phạm thìngười đó tất yếu phải nhận lấy hậu quả từ thần linh cúng bái Do vậy ở nghi lễ này

ở cả thầy cấp sắc lẫn người được cấp sắc đều phải tuân theo các quy định cụ thểnhư sau:

Quy định với thầy cấp sắc

Những thầy cấp sắc khi được một gia đình tổ chức làm lễ cấp sắc sau khi đãnhận lời làm vào ngày tháng thời gian cụ thể thì đều phải tránh những điều nhưsau

Thứ nhất là gần đến ngày làm lễ cấp sắc các thầy cúng cần phải trai giới trongthời gian một tuần cần tuyệt đối tuân thủ Phải kiêng điều này vì người dao quanniệm rằng chính điều này sẽ dẫn đến làm lễ không linh (kết quả không tốt)

Thứ hai là trong thời gian diễn ra lễ thì tuyệt đối không trêu gái, không đánhbài bạc, không văng tục , cãi nhau Đặc biệt là những con lợn chuẩn bị cho lễ đượcthịt ,đánh tiết canh để sẵn nhưng chưa được phép ăn nếu con lợn đó chưa được đưalên cúng bái tổ tiên

Thứ ba là nếu gia đình mình có thờ cùng tổ tiên với gia đình người được cấpsắc thì cả gia đình nhà thầy đều phải chịu kiêng 21 ngày không quan hệ tình cảmnam nữ , chặt cây, kiêng ít hơn 28 ngày so với người cấp sắc

Quy định với người cấp sắc

Trang 13

Ngoài những quy định với thầy cấp sắc thì người cấp sắc còn phải thực hiệnnhiều quy định hơn

Thứ nhất là, trước khi diễn ra buổi lễ thì tất cả gia đình và những thành viênthăm gia làm lễ cấp sắc bắt đầu thực hiện công việc tìm chăn chiếu quần áo nam nữ

để riêng và tách ra nam một bên nhà nữ một bên nhà để chuẩn bị cho buổi lễ diễnra

Thứ hai là, trong quá trình diễn ra buổi lễ , đây là thời gian phải kiêng nhiềuđiều nhất :

Điều thứ nhất, khi thầy cúng đã vào đến nhà thực hiện màn chào hỏi tổ tiên ,sau đó ăn bữa cơm (bữa cơm ở đây có thể là sáng, trưa, chiều , tối) và sau bữa cơm

đó thầy cúng bắt đầu làm việc thì tất cả các thành viên đều phải mặc đúng trangphục của mình , nam nữ mỗi người một bên giữ nghiêm cẩn không nói chuyện bàntán với nhau, không trêu đùa , cười tươi với những người đến xem lễ (khác giới).Điều thứ hai, trong quá trình diễn ra lễ khi thầy cúng bắt đầu làm việc cúng tếthì tất cả những người thăm gia làm lễ đều phải ăn chay Ăn chay ở đây rất đặc biệt, những món ăn chỉ có cơm trắng , rau luộc hoặc xào nhưng tuyệt đối không dính

mỡ ( món ăn chỉ có 2 gia vị muối cộng mì chính) Phải thực hiện như vậy cho đếnbuổi cuối cùng của lễ các thầy cúng cho phép mới được ăn cơm bình thường trởlại

Điều thứ ba, trong thời gian diễn ra lễ người thụ lễ không được uống rượu say

Trang 14

Một là trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc lễ cấp sắc các gia đình thăm gia

lễ cấp sắc đều không được quét nhà , rác rưởi trong nhà không dọn , không vứt( bẩn vẫn cứ thế ở) sau 7 ngày đó thì được quét và đổ gọn một chỗ, sau đó đốtsạch

Hai là kiêng 49 ngày không được phép chặt cây, chỉ được phép chặt bỏ đinhững dây leo trên thân cây Người Dao quan niệm đây là việc làm tốt loại bỏnhững cái xấu để cái tốt phát triển để bảo vệ sự sống

Ba là kiêng 21 ngày không cầm kim khâu( dành cho nữ) và 49 ngày vợ chồng (nam nữ) không có quan hệ tình cảm với nhau

Thứ tư là sau khi cấp sắc xong và mãi về sau này phải kiêng một điều rất quantrọng đó là không được thịt chó , thịt chó vẫn được ăn nhưng tuyệt đối ăn khôngđược nói đó là món thịt chó mà gọi nó là một món ăn khác như là vịt hay bò ( điểm này rất quan trọng hiện tại thì tôi đã được chứng kiến một số người khôngtin tưởng sau khi làm lễ xong một thời gian sau họ nghĩ đó là điều bình do vậy họthịt chó ăn nói thoải mái , nhưng chỉ sau vài hôm hoặc ngay hôm sau lập tức bị đaurăng, ốm yếu , lần một như thế có thể không tin nhưng nhiều lần mà đều như vậyvới nhiều người thì điều đó là thật Cứ mỗi lần ai vi phạm điều này đều bị như vậy

và phải gọi thầy cúng tiếp tục về giải thì mới khỏi được bệnh đau răng này

Các Quy định về lễ vật cúng tế, thời gian, địa điểm của lễ cấp sắc.

Để thực hiện được lễ cấp sắc từ 3 đèn cho đến bậc cao là “Tẩu sai” thì lễ vậtcúng tế phải chuẩn bị rất nhiều Các lễ vật cúng tế chủ yếu là : lợn, gà , gạo, rượu,giấy Quy định với những vật này đều phải chuẩn bị sao cho đầy đủ không đượcphép vay mượn người khác Đối với thời gian và địa điểm diễn ra lễ cấp sắc sẽ phụthuộc vào những gia đình cùng nhau tổ chức thực hiện lễ cấp sắc, thời gian có thểdiễn ra vào tháng 11,12 hoặc tháng giêng đầu năm (còn phụ thuộc một phần là xem

Trang 15

được ngày lành tháng tốt) Địa điểm diễn ra lễ thì thường sẽ chọn nhà nào phù hợp

tổ chức làm lễ và chọn một nơi khô thoáng làm sàn cho việc lên sàn

1.3 Tiến trình thực hiện cấp sắc của người Dao đỏ

1.3.1 Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc

Để làm được lễ cấp sắc thì công việc chuẩn bị rất là phức tạp, khó khăn cần cónhiều thời thực hiện, thời gian ngắn nhất có thể chuẩn bị được là từ 1-2 năm, thậmchí còn kéo dài hơn nữa Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi con lợn dùng cho việc

tế lễ Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thựcphẩm phục vụ cho những ngày lễ Khâu chuẩn bị tiếp theo là may, thêu lễ phục chongười thụ lễ Cách may, trang trí lễ phục của người Dao đỏ rất công phu và khácvới các nhóm người khác Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ

lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hoặc các vật dụng khác có liên quan.(tất cả ởkhâu thứ hai nếu gia đình nào không có điều kiện chuẩn bị được đều có thể đimượn những người đã làm trước đây) Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ cầntiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy dó để làm tiền âm phủ, chuẩn bịnến hoặc dầu đốt đèn thật kỹ lưỡng, đầy đủ Sau đó cử người đi thông báo lại mộtlần cho thầy cúng kể cả người giúp việc, để họ biết rằng gia đình đã chuẩn bị được

để buổi lễ diễn ra Số thầy cúng được mời đến phải bằng số cấp bậc của nghi lễ.Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng,đó là ở cấp bậc thấp nhất Còn ởcấp bậc cao thì số thầy cúng cần mời là 12 thầy , ngoài ra các thầy cúng chính sẽmời thêm 3 thầy phụ giúp việc cho mình như viết sách , rót rượu …Ngoài thầycúng ra cần mời thêm 3 người đã từng qua lễ cấp sắc về độ tuổi già có uy tín đểlàm bếp , làm giấy, thổi kèn, sáo.( 3 người này cũng được gọi là 3 thầy cúng) Nhưvậy công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian và cả gia đình phải chuẩn bị nhiềuthứ

Trang 16

1.3.2. Các nghi thức chính của lễ cấp sắc

Ở người Dao đỏ, xã Thái Học theo như những gì tôi đã từng trải qua và đượcnhìn thấy (chứng kiến), đặc biệt là khi làm bài nghiên cứu này tôi nhận được sựtrợ giúp của các thầy cúng (sư phụ) trước đây đã từng làm cho gia đình tôi và một

số gia đình khác) với những ý kiến đóng góp chia sẻ và nói về quá trình diễn rađược một lễ cấp sắc thì cho thấy lễ diễn ra rất nhiều công đoạn bao gồm nhiềuphần khác nhau liên tiếp nhau Nhưng để tóm gọn lại có thể chia tiến trình diễn ranghi lễ gồm có 3 phần:

Phần thứ nhất là phần Mở đầu của lễ cấp sắc : bao gồm nhiều phần nhỏ nhưthầy cúng đến nhà, đưa trò đi ngủ, cắm cây trúc , mặc áo, treo tranh Sau đó đi vàonghi lễ chính

Phần thứ hai là phần lên sàn: bao gồm thầy cúng gọi trời, gọi trò lên, xuốngnửa thang, bêu iến (nghĩa là trao sức mạnh , lời nguyền), múa truyền thống, lễ PútTồng trên đường về nhà gần đến nhà

Phần cuối cùng là phần giải tán lễ , tuyên bố kết thúc

Đối với phần mở đầu phần này chiếm tương đối nhiều thời gian Trong tổng sốthời gian diễn ra lễ thì phần này chiếm lấy một nửa, sau khi các sư phụ (thầy cúng)đến gia đình làm lễ họ bắt đầu thực hiện chào hỏi tổ tiên và treo các túi đựng tranhlên bàn thờ Thời gian tiếp các thầy cúng và mọi người đến xem cùng gia đình sẽnghỉ ngơi chuẩn bị cho một bữa cơm ăn thật no Khi cơm đã xong công việc củanghi lễ bắt đầu diễn ra:

Đầu tiên các thầy cúng cùng với những người thầy phụ giúp mình sẽ viếtnhững trang sách cho việc làm lễ bằng chữ Nho, Thầy bếp chuẩn bị thịt mổ lợn đểcúng tế Mọi việc sau một thời gian đã xong xuôi thì thầy cúng chính (thầy cấp

Trang 17

cao nhất) sẽ cúng mở đầu với ý nghĩa là tẩy đi những dơ bẩn những điều xấu trongnhà ra bên nhằm cho nghi lễ diễn ra tốt đẹp nhất Khâu thiếp theo các thầy cúng sẽtrang trí bàn cúng, treo tranh thờ Công việc cho Thầy bếp lúc này là để 2 bàncúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính, trên bàn cúng có một bát hương,

5 chén nhỏ để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo trên bắt gạo có để giấy( tiềnâm) 1 bát nước hương bưởi (bát nước để vài ba lá bưởi bên trong) Riêng bàn cúngcủa ông thầy cúng thứ nhất có thêm 3 bát con, trong mỗi bát đựng một ít dầu và cóbấc để đốt soi sáng người thụ lễ Phía trên cửa chính gian giữa nhà là nơi diễn racác chi tiết của lễ cấp sắc, ở trên tường phía sau bàn cúng treo các bộ tranh thờ củangười Dao do thầy cúng mang đến Kể từ thời điểm này tất cả mọi người trong giađình phải tuân thủ một số tập quán kiêng kị khá nghiêm ngặt như các quy định đãnêu trên đối với thầy và trò Tiếp theo 2 thầy cúng chủ trì mặc lễ phục để cúngmời các tổ tiên, thần phật và các thần linh khác đến dự lễ Trong nghi thứ này vàcác nghi lễ tiếp theo thầy cúng chủ trì thứ nhất và thầy cúng chủ trì thứ 2 chỉ đượcphép cúng ở bàn cúng của mình, còn trên bàn thờ tổ tiên để bày các lễ vật Ngoàiviệc cúng Bàn Vương, cúng tổ tiên, thần chăn nuôi… các thầy cúng còn phải cúng

để mời các thần linh của mình như ma của các thầy cấp sắc, các loại âm binh đượccấp sắc, các thần linh được vẽ trong tranh thờ… Sau lễ cúng này, anh em họ hàngcùng múa những bài múa cổ truyền về tổ tiên trong tiếng chiêng, trống và chuôngnhạc đệm làm cho không khí rộn ràng như trong ngày hội Tiếp đến, 2 thầy cúngtiếp tục cúng để xin phép các thần linh phù hộ và chứng kiến lễ soi đèn cho ngườithụ lễ Sau đó, người ta đặt một cái ghế giữa nhà cho người thụ lễ ngồi, thầy cúngthứ nhất đọc lại lịch của anh ta và yêu cầu các thần linh cởi bỏ những sự dốt náttrong người thụ lễ và thay vào đó là sự thông minh Tiếp theo, người giúp việc đốt

3 cái bấc trong 3 bát dầu đã được đặt sẵn ở trên bàn cúng để cho hai thầy cúng đặtlên đỉnh đầu và hai vai của người thụ lễ Khi đèn được đặt lên người thụ lễ thì cóngười khác giữ đèn để khỏi đổ, hai thầy cúng vừa đi vừa múa vòng quanh người

Ngày đăng: 24/09/2016, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dao ở Việt Nam
Tác giả: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1971
2. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam (giáo trình dùng cho sinh viên ngành Việt Nam học, Văn hóa, Du lịch các trường đại học và cao đẳng), Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tộc người ở Việt Nam (giáo trình dùng cho sinh viên ngành Việt Nam học, Văn hóa, Du lịch các trường đại học và cao đẳn
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Năm: 2012
3. Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng (2003), Văn hoá các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hoá các dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang
Tác giả: Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hoá các dân tộc
Năm: 2003
5. Đỗ Minh Hợp, Nhập môn tôn giáo học, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn tôn giáo học
Nhà XB: NXB Tôn giáo
6. Phan Ngọc Khuê (2003), Lễ cấp sắc người Dao Lô Gang Ở Lạng Sơn, NXB VHTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cấp sắc người Dao Lô Gang Ở Lạng Sơn
Tác giả: Phan Ngọc Khuê
Nhà XB: NXB VHTT
Năm: 2003
7. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Năm: 2013
8. Hoàng Nam (1990), Đặc trưng văn hoá các dan tộc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hoá các dan tộc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Nam
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1990
9. Hoàng Nam (2004), Văn hoá Đông Bắc, Đại học Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Đông Bắc
Tác giả: Hoàng Nam
Năm: 2004
11.Lý Hành Sơn (số 3-2002), Lễ cấp sắc và bản sắc văn hoá người Dao, Tạp chí dân tộc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cấp sắc và bản sắc văn hoá người Dao
12.Trúc Thanh, Tìm về cội nguồn văn hóa núi, NXB văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về cội nguồn văn hóa núi
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin
13.Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc
Tác giả: Đặng Nghiêm Vạn
Năm: 1993
14.Viện dân tộc (H 1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc). Nhà xuất bản khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ít người ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
16.Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cương (2006), Tôn giáo học, NXB CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo học
Tác giả: Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cương
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2006
17.Trần Quốc Vượng ( 2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
10.Sách dùng cho làm lễ cấp sắc ( viết bằng chữ Nho gồm 03 quyển) Khác
15.Đào Thị Vinh, Phong tục tập quán người Dao Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w