Là một giáo viên phổ thông, tôi rất quan tâm đến vấn đề tìm hiểu nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX cũng như vai trò của vương triều Nguyễn với tư các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN KIM TƯỜNG VY
NGUYÊN NHÂN VIỆT NAM MẤT NƯỚC VÀO TAY THỰC DÂN PHÁP
(1802 - 1884)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số 60 2254
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỀN PHAN QUANG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2006
Trang 2CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX -
CHƯƠNG 2: THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1858 - 1884) & ĐỐI
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Mục đích nghiên cứu
Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam có một truyền thống dựng nước và giữ nước thật vẻ vang Ngay từ buổi đầu dựng nước, trong suốt hơn một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ, người dân Việt đã thể hiện một ý chí quật cường mãnh liệt để thoát khỏi mưu đồ đồng hóa của các đế chế người Trung Hoa Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền, quốc gia dân tộc Việt hồi sinh và tiếp tục phát triển Những thế hệ
con cháu đã không hổ thẹn với tiền nhân, tiếp tục viết nên những trang sử vẻ vang trong công cuộc giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước Người Việt Nam có quyền
tự hào về lịch sử oai hùng của mình với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong quá khứ cũng như Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975 ở thời hiện đại
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam cho đến thời Cận đại, trong quan hệ bang giao, tiếp xúc, chúng ta chỉ biết đến một Trung Hoa hùng mạnh ỏ phương Bắc hay các lân quốc phương Nam như Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm hoặc Lào ỏ phía Tây Những cuộc
va chạm tiếp xúc này đều mang tính chất địa phương, khu vực giữa người Á Châu với nhau trong những điều kiên lịch sử xã hội có nhiều điểm tương đồng Qua bao thăng trầm của lịch sử, nhất là những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm cực kỳ gay
go, gian khổ, quốc gia Việt Nam xưa vẫn đứng vững và phái triển theo con đường riêng của mình để lại bao dấu ấn oai hùng trong khu vực
Bước sang thế kỷ XIX, sau gần hai thế kỷ loạn lạc chiến tranh, Gia Long lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn Trong quá trình khôi phục ngai vàng, vua nhà Nguyễn
đã nhờ đến sự trợ giúp của một thế lực hoàn toàn xa lạ với người Việt, đó chính là nước Pháp Sự tiếp xúc giữa Việt Nam và Pháp đã có từ thế kỷ XVII nhưng vì sao đến nửa sau thế kỷ XIX lại đi đến kết quả cuối cùng là Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp ?
Vì sao một quốc gia có truyền thống anh hùng, quật cường chống ngoại xâm với
Trang 5một dân tộc thông minh can đảm như Việt Nam lại phải chịu cảnh nước mất nhà tan phải đau xót chấp nhận ách thống trị của thực dân Pháp trong suốt gần một thế kỷ ? Câu hỏi này được đặt ra bởi nỗi đau canh cánh trong lòng người dân Việt Đã có nhiều nhà sử học trong và ngoài nước với nhiều cách tiếp cận vấn đề khác nhau cố công nghiên cứu để đi tìm lời giải đáp Tuy nhiên, việc lý giải nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX cho đến nay vẫn là vấn đề thời
sự và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất Chỉ biết rằng, thời kỳ lịch sử đau thương gian khổ nhưng tràn đầy khí phách anh hùng này của dân tộc Việt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng đâu là nguyên nhân chính thì hình như vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thật thỏa đáng
Thêm nữa việc tìm hiểu vai trò của một vương triều như triều Nguyễn trong lịch
sử Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, đòi hỏi các nhà sử học phải tiếp tục dày công nghiên cứu Trong phạm vi đề tài tôi mong muốn có cái nhìn tiệm cận lịch
sử hơn về vấn đề "Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp (1802- 1884)
Không phải riêng nhà Nguyễn mà tất cả các vương triều trong lịch sử Việt Nam đều phải chú trọng hai vấn đề dựng nước và giữ nước khi lên cầm quyền trị nước Tuy nhiên, khác với tất cả các triều đại trước đó trong lịch sử Việt Nam vương triều Nguyễn được thành lập đầu thế kỷ XIX trong một bối cảnh xã hội hết sức phức tạp, rối ren và đầy biến động Sau một thời gian loạn lạc kéo dài hàng trăm năm, bước sang thế kỷ XIX xu thế phát triển của xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến mới Yêu cầu lịch sử đặt ra cho nhà Nguyễn không chỉ là khôi phục và phát triển kinh
tế - văn hóa mà còn là giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ quốc gia thống nhất, từng bước củng cố tiềm lực quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại và đối phó với nguy cơ ngoại xâm Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết cho các vua đầu của triều Nguyễn như Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883) Trước các yêu cầu trên của lịch sử, Nhà nước Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX đã có những chính sách gì trong cả nội trị lẫn ngoại giao để đáp ứng? Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam bấy giờ, liệu có thể nào tránh được cuộc
Trang 6xâm lược của thực dân Pháp? Và cuối cùng, Việt Nam có hay không hy vọng giữ được chủ quyền dân tộc, nếu có đối sách thích hợp?
Là một giáo viên phổ thông, tôi rất quan tâm đến vấn đề tìm hiểu nguyên nhân
Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX cũng như vai trò của vương triều Nguyễn với tư cách là thế lực cầm quyền trị nước trong sự kiện lịch sử này Những năm gần đây, trong không khí đổi mới và hội nhập, không ít nhà nghiên cứu đặt lại vấn đề hoặc thay đổi trong cách nhận định, đánh giá về triều Nguyễn trong nhiều lĩnh vực Một giáo viên trung học, nếu không nắm vững kiến thức về vấn đề mình đang giảng dạy, sẽ gặp không ít khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, vì học sinh ở cấp học này đã lớn, các em rất nhạy cảm và khá sắc bén trong nhận thức lại cỏ điều kiện tiếp xúc với nguồn thông tin khổng lồ qua mạng Internet, nên thường đặt nhiều câu hỏi không dễ trả lời nhất là những vấn đề liên quan đến vương triều
Nguyễn Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề trên không chỉ là nhu cầu cần thiết đối với người viết mà còn phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy ở bậc phổ thông Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các tư liệu gốc của hai phía Việt - Pháp cũng như kế thừa các thành quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi hy vọng có thể góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đã nêu
Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam có vị trí đặc biệt vì nó tồn tai suốt
từ cuối thời trung đại sang hết thời cận đại - mội thời kỳ đầy sóng gió trong lịch sử Việt Nam Nhà Nguyễn là sản phẩm của hàng trăm năm lịch sử đầy thăng trầm, mở đầu là vai trò của các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi, phát triển cương vực vào phía Nam từ thế kỷ XVI, sau đó là quá trình khôi phục ngai vàng gian nan vất vả, lập nên vương triều Nguyễn, rồi cuối cùng là đánh mất tất cả những gì gầy dựng bao năm trời sau khi để mất nước vào tay Pháp cuối thê kỷ XIX
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp (1802— 1884)”, tôi có thuận lợi trong việc tiếp cận nhiều nguồn tài
Trang 7liệu phong phú
Nguồn tư liệu gốc mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài chủ yếu là các bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục chính biên hay các bản châu phê của các vua Nguyễn, đặc biệt là Châu bản thời Tự Đức (1848 - 1883) , Đại Nam thực lục chính biên là bộ sử lớn về triều đại nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Phần ghi chép về thời kỳ nhà Nguyễn khôi phục vương triều đến giai đoạn mất nước (1802 - 1884) thuộc các tập từ tập II đến tập XXXVII, được chia làm 4 kỷ theo 4 triều vua: đệ nhất kỷ (Gia Long), đệ nhị kỷ (Minh Mệnh), đệ tam kỷ (Thiệu Trị), đệ tứ kỷ (Tự Đức) Do giới hạn đề tài trong khoảng thời gian từ 1802 – 1884, nên trong quá trình tìm hiểu quốc sách trị nước của các vua triều Nguyễn, người viếi phải quan tâm đến các vấn đề kinh
tế, chính trị xã hội, ngoại giao của các triều đại từ Gia Long đến Tự Đức Với lối viết sử biên niên, ghi chép đầy đủ các sự kiện, chiếu chỉ, sắc dụ, bộ sách này đã cung cấp tương đối đầy đủ về các vấn đề mà người viết quan tâm
Nguồn lư liệu quan trọng để biên soạn Đại Nam thực lục chính biên chính là các châu bản của triều Nguyền do Nội các lưu giữ, gồm bản chính của các loại giấy tờ, công văn, chỉ, dụ, tập tấu của các bộ gửi đi địa phương và từ các địa phương gửi về triền đình , đã được vua "ngự lãm" và "ngự phê" bằng bút son nên đảm bảo tính đương thời và chân xác của sử liệu Vua Minh Mạng đã cho xây nhà Đông các (1826)
để lưu giữ các văn thư trên Đến triều Tự Đức, châu bản phần lớn được giao cho Quốc sử quán giữ gìn để biên soạn các bộ sử như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ Tiếc rằng do điều kiện chiến tranh, loạn lạc , các châu bản thời Gia Long đến Thiệu Trị đã bị thất lạc, hư hỏng rất nhiều, chỉ còn khoảng một phần năm so với trước, chủ yếu là các châu bản thời Tự Đức (chiếm 352 tập trong tổng số 611 tập) Năm 1978, thành phố
Hồ Chí Minh đã thành lập một nhóm biên soạn gồm Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh
và Tạ Quang Phát, tiến hành tuyển chọn và biên soạn nội dung mội số châu bản có giá trị viết bằng chữ Nôm và chữ Hán dưới triều Tự Đức nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên đề nghiên cứu liên quan Tập châu bản tuyển chọn này được Trung tâm
Trang 8nghiên cứu Quốc học Huế xuất bản năm 2003, giúp người nghiên cứu có điều kiện tiếp xúc với nguồn tư liệu gốc, có tính chuẩn xác cao về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của Việt Nam có liên quan đến thời kỳ mất nước
Bên cạnh đó, từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, xuất hiện nhiều công trình chuyên khảo đề cập đến vấn đề thực trạng xã hội và nguyên nhân Việt Nam mất nước vào nửa sau thế kỷ XIX tiêu biểu là:
Nhà sử học Trần Văn Giàu đã dày công nghiên cứu về thực trạng xã hội Việt Nam thời Nguyễn, qua đó đề cập đến nguyên nhân mất nước với các tác phẩm: Chống xâm lăng: Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1898 (1956), nhà xuất bản Xây Dựng,
Hà Nội; Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858: Sơ khảo, nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội 1958; Lịch sử cận đại Việt Nam (1959), tập I, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội; Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1898: Sự phát triển của tự tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Tập I: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại cửa nó trước các nhiệm vụ lịch sử (1973), nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội Các tác phẩm trên cung cấp cho người nghiên cứu nguồn tài liệu phong phú cũng như nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề liên quan đến nhà Nguyễn,
từ các chính sách cai trị nước đến " một phần của loại nguyên nhân bên trong làm cho đất nước chúng ta bị sứt mẻ một cách nghiêm trọng" vào nửa sau thế kỷ XIX Đặc biệt, trong Tạp chí Xưa và Nay (2003), từ số 148 đến 151, giáo sư Trần Văn Giàu đã viết một loạt bài tiêu đề: “Luận về những nguyên nhân Viêt Nam mất nước vào tay Pháp” Trong bài viết, giáo sư đưa ra 10 kiến giải về những nguyên nhân khiến Việt Nam mất nước về tay Pháp vào cuối thế kỷ XIX Đây là những ý kiến quý háu để người viết tham khảo khi thực hiện đề tài
Năm 1967, Nhà xuất bản Trình Bầy phát hành tác phẩm “Kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam Kỳ” nhằm tìm hiểu truyền thống dân tộc đồng thời soi sáng cho hậu thế về nguyên nhân của thảm họa mất nước trong lịch sử Việt Nam Cận đại Trong tác phẩm, các tác giả như Nguyễn Khắc Ngữ lý giải những lý do khiến Pháp can thiệp vào Việt Nam, Trần Trọng Phủ nghiền ngẫm về một giai đoạn mất nước của Việt Nam, Lý Chánh Trung lại bày tỏ những suy nghĩ về hai chữ “mất nước” Dù ý
Trang 9kiến của các tác giả vẫn cần thêm những kiến giải khoa học nhưng cũng để lại cho người đi sau nhiều suy nghĩ về cách tiếp cận và lý giải vấn đề
Năm 1970, tác giả Trần Nguyên Khôi trình luận án tốt nghiệp Cao học lịch sử tại Sài Gòn với đề tài Thực trạng xã hội Việt Nam dưới triều Tự Đức (1847 - 1883) Trong luận án, khi tìm hiểu về giai đoạn mất nước trong lịch sử Việt Nam, Trần Nguyên Khôi đề cập đến nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội ngoại giao dưới thời Tự Đức Tác giả cho rằng, dưới triều Tự Đức vua quan và các sĩ phu đã không chịu làm cuộc cách mạng để đổi mới đất nước theo lối mới nên đất nước phải chịu cảnh lạc hậu, yếu hèn, phải chấp nhận thất bại trước sức mạnh của kỹ nghệ phương Tây Hay nói cách khác sự trì trệ của chế đô phong kiến Việt Nam thời Nguyễn, nhất
là dưới triều Tự Đức, đã khiến tiềm lực quốc gia dân tộc suy yếu, không thể chống cự với nền văn minh phương Tây hùng mạnh được sự hỗ trự của một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến Lý giải của tác giả xét về nhiều khía cạnh cũng rất có lý và đáng để suy ngẫm
Ngoài ra, người viết còn được tiếp xúc và kế thừa nhiều tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài như Bùi Ọuang Tung (1958) với Nước Việt Nam trên con đường suy vong (1858 - 1884) Văn hoá Á châu số ngày 03.06.Ỉ958 Paul Isoart (1961) và cuốn Hiện tượng dân tộc Việt Nam "từ nền độc lập thống nhất đến nền độc lập bị chia cắt " Paris: Phạm Vãn Sơn (1961 - 1962) với Việt
sử tân biên, Quyển IV: Việt Nam kháng Pháp sử, Sài Gòn: Nguyễn Thế Anh (1971) với tác phẩm Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn: Phan Khoang (1971 ), Việt Nam Pháp thuộc sử (1862 - 1945), Sài Gòn Qua các tác phẩm trên, người viết có điều kiện xem xét các vấn đề liên quan đến đề tài từ nhiều khía cạnh, nhiều cách tiếp cận khác nhau
Trong điều kiện đất nước đổi mới, mối quan hệ giao lưu và hợp tác mở rộng, tôi còn có điều kiện tiếp cận với rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
Năm 1990, nhà xuất bản Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh xuất bản tác
Trang 10phẩm “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” của giáo sư người Nhật Yoshiharu Tsuboi Với nguồn sử liệu phong phú ở Đông Kinh (Nhật Bản) Aix-en-Provence (Pháp) , tác giả đề cập đến một giai đoạn suy đốn trong lịch sử cận đại Việt Nam, đặc biệt dưới triều vua Tự Đức Thông qua mối quan hệ giữa Việt Nam với Pháp và Trung Hoa thời cận đại cũng như tình hình xã hội Việt Nam bấy giờ dù không trực tiếp, nhưng tác giả cũng lý giải phần nào nguyên nhân Việt Nam mất nước vào nửa sau thế kỷ XIX
Năm 1997, một đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu về triều Nguyễn được các tác giá Đỗ Bang, Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân xuất bản là Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn mai đoạn 1802 – 1884, khẳng định mối quan tâm của giới nghiên cứu xung quanh các vấn đề nghiên cứu về nhà Nguyễn Trong tác phẩm, các tác giả đưa ra nhiều kiến giải về tình hình xã hội không ổn định dưới triều Nguyễn, mở ra một hướng mới cho người nghiên cứu về thực trạng xã hội Việt Nam thời kỳ này
Qua các tác phẩm, có thể nhận thấy, trước đây có hai luồng ý kiến trái ngược nhau trong việc nhận định vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử:
- Thứ nhất, hết lời phê phán, xem triều Nguyễn là triều đại phản động, đi ngược
quy luật phát triển của lịch sử, dựa vào ngoại bang để tiêu diệt nhà Tây Sơn “cõng rắn cắn gà nhà”, rồi sau đó trong quá trình chống Pháp lại “sợ dân hơn sợ giặc”, bán rẻ đất nước cho Pháp để bảo toàn quyền lợi ngai vàng và dòng họ Từ quan điểm có nhiều định kiến này, các tác giả có phần thiên về khai thác những mặt tiêu cực, hạ thấp hoặc phủ nhận những mặt tích cực của vương triều Nguyễn trong lịch sử
- Thứ hai, cố gắng biện minh cho hành động cầu viện của Nguyễn Ánh, xem đấy
là “biện pháp tình thế” chẳng đặng đừng Hơn thế nữa các tác giả theo quan điểm này có xu hướng khen ngợi nhà Nguyễn trong việc thực hiện các chính sách trị nước tích cực trên nhiều phương diện, có tác dụng thực tiễn đối với tình hình Việt Nam
thời bấy giờ; hoặc khen vua Gia Long sáng suốt, vua Minh Mạng anh minh, vua Tự Đức hiếu thảo và cho rằng việc Việt Nam mất nước là "quy luật tất yếu của lịch sử"
Trang 11chứ không phải do lỗi của triều Nguyễn
Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, một số nhà nghiên cứu trước đây từng nặng lời phê phán triều Nguyễn nay đã thay đổi quan niệm nhận thức, chuyển sang phê phán hoặc khen ngợi có cân nhắc trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn
tư liệu phong phú, hoặc đề cao quá mức những thành tựu của vương triều Nguyễn theo trào lưu chung
Bên cạnh các luồng ý kiến trên còn xuất hiện luồng ý kiến thứ ba dựa trên những
tư liệu lịch sử mới đáng tin cậy, đã cho thấy những quan điểm mới xung quanh việc đánh giá, nhìn nhận về vương triều Nguyễn Các tác giả trên, do nhiều điều kiện khác nhau, đã tiếp xúc được nhiều nguồn tài liệu mới, đáng tin cậy từ các kho lưu trữ ở Việt Nam và Pháp, cung cấp cho người nghiên cứu nguồn sử liệu phong phú Do quan điểm lịch sử khác nhau mỗi tác giá có cách nhận định, lý giải khác nhau về các
sự kiện lịch sử", nhưng nguồn tài liệu do họ cung cấp là hết sức quý giá và đáng tin cậy Đáng kể là:
- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ và tác phẩm Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thông thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897) do chính tác giả dịch từ nguyên bản Les débuts de 1'installation du système colonial franscais au Viet Nam (1858 -1897) Tác giả Nguyễn Xuân Thọ là tiến sĩ văn chương đại học Sorbonne, Paris, là cựu viên chức ngành ngoại giao, từng làm việc trong các cơ quan trung ương của Bộ ngoại giao Pháp (Quai d' Orsay, Paris), tại Tòa đại sứ quán Pháp ỏ Tây Ban Nha ở Madrid Do điều kiện sinh sống và làm việc, tác giả có điều kiện tiếp xúc với nguồn tư liệu khổng
lồ và quý giá, trong đó có nhiều tư liệu quý chưa từng được công bố khai thác từ kho
tư liệu của Bộ ngoại giao Pháp, Bộ Ngoại Vụ Tây Ban Nha, các Bộ Hải Quân, Bộ Thuộc Địa Pháp cũng như các sử liệu hiếm hoi về Việt Nam mà người Pháp đang lưu trữ rải rác khắp các kho lưu trữ trên đất Pháp Từ nguồn tài liệu trên, năm 1956, tác giả đã bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Sorbonne với đề tài “Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam năm 1858 - 1862”và được xếp hạng “Tối ưu” (Très Honorable) Sau đó, tác giả tiếp tục dày công nghiên cứu để dựng lại giai đoạn lịch sử bi tráng của Việt Nam từ 1858 - 1897 Từ tác phẩm này, qua các sử liệu quý,
Trang 12tác giả đã giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa Pháp và Việt Nam ở thế kỷ XIX, cũng như hiểu rõ hơn về tấn thảm kịch đã xảy ra trên mảnh đất quê hương trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo
- Giáo sư Nguyễn Phan Quang với tác phẩm Việt Nam thế kỷ XIX (1802 -1884), nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002 Vì có điều kiện tiếp xúc với nguồn tư liệu gốc trong các kho lưu trữ ở Paris, Aix-en-Provence , kết hợp với nguồn tư liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả đã cung cấp cho người nghiên cứu một nguồn tài liệu phong phú và bổ ích Bên cạnh việc nghiên cứu sử liệu gốc, để thực hiện tác phẩm, tác giả còn dành nhiều năm thu thập các nguồn tư liệu thư tịch và các tư liệu điền dã khắp từ bắc đến nam Nhờ đó, tác giả đã có những bổ sung, đính chính quan trọng từ các nguồn tư liệu địa phương Qua tác phẩm, tác giả đã có ý thức để các sử liệu “tự lên tiếng”, tránh đưa ra các nhận định áp đặt Vì thế, người nghiên cứu có thể tiếp cận các nguồn sử liệu phong phú của tác phẩm để có cái nhìn tiệm cận hơn về các vấn đề lịch sử xã hội Việl Nan) nửa cuối thê kỷ XIX
- Năm 2001, tác giả Thái Hồn Sĩ đã đạt giải thưởng Trần Văn Giàu với công trình nghiên cứu Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873), tác phẩm được nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cùng năm Sau 10 năm dày công nghiên cứu nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Tri Phương, đặc biệt là các báo cáo phúc trình và thư từ của các viên tướng Pháp trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lúc bấy giờ, tác phẩm có thể giúp người nghiên cứu hiểu rõ thêm về Nguyễn Tri Phương nói riêng và triều Nguyễn nói chung trong giai đoạn lịch sử có liên quan đến đề tài
Năm 2003, Nhà xuất bản Tôn giáo (Hà Nội) xuất bán tác phẩm: “Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam ( 1857-1914)”của tác giả Cao Huy Thuần Tác phẩm là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm
1969 (Christianisme et colonialisme au Vict Nam, 1857- 1914) Trước đây tác phẩm
đã được dịch và phổ biến ở Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng bản dịch còn nhiều sai sót, ngoài tầm hay biết của tác giả Được sự bảo trợ của Đại học Yale, năm 1990, tác giả
Trang 13xuất bản tác phẩm nguyên văn bằng tiếng Pháp với nhan đề “Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Viet Nam, 1857- 1914” Năm 1999, Nguyên Thuận
đã dịch tác phẩm trên sang tiếng Việt và nhà xuất bản Tôn giáo đã cho phát hành tác phẩm vào năm 2003 Dù ra đời cách nay hơn 30 năm nhưng tác phẩm vẫn mang tính thời sự vì chứa đựng trong nó một kho tàng tài liệu lịch sử phong phú nhất là trong việc nghiên cứu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
- Cũng trong năm 2003, Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1897, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Đây là một tác phẩm nghiên cứu chi tiết về lịch sử Việt Nam trong quá trình mất nước vào tay thực dân Pháp Trong tập sách, các tác giá đã cố gắng khai thác các nguồn tư liệu mới đồng thời đưa ra những nhận định mới về cuộc đụng độ đầu tiên giữa Việt Nam với một kẻ thù phương Tây, nhằm góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn
từ 1859 đến 1896
Vấn đề “Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp (1802 1884)” là một khía cạnh hẹp, chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể nhưng chứa đựng nhiều nội dung đan xen phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức thận trọng trong việc tìm hiểu các mối dây liên hệ giữa các sự kiện lịch sử để làm sáng tỏ vấn
-đề Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của những người đi trước và tiếp xúc với các tư liệu gốc của phía Việt Nam cũng như các tư liệu mới đáng tin cậy trong kho lưu trữ của Pháp, hy vọng bản luận văn sẽ góp phần hệ thống các nguồn tư liệu phong phú, giúp người nghiên cứu nhìn nhận một cách tương đối khách quan về đề tài, làm cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu vấn đề trong tương lai
Đề tài “Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay thực dân Pháp (1802 -1884)”
là lĩnh vực nhỏ, chuyên biệt trong việc nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn Bản thân vấn
đề đã tạo sự giới hạn nhất định cho đề tài, do mốc thời gian 1802 đánh dấu thời kỳ Vương triều Nguyễn chính thức thành lập và cai trị trên toàn cõi Việi Nam, đến năm
1884, khi triều Nguyễn kết thúc thời kỳ thống trị nhà nước độc lập, tự chủ phải chấp
Trang 14nhận sự "bảo hộ" của Pháp Thông qua mốc giới hạn thời gian này, người viết muốn xem xét vấn đề trong bối cảnh vương triều Nguyền thực sự nắm quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có điều kiện thực hiện ý định chủ quan của họ trên nhiều lĩnh vực nhằm đối phó với các thách thức của thời đại ở nửa sau thế kỷ XIX
Luận văn chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung chính!
1 Bối cảnh thế giới và khu vực nửa sau thế kỷ XIX trong xu hướng bành trướng của chủ nghĩa thực dân Chủ thể nghiên cứu là vương triều Nguyễn với các chính sách nhằm củng cố và phát triển tiềm lực quốc gia dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến đổi với những nguy cơ mất nước đang tiềm ẩn
2 Tiến trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Thông qua tổng hòa những mối
quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, các chính sách của vương triều Nguyễn, các mối quan hệ Việt Nam - Pháp, các hiệp ước được ký kết từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến khi Việl Nam mất nước vào tay thực dân Pháp để làm sáng tỏ vấn đề
3 Thử lý giải nguyên nhân Việt Nam mất nước cuối thế kỷ XIX trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các tư liệu gốc của hai phía Việt - Pháp cũng như kế thừa các thành quả nghiên cứu của người đi trước
4 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tôi
sử dụng hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời vận dụng phương pháp liên ngành, nhằm phối hợp kiến thức của các ngành khoa học có liên quan đến đề tài như triết học, quân sự, kinh tế,
xã hội
Từ nguồn tư liệu có liên quan, chúng tôi xác định đề tài theo quan niệm tư liệu quyết định nội dung nghiên cứu, thực trạng tư liệu đã quy định trực tiếp cách hình thành bố cục và các lập luận Chủ đề chính của luận văn là thông qua thực
trạng xã hội Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực nhằm tìm
Trang 15hiểu nguyên nhân mất nước cuối thế kỷ XIX
Trong tiến trình khai thác và xử lý tư liệu, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử tiếp cận hệ thống : Đặt triều Nguyễn trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX để nghiên cứu Nhà Nguyễn thiết lập vương triều trong bối cánh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động Đây là thế kỷ chủ nghĩa thực dân bành trướng khắp thê giới theo quy luật phát triển của chủ nghĩa đế quốc, các quốc gia trong khu vực đều đứng trước nguy cơ mất nước Hơn thế nữa, trong quá trình khôi phục ngai vàng, họ Nguyễn đã có sự tiếp xúc để lại nhiều hệ lụy phức tạp với người Pháp Vì thế, khi nghiên cứu vấn đề, không thể không xem xét chủ thể vương triều Nguyễn trong bối cảnh lịch sử cụ thể của khu vực châu Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX và việc thực thi “quốc sách” cai trị nhằm đối đầu với các thách thức của thời đại
Để xác định nguyên nhân mất nước, bên cạnh phương pháp lịch sử, chúng tôi sử dụng phương pháp logic, là phương pháp xem xét vấn đề theo quan điểm vận động phát triển theo quy luật nội tại của nó, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác nhằm làm sáng tỏ vấn đề muốn nghiên cứu Thông qua các chính sách đối nội và đối ngoại của vương triều Nguyễn từ 1802 đến 1884, xác định xem trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể bấy giờ, việc mất nước phải chăng là hậu quả của một quá trình cai trị với các chính sách chưa phù hợp với yêu cầu lịch sử hay do nguyên nhân nào khác
Tuy nhiên, giữa mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và năng lực thực tế của cá nhân tôi còn có một khoảng cách không nhỏ, đề tài nghiên cứu của tôi chắc chắn sẽ tồn tại không ít sai sót kính mong quý Thầy cô và các bạn đồng học góp ý xây dựng
5 Đóng góp mới của luận văn
- Tập hợp sử liệu có giá trị để nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng và nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay Pháp (1802 - 1884), một đề tài đến nay vẫn
là vấn đề thời sự của các nhà nghiên cứu sử học
- Khai thác, phân tích các sử liệu gốc cũng như kế thừa những thành quả của người đi trước, luận văn cố gắng tiệm cận với chân lý lịch sử và có những nhận định
Trang 16khách quan hơn về nội dung đề tài
- Trong quá trình thực hiện đề tài, với nhiều cách tiếp cận tài liệu khác nhau, đặc hiệt là những nguồn tư liêu mới của các học giả trong và ngoài nước, luận văn đã làm phong phú thêm về mặt tư liệu, tranh ảnh, bản đồ liên quan đến đề tài, từ đó có những kiến giải tiệm cận hơn với chân lý lịch sử về nguyên nhân Việt Nam mất nước vào
tay thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
MỞ ĐẦU gồm :
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài và nguồn tư liệu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Đóng góp mới của luận văn
6 Cấu trúc luận vãn
NỘI DUNG : gồm ba chương
- Chương 1: Thực trạng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX – tiềm ẩn những nguy cơ mất nước
Trong chương này, tác giả luận văn chủ yếu đề cập đến bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIX cùng những thách thức của lịch sử Thông qua việc phác họa
“quốc sách” trị nước của triều Nguyễn, tìm hiểu xem với những chính sách đối nội đối ngoai của mình Nhà nước Nguyễn đã đáp ứng như thế nào trước nguy cơ mất
Trang 17nước nhằm củng cố và phát triển tiềm lực quốc gia dân tộc, qua đó có thể bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng của tổ quốc
- Chương 2: Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam (1858 - 1884)
Nội dung chính của chương này đề cập đến giai đoạn lịch sử mất nước của Việt Nam Thông qua thái độ và biện pháp đối phó với ngoại xâm của triều Nguyễn để lý giải nguyên nhân mất nước cũng như trách nhiệm của vương triều Nguyễn - với tư cách thế lực cầm quyền trị nước - trong việc để mất chủ quyền dân tộc vào tay Pháp
- Chương 3: Nguyên nhân Việt Nam mất nước vào tay Pháp
Đây là chương trọng tâm của đề tài Một mặt tác giả điểm lại những nhận định, kiến giải của những người đi trước có liên quan đến đề tài, mặt khác, trên cơ sở các
sử liệu khoa học đã nêu, trình bày những nhận định chủ quan của riêng mình trong việc giải quyết đề tài Hy vọng bản Luận văn của tôi trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu trước đây và cập nhật một số tư liệu mới, có thể đóng góp thêm một số nhận định mới xung quanh việc giải quyết đề tài
Trang 18CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XIX - TIẾM ẨN NHỮNG NGUY CƠ MẤT NƯỚC
1.1 Xu hướng bành trướng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và mưu đồ xâm chiếm Việt Nam của Pháp
Vào đầu thế kỷ XVI, đa số các nước tư bản phương Tây trên bước đường phát triển mạnh từ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu
về thị trường, thuộc địa và cơ sở thương mại tăng cao, đều đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược khắp nơi trên thế giới, trong đó vùng châu Á đông dân nhiều của không thể là một ngoai lệ Trong trào lưu mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân từ Tây sang Đông, đa số các nước châu Á lúc này đang chìm đắm trong quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, không muốn mở cửa bang giao với phương Tây Chính sách “bế quan tỏa cảng”, từ chối thông thương và “cấm đạo”của đa số các nước châu Á không thể làm các nước châu Âu thỏa mãn tham vọng mở rộng thị trường Đây chính là nguyên cớ của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược mà thực dân phương Tây tiến hành ở châu Á Trong cuộc chiến này, không ít các nước trong khu vực, kể cả các quốc gia lớn mạnh có nền văn minh văn hóa cao như Ấn Độ, Trung Hoa đã lần lượt gánh chịu thất bại, trở thành thuộc địa của các nước đế quốc trong những chừng mực khác nhau Tuy nhiên, trước xu thế bành trướng của chủ nghĩa thực dân-đế quốc vẫn có một vài nước không những thoát khỏi số phận bị lệ thuộc mà còn phái triển mạnh về
mọi mặt, trở thành một cường quốc thế giới, như hiện tượng Nhật Bản Điều này chứng tỏ rằng, việc một nước có bị rơi vào vòng lệ thuộc hay không là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể, do các tác động qua lại giữa từng nước với khu vực và thế giới
Giữa lúc tình hình quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến thì Việt Nam, một quốc gia có tiềm năng kinh tế và vị trí địa lý chiến lược quan trọng không thể tránh khỏi bị phương Tây dòm ngó Nhà cầm quyền Việt Nam bấy giờ đã có biện pháp gì
để đối phó với tình thế nguy hiểm này, nhất là khi họ đã sớm biết sức mạnh của các
Trang 19quốc gia phương Tây thông qua nước Pháp?
Sau cách mạng Pháp 1789 – 1794, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển nhanh chóng cùng với việc xác lập chế độ tư bản Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nước Pháp vươn lên vị trí thứ hai thế giwois về kinh tế (sau Anh) Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo theo nhu cầu gia tăng về thuộc địa cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa Từ xu hướng bành trướng thương mại và kinh tế đến cuộc xâm lược và đô hộ về chính trị không xa Trước xu thế này, vùng đất phương Đông huyền ảo giàu có vàng bạc, ngọc ngà, tơ lụa, hương liệu có sức cuốn hút mạnh mẽ, trở thành mục tiêu chinh phục quan trọng của các nước đế quốc (Anh Pháp, Tây Ban Nha Hà Lan) Trong cuộc chạy đua đến phương Đông, Anh là nước đi đầu, có thế lực và ảnh hưởng mạnh ở châu Ả còn Pháp cu ne không hề muốn cố vị thế quá kém ở khu vực này
Sang nửa đầu thế kỷ XIX, nước Pháp đang từng bước phát triển sang chủ nghĩa
tư bản độc quyền, nhưng sức mạnh kinh tế của Pháp trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đã tụt xuống hàng thứ tư Chính vì vậy, nhu cầu tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường và phát triển các cơ sở thương mại của Pháp ngày một tăng cao Lúc này Pháp đã có một số thuộc địa ở Bắc Phi nhưng đa số là đất xấu dân ít và đói khổ, không phải là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng
Sau chiến tranh Crimé, ảnh hưởng của Pháp đã rộng hơn ở Trung Đông và Balkans nhưng Pháp vẫn gặp nhiều khó khăn với người Thổ Nhĩ Kỳ Syriè và Lyban cũng nổi lên chống Pháp Vì vậy, Pháp phải hướng về châu Á và Thái Bình Dương, Việt Nam với người Pháp, vừa là một thị trường hứa hẹn vừa giúp Pháp mở đường
thông thương sang Hoa Nam (Trung Quốc), Lào, Campuchia và Thái Lan Trong cuộc chạy đua với các thế lực tư bản phương Tây, thực dân Pháp cuối cùng đã bám sâu vào Việt Nam thông qua các quan hệ cũ và đặc biệt là các hoạt động của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp Âm mưu xâm lược của Pháp đối với nước ta đã có
từ lâu Hòa ước Versailles (1787) đã tạo cớ cho nước Pháp dòm ngó Việt Nam Trong
âm mưu này, người ta thấy có sự can dự của các thương nhân và giáo sĩ thừa sai Các giáo sĩ thừa sai Pháp hoạt động ở Việt Nam trong giai đoạn này đã từng bước thiết
Trang 20lập những cơ sở thuận tiện cho bước chân xâm lược của thực dân Pháp sau này
Đến giữa thế kỷ XIX khi có đủ điều kiện thuận lợi, người Pháp bắt đầu chú ý đến Việt Nam, vùng đất có vị trí chiến lược về thương mại và thị trường ở khu vực Đông Nam Á Chiếm Việt Nam, Pháp có thể tìm đường sang Hoa Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan đồng thời có thể dùng nơi đây làm trạm trung chuyển của tàu thuyền từ Ấn Độ sang Trung Hoa Nguy cơ bị phương Tây xâm lược là có thực
nhưng có nhất thiết là có nguy cơ thì ắt sẽ bị xâm lược và cứ bị xâm lược ắt sẽ trở thành thuộc địa? Từ nguy cơ đến hiện thực không phải là một khoảng cách ngắn, khoảng cách này có bị thu hẹp hay không phụ thuộc vào tiềm lực kháng cự của mỗi dân tộc Tiềm lực này có hiệu quả hay không phải xem xét đến đường lối trị nước của các lực lượng thống trị của mỗi nước? Thực tế lịch sử đã chứng minh, một số nước châu Á như Nhật Bản hay Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược như Việt Nam nhưng với những đối sách thích hợp họ đã từng bước thoát khỏi số phận thuộc địa, thậm chí còn trở thành một quốc gia hùng mạnh như trường hợp Nhật Bản Riêng tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XIX ra sao ?
1.2 Thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX và yêu cầu khách quan của lịch
sử
Cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, các nước thực dân phương Tây đã bắt đầu quan tâm đến việc xâchiếm và thiết lập thuộc địa ở phương Đông, trong đó Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong Tuy nhiên, những bước đi của người Bồ Đào Nha khá thận trọng do gặp phải sự phản kháng quyết liệt của người địa phương cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các cường quốc khác Vì thế, cuộc xâm chiếm của phương Tây ở phương Đông lúc này mang tính thăm dò vì mục tiêu thương mại là chính, nên các nước trong khu vực vẫn chưa ý thức được hiểm nguy đang rình rập
Sang thê kỷ XVIII, sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy cuộc chạy đua tranh giành thị trường, thuộc địa Trong cuộc chạy đua tìm kiếm thuộc địa ở châu Á, người Anh và người Pháp dần dần xác lập vị trí hàng đầu, loại bỏ các đối thủ kỳ cựu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ra khỏi cuộc đua các nước
Trang 21này chỉ còn chiếm giữ một ít thuộc địa Sự bành trướng thuộc địa của các nước thực dân đế quốc ở châu Á đẩy các nước trong khu vực đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền Có thể nói Việt Nam cũng như châu Á đang đứng trước những thách thức của thời đại:
- Đa số các nước trong khu vực đều là các quốc gia phong kiến với trình độ văn minh nông nghiệp lạc hậu so với nền văn minh công nghiệp Chế độ phong kiến cai
trị nhân dân hà khắc nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp chính là nông dân và địa chủ ngày càng gia tăng Nhiều sử gia nhận định thế kỷ XVII - XVIII ở nhiều nước của châu Á là thế kỷ của những cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn (ở Việt Nam có hàng trăm cuộc khởi nghĩa, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn, đánh bại quân xâm lược Xiêm và Thanh, lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ, đặt cớ sở cho đất
nước thông nhất; ở Trung Quốc có phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Quảng Tây, lan rộng khắp 18 tỉnh, kéo dài 14 năm, đánh bại chính quyền Mãn Thanh ở nhiều nơi;
ở Nhật Bán, Miến Điện cũng có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra, đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị) Tuy các phong trào nông dân đa số cuối cùng đều thất bại nhưng đã góp phần làm cho chế độ phong kiến bị lung lay
- Chính quyền phong kiến ở các nước châu Á đang đứng trước những thách thức của thời đại: nếu muốn thoái khỏi sự đe dọa đến từ phương Tây, phải thi hành những chính sách cố kết nhân tâm, phát triển tiềm lực quốc gia dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng Xu thế canh tân đất nước đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ trong lòng chế độ phong kiến nhưng tồn tại và phát triển rất khó khăn do sự cản trở của các thế lực phong kiến Điều này không khó hiểu vì giai cấp phong kiến ở các nước không dễ gì chấp nhận sự thay đổi theo lối mới khi nó phương hại đến quyền lợi của họ Dù vậy, xu thế canh tân đất nước vẫn là xu thế chung của nhiều nước phương Đông, nhất là trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX Xu thế này có trở thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử khách quan cũng như những ứng xử chủ quan của từng nước Có quốc gia đã thực hiện thành công cuộc canh tân, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành một đếc hùng mạnh như Nhật Bản Hay như Xiêm-la, một quốc gia nhỏ trong khu vực Đông Nam
Trang 22Á với những cải cách phù hợp và đường lối ngoại giao khôn khéo cùng đã tránh được hoạ ngoai xâm Ngược lại, các nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc lại phải cúi mình dưới ách xâm lược của ngoại bang
Ở Việt Nam, từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc với nhiều cuộc nội chiến, phân tranh ác liệt, đe dọa sự tồn vong của quốc gia dân tộc thống nhất Trong thời gian này, trên danh nghĩa quốc gia Việt Nam vẫn tồn tại nhưng thực tế bị phân tranh, phân liệt hết bởi Nam - Bắc triều đến Trịnh - Nguyễn rồi Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn Tình hình này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực quốc gia và ý thức dân tộc
Bước sang thế kỷ XIX, xu thế phát triển của xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới Triều Nguyễn thành lập (1802) sau gần hai thế kỷ nội chiến, đã thống trị một quốc gia thống nhất, rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc Chưa có thời kỳ nào đất nước Việt Nam được mở rộng và trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, Hà Tiên, Phú Quốc như thời Nguyễn Ngoài ra còn phải kể đến khu vực thềm lục địa và vùng lãnh hải Đông và Đông Nam mà các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã tạo dựng cho nước ta những tiền đề vững chắc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta ngày nay
Cũng như tất cả các vương triều phong kiến khác, nhiệm vụ đặt ra cho nhà Nguyễn là vừa phải bảo vệ quốc gia thống nhất, giữ vững an ninh chính trị, vừa phải
lo phát triển kinh tế - văn hóa củng cố và phát triển tiềm lực quốc gia dân tộc nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, qua đó củng cố quyền thống trị của dòng họ Tuy nhiên, ở thế
kỷ XIX, cùng với nhiệm vụ dựng nước và giữ nước nhưng hoàn cảnh lịch sử đã đặt ra cho triều Nguyễn nhiều thách thức mới cần giải quyết để đưa đất nước phát triển theo đúng xu thế của thời đại Đó là “ vừa phải đáp ứng những yêu cầu hồi sinh đất nước trên cơ sở phát huy sức sống dân tộc, vừa phải đối phó với những bất trắc có thế xuất hiện từ những nước láng giềng, nhưng nguy hiểm hơn vẫn là ý đồ can thiệp, xâm lược của các nước tư bản thực dân phương Tây, chủ yếu là thực dân Pháp” |41,tr.7] Trước đó, vào nửa cuối thế kỷ XVIII, vương triều Tây Sơn đã có nhiều chủ
Trang 23trương và biện pháp tích cực để hé mở cánh cửa phát triển đất nước theo xu hướng mới, nhất là trong lĩnh vực thương nghiệp, nhưng do thời gian tồn tại của vương triều này quá ngắn nên kết quả chưa rõ nét Nhà Nguyễn lật đổ Tây Sơn sau một cuộc chiến tranh ác liệt, liệu có muốn và có nên tiếp tục kế thừa con đường mà Tây Sơn đã
hé mở hay không? Sau khi khôi phục quyền lực, việc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như xây dựng đất nước về mọi mặt gắn chặt với yêu cầu xây dựng và củng cố sự vững mạnh của vương triều Nguyễn Hơn ai hết, các vua Nguyễn
mà trước tiên là Gia Long ắt hẳn ý thức rất rõ điều này nhằm xác lập một quốc sách trị nước phù hợp với yêu cầu trên
Thiết lập vương triều vào đầu thế kỷ XIX thực tế lịch sử đòi hỏi nhà Nguyễn phải “mở cửa” giao lưu cho đất nước vươn ra bên ngoài, kích thích sản xuất hàng hóa
và giao lưu trong nước, tiếp thu và vận dụng những luồng tư tưởng mới vào thực tiễn Việt Nam mới có thể đáp ứng yêu cầu thời đại và đối phó hữu hiệu với nguy cơ ngoại xâm Vấn đề là nhà Nguyễn có nhận thức được yêu cầu này và thức hiện một “quốc sách” như thế nào để phát triển tiềm lực quốc gia, qua đó bảo tồn độc lập dân tộc và giữ vững quyền lợi của dòng họ hay không? Tìm hiểu “quốc sách” chi phối mọi chính sách của nhà Nguyễn trong lịch sử, chúng ta sẽ có lời giải đáp cho vấn đề
1.3 Chính sách của nhà Nguyễn từ 1802 - 1858
Nếu quan niệm lịch sử Cận đại Việt Nam bắt đầu từ năm 1858 với sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà Nẵng thì trước đó, nhà Nguyễn đã có hơn nửa thế kỷ thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt trong điều kiện hòa bình, thống nhất trên một lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đến lúc bây giờ Trước khi Pháp nổ súng xâm lược, Việt Nam đang là một quốc gia có độc lập, thống nhất, có chủ quyền và đạt nhiều thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội với một vị thế đáng nể trong khu vực Đông Nam Á
1.3.1 Chính trị - xã hội
Trang 24Nhà Nguyễn hết sức chú trọng tổ chức một bộ máy chính quyền tập trung cốhiệu quả hơn bất kỳ một triều đình nào trước đó, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền hành tập trung trong tay vua nhằm thực hiện ý chí “trường tồn” của dòng họ Không chỉ ở đồng bằng mà ngay cả các vùng rừng núi cũng vậy Ở vùng rừng núi, các vùng dân tộc thiểu số, triều đình một mặt vẫn dựa vào các tù trưởng để cai trị nhưng mặt khác lại đặt các “chiêu thảo sứ” (còn gọi là “lưu quan”) để vừa giảm bớt quyền lực của tù trưởng vừa kiểm soát các việc lớn trong vùng Không có trung gian nào giữa các tỉnh, các vùng dân tộc thiểu số cũng như đồng bằng Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, tất cả đều quy về một mối Nước Việt Nam chưa lúc nào có lãnh thổ rộng mở bằng lúc này, và việc quản trị nhà nước không lúc nào chặt chẽ bằng lúc này Vì sao nhà Nguyễn thống trị một lãnh thổ rộng lớn thống nhất với một chính quyền duy nhất nhưng vẫn không thực hiện được vấn đề “an dân”?
Thực tế lịch sử cho thấy, các vua Nguyễn nắm rất vững triết lý Khổng Mạnh nhưng nguyên tắc quan trọng nhất để trị nước mà Mạnh Tử đã dạy “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” thì họ đã không thực hiện được khi xây dựng một chế độ chuyên chế, lấy oai để trị dân (thể hiện rõ qua việc truy sát, trả thù những người theo Tây Sơn, giết hại công thần, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ) Có thể lấy các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thời Gia Long đến Tự Đức làm thước đo lòng dân đối với triều Nguyễn trong bối cảnh nước nhà đang bị các nước thực dân phương Tây đe dọa xâm lược Vương triều Nguyễn tồn tại chỉ hơn nửa thế kỷ nhưng
đã chứng kiến hơn 400 cuộc khởi nghĩa (đời Gia Long 33 cuộc; đời Minh Mạng 234 cuộc; đời Thiệu Trị 58 cuộc; đời Tự Đức - tính đến 1862- là 40 cuộc)
Vì sao có quá nhiều cuộc nổi dậy vũ trang chống triều đình như vậy? Chính sử sách của nhà Nguyễn đã ghi nhận phần nào tình trạng cơ hàn thống khổ của nhân dân
Do sưu cao thuế nặng, ruộng đất bị địa chủ quan lại kiêm tính nặng nề, đa số nông dân lâm vào cảnh bần cùng không lối thoát, phải liên tục nổi dậy để tìm đường sống Lịch sử cũng ghi nhận không chỉ nông dân mà mội số nho sĩ trí thức, thậm chí cả người trong hoàng tộc cũng nổi dậy chống triều đình (như loạn Hồng Tập, Hồng Bảo,
giặc Chày Vôi, giặc Châu Chấu )
Trang 25Bên cạnh đó, do hoàn cảnh thành lập vương triều đầy gian lao, vất vả, các vua Nguyễn chủ trương tôn Nho giáo thành tư tưởng trị nước vì họ tìm thấy ở đó chỗ dựa cho quyền lợi của vương triều và dòng họ Các vua Nguyễn đã khéo léo kết hợp tư tưởng Khổng giáo tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam với phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt nhằm tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa vua và thần dân, vừa khẳng định được ý thức hệ chính thống của vương triều mới mà không xa rời bản sắc dân tộc Chính sách này vừa phù hợp với đặc điểm dân tộc vừa phù hợp với chính sách đề cao tư tưởng Nho giáo của nhà Nguyễn nhằm củng cố chế độ Thực tế xã hội Việt Nam đầu thê kỷ XIX là xã hội nông nghiệp, chưa có điều kiện kinh tế-xã hội để
xa rời đạo Khổng nhằm tìm đến một học thuyết khác mới hơn, vấn đề quan trọng lúc này là liệu nhà Nguyễn cố tìm tòi, suy nghĩ, khai thác những nội dung tích cực trong Khổng giáo để phục vụ có hiệu quả cho việc củng cố vương quyền trước một hoàn cảnh lịch sử mới có nhiều biến động, nhằm đáp ứng xu thế phái triển của thời đại hay không? Thực tế lịch sử cho thấy, các vua Nguyễn nỗ lực phục hưng Nho giáo song lại
bị chính học thuyết này cầm tù tư tưởng, giam hãm đầu óc trong vòng luẩn quẩn, trì trệ, không lối thoát Vì vậy, dù rất cố gắng, họ đã không thể thực hiện được các chính sách hữu hiệu nhằm củng cố an ninh đất nước và phát triển tiềm lực quốc gia dân tộc Việc tiếp tục duy trì lối học tầm chương trích cú là nhằm đào tạo hệ thống quan lại phục vụ bộ máy cai trị chứ không vì mục tiêu phát triển đất nước, quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kỹ thuật (nhất là từ thời Tự Đức) Nho sĩ sau khi thi đậu
ra làm quan thì không biết làm gì để phát huy sở học vì học một đàng làm quan một nẻo, nhiều người học hành thông thái nhưng không biết cách làm quan, nói chi đến
viêc phát triển canh nông, kỹ nghệ, thương mại đất nước theo kịp thời đại Các vua Nguyễn, cụ thể là Minh Mạng không phải không biết đến thực trạng này nhưng không có cách gì để thay đổi Giáo dục như thế làm sao nói đến canh tân phái triển đất nước, bồi dưỡng tiềm lực quốc gia ? Vì vậy, dù có biết đến mọi Minh Trị duy tân,
dù có nhiều sĩ phu, trí thức yêu nước muốn cải cách canh tân đất nước nhưng chính quan niệm Nho giáo bảo thủ đã ngăn chặn vua quan nhà Nguyễn tiến hành cải cách
để đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi cảnh suy đồi, rệu rã
Trang 26* Chính sách với đạo Thiên Chúa:
Buổi đầu giành chính quyền, vua Gia Long đối xử với Pháp và đạo Thiên Chúa
có sự ưu ái nhưng không phải không dè dặt Năm 1804, khi vương triều Nguyễn mới thành lập được hơn hai năm, Napoléon III đã phát biểu trước Hội đồng quốc gia Pháp nhân dịp tái lập Hội thừa sai Paris: “Tôi có ý định lặp lại Hội truyền giáo nước ngoài, những giáo sĩ ấy sẽ rất có ích cho tôi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, tôi sẽ cử họ đi điều tra tình hình các xứ Tấm áo của họ dễ che chớ họ vù dùng để ẩn náu những mưu
đồ chính trí và thương mại ” [117 P.12 ] Không rõ Gia Long có biết đến lời phát biểu của Napoléon III hay không, nhưng nhà vua đã xuống chiếu, định lệ duy trì ở Bắc Hà tình trạng nguyên cũ của đạo Thiên Chúa, không xóa bỏ nhưng cũng không cho phát triển nữa :
đạo Gia Tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mù không biết Từ nay về sau, dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đưa đơn trình quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm ( ) Nếu cứ quen thói làng, ca n phạm phép nước, có người phát giác thì xã trưởng phải đồ lưu đi viễn châu, dân hạng, nặng thì dịch phu, nhẹ thì xử roi hay trượng, để bớt được tổn phí cho dân mà giữ được phong tục thuần hậu [44, tr 169]
Hơn ai hết, Gia Long hiểu rất rõ mưu đồ của ngươi Pháp nhưng ông vẫn giữ mối quan hệ êm thắm với họ, đồng thời hạn chế đến mức tối đa việc phát triển quan hệ với người Pháp cũng như các thừa sai ở mức không làm cho họ mếch lòng Dù vậy, trong thâm tâm, ông luôn tìm cách làm sao để “mời họ ra khỏi nhà mình” một cách
êm thắm Chính thừa sai Labartette (tức Véren) nhận xét trong mội bức thư viết năm
1812 : “Chừng nào nhà vua còn trị vì, chúng tôi còn có hy vọng được tự do hành đạo Nhưng sau khi nhà vua mất thì e rằng mọi việc sẽ thay đổi hết” [41.tr 105] Thực tế
đã chứng minh linh cảm của ông ta không hề sai lầm
Sự khôn khéo, thận trọng của Gia Long thể hiện rõ trong quyết định chọn Minh Mạng là người kế vị, đó là người mà theo ông có thể giải quyết dứt điểm món nợ ông
Trang 27đã “trót vay” của người Pháp và các thừa sai Trước khi mất, Gia Long đã trăn trối lại với người kế vị: “ không được khủng bố những người theo ba đạo sau: Nho, Phật và Thiên Chúa giáo ( ) việc khủng bố tín ngưỡng bao giờ cũng tạo cơ hội tốt cho những cuộc biến động, lại gây thù oán trong dân gian và thường khi làm sụp đổ ngôi vua” [41 tr 110] Chắc hẳn hậu thế hiểu ý ông muốn nói gì với Minh Mạng Một số nhà nghiên cứu người Pháp cũng đã nhận thức được ý đồ của Gia Long Trong một tập sách xuất bản năm 1864, tác giả Rieunier đã viết :
Minh Mạng điên cuồng khủng bố đạo Thiên Chúa chẳng qua là nhằm thực hiện
di chúc của Gia Long khi hấp hối Những lời khuyên của Gia Long đối với đứa con
sẽ kế vị mình gởi lên khá trọn vẹn ý đồ sâu kín của Gia Long: Những ưu đãi có vẻ rất rộng lượng thực ra nhằm che dấu một ý đồ - mà đến phút chót mới bộc lộ ra – là phải rũ bỏ mọi sự kiềm toả của giáo sĩ và người Pháp để tự mình quyết liệu mọi việc khi xuất hiện cơ hội thuận lợi [114 tr.7 - 11]
Hẳn nhận xét của một người đương thời đáng cho chúng ta suy nghĩ thấu đáo hơn về vấn đề trên Tác giả A Schreiner cũng phần nào cảm nhận được điều đó: “Khi quyết định người kế vị, Gia Long đã chọn con một thứ phi mà không phải là người cháu dòng đích Có lẽ Gia Long sợ rằng tư tưởng của Bá-đa-lộc người đã từng dạy dỗ hoàng tử Cảnh - cũng sẽ ảnh hưởng đến những đứa con của hoàng tử” [124] Tác giả J.Buttinger nêu quan điểm rõ hơn : “Những chỉ dụ cấm “tà đạo” của Minh Mạng được ban hành sau khi Gia Long chết, về thực chất chỉ là sự thực hiện đường lối chính trị cơ bản của Gia Long mà thôi” [115] Tuy nhiên, không rõ vì sao, có lẽ do tình thế bức bách, Minh Mạng và các vua đời sau đã không thực hiện đúng tinh thần tâm nguyện của Gia Long Nhà vua đã thi hành hàng loạt chính sách cứng rắn khi đối
xử với người Pháp và đạo Thiên Chúa như tuyệt giao, cấm đạo, tàn sát giáo dân
Có nhiều lý do để giải thích thái độ của Minh Mạng và các vua kế vị trong chính sách đối với đạo Thiên Chúa nhưng không thể phủ nhận triều Nguyễn đã tỏ ra rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này Sự lúng túng thể hiện không riêng ở vua Nguyễn mà trong cả tầng lớp trí thức thời đó: trước câu hỏi về sách lược đối phó với
sự truyền đạo Thiên Chúa và nguy cơ xâm lược của thực dân trong đề thi Hội năm
Trang 281847, các nhà Nho đều tỏ ra không am hiểu vấn đề và không đưa ra một đối sách nào
cụ thể Các sử liệu cho thấy, các vua Nguyễn, từ Minh Mạng đến Tự Đức đều thi hành chính sách cấm đạo và đàn áp Thiên Chúa giáo, “cấm đạo” vì nhiều lý do, quan trọng nhất là vì an ninh quốc gia, cảnh giác trước các hoạt động do thám và phá hoại của các thừa sai Trong hoàn cảnh Việt Nam bấy giờ, lý do này không phải không có
lý, nhưng có nhất thiết là phải cấm đạo, tàn sát giáo sĩ và giáo dân là sẽ giải quyết được nguy cơ xâm lược hay chỉ thúc đẩy nguy cơ này đến nhanh hơn? Rõ ràng là trong vấn đề Thiên Chúa giáo, triều đình Huế đã thiếu sáng suốt, không phân biệt được lòng yêu nước và đức tin tôn giáo của dân chúng để có những chủ trương đường lối thích hợp, vừa không ảnh hưởng đến đức tin tôn giáo của dân chúng, không tạo cớ cho kẻ thù xâm lược mà vẫn giữ được cho mình những thần dân yêu nước Như thế, những giáo dân - công dân Việt Nam - không những gắn bó với triều đình mà còn tích cực giúp triều đình ngăn chặn kịp thời những âm mưu phá hoại từ bên ngoài tới Trái lại, việc triều Nguyễn gia tăng khủng bố đạo giáo đã đẩy các giáo dân chẳng đặng đừng phải đứng về phía đối lập, tạo điều kiện cho kẻ thù chia rẽ khối đoàn kết
dân tộc Các tư liêu lịch sử cho thấy việc cấm đạo và khủng bố đạo Thiên Chúa không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự can thiệp vũ trang của Pháp vào Việt Nam năm 1858, nhưng là lý do có tính trực tiếp để người Pháp thực hiện hành động này ở thời điểm nói trên
Cuối cùng, khi triều Nguyễn còn mờ mịt về âm mưu của Pháp thì người Pháp không những biết rõ về nội tình Việt Nam mà còn chuẩn bị rất kỹ cho cuộc xâm lược Việt Nam với sự giúp đỡ của các giáo sĩ và thương nhân Pháp Việc thông hiểu nội tình Việt Nam giúp họ rất nhiều trên bước đường xâm lược Việt Nam Và họ đã thực hiện cuộc xâm lược đúng vào lúc xã hội Việt Nam đang trong bối cảnh bức xúc nhiều
bề không thể giải quyết
1.3.2 Kinh tế:
Bất kỳ một dân tộc nào, một quốc gia nào cũng phải chú trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế nếu không quốc gia ấy, dân tộc ấy sẽ thụt lùi và đi đến chỗ diệt vong
Trang 29Sau khi khôi phục vương quyền, nửa đầu thế kỷ XIX các vua Nguyễn đã làm hết sức
để khôi phục và phát triển kinh tế trên nguyên tắc “trọng nông” Chính sách này có đáp ứng xu thế lịch sử hay không? Có tác dụng gì đến việc củng cố và phát triển tiềm lực quốc gia, giữ vững an ninh chính trị cho đất nước không ?
Trong hoàn cảnh đất nước hòa bình với một lãnh thổ rộng lớn, thống nhất, dân
số Việt Nam đầu thế kỷ XIX tăng mạnh: “ trong 30 năm đầu của thế kỷ XIX dân sô
đã tăng 16 %, tỷ lệ hàng năm là 1.85 %, gần tới ngưỡng cửa bùng nổ dân số” [19]
Vì thế, các đô thị nhỏ bé, cơ sở thủ công và thị trường yếu ớt, phân tán không thể thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội Để giải quyết vấn đề khôi phục kinh
tế sau chiến tranh, trước tiên nhà Nguyễn phải chú trọng vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi để phát triển sản xuất đồng thời giải phóng sức lao động
Khách quan mà nói, nhà Nguyễn đã có nhiều thành tựu lớn trong việc phát triển kinh tế đồn điền, mở rộng khai hoang cũng như trị thủy và thủy lợi không chỉ ở Nam
bộ mà còn với cả một số tỉnh ở miền Trung và đồng bằng Bắc bộ Với việc mở mang ruộng đất, lập đồn điền, nhà Nguyễn muốn giải quyết vấn đề xã hội: định cư dân chúng trên vùng đất mới khai phá để lập thành làng ấp, đồng thời giúp nhà nước tăng thêm số dân chịu sưu thuế và binh dịch, vừa đáp ứng nguyện vọng an cư của người dân lao động, giải quyết vấn đề kinh tế - tài chính và qua đó đáp ứng nhu cầu an ninh Một mục tiêu quan trọng của nhà Nguyễn trong việc khai hoang, lập đồn điền là tăng cường lực lượng phòng thủ biên giới như vua Minh Mạng từng nói: “Kể ra mộ dân làm đồn điền có lợi rất nhiều Lúc vô sự thì ở yên cày cấy, quân thừa lương, dân thừa ăn: lúc có việc thì bảo vệ cho nhau, dân đều là quân, giữ thì vững, đánh thì thắng Đó
là mưu kế tốt nhất để đủ lương, đủ quân, có thể giữ vững cõi bờ và phòng bị giặc ngoài” [79, tr.79] Nhận định này không phải không có cơ sở vì trong quá trình kháng Pháp ở Nam Kỳ, chúng ta thấy chiến đấu bên cạnh lính triều đình còn có lính đồn điền Lực lượng dưới quyền của Trương Định, một quản cơ đồn điền là một minh
Trang 30chứng Chính vì thế khi thực dân Pháp chiếm miền đông Nam kỳ, chúng đã hạ lệnh giải tán ngay các đồn điền trên vùng chúng kiểm soát
Có nhà nghiên cứu cho rằng chính sách khẩn hoang doanh điền của triều Nguyễn “một mặt phản ánh xu thế phát triển tất yếu của lịch sử đó là xu hướng tư hữu hoá ruộng đất ở nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện cho
sự củng cố kinh tế sở hữu tư nhân, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp và do đó,
về mặt khách quan, nó cũng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển” [105 tr.63] Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy: dù chính sách khai hoang, mở ấp, lập đồn điền của nhà Nguyễn về cơ bản rất hay và đạt nhiều thành tựu, thì nạn chấp chiếm ruộng đất đã làm chính sách này mất đi ý nghĩa, nông dân mất bao công sức khai khẩn đất hoang nhưng vẫn không có đất canh tác, phải lang thang phiêu tán, chịu bao cảnhkhốn cùng và cuối cùng phai tham gia các cuộc khỏi nghĩa chống triều đình để tìm cách thoát khỏi tình cảnh:
Sự bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân thời Nguyễn là minh chứng về
tình trạng cơ khổ của nhân dân cũng như sự suy giảm tiềm lực kinh tế, xã hội của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
Tình trạng quan lại tham nhũng và chấp chiếm ruộng đất công nảy sinh từ nhiều nguyên nhân Thời Nguyễn chẳng những không có phân phong triệt để kiểu phong kiến mà các quan tước cũng không được cấp “lộc điền” vĩnh viễn Nhà nước bỏ chính sách “lộc điền” nhưng không cung cấp lương đủ sống cho quan lại nên nạn tham
nhũng hoành hành “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” Bên cạnh đó, nhà
Nguyễn ban hành chính sách “quân điền”, chia ruộng cho dân nhưng nông dân vẫn
“Cơm thời nỏ có Rau cháo cũng không Muối trắng xoá đầy đồng Nhà giáu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ, lùm cây Qụa kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương Người chết chợ chết đường
”[41.tr 120 -121]
Trang 31không có ruộng đất do nạn kiêm tính đất đai (ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất của cả nước) Yêu cầu hạn chế việc kiêm tính đất đai là yêu cầu cấp bách để củng cố tiềm lực dân tộc Không phải nhà Nguyễn không thấy được vấn đề nhưng không có biện pháp giải quyết hữu hiệu vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu
vì sợ đụng chạm mạnh đến quyền lợi của giai cấp địa chủ - chỗ dựa của nhà nước phong kiến Thời Minh Mạng, trước tình hình ruộng đất công làng xã bị thu hẹp, nhà vua nhiều lần đắn đo, suy tính về các đề nghị của quan lại muốn lấy bớt ruộng tư của địa chủ nhập vào ruộng công, nhằm bảo đảm nguồn tô thuế của nhà nước Sau khi thí điểm quân cấp ruộng đất ở Bình Định không thành công (1839) vì trên danh nghĩa,
“dân trong sổ đều có ruộng đất cả”, nhưng rút cuộc phần lớn ruộng đất tốt vẫn nằm trong tay địa chủ cường hào Đến 1840, tỉnh thần Gia Định xin áp dụng biện pháp
như Bình Định đã thi hành: “chiếu theo số ruộng tư tại các xã thôn, chia cắt làm hai,
một nửa để cho chủ ruộng, một nửa sung làm ruộng công”, nhưng vua Minh Mạng
đã xuống dụ trả lời :
Các tỉnh Nam Kỳ có đất tốt và nhiều ruộng: chỉ lo dân không chăm lo cày cây chứ không lo chẳng đủ ruộng cày Nếu khéo điều hòa để người giàu đem ruộng tư cho thêm người nghèo không đủ ruộng bằng cách khuyên bảo, khiến dân đều được hưởng lợi, há không tránh khỏi sự tranh dành? Còn như chia cắt lấy một nửa ruộng
tư, không khỏi gặp một phen sửa đổi sổ sách gây sự phiền nhiễu [41 tr.65]
Chính sách quân điền, vì vậy về thực chất chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính
* Thương nghiệp:
Sang thế kỷ XIX, trong điều kiện một đất nước thống nhất, một thị trường dẫn tộc thống nhất cùng với chính sách thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường, xu hướng phát triển thương nghiệp theo hướng mở rộng giao lưu ra bên ngoài ngày càng rõ nét Nhà Nguyễn có ý thức được nhu cầu ấy hay không và nếu có thì họ có chính sách gì để khuyến khích thương nghiệp phát triển theo xu thế lịch sử không? Và, giả dụ bấy giờ các vua Nguyễn thi hành chính sách “mở cửa” thì điều gì sẽ xảy ra liệu đất nước ta
Trang 32có đủ điều kiện tiếp nhận được khoa học kỹ thuật nước ngoài, phát triển kinh tế thị trường, trở thành một nước tư bản hùng mạnh như Nhật Bản hay chỉ đơn giản là giữ được nền độc lập như người Xiêm ?
Ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào cũng có nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước đi lên Nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy, nhất
là trong hoàn cảnh đất nước thống nhất sau nhiều thế kỷ loan lạc, nhu cầu bức xúc đòi hỏi phải nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa cũng gắn chặt với yêu cầu xây dựng và củng
cố sự vững mạnh của vương quyền họ Nguyễn
Về nội thương, nhà Nguyễn đã thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ, là cơ sở
để hoạt động nội thương phát triển Bên cạnh đó, việc tu chỉnh hệ thống giao thông thủy bộ, khai đào hệ thống sông, kênh ngòi, đắp đường không chỉ phục vụ đắc lực nhu cầu hành chính và quân sự mà còn thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước Nhiều thị trấn, đô thị, phố chợ xuất hiện, buôn bán sầm uất Năm 1822
J Crawfurd, đại diện toàn quyền Anh ở Ấn Độ đến Việt Nam đã nhận xét: “Những
con đường lớn và sông ngòi được đào đắp dưới triều vua vừa qua đời |Gia Long| góp phần hữu hiệu vào sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp Nhờ vậy, sư giao lưu giữa hai miền Nam, Bắc được thuận lợi, thường xuyên không phụ thuộc vào gió mùa”[119 tr.82] Tuy nhiên, chính sách độc quyên một số mặt hàng, thể lệ thuế khóa phức tạp đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động nội thương Ví như thóc gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải chịu 9 lần thuế khác nhau với giá biểu chính thức là 2,5% trị giá hàng hóa, nhưng thực sự người thu thuế trích thu không kém 5% trị giá thóc gạo một lần Ngoài ra việc mỗi năm thuyền bè của tư nhân phải chở hàng cho nhà nước 6 tháng cũng gây khó khăn rất nhiều cho các hoạt động nội thương
Khi nói về chính sách ngoại thương thời Nguyễn, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là các vua Gia Long, Minh Mạng không phải là những ông vua hoàn toàn cổ
hủ, bảo thủ và cố chấp, kiên quyết với chủ trương "đóng kín cửa" Sự thật lịch sử đã chứng minh rằng các vị vua này đã từng quan tâm đến việc tiếp thu kỹ thuật phương Tây và cũng muốn mở rộng việc giao thương để đem lại sự phồn vinh cho đất nước
Trang 33Nhà sử học Nhật Bản Yoshiharu Tsưboi đã nhận định; "Nếu đem so với Trung Quốc,
Triều Tiên và Nhật Bản cùng thời kỳ, nước Việt Nam của Gia Long đã có nhiều kinh nghiệm công tác với Tây Dương, nhất là người Pháp và đã áp dụng nhiều kỹ thuật của Tây phương ”[113 tr.50]
Giáo sư Huỳnh Lứa cũng cho rằng: “ Bản thân Gia Long (khi chưa lên ngôi
Hoàng đế) đã từng cho lập ra những công binh xưởng và quân cảng làm cho người nước ngoài phải ngưỡng mộ và theo nhận xét của giáo sư thừa sai Lelnbousse thì chúng còn làm cho châu Âu phải ngợi khen nếu Âu châu dược chứng kiến tận mắt”
[30, tr.33]
Hơn hết trong số các vua chúa phương Đông cùng thời, Nguyễn Ánh sớm tiếp xúc với phương Tây, đặc biệt là người Pháp, nên rất am hiểu về sức mạnh kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự của họ Trong thời gian này, Nguyễn Ánh đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng thành lũy kiểu Vauban, xây dựng thủy quân, đóng thuyền chiến Nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đã thiết lập quan hệ buôn bán với mội số nước trong khu vực Triều Nguyễn chủ động cử quan lại theo tàu buôn đi các nơi như Giang Lưu Ba (Jakarta), Tân Gia Ba (Singapore), Hạ Châu, Lữ Tống (Philippines) Minh Mạng, Thiệu Trị đã cho nhiều thuyền vượt đại dương để tiếp xúc, giao thương với Pháp, Anh, Indonesia, Singapore, Ấn Độ Trong 5 năm (từ 1935 - 1940), vua Minh Mạng đã cử 21 thuyền đi buôn bán với các nước Đông Nam Á Năm 1844 có 5 lần tàu xuất bến Cũng năm này, triều Nguyễn đã cho sứ sang Miến Điện Các quan chức trong ngành ngoại thương hoạt động nổi liếng thời bấy giờ có Nguyễn Tri Phương, Đào Tri Phú Lê Bá Tú, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát nhưng họ là những quan chức chính quyền tham gia hoạt động thông thương theo chỉ thị của triều đình chứ không phải là những nhà doanh thương theo đúng nghĩa của nó Việc làm mới
mẻ và táo bạo này của nhà Nguyễn thật có ý nghĩa, nhưng không tạo được luồng sinh khí cho hoạt động ngoại thương Quan niệm mới “đi một bữa chợ, học một mớ khôn”, “phi thương bất phú” của giới thương nhân đã không đủ cơ sở để đánh bại tư tương “dĩ nông vi bản”, “nhất sĩ nhì nông” của đại đa số sĩ phu, quan lại
Trang 34Một điểm đáng ghi nhận là dưới triều Nguyễn, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc rất phát triển, các vua Nguyễn thi hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân người Hoa buôn bán, đấu thầu khai mỏ, quặng Vấn đề là, sự có mặt của thương nhân người Hoa có tác động gì tích cực đến sự phát triển thương nghiệp Việt Nam theo xu thế mới không hay cũng chỉ mang tính chất là những hoạt động buôn bán kiếm lời?
Có nhiều ý kiến cho rằng, ngoại thương giữa Việt Nam với Trung Hoa, Xiêm,
Mã Lai và cả phương Tây giai đoạn này rất phát triển, không thể nói nhà Nguyễn thi hành chính sách “ức thương” toàn diện mà chỉ là không phát triển buôn bán với phương Tây Vua Gia Long đã cho phép các thuyền buôn phương Tây vào buôn bán, vua Minh Mạng cũng chấp nhận cho tàu bè phương Tây đến buôn bán tại cảng Đà
Nẵng nhưng các vua Nguyễn đều khước từ mọi yêu cầu lập thương điếm hoặc ký hiệp ước thương mại chính thức
Vì sao các vua Gia Long, Minh Mạng tư cho đã từng mở rộng thông thương với phương Tây nhưng rốt cuộc lại đi đến chủ trương "bế quan tỏa cảng", khước từ giao thương với phương Tây? Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đề nhưng có lẽ nguyên nhân chính là vì lý do an ninh Các vua Nguyễn đã phần nào cảm nhận được ý đồ
xâm nhập chiếm đất để đặt thương điếm, mở rộng thị trường của tư bán phương Tây, trước hết là nước Pháp Chính những mưu toan của thực dân phương Tây, thể hiện rõ qua hoạt động của các giáo sĩ thừa sai, khiến nhà Nguyễn cảnh giác và lo sợ Sự lo lắng ấy không phải không có cơ sở: năm Đinh Sửu (1817), Bá tước de Kergariou, thuyền trưởng tàu binh Pháp Cybèle vào cửa Đà Nẵng, thay mặt vua Pháp Louis XVIII đòi nhà Nguyễn thi hành những điều khoản của Hiệp ước Verseilles (1787), giao cho Pháp đảo Côn Lôn và cảng Đà Nẵng, dù rằng hiệp ước này không hề được chính phủ Pháp thực thi
Bên cạnh đó, các giáo sĩ Pháp cũng đẩy mạnh việc vận động trong dân chúng Việt Nam để phát triển các cơ sở đạo Thiên Chúa, thu nạp thêm nhiều giáo dân, khuyếch trương thế lực chính trị và tinh thần cho nước Pháp Lúc này, vua Gia Long không thể không lo ngại, nhất là từ khi người Pháp ngấm ngầm hay ra mặt phản đối
Trang 35việc nhà vua chọn Hoàng tử Đảm làm thái tử, thay vì chọn con Hoàng tử Cảnh Không phải ngẫu nhiên mà Gia Long chọn Hoàng tử Đảm - một người rất ghét phương Tây, làm người kế vị Sang thời Minh Mạng, nhà Nguyễn ngày càng cảnh giác với nước Pháp nhất là sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi có sự tham gia của một số giáo sĩ và giáo dân Trong hoàn cảnh như vậy, thật khó để Minh Mạng quyết định “mở cửa” thông thương với phương Tây
Từ năm 1839, khi người Anh tiến hành “cuộc Chiến tranh Nha phiến”, vua Minh Mạng sớm hiểu được mối đe doạ từ các thế lực phương Tây đang đè nặng trên nước mình Ông đã thận trọng thăm dò ý định của các cường quốc châu Âu hầu đi đến một thỏa hiệp trên vấn đề tôn giáo cũng như thương mại Từ năm 1840, nhà vua đã cử nhiều đoàn sứ thần đến Penang, Calcutta, Batavia Paris và Luân Đôn Tại Paris, đoàn
sứ thần không được vua Louis Philipe tiếp kiến do các giáo sĩ và Giáo hoàng phản đối Cuộc thăm dò không đạt yêu cầu Khi đoàn sứ thần về đến Huế, vua Minh Mạng
đã băng hà Cơ hội cuối cùng để hé mở cánh cửa thông thương với phương Tây cũng khép lại
Cho đến khi người Pháp nổ súng xâm chiếm Việt Nam và chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ vào nửa sau những năm 60 của thế kỷ XIX, vấn đề mở cửa canh tân đất nước trở thành vấn đề sống còn của nước Viêt Nam trước sóng gió trời Tây đang tràn tới Lúc này ở Việt Nam nổi lên cuộc đấu tranh tư tưởng kịch liệt giữa phe chủ chiến
và phe chủ hòa, giữa khuynh hướng duy tân và khuynh hướng thủ cựu, cả ở trong và
ngoài hàng ngũ triều đình Đa số các đề xướng canh tân, riêng trong lĩnh vực thương nghiệp, đều nhắc đến vấn đề mở cửa thông thương, chấm dứt “bế quan tỏa cảng” nhằm phát triển kinh tế theo kịp xu thế thời đại, góp phần làm dân giàu nước mạnh
Mở cửa cảng là việc đầu tiên và quan trọng nhất trong chủ trương canh tân nhưng trong bối cảnh đất nước đang bị xâm chiếm, mối quan tâm hàng đầu của dân tộc bấy giờ là làm sao lấy lại được Nam Kỳ, bảo vệ được độc lập và khôi phục được toàn vẹn lãnh thổ Yêu cầu này liệu có mâu thuẫn gì với chủ trương canh tân?
Lúc này có hai chọn lựa cho vua quan triều Nguyễn:
Trang 36- Một là canh tân cải cách toàn diện đất nước theo hướng mới nhằm tìm một lối thoái cho dân tộc, trong đó vỉêc đầu tiên là mở cửa cảng thông thương nhằm chấn hưng kinh tế Đây là một sự lựa chọn khó khăn và chưa chắc thực hiện được trong hoàn cảnh lịch sử bây giờ Hơn nữa, triều Nguyễn lại không đủ quyết tâm lẫn điều kiện để làm được điều này, dù không phải không nhận thức được
- Thứ hai là tiếp tục chính sách thủ cựu, hòa hiếu với Pháp để chuộc đất và đối phó với phong trào nông dân đang lớn mạnh khắp nơi Nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường thứ hai
Thực tế lịch sử cho thấy, chính sách “ức thương” (đặc biệt là với phương Tây) cùng với chế độ thuế khóa không nhất quán của nhà Nguyễn đã hạn chế thương nghiệp phát triển, đặc biệt là ngoại thương Việc thi hành chính sách “ức thương” không chỉ làm nguy hại đến tiềm lực quốc gia mà còn là một trong những nguyên cớ
để phương Tây can thiệp quân sự vào Việt Nam Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là những chính sách hạn chế ngoại thương xuất phát từ tư duy bảo thủ của vương triều Nguyễn Các vua Nguyễn, đặc biệt là Gia Long, Minh Mạng không phải không
có những cố gắng trong việc phát triển ngoại thương nhưng thực tê khách quan đã không cho phép họ làm được điều đó và mọi cố gắng cuối cùng đều không đi đến kết quả
Tóm lại, chính sách kinh tế “trọng nông” theo mô hình phong kiến của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX rõ ràng có nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế này không nằm trong ý muốn chủ quan của các vua nhà Nguyễn
1.3.3 Quân sự:
Dưới triều Gia Long, tổ chức quân đội nhà Nguyễn khá mạnh, gồm kinh binh và
cơ binh Kinh binh là quân chủ lực, vừa đóng ở kinh thành, vừa chia đi đóng giữ ở các tỉnh, bao gồm 3 loại: thân binh cấm binh và tinh binh Cơ binh là quân địa phương, khác với kinh binh ở tên gọi và trang bị vũ khí cũng như cấp bậc chỉ huy Tổ chức thấp nhất là ngũ (có 5 người), rồi đến thập (10 người), đội (50 người), cơ hoặc
Trang 37vệ (500 người), doanh (2500 người) Về trang bị vũ khí, mỗi vệ hoặc cơ có 2 khẩu đại bác, 200 súng điểu thướng bắn bằng đá lửa, còn lại là gươm, giáo, đao Trang bị của các đơn vị kinh binh là đầy đủ nhất, còn tùy nơi, tùy lúc, trang bị của các cơ có phần kém hơn, súng điểu thương phải 10 người mới có một, đạn dược cũng ít hơn Một người Việt nhận xét:
Súng điểu thương nảy cò bằng đá lửa, bắn xa độ 250 đến 300 thước là cùng Mỗi đội 50 lính thì chỉ có 5 người được cầm súng điểu thương, mỗi người chỉ bắn có
6 phát mà thôi Hễ ai bắn quá số ấy thì phải bồi Muốn bắn phải lấy thuốc súng ( )
bỏ vào nòng súng, dùng cây thông hồng ép thuốc vào cho chặt rồi bó viên chì ( ), rồi bóp cò cho viên đạn nảy lửa làm cháy thuốc ngòi Vậy bắn một phát súng phải tốn mất bao nhiêu thì giờ rồi, ấy là chưa nói khi bóp cò mãi mà đá lửa không bật
ra cho [22 tr.133 – 134]
Đến thời Minh Mạng, biên chế tổ chức quân đội vẫn như trước, song về trang bị
bộ binh có khá hơn Với ý định canh tân quân đội, ua cố gắng cho nhiều đoàn thuyền xuất dương đi tìm mua súng ống, đồng thời cho lập nhiều xưởng đúc vũ khí Từ năm
Ất Dậu (1825), Minh Mạng đã cho lập 6 xưởng đúc súng ở Huế Cuối năm 1839, vua sai một đoàn 9 thuyền bọc đồng đi xuống phía Nam, đến các xứ Ấn Độ thuộc Pháp, Jakarta, đảo Tambalan thuộc Indonesia, Hạ Châu (Singapore), Malacca, Pénang (Malaysia) Cùng thời gian, ông còn phái Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường và hai người thông ngôn sang châu Âu thăm dò ngoại giao Tháng 11.1839, Hoàng Văn Lịch và Vũ Huy Trinh đã chế tạo được một tàu thuyền lớn chạy máy hơi nước tính giá đến 11.000 quan Tiếc rằng, các ý định canh tân quân đội nói riêng, đất nước nói chung của Minh Mạng chưa thể hiện thành quốc sách và cũng không được các vua sau kế tục
Năm 1841, vua Thiệu Trị lên nối ngôi, tiếp tục cho tàu thuyền Việt Nam xuất dương để mua len dạ, vũ khí cho quân đội Tuy nhiên, sau sự kiện tàu chiến Pháp bắn chìm 5 tàu thuyền Việt Nam ở Đà Nẵng ngày 16.04.1847, nhà vua đã co mình lại, không cho tàu nào xuất dương nữa Tự Đức lên ngôi chỉ tiếp tục kế thừa chính sách
Trang 38cũ, không sửa đổi gì, thậm chí có phần chểnh mảng hơn
Từ những năm 1840 trở đi, quân đội các nước châu Âu được cải tiến rất nhanh, rất mạnh về mọi mặt Trong khi đó, quân đội Việt Nam không có sự cải tiến gì đáng
kể, chỉ quanh quẩn với những vũ khí mua được của phương Tây trước đây rồi bắt chước chế tạo thêm ra Quân đội chỉ có khả năng tác chiến ở tầm gần, sức đột phá yếu ớt vì không có hỏa lực mạnh mà chủ yếu vẫn dựa vào xung lực Đây là nhược điểm quan trọng của quân đội Việt Nam khi phải đối đầu với các nước phương Tây
Người Pháp đã nhận xét: “Vũ khí của họ thuộc loại chậm hơn một thế kỷ Thí dụ:
súng trường là loại súng từ thời đá lửa (nói chung thuộc loại Saint Etienne, kiểu năm
1777 và trước nữa)” và “không một khẩu nào trong các thứ pháo của họ đạt tầm bắn
1500 mét [124 tr.151] Trong báo cáo đề ngày 17.09.1858, Rigault de Genouilly
cũng nhận xét: “ hỏa lực của kẻ thù không làm cho chúng tôi thiệt hại mảy may,
cho dù đạn của họ có chạm được vào vỏ tàu " [121, tr.57]
Thêm vào đó, tư tưởng cầm quân của nhà Nguyễn vẫn giữ nguyên đường lối cũ
đã bao đời dù thời thế đã đổi thay, như tác giả Thái Hồng đã nhận xét :
đáng lưu ý là, ( ) các cấp chỉ huy quân đội triều Nguyễn rất ít được chuyên môn hoá Nhiều văn quan chẳng hiểu biết gì về khoa học quân sự, trong tình thế nào
đó bỗng chốc được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội hoặc giải quyết những vấn đề
quân sự trọng đại ( ) các văn quan ở triều đình và cả đấng chí tôn, những người
không hề nếm trải được chút mùi vị nào của chiến tranh lại là những người chỉ đạo cuộc chiến tranh [18, tr 168 – 169]
Từ các chính sách quân sự của các vua Nguyễn, có thể nhận thấy triều Nguyễn không phải là hoàn toàn bất ngờ về đối tượng tác chiến của mình ở tương lai nhưng
họ vẫn không có đối sách gì hơn là xây đồn đắp lũy, bế quan tỏa cảng Quân đội nhà Nguyễn tuy được đương thời đánh giá là một đội quân có thế lực mạnh trong khu vực nhưng thực tế với trang thiết bị lạc hậu, việc luyện tập kém cỏi và tệ nạn tham nhũng (trả tiền để ở nhà) , khiến quân đông mà không tinh Khi đại bác và tàu chiến của Pháp thị oai ở các cửa biển, đội quân này chỉ biết cố thủ trong các thành lũy với
Trang 39những vũ khí thô sơ, lạc hậu Điều đáng nói là nhà Nguyễn lại sử dụng quân đội của một dân tộc vốn có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm làm công cụ chủ yếu để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân và thực hiện các cuộc chiến tranh phong kiến với các nước láng giềng chứ không phải để phòng bị chống ngoại xâm Mọi quan niệm phòng vệ đất nước như vậy liệu có bảo vệ hiệu quả đất nước trước họa ngoại xâm hay không?
1.3.4 Ngoại giao:
* Với nhà Thanh:
Sau khi xưng đế hiệu, ngay trong năm 1802, Gia Long sai Binh bộ thượng thư
Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong Triều Thanh chấp thuận cho quốc hiệu Việt Nam Năm 1804, Thanh triều sai Án sát sứ tỉnh Quang Tây là Tề
Bố Sâm sang tuyên phong Gia Long thụ phong tại Bắc thành rồi sai sứ đem đồ cống sang tạ, từ đó có lệ cống 3 năm mội lần Trong suối nửa đầu thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn luôn thực hiện chính sách thần phục nhà Thanh, chịu triều cống và sách phong
Có ý kiến cho rằng triều Nguyễn có chính sách ngoại giao và ngoại thương mù quáng, bất bình đẳng và thiển cận Đó là : việc phục tùng và triều cống nhà Thanh (Trung Quốc); bành trướng và xâm lược Ai Lao và Cao Miên; bế quan và thù địch với các nước phương Tây
Thực ra theo quan điểm trị nước và cách nhìn thời cuộc của các triều đại phong kiến Việt Nam, không riêng nhà Nguyễn, thì các triều đại phong kiến Trung Quốc
vẫn là một mô hình tiêu biểu để xây dựng, một mẫu mực để noi theo, nhà Nguyễn khó đi chệch hướng này Trong thực tế lịch sử, chính sách “thần phục danh nghĩa, độc lập thực sự”, chấp nhận triều cống phương Bắc để giữ hòa khí đã chứng tỏ sự khéo léo của các bậc tiền nhân trong việc giữ gìn an ninh lãnh thổ Đây là truyền thống ngoại giao hòa hiếu lâu đời của các vua chúa Việt Nam, kể cả các vương triều được thành lập sau khi chiến thắng phong kiến phương Bắc xâm lược (như Tây Sơn;
Trang 40Lê Sơ) cũng thi hành chính sách này để giữ an bờ cõi Buổi đầu dựng nghiệp (đầu thế
kỷ XIX), nhà Nguyễn vẫn xem nhà Thanh như một mẫu hình cần xây dựng, thậm chí
là một chỗ dựa tinh thần để thoát khỏi nỗi ám ảnh về ý đồ đen tối và sức mạnh của phương Tây Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử cụ thể giữa thế kỷ XIX, khi nhà Thanh cũng đang vất vả chật vật để tự bảo vệ mình trong cuộc đối đầu với phương Tây thì sách lược ngoại giao của triều Nguyễn có tác dụng gì cho Việt Nam trong việc củng
cố an ninh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ? Tác giả Nguyễn Danh Phiệt nhận định:
Nhà nước trung ương tập quyền Nguyễn đã lấy “thiên triều làm mẫu mực để thực hiện quyền quản lý đất nước ta Nhưng vào lúc này vương triều Mãn Thanh lạc hậu, trì trệ với chính sách khắc nghiệt của tộc người Mãn thống trị cả nước Trung Hoa đa dân tộc cũng đang bước vào chặng đường tàn lụi, không còn sinh lực để chống đỡ trước nạn xâu xé của tư bản phương Tây, mở đầu bằng cuộc Nha phiến chiến tranh (1840 - 1842) [32, tr.20]
Trong thực tế kháng Pháp xâm lược, đặc biệt là những năm 1870, Tự Đức đã nhiều lần cầu cứu nhà Thanh mà không nhận thức được trong thời điểm đó, nhà Thanh cứu mình còn chưa xong làm sao cứu người, cũng không thấy dược dã tâm của nhà Thanh trong việc mượn cớ cứu Việt Nam để mở rộng chiếm đất Chính sách lược ngoại giao này đã tạo cơ hội cho Thanh - Pháp câu kết nhau thôn tính Việt Nam
* Với các nước láng giềng:
Theo quan niệm phong kiến lâu đời, tư tưởng bình thiên hạ để khẳng định vị trí bang giao, vị thế quốc gia, mở rộng cõi bờ luôn được các triều đại phong kiến hùng mạnh chú tâm thực hiện Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê mở cõi xuống phía Nam ngoài mục đích giữ an bờ cõi còn là để thực hiện tư tưởng trên Vương triều phong kiến Nguyễn là vương triều hùng mạnh của khu vực, không thể đi ra ngoài “quy luật của cuộc sống” này Trong sự nghiệp mở cõi xuống phía Nam, nhà Nguyễn đã đạt nhiều thành tựu không thể phủ nhận nhưng cũng trong quan hệ ngoại giao ở phương Nam lại chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp