Đứng trước sự phát triển không ngừng của Y học thế giới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị mới, ứng dụng những thành tựu y học tiên tiến hiện đại, sử dụ
Trang 1CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Khám chữa bệnh là nhiệm vụ chính trị trung tâm và xuyên suốt của bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện công lập Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức về sức khoẻ con người được nâng lên, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ cho mỗi người ngày một cao hơn, đòi hỏi các bệnh viện phải quan tâm chú trọng hơn tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Đứng trước sự phát triển không ngừng của Y học thế giới, Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định đã áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị mới, ứng dụng những thành tựu y học tiên tiến hiện đại, sử dụng hợp lý các xét nghiệm cận lâm sàng, kỹ thuật cao, điều trị hiệu quả các bệnh lý của tất cả các chuyên khoa, do đó không những đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của tỉnh nhà mà còn thu hút một số lượng ngày càng đông các bệnh nhân từ các tỉnh lân cận và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mặc dù đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, Bệnh viện hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như cơ sở vật chất chưa được nâng cấp và đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; kinh phí chi cho hoạt động khám chữa bệnh tuy đã được tăng lên nhưng còn thấp so với nhu cầu hoạt động của Bệnh viện; chính sách quy định về viện phí và bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập; v.v Đặc biệt với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao như hiện nay, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện chưa thực
sự đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh nên việc chuyển tuyến lên các bệnh viện tuyến trên là hiện tượng phổ biến dẫn đến sự quá tải của các bệnh viện tuyến trung ương là hiện tượng không tránh khỏi Do đó việc đánh giá chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện là rất
Trang 2cần thiết, từ đó đưa ra những tiêu chuẩn và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong tỉnh, giảm tối
đa sự chuyển tuyến của Bệnh viện và phần nào hạn chế sự quá tải của các
bệnh viện tuyến trung ương Từ những lý do nêu trên, đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định” đã được tác giả lựa chọn nhằm phân tích thực trạng chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và đo lường chất lượng dịch vụ KCB, từ đó đề xuất mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Trên cơ sở thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh tìm ra những nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu trong chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để đáp ứng nhu cầu ngày khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân, giải quyết phần nào
sự quá tải của các bệnh viện tuyến trung ương
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và
đo lường chất lượng dịch vụ KCB, từ đó đề xuất mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ KCB cho Bệnh viện đa khoa tỉnh
- Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ KCB tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Trang 3- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại bệnh
viện đa khoa Tỉnh Bình Định
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ KCB của Bệnh viện đa
+ Số liệu sơ cấp: điều tra được thực hiện trong năm 2012
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các số liệu thứ cấp từ chiến lược về phát triển Bệnh viện, quy định về chức năng nhiệm vụ của khoa phòng trong Bệnh viện, các báo cáo đánh giá nghiên cứu liên quan đến chất lượng dịch vụ KCB tại Bệnh viện, từ
đó đưa ra yêu cầu chất lượng dịch vụ KCB của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Thu thập các số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát bệnh nhân, thực hiện điều tra nhân viên y tế về thực trạng chất lượng dịch vụ KCB tại Bệnh viện Từ
đó nêu ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thông qua số liệu thống kê, các nghiên cứu có liên quan, báo cáo tổng kết của các năm 2006 đến 2011, ngoài ra dữ liệu còn được chắt lọc từ sách báo, tạp chí, internet, website của Cục Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và Hội khoa học Y tế Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
- Thông qua quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, cán bộ,
Trang 4+ Nội dung điều tra: Đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện thông qua sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tìm hiểu nguyên nhân từ phía người bệnh cũng như các cán bộ y tế của Bệnh viện
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn về nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định:
-Ý nghĩa khoa học: Lựa chọn mô hình và xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định;
-Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ KCB của Bệnh viện, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bênh viện đa khoa tỉnh Bình Định
CHƯƠNG 2
Trang 5CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH 2.1 Dịch vụ KCB tại bệnh viện đa khoa
Trong phần này luận văn đã nêu được khái niệm dịch vụ, bệnh viện,
dịch vụ KCB của bệnh viện, trong đó, dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh
viện đa khoa là những hoạt động xã hội mang tính phục vụ chuyên nghiệp của các bệnh viện đa khoa nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh và của toàn xã hội Dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện
đa khoa được phân loại theo cách khác nhau như phân theo đối tượng phục
vụ, mục tiêu phục vụ, phân theo chủ sở hữu, phân theo phân tuyến kỹ thuật
và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh, phân theo hạng bệnh viện và phân theo tiêu thức của WTO
Đặc điểm của dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện mang đầy đủ những đặc điểm chung của dịch vụ đó là:
- Tính không chuyển nhượng quyền sở hữu
- Tính tiêu dùng tại chỗ
- Tính khó nhận dạng
Dịch vụ khám chữa bệnh không hướng tới tự do cạnh tranh
Dịch vụ khám chữa bệnh hoạt động ở bệnh viện không phải bao giờ cũng lãi có khi lỗ nhưng vẫn phải duy trì lợi ích của xã hội và cộng đồng
Đo lường lợi nhuận ở bệnh viện không có tiêu chuẩn, không rõ ràng, ở bệnh viện không khuyến khích lợi nhuận
2.2 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa
2.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ này
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được đo lường bởi sự mong đợi và
Trang 6nhận định của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với 5 nhóm yếu tố:
1 Độ tin cậy (Reliability): khả năng cung ứng các dịch vụ uy tín, chất lượng thỏa mãn niềm tin của người bệnh;
2 Khả năng đáp ứng (Responsiveness): sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên hành chính…) trong việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh;
3 Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;
4 Sự đồng cảm (Empathy): sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với bệnh nhân và sự chia sẻ, đồng cảm với nỗi đau của người bệnh;
5 Yếu tố hữu hình (Tangibles): các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu quảng cáo…
2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ
Trong phần này Luận văn đã nghiên cứu các mô hình sau:
* Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml và Berry, 1988-1994)
* Mô hình SERVPERF (Cronin và Taylor, 1994)
*Mô hình chất lượng kỹ thuật/chất lượng chức năng của Gronroos
2.2.3 Lựa chọn mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Do những đặc điểm của dịch vụ khám chữa bệnh đã nêu ở trên, với những nhận thức đã nêu trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ, có thể khẳng định rằng có mối quan hệ giữa chất lượng của dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng, cụ thể là chất lượng dịch vụ cảm nhận dẫn đến sự hài lòng của khách hàng Do đó, luận văn sử dụng mô hình Groonross để đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thông qua sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện
Chất lượng cảm nhận về dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa
Trang 7sẽ được đánh giá thông qua 5 nhóm yếu tố trong phân tích nhân tố, với 15 tiêu chí bao gồm:
1- Độ tin cậy: Các vấn đề được đề cập đến ở đây là:
(1) Lý do bệnh nhân lựa chọn bệnh viện: do uy tín (thương hiệu), trình
độ chuyên môn của các y bác sĩ, thái độ phục vụ, cơ sở vật chất tốt, dịch vụ tốt, do người quen giới thiệu, đi lại thuận tiện, giá cả hợp lý, do quy định của thẻ BHYT, do chuyển tuyến, v.v
(2) Thời gian chờ đợi của bệnh nhân (ở nơi làm thủ tục khám bệnh, ở khu vực phòng khám, ở nơi làm xét nghiệm, nơi siêu âm, chụp X-Quang, v.v.);
(3) Sự hướng dẫn đầy đủ của các nhân viên y tế (về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị, cách sử dụng thuốc, chế độ ăn dinh dưỡng) đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
(4) Bệnh nhân có được tham gia vào quá trình điều trị (được chia sẻ và lựa chọn phương thức điều trị phù hợp) không?
2- Khả năng đáp ứng: Thái độ sẵn sàng giúp đỡ khách hàng của nhân
viên và đảm bảo dịch vụ được cung ứng nhanh chóng Yếu tố này có thể được
đo lường bằng các tiêu chí sau:
(5) Mức độ hài lòng đối với thái độ tiếp đón của các nhân viên y tế tại bàn tiếp đón, quầy thu lệ phí, nơi làm thủ tục BHYT, phòng khám, nơi làm xét nghiệm, v.v
(6) Mức độ hài lòng với trang thiết bị, cơ sở vật chất (phòng khám, phòng bệnh, vệ sinh, v.v.) của Bệnh viện:
- Phòng khám bệnh, xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, khu vệ sinh của Bệnh viện sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh không?
- Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh, thủ tục nhập viện có gây phiền hà cho bệnh nhân và gia đình của họ không?
(7) Khả năng tiếp cận dịch vụ KCB của bệnh nhân thể hiện ở quy trình
Trang 8KCB có thuận tiện không?
(8) Thủ tục hành chính khi bệnh nhân đến khám và điều trị thể hiện ở quy trình KCB có thuận tiện không?
3- Sự bảo đảm: Phản ánh năng lực của bệnh viện để tạo niềm tin cho
khách hàng; được tạo ra thông qua sự lịch sự đối với khách hàng, kiến thức và tác phong của nhân viên cũng như khả năng của họ để truyn niềm tin và sự tự tin cho khách hàng và ngoài ra còn kể đến tính an toàn khi vận hành kinh doanh Yếu tố này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
(9) Niềm tin của người bệnh đối với các nhân viên y tế;
(10) Cảm nhận của người bệnh về trình độ và tác phong phục vụ chuyên nghiệp của của các nhân viên y tế;
4- Sự thấu cảm: Thể hiện khả năng chăm sóc và cá thể hoá dịch vụ mà nhà
cung cấp cung ứng đến khách hàng, được thể hiện thông qua các tiêu chí sau: (11) Các bác sĩ có thường xuyên thăm hỏi và trao đổi về sức khỏe với bệnh nhân không? có lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của người bệnh về sức khỏe và tình trạng bệnh tật của họ không?
(12) Thái độ của nhân viên y tế với người nhà bệnh nhân thể hiện ở chỗ nhân viên y tế thân thiện với người nhà bệnh nhân, các nhân viên y tế có luôn lịch sự, nhã nhặn không? Có tôn trọng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không?
(13) Có dễ dàng liên lạc được với các bác sĩ, điều dưỡng viên khi cần thiết không? Liên lạc qua điện thoại hay gặp trực tiếp?
5-Các yếu tố hữu hình: Là các phương tiện vật chất, trang thiết bị,
con người, tài liệu, thông tin môi trường phục vụ, trong đó bao gồm cơ cấu, thiết bị, ngoại hình của nhân viên phục vụ và tài liệu trau dồi để đưa ra đánh giá phán đoán Cụ thể, các yếu tố hữu hình được đánh giá thông qua:
(14) Trang thiết bị hiện đại thể hiện:
- Phòng khám, phòng bệnh, nhà vệ sinh … có đầy đủ và tiện nghi
Trang 9không?
- Nhân viên có hình thức, ngăn nắp, chuyên nghiệp;
(15) Các tài liệu hướng dẫn về cơ sở KCB và về dịch vụ của cơ sở KCB
có không và nếu có thì có đẹp mắt không?
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Mục này nêu lên các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ KCB của
bệnh viện, bao gồm:
2.3.1 Các yếu tố thuộc về cán bộ y tế : bao gồm trình độ chuyên môn
và thái độ phục vụ của các y, bác sĩ
2.3.2 Các yếu tố thuộc về bệnh viện: bao gồm cơ sở hạ tầng của bệnh
viện, chính sách quản lý nhân sự của bệnh viện, cơ chế phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn trong bệnh viện
2.3.3 Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước: bao gồm cơ chế tự chủ tài
chính, cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế, chuyển tuyến bệnh viện, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế, chính sách viện phí
2.3.4 Các yếu tố thuộc về phía người bệnh và người nhà bệnh nhân: bao
gồm khả năng chi trả viện phí, thái độ hợp tác với y bác sĩ trong quá trình điều trị
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Giới thiệu tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện
Từ bệnh xá đầu tiên 20 giường với biên chế chưa được10 người, thành lập tháng 4/1961 ở vùng cao Vĩnh Thạnh (làng Hà Tiên) mang mật danh H8, trải qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành (4/1961 – 9/1969), thay đổi nhiều mật danh khác nhau và di dời trên chục lần dưới mưa bom bão đạn của
Mỹ, trong sự đùm bọc che chở của nhân dân Đến năm 1969 bệnh xá tỉnh có
Trang 10bước trưởng thành vượt bậc, đủ điều kiện nâng lên bệnh viện.Thực hiện chỉ đạo của ban dân y tỉnh, anh chị em bệnh xá cùng dân công địa phương xây mới một bệnh viện tỉnh quy mô 100 giường xong tháng 10/1969, tại làng O ( nước khỉ - xã Tukơron - Vĩnh Thạnh) Bệnh viện tranh tre, nhưng cao ráo, rộng rãi trong khu rừng rậm với 20 căn nhà lớn nhỏ, gồm 01 nhà mổ, 02 nhà ngoại sản, 02 nhà nội nhi, 02 nhà truyền nhiễm, 01 nhà xét nghiệm, một kho thuốc, 01 nhà bào chế thuốc,01 nhà liên chuyên khoa (mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt), 01 kho bếp, 01 nhà ăn, 01 kho nhu yếu phẩm, 01 kho lương thực, 02 nhà nhân viên, 01 nhà xác, có đủ hầm hào chống pháo
Sau ngày Miền Nam giải phóng, 4/1975 cán bộ y tế tỉnh đã tiếp quản
cơ sở y tế của chính quyền cũ để lại (Trung tâm Y tế Toàn khoa ), đã sửa chữa đưa bệnh viện trở lại hoạt động bình thường và chuyển bệnh viện tỉnh
trên hậu cứ xuống thành bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định hiện nay
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định nằm tại thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích hơn 5 héc ta, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh Trong đó có 7 phòng chức năng, 36 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, với 1294 giường bệnh nội trú
Bệnh viện có chức năng:
* Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh
* Đào tạo cán bộ y tế
* Nghiên cứu khoa học về y học
* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
* Phòng bệnh
* Hợp tác quốc tế
* Quản lý kinh tế trong bệnh viện
3.1.3 Thực trạng cơ sở vật chất của Bệnh viện
Với diện tích khuôn viên đất: 58.700m2 , hiện trạng sử dụng :17.343
Trang 11m2 các dãy nhà của các khoa được xây dựng liên hoàn theo khối hình chữ U
Từ phòng khám đi vào là khối nhà cận lâm sàng để bệnh nhân đến khám thuận tiện trong việc làm các xét nghiệm trong chẩn đoán,tiếp đến là các khoa Nội, Ngoại, Sản , Nhi, ở giữa các khối nhà điều trị là dãy hành lang đi đến khu vực nhà mổ, rất thuận tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân từ các khoa, phòng đến nhà mổ khi cần thiết Cơ sở vật chất của bệnh viện quá cũ
kỹ, một số khu nhà điều trị được xây dựng quá lâu, đã xuống cấp, kinh phí bệnh viện chỉ đủ để sửa nhỏ, để kịp thời phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân
Về trang thiết bị y tế tại Bệnh viện, trước đây hầu như các máy móc trang thiết bị y tế hiện có so với nhu cầu điều trị cũng tạm đủ để phục vụ công tác chuyên môn Kinh phí chỉ đủ để bảo dưỡng, duy tu chưa thực hiện được việc mua sắm, bổ sung nhu cầu thực tế hằng năm.Trong năm 2007, thực hiện chủ trương xã hội hóa theo nghị quyết của Đảng Bệnh viện đã huy động vốn của cán bộ để đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ tốt cho việc chẩn đoán và điều trị như máy chụp Cti-scaner, máy chụp cộng hưởng
từ MRI, máy PCR, định vị gen…vv giúp cho bệnh nhân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ kỹ thuật cao
3.1.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức tại Bệnh viện :
Với tình hình nhân lực và trình độ chuyên môn hiện có, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chưa có đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh Biên chế bệnh viện được giao là: 1.400 cán bộ nhưng thực tế chỉ nhận 967 biên chế Như vậy, về nhân lực bệnh viện còn thiếu 433 biên chế, về trình độ chuyên môn không đồng đều giữa các thành phần, trình độ chuyên môn cao còn quá ít so với trình độ khác, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện Tuy nhiên, việc thiếu nhân lực để phục vụ chuyên môn nên bệnh viện đã phải tuyển thêm nhân viên hợp đồng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí
Trang 12hoạt động của bệnh viện, thu nhập của cán bộ không cao chưa mang tính chất kích cầu nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của bệnh viện
3.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định
Trong năm 2011, Bệnh viện đã thực hiện giảm ngày điều trị trung bình hợp lý ở các chuyên khoa, số ngày điều trị trung bình là 8,26 ngày, hạ 0.41 ngày so với năm 2010 và hạ 1,74 ngày so với kế hoạch Bệnh viện luôn nâng cao chất lượng chuyên môn của công tác khám chữa bệnh nội, ngoại trú, tất
cả các Khoa lâm sàng đều xây dựng, cập nhật và thực hiện theo phác đồ chuẩn, thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng thuốc, cận lâm sàng, đặc biệt là các kỹ thuật cao giúp công tác khám chữa bệnh được chỉnh đốn
và đi vào nề nếp
Bệnh viện đã và đang tiếp tục thực hiện tốt các quy trình khám chữa bệnh theo hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám
và chữa bệnh theo TCVN ISO 9001: 2008 /ISO 9001:2008 Kết quả là:
- Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tiếp tục phát triển có hiệu quả các kỹ thuật chuyên sâu, sử dụng có hiệu quả các máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ bệnh nhân Triển khai các kỹ thuật mới và tiếp nhận có kết quả chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên như thực hiện thành công các kỹ thuật chụp và can thiệp mạch máu qua hệ thống chụp mạch DSA, triển khai
xạ trị 2.731 trường hợp, đặt máy tạo nhịp 53 trường hợp, can thiệp tim mạch
220 trường hợp, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở, các xét nghiệm thực hiện trong ghép tế bào gốc Qua 06 đợt tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật
mổ tim hở, với sự hỗ trợ của các giáo sư và Đoàn công tác Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện đã mổ thành công 23 trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh và bệnh mạch vành như: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, hẹp van 2 lá, tứ chứng Fallot, hẹp thân động mạch vành Các bệnh nhân đều